Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH CÔNG Xem xét lại những tác động của chính sách tài khóa lên tổng thể kinh tế vĩ mô một sự phân tích tách biệt sử dụng kỹ thuật SVAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.07 KB, 28 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG
GVHD: PGS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH

NHÓM 3 – NGÂN HÀNG ĐÊM 5

1. Trần Thị Thu Vân
2. Trần Đức
3. Nguyễn Ngọc Trí

Xem xét lại những tác động của
chính sách tài khóa lên tổng thể kinh tế vĩ mô:
một sự phân tích tách biệt sử dụng kỹ thuật
SVAR
Tác giả: Umut Unal
(Nghiên cứu sinh, Khoa kinh tế, Trường Đại học
Quốc tế Florida, FL 33199, USA)
Bản thảo đầu tiên năm 2011

Vấn đề nghiên cứu

Những tác động của chính sách tài
khóa (thuế ròng và chi tiêu chính
phủ) lên giá, lãi suất, GDP và các
thành phần của GDP ở bốn quốc
gia OECD (Mỹ, Anh, Pháp, Canada).

Câu hỏi nghiên cứu


Các thành phần của thuế ròng tác
động lên các biến số kinh tế vĩ mô ở
4 quốc gia OECD như thế nào?

Lý giải nguyên nhân.

So sánh kết quả đạt được với mô
hình của Keynes và lý thuyết tân cổ
điển.

Phương pháp nghiên cứu

Định lượng: Sử dụng kỹ thuật phân tích VAR cấu
trúc (a structural VAR approach).

Dữ liệu: thứ cấp

Cách thức thu thập số liệu:

Dữ liệu quý về chi tiêu chính phủ (gt), thuế thuần
(Tt), and tổng sản phẩm quốc nội GDP (yt), số
giảm phát GDP (Pt) và các giá trị hối phiếu Kho bạc
(rt)

Giá trị Hối phiếu kho bạc và số giảm phát GDP dữ
liệu thu được từ cơ sở dữ liệu Thống kê tài chính
quốc tế IMF.

Các dữ liệu được lấy từ Cục Phân tích kinh tế cho
Mỹ và từ OECD World Economic Outlook đối các

nước còn lại

Tổng quan lý thuyết

Theo Keynes, chính sách tài khóa mở
rộng (giảm thuế, tăng chi tiêu chính
phủ) làm gia tăng sản lượng, lương
thực tế và lãi suất, làm giảm tiêu dùng
và đầu tư tư nhân.

Trong các mô hình RBC (chu kỳ kinh
doanh thực tế), các chính sách tài
chính mở rộng sẽ dẫn đến tiền lương
thực tế giảm và đầu tư tư nhân gia
tăng.

Tổng quan lý thuyết

Nhiều những nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu tác
động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế vĩ mô
bằng cách sử dụng mô hình SVAR – Structural Vector
AutoRegression.

Các nghiên cứu thực nghiệm có mâu thuẫn hoặc với
lý thuyết tân cổ điển, mô hình chu kỳ kinh doanh
thực sự (RBC) hoặc với cách tiếp cận Keynes.

Alesina, Ardagna, Perotti và Schiantarelli (2002),
Blanchard và Perotti (2002) phát hiện tăng thuế làm
giảm sản lượng, giảm đầu tư tư nhân, tăng thuế suất

làm tăng tiêu dùng tư nhân.

Perotti (2004) chỉ ra rằng của tác động của chính
sách thuế trên GDP và các thành phần của nó giảm
dần theo thời gian.

Tổng quan lý thuyết

Mountford và Uhlig (2008) cố gắng phân biệt
các tác động của những cú sốc chính sách tài
khoá đến nền kinh tế Mỹ giữa năm 1955 và
2000. Họ đặt ra ba kịch bản khác nhau: (1) gia
tăng chi tiêu với thâm hụt tài chính, (2) gia
tăng chi tiêu với ngân sách cân bằng, và (3)
cắt giảm thuế với thâm hụt tài chính. Trong số
ba kịch bản này, việc cắt giảm thuế với thâm
hụt tài chính là cách thức hiệu quả nhất để
giúp gia tăng GDP.

Tổng quan lý thuyết

Burriel et al (2010) phân tích tác động
của chính sách tài khoá đến nền kinh tế
Mỹ và tổng thể khu vực châu Âu. Họ
nhận thấy rằng phản ứng với những cú
sốc chi tiêu của chính phủ, GDP và lạm
phát ở cả hai khu vực đều gia tăng mặc
dù số nhân sản lượng rất tương đồng
và tăng đều đặn sau năm 2000.
Nguyên nhân có thể là do "dư thừa tiết

kiệm toàn cầu" ở cả hai khu vực

Tổng quan lý thuyết

Burnside et al. (2004), Pappa (2009) và Ramey
(2007), chính phủ gia tăng chi tiêu làm thất
nghiệp giảm.

Pappa (2009), chi tiêu chính phủ gia tăng làm
tăng tiền lương thực tế gia tăng. Tuy nhiên,
Burnside et al. (2004), tiền lương thực tế giảm

Tổng quan lý thuyết

Các hình thức thuế khác nhau có tác động khác
nhau lên hoạt động kinh tế vĩ mô.

Barro (1990), khi chi phí phi sản xuất, không tài
trợ bởi thuế bị bóp méo, có tác động làm giảm tỷ
lệ tăng trưởng rõ rệt, sự gia tăng tài trợ chi phí
sản xuất bằng thuế không bị bóp méo được dự
đoán sẽ có một tác động làm tăng tỷ lệ tăng
trưởng.

Baxter và King (1993) chỉ ra rằng tài trợ chi tiêu
chính phủ với các loại thuế một lần và thuế bị bóp
méo có hiệu ứng khác nhau lên nền kinh tế.

Gordon et al. (2004 và 2004a), thuế tiêu dùng và
thuế thu nhập có tác động khác nhau lên tiết

kiệm và quyết định đầu tư.

Tổng quan lý thuyết

Mô hình lựa chọn:

Blanchard và Perotti (2002), mô hình VAR năm
biến: tổng chi tiêu chính phủ, tổng thuế ròng,
GDP, lạm phát và lãi suất.

Phân chia tổng thuế thành 4 thành phần: thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập, thuế
gián thu và thuế bảo hiểm xã hội.

Từ đó, xem xét các phản ứng của tổng thể kinh
tế vĩ mô khi có sự đổi mới trong những nhóm
thuế khác nhau bằng cách thay tổng thuế ròng
bằng mỗi thành phần thuế riêng biệt.

Kế tiếp, trong từng trường hợp ở trên, ta xem
xét phản ứng của các thành phần GDP, đầu tư tư
nhân và tiêu dùng.

Mô hình

Xt= A(L)X (t-1) + Ut (1)

Trong đó:

Xt = [gt , Tt ,yt ,pt ,rt ]'


Ut = [ugt , uTt ,uyt ,upt ,urt ]'

Xt là một vector N x 1 của các biến nội sinh,

(L) là một đa thức độ trễ dạng ma trận N x N

Ut là một vector N x 1 của cải tiến hình thức giảm
được giả định là phân phối độc lập và giống nhau với
ma trận hiệp phương sai bằng ma trận danh tính.

gt: chi tiêu chính phủ,

Tt: thuế doanh thu (đo bằng doanh thu thuế của
nhóm thuế thứ i),

yt: tổng sản phẩm quốc nội GDP,

pt: số giảm phát GDP,

rt: giá trị Hối phiếu kho bạc.

Mô hình

Mô hình

Mô hình

Đặc điểm kỹ thuật, mẫu và dữ liệu


Đặc điểm kỹ thuật:

Phương trình (1) được ước tính bởi (OLS) và số lượng
của độ trễ được thiết lập theo thông tin được cung cấp
bởi sự kiểm định hệ số khả năng (LR), tiêu chuẩn thông
tin Akaike, Schwarz và Hannan-Quinn và các lỗi dự báo
cuối cùng nói chung.

Các giả định:

Trong dữ liệu hàng quý, độ co giãn hiện tại của chi tiêu
chính phủ đối với lượng hàng sản xuất là bằng không.

Việc chi trả lãi đối với các khoản nợ của chính phủ được
loại trừ ra khỏi định nghĩa chi tiêu và thuế ròng của
chính phủ, và bằng 0 trong mô hình.

Độ co giãn của các biến tài chính đối với tiêu dùng và đầu
tư tư nhân thực tế bằng độ co giãn đối với thành phần
GDP thực tế.

Độ co giãn GDP giảm phát chỉ đơn giản là độ co giãn
GDP thực của biến tài chính trừ đi 1.

Kết quả nghiên cứu
Tổng thuế ròng thay đổi:

Sự thay đổi của GDP Pháp có ý nghĩa thống kê.
Không có ý nghĩa thống kê ở 3 nước còn lại.


Ở Pháp, tiêu dùng cá nhân tăng đáng kể sau 2
năm  phù hợp với mô hình Keynes.

Ở Canada, Anh, Mỹ tiêu dùng tư nhân giảm 
phù hợp với mô hình tân cổ điển.

Tăng chi tiêu chính phủ, tăng thuế: làm giảm
đầu tư ở Pháp và một phần Canada. Kết quả
ngược lại ở Hoa Kỳ và Anh.

Kết quả nghiên cứu
Tăng chi tiêu chính phủ

GDP tăng ở tất cả các nước, ngoại trừ Anh.

Phản ứng tăng ở các nước là khác nhau:

Pháp: GDP giảm sau 10 quý rồi tăng nhẹ.

Canada: sản lượng tăng rồi giảm sút

Mỹ: GPD tăng liên tục

Anh: GDP giảm không đáng kể.

Phù hợp với kết quả của Perotti (2004)

Kết quả nghiên cứu
Tăng chi tiêu chính phủ


Tác động đến tiêu dùng tư nhân khá giống với
GDP: tăng ở Mỹ, Canada và Pháp, nhưng giảm ở
Anh.

Lãi suất: tăng ở 3 nước Pháp,
Canada và Anh; không có tác động
tại Mỹ.  phù hợp với 2 mô hình
tân cổ điển và Keynes.

Kết quả nghiên cứu

Đổi mới thuế an sinh xã hội. Sự thay đổi sản lượng
phụ thuộc vào hai hiệu ứng: hiệu ứng thu nhập và
hiệu ứng thay thế.

Đổi mới thuế an sinh xã hội bằng cách tính thuế thêm
cho mỗi giờ làm việc, làm giảm chi phí cho việc vui
chơi giải trí, sẽ dẫn đến giảm đối tượng nộp thuế. Vì
vậy, các cá nhân sẽ làm việc ít hơn để nộp thuế thấp
hơn. Đây là hiệu ứng thay thế (SE). Mặt khác, giảm
tiền lương thực tế sẽ làm giảm thu nhập của hộ gia
đình. Vì vậy, họ sẽ không đủ khả năng chi tiêu cho vui
chơi giải trí và kết quả là, sẽ cung cấp nhiều lao động
hơn. Đây là hiệu ứng thu nhập (IE).

Cường độ tương đối của hai hiệu ứng phụ thuộc vào
các tình huống như độ co giãn của cung cầu lao động.
Do đó, giờ làm việc có thể tăng, giảm hoặc vẫn giữ
nguyên sau khi đổi mới thuế. Từ đó tác động đến GDP.


Kết quả nghiên cứu

Tác động của đổi mới thuế an sinh xã hội đến GDP,
đầu tư, tiêu dùng tư nhân, giá cả, lãi suất?

GDP: Đối với Canada, Pháp và Anh, mức thuế an
sinh xã hội cao hơn làm giảm sản lượng, đầu tư và
tiêu dùng tư nhân đáng kể, đặc biệt GDP giảm
nghiêm trọng và kéo dài trong năm năm tại Pháp.

Giá cả giảm trong ngắn hạn. Ở Canada, giá giảm
sau 4 quý và vẫn duy trì đáng kể trong 5 năm. Ở
Pháp, giá giảm đáng kể trong ngắn hạn, tăng
không đáng kể trong trung hạn.

Lãi suất: tăng ở Mỹ do sự gia tăng nhu cầu tiền bạc
và đầu tư tư nhân, không thay đổi ở các nước còn
lại.

Kết quả nghiên cứu

Tác động của thuế gián thu đến
đến các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Tăng thuế gián thu làm giảm sức
mua thực sự sau thuế thu nhập, cắt
giảm đầu tư, giảm tiêu dùng
giảm GDP ở tất cả các nước. Tăng
thuế giám thu làm giảm mức giá do
nhu cầu thấp hơn. Lãi suất giảm ở

Anh, Mỹ và một phần Canada.

Kết quả nghiên cứu

Sự gia tăng thuế thu nhập. Hiệu ứng của
cải làm tiêu dùng giảm, đầu tư và sản
lượng tăng. Hiệu ứng đầu ra làm tiêu
dùng, đầu tư và sản lượng suy giảm. Chỉ
số kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào hai hiệu
ứng này.

Hoa Kỳ, Canada và Anh, hiệu ứng đầu ra
chi phối  tiêu dùng, đầu tư, GDP giảm.
Pháp, đầu tư và GDP giảm nhưng sản
lượng đều đặn tăng và đầu tư tăng không
đáng kể.

Kết quả nghiên cứu

Thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi:
tác động đáng kể lên các nước Canada,
Pháp, Mỹ. Tác động không đáng kể đối
với nước Anh. Nguyên nhân ở Canada,
Pháp, Mỹ hiệu ứng tài sản chiếm ưu thế
hơn hiệu ứng đầu ra.

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng tư nhân
giảm trong trung và dài hạn ở Mỹ.

Ở Canada, đầu tư tăng trong 3 năm, tiêu

dùng gia tăng không đáng kể.

Thay đổi thuế thu nhập doanh nghiệp tác
động dương lên lãi suất danh nghĩa.

×