Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

báo cáo thực tế công tác xã hội với cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.26 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
Trẻ em là chồi non của mỗi gia đình và chủ nhân tương lai của đất nước của đất nước. Bên cạnh những bạn trẻ sinh
ra đã được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ, còn có những bạn sinh ra không biết cha mẹ là ai, không được quan tâm và
chăm sóc, không được may mắn như những người khác. Những mảnh đời bất hạnh ấy luôn mong nhận được sự quan tâm
giúp đỡ từ cộng đồng. Chúng ta là những nhân viên công tác xã hội tương lai đang gắng sức giúp đỡ các em cố gắng khơi
gợi tiềm năng cho các em để các em có thể vượt qua khó khăn thiệt thòi, mặc cảm, tự ti. Chúng ta phải tạo thêm sức mạnh
cho các em để các em vươn lên thoát khỏi mảnh đời bất hạnh của mình.
Vì vậy, trong suốt thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “ thực hành công tác xã hội cá nhân” và xuất phát từ
lòng yêu nghề với mong ước được góp phần sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của xã hội thì tôi đã thực tế tại UBND
xã Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu. Với tư cách là một sinh viên của trường được đào tạo về Công tác xã hội, cần phải
hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của một nhân viên xã hội trong thời kỳ đổi mới. Tuy rằng Công tác xã hội đang ở giai đoạn
đầu mới hình thành và còn rất non trẻ ở nước ta. Nhưng Công tác xã hội đã, đang và sẽ giúp cho những mảnh đời bất hạnh
và bao số phận éo le vươn lên trên số phận, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để trở về với cuộc sống bình thường,
hòa nhập lại với cộng đồng một cách tốt nhất.
Trong một tháng thực tế tại UBND xã Trung Đồng, với sự nỗ lực của bản thân thì tôi đã thu được kết quả như trong
bài báo cáo sau. Vì chưa có kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo của tôi còn nhiều thiếu sót, kính
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 31/07/2014.
1
1
Sinh viên
Lò Văn Bích
PHẦN A
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ
HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
I. THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
- Họ và tên : Lò Văn Bích
- Mã sinh viên :DTZ1257601010003


- Sinh ngày : 11/11/1994
- Sinh viên trường :Đại học Khoa Học - Đại học Thái Nguyên
- Chuyên ngành :Công tác xã hội
- Sinh viên năm : Thứ 2
- Quê quán :Pá Pặt - Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu
II. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
- Tên cơ sở thực tế: UBND xã Trung Đồng
- Địa chỉ: Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu
2
2
- Chức năng, nhiêm vụ: UBND xã Trung Đồng quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy
tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không
ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả
nước.
- Qúa trình hình thành và phát triển: UBND xã Trung Đồng được thành lập theo quyết định số: 41/2008/ND-CP
ngày 8/4/2008 của chính phủ, chính thức vào hoạt động từ 01/06/2008, cách trung tâm huyện 3km về phía đông nam.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 6282,43ha. Phía đông giáp xã Hố Mít huyện Tân Uyên, Phía tây giáp xã Thân Thuộc và thị
trần Tân Uyên, Phía bắc giáp xã Tả Van huyện sa pa tỉnh lào cai, Phía nam giáp xã Pắc Ta và xã Tà Mít huyện Tân Uyên.
Dân số của xã Trung Đồng hiện nay là: Có 21 thôn bản với số hộ 1219 hộ/6363 khẩu, gồm 4 dân tộc anh em cùng
sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 67,03%, dân tộc Mông chiếm 19.01%, dân tộc Khơ Mú chiếm 13,06%, dân tộc
Kinh chiếm 0,9%. Là xã tiếp nhận tái định cư nhiều bản của huyện Than Uyên chuyển đến: 8 bản tái định cư số hộ
339/1715 khẩu. Phát triển kinh tế xã hội chủ yếu là nông nghiệp, Nhân Dân chủ yếu trồng cây lương thực như: lúa, ngô,
cây chè, cây dược liệu thảo quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đời sống của nhân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo
còn cao chiếm 40%.
Về vị trí địa lý: Nhìn chung xã Trung Đồng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao thông đi lại thuận lợi có
quốc lộ 32 chạy qua trung tâm xã, đảm bảo thuận lợi cho Nhân Dân đi lại trong cả 2 mùa: (mùa khô, mùa mưa). Bên cạnh
đó công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng được quan tâm, tại xã có 01 trạm y tế có đầy đủ các lực lượng y, bác
sĩ để phục vụ cho người dân trên địa bàn. Ngoài ra Đảng bộ và UBND xã luôn quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các ngày lễ, tết: Vận động người dân tham gia
phong trào xây dựng nông thôn mới.

Xã có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ luôn tận tình và tâm quyết
với công việc, luôn xử lý công việc kịp thời và khoa học, cấp lãnh đạo thì luôn động viên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời cho
cán bộ, nhờ đó đã hạn chế sai phạm trong cán bộ và đạt được về chất và lượng.
3
3
Trên địa bàn xã cón có 01 bưu điện văn hóa và hầu như mỗi Hộ gia đình đều có điện thoại riêng, thuận tiện cho việc
liên lạc thông tin. Hàng năm bưu chính viễn thông đã phát hành sách báo tới tay người dân, đảm bảo thông tin liên lạc về
thời sự, kinh tế, chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước cho nhân dân trên địa bàn xã. Về giáo dục và đào tạo luôn nhận
được quan tâm chỉ đạo Ban lãnh đạo xã. Tại xã có trường học từ: Mầm non đến THPT, chất lượng dạy học từng bước
được nâng lên, tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng cao, xã còn quan tâm đến công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nhận thức cho người dân trên địa bàn xã.
Tuy nhiên bện cạnh đó xã vẫn còn tồn tại những mặt sau: tỷ lệ mù chữ vẫn còn nhiều chiếm 15%, trên địa bàn xã vẫn
còn tồn tại các tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, bạo lực gia đình, còn nhiều trẻ em phải bỏ học giữa chừng để đi làm giúp
bố mẹ, tỉ lệ tảo hôn khá phổ biến ở các thôn bản, ngoài ra còn có trẻ mổ côi không nơi nương tựa và trẻ khuyết tật do ảnh
hưởng của chiến tranh.
Trên địa bàn xã tỷ lệ trẻ mồ côi không nơi nương tựa chưa được hưởng các chính xã hội giành cho trẻ mồ côi chiếm
1,5%. Do vậy nhiều em đang đi học phải bỏ giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng và chăm lo công việc gia đình, thay cha mẹ
chăm sóc và bảo vệ các em mặc dù còn rất nhỏ tuổi. Điển hình như em: Lù Thị Ngoai, bản Tát Xôm 3.
- Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức cơ sở:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ TRUNG ĐỒNG NĂM 2014
4
Đảng Uỷ xã Trung Đồng
Bí thư: Lường Xuân Hòa
PBT: Trần Thị Huế
4

5
HĐND xã Trung Đồng
Chủ tịch : Lò Văn Sáu
PCT :Nguyễn Hải Thắng.

UBND xã Trung Đồng
Chủ tịch: Tòng Văn Muôn
PCT: Vàng Văn Thượng
PCT: Trương Thị Trang
Công An xã
Lò Văn Hặc
Xã Đội
Tòng Văn Vui
VP.UBND xã
Lò Văn Oan
Nông nghiệp xã
Hoàng Văn
Ngắm
Ban Tài Chính
Lò Thị Hương

Trạm Y
tế: Lò
Văn Bia
Nhà
trường
Tổ CCHC
Nguyễn
Văn Bình
LĐ.TBXH
xã: Hà Văn
Trung
VHXH
xã: Phan
Thị Đào

Tư Pháp
xã: Sìm
Văn Chính
Địa chính
xã: Vũ
Văn Mùi
5
Từ sơ đồ trên cho chúng ta thấy quan hệ giữa các phòng ban trong xã là quan hệ phụ thuộc. Xã Trung Đồng hình thành
và phát triển như ngày hôm nay là nhờ vào công sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ xã, đứng đầu là Đảng bộ. Xã có 32 cán bộ,
biên chức, tất cả các đoàn thể nằm tại xã. Trong xã có từng chi bộ riêng, mỗi chi bộ có từ 3 Đảng viên trở lên.
-Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở thực tế: Xã Trung Đồng mới được thành cách đây 6 năm, còn trẻ và gặp
nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất và hạ tầng, chất lượng cuộc sống của người dân nhưng bên cạnh đó
xã cũng đã từng bước củng cố nhằm và khắc phục, từng bước đi lên để thay đổi và phát triển kinh tế- văn hóa xã hội. Trong
những năm vừa qua xã liên tiếp nhận được khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của UBND huyện và UBND tỉnh.
Xã có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ luôn tận tình và tâm huyết
với công việc, xử lý công việc luôn kịp thời và khoa học, cấp lãnh đạo thì luôn động viên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời cho
cán bộ, từ đó đã hình thành nên một đội ngũ cán bộ đạt cả về chất và lượng.
Theo em nghĩ với chất lượng đội ngũ cán bộ của xã trẻ và nhiệt tình ngày càng được củng cố và nâng cao thì UBND
xã Trung Đồng sẽ ngày càng có vị thế cao trong lòng người dân, sẽ đáp ứng nhu cầu cũng như tâm tư nguyện vọng của
mọi người dân trên địa bàn xã.
6
21 Thôn bản
6
7
7
III. NỘI DUNG BÁO CÁO
3.1. Nhận thức của sinh viên về đợt thực tế:
3.1.1. Nhân tức:
Thực tế chuyên môn là một trong những nội dung quan trọng trong chương
trình đào tạo của "Cử nhân công tác xã hội". Đây là một quá trình hoạt động

chuyên môn rất thiết thực và hữu ích đối viên sinh viên ngành Công tác xã hội, là
cơ hội để sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế và làm việc trực tiếp với thân
chủ. Đồng thời vận dũng những kiến thức đã học vào thực tiễn để giải quyết vấn đề
cho thân chủ của mình để có thêm hiểu biết và có kinh nghiệm làm việc sau khi ra
trường. Không những vậy, khi đi thực tế chuyên môn I một còn giúp tôi - Nhân
viên công tác xã hội tương lai - hiểu hơn về những việc mà nhân viên Công tác xã
hội cần phải làm và không được làm, từ đó thấy gắn bó và yêu nghề của mình hơn.
3.1.2. Mục tiêu:
- Đạt được các kỹ năng làm việc với cá nhân và phát triển sự tự tin khi làm
việc với cá nhân.
-Tạo được mối quan hệ tốt với cơ sở thực tế để có thể nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các cán bộ tại cơ sở.
-Tạo mối quan hệ tốt với thân chủ để góp một phần công sức nhỏ bé của
mình vào việc giúp đỡ thân chủ vượt qua khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập
với công đồng.
-Trong đợt thực tế này mỗi sinh viên phải tiếp xúc và làm việc với một thân
chủ cụ thể do mình lựa chọn, qua đó vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương
pháp của công tác xã hội với cá nhân vào thực tiễn khi làm việc với thân chủ, để
thu thập thông tin, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề cho thân chủ
-Xây dựng được mối quan hệ nghề nghiệp và tạo được sự tin tưởng với thân
chủ để giải quyết vấn đề cho thân chủ một cách dễ dàng hơn và rút kinh nghiệp
trong quá trình thực tế, nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyên môn về công tác
xã hội với cá nhân.
8
-Rèn luyện và phát triển các kỹ năng và phương pháp nghề nghiệp như một
nhân viên công tác xã hội khi làm việc với thân chủ.
- Hiểu được vai trò của người làm công tác xã hội trong việc cung cấp các
dịch vụ xã hội, nắm vững chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong công việc. Từ
đó hình thành ý thức, đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo
yêu cầu của nghề nghiệp và chuyên môn công tác trong tương lai.

- Thiết lập được mối quan hệ với những người liên quan tới thân chủ để hiểu rõ và
hiểu chính xác hơn về vấn đề của thân chủ.
3.1.3. Nhiệm vụ:
-Mỗi sinh viên phải tự liên hệ với cơ sở thực tế và tự lựa chộn cho mình một
thân chủ cụ thể để tác nghiệp.
-Thu thập các thông tin về thân chủ, nhận diện vấn đề của thân chủ, phân tích
các vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn
đề và cùng thân chủ thực hiện kế hoạch đó.
-Lượng giá kết quả, xem những gì đã đạt được và chưa đạt được từ đó rút ra
kinh nghiệm cho mình.
- Nỗ lực hết mình, có ý thức trong quá trình thực tế, làm việc như một nhân
viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân
trong quá trình thực tế.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn:
Trước khi đi thực tế tôi rất băn khoăn và lo lắng không biết mình đi thực tế sẽ
như thế nào? Mình có tiếp xúc và làm việc được với thân chủ hay không? Mình có
thiết lập được mối quan hệ nghề nghiệp hay không? Nhưng khi đến cơ sở thực tế
thì tôi lại suy nghĩ không biết các bác , các anh, chị có tạo điều kiện giúp đỡ mình
hay không? Mình có chọn được đối tượng cho mình hay không, tôi luôn sợ rằng
mình sẽ không áp dụng được những kiến thức đã học vào quá trình làm việc, giải
quyết vấn đề của thân chủ. Có đạt được mục tiêu đề ra hay không? Nhưng kết quả
của đợt thực tế này của tôi đã chứng minh tất cả. Trong một tháng thực tế tại bản
Tát Xôm 3 - Trung Đồng- Tân Uyên - Lai Châu tôi đã gặp những thuận lợi và khó
khăn sau:
9
3.2.1. Thuân lợi
- UBND xã Trung Đồng đã tạo điều kiện cho tôi đến thực tế. Quan tâm và chỉ
bảo tôi tận tình, giới thiệu kỹ cho tôi biết về các đối tượng trong công tác xã hội.
- Kiểm huấn viên cũng tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội và chị đã
hướng dẫn tôi tận tình trong suốt qúa trình thực tế tại cơ sở, khi gặp khó khăn trong

quá trình tạo mối tương tác với thân chủ thì kiểm huấn viên luôn sẵn sàng giúp đỡ
tôi vượt qua những khó khăn đó.
- Vì thực tế trên địa bàn xã nên điều kiện đi lại cũng thuận lợi hơn.
- Thân chủ cũng rất thân thiện, hòa đồng, dễ gần gũi và sẵn sàng hợp tác với
tôi. Thân chủ có khả năng nhận thức và giao tiếp bình thường, nên việc tiếp xúc và
thu tập thông tin cũng thuận lợi, dễ dàng hơn.
- Tôi được trang bị khá đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phương pháp nên sẵn
sàng vận dụng vào quá trình tiếp xúc, làm việc với thân chủ.
3.2.2. Khó khăn:
- Do thực tế Tại UBND xã, không phải là các trung tâm nuôi dưỡng trẻ nên tôi
phải thường xuyên xuống cơ quan và do thực tế ở nhà nên nhiều khi tôi phải đi làm
việc nhà giúp gia đình mà không có thời gian đi gặp, làm việc với thân chủ, có lúc
tôi phải đi bù vào buổi tối.
- Do thời gian thực tế ít và không có thầy cô hướng dẫn nên tôi gặp khá nhiều
khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ và giải quyết vấn đề của thân chủ.
- Do trình độ nhận thức của thân chủ và người dân địa phương về ngành Công
tác xã hội còn hạn chế nên tổi phải mất nhiều thời gian trong việc giải thích về
chuyên ngành mình.
3.3. Đối chiếu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành vào quá trình thực tế
Tôi đã vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp sau vào quá trình
thực tế:
3.3.1. Môn tham vấn:
10
Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với khách hàng của
mình. Thông qua trò chuyện trao đổi và chia sẻ tâm tư, tình cảm dựa trên các
nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), từ đó nhà tham vấn
nói cho thân chủ hiểu về vấn đề của mình, để thân chủ tự giải quyết vấn đề của họ
bằng chính năng lực bản thân họ. Hoạt động tham vấn bao gồm việc lắng nghe đối
tượng trình bày vấn đề của họ, làm cho họ thấy dễ chịu, giúp họ nhận biết vấn đề
và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Do chưa được học môn này trước

khi đi thực tế nên tôi gặp không ít khó khăn khi sử dụng môn học này trong quá
trình thực tế. Nhưng tôi vẫn vận dụng được các kỹ năng sau:
- Kỹ năng lắng nghe:
Là một kỹ năng quan trọng trong tham vấn, lắng nghe tức là chú ý nghe
những gì thân chủ nói một cách tích cực và chắt lọc lấy những thông tin quan trọng
trong những lời nói của thân chủ vừa chia sẻ. Muốn tham vấn có hiệu quả thì trước
tiên phải biết lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của thân chủ. Vì vây, tôi đã sử
dụng kỹ năng này khá nhiều trong quá trình làm việc với thân chủ, ngay từ lần đầu
tiên gặp thân chủ đến hết quá trình làm việc với thân chủ tôi luôn sử dụng kỹ năng
này. Tôi đã sử dụng kỹ năng này để thu thập thông tin về thân chu và vấn đề của
thân chủ.
- Kỹ năng thấu cảm:
Là kỹ năng quan trọng nhất trong tham vấn, thấu cảm là cảm nhận những
điều mà thân chủ đang gặp phải, đang chia sẻ. Đó là khả năng hiểu bằng cảm xúc,
biết chính xác thế giới của thân chủ. Đây là kỹ năng mà tôi vân dụng vào quá trình
thực tế rất tốt. Tôi đã đặt mình vào vị trí của thân chủ là một trẻ mồ côi không nơi
nương tựa, đang trong giai đoạn đầu của trưởng thành để có thể hiểu được tâm tư
tình cảm của thân chủ. Tôi không chỉ cảm nhận những điều thân chủ nói và hiểu
cảm xúc của thân chủ qua lời nói mà còn cảm nhận thông qua cả cử chỉ và hành
động đặc biệt là ánh mắt của thân chủ, tôi luôn hiểu về nhu cầu của thân chủ: thân
chủ muốn gì và cần gì.
Kỹ năng thấu cảm được tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc, trò
chuyện và vấn đàm với thân chủ để thu thập thông tin. Khi tôi thấy thân chủ buồn và
đặt ra câu hỏi: Vì sao mình lại bất hạnh như vậy chứ? Tại sao mình không được như
bao người khác? Thì tôi đã thấu cảm với thân chủ bằng lời nói như sau: “Có phải em
đang buồn không, em đừng tự tránh mình nữa, anh biết sự mất mát lớn nhất trong
11
cuốc đời này là mất đi tình yêu thương và sự tre trở của bố mẹ, anh cũng vậy thôi từ
khi anh lên 6 tuổi anh đã không được gọi tiếng cha như người khác nữa, nhưng có thể
nói là anh may mắn hơn em một chút vì anh còn có mẹ. Ở trên đời này không chỉ có

anh và em mà còn có rất nhiều người cũng có hoàn cảnh như anh em mình mà, nhưng
họ biết, tự vươn lên thoát khỏi hoàn cảnh đó bằng chính sức lực của mình em ạ, em
cũng phải như vậy chứ? ”. Chính sự thấu cảm đó của tôi với thân chủ có tác dụng vô
cùng lớn trong quá trình tiếp xúc với thân chủ, tôi đã tạo cho thân chủ sự tin tưởng,
cho thân chủ thấy rằng vẫn có người lắng nghe và hiểu được mình. Đây chính là cơ sở
để tôi thiết lập mối quan hệ thân thiết, bền chặt với thân chủ của mình hơn.
- Kỹ năng đặt câu hỏi:
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng trong tham vấn và được sử dụng rất
nhiều trong công tác xã hội, muốn tham vấn có hiểu quả thì chúng ta phải khai thác
các thông tin về vấn đề liên quan đến sự kiện của thân chủ, muốn khai thác được
thông tin chung ta phải đặt ra các câu hổi để đối tượng trả lời, qua đó làm toát lên
những thông tin được ẩn sau trong sự kiện đó. Ưu thế của kỹ năng này trong tham
vấn là không chỉ làm thân chủ nói ra những điều mình biết mà còn khiến cho thân
chủ nhớ lại những gì đã quên.
Tôi đã vận dụng kỹ năng này khá thành thạo và đạt được những thành công
nhất định. Đây là kỹ năng mà tôi sử dụng rất nhiều trong quá trình tiếp xúc thân
chủ, khai thác thông tin, vấn đàm và trong cả các cuộc gặp gỡ và thu thập thông tin
từ gia đình thân chủ và những người bạn của thân chủ. Trong các cuộc vấn đàm thì
các câu hỏi đã được tôi nghĩ và chuẩn bị trước như: “Em có muốn được đi học
không?”. Câu hỏi kết hợp là câu hỏi được tôi sử dụng khá thành công: “Em cảm
thấy thế nào khi phải đóng vai trò là một người mẹ để chăm sóc cho 2 em và đảm
nhận những công việc của gia đình?"
- Kỹ năng phản hồi:
Phản hồi là đáp lại những lời nói hành động, cử chỉ của thân chủ. Tôi đã sử
dụng kỹ năng này khá tốt, đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện với thân chủ, khi
nghe thân chủ tâm sự, chia sẻ…Khi thân chủ nói, hay kể chuyện thì ngoài việc tôi
chú tâm lắng nghe để hiểu những điều thân chủ nói thì tôi còn phản hồi lại để thân
chủ cảm thấy rằng tôi đang rất chú tâm nghe em nói, tôi hiểu những gì em nói và
đồng cảm với em. Tạo cho em cảm giác được tôn trọng, được chia sẻ.
12

Khi nghe thân chủ chia sẻ về vụ tai nạn của bố em 4 năm trước thì tôi đã phản hồi
lại bằng cách: "Vậy là kể từ hôm đó em không được nhìn thấy mặt bố nữa đúng
không?"
- Kỹ năng xử lý im lặng:
Là kỹ năng nhằm phá vỡ sự im lặng của thân chủ, tạo cảm giác an toàn, tin
tưởng để thân chủ nói ra những điều thân chủ cảm thấy khó nói hoặc không muốn
chia sẻ. Đây là kỹ năng rất quan trọng và tôi đã sử dụng khá nhiều vì thân chủ của
tôi là người ít nói, hay sống nội tâm nên nhiều khi cuộc trò chuyện của chúng tôi bị
ngắt quãng và tôi đã xử lý im lặng bằng cách sau: Khi thân chủ im lặng thì tôi
thường để cho thân chủ một khoảng thời gian ngắn tầm 1 - 2 phút và sau đó, tôi nói
chúng ta tiếp tục được chứ?
3.3.2.Môn nhập môn công tác xã hội:
Đây là môn học mà tôi khó vận dụng nhất các kiến thức mà tôi đã sử dụng
trong quá trình thực tế là:
Tôi đã hiểu được nhân viên công tác xã hội là gì? Nhân viên công tác xã hội
không phải là người từ thện, người làm hộ hay làm thay mà là người trợ giúp cho
thân chủ để thân chủ có thể hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình và tự ý
thức để vươn lên trong cuộc sống. Lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với thân chủ tôi đã
giới thiệu về mình và về ngành Công tác xã hội. Tôi cũng giải thích cho 2 em của
thân chủ hiểu về Công tác xã hội và các công việc mà Nhân viên công tác xã hội
làm.
Áp dụng các kiến thức của môn học này vào để nhận diện vấn đề của thân
chủ. Ngay lần đầu tiên thực hiện vấn đàm để thu thập các thông tin của thân chủ thì
tôi đã nhận diện được sơ qua vấn đề của thân chủ. Về sức khỏe thì thân chủ gầy gò
và hay ốm yếu, tỉnh thoảng hay đâu lại vết thương cũ ở cánh tay phải khi vận động
nặng. Em bị mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, em chị em phải tự dựa
vào nhau để sống, hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, chưa được hưởng các chính
sách xã hội giành cho người nghèo.
- Tôi cùng thân chủ phân tích tất cả các vấn đề của thân chủ từ đó tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ, để thân chủ nhận ra vấn đề của mình và thấy

được tiềm năng của mình và tuej giải quyết vấn đề đó bằng chính khả năng của
mình.
13
- Tôi vận dụng môn học này vào việc chọn đối tượng tác nghiệp cho mình.
Các đối tượng của công tác xã hội là những người yếu thế, thiệt thòi như khuyết
tật, nghèo đói, người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa …hay những
người gặp khó khăn trong cuộc sống như: bạo lực gia đình, khúc mắc trong chuyện
tình cảm, gia đình và hôn nhân… Tôi đã vận dụng điều này để tìm thân chủ cho
mình là em Lù Thị Ngoai, 16 tuổi, là trẻ mồ côi không nơi nương tựa hiện đang
sống tại bản Tát Xôm 3 - Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu.
3.3. 3. Môn Tâm lý học xã hội và Tâm lý học phát triển:
Đây là môn học có nhiều kiến thức về tâm lý con người, tâm lý nhóm và tâm
lý lứa tuổi. Tôi đã vận dụng được kiến thức của môn học này vào quá trình thực tế,
tiếp cận với thân chủ của mình.
Ấn tượng ban đầu: Là kiến thức tôi vận dụng đầu tiên của môn học này.
Muốn tạo được mối quan hệ với thân chủ thì ngay lần gặp đầu tiên tôi phải tạo
được ấn tượng tốt cho thân qua những lời nói, điệu bộ, cử chỉ để có thể tạo được ấn
tượng tốt với thân chủ.
Các giai đoạn phát triển của con người: tôi đã vận dụng điều này vào trường
hợp cụ thể của em Ngoai, biết được em đang ở giai đoạn là thanh niên, năm nay
em 16 tuổi đây là giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành sự phát triển tâm lý: Thích
có các mối quan hệ bạn, bè thân thiết, thích được chia sẻ tâm sự, muốn được hiểu
và quan tâm. Ở giai đoạn này ngoài những tình bạn ra thì thân chủ còn có tình cảm
khác ở mức độ cao hơn đó là tình yêu. Trong chuyện tình cảm thì thân chủ mong
có được một tình yêu đích thực và muốn được quan tâm chia sẻ từ người mình yêu.
Tôi đã vận dụng kiến thức đã học để khai thác thông tin về vấn đề tình cảm của
thân chủ.
Tôi cũng đã vận dụng các kiến thức về tâm lý của trẻ khuyết tật vào quá
trình tiếp cận và làm việc với thân chủ: Tâm lý của em là: sống khép mình, không
thích giao lưu với người khác, vì sợ người khác khinh thường, sợ người khác nói

rằng mình là trẻ không có bố mẹ nuôi dậy…Nắm được tâm lý chung của lứa tuổi
và tâm lý của trẻ mồ côi để tôi có cách tiếp cận phù hợp và đem lại hiệu quả cao
hơn.
Tuy nhiên sự vận dụng của tôi là chưa sâu sắc và hiệu quả đạt được là chưa
cao: vì mỗi còn người lại có một đặc điểm tâm lý riêng, tâm lý của con người rất
đa dạng và phong phú. Vì vậy, tôi không thể năm bắt được hết. Hơn nữa, thân chủ
14
có cơ chế phòng vệ, khả năng che giấu cảm xúc của thân chủ là khá tốt nên tôi rất
khó để phát hiện được cảm xúc thật của thân chủ.
3.3.4. Môn An sinh xã hội:
An sinh xã hội là một hệ thống cơ chế chính sách, các giải pháp của nhà
nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi
ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do
bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hay
vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa
và cung cấp dịnh vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ thống chính
sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt. Tôi đã
vận dụng kiến thức của môn học này như sau:
- Tôi đã cúng cấp các thông tin về các chế độ mà thân chủ phải được hưởng
cho thân chủ biết: trợ cấp là gì? Trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng. Và thân
chủ được trợ cấp bao nhiêu, trợ cấp những gì? Tôi đã biết được em phải được trợ
cấp hàng tháng, em phải được trợ cấp tới khi em đủ 18 tuổi. Mỗi tháng em phải
được trợ cấp với số tiền là nghìn đồng.
3.3.5. Môn Chính sách xã hội:
Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa,
cụ thể hóa các giải pháp của nhà nước trong việc giải quyết vấn đề xã hội liên quan
tới từng nhóm người hay toàn bộ dân cư trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường
lối, của Đảng nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội để phát triển toàn diện về
con người.
Tôi đã vận dụng các kiến thức của môn học này để xem xét thân chủ đã được

hưởng các chính sách gì và chính sách gì thân chủ chưa được hưởng. Đồng thời từ
môn học này mà tôi có thể cung cấp cho thân chủ các thông tin về các chính sách,
những ưu tiên, quyền lợi mà trẻ mồ côi phải được hưởng như: trợ cấp hàng tháng.
- Vận dụng vào trường hợp cụ thể của em Ngoai để tìm hướng giải quyết các
vấn đề mà em đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề nghèo đói: tôi đã vận động được 1
đoàn thanh niên tình nguyên của huyên và của xã quyên góp để ủng hộ và giúp đỡ
gia đình em với số tiền là 5.35.000VNĐ cùng với một chút quà là 1 lọ nước mắm,
1 gói mì chính và 10 gói kẹo. Sự vận động này đem lại hiệu quả rất lớn cho tôi
15
trong quá trình tìm hướng giải quyết các vấn đề cho thân chủ, tìm nguồn lực hỗ trợ
cho em.
3.3.6. Môn Công tác xã hội với cá nhân:
Đây là môn học quan trọng nhất và tôi phải vận dụng nhiều nhất trong quá
trình thực tế. Đây cũng là môn học mà tôi vận dụng thành công nhất. Công tác xã
hội cá nhân vừa là một quá trình, vừa là một phương pháp can thiệp, giúp đỡ từng
cá nhân thân chủ có vấn đề về chức năng (bị mất, bị giảm thiểu hoặc bị phát triển
lệnh lạc các chức năng xã hội) thông qua mối quan hệ 1-1 ( giữa nhân viên công
tác xã hội và thân chủ). Đây là môn học được tôi sử dụng trong suốt quá trình làm
việc với thân chủ. Các kiến thức, kỹ năng và phương pháp mà tôi đã sử dụng đó là:
3.3.6.1. Các nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân:
Trong quá trình thực tế tôi đã thực hiện theo đúng các nguyên tắc hoạt động
của Công tác xã hội cá nhân và thu được kết quả khá tốt.
- Chấp nhận thân chủ:
Sau khi được ban lãnh đạo cơ sở giới thiệu thì tôi đã chấp nhận thân chủ với
những điểm yếu như: mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, phải thay bố mẹ
đảm nhậ việc nhà và chăm sóc 2 em, phải nghỉ học vì quá nghèo, chưa được hưởng
các chính sách xã hội giành cho trẻ mồ côi, hay sống khép mình Bên cạnh những
hạn chế đó tôi còn chấp nhận thân chủ với các điểm mạnh sau: Thân thiên, dễ gần
gũi,có bạn thân Tôi không phán xét hay đưa ra bất cứ sự kỳ thị nào với thân chủ,
tôi sẵn sàng chấp nhận và trợ giúp thân chủ.

- Cá nhân hóa:
Tôi đã chấp nhận thân chủ với tư cách là cá nhân duy nhất không hòa lẫn với bất
cứ ai tại địa phương với những đặc trưng và cá tính riêng biệt sau: Thận thiện, dễ
gần, sống khép mình, không thích giao lưu với mọi người xung quanh Mặc dù tại
địa phương không ít trẻ mồ côi và trẻ khuyêt tật nhưng tất cả những đặc trưng và
cá tính riêng biệt đó đã làm nên cái tên thân chủ và không hòa lẫn với bất kỳ ai.
- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Tôi đã luôn tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ, khi thân chủ quyết định các
vấn đề của mình như: Vấn đề về chính sách xã hội giành cho trẻ mồ côi… Tôi không
hề áp đặt ý kiến chủ quan của tôi vào vấn đề của em mà tôi chỉ định hướng cho thân
16
chủ. Khi giải quyết vấn đề của thân chủ cũng vậy, tôi chỉ là người lên kế hoạch, đưa
ra các hướng giải quyết cho thân chủ và thân chủ chính là người thực hiện và tự lựa
chọn giải pháp phù hợp với mình. Tuy nhiên ở một số trường hợp nhất định tội lại
không thể trao cho thân chủ quyền tự quyết vì có thể nó sẽ ảnh hưởng đến thân chủ
và người thân chủ như thân chủ nói: "nhiều khi em chỉ muốn đi tự tử cho xong
thôi".
- Lôi kéo sự tham gia giải quyết của thân chủ
Tôi sử dụng trong quá trình nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề của thân
chủ. Để lôi kéo em Ngoai tham gia cùng giải quyết vấn đề thì tôi đẽ tạo cho em
một môi trường ân cần, được tôn trọng và trình bầy rõ vai trò chức năng của Công
tác xã hội. Cùng thân chủ xem xét để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của thân
chủ, phân tích xem vấn đề nào là vấn đề mà thân chủ cho rằng quan trọng nhất và
cần giải quyết. Cùng thân chủ thảo luận và tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề
đó. Khi được lôi kéo tham gia giải quyết vấn đề thì thân chủ rất vui vẻ hào hứng và
có rất nhiều ý kiến.
- Đảm bảo bí mật riêng tư cho đối tượng
Đây là nguyên tắc được tôi thực hiện rất chặt chẽ, những gì là bí mật là riêng
tư của thân chủ thì tôi luôn đảm bảo giữ kín cho em. Khi gặp thân chủ lần đầu tiên
tôi đã khẳng định với thân chủ rằng sẽ đảm bảo bí mật riêng tư cho em, nếu không

có sự đồng ý của em thì tôi không được phép tiết lộ với người thứ ba.
- Nhân viên công tác xã hội luôn ý thức về mình
Mặc dù mới là sinh viên năm thứ 2 và đang đi thực tế lần thứ nhất nhưng tôi
luôn ý thức về bản thân mình, luôn giữ gìn những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
và tôi luôn đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu. Không để tình cảm riêng tư xen
lẫn vào công việc, không để mình bị chi phối bởi các yếu tố khách quan. Tôi luôn
cố gắng chứng tỏ năng lực và tính chuyên nghiệp của mình trong quá trình làm
việc với thân chủ đặc biệt là trong quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ .
- Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên công tác xã hội
với thân chủ
Ngay từ buổi đầu gặp mặt tôi đã cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân
thiết với thân chủ bằng cách chia sẻ, tâm sự, đồng cảm với em và tôn trọng quyền
riêng tư của em. Luôn hỏi thăm, động viên em học tập để vươn lên trong cuộc
17
sống. Tôi luôn tránh làm thân chủ thấy mặc cảm, tự ti, thấy tủi thân về hoàn cảnh
và vấn đề của mình.
3.3.6.2. Tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ:
Tôi đã thực hiện tiến trình đúng 7 bước như sau:
- Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Tôi đã tìm đến thân chủ, để trò chuyện, làm quen và thiết lập mối quan hệ
nghề nghiệp với em, hỏi sơ qua về tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình em. Thấy em rất
thân thiện, hòa đồng nên tôi xin phép em để chọn em làm thân chủ của mình. Tôi
vận dụng cách tiếp cận này rất thành công vì thân chủ sẵn sàng hợp tác với tôi.
- Bước 2: Nhận diện thân chủ
Thân chủ của tôi là em Lù Thị Ngoai, 16 tuổi, quê ở Tân Uyên - Lai Châu.
Qua quá trình tiếp xúc, khai thác thông tin tôi đã nhận diện được vấn đề ma em gặp
phải là: Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, phải chăm sóc 2 em và thay
cha, me làm công việc gia đình, chưa được hưởng các chính sách xã hội giành cho
trẻ mồ côi Tôi đã vận dụng các kiến thức của mình một cách linh hoạt để nhận
diện đúng vấn đề của thân chủ. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đem lại những

hiệu quả rõ dệt.
- Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin
Tôi đã tiến hành thu thập thông tin ngay từ khi được kiểm huấn viên giới
thiệu về thân chủ, làm việc với trưởng bản và ngay từ lần đầu tiên gặp em và các
buổi sau khi làm việc với em. Sau thu thập được khá đầy đủ thông tin vè thân chủ
thì tôi đã tiến hành xử lý thông tin bằng cách chắt lọc lấy những thông tin quan
trọng, hữu ích trong quá trình giải quyết vấn đề cho thân chủ. Tôi đã thực hiện
đúng quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin, vận dụng kiến thức đã một
cách triệt để để các thông tin không bị bỏ sót.
- Bước 4: Chuẩn đoán và xác định vấn đề
Sau khi thu thập được các thông tin thì tôi đã xem xét rất kỹ lưỡng, phân tích
các vấn đề của thân chủ, xem xét các điểm mạnh, điểm yếu, các tiềm năng của thân
chủ, các nguồn lực có thể trợ giúp em. Từ đó chọn vấn đề ưu tiên để giải quyết cho
thân chủ. Sau khi xem xét kỹ lưỡng thì tôi quyết định chọn vấn đề ưu tiên là vấn
đề. Đây là vấn để mà cần được giải quyết trước tiên.
18
- Bước 5: Lên kế hoạch giải quyết
Tôi đã cùng thân chủ lên kế hoạch giải quyết vấn đề của thân chủ, trao đổi
với kiểm huấn viên để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất, tháo gỡ vấn đề cho em
Ngoai. Vấn đề được ưu tiên giải quyết là vấn đề, Tôi đã cùng thân chủ lên một bản
kế hoạch để giải quyết vấn đề rất tỉ mỉ và chi tiết. Trong bản kế hoạch có đầy đủ
tên kế hoạch, mục đích, mục tiêu và nội dung của kế hoạch, để khi nhìn vào đó
thân chủ có thể hiểu và tiến hành theo kế hoạch đã đề ra.
- Bước 6: Thực hiện kế hoạch
Từ bản kế hoạch đã đề ra tôi đóng vai trò la chất xúc tác, là người động viên,
trợ giúp thân chủ thực hiện kế hoạch đó. Tôi trợ giúp thân chủ khi thân chủ gặp
khó khăn. Thường xuyên trao đổi với kiểm huấn viên, thăm hỏi, động viên thân
chủ để thân chủ có thể thực hiện kế hoạch một cách tốt hơn. Sau mỗi lần thực hiện
xong một giai đoạn thì tôi cùng thân chủ lượng giá xem đã làm được những gì và
còn những gì chưa làm được, nếu đạt kết quả tốt thì thực hiện kế hoạch tiếp theo.

Nếu chưa tốt thì đánh giá, rút kinh nghiệm và thực hiện lại.
- Bước 7: Lượng giá
Tôi thực hiện lượng giá từng giai đoạn và lượng giá chung cho cả quá trình.
Trong quá trình lượng giá từng giai đoạn thì có phần tỉ mỉ hơn, nếu lượng giá chưa
đạt thì tôi cùng thân chủ đánh giá, rút kinh nghiêm, và thực hiện lại. Nếu lượng giá
từng giai đoạn thành công thì chắc chắn lượng giá toàn kế hoạch sẽ thành công. Dù
có thất bại khi lượng giá toàn bộ kế hoạch thì tôi cũng không còn thời gian để làm
lại nữa, vẫn phải kết thúc ca. Quá trình lượng giá còn vội vàng, mang tính khách
quan và khích lệ.
3.3.6.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội:
Căn cứ vào trường hợp cụ thể của em Ngoai mà tôi đã lựa chọn vai trò của
nhân viên công tác xã hội phù hợp để có thể giúp đỡ em được nhiều nhất là:
- Vai trò là nhà giáo dục
Tôi đã trang bị cho em các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo
vệ bản thân mình, cung cấp thêm kiến thức để em có thêm nhiều kinh nghiệm hơn
trong việc chăm sóc 2 em của mình. Cung cấp cho em biết thêm các kiến thức về
trẻ mồ côi, các chương trình, chính sách mà trẻ mồ côi được hưởng.
19
- Vai trò trung gian kết nối
Tôi đã kết nối em đến với chính sách xã hội giành cho trẻ mồ côi, hướng dẫn
và cùng em làm hồ sơ để nhân được trợ cấp hàng tháng. Nhưng đến nay vẫn chưa
có kết quả. Do thân chủ còn nhỏ và phải chăm lo cho 2 em ở nhà và trên địa bàn
không có các trung tâm giới thiệu việc làm, không có các công ty, hay nhà máy để
tuyển công nhân nên tôi rất khó kết nối thân chủ với các việc làm phù hợp.
- Vai trò tạo thuận lợi
Đây là vai trò được tôi vận dụng rất nhiều, đặc biệt là trong quá trình tiếp
xúc và khai thác thông tin của thân chủ. Tôi luôn tạo điều kiện để Ngoai có thể bộc
lộ vấn đề tình cảm của mình, bộc lộ cảm xúc. Cố gắng lôi kéo và tạo điều kiện để
thân chủ tham gia giải quyết vấn đề và phát huy được khả năng của mình.
- Vai trò là chất xúc tác

Tôi đã vận dụng tất cả các kỹ năng mà mình đã học để vào quá trình tiếp xúc
với thân chủ để thân chủ có thể phát huy được năng lực và sự tự giác giải quyết
vấn đề của mình. Tôi luôn gợi mở, phân tích để thân chủ thấy được điểm mạnh,
điểm yếu của mình, nhận thức được vấn đề của mình.
- Vai trò là nhà tham vấn
Tôi đã chia sẻ, tâm sự với thân chủ, luôn lắng nghe thân chủ nói và có sự
phản hồi lại. Tôi tham vấn cho thân chủ về vấn đề tâm lý - tình cảm, về chuyện
tình cảm riêng tư, về hướng đi trong tương lai, về ước mơ nghề nghiệp của thân
chủ.
- Vai trò là người biện hộ:
Tôi không vận dụng được vai trò này vào quá trình làm việc với thân chủ. Vì
các vấn đề của thân chủ không liên quan tới pháp luật và không cần người biện hộ.
3.3.6.4. Các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân:
- Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe trong công tác xã hội khác với lắng nghe
thường ngày, lắng nghe ở đây không đơn thuần là lắng nghe những gì thân chủ nói
mà phải sử dụng các giác quan và lắng nghe bằng cả tâm hồn, để hiểu được thân
chủ nhân viên xã hội phải lắng nghe một cách tích cực và có chọn lọc.
Tôi đã sử dụng kỹ năng này rất nhiều, trong suốt quá trình làm việc với thân
chủ 1 tháng qua tôi đều chú ý, chú tâm lắng nghe thân chủ nói để có thể hiểu được
20
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thân chủ. Tuy nhiên khi nghe tôi tránh cho thân
chủ nói lan man, hướng thân chủ nói vào trọng tâm vấn đề. Khi nghe,tôi thường
chắt lọc lấy những thông tin quan trọng. Khi nghe tôi có sự phản hồi lại để thân
chủ cảm thấy tôi đang nghe thân chủ nói, thân chủ sẽ thấy mình được tôn trọng.
Tôi vừa nghe vừa ghi chép lại những gì quan trọng và quan sát thái độ, hành vi của
thân chủ. Kỹ năng này tôi vận dụng rất hiệu quả và tạo được sự tin tưởng của thân
chủ trong suất quá trình làm và thu thập thông tin thân chủ.
- Kỹ năng vấn đàm: Là cuộc gặp gỡ nói chuyện trực tiếp giữa tôi với thân
chủ. Tôi đã vận dụng kỹ năng này vào thực hiện 3 cuộc vấn đàm. Tôi đã thực hiện
cuộc vấn đàm tìm hiểu, chuẩn đoán và trị liệu. Để thực hiện cuộc vấn đàm tốt tôi

đã xác định rõ thời gian, địa điểm… Tôi cũng xác định rõ mục đích của cuộc vấn
đàm như sau:
+ Lần 1: Vấn đàm tìm hiểu : Tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông
tin cá nhân, các thông tin về gia đình, các mối quan hệ của thân chủ.
+ Lần 2: Vấn đàm chuẩn đoán: Xác định các vấn đề mà thân chủ gặp phải.
Tìm hiểu các nhu cầu, mong muốn và ước mơ của thân chủ, xác định nguyên dẫn
đến vấn đề đó của thân chủ.
+ Lần 3: Vấn đàm trị liệu: Vừa tìm hiểu các thông tin về thân chủ, các thông
tin liên quan tới vấn đề tâm lý của thân chủ, đến các chính sách trợ cấp mà thân
chủ được hưởng và chưa được hưởng.
Tôi có chuẩn bị trước các câu hỏi vấn đàm. Trong quá trình vấn đàm tôi có
ghi chép lại các câu trả lời của thân chủ và tôi có sử dụng điện thoại di động để ghi
âm lại cuộc vấn đàm. Khi về nhà tôi có xem lại tất cả quá trình vấn đàm xem có bỏ
sót chi tiết nào không. Kỹ năng này được tôi sử dụng rất thành công và đem lại
hiệu quả tốt.
- Kỹ năng quan sát: Là quá trình tri giác có chú ý, có mục đích và có kế
hoạch để đánh giá sơ bộ về thân chủ và đo lường tâm trạng của thân chủ, quan sát
mang tính hệ thống. Tôi đã vận dụng kỹ năng này rất nhiều, khi nói chuyện với
thân chủ tôi đều quan sát thái độ, hành động cử chỉ của thân chủ, quan sát cả ánh
mắt, nụ cười… Đặc biệt tôi vận dụng kỹ năng này vào quan sát biểu hiện hành vi
của thân chủ và có ghi lại 3 lần quan sát thân chủ.
21
- Kỹ năngtạo lập mối quan hệ: Đây là kỹ năng tôi vận dụng ngay từ đầu,
khi tiếp xúc buổi đầu tiên với thân chủ, tôi đã tạo được mối quan hệ tốt với thân
chủ, luôn tạo cho thân chủ cảm giác được quan tâm và tôn trọng. Tôi tạo mối quan
hệ với thân chủ bằng cách tâm sự, trò chuyện với em Không những vậy, để thiết
lập được mối quan hệ với em tôi đã phải xuống ruộng giúp em cấy trong 2 ngày
đầu tiên. Quá trình thực tế này tôi còn vận dụng kỹ năng này để tạo mối quan hệ
với những người thân của em như: em trai và em gái của em.
- Kỹ năng vãng gia: Tôi đã tới thăm nhà thân chủ, tìm hiểu môi trường sống

của thân chủ như thế nào? Các mối quan hệ của thân chủ ra sao? Đây là một kỹ
năng quan trọng mà tôi đã vận dụng được khá tốt. Vì nhà thân chủ ở nhà nên tôi
thường đến làm việc với thân chủ tại nhà của em.
3.3.7. Môn Điều tra xã hội học:
Các phương pháp mà tôi vận dụng vào quá trình thực tế là:
- Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp phỏng vấn này đã đem lại cho tôi hiệu quả rất lớn trong quá
trình thực tế, nó giúp tôi thu được các thông tin hữu ích không những chỉ từ thân
chủ mà còn từ những người xung quanh thân chủ.
- Phương pháp quan sát: Tôi vận dụng phương pháp này rất nhiều và thu
được kết quả khá lớn. Tôi vận dụng phương pháp này để quan sát thân chủ xem
các biểu hiện về thái độ, cử chỉ và hành vi của thân chủ như thế nào, tâm lý ra sao
và để quan sát các mối quan hệ của thân chủ. Đặc biệt tôi sử dụng triệt để vào thực
hiện ba lần quan sát và có ghi lại quá trình quan sát thâ chủ Trong quá trình quan
sát tôi có sử dụng máy ảnh để chụp ảnh và quay một số hoạt động của thân chủ.
Ngoài ra tôi còn quan sát ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, của thân chủ khi nói chuyện với
tôi. Phương pháp quan sát này cho tôi biết được các biểu hiện bên ngoài của thân
chủ, từ đó đánh giá được thân chủ và các vấn đề của em một cách chính xác hơn.
- Phương pháp đọc tài liệu: Tôi vận dụng phương pháp này vào quá trình
xem xét lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, chức năng của cơ sở thực tế, và
khi xem hồ sơ của thân chủ. Tôi đọc tài liệu rất kỹ càng và chắt lọc những gì quan
trọng và cần thiết rồi ghi lại cẩn thận. Tôi vận dụng phương pháp này không nhiều
nhưng kết quả đạt được cũng khá cao và đây là phương pháp rất dễ thực hiện.
22
Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp này để tìm các nguồn tại liệu, các chính
sách cho trẻ mồ côi và truyền đạt các thông tin đó cho thân chủ.
3.3.8. Môn Hành vi con người và môi trường xã hội:
- Thuyết hệ thống:
Trong môn học này tôi đã áp dụng lý thuyết hệ thống trong việc mô tả các
tác nhân tác động tới thân chủ như các yếu tố về các chính sách xã hội, về y tế,

giáo dục, gia đình, hàng xóm, bạn bè và thầy cô… Những điều đó ảnh hưởng như
thế nào tới thân chủ. Sau đó thì từ những tác động đó đưa ra những giải pháp và
tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.
Khi lập kế hoạch can thiệp cho thân chủ tôi đặt thân chủ vào các hệ thống
gia đìnhvà bạn bè…tạo sự tương tác làm thay đổi hành vi của thân chủ.
- Thuyết hành vi:
Nhấn mạnh vào sức mạnh của “cái tôi” tự khẳng định mình của thân chủ, dù
ở trong mọi hoàn cảnh. Mọi sự can thiệp bên ngoài chỉ ở mức độ khuyến khích
thân chủ và hỗ trợ tháo bỏ những rào cản để “cái tôi” tự bộc lộ khả năng.
Nhiệm vụ của tôi - nhân viên xã hội theo phương pháp tiếp cận này - là tạo
ra môi trường thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể giúp
chính bản thân mình. Tạo được mối tương tác giữa thân chủ với các cá nhân khác,
môi trường xung quanh sẽ làm tăng khả năng giao tiếp và hòa nhập của em để em
thấy tự tin và vui vẻ hơn trong cuộc sống.
- Thuyết thân chủ trọng tâm:
Trong khi thực tế tôi đã xác định rằng mối quan hệ giữa Nhân viên xã hội
với thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp chứ không phải là mối quan hệ
xã hội bình thường.
Trong một gia đình có 3 chị em là trẻ mồ côi có cùng hoàn cảnh thì, tôi đã
lựa chọn Ngoai, người chị làm thân chủ cho mình tác nghiệ, để làm việc trong suốt
quá trình thực tế của mình.
3.3.9. Gia đình học:
Đây là môn học mà tôi chưa được học nên tôi không thể vận dụng được
được theo các kiến thức và kỹ năng của môn học, tôi chỉ vận dụng theo cách hiểu
của mình về gia đình.
23
PHẦN B
BÁO CÁO NHẬN DIỆN THÂN CHỦ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ THÂN CHỦ:
1.1. Bối cảnh của thân chủ:

Sau khi đã được học xong lý thuyết môn Công tác xã hội với cá nhân thì bản
thân đã áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế. Tôi đã đến thực tế
tại UBND xã Trung Đồng sau khi gặp gỡ ban lãnh đạo cơ quan vào ngày
30/06/2014 để chuẩn bị tốt hơn cho đợt thực tế thì tôi đã timg hiểu xem các đối
tượng trong công tác xã hội tại địa bàn xã. Với sự hướng dẫn tận tình của chị kiểm
huấn viên và sự hợp tác giúp đỡ tận tâm của cấp lãnh đạo, bản thân tôi đã được
phân công vào thực tế tại bản Tát Xôm 3 để làm quen và thiết lập mối quan tác
nhiệp với thân chủ.
1.2. Hồ sơ xã hội của thân chủ:
1.2.1. Thông tin về cá nhân thân chủ:
- Họ và tên :Lù Thị Ngoai.
- Dân tộc :Khơ Mú.
- Giới tính :Nữ
- Sinh ngày :04/02/1998.
- Nơi sinh :Than Uyên - Lai Châu.
- Quê quan :Khu 4 - thi trấn Tân Uyên - Tân Uyên - Lai Châu.
- Hiện cư trú tại : Tát Xôm 3 - Trung Đồng - Tân Uyên - Lai Châu.
- Trình độ học vấn :5/12 đã nghỉ học tại trường THCS thị trấn Tân Uyên -
Tân Uyên - Lai Châu vào năm 2008.
24
- Tình trạng :Trẻ mồ côi không nơi nương tựa, em Ngoai mồ côi cả bố
lẫn mẹ. Chưa được hưởng các chính sách xã hội giành cho trẻ mồ côi do mất giấy
sinh.
* Quá trình sinh sống và lớn lên: Sinh ra trong một gia đình khá giả bố làm
công chức, mẹ bán hàng trong chợ cuộc sống gia đỉnh đảm bảo, từ lúc sinh ra thân
chủ đã được ăn ngon mặc đẹp, không phải đối mặt với cảnh nghèo khổ. Nhưng
đến năm 2006 bố bị bệnh phải nghỉ việc ở nhà và chạy chứa bệnh cho bố nên cuộc
sống gia đình ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đến năm 2008 buộc em phải thôi
học để giúp mẹ lo việc nội chợ. Đến năm 2010 bố mẹ bán nhà ở thị trấn và chuyển
đến bản Tát Xôm 3 sinh sống. Trên đường đi chứa bệnh vào ngày 28/3/2011 thì bố

Nhưng số phận không dừng lại ở đây mà còn đẩy em đến đường cùng, đáng
thương hơn vào ngày 13/03/2013 mẹ em cũng đã ra đi bỏ mặc em và 2 em không
nơi nương tựa.
Hiện giờ thân chủ đang sống cùng em của mình tại bản Tát Xôm 3 xã Trung
Đông - Tân Uyên - Lai Châu.
1.2.2. Thông tin về môi trường sống của thân chủ:
- Bố :Lù Văn Thương (1970 - 2011).
- Mẹ :Hoàng Thị Ban (1972 - 2013).
- Em gái : Lù Thị Phượng, sinh năm 2001. Hiện đang là học sinh lớp 5
trường THCS xã Trung Đông.
- Em trai : Lù Văn Cường, sinh năm 2004. Hiện đang là học sinh lớp 3
trường THCS xã Trung Đồng.
II. QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN VÀ THU THẬP THÔNG TIN TỪ THÂN
CHỦ:
2.1. Những phương pháp và kỹ năng vận dụng:
2.1.1. Những phương pháp vận dụng:
- Phương pháp công tác xã hội cá nhân:
25

×