NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT.
1. Khái niệm pháp luật
Trong xã hội cần phải có một số trật tự nhất định, cần có sự điều chỉnh nhất định
đối với các quan hệ xã hội – quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực.
Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong bất kỳ xã hội nào cũng điều được thực
hiện dựa trên cơ sở các quy phạm xã hội, nhưng nguyên tác về hành vi, nguyên tắc xử sự
của con người.
Các vi phạm xã hội ở nước ta hiện nay rất đa dạng bao gồm: các quy phạm chính
trị do các cơ quan, tổ chức của đảng đề ra; các quy phạm do các tổ chức chính trị - xã hội
đặt ra; các quy phạm đạo đức, phong tục, tôn giáo…và pháp luật. Trong đó, pháp luật là
những quy tắc sử dụng chung nhất, phổ biến nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội khác.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay: pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc
hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bất buộc chung vả thực hiện lâu dài nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước
và được nhà nước bảo đảm thực hiện bắng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục,
cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của
đời sống xã hội và nhà nước, là công cụ để nhà nước thực hiện quyền lực.
2. Bản chất của pháp luật.
Như bản chất của nhà nước, trước hết pháp luật nói chung thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.
Nhờ có pháp luật, ý chí của giai cấp thống trị trở thành ý của nhà nước. Nhận xét về pháp
luật tư sản, C. Mác và ph. Ăngghen trong tuyên ngôn Đảng Cộng Sản viết: “pháp luật
của các ông là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, mà nội dung của do
những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”(1).
Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nên pháp luật
thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao
động khác trong xã hội. pháp luật thể hiện và bảo vệ lợi ích số đông nhân dân trong xã
hội. Thông qua pháp luật ý chí của nhân dân trở thành ý trí của nhà nước.
Bản chất của pháp luật không chỉ thể hiện qua tính giai cấp của nó mà còn thể
hiện qua tính xã hội của pháp luật. Ở nước ta, lợi ích của nhà nước phù hợp với lợi ích
của dân tộc, lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao động. Do đó, pháp luật phản ánh lợi ích
chung, phổ biến của cả xã hội, cộng đồng.
Bên cạnh, đó pháp luật còn là một giá trị xã hội, nhiều giá trị xã hội được đăng
tải, phản ánh vào pháp luật. Xã hội thông qua nhà nước ghi nhận những xử sự “hợp lý,
khách quan”, nghĩa là những xử sự được số động chấp nhận, phù hợp với lợi ích số đông
trong xã hội. Pháp luật là thước đọ hành vi, cách xử sự của con người, là công cụ để kiểm
nghiệm các quá trình, hiện tượng xã hội, hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với
quy luật khách quan, các quy luật vận động nội tại của đời sống xã hội.
3. Các thuộc tính của pháp luật.
Tất cả các quy phạm xã hội đều được mang tính chất chung là những chuẩn mực
về hành vi, cách xử sự của con người. Nhưng pháp luật do nhà nước ban hành do đó nó
có những đặc điểm, đặc thù, ưu thế riêng, thể hiện qua các thuộc tính của pháp luật.
Các thuộc tính đó bao gồm:
Thứ nhất : pháp luật mang tính quy phạm phổ biến.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là tiêu chí rất căn bản để phân biệt pháp
luật với các quy phạm xã hội khác. So với các quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp luật
có tính phổ quát hơn, rộng khắp, phổ biến hơn. Về nguyên tắc pháp luật có thể điều chỉnh
bất kỳ quan hệ xã hội nào khi nhà nước nhận thấy có yêu cầu cần điều chỉnh, điều này thể
hiện ưu thế của pháp luật so với các quy phạm pháp luật khác. Mặc khác, khi ban hành
pháp luật nhà nước đã bỏ qua những quan hệ xã hội phổ biến, chung nhất. Từ đó mô hóa
các quan hệ xã hội thành các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự.
Các quy phạm pháp luật được áp dụng lâu dài, các phạm quy pháp luật chỉ bị đình
chỉ khi các cơ quan nhà có thẩm quyền bải bỏ, hủy bỏ, sửa đổi hoặc thời hạn các quy
phạm đã hết.
Thứ hai : pháp luật được thể hiện dưới hình thức được xác định.
Ở nước ta pháp luật được thể hiện chủ yếu dưới hình thức các văn bản quy phạm
pháp luật. hơn nửa, nội dung của pháp luật phải được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, chặt chẻ,
khái quát trong các khoan của mọi điều luật, trong các điều luật, trong một văn bản pháp
luật toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung.
Thứ ba : Tính cưỡng chế của pháp luật.
Cưỡng chế là một thuộc tính thẻ hiện bản chất giai cấp và tính xã hội của pháp
luật. Mọi kiểu pháp luật đều mang tính cưỡng chế. Cưỡng chế của háp luật là cần thiết
khách quan của đời sống cộng đồng nhằm thiết lập một trật tự xã hội. Bời trong xã hội
luôn có những người không thi hành nghiêm chỉnh, thậm chí chống lại sự thi pháp luật.
Do đó, việc cưỡng chế buộc mọi người phải nghiêm chỉnh thi hành pháp luật là điều cần
thiết. ình thức biện pháp cưỡng chế của pháp luật phụ thuộc nhiều vào bản chất của pháp
luật.
Thứ tư : Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và vì vậy được nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự bảo đảm thực hiện bằng nhà nước
thể hiện ở chổ là nước tạo cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc đối với
mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Như vậy , pháp luật trở thành quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung, nhờ vào sức mạnh, quyền lực nhà nước. Hơn nữa, nhà nước tạo ra các tiền
đề, điều kiện, áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo đảm cho pháp luật thực hiện.
Ngoài các thuộc tính cơ bản nói trên, pháp luật còn thể hiện tính sáng tạo, tính
truyền thống và tính thời đại, tính hệ thống.
4. Chức năng của pháp luật.
Chức năng của pháp luật là những hướng, phương diện, mặt tác động chủ yếu của
pháp luật tới các quan hệ xã hội, phản ánh bản chất giai cấp và giá trị của pháp luật.
Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: chức năng điều chỉnh; chức năng bảo vệ; chức
năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội được thể hiện
theo hai hướng chính: một mặt xã hội ghi nhận các quan chủ yếu trong xã hội, mặt khác
pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội và bảo vệ các quan hệ xã hội
khi bị xâm phạm. chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật được thực hiện
thông qua các hình thức: quy định, cho phép, ngăn cấm, quy định nghĩa vụ, quy định
quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
- Bên cạnh chức năng điều chỉnh, pháp luật có chức năng bảo vệ các quan hệ xã
hội do nó điều chỉnh. Khi có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ xã hội
được pháp luật điều chỉnh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng
chế ghi trong phần chế tài của quy phạm pháp luật đối ví người thực hiện hành vi vi
phạm.
- Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của
pháp luật tới ý thức con người làm cho con người hành động phù hợp với cách xử sự do
pháp luật quy định. Cách xử sự ghi trong pháp luật là cách xử sự phổ biến đã được lựa
chọn phù hợp với đạo đức tiến bộ xã hội. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật tác động tới ý thức con người làm cho con người nhận thức được rằng cần phải
xử sự như thế nào khi ở hoàn cảnh, tình huống mà pháp luật mô tả bất lợi như thế nào.
Nhờ đó, mà con người hướng tới những hành vi, cách xử sự phù hợp với pháp luật, với
lợi ích xã hội, nhà nước, tập thể và của cá nhân.
5.Vai trò của pháp luật.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng bất kỳ một sự đánh giá thấp nào về vai trò
của pháp luật xã hội chủ nghĩa đều không những đối lập với kinh nghiệm lịch sử mà còn
không phù hợp với luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng ta và Nhà nước ta.
* Vai trò của pháp luật đối với kinh tế.
Trong mối quan hệ với kinh tế, vai trò chung nhất của pháp luật là sự biểu hiện về
mặt pháp lý các quan hệ sản xuất, thành một hệ thống các quan hệ pháp luật tạo nên trật
tự pháp luật về kinh tế cho một nhà nước. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp trước hết tồn tại về kinh tế, chỉ trong mối
quan hệ không tách rời với các đồi hỏi và nhu cầu của kinh tế, pháp luật trở thành phương
tiện hàng đầu quản lý nhà nước về kinh tế. Pháp luật trước hết tạo lập các khung hay còn
gọi là hành lang pháp lý để cho người sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế bình
đẳng trong “cách chơi”, đồng thời nhà nước là chủ thể quản lý cũng vào chuẩn mực đó
mà điều chỉnh “cách chơi”.Các quan hệ kinh tế thị trường rất đa dang, phong phú, năng
động và phức tạp, ta phải định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó lại càng nảy sinh nhu cầu
điều chỉnh để loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên, tùy tiện, ngăn ngừa rối loạn khủng hoảng, thiết
lập trật tự ổn định. Bằng sự điều chỉnh pháp luật mà tạo ra môi trường thuận lợi tin cậy và
chính thức trong sự tồn tại và phát triển của các quan hệ kinh tế. Trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, khi mà của cải vật chất chưa thật sự dồi dào, pháp luật chính là phương
tiện thực hiện tốt nhất nguyên tắc: làm theo năng lực hưởng theo lao động. Cúng vd[í
điều đó pháp luật chính là phương tiện thể chế hóa các quan hệ tiền – hàng, hạch toán
kinh tế, hợp đồng kinh tế, các quan hệ về lợi ích và đặc biệt là thể chế hóa và hoàn thiện
cơ chế quản lý về mặt tổ chức và hoạt động, làm cho nó có hiệu lực thực thi trong quy mô
toàn xã hội.
* Vai trò của pháp luật đối với xã hội.
Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là một những nhân tố bảo
đảm và bảo vệ sự tồn tại của xã hội. Một mặt pháp luật ghi nhận và thể chế hóa các quyền
tự do của công dân và bảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền tự do đó được thực hiện.
Mặt khác, bặng ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần,
vì con người mà các thành viên của xã hội bằng phương tiện pháp luật có điều kiện bảo
vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Các vấn đề xã hội như lợi ích xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự và nhân
phẩm, tự do bình đẳng và công bằng… đều gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật.
Chính vì vậy pháp luật là một phương tiên không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của
một xã hội.
* Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị - xã hội.
- Trước hết đối với Đảng lãnh đạo, pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối
lãnh đạo của Đảng làm theo đường lối đó có hiệu lực thực thi và bất buộc chung trên quy
mô toàn xã hội. Mặt khác xã hội là công cụ để bảo vệ đường lối, chủ trương chính sách
của Đảng.
- Đối với nhà nước, pháp luật là cơ sở cho tổ chức và hoạt dộng của nhà nước, là
sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội và cá nhân công dân,
là phương tiện quản lý có hiệu lực đối với mọi của đời sống xã hội. hơn bất ký phương
tiện nào, pháp luật là phương tiện chứa đựng trong mình nó có sự kết hợp giữa năng động
sáng tạo với kỷ cương và kỷ luật. Do đó khi thực hiện các chức năng của mình nhà nước
không thể không sử dụng phương tiện pháp luật.
- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật là phương tiện đảm bảo cho
quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua
các tổ chức chính trị - xã hội của mình. Pháp luật là nhân tố thể chế hóa và phát triển dân
chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân
dân dựa vào pháp luật là phương tiện chống lại các hành vi lộng quyền, bạo lực, không có
tổ chức, tham nhũng.
Như vậy: Đối với toàn hệ thống chính trị, có thể xem pháp luật là phương tiện
thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất về tổ và hoạt động củ toàn hệ thống chính trị, là
thước đo về tính hợp pháp, hợp chính trị, hợp đạo lý của mọi yếu tố tại nên hệ thống và
của tất cả các thành viên trong hệ thống đó.
* Vai trò của pháp luật với đạo đức.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa đóng vai trò là chổ dựa và cơ sở của việc hình thành
đạo đức xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới thể chế hóa các quy
phạm pháp luật, hay nói cách khác giữa đạo đức xã chủ nghĩa và pháp luật có sự đan xen
về nội dung. Do vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ và phát triển đạo đức xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con
người.
* vai trò của pháp luật đối với tư tưởng.
Có thể nói pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện đăng tải thế giới
quan khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, các tư tưởng và các giá trị tiến bộ của loài người.
6. Các nguyên tắc của pháp luật.
Các nguyên tắc của pháp luật định hướng cho hoạt động sáng tạo pháp luật và
thực hiện pháp luật và cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội
cụ thể, là những tiêu chuẩn cơ bản trong hành vi, cách xử sự của các công dân, cán bộ,
công chức, của các cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính và tư pháp, các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân có ảnh lớn
đối với ý thức pháp luật và trật tự pháp luật, văn hóa pháp lý.
Các nguyên tắc pháp luật của nước ta được ghi nhận trong hiến pháp, các luật, các
văn bản quy phạm pháp luật và trong thực tiễn xét xử. Những cũng có những nguyên tắc
được ghi nhận trong văn kiện của Đảng hoặc được thể hiện trong tư tưởng pháp luật nước
ta.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước ta gồm :
Thứ nhất, nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân, nó đòi hỏi nội dung cuả pháp luật cũng như trong hoạt động
tổ chức thực hiện, áp dụng pháp phải thể hiện tính toàn quyền của nhân dân, quán triệt tư
tưởng nhân dân là chủ thể cao của quyền lực. Nguyên tắc tất cả quyền lực của nhà nước
thuộc về nhân dân là nguyên tắc hiến định, được trực tiếp ghi nhận trong hiến pháp và
các văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 2 Hiến pháp 1992 (đã được sửa bổ sung năm
2001) ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông và đội ngũ trí thức”. Vì vậy, khi ban hành pháp luật các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền phải mục tiêu vì lợi ích nhân dân, phục vụ đời sống nhân dân là tối cao, tối
thượng, phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Thứ hai, nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Pháp phải thể hiện và phản ánh đầy đủ, sâu sắc các mặt của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa: định ra những hình thức và biện pháp hữu hiệu bảo vệ các quyền tự do, lợi ích
hợp pháp của công dân; tạo một cơ chế thuận lợi để nhân dân tham gia quản lý các công
việc của nhà nước; xã hội nghiêm khắc xử lý những hành vi vi phạm các quyền tự do,
dân chủ của công dân bất luận hành vi đó do cơ quan, tỏ chức hay cá nhân thực hiện. Mặt
khác, pháp luật cần quy định chặt chẻ địa vị chính trị - pháp lý của các bộ phận cấu thành
hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước, đồng thời xác lập mối quan hệ đúng đắng giữa
các bộ phận đó, tạo điều kiện để tất cả các bộ phận cảu hệ thống chính trị đồng thời thật
sự trở thành những thể chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, nguyên tắc nhân đạo
Nhân đạo là truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam, được nhân lên từ khi có
Đãng lãnh đạo. Vì vậy nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi nội dung của hệ thống pháp luật phải
thám nhuần quan điểm tất cả vì con người và phục vụ cho con người. Con người là mục
tiêu trung tâm của xã hội, mọi đường lối, chính sách và pháp luật của nhà nước đều phải
hướng tới phục vụ cho con người. Pháp luật không chỉ là phương tiện bảo đảm tính
mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người, mà còn tạo ra mọi điều kiện
để phát triển tự do của mỗi con người. Khi quy định các biện pháp trách nhiệm pháp lý,
pháp luật không nhằm mục đích hành hạ về mặt thể xác hoặc hạ thấp danh dự nhân phẩm
của con người, mà nhằm giáo dục cải tạo những người vi phạm pháp luật trở thành người
lương thiện. Đồng thời pháp luật còn quy định các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ.
Phương pháp tác động của pháp luật phải lấy giáo dục, thuyết phục là chủ yếu, còn cưỡng
chế được áp dụng khi giáo dục, thuyết phục không đem lại hiệu quả.
Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa các quyền và nghĩa vụ.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ quan niệm “quyền của công dân không tách rời
nghĩa vụ của công dân” (Điều 51 Hiến pháp 1992). Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, khi
thuyết lập đại vị pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (chủ thể pháp luật) cần quan
triệt tư tưởng: quyền phải đi đôi với nghĩa vụ, có quyền phải có nghĩa vụ và ngược lại,
quyền và nghĩa vụn phải tương ứng, phù hợp với nhau trong quan hệ pháp luật, quyền
của bên này nghĩa vụ của bên kia, khi không thực hiện nghĩa vụ có nghĩa là vi phạm
quyền của bên khác trong quan hệ. Thông qua cách quy định này mà thiết lập quan hệ
trách nhiệm qua lại giữa các thành viên xã hội, giữa nhà với công dân và ngược lại.
Thứ năm, nguyên tắc công bằng
Pháp luật là công lý, là những đại lượng biểu thị sự công bằng trong đời sống xã
hội dân sự giữa các thành viên xã hội. Các luật thực định cần phải là công bằng được
cũng cố về mặt quy phạm, nói cách khác sự công bằng trong pháp luật phia tiến tới sự
công bằng xã hội theo nhận thức, ý nguyện của con người. Công xã hội là sự công bằng
trong quanu hệ giữa các thành viên xã hội mà tiêu chuẩn cơ bản của nó là lợi ích của con
người.
Trong phân phối sản phẩm công băng có nghĩa là tương quan hợp lý giữa một bên
là sự đóng góp sức lao động của cá nhân công dân cho xã hội và một bên là thái độ, sự
đối xử của xã hội. Trong xã hội các thành viên xã hội trao đổi lao động cho nhau, họ cống
hiến cho xã hội một lao động thì cũng nhận được từ xã hội một lao động tương ứng với
nhiều hình thức khác nhau.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, công bằng đòi hỏi sự xác laapjphamj vi tối
thiểu nhất của công quyền và xác lập đầy đủ những đảm bảo cho người bị quản lý nằm
chống những hiện tượng lạm dụng quyền lực, phạm vi các quyền tự do, dân của công
dân.
Trong cương chế nhà nước công bắng có nghĩa là chirphair chịu trách nhiệm pháp
lý khi có lỗi, mức độ vi phạm và mức độ trách nhiệm phải tương xứng với nhau. Nguyên
tắc này cugnx có nghĩa là bất kỳ ai, không kể giữ chức vụ nào, khi vi phạm pháp luật đều
phải trách nhiệm pháp lý. Từ sự công bằng dẫn đến sự bình đẳng mọi công dân trước
pháp luật tọa ra một khả năng, cơ hội như nhau cho mọi thành viên trong xã hội, khi họ
có địa vị như nhau.
II. XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm, nguyên tắc xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động cơ bản của nhà nước, thể hiện
thông qua hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước.
Xây dựng pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước, những người có thẩm
quyền, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị được trao quyền, nhằm soạn thảo và ban hành
các đạo luật và các vặn bản quy phạm pháp luật khác, thực chất là để thực hiện quyền lập
pháp và quyền lập quy (ban hành theo văn bản quy phạm pháp luật dưới luật).
Quyền lập pháp là quyền ban hành các văn bản theo Hiến pháp Việt Nam 1992,
Quốc hội là cơ quan có quyền làm hiến pháp, sữa đổi hiến pháp, làm luật, sữa đổi luật;
nghĩa là Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Ủy ban thường vụ Quốc hội
ban hành pháp lệnh do Quốc hội giao trên cơ sở kế hoạch ban hành các lệnh được ghi vào
chương trình làm luật của Quốc hội. Như vậy, Quốc hội ủy quyền cho ủy ban thường vụ
Quốc hội ban hành pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề mà
luật chưa điều chỉnh (trừ những vấn đề phải điều chỉnh bằng luật). Chẳng hạn như các
vấn đề về quyền chính trị, dân sự, kinh tế của công dân đã dược quy định trong Hiến
pháp và luật; về hình sự; về lao động…
Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật củ các cơ quan
hành chính nhà nước có hiệu lực dưới luật. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật dưới luật phải trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật. Ban hành văn bản quy pháp
luật dưới luật là hoạt động quan trọng của quyền hành pháp, nhờ đó mà các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội.
Việc phân biệt quyền lập pháp và lập quy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. sự phân
biệt này, một mặt nhờ có quyền lập quy mà các luật được cụ thể hóa, chi tiết hóa.
Xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo. Đó là quá trình nhận thức
các quan hệ xã hội, quy luật vận động của các quan hệ xã hội, đặc biệt quy luật lợi ích,
xác định tầm quan trọng pháp lý của các quan hệ xã hội, từ đó thể chế hóa, mô hình hóa
các quan hệ xã hội thành các quy phạm pháp luật. Thông qua kỹ thuật lập pháp, nhà nước
thể chế hóa, biến ý chí của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức và những
người lao động khác lên thành các chuẩn mực mang tính bắt buộc chung. Các chuẩn mực
đó được thể hiện qua các văn bản luật hoặc các văn bản quy phạm dưới luật. Do đó, hoạt
động xây dựng pháp luật được gọi là hoạt hoạt sáng tạo pháp luật – sáng tọa ra giá trị tinh
thần.
2. Các nguyên tắc xây dựng pháp luật.
Xây dựng pháp luật phải tuân thủ những nguyên tắc quan trọng nhất của quá trình
xây dựng pháp luật, gồm :
Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, đường lối, chủ chương, chính sách, nghị quyết,
chỉ thị, của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, được đưa vào cuộc sống một cách
thống nhất.
Thứ hai, nguyên tắc khách quan.
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện được các nhu cầu và điều
kiện khách quan của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Để văn bản quy phạm pháp luật
có chất lượng cao đòi hỏi phải nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng các quá trình xã hội đang
diễn ra và phát hiện được xu hướng vận động phát triển cuat chúng, Vì vậy, trong quá
trình xây dựng pháp luật cần phải thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học
thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là các chuyện gia pháp lý, sự tham gia của mọi tầng lớp nhân
dân.
Thứ ba, nguyên tắc dân chủ hóa
Nguyên tắc náy thể hiện mức độ, trình độ tham gia của nhân dân lao động và các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật với xu
hướng dân chủ hóa đời sống xã hội. Cần phải đề cao vai trò của các tầng lớp nhân dân lao
động và các tổ chức của họ trong hoạt xây dựng pháp luật, đặc là trong thảo luận, góp ý
các dự án pháp luật.
Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm pháp chế.
Xây dựng và ban hành pháp luật phỉa đúng thẩm quyền, phait tuân thủ nghiêm
chỉnh ngặt trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Văn bản luật phảo phù hợp với Hiến
pháp, văn bản dưới luật phải phù hợp với văn bản luật, bảo đảm tính thứ bậc trật tự của
hệ thống văn bản và văn bản cấp độ dưới hơn được ban hành nhằm thực hiện văn bản ở
cấp độ cao hơn.
Hiện nay, cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta tiến hành xây dựng và
hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là tiếp tục cải cách
nền hành chính nhà nước. Tình hình mới đòi hỏi phải sữa đổi, bổ sung, hệ thống pháp
luật cả về nội dung và hình thức, tăng cường sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan
hệ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, các quyền công
dân. Công tác xây dựng pháp luật đang được đẩy mạnh, càng phỉa tuân thủ các nguyên
tắc của quá trình sáng tạo pháp luật.
3. Văn bản quy phạm pháp luật.
Hình thức của văn bản pháp luật bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản
quy phạm pháp luật. Ở nước ta văn bản quy phạm pháp luật là hình thức cơ bản của pháp
luật.
a. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự luận định, trong đó các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều là và hiệu lực của
nó không phụ thuộc vào sự áp dụng, được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Văn bản quy phạm pháp luật có một số đặc điểm:
- Đó là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành;
- Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính quy
định chung;
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống;
Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó;
- Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản pháp luật được quy định
cụ thể trong pháp luật;
- Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước.
Xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, đồng bộ các hình thức văn bản quy phạm sẽ tạo ra cơ
sở pháp lý cho sự đảm bảo và tăng cường pháp chế, năng cao hiệu lực quản lý nhà nước,
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
b. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Quốc hội:
+ Làm Hiến pháp và sữa đổi Hiến pháp;
+ Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội:
+ Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị
quyết.
- Chủ tịch nước :
+ Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, quyết định của
ban thường vụ Quốc hội ban hành lệnh, quyết định.
- Chính phủ:
+ Căn cứ vào Hiến pháp, luật nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của chủ tịch nước ban hành nghị quyết.
- Thủ tướng chính phủ;
+ Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quyết hội, pháp lệnh, nghị quyết
của ban thương vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định
của chính phủ ban hành quyết định.
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư căn cứ vào Hiến
pháp, luật nghị định của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của chính phủ, quyết
định, và chỉ thị của thủ tướng chính phủ.
- Hội đồng thẩm tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết.
- Chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng, viện kiểm sát nhân dân tối cao
ban hành thông tư căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của ban thường vụ Quốc hội, lệnh, nghị định của chủ tịch nước.
- Giữa các cơ quan nhà cscos thẩm quyền, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với tổ chức chính trị - xã hội ban hành nghị quyết, thông tư liên tịch.
- Căn cứ vào Hiến pháp, luật , nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
ủy ban thường vụ quốc hội, lệnh, quyết định của chủ tịch nước, văn bản của các cơ quan
nhà nước, cấp trên, Hội đòng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành
nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương về kế hoạch phát triển kinh té – xã
hội và ngân sách; về quốc phòng và an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng
cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, làm tròn nghĩa đối với
cả nước.
- ủy ban nhân dân ban hành quyết định và chỉ thị, quyết định, chỉ thị của ủy ban
nhân dân phải phù hợp với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan ành nước cấp trên,
nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Chủ ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ thi hành nghị quyết của hội đồng nhân
dân cấp dưới trực tiếp đồng thời đề nghị hội đồng nhân dân cấp mình bải bỏ nghị quyết
đó, đình chỉ việc thi hành hoặc bải bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn
thuộc ủy ban nhan dân, của ủy ban nhân dân cấp dưới.
4. Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn rất
quan trọng nhằm hoàn thiện pháp luật, đưa pháp luật vào một hệ thống nhất định, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện áp dụng pháp luật.
Nhờ công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật mà các cơ quan nhà nước
có thẩm quyeenfcos sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát đối với hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành, đặc biệt đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
do mình ban hành, phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, những bất hợp lý, từ đó có
những biện pháp để khắc phục, hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật.
Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp phục vụ cho việc thực hiện
pháp luật, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền. Việc sắp xếp có trật tự và có hệ thống các văn bản quy phạm phá luật tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức người có thẩm quyền tìm kiếm
nhanh chóng những quy phạm pháp luật cần thiế, làm sáng tỏ nội dung của chúng và nội
dung đứng đắn.
Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích tạo ra một hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ khắc phục tình trạng mâu
thuẫn, chồng chéo, lỗi thời của các văn bản quy phạm pháp luật; làm cho nội dung của
chúng phù hợp với thực tiễn xã hội.
Có hai hình thức hệ thống hóa pháp luật, đó là : tập hóa và pháp điển hóa.
- Tập hợp hóa văn bản quy phạm pháp luật và sắp xếp các quy phạm pháp luật
theo một trình tự lôgic nhất định. Tập hợp hóa có thể tiến hành theo nhiều tiêu thức khác
như: theo cơ quan ban hành hoặc lĩnh vực hoạt động nhà nước, theo ngành, theo cấp độ
hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Việc tập hpj các văn bản quy phạm pháp luật
không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung nội dung văn bản, mà chỉ loại bỏ
những văn bản hoặc quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực pháp luật hoặc mâu thuẫn quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Tập hợp hóa văn bản quy phạm pháp luật
có thể do cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tiến hành, trong đó tập hợp hóa các văn bản
quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành có một ý nghĩa rất lớn, nó
có tính chất hướng dẫn trong công tác thực hiện áp dụng pháp luật.
- Pháp điển hóa là một hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
Hoạt động này gồm việc tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy phạm, đồng
thời loại những văn bản, quy phạm đã lỗi thời, mâu thuẫn, đưa thêm những quy phạm
mới để thay thế, khắc phục những “ khoảng chống” của pháp luật, sữa đổi, bải bỏ những
quy phạm hiện hành… Kết quả của công tác pháp điển hóa là một văn bản quy phạm
pháp luật mới ra đời hoặc có hiệu lực pháp lý cao hơn, tổng quát hơn, hoàn chỉnh hơn.
Đó là một bộ luật, một đạo luật, một pháp lệnh, nghị định, một bộ tổng hợp pháp luật,
trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp một cách trật tự, lôgic, được thể hiện dưới
hình thức chặt chẻ, nhất quán.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật,
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần phải tăng cường công tác tập
hợp hóa và pháp điển hóa pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp luaatjhaonf thiện về
nội dung và hình thức. Tập hợp hóa và pháp điển là những công việc phức tạp, đòi hỏi
phải được tiến hành phù hợp với những kỹ thuật lập pháp, lập quy. Để có được hế thống
pháp luật hoàn thiện, trước hết cần phải hoàn thiện kỹ thuật lập pháp, lập quy, cần xác
định rõ những loại quan hệ xã hội nào cần được điều chỉnh bằng văn bản luật, hay bằng
văn bản dưới luật, cần hoàn thiện kỹ thuật xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật.
III. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT.
1. Thực hiên pháp luật.
Nhà nước ban hanh luật nhằm xác định những khã năng hành vi cách xử sự của
mọi người, mọi tổ chức, cơ quan nhà nước. Khã năng đó chỉ có thể trở thành hiện thực
trong đời sống khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp
luật trở thành hoạt động thực tế cảu các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Tất cả những hành vi, xử sự được tiến hành phù hợp với các yêu câu của pháp luật
đều được coi là thực hiện pháp luật, phù hợp với pháp luật.
Căn cứ vào tính chất hoạt động thực hiện pháp luật, khóa học pháp lý đã chia ra
các hình thức thực hiện pháp luật sau; tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng
pháp luật, áp dụng pháp luật.
- Tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức
kiềm chế không thực hiện các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Ở hình thức nayfchir
đòi hỏi con người tự kiềm chế mình thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.
Chủ thể tuân thủ pháp luật là mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân,
cán bộ, công chức …công dân. Thí dụ: công dân kiềm chế không thực hiện những hành
vi vi phạm pháp luật.
- Thi hành pháp luật là việc thực hiện pháp luật mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức
thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hoạt động tích cực.
Hình thức chấp hành pháp luật đòi hỏi thực hiện nghĩa vụ pháp lý một cách tích
cực. Ở đây cần phải thực hiện hành động tích cực, cụ thể và chỉ có thể bằng hoạt động
tích cực mới thực hiện nghĩa vụ của mình. Chủ thể của hình thức chấp hành pháp luật là
các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân, mọi cán bộ, công chức và
mọi công dân.
- Sử dụng pháp luật là việc thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, cơ quan, tổ
chức thực hiện những hành vi quyền chủ thể tùy theoo sự xem xét của mình tùy theo quy
định của pháp luật.
Nếu như trong hình thức thứ nhất và hình thức thứ hai, thể hiện nghĩa vụ phải
thực hiện các quy phạm một cách “thụ động” hay “tích cực” thì trong hình thức thứ ba
này chỉ thực hiện các quyền cho phép. Chủ thể hình thức sử dụng pháp luật này bao gồm
tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân, mọi cán bộ, công
chức, mọi công dân.
Hình thức này khác hình thức trên ở chổ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc
không thực hiện các quyền chủ thể của minh được pháp luật quy định theo ý chí của
mình, mà không buộc phải thực hiện. Tuy vậy, cần lưu ý rằng, để thực hiện các chức
năng, nhiệm cụ của mình các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ thực hiện các quyền hạn đó.
- Áp dụng pháp luật. Nếu như tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật là những
hình thức thể hiện pháp luật mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì sử dụng
pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
áp dụng. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật luôn gắn liền với công
quyền. Do có ý nghĩa và tầm quan trọng của hình thức áp dụng pháp luật nên được xem ở
một phần riêng.
2. Áp dụng pháp luật và các giai đoạn của qua trình áp dụng pháp luật.
Áp dụng pháp luật một hoạt động có tính tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước
của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhằm thực hiện trong thực tế các quy
phạm pháp luật trong những tình huống cụ thể của cuộc sống.
a. Các trường hợp áp dụng pháp luật.
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức, cơ
quan vi phạm pháp luật; hoặc ttrong những trường hợp khẩn cấp;
- Khi những quyền chủ thể và những nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp
luật không mặt nhiên phát sinh nếu khoong có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền.
Khi phát sinh tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham
gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được;
- Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm
tra, giám sát thanh tra hoạt đọng của các bên tham gia quan hệ đó hoặc nhà nước xác
nhận sự tồn tại hay tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế; thí dụ: việc xác nhận di
chúc, chứng thực thế chấp, sao các văn bằng chứng chỉ…
b. Đặc điểm của áp dụng pháp luật.
- Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức – quyền lực nhà
nước. Vì vậy, hoạt động này chỉ do những cơ quan nà nước, người có thẩm quyền tiến
hành.
Pháp luật quy định mỗi loại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một số
những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến
hành theo ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không phụ
thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng; sự áp dụng này có tính chất bất buộc đối với chủ
thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan; trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng
pháp luật được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
- Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định chặt chẽ.
- Thí dụ: việc giải quyến quyết một vụ án hành chính được điều chỉnh bởi luật tố
tụng hành chính hoặc việc xử phạt hành chính được điều chỉnh bởi những quy phạm thủ
tục xử phạt hành chính. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền và các bên có liên
quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính
thủ tục.
- Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với quan hệ
xã hội. Đối tượng của hoạt động áp dụng là những quan hệ điều chỉnh cần sự điều chỉnh
cá biệt, bổ sung trên cơ sở những quy phạm pháp luật chung. Bằng hoạt động áp dụng
pháp luật, những quy phạm áp dụng pháp luật chung được cá biệt hóa, cụ thẻ hóa đối với
những cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.
- Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp luật,
các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải phân tích vụ việc, làm sáng tỏ nội dung
của vụ việc, từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.
Tóm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước
được thực hiện thong qua những cơ quan nhà nước, người có thảm quyền theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào những
trường hợp cụ thể đối với cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cụ thể.
Việc áp dụng pháp luật là hình thức pháp luật thứ hai để quản lý nhà nước. Còn
hình thức pháp luật thứ nhất để quản lý xã hội đó là hình thứ sáng tạo pháp luật. Trong
khi soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật, bằng cách này nhà nước đã thực hiện
việc quản lý xã hội. Sau đó nhà nước cần can thiệp và mỗi vấn đề cụ thể trong đời sống
xã hội; chỉ sau khi nhà nước ban hành các văn bản áp dụng pháp luật thì lúc đó mới thực
hiện quản lý xã hội trực tiếp và cụ thể.
c. Các giai đoạn áp pháp luật.
+ Phân tích những tình tiết thực tế của vụ việc.
Để giải quyết đúng những vụ việc cụ thể có tính chất của sự việc và cần tìm hiểu
tất cả các tình tiết, tình huống, chứng cứ và thực tế của vụ việc đó.
Các tình huống thực tế chính là cơ sở thực tế để giải quyết vấn đề đặt ra. Đó là cơ
sở thực tế để áp dụng pháp luật.
Những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải xem xét
tất cả các tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan. Khi cần thiết, phải
sử dụng những biện pháp chuyên môn đặc biệt để xác định độ tin cậy của các sự kiện
(như giám định). Khi điều tra, xem xét cần bảo đảm tính khách quan, tính tới mọi yếu tố
liên quan đến vụ việc.
Việc xem xét, các tình huống thực tế của vụ việc cũng đòi hỏi phải nghiên cứu
đầy đủ những yếu tố pháp lý có liên quan tới vụ việc và cả những yếu tố không liên quan
tới vụ việc. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ là xác định các tình tiết, sự kiện của vụ
việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng ý nghĩa về mặt pháp lý của mọi tình tiết, sự
kiện.
Trong giai đoạn này của quá tình áp dụng biện pháp cần phải nghiên cứu một
cách khách quan, toàn diện và đầy đủ mọi tình tiết của vụ việc, tuân thủ tất cả các quy
định mang tính thủ tục gắn với mọi vụ việc.
+ Lựa chọn quy phạm pháp luật và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của nó để giải
quyết vụ việc.
Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết vụ việc là hành vi tiếp theo
của quá trình áp dụng pháp luật. Trước hết cần đặt ra câu hỏi: quy phạm pháp luật thuộc
ngành nào điều chỉnh tình huống đó? Sau đó chọn quy phạm pháp luật cụ thể và nghiên
cứu nội dung của nó. Khi đó người có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật cần phải
phân tích nghiên cứu quy phạm pháp luật dưới những gốc độ sau:
- Phải khẳng định chắc chắn rằng văn bản quy phạm pháp luật đó là văn bản chính
thức. Không nên có quan niệm rằng trước khi hình như quy phạm pháp luật này đã điều
chỉnh trong các trường hợp đó, thì ngày nay cứ đem áp dụng.
- Phải tính chính xác xem văn bản quy phạm pháp luật này đã có văn bản thay thế
nó hay chưa, nói cách khác phải lựa chọn văn bản ở lần ban hành cuối cùng, gần nhất.
- Phải tìm hiểu xem văn bản quy phạm đó ở thời điểm hiện tại còn hiệu lực nay đã
bị bãi bỏ.
- xem xét quy phạm pháp luật đó có hiệu lực vào thời gian xảy ra sự việc đang
tiến hành hay không.
Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu: lựa chọn đúng
quy định pháp luật được trù tính cho trường hợp đó; xác định quy phạm được lựa chọn là
đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và các văn ban quy phạm khác;
xác định tính chân chính của văn bản quy phạm chứa đựng quy phạm này; nhận thức
đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.
+ Ra quyết định áp dụng pháp luật.
Đây là giai đoạn trung tâm của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này,
những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp
trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được quyết định.
Khi ra quyết định, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải vô tư, khách
quan, không vụ lợi. Quyết định áp dụng pháp luật phải phù hợp với lợi ích của nhà nước,
tập thể, cá nhân được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết định áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có
cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng mẫu đẫ quy định. Nội của quyết định phải rõ
ràng, chính xác, nêu rõ trường hợp cụ thể.
- Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật.
Tổ chức thực hiện áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng
pháp luật. Giai đoạn gồm những hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo về mặt vật chất, kỹ
thuật cho việc thực hiện đúng quyết định áp dụng pháp luật. Thí dụ: tổ chức thi hành bản
án quyết định đã tuyên hoặc cưỡng chế thi hành quyết định. Đồng thời cần tiến hành các
hoạt động kiểm tra, giám sát việc thin hành quyết định áp dụng pháp luật, nhằm đảm bảo
để quyết định nó được thực hiện nghiêm chinhrtrong đời sống xã hội.
3. Giải thích pháp luật.
Trong quá trình áp dụng pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cần phải chọn ra
những quy phạm pháp luật để diều chỉnh các mối quan hệ đã đặt ra, và cần giải thích làm
sáng tỏ về nội dung của các quy phạm pháp luật.
Giải thích pháp luật là một quá trình tư duy, làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội
dung các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh,
thống nhất pháp luật.
Giải thích pháp luật là hoạt động có tác động tích cực đối với việc thực hiện pháp
luật nhằm tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật, thuộc trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền.
Giải thích pháp luật là quá trình tự nhận thức và giải thích cho người khác hiểu về
quy phạm pháp luật cần áp dụng.
Căn cứ vào chủ thể tiến hành giải thích và đặc trưng của sự giải thích, có thể chia
giải thích pháp luật ra làm hai loại: giải thích chính thức và giải thích không chính thức.
a. Giải thích chính thức.
Giải thích chính thức là làn sáng tỏ nội dung , tư tưởng của quy phạm pháp luật,
hay một văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thảm quyền tiến
hành và được ghi nhận trong các văn bản chính thức. Các văn bản giải thích chính thức
có ý nghĩa pháp lý đòi hỏi, cơ quan, tổ chức, người có thảm quyền, mọi công dân phải
chấp hành trong việc thực hiện áp dụng pháp luật. Như vậy, giải thích chính thức là sự
giải thích có hiệu lực pháp lý bắt buộc, được ghi nhận dưới hình thức văn bản giải thích
pháp luật (thường là những thông tư)
Giải thích chính thức gồm : Giải thích mang tính quy phạm và giải thích trong
những vụ việc cụ thể.
Giải thíh chính thức mang tính quy phạm là sự giải thích cí tính chất bắt buộc
chung, được đúc rút, tổng kết từ thực tế thực hiện và áp dụng pháp luật, nhằm bảo đảm sự
thực hiện, áp dụng thống nhất pháp luật. Thí dụ: bộ, cơ quan ngang Bô, cơ quạn thuộc
chính phủ ra thông tư hường dẫn để thực hiện nghị định của chính phủ, hoặc Hội đồng
thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ra nghị quyết hướng dẫn hoạt động xét xử.
Giải thích chính thức cụ thể có hiệu lực đối với một vụ việc pháp lý cụ thể, còn
đối với vụ việc khác không có giá trị. Trong quản lý hành chính thường gặp các trường
hợp cấp dưới xin ý kiến cấp trên trong việc giải quyết vụ việc cụ thể khi pháp luật chưa
được giải thích hoặc giải thích chưa đầy đủ.
Ở nước ta, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền giải thích chính thức Hiến pháp,
luật, pháp lệnh. Về nguyên tắc cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật thì có quyền giải thích chính thức văn bản đó, hoặc có thể ủy quyền cho cơ
quan cấp dưới giải thích.
b. Giải thích không chính thức.
Giải thích không chính thức là sự giải thích tư tưởng, nội dung của các quy phạm
pháp luật hoặc của một văn bản quy phạm pháp luật không không mang tính chất bắt
buộc phải xử sự theo cách giải thích đó. Loại giải thích này có thể được tiến hành bởi mọi
cá nhân, tổ chức, mặc dù có ý nghĩa bắt buộc đối với các cơ quan nàh nước, tổ chức,
người có thẩm quyền trong hoạt động áp dụng pháp luật, nhưng sự giải thích không chính
thức có ý nghĩa quan trọng tác động tới sự hình thành ý thức pháp luật của các chủ thể
pháp luật và thông qua đó tác động tới hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật.
c. Các phương pháp giải thích pháp luật.
Để làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng của các quy phạm pháp luật, thường sử dụng
những phương pháp giải thích sau:
Phương pháp lôgic là phương pháp dựa trên cơ sở những suy đoán lôgic để làm
sáng tỏ nội dung quy phạm pháp luật, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, được sử
dụng trong trường hợp lời văn của quy phạm không trực tiếp nói đến các yêu cầu của nhà
nước.
- Phương pháp giải thích về mặt văn phạm là làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của
quy phạm pháp luật, hay của văn bản quy phạm pháp luật bằng cách làm sáng rõ nghĩa
của các từ ngữ, từng câu xác định mối liên hệ giữa chúng dựa trên cơ sở phân tích ngữ
pháp.
Phương pháp này được chia ra:
+ Phương pháp giải thích từ ngữ, ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật được
giải thích theo ý nghĩa của từng từ riêng biệt. Thí dụ: tái phạm, hành vi vi phạm. một
người hôm qua lấy trộm thóc trong kho nhà nước, hôm sao lại lấy nữa. Một kẻ khác, hôm
qua làm hại một gia đình, hôm sau lại lấy trộm của một gia đình khác. Điều đó không
phải là tái phạm mà là phạm tội nhiều lần.
+ Phương pháp giải thích theo cú pháp. Bằng cách này đặt dấu chấm và dấu phẩy
vào mối liên hệ của các từ trong câu được phân tích, tính toán kỹ lưỡng.
- Phương pháp giải thích chính trị - lịch sử là phương pháp tìm hiểu nội dung, tư
tưởng quy phạm của văn bản quy phạm pháp luật thông qua việc nghiên cứu các điều
kiện chính trị, lịch sử, bối cảnh xã hội mà quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp
luật được ban hành.
- Phương pháp giải thích văn bản quy phạm pháp luật theo khối lượng, gồm các
cách: giải thích đúng nguyên văn và giải thích có mở rộng.
IV. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Pháp và yêu cầu, bảo đảm đối với pháp chế.
a. Những nội dung cơ bản của pháp chế.
Nội dung cơ bản của khái niệm pháp chế được thể hiện rõ trong Hiến pháp Việt
Nam 1992. Điều 12 Hiến pháp quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Điều này khẳng định một trong
hững nội dung quan trọng của pháp chế là quản lý của nàh nước bằng pháp luật, pháp luật
là cơ sở chủ yếu của quản lý nhà nước.
Cũng trong điều 12 của Hiến pháp còn quy định: “các cơ quan nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh
chấp hành Hiến pháp và luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm
Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tập thể và công dân đều bị xử lý theo pháp luật”. Như vậy, ở khía cạnh này
có thể hiểu: “pháp chế là những yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải tuân thủ, chấp hành,
thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi hoạt động, hành vi xử sự của
mình; đồng thời phải không ngừng đấu tranh phòng ngừa, chống các tội phạm và các vi
phạm pháp luật khác, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật.
Tình trạng pháp chế đất nước tùy thuộc vào tình trang mức độ thực hiện pháp luật
của các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân, tình trạng tội phạm vi phạm pháp luật. Do
vậy nếu có sự thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật của tất cả của cơ quan, tổ
chức, công dân thì xã hội mới có pháp chế, trật tự pháp luật.
Pháp chế và pháp luật là hai hiện tượng có quan hệ mặt thiết với nhau, hưng
không thống nhất. Muốn có pháp chế trước hết phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện
về nội dung và hình thức. Pháp luật hoàn thiện về nội dun g và hình thức. Pháp luật là
tiền đề của pháp chế. Nhưng để có pháp chế, bên cạnh hệ thống pháp luật hoàn thiện phải
có sự tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng pháp luật thường xuyên, liên tục, nghiêm
minh của mọi cơ quan, tổ chức, công dân.
Pháp chế = pháp luật + Tuân thủ, thi hành + Sử dụng + Áp dụng đúng đắn pháp
luật.
Pháp chế và dân chủ quan hệ chặt chẻ với nhau. Dân chủ là cơ sở để tăng cường
pháp chế. Do đó, khong có dân chủ sẽ không có pháp chế. Ngược lại pháp chế là điều
kiện để bảo vệ, củng cố và phát triển dấn chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để tăng cường pháp chế phải mở rộng dân chủ, đồng
thời càng mở rộng dân chủ đòi hỏi phải tăng cường pháp chế nhằm duy trì trật tự, kỷ
cương xã hội.
Pháp chế còn có liên hệ với ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật đó là sự hiểu biết
của con người về pháp luật, là thái độ tâm lý, tình cảm của họ đói với pháp luật. Muốn
tuân thủ, chấp hành, thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh cần phải có ý thức pháp
luật tốt.
b. Những yêu cầu của pháp chế
Trong tác phẩm “song trùng trực thuộc và pháp chế”, Lê nin đã khẳng định những
luận điểm cơ bản nhất làm cơ sở cho việc ra đời nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và
đã đưa ra các yêu cầu của pháp chế và các yêu cầu ấy đượcn phát triển hoàn thiện phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ xây dựng nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Những yêu cầu cơ bản đó là :
- Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế
Pháp luật phải được nhận thức và thực hiện thống nhất trong cả nước và ở tất cả ở
các ngành. Sự thống nhất của pháp chế bảo đảm bằng hiệu lực tối cao của luật so với các
văn bản dưới luật khác. Hiến pháp và luật có tính tối cao. Các văn barnn lạp quy dưới
luật phải được ban hành trên cơ sở luật và để thực hiện luật. Văn bản pháp luật của các cơ
quan nhà nước ở địa phương phải phù hợp, không mâu thuẫn với các văn bản pháp luật
dô các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
- Các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức
chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và mọi công dân
có nghĩa vụ thực hiện pháp luật.
Yêu cầu này đặt ra là pháp luật phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống, mọi
chủ thể xử sự theo quy định của pháp luật không có ngoại lệ. Pháp luật là phương tiện đẻ
nhà nước quản lý, nhưng chính quy định của pháp luật là điều bắt buộc cơ quan, cán bộ,
công chức nhà nước thực hiện. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhưng mọi tổ chức
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. mọi tổ chức xã hội thành lập
hợp pháp và hoạt động theo pháp luật. Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.
Bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều bị truy cứu trách nhiệm pháp
lý tùy theo mức độ nguy hại của hành vi và được xử lý nghiêm minh. Pháp chế xã hội
chủ nghĩa không chấp nhận những biểu hiện phân biệt đối xử và đặc quyền, đặt lợi ích
trong thực hiện pháp luật, không cho phép lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lẩn tránh hoặc
cố tình làm trái pháp luật.
- Bảo đảm và bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.
Quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân được Hiến pháp quy định và được cụ
thể hóa trong các văn bản luật và văn bản dưới luật, được các cơ quan nhà nước đề ra các
biện pháp cụ thể để bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền, tự do của họ, đồng thời
tạo một cơ chế về tổ chức, pháp lý để bảo vệ các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của
công dân khi bị xâm phạm. Trong cụ thể hóa quyền của công dân phải bảo dảm nguyên
tắc việc hạn chế quyền công dân ghi trong Hiến pháp và luật phải được hạn chế bằng văn
bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh sự hạn chế một cách tùy tiện.
Công khi sử dụng các quyền, thực hiện nghĩa vụ được pháp luật quy định không
được xâm tới quyền, tự do lợi ích hợp pháp của công dân khác, gây thiệt hại cho lợi ích
nhà nước, xã hội và tập thể. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh mọi vi
phạm pháp luật.
Hành vi vi phạm pháp luật nào xâm phạm trực tiếp hay gián tiếp tới lợi ích của
nhà nước, xã hội và công dân thì các cơ quan nhà nước, người có thảm quyền phải xử lý
nhanh chóng, công minh đối với những vi phạm đó, nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong
xã hội, đời sống nhà nước, nhằm phục hồi lại những quan hệ xã hội bị xâm phạm pháp
luật xâm hại.
c. Những bảo đảm đối với pháp chế.
Những bảo đảm đối với pháp chế là những điều kiện, tiền đề khách quan của sự
phát triển xã hội và những phương tiện do cơ quan nhà nước, tổ chức thực hiện bảo đảm
cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và mọi
công dân thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Những bảo đảm đối với pháp chế bao gồm:
- Những bảo đảm kinh tế. Sự phát triển nền kinh tế nhiều thàn phần vận theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay tạo ra những điều kiện năng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là
cơ sở vững chất để thực hiện các quyền, tự do, bảo vệ lợi ích hợp pháp cảu công dân. Nền
kinh tế phát triển và phồn thịnh góp phần sẽ loại những nguyên nhân cội nguồn, những
nguyên nhân có tính kinh tế - xã hội của nhiều vi phạm pháp luật. Những điều kiện kịnh
tế là cơ sở để thực hiện những bảo đảm khác đối với pháp chế.
- Những bảo đảm chính trị. Để có nền pháp chế bền vững trước hết phải tạo ra sự
ổn định về chính trị, thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và quản lý nhà nước. Sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nà nước và xã hội là bảo đảm chính trị quan
trọng. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm của quyền lực chính
trị, là lực lượng chủ yếu bảo đảm pháp chế bằng hoạt động có tổ chức trên cơ sở pháp
luật của bộ máy nhà nước và bằng ý thức pháp luật, tinh thần tôn trọng pháp luật, nêu cao
trách nhiệm, bổn phân trong công vụ của cán bộ, công chức. Sự phát triển toàn diện nền
dân chủ xã hội, đặc biệt dân chủ ở cơ sở, sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động
vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã
hội, tội phạm và vi phạm pháp luật, khuyến khích những sáng tạo của phong trào quần
chúng trong cách mạng cũng góp phần cũng cố, tằng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Những bảo đảm tư tưởng đối với pháp chế. Chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, những giá trị tư tưởng và đạo đức truyền thống của dân tộc, sự thống nhất
của chính trị, tư tưởng pháp luật và đạo đức, tình hữu nghị giữa các dân tộc anh em, sự
phát triển trình độ dân trí, ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý là bảo đảm hết quan trọng
đối với pháp chế.
- Những bảo đảm pháp lý đối với pháp chế. Đó là hoạt động của các cơ quan
chuyên trách bảo vệ pháp luật nhằm đấu tranh với các vi phạm pháp luật bảo vệ lợi ích
nhà nước, xã hội, quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa những vi
phạm pháp luật.
Ở nước ta, các cơ quan bảo vệ pháp luật gồm; viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân
dân, các cơ quan công an, thanh tra…
Các cơ quan quyền lực nhà nước, hành pháp gồm những chức năng cơ bản của
mình còn thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật. Các tổ chức
chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân cũng tích cực thực hiện việc giám sát tuân theo
pháp luật, đây là bảo đảm pháp chế quan trọng.
- Những bảo đảm xã hội đối với pháp chế, bao gồm những hoạt động, biện pháp,
cách thức do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện đấu tranh nhằm
chống những vi phạm pháp luật, những biện pháp đó bao gồm: công tác phòng ngừa,
ngăn chặn những vi phạm pháp luật; công tác giáo dục ý thức pháp luật của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với cac thành viên của mình và xã hội, hoạt động
của các tổ chức xã hội nhằm cải tạo người vi phạm; hoạt động kiểm tra và giám sát cảu
của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với thực hiện pháp luật của các cơ
quan nhà nước, tổ chức và công dân.
Những bảo đảm pháp chế luôn phát triển thường xuyên, liên tục về nội dung và
hình thức, ngày càng được cũng cố và mở rộng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2. Tăng cường pháp chế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Tăng cường pháp chế là một trong những yêu cầu khách quan và cấp thiết của
công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở nước ta hiện
nay. Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
a. Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
Với quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, vấn đề hoàn thiện pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn
chỉnh về nội dung, hình thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để hoàn thiện pháp luật ở
nước ta hiện nay cần phải : “ban hành các đạo luật cần thiết để điều chỉnh các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Ư tiên xây dựng luật về kinh tế, về các quyền công dân và các luật
điều chỉnh cồn cuộc cải tạo bộ máy nhà nước, các luật điều chỉnh các hoạt động văn hóa,
thông tin… năng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản luật với
những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở
các nguyên tắc chung muốn thực hiện phải có nhiều văn bản hướng dẫn”.
Pháp luật là tiền đề của pháp chế, do đó muốn tăng cường pháp chế và quản lý xã
hội bằng pháp luật phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ. Trước hết
phải rà soát và hệ thống hóa pháp luật, loại những văn bản sai trái và không còn thích hợp
với thực tế đồng thời chú trọng việc xây dựng và ban hành đạo luật mới. Trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật, đều hết sức quan trọng là pháp luật phải phản
ánh đúng và phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng về công tác tổ chức, về cán bộ,
công chức, về quản lý cán bộ, công chức, và phải có tính khả thi cao.
Việc xây dựng pháp luật phải theo đúng thẩm quyền đã được quy định của Hiến
pháp, Trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đồng thời phải bảo đảm mở rộng
dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b. tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật.
Tổ chức thực hiện pháp luật là khâu trung tâm quan trọng nhất của công tác tăng
cường pháp chế và cũng cố trật tự pháp luật. Vì pháp chế và trật tự pháp luật chỉ hình
thành khi mọi người hiểu, tôn và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Để mọi cán bộ, công chức, công dân thực hiện tốt pháp luật trước hết phải đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để tạo lập ý thức pháp luật làm tiền đề
trực tiếp nhất cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Do đó phải đưa việc dạy pháp
luật và hệ thống các trường học. cán bộ quản lý các cấp, các ngành từ trung ương tới cơ
sở, đơn vị phải có kiến thức quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng
nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục và năng cao ý thức pháp luật của mọi tầng lớp
dân cư và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân. Từng bước cũng cố quan niệm “công dân
được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn nhà nước chỉ được làm những gì
mà pháp luật cho phép”.
c. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
Kiểm tra, giám sát là trách nhiệm chung của các cơ quan nhà nước, các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các tập thể lao động và mọi công dân,
nhưng trực tiếp là cơ quan kiểm tra, thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân. Phải tằng vai
trò vị trí, chức năng, kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của cơ quan trên nhằm
phát huy vai trò của chúng trong cũng cố bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh
chống mọi vi phạm pháp luật, tội phạm.
Trong công tác kiểm tra giám sát chấp hành pháp luật phải đặc biệt coi trọng việc
bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với những hành vi vi phạm pháp luật
và phải quán triệt nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa.
d. Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và tư pháp.
Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan tư pháp gọn nhẹ và có
chất người với đội ngũ cán bộ, cong chức có phẩm chất chính trị, phảm chất đạo đức và
năng lực chuyên môn, được năng cao hiểu biết về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản
lý xã hội, am hiểu pháp luật và có khả năng thực hiện đúng đắn thẩm quyền, đúng pháp
luật. Cán bộ, cồng chức quản lý hành chính nhà nước và cán bộ tư pháp nhất thiết phải là
những người am hiểu một cách có hệ thống về pháp luật, để quản lý nhà nước theo đúng
pháp luật nhà nước; phải đấu tranh khắc phục những nhận thức không đúng đắn, không
đầy đủ về pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa dẫn đến không tôn trọng và không kiên
quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật.
d. sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tăng cường pháp chế.
Công tác tăng cường pháp chế phải đăt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp ủy
Đảng từ trung ương tới địa phương, từ trên xuống dưới phải thường xuyên lãnh đạo công
tác pháp chế, tăng cường cán bộ có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực
cho lĩnh vực pháp chế và kiểm tra chặt chẽ hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan
nhà nước tổ chức, cán bộ, công chức.
Mọi cơ quan, tổ chức, Đảng viên của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của
Hiến pháp và pháp luật, thực hiện đúng pháp luật, không can thiệp, làm thay thẩm quyền
của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước.