Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Nang lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.54 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm không mới song nội hàm được xác định
rất phong phú và thường gắn liền với những hoạt động cụ thể. Có một số cách tiếp cận về
năng lực cạnh tranh như sau:
- Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng cạnh tranh của quốc gia, ngành
và doanh nghiệp.
- Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) nêu: “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là
khả năng đạt, duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền
vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”- (Theo WEF-1997). Đồng thời, để đánh giá
năng lực cạnh tranh của một quốc gia WEF đã đưa ra một khuôn khổ các yếu tố xác định
năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và phân thành 8 nhóm chính, bao gồm 200
chỉ số khác nhau.
- Với cách tiếp cận về khả năng tạo ra việc làm, thu nhập, diễn đàn cấp cao về cạnh
tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nêu: “ năng lực cạnh
tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm
và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- Tại Báo cáo về sức cạnh tranh quốc tế của Hoa Kỳ nêu: “ Năng lực cạnh tranh là
năng lực của một công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải trên thị trường thế giới
nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của nó”.
- Từ điển thuật ngữ Chính sách thương mại của Trung Quốc nêu: “Năng lực cạnh
tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị
doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực cạnh tranh kinh tế”.
- Tiếp cận dưới giác độ doanh nghiệp có các cách nêu về năng lực cạnh tranh như:
+ Theo lý thuyết thương mại truyền thống các nhà kinh tế xem xét năng lực cạnh
tranh thông qua xem xét lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Vì các yếu tố sản
xuất vẫn được coi là các điều kiện cơ bản nhất của lợi thế cạnh tranh.
Trang 14
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN


PHÚ
+ UNCTAD thuộc Liên hiệp quốc cho rằng thuật ngữ sức cạnh tranh của doanh
nghiệp có thể được hiểu “ là năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị
trường của mình một cách vững chắc, hoặc nó cũng có thể được định nghĩa là năng lực hạ
giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền đẹp, rẻ của doanh nghiệp; hoặc nó còn được định
nghĩa như định nghĩa thông thường là sức cạnh tranh bắt nguồn từ tỷ suất lợi nhuận”.
Trên cơ sở đó đi đến khái niệm về năng lực cạnh tranh: Là năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thông qua khả năng tạo lập, duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường.
Đối với NHTM thì năng lực cạnh tranh mang tính đặc thù. Các sản phẩm của Ngân
hàng mang tính đặc thù bởi sự quy định tính chất đặc biệt của hàng hóa mà Ngân hàng
kinh doanh là tiền tệ. Song một khi coi Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, cho dù là
doanh nghiệp đặc biệt thì việc xem xét năng lực cạnh tranh của NHTM cũng vẫn phải xem
xét đến khả năng tối đa hóa lợi nhuận. Do đó có thể xác định:
Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo lập, duy trì lợi nhuận và thị phần
trên cơ sở đa dạng và nâng cao chất lượng, tiện ích các dịnh vụ Tài chính Ngân hàng.
2.1.2. Các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM
- Chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là một yếu tố đặc biệt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính chất đặc biệt đó được thể hiện ở chỗ đó là con người với các nhân tố tâm sinh lý, tình
cảm, phẩm chất, đạo đức, niềm tin, khát vọng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ … do đó
việc thu hút nguồn nhân lực, một yếu tố tố quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành
công hay thất bại đối với chiến lược hoạt động của Ngân hàng. Điều đó buộc các Ngân
hàng phải tính đến các nhân tố đó trong việc đưa ra các hình thức phong phú, đa dạng
trong thu hút nguồn nhân lực để có được những nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cao, có kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh
doanh của Ngân hàng. Ngoài các yếu tố về vật chất các Ngân hàng còn thực hiện các hình
thức thu hút phi vật chất đối với người lao động. Có được một nguồn nhân lực tốt sẽ làm
tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.
- Năng lực Tài chính.
Trang 15

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
Năng lực Tài chính là yếu tố để gía tăng khả năng cạnh tranh của NHTM. Một
NHTM có năng lực tốt về Tài chính sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng. Một
NHTM có sức mạnh về Tài chính sẽ dễ dàng hơn trong huy động vốn cũng như trong cho
vay vốn và hiện đại hóa công nghệ của mình nhằm trở thành một Ngân hàng hiện đại.
Chúng ta biết rằng, thông thường pháp luật các nước đưa ra các giới hạn về tăng qui mô tài
sản cố định, tăng khối lượng cho vay tối đa đối với một khách hàng tương ứng với một tỷ
lệ nào đó so với vốn điều lệ của một Ngân hàng. Trong những điều kiện như vậy thì sức
mạnh Tài chính đóng vai trò không nhỏ đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các
NHTM. Các quy định của Nhà nước cũng như sự nỗ lực của các NHTM là hướng tới nâng
cao năng lực Tài chính của Ngân hàng.
- Tính đa dạng danh mục và chất lượng dịch vụ Tài chính.
Đa dạng hóa các dịch vụ Tài chính Ngân hàng là một trong những sự tranh đua gay
gắt giữa các NHTM. Nhu cầu đòi hỏi được thoả mãn các tiện ích, an toàn các dịch vụ Tài
chính từ Ngân hàng của khách hàng ngày càng gia tăng. Khách hàng sẽ có được quyền lựa
chọn một khi có nhiều dịch vụ từ Ngân hàng. Những tiện ích có chất lượng cao từ dịch vụ
Tài chính Ngân hàng cho phép Ngân hàng tạo được sự cuốn hút đối với khách hàng.
- Giá cả các sản phẩm dịch vụ Tài chính.
Giá cả trong kinh tế thị trường luôn là một trong những vũ khí được các doanh
nghiệp cũng như NHTM sử dụng trong cạnh tranh. Lãi suất huy động và cho vay cũng như
các khoản phí dịch vụ về Tài chính được các Ngân hàng tính toán kỹ trong chiến lược để
nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Tuy có nhiều người có quan điểm cho rằng
các NHTM không nên cạnh tranh bằng lãi suất, song giá cả trên thị trường vẫn là giá cả thị
trường dưới sự tác động của các quy luật của thị trường thì khó có thể nói rằng cạnh tranh
bằng lãi suất đối với các NHTM là không quan trọng. Trong xu thế toàn cầu hóa cạnh
tranh về giá cả không những không giảm mà còn được sử dụng nhiều hơn với các hình
thức phong phú hơn.
- Thông tin, công nghệ mới và mạng lưới Ngân hàng.
Trang 16

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
Năng lực cạnh tranh của các NHTM còn thể hiện ở khả năng mở rộng mạng lưới
trên cơ sở thành lập các chi nhánh con hữu ích của mình. Mạng lưới với các chi nhánh hữu
ích sẽ tạo ra nhiều cơ hội thu hút khách hàng trên một không gian rộng.
Nền kinh tế thông tin đã làm thay đổi nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh so với
nền kinh tế công nghiệp truyền thống. Điện tử tin học đã làm thay đổi hoạt động Ngân
hàng truyền thống. Các nghiệp vụ truyền thống được ứng dụng bởi những thành tựu của
công nghệ thông tin đã mang lại sắc thái mới cho hoạt động Ngân hàng. Các dịch vụ Tài
chính Ngân hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn mang lại nhiều
tiện ích cho cả khách hàng và Ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng hiện đại cho phép
khách hàng thực hiện các giao dịch, kết nối trực tuyến thông qua Internet mà không cần
đến giao dịch trực tiếp với Ngân hàng đã có khả năng lớn trong việc thu hút khách hàng.
Thông tin về Tài chính Ngân hàng đến với khách hàng nhanh chóng. Khách hàng có thể
theo dõi tài sản của mình mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trực tiếp đến Ngân hàng do
đó giảm thiểu sự đi lại và thời gian chờ đợi.
Việc ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh của các NHTM có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng. Ứng
dụng công nghệ thông tin giúp các NHTM có thể phát triển đa dạng hóa danh mục sản
phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các NHTM hướng tới xây dựng chiến lược quảng bá thông tin một cách đầy đủ
nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông tin đa chiều cho phép tăng cường được khả
năng thu hút khách hàng và cũng qua đó giữa Ngân hàng và khách hàng có sự hiểu biết rõ
hơn về nhau, tăng cường sự hợp tác giữa khách hàng và Ngân hàng chính là lợi thế của
Ngân hàng trong nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Chiến lược khách hàng, chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing Ngân
hàng.
Chiến lược khách hàng, chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing Ngân hàng
gắn bó mật thiết với nhau. NHTM có năng lực cạnh tranh tốt là Ngân hàng có được chiến
lược khách hàng, chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing phù hợp. Những chiến

lược khách hàng, chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing đòi hỏi phải phù hợp với
các yếu tố nội lực của bản thân Ngân hàng như, năng lực Tài chính, nguồn nhân lực, công
Trang 17
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
nghệ, … và phù hợp với các yếu tố bên ngoài như, môi trường hành chính, kinh tế, sức sản
xuất và các yếu tố khác của thị trường. Các chiến lược khách hàng, chiến lược kinh doanh
và chiến lược marketing có vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt
động kinh doanh của một NHTM. Do đó các chiến lược khách hàng, chiến lược kinh
doanh và chiến lược marketing thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM.
Tóm lại để có thể có năng lực cạnh tranh mang tính bền vững của một Ngân hàng
còn phụ thuộc vào việc Ngân hàng có tạo ra được năng lực riêng biệt và triển khai những
hoạt động chủ chốt của Ngân hàng như thế nào. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng còn
phụ thuộc vào việc Ngân hàng nắm bắt các điều kiện của lợi thế cạnh tranh thông qua các
yếu tố như tính có thể bắt chước như thế nào cho hiệu quả, tính thay thế sao cho không xáo
trộn, tận dụng yếu tố khan hiếm như thế nào trong ngắn và dài hạn, khả năng thích ứng để
tồn tại và phát triển.
2.1.3. Sự cần thiết của cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản
xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường.Chính nhờ sự cạnh
tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao
năng suất lao động xã hội – yếu tố bảo đảm cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con
đường phát triển. Mọi ngân hàng không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận
động để đứng được trong cơ chế này. Ngân hàng nào không thích nghi được cơ chế mới
theo quy luật đào thải nó sẽ bị gạt ra khỏi thị trường. Thay vào đó, thị trường lại mở đường
cho ngân hàng nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa những thế mạnh của mình và hạn
chế tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Đặc biệt trong bối cảnh
nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách mở cửa, hội nhấp kinh tế quốc tế, và đã là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì áp lực cạnh tranh nặng nề
cho các NHTM Việt Nam càng gay gắt.

Khi các ngân hàng chấp nhận cạnh tranh và không ngừng nâng cao năng lực
cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập hiện nay sẽ giúp cho
NHTM thực hiện tốt hơn chức năng vai trò của mình đó là:
- Phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng: NHTM thông qua các nghiệp vụ
của mình cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. NHTM làm trung gian tín
dụng và trung gian thanh toán làm cho nhu cầu của khách hàng luôn được thỏa mãn.
Trang 18
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
- Thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ: khi nhu cầu của
khách hàng ngày càng tăng xuất hiện sự đòi hỏi ra đời các sản phẩm mới, đòi hỏi trình độ
kỹ thuật cao hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.1.4. Bài học kinh ngh iệm rút ra từ một số nước và một số NHTM về
nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.1.4.1. Bài học từ kinh nghiệm tạo lập môi trường cạnh tranh.
Cho đến nay nhờ có một môi trường cho hoạt động cạnh tranh mà Chính phủ và
NHTW các nước tạo ra, đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trên thế
giới. Với việc nghiên cứu kinh nghiệm cuả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển,
có hệ thống Ngân hàng hiện đại và qui mô hoạt động mang tính toàn cầu có thể rút ra bài
học cho Chính phủ và NHTW về việc tạo môi trường cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam
như:
 Tạo quyền chủ động , giảm bớt kiểm soát trực tiếp trong quyết định kinh
doanh của các NHTM.
Trước đây Chính phủ các nước thường tham gia vào phân bổ tín dụng. Đến nay
những nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều tạo quyền tự chủ cho các NHTM trong
việc kinh doanh. Chính phủ hay NHTW các nước thường chỉ ban hành những luật lệ, qui
định mang tính nguyên tắc, các NHTM được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc
quyết định kinh doanh, đầu tư, cấp tín dụng. Kinh nghiệm này được rút ra từ kinh nghiệm
hoạt động của các nước có nền kinh tế thị trường hiện đại như tại Mỹ, tại các nước Châu
Âu, Châu Á; Mấy năm trở lại đây các nước có nền kinh tế tập trung chuyển đổi sang kinh

tế thị trường như: Trung Quốc, Nga, Việt nam cũng đã thực hiện theo hướng này.
Việc sử dụng phương pháp này tránh được sự ỷ lại của các NHTM vào Nhà nước;
buộc các NHTM tự nghiên cứu, tìm tòi chiến lược kinh doanh phù hợp với chất lượng, tự
lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh có hiệu quả.
 Tự do hoá thị trường Tài chính.
Tự do hoá thị trường Tài chính là một trong những điều kiện tiền đề cho quá trình
hội nhập, hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như các nước khu vực Châu
Âu, Nhật Bản, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình hội nhập. Các nước đã thực hiện tự do
Trang 19
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
hoá thị trường Tài chính nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển các luồng vốn từ nước này
sang nước khác bằng việc thả nổi các giao dịch ngoại hối; thả nổi lãi suất, lãi suất được
xác định trên cơ sở cung cầu trên thị trường, Nhà nước chỉ tham gia với vai trò điều tiết vĩ
mô mà không can thiệp trực tiếp.
Kinh nghiệm rút ra từ kết luận của một báo cáo của WB cho thấy “tự do hoá Tài
chính cần phải tiến hành song song với các chính sách kinh tế vĩ mô, những cố gắng tự do
hoá tài chính trước khi thực hiện những cải cách sẽ phải chịu tác động của các hiện tượng
như: dòng vốn không ổn định, tỷ lệ lãi suất cao và công ty bị khốn đốn”.
 Mở cửa hội nhập, thu hút vốn nước ngoài và tạo môi trường tự do cạnh tranh
mở cửa thị trường.
Mở cửa thị trường cho các NHTM, định chế Tài chính Ngân hàng được tham gia
kinh doanh tự do như các NHTM, định chế Tài chính trong nước là một biện pháp nhiều
nước áp dụng.
Nhật bản không những thế mà còn tạo các điều kiện ưu đãi cho các NHTM, định
chế Tài chính nước ngoài hơn các NHTM, định chế Tài chính trong nước. Với biện pháp
như vậy tạo động lực thúc đẩy các Ngân hàng, định chế Tài chính trong nước hoạt động có
hiệu quả và sát nhập với nhau để hình thành nên các tập đoàn Tài chính lớn. Kết quả đến
nay Nhật Bản là một trong những nước có nhiều NHTM, tập đoàn Tài chính có tài sản lớn,
tiềm lực Tài chính khá hùng mạnh trên thế giới.

Nhiều nước trên thế giới, ASEAN có Thái Lan cũng cho phép người nước ngoài sở
hữu 100% cổ phiếu của các Ngân hàng .
Singapore, ngay từ những năm 1980 đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá. Chính phủ Singapore đã không đi vay
nợ mà ban hành chính sách mới, tạo môi trường hấp dẫn, kích thích các nhà đầu tư nước
ngoài chuyển lợi nhuận về nước.
Tuy nhiên nhiều quốc gia đã tránh sự xâm phạm quá nhanh của các Ngân hàng,
định chế Tài chính vào thị trường trong nước gây cú sốc đối với NHTM trong nước, đã áp
dụng các biện pháp hạn chế về địa lý cũng như xây dựng lộ trình hội nhập phù hợp.
 Cho phép các Ngân hàng kinh doanh đa năng.
Trang 20
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
Từ năm 1996, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng, Nhật Bản đã
thực hiện tự do hoá ngoại hối, cho phép các Ngân hàng được bảo lãnh phát hành, mua bán
chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, cho phép công ty chứng khoán mở tài khoản cho
khách hàng, cho phép các Ngân hàng được kinh doanh, bán các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ, môi giới chứng khoán và quản lý Quỹ đầu tư.
Nhật bản cũng cho phép các định chế Tài chính phi NH như: Sony Corp, Ito-
Yokado thành lập mới các Ngân hàng.
 Cổ phần hoá các NHTM Nhà nước.
“Việc cổ phần hoá các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước đã được nhiều nước thực
hiện, gần đây nhất là một số nước như; Chi lê, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakintan, Hàn Quốc,
Indonesia, Trung Quốc. Thông qua cổ phần hoá sẽ thúc đẩy các NHTM kinh doanh hiệu
quả , giảm được gánh nặng cùa các Chính phủ đối với các NHTM” tháng 12/2003, Trung
Quốc tuyên bố sẽ cổ phần hoá 2 NHTM Nhà nước hàng đầu của họ là Bank of China và
Contrution Banh of China. Chính phủ Trung Quốc sẽ cấp bổ sung 45 Tỷ Nhân Dân tệ cho
2 Ngân hàng này sau đó tiếp tục cho phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn trên thị
trường.
 Hình thành các công ty mua bán nợ.

Để cho các NHTM thu hồi và tập trung vào kinh doanh, làm sạch bảng tổng kết tài
sản đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nuớc đã thành lập công ty mua bán nợ hoặc công ty
quản lý tài sản có (AMC). Các Công ty này sẽ đứng ra mua hoặc quản lý các tài sản nợ
khó đòi cho các NHTM.
Mô hình công ty mua bán nợ đã được hình thành ở nhiều nước. Khu vực Asian có
Thái Lan và gần nhất là Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý tài sản có của 4 NHTM
thuộc sở hữu Nhà nước, đến cuối năm 1999 các AMC đã mua 42,27 USD tỷ nợ khó đòi
của 4 NHTM quốc Doanh bằng cách bán trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, lãi suất
2,5%/năm.
 Bán đấu giá nợ xấu cho Ngân hàng nước ngoài.
Để các NHTM thu hồi một phần vốn từ tài sản có không sinh lời, nâng cao tiềm lực
Tài chính có thể bán phần tài sản đó cho các tập đoàn Tài chính, NHTM nước ngoài. Kinh
nghiệm này rút ra từ trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc bên cạnh việc bỏ ra nguồn ngân
Trang 21
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
sách để xử lý một phần nợ xấu, thì cũng cho phép bán đấu giá nợ xấu của một số
NHTMNN. Khoản nợ xấu này chủ yếu là các khoản cho vay đầu tư bất động sản. Tập
đoàn Tài chính Morgan Stanley cua Mỹ và Deutsche Bank của Đức mua số nợ xấu với giá
171 triệu (chỉ bằng 1/3 giá trị khoản nợ ban đầu).
 Cho phép các tổ chức Tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế trong một
số NHTMNN.
Trung Quốc trong tiến trình cổ phần hoá các NHTMNN cho phép một số tập đoàn
Tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế tại một số NHTM sau cổ phần hoá. Năm2004,
tập đoàn Tài chính và đầu tư Newbridge Capital (Mỹ) mua 150 triệu USD (chiếm18%) cổ
phần của Ngân hàng Phát triển Thâm Quyến. HSBC mua 8% cổ phần của Ngân hàng
Thượng Hải, một Ngân hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc. Citibank mua 5% cổ phần của
Ngân hàng Phổ Đông Thượng Hải.
 Xoá bỏ những chi nhánh kinh doanh thua lỗ.
Đối với các NHTM, mục tiêu ban đầu của việc thành lập các chi nhánh nhằm thu

hút thêm kháh hàng, phát triển thêm dịch vụ, mở rộng qui mô. Nhưng thực tế đã không
diễn ra như dự kiến, các chi nhánh có thể sẽ không góp phần tạo ra lợi nhuận mà còn làm
thua lỗ, giảm hiệu quả hoạt động của NHTM. Việc xoá bỏ những chi nhánh kinh doanh
thua lỗ sẽ giúp NHTM tập trung nguồn lực vào những hoạt động có ích, có khả năng tạo ra
lợi nhuận cho Ngân hàng.
Biện pháp này cũng áp dụng ở khá nhiều nước trong đó có Thái Lan. Thái lan sau
khủng hoảng Tài chính 1997, đã đóng cửa hoặc sát nhập 70 Ngân hàng thành 6 nhóm Tài
chính chủ yếu.
 Mở chi nhánh đến các khu vực đang phát triển.
Việc mở cửa chi nhánh đến các khu vực đang phát triển là xu hướng ngược với việc
xoá bỏ những chi nhánh kinh doanh thua lỗ. Một Ngân hàng có thể thực hiện theo cả 2
hướng ngược chiều này, nhờ có việc phát triển chính sách mà đến nay đả hình thành những
tập đoàn Tài chính có mạng bước khắp toàn cầu như : Citibank, Morgan, Fujibank, Deuche
bank… Việc phát triển chi nhánh đã tạo ra thị trường tiềm năng rộng lớn, mang tính toàn
cầu NHTM, mặt khác cũng tránh rủi ro tập trung vào nền kinh tế.
 Hỗ trợ các NHTM trong hoạt động và công nghệ.
Trang 22
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
Tại Indonesia Chính phủ hổ trợ đối với Ngân hàng nào hiện đại hóa công nghệ, do
đó các NH này đã tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới, cải tiến nâng cao chất
lượng dịch vụ. Đến nay chất lượng dịch vụ của nhiều Ngân hàng ở Indonesia được nâng
cao. Cuối năm1997 Indonesia cũng ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng Tài chính ở Đông
Nam Á, được sự hỗ trợ của các Chính phủ, các tổ chức Tài chính quốc tế và sự cố gắng
của từng NHTM nên hệ thống Ngân hàng ở Indonesia trở lại hoạt động bình thường sau
một thời gian ngắn.
2.1.4.2. Bài học từ kinh nghiệm của một số NHTM.
Từ những năm 70 của thế kỷ 21 một số tập đoàn Tài chính đã bắt đầu hình thành và
đến nay đã thành những tập đoàn Tài chính khổng lồ trên thế giới, có tiềm lực Tài chính
mạnh, có hệ thống mạng lưới và có khả năng thu hút khách hàng là những công ty hàng

đầu trên thế giới và có thị trường rộng khắp hầu như trên toàn cầu. Trong số các tập đoàn
Tài chính - Ngân hàng đó phải kể đến là: Deustche Bank (Đức), Sumitomo (Nhật), Fuji
Bank (Nhật), Bank of Yokyo-Missuishi (Nhật), Credit Agricole Mutuel (Pháp), ABN-
ARMO Holding (Hà lan), CitiBank (Mỹ), The chase Manhattan bank (Mỹ), Morgon
Guaranty Trust Company (Mỹ).
Qua nghiên cứu sự hình thành của các Ngân hàng, có thể rút ra được một số kinh
nghiệm từ chiến lược hoạt động của các NH, tập đoàn tài chinh này đó là:
- Sáp nhập các Ngân hàng nhỏ với nhau hay giữa các Ngân hàng với các tổ chức Tài
chính phi Ngân hàng, giữa các Ngân hàng với các nhà sản xuất để trở thành những Ngân
hàng, những tập đoàn Tài chính lớn: Để một mặt có đủ sức đối chọi với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt của các NHTM, định chế Tài chính xâm nhập từ nước ngoài và có đủ sức
vươn thị trường ra bên ngoài nền kinh tế , mặt khác mở rộng qui mô Ngân hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu qui mô vốn càng gia tăng của các doanh nghiệp, tập đoàn Tài chính xuyên
quốc gia.
Ví dụ: tại Nhật Bản, nhiều Ngân hàng, tập đoàn Tài chính khổng lồ thông qua hoạt
động sáp nhập được hình thành ở Nhật bản như: Vụ sáp nhập các Ngân hàng IBJ, DKB,
FUIJ thành Ngân hàng Mizuho ngày 20/8/1999 với tổng tài sản sau khi sát nhập là 141,8
ngàn tỷ Yên; Các Ngân hàng Sanwa, Tokai, Ashi sáp nhập ngày 14/03/2000 với tổng tài
sản sau khi sáp nhập là 102,5 ngàn tỉ Yên; Các Ngân hàng BOTM, Misubishi Trust, Tokyo
Trang 23
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
Trust, Nippon Trust, Tokyo Trust sáp nhập là 91,1 ngàn tỉ Yên; Ngân hàng Sumitomo và
Sakura sáp nhập với nhau tháng 4/2000, với tổng tài sản sau khi sáp nhập là 936,3 tỉ USD.
Tại Mỹ, hầu như hàng tuần đều có diễn ra hoạt động mua bán hay thôn tính các
định chế Tài chính; thông qua biện pháp này mà hiện nay mặc dù có tới hàng ngàn Ngân
hàng nhưng chỉ có Ngân hàng lớn đã chiếm tới 45% thị phần.
Tại Malaysia : Ngân hàng Ban Hin lee và Soa Them sáp nhập tháng 7/2000 thành
Ngân hàng mới có tổng tài sản sau sáp nhập là 17 tủ Ringit (tương đương 4,47 tỉ USD)
- Các Ngân hàng luôn theo sát chân các công ty trong nước một mặt hỗ trợ cho các

hoạt động các công ty, một mặt phát triển thêm thị trường ra bên ngoài nền kinh tế.
Citibank, đã theo chân các tập đoàn của Mỹ phát triển thị trường trên khắp toàn cầu, phục
vụ cho các hoạt động thanh toán, tài trợ vốn cho các công ty. Các Ngân hàng như Citibank
đã thực hiện chiến lược mở rộng chi nhánh ra nước ngoài từ những năm 1916. Đến nay
CitiBank có một mạng lưới rết rộng trên khắp các châu lục và quốc gia mà có các công ty
của Mỹ đến kinh doanh.
- Xây dựng một thiết chế điều hành có hiệu quả: để cho những tập đoàn lớn có mạng
lưới rộng khắp có thể hoạt động một cách thông suốt do các Ngân hàng đã xây dựng một
qui chế, chuẩn mực hoạt động, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, chi nhánh
một cách hiệu quả.
- Xây dựng một chiến lược khách hàng trong dài hạn, trong đó xác định rõ các mục
tiêu, chính sách và biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu đó. Citi Bank luôn trung thành với
khách hàng kể cả những lúc thăng trầm trong kinh doanh của khách.
- Lấy khách hàng làm trọng tâm, hoạt động đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng,
các NH luôn thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách, lấy sự hài lòng của khách làm
thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của các bộ phận. Nhân viên các Ngân hàng có một
kỹ năng giao tiếp tốt, mặc dù khách đến và không phát triển quan hệ giao dịch nhưng nhân
viên đều có thái độ tận tình niềm nở.
- Đa dạng hoá hoạt động trên cơ sở chất lượng, dựa trên sự chuyên môn hoá cao độ
và vẫn tập trung vào những lĩnh vực mà mình có lợi thế.
- Luôn bám sát sự đổi mới, phát minh các công nghệ hiện đại, nhất là ứng dụng công
nghệ thông tin, để ứng dụng một cách kịp thời các thành tựu đó vào lĩnh vực hoạt động
Trang 24
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
Ngân hàng để tạo nên tính mới mẻ và độc đáo của sản phẩm tăng khả năng thu hút khách
hàng.
- Có chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng: để khuyến khích khách hàng vay vốn,
Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản đã công bố hình thức cho vay vốn trực tiếp đối với
các công ty hợp doanh giữa các công ty Nhật Bản với nước ngoài. Khi vay vốn các công ty

sẽ được hưởng một phần thuế đánh vào việc thanh toán lợi tức, do vậy các công ty hợp
doanh nước ngoài sẽ có thể được tài trợ với chi phí thấp.
- Xây dựng tốt thương hiệu Ngân hàng trên cơ sở chuẩn hoá và đồng nhất chất lượng
dịch vụ tại chi nhánh trên toàn cầu.
- Có chính sách tiền lương, nguồn nhân lực có hiệu quả để thu hút nhân tài từ các
quốc gia vào làm việc tại các chi nhánh trên toàn cầu.
- Thâm nhập thông qua con đường hợp tác và tài trợ một số tập đoàn Tài chính,
NHTM lớn như: Citi bank… đã dùng chính sách mon men dần vào các Ngân hàng, tập
đoàn khác thông qua con đường hợp tác về công nghệ, đào tạo. Thông qua đó tạo nên sự
đổi mới trong nhận thức, mối quan hệ và sự phụ thuộc về công nghệ.
2.2. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Sắp xếp lại các NHTM Nhà nước, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, tiếp tục bổ
sung vốn điều lệ, tiến tới xóa bỏ cơ chế bao cấp. Chấn chỉnh các NHTM cổ phần theo
hướng tăng cơ sở vốn và quy định an toàn, nhanh chóng lành mạnh hóa tình hình tài chính.
- Đảm bảo NHTM huy động vốn và phân bổ tín dụng có hiệu quả, an toàn,
chủ động trong việc ra quyết định kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ, từng bước
nâng cao hiệu quả hoạt động, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và vương
ra thị trường quốc tế.
- Nâng cao năng lực quản lý, tiềm năng tài chính của các NHTM. Xây dựng
các định chế quản lý, tiềm lực tài chính của các NHTM. Xây dựng các định chế quản lý
phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro (Risk management – RM), quản trị tài
sản – nợ (ALCO), quản trị vốn, kiểm toán nội bộ và hệ thống kế toán (theo kiến nghị của
BIS).
- Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIS)
và thanh toán điện tử liên Ngân hàng.
Trang 25
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH AN
PHÚ
2.3. Cơ hội và thách thức đối với NHTMNN Việt Nam.
2.3.1. Cơ hội.

Hội nhập quốc tế thành công sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội như mở rộng thị
trường, tận dụng những kinh nghiệm quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học của các
nước đi trước, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ,
nâng vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông
qua hội nhập quốc tế sẽ nắm bắt được các cơ hội sau:
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đấy công cuộc đổi mới và cải
cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực
ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật
trong hệt thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập
quốc tế.
- Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM
trong hoạt dộn gkinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi
ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTMVN trong các giao dịch quốc tế.
Đồng thời các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm
quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu
cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài
- Hội nhập quốc tế giúp các NHTMVN tiếp cận và chuyên môn hóa các
nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài
tham gia tất cả các nghiệp vụ ngân hàng tại Việt Nam, buộc các NHTMVN phải chuyên
môn hóa sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị
tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước
ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất
khẩu Việt Nam cũng sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các
NHTMVN sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có nhiều khách hàng hơn trong lãnh vực
xuất nhập khẩu.
2.3.2. Thách thức.
- Các NHTMVN ngày càng chịu nhiều áp lực trong việc giữ và mở rộng thị
phần của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay các NHTM phải chịu áp lực cạnh
Trang 26

×