Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 9 , HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG SỐNG CHO CÁC EM KHÓI 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.28 KB, 52 trang )

Chủ điểm tháng 09
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Ngày soạn 20/8/2011
Tuần 3: BẦU CÁN SỰ LỚP
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức: Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong năm học cuối cấp và thống nhất
phương hướng hoạt động của lớp trong năm học hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm của việc bầu
cán bộ lớp nhằm phát huy truyền thống nhà trường
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng
động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ
cán bộ lớp.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớpvề cách thức lựa chọn cán bộ lớp.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức và điều
hành hoạt động HS tháo luận, tranh luận, hỏi chuyên gia
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động.
+ Báo cáo tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8E và phương hướng hoạt động
của lớp trong năm học cuối cấp.
+Thùng phiếu và phiếu bầu.
+ Một số tiết mục văn nghệ.
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Thanh Thủy Bản dẫn chương trình
2 Thư ký Khánh Nhi Bút, máy tính
3 Mời đại biểu Thanh Văn Giấy mời
4 Trang trí lớp Tổ 1 Phấn , hoa tươi
5 Kê bàn ghế Tổ 2


1
6 Văn nghệ Mỗi tổ 1 tiết mục
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể : Bài hát lớp chúng mình đoàn kết.
2. Kết nối: .
HĐ1: Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, thông qua chương trình
HĐ2: Đọc báo cáo về hoạt động của lớp, của cán bộ trong năm học vừa qua và phương hướng
hoạt động năm học cuối cấp
HĐ3: Thảo luận vấn đề đã nêu.
3.Thực hành: Bầu cán bộ lớp mới:
HĐ4: + Người điều khiển chương trình nhắc lại những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp trong
năm học cuối cấp. Sau đó đề nghị mọi người ứng cử, đề cử danh sách.
+ Bầu ban kiểm phiếu.
HĐ5: + Đại diện ban kiểm phiếu lên nêu rõ thể lệ bầu cử.
+ Tiến hành bầu cử, công bố kết quả bầu cử.
+ Tiến hành bầu cử, công bố kết quả.
HĐ 6 + Cán bộ mới nhận nhiệm vụ. GVCN phát biểu ý kiến
Văn nghệ:
Giới thiệu một số tiết mục văn nghệ cá nhân, tập thể.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ, chuẩn bị 4 câu hỏi. Chuẩn bị nội dung cho tuần sau.
tt Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Kiều Trinh Bản dẫn chương trình
2 Thư ký Khánh Nhi Bút, máy tính
3 Chuẩn bị Thanh Văn ảnh Bác, câu hỏi, đáp án
4 Văn nghệ Mỗi tổ 1 tiết mục Hát đơn ca, song ca

5 Trang trí Tổ 3 Phấn , hoa tươi
6 Phần thưởng Kim Thùy Hộp quà
7 Mời đại biểu Kim Thùy Giấy mời
3 Chuẩn bị Thanh Văn ảnh Bác, câu hỏi, đáp án
VI. Tư Liệu
PHIẾU BẦU CÁN BỘ LỚP
2
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
 
Chủ điểm tháng 09
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Ngày soạn 1/9/2011
Tuần 5: THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP
I. M ục ti ê u : HS có
1. Kiến thức: Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. Tự thấy được trách
nhiệm của bản thân mình phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đó
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Kĩ năng xác định giá trị trong nhiệm vụ của
NHS cuối cấp năng động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó. Kĩ năng sử dụng các biện pháp
hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ
động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng nhận thức về các giá t5rị của bản thân, điểm mạnh điẻm yếu khi thực hiện nhiệm vụ của
người HS cuối cấpTHCS.
Kĩ năng xác định giá trị trong nhiệm vụ của NHS cuối cấp.
Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực các các ý kiến tranh thảo luận.
Kĩ năng trình bày suy nghĩý tưởng về nhiệm vụ người học sinh cuối cấp.
Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhàm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức và điều

hành hoạt động. Suy nghĩ thảo luận cặp đôi, chia sẻ , kĩ thuật bông tuyết, bài tập tình huống.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
3
• Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
• Câu hỏi:
Câu 1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì?
Câu 2: Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nghĩa vụ gì ?
Câu 3: Bạn thấy tàm quan trọng của việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó như thế nào?
Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần những biện pháp gì?.
• Một số tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
• DCT: Theo chúng ta được biết mỗi cấp học thì học sinh cuối cấp rất quan trọng vì phải
trải qua các kỳ thi để được chuyển vào cấp cao hơn. Vì thế hôm nay lớp chúng là lớp học
sinh cuối cấp nên phải biết nhiệm vụ của mình phải làm gì? Và phải có biện pháp như thế
nào để thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay
2. Kết nối: .
HĐ1: Thảo luận:
- Nêu các câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm hoặc tổ
- Đại diện một vài nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Người dẫn chương trình chốt lại nhiệm vụ của học sinh cuối cấp, cụ thể là:
+ Phải hoàn thành chương trình các môn học đạt kết quả tốt.
+ Phải đạt kết quả cao trong học tập và xét tốt nghiệp
+ Phải rrèn luyện đạo đức tốt.
HĐ2: Văn nghệ, trò chơi
Có thể xen kẽ trong lúc hội thảo.
3.Thực hành:
HS viết bản thu hoạch theo chủ đề: nhận thức về nhiệm vụ của hs cuối cấp, đã đang và sẽ
làm như thế nào để thực hiện nhiệm vụ trên.
4. Vận dụng .

a. Nhận xét giờ học.
GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Thảo luận về lễ đăng kí tuần học tốt.
Phân công tổ 2 trang trí và chuẩn bị nội dung.
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
4
1 Dẫn chương trình Kiều Trinh Bản chương trình
2 Thư kí Khánh Nhi Giấy bút
3 Văn nghệ Ngọc Trinh Mỗi tổ 1 tiết mục
4 Quà tặng Kim Thùy Hộp quà
5
Mời đại biểu
Thanh Thủy
Giấy mời
VI Tư Liệu ;
• Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
Điều 13
1. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này phải bao gồm sự tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền
miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền
thông nào khác mà trẻ em lựa chọn.
2. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhưng những hạn
chế này chỉ có thể là các điều được luật pháp quy định và là cần thiết.
(a) Để tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác.
(b) Để bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự công cộng hoặc y tế và đạo đức.
Điều 28
1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành và để đạt được
việc thực hiện dần dần việc này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng, đặc biệt phải:
(a) Thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người.

(b) Khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục
phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và đến được với mọi
trẻ em, thi hành các biện pháp thích hợp như thực hiện giáo dục không mất tiền và tài trợ
trong trường hợp cần thiết.
(c) Làm giáo dục đại học đến được với tất cả mọi người trên cơ sở khả năng của họ bằng
mọi phương tiện thích hợp.
(d) Làm cho sự hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và đến được với tất
cả trẻ em .
(e) Tiến hành các biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ
học.
5
2. Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả biện pháp thích hợp để đảm bảo kỉ luật
nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo đúng với công ước
này.
3. Các quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích hợp tác quốc tế trong những
vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xoá bỏ nạn dốt nát và mù
chữ khắp thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kĩ
thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về mặt này, nhu cầu của các nước đang phát
triển phải được xem xét.
Điều 29
1. Các quốc gia thành viên thoả thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới :
(a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em.
(b) Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những
nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
(c) Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hoá, ngôn ngữ
và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em
đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác
với nền văn minh của bản thân trẻ em đó.
(d) Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, theo
tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các

dân tộc, các nhóm chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và những người bản địa.
(e) Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên
2. Không có phần nào trong điều này hay trong điều 28 được hiểu theo hướng can thiệp
ảnh hưởng đến quyền tự do của các cá nhân và tập thể được thành lập và lãnh đạo những
tổ chức giáo dục, trước sau vẫn tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong đoạn 1 của điều
này, đáp ứng yêu cầu của sự giáo dục trong những tổ chức như thế phải phù hợp với các
tiêu chuẩn mà Nhà nước có thể đặt ra.
Điều 31
1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển,
được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham
gia các sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật.
6
2. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia
đầy đủ vào sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật, phải khuyến khích việc dành những cơ hội
bình đẳng, thích hợp cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giải trí và tiêu khiển.
Câu hỏi:
Câu 1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì?
Câu 2: Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nghĩa vụ gì ?
Câu 3: Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó như thế nào?
Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần những biện pháp gì?.
 
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Ngày soạn 02/10/2011
Tuần 7: LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TỐT
I. M ụ c ti ê u : HS có
1. Kiến thức : .
- Giúp học sinh nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tâp tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn
đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.
- Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên.

- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống :Tự tin giao ước thi đua học tập tốt. Kĩ năng lắng
nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước. thi đua của tổ,.kĩ năng rình bày ỷ tửơng về chỉ tiêu thi
đua. Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mục tiêu thi đua học tập tốt.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động
sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Tự tin giao ước thi đua học tập tốt. Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước. thi
đua của tổ,.kĩ năng rình bày ỷ tửơng về chỉ tiêu thi đua. Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ mục tiêu thi đua học tập tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
- Thảo luận ; Biểu đạt sáng tạo ; Hỏi và trả lời ; Trình bày một phút
7
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Bản đăng kí, thư kí thi đua của các tổ. ; Bản dự thảo đăng kí thi đua của lớp phó học tập.
- Các bài hát, ô chữ cái.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá Hát tập thể bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết. Trò chơi khởi động.
2. Kết nối: HĐ1: Đăng kí thi đua
4 Tổ trưởng lên đăng kí thi đua cho tổ và Bạn lớp phó học tập đọc dự thảo đăng kí thi đua học tập
tốt
HĐ2: Lớp thảo luận , xây dựng chỉ tiêu.
HĐ3: Trò chơi: giải ô chữ và giải câu đố.
HĐ4: Văn nghệ xen kẽ.
3.Thực hành: HS viết bản thu hoạch theo chủ đề: đăng kí thi đua cá nhân và phương hướng thực
hiện để đạt mục tiêu đã đặt ra:
4. Vận dụng .a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ Phân công tổ 3 trang trí và chuẩn bị
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Kiều Trinh Bản chương trình

2 Ban giám khảo Văn , Khánh Nhi Đáp án
3 Thư kí Loan Giấy bút
4 Trang trí Tổ 3 Phấn màu
5
Mời đại biểu
Thanh Thủy
Giấy mời
6 Văn nghệ Ngọc Trinh Mỗi tổ một tiết mục
7 Phần thưởng Trang Hộp quà
VI. Tư Liệu ;
- Bản đăng kí, thư kí thi đua của các tổ. ; Bản dự thảo đăng kí thi đua của lớp phó học tập.
- Các bài hát, ô chữ cái.
 
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Ngày soạn 02/10/2011
Tuần 9: THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ
I. M ụ c ti ê u : HS có
8
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững các thông tin trong thư Bác
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin trong thư Bác,
kĩ năng trình bày suy nghì về các lời Bác Hồ dạy trong thư.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động
sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trong thư Bác.
-Kĩ năng trình bày suy nghì về các lời Bác Hồ dạy trong thư.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não, thảo luận, biểu đạt sáng tạo.

IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường.
Câu hỏi đáp án biểu điểm
Các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm về Bác
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
2. Kết nối: .
HĐ1 Thi tìm hiểu thư Bác :
Phần 1: Thi đọc thư Bác Hồ: mỗi tổ cử đại diện đọc thư Bác Hồ giám khảo chấm và cho điểm
Phần 1:Thi trả lời câu hỏi từng tổ chọn số trên bảng, bạn dẫn chương trình đưa ra câu hỏi tương
ứng, tổ thảo luận cử đại diện trình bày sau khoảng thời gian quy định
HĐ2 : Thi sưu tầm thư Bác Mỗi tổ đọc một thư Bác đã sưu tầm được hoặc một câu
chuyện ,bài thơ về Bác
HĐ3: Văn nghệ xen kẽ.
3.Thực hành:
HS viết bản thu hoạch theo chủ đề về Bác: cảm nhận, về tấm gương, tình cảm về Bác
4. Vận dụng .a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Phân công tổ 4 trang trí và chuẩn bị nội dung
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Thanh Thủy Chương trình
2 Thư ký Loan Giấy bút
9
3 Văn nghệ Ngọc Trinh Bài hát
4 Trang trí Tổ 2
VI Tư Liệu :
Thư Bác Hồ gửi các em HS(9/1945)
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng
tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em

hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường,
các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt
đầu được nhận một nền giáo dục hòan tòan Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm
ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ được tạo nên
những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái
may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục
nó sẽ được tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục
làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy
các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc
thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em
được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn,
nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần
phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước
khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất
nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các em.
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân,
chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh
hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một
lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn
phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng
các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho
quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi
nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui
vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu

Hồ Chí Minh
10
11
Thư Bác Hồ gửi các thầy cô giáo ngành giáo dục(16/10/1968)
Các cô, các chú và các cháu thân mến
Nhân dịp đầu năm học thứ tư chống mĩ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thăm hỏi các cô,
các chú và các cháu.
Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển
nhanh, mạnh hơn bao giờ hết.
Bác vui lòng biết rằng mặc dầu hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền bắc chúng ta đã có
một vạn hai nghàn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp 1, nhiều xã đã có trường cấp 2,
các huyện đều có ít nhát một trường cấp 3. Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn một
triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hóa. Số người vào học đại học và trung học
chuyên nghiệp tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống mĩ. Hơn 30 trường đại học và 200
trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy
mạnh đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức.
Các trường đã cố gắng thi đua dạy tootsd và học tốt, đảm bảo an toàn cho thầy và trò,
làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.
Mặc dầu mĩ điên cuồng đánh phá miền bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm
hại tren mặt trận chính trị , quân sự, mà ta đã thắng chúng trên cả mặt trận giáo dục và đào
tạo cán bộ.
Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất
anh hùng: và cũng do các cô, các chú, các cháu trong trường họcđã cùng nhau vượt qua nhiều
khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
Nhân dịp này, Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, chú cà các cháu đã
đạt được.
12
Nhưng đế quốc mĩ vẫn còn ngoan cố.Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó
khăn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn,Hiện nay, Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú
và các cháu mầy điều sau đây:

Thầy và trò phải luôn nêu cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường
tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt
để tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà đảng và nhân
dân giao cho, luôn cố gắng cho xứng đáng với đồngbào miền nam anh hùng.
Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt. trên nền tảng giáo dục chính trị
và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm thiết thực
giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những
đỉnh cao của khoa học và kĩ thuật.
- Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lí đời sống vật chất tinh thần ở
các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường đảm bảo sức khỏe và an toàn.
Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.
Giáo dục là sự nghiệp quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng quan hệ thật tốt.,đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với
nhau, giữa cán bộ các cấp…hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó
Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của và nhân
dân ta, do đó các ngành các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn
nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta
lên những bước phát triển mới.
Bác mong chờ những thành tích của các cô, các chú và các cháu.

Chào thân ái và quyết thắng
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 1968

BÁC HỒ
 
Chủ điểm tháng 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Ngày soạn 02/11/2011
Tuần 11: LỄ ĐĂNG KÝ “TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT”
I. M ụ c ti ê u : HS có

1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
13
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động
sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết,
giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng nêu vấn đề về thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng trình bày suy nghĩ làm
thế nào thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng đặt mục tiêu lập kế hoạch thực hiện tuần
học tốt tháng học tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút
1V. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Các tổ thảo luận xây dựng kế hoạch thi đua của lớp.
Chương trình hoạt động của tổ, lớp, cá nhân.
Cá nhân xây dựng kế hoạch của bản thân
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
IV. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát về thầy cô, trường lớp
2. Kết nối: .
HĐ1 Người điều khiển tuyên bố lý do, ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt lập thành
tích chào mừng ngày nhà giáo Viẹt Nam 20/11.
HĐ2 : Thảo luận cá nhân, tổ.
Bạn sẽ làm gì để lập thành tích chào mừng ngày 20/11.
HĐ3: Các tổ trình bày ý kiến
Cả lớp bổ xung kế hoạch thi đua phù hợp với tình hình lớp
HĐ4 : Biểu quyết thông qua biên bản.

HĐ5 :Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: Cá nhân trình bày bản xây dựng kế hoạch của bản thân.
3. Thực hành:
HS viết bản thu hoạch cá nhân về việc thực hiện tuần học tốt tháng học tốt của mình, cán
bộ lớp viết bản tổng kết sau tuần học tốt ,tháng học tốt.của lớp
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
14
b. Giao việc tuần sau.
Hoạt động sau: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam.
Phân công tổ 1 trang trí và chuẩn bị nội dung
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Thanh Thủy Chương trình
2 Thư ký Loan Giấy bút
3 Văn nghệ Ngọc Trinh Bài hát
4 Mời đại biểu Thanh Văn Giấy mời
5 Trang trí Tổ trực
VI Tư Liệu :
Các chỉ tiêu thi đua đầu năm; các bản đăng kí thi đua
 
Chủ điểm tháng 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Ngày soạn 06/11/2011
Tuần 13: TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY
NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh nâng cao nhận thức về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Biết ứng xử có văn hoá đối với các thầy cô giáo.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.

15
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động
sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết,
giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ kỉ niệm ngày nhà giỏo Việt Nam.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy cô giáo.
Kĩ năng giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo.
Kĩ năng tìm kiếm lựa chọn các nội dung, hình thức tham gia lễ kỉ niệm .
Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với lao động sư phạm của thầy cô.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; kể chuyện biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút.
1V. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Câu chuyện tấm gương về tỡnh thầy trũ, vai trò, công ơn của thầy cô giáo.
- Những kỷ niệm sâu sắc của thầy và trò trong 4 năm học THCS.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
-Hoa, tặng phẩm
IV. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát về thầy cô, trường lớp
2. Kết nối: .
HĐ1 : Người điều khiển tuyên bố lý do, ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
HĐ2 - Chúc mừng các thầy cô giáo.
- Tặng hoa, quà cho các thầy cô
HĐ3: Các cá nhân trình bày cảm nghĩ của mình về ngày 20/11 theo hình thức kể chuyện,
đọc thơ về thầy cô giáo
HĐ4 : Thi viết .vẽ, sáng tác thơ ,truyện giữa các tổ mỗi tổ trình bày một tác phẩm của
mình theo chủ đề dành tặng các thầy cô giáo.
HĐ5 :Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: - Phụ huynh phát biểu tặng hoa thầy cô
- Các thầy cô phát biểu ý kiến.

3. Thực hành:
HS viết bản thu hoạch cá nhân về việc đó làm được thể hiện lòng biết ơn các thầy cô, trình
bày dự định , ước mơ của mình trong những ngày sau
16
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Chủ điểm tháng 12: uống nước nhớ nguồn
Hoạt động sau: “thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”
Phân công tổ 2 trang trí và chuẩn bị nội dung
TT Nội dung công việc Người thực
hiện
Phương tiện Ghi
chú
1 Dẫn chương trình Kiều Trinh Bản chương trình
2 Thư kí Loan Giấy bút
3 Trang trí Tổ 2 Phấn màu
4 Văn nghệ Ngọc Trinh Bài hát
5
Mời thầy cô giáo
BCH hội phụ
huynh lớp
Giấy mời
6
Tặng quà cho GV
BCH hội phụ
huynh lớp
Hộp quà
VI Tư Liệu : Chu Văn An - người thầy mẫu mực
Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám
Chu Văn An (1292 - 1370) người làng Văn Thôn, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì-Hà

Nội) đương thời đã nổi tiếng là một nhà giáo tài đức, có nhiều học trò thành đạt. Đời vua Trần
Minh Tông, ông được mời làm Tư nghiệp Quốc tử giám để dạy Thái tử học. Đến đời Trần Dụ
Tông, triều chính suy vị, bị bọn gian thần lũng đoạn, ông dâng sớ Thất trảm (xin chém 7 kẻ nịnh
thần). Vua không nghe, ông bỏ quan về ở ẩn. Với tài năng, đức độ và tính cương trực, ông được
coi là tấm gương tiêu biểu cho nhà giáo Việt Nam.
17
Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong.
(Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả.
Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân).
Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến phục đối với Chu
Văn An - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối thời Trần.
Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang
Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội). Theo thần tích đình làng Thanh
Liệt, nơi thờ ông làm thành hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh
Tuất (1370).
Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch,
giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không
ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học
rất đông. Trong số môn đệ ông có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều
như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì
rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt, ông thẳng thắn quở trách, thậm chí quát
mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho
tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò đến
theo học càng nhiều và có đủ các loại.
18
Một huyền thoại vẫn được lưu truyền nói về ngôi trường và nhân cách, đạo đức của ông
như sau: "Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, có nhiều học trò
tìm đến theo học. Trong số này có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy
dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu. Ông bèn cho người dò xem thì cứ

đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ, Tứ Kỳ,
Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong
ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ
trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói với thầy: "Con vâng lời thầy là trái lệnh
Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong
thầy chu toàn cho". Sau đó người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời
khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, lại tung cả nghiên lẫn bút lên
trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và
đến sáng thấy có thây thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương
luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau
nhớ công ơn bèn lập đền thờ. Nay vẫn còn dấu vết mộ thần. Theo truyền thuyết, chỗ nghiên
mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm
Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng văn học, quê
hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, v.v Trong đền thờ thần còn đôi câu đối khá tiêu
biểu ghi lại sự tích này.
Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận.
Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô.
(Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải.
Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa).
(Chu đình có hai nghĩa: sân son và sân họ Chu, chỉ Chu Văn An).
Câu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài đức của họ Chu có
sức mạnh cảm hóa được cả quỷ thần. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy được đức độ của Chu
Văn An lúc đương thời là rất lớn.
Ngôi trường phổ thông mang tên Chu Văn An ở Hà Nội (xưa là trường Bưởi)
Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám để dạy
Thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham
19
gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy
thoái. Đến đời Dụ Tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn
An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần, đều

là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua
không nghe, ông bèn "treo mũ ở cửa Huyền Vũ" rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phương Sơn
thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh (Hải Hưng) lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi).
Sau ông mất tại đó.
Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau những tác
phẩm: hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông
còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết ước. Theo một
tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển Y
học yếu giải tập chu di biên gồm những lý luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y. Khi
ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được
thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, nhà văn
học nổi tiếng thế kỷ 19 trong bài văn bia ở đền Phương Sơn đã giải thích nghĩa hai chữ
"Văn Trinh" như sau: (Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chỉ chính cổ dã. Văn là sự bên
ngoài (thuần nhất )của đức; Trinh là tính chính trực, kiên địch của đức). Tên thụy như vậy
nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã,
hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng đã
giành được địa vị cao quí bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông
đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của
muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng,
làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được".
Ngày nay, để tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân Thủ đô Hà Nội đã lấy
tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của Hà Nội. Đó là phố
Chu Văn An và Trường phổ thông Trung học Chu Văn An. Phố Chu Văn An, nguyên là đại
lộ Van Vôlenhôven thời Pháp thuộc, đi từ đường Điện Biên Phủ đến phố Nguyễn Thái
Học. Còn Trường trung học Chu Văn An nằm trên đường Thụy Khuê ngay ven Hồ Tây,
nơi lưu truyền những giai thoại và truyền thuyết cổ xưa. Trường này nguyên trước là
Trường cao đẳng tiểu học Bảo hộ (collège du protectorat) do thực dân Pháp lập từ năm
20
1907 để chống lại phong trào Đông kinh Nghĩa thục, nhưng nhân dân ta thường vẫn quen
gọi là Trường Bưởi.

Năm 1945, Cách mạng thành công, các nhà giáo và nhân dân Hà Nội đã nhất trí chọn tên
nhà giáo dục mẫu mực Chu Văn An đặt tên cho trường.
 
Chủ điểm tháng 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Ngày soạn 06/12/2011
Tuần 15: HỘI VUI HỌC TẬP
I. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong
cuộc sống
- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động
sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết,
giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng thảo luận “ hội vui học tập”
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
- Động não
- Trò chơi giáo dục
- Bài tập tình huống
21
- Biểu đạt sáng tạo
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp
lựa chọn và xây dựng
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A

4
, bút lông
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
GV đặt vấn đề với HS: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm hiểu kiến
thức các môn học của mình, đồng thời cũng giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hoạt
động cụ thể. Đây là thời điểm ôn tập học kỳ I. Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kỳ I
theo nhóm hoặc cá nhân, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự
trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong
quá trình ôn tập
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Trò chơi hái hoa
-Người điểu khiển chương trình phổ biến cách thức thi : trên cây hoa là những bộng hoa
câu hỏi có liên quan nội dung ôn tập của một vài môn(Văn, toán, anh, sinh, lý, hóa ) và xen kẽ
một vài câu hỏi vui chơi văn nghệ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng
biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời
- Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong 1 phút
Hoạt động 2: Hỏi – Đáp
- Người điều khiển mời 2 người tham gia hoạt động hỏi – đáp. Một người sẽ hái hoa,
người kia trả lời câu hỏi của người hái hoa. Người được hái hoa đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng
biết, người trả lời trình bày suy nghĩ của mình. Các thành viên khác có thể chia sẽ ý kiến
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Thi ứng xử tình huống
- Đó là những tình huống nảy sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi . Người
điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ:
+ Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho
bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sao?
+ Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn
có chép không?
Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi

thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVPT phát biểu ý kiến.
GVPT có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể
- HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các
tình huống đó
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội
vui học tập tiếp theo
- Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS
- Người điều khiển tổng hợp kết quả các hoạt động và mời GV gợi ý các hoạt động tiếp theo
Giao việc tuần sau:
Tìm hiểu về chủ đề thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
Phân công tổ 3 trang trí và chuẩn bị nội dung
22
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Khánh Nhi Bản chương trình
2 Thư ký Loan Giấy bút
3 Trang trí Tổ 3 Cây hoa
4 Văn nghệ Kim Thùy Bài hát
VI. Tư Liệu
Câu hỏi và câu đố mà HS đã chuẩn bị sẵn.
 
Chủ điểm tháng 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Ngày soạn 06/12/2011
Tuần 17: “THANH NIÊN PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC”
I. Mục ti ê u : HS có
1. Kiến thức:.
- Giáo dục học sinh truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Tự hào, xác định rõ trách nhiệm học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống đó.

2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động
sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết,
giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng thảo luận ” Thanh niên phát huy truyền thống cách
mạng của dân tộc.”
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin tham gia thảo luận
Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng của dân tộc.
Kĩ năng thể hiện suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; động não, nhóm, kể chuyện biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Câu chuyện tấm gương, tài liệu về : Truyền thống cách mạng kiên cường của dân tộc để
dành độc lập tự do. Tinh thần tiến công cách mạng, ý chí vươn lên không ngừng
- Các gương chiến đấu tiêu biểu,
23
- Bài hát ca ngợi con người, quê hương đất nước.
- Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng.
- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9.
-Hoa, tặng phẩm
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
- Hát tập thể bài hát về Nguyễn Bá Ngọc
- Chơi trò chơi
2. . Kết nối: .
HĐ1 : Người điều khiển Tuyên bố lý do, ý nghĩa mục đích hoạt động
HĐ2 Giới thiệu truyền thống cách mạng của Quê hương (Địa phương)
HĐ3: Khách mời nói chuyện
HĐ4: Đại diện tổ giới thiệu kết quả sưu tầm
+ Lớp góp ý bổ sung

HĐ5 :Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: Ngưởi điều khiển chương trình tóm tắt sưu tầm của cả lớp
HĐ7- Thảo luận:
+ Người điều khiển chương trình nêu các câu hỏi để lớp thảo luận
+ Cá nhân phát biểu
+ Người điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận
3. Thực hành:
HS viết bản thu hoạch cá nhân về việc đã làm được thể hiện lòng biết ơn các anh hùng, sự
phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Chủ điểm tháng 1: Mừng Đảng mừng xuân
Hoạt động sau: “Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước”
Phân công tổ 3 trang trí và chuẩn bị nội dung
TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Khánh Nhi Bản chương trình
2 Thư ký Loan Giấy bút
3 Trang trí Tổ 3 Phấn màu
4 Văn nghệ Ngọc Trinh Bài hát
24
VI Tư Liệu :
1) Nguyễn Đức Cảnh (sinh ngày 2-2-1908 và mất ngày 31-7-1932) là một nhà hoạt động cách
mạng Việt Nam.Nguyễn Đức Cảnh là người làng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Ông đã từng học trường Thành Chung tại Nam Định, sau về dạy học tại Bạch Mai, vào làm thợ
sắp chữ tại nhà in Lê Văn Tân để đi vào phong trào công nhân. Ông tham gia Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí hội. Sau khóa huấn luyện tại Quảng Châu năm 1927 ông về nước tham
gia thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội ngày 17 tháng
6 năm 1929. Ông là đại biểu chính thức tham gia thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm
1930 sau đó lấy tên chính thức là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh, tới Tháng 4 năm 1931 Nguyễn Đức Cảnh bị Pháp bắt ở

Vinh, giam ở nhà tù Hỏa Lò, sau bị xử tử tại nhà lao Hải Phòng.

2) Các di tích lịch sử cách mạng
Nằm kề Cảng Hải Phòng - cửa khẩu giao lưu trong nước và quốc tế, Kiến An có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đất và người Kiến An luôn xứng đáng với lời khen
của Bác Hồ ''Truyền thống oanh liệt'' và luôn tự hào với danh hiệu ''Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân'' do Nhà nước phong tặng. Trên mảnh đất này còn lưu nhiều di tích lịch sử cách mạng
thể hiện truyền thống hào hùng của quân và dân Kiến An.
25

×