ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẾN THU
NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ SƠN CẨM, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 – 2014”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nông Thu Huyền
THÁI NGUYÊN – 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là bước cuối cùng và rất quan trọng của mỗi sinh
viên trong quá trình học tập và tu dưỡng tại trường, thời gian thực tập em đã
được tiếp cận với thực tế, với những công việc cụ thể, qua đó giúp em củng
cố lại kiến thức đã học đồng thời giúp em nhận thức được những khó khăn
của cuộc sống do đó bản thân em phải không ngừng cố gắng nâng cao trình
độ chuyên môn và năng lực công tác để vững vàng khi ra trường.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo Khoa Quản Lý Tài Nguyên đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
những kiến thức cơ bản nhất trong những năm học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt là cô giáo Ths. Nông Thu Huyền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành tốt bản đề tài tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới Đảng uỷ, HĐND, UBND, các ban
ngành đoàn thể chính trị và cán bộ Ban Địa chính xã Sơn Cẩm đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong việc thu thập những số liệu, tài liệu liên quan đến vấn
đề nghiên cứu để hoàn thành tốt bản đề tài tốt nghiệp này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài này không tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và các bạn sinh viên để bản đề tài tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 31 tháng 12 năm 2014
SINH VIÊN
Dương Thị Hồng Hạnh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Các loại đất chính trên địa bàn xã Sơn Cẩm................................... 27
Bảng 4.2. Biến động dân số trong giai đoạn 2012 – 2014 .............................. 30
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Sơn Cẩm năm 2014 .............................. 33
Bảng 4.4. Biến động đất đai tại xã Sơn Cẩm giai đoạn 2012 – 2014 ............. 35
Bảng 4.5. Một số dự án công nghiệp đã giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã
Sơn Cẩm giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................... 37
Bảng 4.6. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xã Sơn Cẩm
giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................................... 38
Bảng 4.7. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra................................................ 44
Bảng 4.8. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .................................... 45
Bảng 4.9.Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra .............................. 46
Bảng 4.10. Tình hình nghề nghiệp .................................................................. 47
của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất .............................................. 47
Bảng 4.11. Tình hình thu nhập của hộ sau khi thu hồi đất ............................. 48
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá về mức độ tác động của công nghiệp hóa của các
hộ điều tra ............................................................................................. 50
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá về quá trình phát triển công nghiệp của các hộ
điều tra .................................................................................................. 52
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2015 ........................................................................................ 19
Hình 4.1. Việc san phẳng lấy mặt bằng xây dựng dự án TNG tại xóm Đồng Xe .. 34
Hình 4.2. Đồ thị thể hiện tình hình biến động đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Sơn Cẩm giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................... 40
Hình 4.3. Diện tích đất nông nghiệp bị san lấp tại các dự án trên địa bàn xã
Sơn Cẩm................................................................................................ 42
Hình 4.4. Hệ thực vật bị phá bỏ, phá hủy cấu trúc đất tại dự án TNG, xóm
Đồng Xe ................................................................................................ 43
Hình 4.5. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ điều tra................... 49
Hình 4.6. Kế hoạch ngắn hạn của các hộ điều tra ........................................... 53
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
UBND
: Ủy ban nhân dân
HĐND
: Hội đồng nhân dân
QL
: Quốc lộ
TP
: Thành phố
KCN
: Khu công nghiệp
KH
: Kế hoạch
HTX
: Hợp tác xã
TTCN – XD
: Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
THCS
: Trung học cơ sở
TT
: Thứ tự
ĐVT
: Đơn vị tính
CNH – HĐH
: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KT – XH
: Kinh tế – Xã hội
CNH
: Công nghiệp hóa
CCN
: Cụm công nghiệp
v
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................. 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Căn cứ pháp lý ........................................................................................ 4
2.1.1. Các văn bản trung ương ....................................................................... 4
2.1.2. Các văn bản địa phương....................................................................... 5
2.2. Cơ sở lý luận khoa học............................................................................ 6
2.2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp............................................................... 6
2.2.2. Lý luận về công nghiệp hóa ............................................................... 11
2.3. Thực tiễn công nghiệp hóa trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 14
2.3.1. Tình hình công nghiệp hóa trên thế giới ............................................ 14
2.3.2. Thực tiễn công nghiệp hóa ở Việt Nam ............................................. 16
2.3.3 Thực trạng quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
...................................................................................................................... 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 21
3.2. Địa điểm vào thời gian nghiên cứu ....................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm ảnh
hưởng đến đất nông nghiệp .......................................................................... 21
vi
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đất nông nghiệp ....... 21
3.3.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đời sống hộ nông dân tại xã Sơn Cẩm
...................................................................................................................... 22
3.3.4. Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế mất đất nông nghiệp và đảm bảo,
nâng cao đời sống kinh tế của hộ nông dân mất đất nông nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa tại xã Sơn Cẩm ......................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu ................................................................. 22
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin ............................................. 22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 23
3.4.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm .............................. 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 25
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm ảnh
hưởng đến đất nông nghiệp .......................................................................... 25
4.1.1. Đặc điểm của điều kiện tự nhiên của xã Sơn Cẩm ............................ 25
4.1.2. Đặc điểm của điều kiện kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm ................. 29
4.1.3. Đánh giá tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội đến sự pháp triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa của xã Sơn
Cẩm .............................................................................................................. 31
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đất nông nghiệp .......... 32
4.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến tình hình sử
dụng đất nông nghiệp ................................................................................... 32
4.2.2. Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp .................................................................................................. 40
4.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến đời sống hộ nông dân có đất nông
nghiệp bị thu hồi tại xã Sơn Cẩm................................................................. 44
4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ................................................. 44
vii
4.3.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến tình hình biến động đất nông
nghiệp của các hộ điều tra ............................................................................ 46
4.3.4. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến kinh tế của các hộ mất đất nông
nghiệp ........................................................................................................... 48
4.3.5 Tình hình sử dụng tiền bồi thường đất đai của các hộ điều tra........... 49
4.3.6. Đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đến đời sống
của hộ nông dân mất đất nông nghiệp thôn qua các câu hỏi định tính ........ 50
4.3.7. Kế hoạch ngắn hạn của các hộ dân trong thời gian tới ...................... 53
4.4. Đánh giá chung tác động của công nghiệp hóa đến đất nông nghiệp trên
địa bàn xã Sơn Cẩm ..................................................................................... 54
4.4.1. Tác động tích cực ............................................................................... 54
4.4.2. Tác động tiêu cực ............................................................................... 55
4.5. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế mất đất nông nghiệp và
đảm bảo, nâng cao đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa tại xã Sơn Cẩm .......................................................... 56
4.5.1. Những giải pháp chung ...................................................................... 56
4.5.2. Các giải pháp từ phía Nhà nước......................................................... 57
4.5.3. Nhóm giải pháp liên quan đến chính quyền xã Sơn Cẩm.................. 59
4.5.4. Giải pháp đưa ra cho các hộ nông dân ............................................... 60
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 61
5.1 Kết luận .................................................................................................. 61
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất là một vật thể tự nhiên, là thành phần quan trọng của môi trường
sống mà từ nó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và
con người, sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của đất; là
yếu tố cấu thành lên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đối với sản xuất nông lâm
nghiệp, đất đai là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, cơ bản và không gì
thay thế được. Đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định
để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong quá trình phát triển xã hội, quá trình thực hiện công nghiệp hóa để
phát triển kinh tế diễn ra khá mạnh mẽ – đó là cách thức để làm cho dân giàu,
nước mạnh, tìm kiếm sự giàu có cho đất nước, cho dân tộc. Đương nhiên, đó
là con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ, làm cho thu nhập từ mức thấp lên mức cao. Kéo theo việc chuyển
dịch đất nông nghiệp sang các ngành khác, diện tích đất sản xuất nông nghiệp
trong tương lai sẽ bị thu hẹp dần. Bên cạnh những mặt tích cực mà công
nghiệp hóa mang lại cũng tồn tại những bấp cập, hạn chế. Từ thập niên 90 của
thế kỷ thứ XX đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất nông
nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tập trung, chính quyền một số địa
phương đã thu hồi đất nông nghiệp một cách thiếu thận trọng và ở quy mô
lớn, khiến diện tích đất của nông dân nhiều vùng giảm nhanh làm tác động
lớn đến nông dân. Thay đổi hoạt động sử dụng đất làm biến đổi sâu sắc hệ
sinh thái như hệ thực vật bị phá bỏ và khối lượng sinh chất bị chuyển hóa cho
nhu cầu sử dụng của con người. Những hậu quả môi trường ngoài ý muốn
làm suy yếu sự lựa chọn sử dụng đất trong tương lai. Cũng như làm gia tăng
sự manh mún đất đai gây ra nhiều ảnh hưởng bao gồm chi phí cao hơn, tăng
các tác động ngoại vi xấu, mất đất do bờ thửa…..
2
Nhưng công nghiệp hóa là quá trình tất yếu, có tính quy luật trong thời
kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta. Do đó cần có những
phương hướng biện pháp sao cho quá trình công nghiệp hóa đạt được thành
tựu cao nhất góp phần đẩy mạnh sự phát triển của quốc gia đồng thời giảm
thiểu được những tác động không tốt đến mức thấp nhất.
Sơn Cẩm là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đây là
xã cực nam và có dân số đông nhất trong huyện. Xã Sơn Cẩm cách trung tâm
thành phố Thái Nguyên khoảng 6 km. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên nói chung
và xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương) nói riêng đang có những chuyển biến rất
lớn, những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa của đất nước,
về các vấn đề kinh tế – xã hội. Xã nằm trong tiến trình phát triển cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015 (theo quyết định
phê duyệt số: 3291/QĐ-UBND ngày 30/12/2010) với mục tiêu hình thành
cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 (75ha) cụm công nghiệp Sơm Cẩm 2 (50ha) và
một cụm công nghiệp may (15ha). Trước sự biến động về hiệu quả sử dụng
đất, đặc biệt là đất nông nghiệp thì việc quản lý chặt chẽ, hợp lý có hiệu quả
là vấn đề cấp thiết để đem lại sự phát triển, mang lại cuộc sống tốt hơn cho
người dân, đồng thời sử dụng được hiệu quả diện tích đất nông nghiệp phục
vụ cho quá trình công nghiệp hóa quốc gia.
Từ những vấn đề trên và yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên – Trường
đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ hướng dẫn trực tiếp, tận
tình của cô giáo ThS. Nông Thu Huyền – Giảng viên khoa Quản lý tài
nguyên – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến thu nhập của
người dân tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2012 – 2014”.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được những tác động và mức độ ảnh hưởng của quá trình công
nghiệp hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của hộ nông dân mất đất
nông nghiệp. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao đời sống
của hộ nông dân mất đất nông nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa trên địa bàn xã Sơm Cẩm.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được phải chính xác, trung thực, khách quan,
tin cậy.
- Chỉ ra được những biến động đất đai của khu vực đánh giá trong giai
đoạn 2012 -2014.
- Đánh giá một cách khách quan, khoa học, chính xác các yếu tố tích cực và
hạn chế của quá trình công nghiệp hóa đến sử dụng đất nông nghiệp.
- Các giải pháp đưa ra phải khoa học, có tính khả thi, phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Ý ngĩa trong việc học tập và nghiên cứu khoa học: Là cơ hội cho bản
thân củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho
bản thân trực tiếp tiếp thu những kiến thức thực tế trong quá trình thực tập.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong
quá trình làm đề tài. Tiếp cận với vấn đề công nghiệp hóa.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Tìm ra những mặt tích cực và những
mặt còn hạn chế của quá trình công nghiệp hóa ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, qua đó đề ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hóa trong thời gian tới.
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Các loại đất chính trên địa bàn xã Sơn Cẩm................................... 27
Bảng 4.2. Biến động dân số trong giai đoạn 2012 – 2014 .............................. 30
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Sơn Cẩm năm 2014 .............................. 33
Bảng 4.4. Biến động đất đai tại xã Sơn Cẩm giai đoạn 2012 – 2014 ............. 35
Bảng 4.5. Một số dự án công nghiệp đã giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã
Sơn Cẩm giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................... 37
Bảng 4.6. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xã Sơn Cẩm
giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................................... 38
Bảng 4.7. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra................................................ 44
Bảng 4.8. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .................................... 45
Bảng 4.9.Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra .............................. 46
Bảng 4.10. Tình hình nghề nghiệp .................................................................. 47
của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất .............................................. 47
Bảng 4.11. Tình hình thu nhập của hộ sau khi thu hồi đất ............................. 48
Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá về mức độ tác động của công nghiệp hóa của các
hộ điều tra ............................................................................................. 50
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá về quá trình phát triển công nghiệp của các hộ
điều tra .................................................................................................. 52
5
2.1.2. Các văn bản địa phương
- Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 và Quyết định số
5485/QĐ-UBND ngày 27/10/2010 của UBND huyện Phú Lương về việc thu
hồi đất để thực hiện dự án Cụm công nghiệp Sơn Cẩm.
- Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh
Thái Nguyên, về phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015 – 2019 trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
- Công văn số 106/UBND-GPMB ngày 25/7/2013 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc bồi thường, hỗ trợ GPMB Dự án xây dựng Cụm công nghiệp
Sơn Cẩm thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương.
- Quyết định số 4333/QĐ – UBND ngày 02/11/2011 của UBND huyện
Phú Lương về việc thu hồi đất của các hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất tại
xã Sơn Cẩm để thực hiện dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất đá Thạch anh
nhân tạo.
- Quyết định số 3291/2010/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh
Thái Nguyên, về phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.
- Quyết định số 3272/NĐ-BCT ngày 29/6/2009 của Bộ Công Thương Về
việc Phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy TNG tại xã Sơn Cẩm,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Công văn số 959/UBND-TNMT ngày 06/09/2013 của UBND huyện
Phú Lương về việc đồng ý chủ trương cho công ty cổ phần thời trang TNG
thực hiện khảo sát,triển khai thực hiện dự án tại Cụm công nghiệp Sơn Cẩm,
xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương.
- Công văn số 1222/UBND-GPMB ngày 30/7/2013 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc chấp thuận để Công ty Cổ phần thời trang TNG thoả thuận
mức bồi thường hỗ trợ GPMB thực hiện dự án.
6
2.2. Cơ sở lý luận khoa học
2.2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp
2.2.1.1. Khái niệm về công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng
hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản
xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ,
khoa học và kỹ thuật [19].
Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy
mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo
nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất
định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp
phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp
nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v… [19].
Một số ngành công nghiệp:
•
Công nghiệp khai thác khoáng sản
•
Công nghiệp năng lượng
•
Công nghiệp luyện kim
•
Công nghiệp cơ khí
•
Công nghiệp hóa chất
•
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
•
Công nghiệp thực phẩm
•
Công nghiệp điện tử-tin học
•
Công nghiệp chế tạo xe
•
Công nghiệp dệt may
•
Công nghiệp đóng tàu
•
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
7
•
Công nghiêp quốc phòng [19].
2.2.1.2. Lịch sử hình thành
Trong quá trình phát triển, công nghiệp được vận động theo một trình tự
nhất định như sau:
Công nghiệp với tư cách là một loại lao động sản xuất nằm trong nông
nghiệp do người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất ra các sản
phẩm thủ công nghiệp có tính chất tự cấp tự túc phụ thuộc nền kinh tế nông
nghiệp. Như C. Mác đã chỉ ra đó là sự phụ thuộc có tính chất nguyên thủy của
công nghiệp đối với nông nghiệp.
Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp dưới hình thức nghề thủ công nghiệp
độc lập. Nền sản xuất đó là nền sản xuất hàng hóa nhỏ. Quá trình phát triển
công nghiệp từ nền sản xuất hàng hóa nhỏ lên nền đại công nghiệp cơ khí qua
3 giai đoạn đó là: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp
cơ khí. Quá trình phát triển của công nghiệp vừa thể hiện sự phát triển lực
lượng sản xuất xã hội vừa thể hiện trình độ phát triển của nền sản xuất hàng
hóa trong sản xuất công nghiệp cũng như ảnh hưởng của sự phát triển sản
xuất công nghiệp đến trình độ phát triển sản xuất hàng hóa nói chung của nền
kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu lịch sử phát triển công nghiệp cho thấy: “Công nghiệp không
chỉ tái sản xuất cơ sở vật chất cho xã hội mà còn tái sản xuất ra các quan hệ
sản xuất khác nhau trên bước đường phát triển của mình. Quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, công nghiệp là một phạm trù kinh tế với nhiều hình thức phát
triển ở mức độ khác nhau như: công nghiệp gia đình, thủ công nghiệp, tiểu
công nghiệp, công nghiệp hiện đại, công nghiệp tư bản chủ nghĩa, công
nghiệp xã hội chủ nghĩa [18].
8
2.2.1.3. Phân loại công nghiệp
Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân
loại công nghiệp, như:
Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng
và công nghiệp nhẹ.
- Công nghiệp nặng: Là ngành công nghiệp chuyên khai thác nguồn năng
lượng, sản xuất các công cụ sản xuất và chuyển biến các nguyên liệu thành
vật liệu.
- Công nghiệp nhẹ: Là ngành công nghiệp chuyển biến các vật liệu do
công nghiệp nặng sản xuất thành những bán sản phẩm và hàng tiêu dùng.
Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô,
công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v…
Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung
ương [19].
Các nhà kinh tế còn phân loại công nghiệp thành hai ngành:
- Công nghiệp khai thác: Là ngành khai thác các nguồn năng lượng và tài
nguyên trên quy mô công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến: Là ngành công nghiệp chuyển biến các sản
phẩm của ngành công nghiệp khai thác thành các sản phẩm tiêu dùng (cho sản
xuất và đời sống xã hội) [20].
2.2.1.4. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
* Điểm công nghiệp
Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất. Điểm công
nghiệp là một lãnh thổ trên đó có một điểm dân cư với một hoặc hai xí nghiệp,
được phân bố ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, với chức năng khai
thác hay sơ chế nguyên liệu, hoặc ở những vùng nguyên liệu nông sản.
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2015 ........................................................................................ 19
Hình 4.1. Việc san phẳng lấy mặt bằng xây dựng dự án TNG tại xóm Đồng Xe .. 34
Hình 4.2. Đồ thị thể hiện tình hình biến động đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Sơn Cẩm giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................... 40
Hình 4.3. Diện tích đất nông nghiệp bị san lấp tại các dự án trên địa bàn xã
Sơn Cẩm................................................................................................ 42
Hình 4.4. Hệ thực vật bị phá bỏ, phá hủy cấu trúc đất tại dự án TNG, xóm
Đồng Xe ................................................................................................ 43
Hình 4.5. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ điều tra................... 49
Hình 4.6. Kế hoạch ngắn hạn của các hộ điều tra ........................................... 53
10
* Vùng công nghiệp
Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là: có một không gian rộng lớn,
trong đó bao gồm rất nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm
công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt sản xuất; có những nét
tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp trong vùng (chẳng hạn
cùng sử dụng một hay một số loại tài nguyên, tạo nên tính chất công nghiệp
tương đối giống nhau, hoặc có vị trí địa lí thuận lợi, hay trên cơ sở cùng sử
dụng nhiều lao động, cùng sử dụng chung hệ thống năng lượng, giao thông
vận tải…) [3].
2.2.1.5. Đặc điểm của công nghiệp
a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.
b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ
thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công
tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất
- Công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời
sống của con người [3].
2.2.1.6. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:
- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
- Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
cho tất cả các ngành kinh tế.
- Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.
11
- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai
thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản
xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh
quốc phòng.
- Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước [3].
2.2.2. Lý luận về công nghiệp hóa
2.2.2.1. Khái niệm về công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong
toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ
trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v… [19].
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao
động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện,
phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao
động cao [1].
2.2.2.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa
Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu
khách quan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông
qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã
có công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến
đâu cũng chỉ là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn có cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, các nước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển
cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ
12
cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã
hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải
thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa.
Chúng ta phải tiến hành CNH gắn liền với hiện đại hóa do hoàn cảnh cụ
thể của nước ta hiện nay: trong khi nhiều nước đã hoàn thành công cuộc CNH
và đạt được những thành tựu to lớn thì bây giờ Việt Nam mới bắt đầu công
cuộc này. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành CNH – HĐH để có thể nhanh
chóng đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới từ đó thực hiện mục tiêu đi
trước đón đầu. Đồng thời có thể giúp chúng ta xây dựng nhanh chóng và
thành công cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội [21].
2.2.2.3. Quan điểm của công nghiệp hóa
Quan điểm của Đảng ta về CNH là:
- Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong
nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng
một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu,
đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu cho có hiệu quả.
- CNH – HĐH là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế
tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế
gắn liền với cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến
bộ công bằng xã hội.
13
- Khoa học công nghệ là động lực của CNH – HĐH, kết hợp công nghệ
truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện
đại ở những khâu có tính chất quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát
triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai
thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa
và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây
dựng một số công trình qui mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.
- Kết hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng [16].
2.2.2.4. Tác động của quá trình công nghiệp hóa
- Là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết về con
người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm
huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng
suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật
chất và văn hoá cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái.
- Là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải
tiến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình
thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản
chất ưu việt của chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
- Tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ
đó mà nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố trung tâm của nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững
mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
UBND
: Ủy ban nhân dân
HĐND
: Hội đồng nhân dân
QL
: Quốc lộ
TP
: Thành phố
KCN
: Khu công nghiệp
KH
: Kế hoạch
HTX
: Hợp tác xã
TTCN – XD
: Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
THCS
: Trung học cơ sở
TT
: Thứ tự
ĐVT
: Đơn vị tính
CNH – HĐH
: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KT – XH
: Kinh tế – Xã hội
CNH
: Công nghiệp hóa
CCN
: Cụm công nghiệp
15
động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải cho nền kinh tế. Sau
Cách mạng công nghiệp, một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành
công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp.
Những ngành công nghiệp đầu tiên khởi nguồn từ chế tạo những hàng
hóa có lợi nhuận cao như vũ khí, vải vóc, đồ gốm sứ. Tại Châu Âu thời Trung
cổ, sản xuất bị chi phối bởi các phường thợ ở các thành phố, thị trấn. Các
phường hội này củng cố quyền lợi hội viên, duy trì chất lượng sản phẩm và
lối cư xử có đạo lý.
Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu
tiên ở Anh sau lan ra các nước khác như Pháp, Đức mang đến sự phát triển
những nhà máy có quy mô sản xuất lớn và những thay đổi xã hội tiếp theo.
Ban đầu, các nhà máy sử dụng năng lượng hơi nước rồi chuyển sang sử dụng
năng lượng điện khi lưới điện hình thành.
Các nhà phát minh Ở Anh:
- Năm 1764 James Hargreaves sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên máy là
tên con gái ông Jenny.
- Năm 1769 Richard Arkwright phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
- Năm 1785, Edmund Cartwright chế tạo máy dệt đầu tiên.
- Năm 1784, James Watt cải tiến động cơ hơi nước.
Sản xuất dây chuyền cơ khí hóa xuất hiện để lắp ráp sản phẩm, mỗi công
nhân chỉ thực hiện những công việc nhất định trong quá trình sản xuất. Sản
xuất dây chuyền mang lại hiệu quả sản xuất nhảy vọt, giảm chi phí sản xuất.
Sau này, tự động hóa dần thay thế thao tác của con người. Quá trình này được
gia tốc hơn nữa nhờ có sự phát triển của máy tính và người máy.
Về mặt lịch sử, một số ngành sản xuất dần đi xuống bởi nhiều yếu tố
kinh tế, bao gồm việc phát triển những công nghệ thay thế hay việc mất đi lợi
thế cạnh tranh. Ví dụ, sự giảm dần tính quan trọng của ngành chế tạo toa xe
đường sắt bởi ô tô trở nên thịnh hành.
16
Một số nền kinh tế tiền công nghiệp, như Hy Lạp cổ đại, đã có các hoạt
động trao đổi, thương mại phát triển nhờ đó đạt được sự thịnh vượng vượt
trên mức sinh hoạt cơ bản nhất. Nạn đói xảy ra thường xuyên ở các xã hội tiền
công nghiệp. Song các nước như Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII, XVIII, các
thành quốc Italia ở thế kỷ XV và Hy Lạp, La Mã cổ đại đã thoát khỏi quy luật
trên nhờ trao đổi và buôn bán sản phẩm nông nghiệp. Theo ước tính, trong thế
kỷ XVII, nguồn ngũ cốc cùa Hà Lan có tới 70% từ nhập khẩu. Người Hy Lạp
cổ đại ở thế kỷ V trước Công nguyên nhập khẩu 75% nguồn lương thực.
Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên. Đây cũng là quê hương
của Cách mạng công nghiệp và thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới
là Manchester.
Nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba bắt đầu các chương trình công nghiệp
hóa dưới sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nửa
cuối thế kỷ XX. Nỗ lực này ở một số nước Đông Á thành công hơn ở các nơi
khác trên thế giới.
Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng công
nghiệp đứng đầu thế giới năm 2005, tiếp sau nó là Nhật Bản và Trung Quốc [19].
2.3.2. Thực tiễn công nghiệp hóa ở Việt Nam
Quá trình CNH ở nước ta được thực hiện từ đầu những năm 60 của thế
kỷ XX. Hơn 50 năm qua, đường lối CNH đất nước đã có những điều chỉnh
khá cơ bản theo sự phát triển của tư duy và điều kiện cụ thể.
Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1985 là thời kỳ CNH được thực hiện
nhằm phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Quá trình CNH được
thực hiện có kết quả ở miền Bắc vào những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất (1960-1965). Sau khi đất nước được thống nhất, đường lối, chính
sách CNH đó được thực hiện trên phạm vi cả nước với những điều chỉnh và
bổ sung nhất định. Song, do việc duy trì khá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung
17
trong khi bối cảnh kinh tế trong nước và trên thế giới đã thay đổi, nên nước ta
đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 80.
Từ năm 1986 đến nay là thời kỳ thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ
cả về tư duy, quan điểm đường lối và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đường lối
CNH đã có những điều chỉnh và bổ sung quan trọng. Năm 1994, tại Hội nghị
đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã đề ra đường lối đẩy
tới một bước CNH, HĐH. Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng đề ra đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Từ sau Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đến nay, đường lối đẩy mạnh
CNH, HĐH được gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những
thành tựu rất quan trọng. Nổi bật là trình độ công nghệ của một số lĩnh vực
được nâng cao theo kịp trình độ của của các nước trong cùng khu vực. Đã
phát triển một số ngành công nghiệp chất lượng cao (công nghệ thông tin và
truyền thông, điện tử..). Trình độ công nghệ trong các ngành công nghiệp đã
có những tiến bộ vượt bậc, điển hình như trong cơ khí chế tạo máy, đã làm
chủ được các công nghệ CAD, CAM, CNC trong thiết kế chế tạo các loại máy
công cụ như máy phay CNC, máy tiện… đa chức năng tiêu thụ trong nước và
bước đầu xuất khẩu; ngành đóng tàu sau 15 năm đã rút ngắn khoảng cách lạc
hậu so với thế giới từ 70 – 80 năm còn 20 – 30 năm, hiện được đánh giá xếp
thứ 5 thế giới về năng lực đóng mới. Cả nước đã có 286 khu công nghiệp, khu
chế xuất được thành lập đóng vai trò quan trọng và có tác động lan tỏa trong
phát triển công nghiệp của các vùng, miền, địa phương. Trong nông nghiệp,
nhờ đưa vào áp dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, năng
suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi đã tăng lên. Đã hình thành các
vùng chuyên canh lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, thủy sản, rừng nguyên
liệu. Từ một nước phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, đến nay Việt