Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.27 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẾN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ SƠN CẨM,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2012 – 2014
ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : ĐCMT
Lớp : K43 – ĐCMT – N01
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nông Thu Huyền
THÁI NGUYÊN – 2014
3
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất là một vật thể tự nhiên, là thành phần quan trọng của môi trường
sống mà từ nó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và
con người, sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất; là
yếu tố cấu thành lên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đối với sản xuất nông lâm
nghiệp, đất đai là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, cơ bản và không gì
thay thế được. Đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định
để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong quá trình phát triển xã hội, quá trình thực hiện công nghiệp hóa để
phát triển kinh tế diễn ra khá mạnh mẽ - đó là cách thức để làm cho dân giàu,
nước mạnh, tìm kiếm sự giàu có cho đất nước, cho dân tộc. Đương nhiên, đó


là con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ, làm cho thu nhập từ mức thấp lên mức cao. Kéo theo việc chuyển
dịch đất nông nghiệp sang các ngành khác, diện tích đất sản xuất nông nghiệp
trong tương lai sẽ bị thu hẹp dần. Bên cạnh những mặt tích cực mà công
nghiệp hóa mang lại cũng tồn tại những bấp cập, hạn chế. Từ thập niên 90 của
thế kỷ thứ XX đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất nông
nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tập trung, chính quyền một số địa
phương đã thu hồi đất nông nghiệp một cách thiếu thận trọng và ở quy mô
lớn, khiến diện tích đất của nông dân nhiều vùng giảm nhanh làm tác động
lớn đến nông dân. Thay đổi hoạt động sử dụng đất làm biến đổi sâu sắc hệ
sinh thái như hệ thực vật bị phá bỏ và khối lượng sinh chất bị chuyển hóa cho
nhu cầu sử dụng của con người. Những hậu quả môi trường ngoài ý muốn
làm suy yếu sự lựa chọn sử dụng đất trong tương lai. Cũng như làm gia tăng
4
sự manh mún đất đai gây ra nhiều ảnh hưởng bao gồm chi phí cao hơn, tăng
các tác động ngoại vi xấu, mất đất do bờ thửa…
Nhưng công nghiệp hóa là quá trình tất yếu, có tính quy luật trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta. Do đó cần có những
phương hướng biện pháp sao cho quá trình công nghiệp hóa đạy được thành
tựu cao nhất góp phần đẩy mạnh sự phát triển của quốc gia đồng thời giảm
thiểu được những tác động không tốt đến mức thấp nhất.
Sơn Cẩm là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là
xã cực nam và có dân số đông nhất trong huyện. Xã Sơn Cẩm cách trung tâm
thành phố Thái Nguyên khoảng 6 km. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên nói chung
và xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương) nói riêng đang có những chuyển biến rất
lớn, những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa của đất nước,
về các vấn đề kinh tế - xã hội. Xã nằm trong tiến trình phát triển cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015 (theo quyết định
phê duyệt số: 3291/QĐ-UBND ngày 30/12/2010) với mục tiêu hình thành
cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 (75ha) cụm công nghiệp Sơm Cẩm 2 (50ha) và

một cụm công nghiệp may (15ha). Trước sự biến động về hiệu quả sử dụng
đất, đặc biệt là đất nông nghiệp việc quản lý chặt chẽ, hợp lý có hiệu quả là
vấn đề cấp thiết để đem lại sự phát triển, mang lại cuộc sống tốt hơn cho
người dân, đồng thời sử dụng được hiệu quả diện tích đất nông nghiệp phục
vụ cho quá trình công nghiệp hóa quốc gia.
Từ những vấn đề trên và yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên – Trường đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ hướng dẫn trực tiếp, tận tình của
cô giáo ThS. Nông Thu Huyền – Giảng viên khoa Quản lý tài nguyên –
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp tại xã sơn cẩm, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên
giai đoạn 2012 – 2014”.
5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được những tác động và mức độ ảnh hưởng của quá trình công
nghiệp hóa đến đất nông nghiệp và đời sống của hộ nông dân mất đất nông
nghiệp. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao đời sống của
hộ nông dân mất đất nông nghiệp; tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn xã Sơm Cẩm.
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài (mục tiêu cụ thể)
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm ảnh hưởng đến
đất nông nghiệp.
- Chỉ ra được thực trạng quản lý, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai.
- Đánh giá được ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đất nông nghiệp và đến
đời sống hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn xã Sơn Cẩm.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao đời sống kinh tế của hộ
nông dân mất đất nông nghiệp, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong
quá trình công nghiệp hóa tại xã Sơn Cẩm.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

- Ý ngĩa trong việc học tập và nghiên cứu khoa học: Là cơ hội cho bản thân
củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho bản
thân trực tiếp tiếp thu những kiến thức thực tế trong quá trình thực tập. Nâng
cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá
trình làm đề tài. Tiếp cận với vấn đề công nghiệp hóa.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Tìm ra những mặt tích cực và những mặt
còn hạn chế của quá trình công nghiệp hóa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp, qua đó đề ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa
trong thời gian tới.
6
1.5. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được phải chính xác, trung thực, khách quan, tin cậy.
- Chỉ ra được những biến động đất đai của khu vực đánh giá trong giai đoạn
2012 -2014
- Đánh giá một cách khách quan, khoa học, chính xác các yếu tố tích cực và
hạn chế của quá trình công nghiệp hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Các giải pháp đưa ra phải khoa học, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương.
7
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Căn cứ pháp lý
2.1.1 Các văn bản trung ương
2.1.2 Các văn bản địa phương
2.2 Cơ sở lý luận khoa học
2.2.1 Cơ sở lý luận về công nghiệp
2.2.1.1 Khái niệm về công nghiệp
2.2.1.2 Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và các cấp quản lý
2.2.1.3 Chức năng của công nghiệp

2.2.1.4 Vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
2.2.2 Lý luận về công nghiệp hóa
2.2.2.1 Khái niệm về công nghiệp hóa
2.2.2.2 Xu hướng phát triển công nghiệp hóa
2.2.2.3 Tính tất yếu của công nghiệp hóa
2.2.2.4 Quan điểm của công nghiệp hóa
2.2.2.5 Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình công nghiệp hóa
2.2.3 Quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình công nghiệp hóa
2.3 Thực tiễn công nghiệp hóa trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1 Tình hình công nghiệp hóa trên thế giới
2.3.2 Thực tiễn công nghiệp hóa ở Việt Nam
2.3.3 Các công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam
2.4 Thực trạng quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
nói chung và xã Sơn Cẩm nói riêng
8
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đất nông nghiệp tại xã Sơn Cẩm
giai đoạn 2012 - 2014
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2012 -2014.
3.2 Địa điểm vào thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 18 tháng 8 năm 2014 đến ngày 30 tháng 11
năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm ảnh
hưởng đến đất nông nghiệp
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của xã Sơn Cẩm.
- Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm.
- Đánh giá tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến sự pháp triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa của xã Sơn Cẩm.
3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đất nông nghiệp
- Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến quá trình chuyển đổi mục địch sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn xã Sơn Cẩm giai đoạn 2012 -2014.
- Đánh giá tác động của công nghiệp hóa đến biến động đất nông nghiệp.
- Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến hiệu quả sử dụng đất.
3.3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đời sống hộ nông dân tại xã
Sơn Cẩm
9
3.3.4 Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao đời sống
kinh tế của hộ nông dân mất đất nông nghiệp, tăng cường vai trò quản lý
Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa tại xã Sơn Cẩm
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
- Chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho xã Sơn Cẩm nằm trong quá trình đô thị
hóa trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng.
- Trong quá trình khảo sát, ngoài thu thập thông tin theo phương pháp điều tra,
sử dụng thêm phương pháp quan sát trực tiếp và ghi chép từ đó lựa chọn ra
các hộ điều tra phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho
vùng.
3.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu thông tin
3.4.2.1 Tài liệu thứ cấp (Tài liệu đã được công bố)
- Các sách, báo, tập chí, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, các tài
liệu trên Internet, các văn kiện Nghị quyết của trung ương và địa phương, …
- Tài liệu, số liệu được công bố của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Thái

Nguyên, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Phú Lương, Phòng địa chính
UBND xã Sơn Cẩm, và một số ban ngành khác có liên quan.
3.4.2.2 Tài liệu sơ cấp (sử dụng phương pháp điều tra)
- Là những số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn hộ nông dân có đất nông
nghiệp bị thu hồi bằng cách lập phiếu điều tra, bảng câu hỏi (là các câu hỏi
định lượng và định tính). Lựa chọn điều tra các hộ bị thu hồi đất tại dự án
cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1, cụm công nghiệp Sơn Cẩm 2, cụm công nghiệp
may. Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi khác nhau.
+ Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 35% đất nông nghiệp.
+ Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 35% đến dưới 70% đất nông nghiệp.
+ Nhóm 3: Các hộ bị thu hồi từ 70% trở lên đất nông nghiệp.
10
- Tổng số điều tra là 60 hộ, theo phương pháp chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm điều
tra 20 hộ.
+ Mục đích điều tra: Đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
+ Đối tượng điều tra: Các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn 2012 –
2014.
+ Địa bàn điều tra: Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
+ Năng lực điều tra: 1 đại học chính quy.
+ Nội dung điều tra: Tình hình đời sống hộ dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp
và ý kiến của hộ về mức độ tác động của quá trình công nghiệp hóa
+ Phương pháp tiến hành: Hệ thống bảng câu hỏi.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
3.4.4.1 Phương pháp xử lý
Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm
Microsoft office excel.
3.4.3.2 Phương pháp thống kê so sánh
Là phương pháp xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân

tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác
nhau, mức độ tăng giảm trong giai đoạn nghiên cứu và giúp phân tích được
các động thái phát triển của chúng.
11
3.4.3.3 Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp thống nhất tổng hợp lại những kết quả nghiên cứu từng
mặt; toàn bộ các yếu tố, nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được
thành một kết luận hoàn thiện; nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung. Tìm ra
được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
3.4.4 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Là phương pháp nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động
thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho
khoa học. Phương pháp này nhằm đánh giá tổng kết các quá trình từ đó đưa ra
những đề xuất khoa học.
12
PHẦN 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm ảnh
hưởng đến đất nông nghiệp
4.1.1 Đặc điểm của điều kiện tự nhiên của xã Sơn Cẩm
4.1.1.1 Vị trí địa lý
4.1.1.2 Địa hình
4.1.1.3 Khí hậu
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
4.1.15 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và cảnh
quan môi trường
4.1.2 Đặc điểm của điều kiện kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm
4.1.2.1 Cơ cấu kinh tế
4.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm
Bảng 4.1: Biến động dân số trong giai đoạn 2012 - 2014

Năm Tỷ lệ tăng tự nhiên Dân số trung bình
2012
2013
2014
(Nguồn: …… )
Bảng 4.2: Hiện trạng dân số các xóm trong xã năm 2014
STT Tên xóm Số dân TB/hộ Số hộ Số nhân khẩu
Toàn xã
(Nguồn:…….)
Bảng 4.3: Hiện trạng lao động
Chỉ tiêu phân tích 2012 2013 2014 Tỷ lệ (%)
13
2012/2013 2013/2014
Dân số toàn xã
Số người trong dộ tuổi
lao động
(Nguồn: ………)
4.1.2.3 Thu nhập và mức sống
4.1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế, phát triển đô thị và các khu dân cư
nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng
4.1.3 Đánh giá tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội đến sự pháp triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa của xã Sơn Cẩm
4.2 Đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đất nông nghiệp
Bảng 4.4: Các tổ chức quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Sơn Cẩm
STT
Tên tổ chức quản lý và sử
dụng đất
Diện tích sử
dụng (m
2

)
Ghi chú
Tổng diện tích:
(Nguồn: …….)
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất xã Sơn Cẩm năm 2014
STT Loại đất Mã
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ
NHIÊN
14
1 Đất nông nghiệp NNP
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp XSN
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN
1.1.1.1 Đất trồng lúa DLN
……. ………… …
2 Đất phi nông nghiệp PNN
2.1 Đất ở (đất ở nông thôn) CDG
…… ……… …
3 Đất chưa sử dụng CSD
(Nguồn: ………….)
Bảng 4.6: Biến động đất đai tại xã Sơn Cẩm giai đoạn 2012 - 2014
STT Loại đất Mã
Năm
2012
Năm
2014
Tăng (+)
Giảm (-)

Tổng diện tích đất tự nhiên
1 Đất nông nghiệp NNP
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp XSN
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUC
… ……… ….
2 Đất phi nông nghiệp PNN
2.1 Đất ở (đất ở nông thôn) CDG
…. … ….
3 Đất chưa sử dụng CSD
(Nguồn: ……… )
Bảng 4.7: Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng
giai đoạn 2012 -2014
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha)
(1) (2) (3) (4)
15
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi
nông nghiệp
NNP/PNN
1.1 Đất trồng lúa DLN/PNN
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK/PNN
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN
1.4 Đất rừng sản xuất RSX/PNN
1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN
1.6 Đất nông nghiệp khác NNK/PNN
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong
nội bộ đất nông nghiệp
2.1

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng
cây lâu năm
DLN/CLN
2.2
Đất trồng lúa chuyển sang đất lâm
nghiệp
DLN/LNP
2.3
Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi
trồng thủy sản
RSX/NKR
(a)
2.4
Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản
xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy
sản và đất nông nghiệp khác
Ghi chú: (a) gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nông trồng thủy sản và đất
nông nghiệp khác.
(Nguồn: ?????)
Bảng 4.8: Các dự án công nghiệp đã giải phóng mặt bằng
trên địa bàn xã Sơn Cẩm
STT Tên dự án
Tổng diện
tích (m
2
)
Diện tích đất nông
nghiệp (m
2
)

Số hộ bị
thu hồi
(Nguồn: ?????)
4.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đời sống hộ nông dân tại xã Sơn
Cẩm
16
Bảng 4.9: Thông tin cơ bản về các hộ điều tra
STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
(Nguồn: …….)
Bảng 4.10: Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra
STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
(Nguồn: …… )
Bảng 4.11: Tình hình nghề nghiệp của các hộ điều tra
trước và sau khi thu hồi đất
STT Nghề nghiệp của hộ
Trước khi thu
hồi (%)
Sau khi thu
hồi (%)
Tăng (+)
Giảm (-)
(Nguồn: …… )
Bảng 4.12: Tình hình thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Tăng (%) Không đổi (%) Giảm (%)
1 Nhóm 1
2 Nhóm 2
3 Nhóm 3
(Nguồn: …… )
17
Bảng 4.13: Tình hình sử tiền bồi thường của các hộ điều tra

STT Các chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
(Nguồn: ………)
Bảng 4.14: Ý kiến đánh giá về mức độ tác động của công nghiệp hóa
của các hộ điều tra
STT Các chỉ tiêu Tốt (%) Trung bình (%) Xấu (%)
(Nguồn: …….)
Bảng 4.15: Kế hoạch ngắn hạn của các hộ điều tra
STT Các chỉ tiêu Tỷ lệ (%)
(Nguồn: ………)
4.4 Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao đời sống
kinh tế của hộ nông dân mất đất nông nghiệp, tăng cường vai trò quản lý
Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa tại xã Sơn Cẩm
18
4.6.1 Định hướng phát triển sử dụng đất trên địa bàn xã Sơn Cẩm giai
đoạn 2015 -2020
4.6.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế mất đất nông nghiệp và đảm
bảo, nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp trong
khu vực công nghiệp hóa
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thái nguyên, ngày …. tháng …. năm 2014
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S Nông Thu Huyền Dương Thị Hồng Hạnh

×