Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.72 KB, 13 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hầu hết các quốc gia và tổ chức quốc tế đã nhận ra rằng không có con
đường nào khác ngoài giáo dục và nhờ giáo dục khai thác tiềm năng con người.
Tiềm năng con người suy cho cùng có ba yếu tố cấu thành: Trí lực, tâm lực, thể
lực. Chính tâm lực là nhân tố quan trọng nhất để phát triển nhân cách. Bởi đó là
những phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, những yếu tố tâm hồn và cuộc sống
tinh thần. Từ đấy chúng ta nhận ra rằng, vấn đề giáo dục thẩm mỹ - bộ phận hữu
cơ của nội dung giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển tâm lực. Giáo dục thẩm mỹ thực hiện thông qua các môn học thuộc nhóm
nghệ thuật: Âm nhạc, Mỹ thuật, Văn học… đảm bảo cho học sinh có được những
hiểu biết cơ bản, làm cơ sở thưởng thức về mỹ học, nghệ thuật và qua đó giáo
dục nhân cách cho học sinh.
Âm nhạc đi vào quá trình sư phạm như là một quá trình tất yếu cho nhu
cầu phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Về tác dụng của âm nhạc người ta
chú ý đến những vấn đề âm nhạc mang đến tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ
động viên, tính liên tưởng, sự hòa nhập cộng đồng và phát huy trí tưởng tượng
sáng tạo….Âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mỹ. Khả
năng phổ cập truyền bá của âm nhạc hết sức rộng lớn. Chính loại hình nghệ thuật
này đã và đang làm nhiệm vụ tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng
khiếu, góp phần giáo dục hài hòa nhân cách cho học sinh.
Tại sao sức hấp dẫn của âm nhạc đối với học sinh lớn như vậy, mà các
em lại chưa hứng thú với bộ môn Âm nhạc trong trường học? Phải chăng nội
dung chương trình, phương pháp giảng dạy của Giáo viên chưa thật sự hấp dẫn
các em? Hay thái độ học tập của các em chưa nghiêm túc, các em còn xem nhẹ
bộ môn Âm nhạc?
Có phải các em học sinh không yêu thích Âm nhạc? Thực sự không phải
vậy. Âm nhạc vẫn gắn bó chặt chẽ với đời sống của các em, nhưng điều đáng lo
ngại là chúng ta bỗng nhận ra, trong thời gian vừa qua, trên môi các em học sinh
THCS toàn những bài hát dành cho người lớn, thậm chí nội dung đối với người
lớn còn cần phải xem xét lại. Có phải chăng các nhạc sĩ Việt Nam viết nhạc cho


thiếu nhi đã ít hơn? Hay các bài hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi trở nên khan
hiếm? Và “kho tàng” nhạc thiếu nhi bị “đóng cửa”? Hoặc tất cả chỉ thuộc vào
nhu cầu thưởng thức, thị hiếu âm nhạc của các em?
Những vấn đề nêu trên là dấu chấm hỏi đối với bản thân tôi - một giáo
viên âm nhạc - về sự mâu thuẫn giữa quá trình giảng dạy và quá trình tiếp nhận,

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 1
về hứng thú học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh, về việc xây dựng một thị
hiếu âm nhạc lành mạnh, để tìm nguyên nhân dẫn đến thái độ và thị hiếu, nhằm
nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh. Từ việc nghiên cứu thái độ và
thị hiếu của các em trường THCS Hòa Hiệp, đối với bộ môn Âm nhạc, tôi có thể
tìm thấy một phương pháp giảng dạy tốt hơn, góp phần hoàn thiện quá trình
truyền thụ kiến thức, khả năng thưởng thức, nhu cầu học tập bộ môn Âm nhạc
của các em học sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm giúp cho nhà trường THCS nói chung và thầy cô giáo giảng dạy
bộ môn Âm nhạc nói riêng nắm bắt được sự tiếp nhận của học sinh đối với bộ
môn này. Từ đó, có cách tổ chức và phương pháp giảng dạy tốt nhằm làm cho
âm nhạc trở nên gần gũi với các em, giúp các em thấy được tầm quan trọng của
nó trong cuộc sống. Người giáo viên âm nhạc biết cách hướng cho học sinh
những nhận thức đúng đắn về bộ môn mình giảng dạy, có phương pháp khoa học
để hoàn thành nhiệm vụ truyền thụ âm nhạc, và xây dựng một thị hiếu lành mạnh
cho các em.
Và mục đích cuối cùng là hướng tới cho các em một thị hiếu thưởng thức
âm nhạc lành mạnh qua đó xây dựng cho các em có thái độ học tập bộ môn Âm
nhạc một cách đúng đắn hơn, nghiêm túc hơn. Tầm rộng lớn hơn, nhằm đào tạo
những con người mẫu mực có thị hiếu thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm
mỹ tốt đẹp.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, thống kê.

Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG - KẾT QUẢ
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
Dạy học không đi sâu vào kiến thức lí thuyết âm nhạc mà phải tạo
điều kiện để các em hoạt động với âm nhạc qua ca hát và tiếp xúc với âm nhạc
bằng nghe nhạc, có nhận xét, đánh giá, bình luận. Và điều đáng nói ở đây: để có
một phương pháp giảng dạy phù hợp và nâng cao thị hiếu âm nhạc của học sinh
không phải là dễ, mà cũng không phải là quá khó. Điều quan trọng là tạo cho các
em lòng yêu thích âm nhạc, trình độ thưởng thức âm nhạc phổ thông, nhu cầu và
khả năng hoạt động âm nhạc một cách chủ động, biết chọn lọc những dòng nhạc
phù hợp với mình. Tự bản thân “phải phá bỏ những nhận thức, những thói quen

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 2
dạy cũ…” (Phan Trần Bảng – Phương pháp giảng dạy âm nhạc trong nhà trường
phổ thông – NXB Giáo dục 2000).
Giảng dạy âm nhạc cho học sinh không tập trung vào việc rèn luyện
kĩ năng kĩ xảo như đào tạo những diễn viên chuyên ngành âm nhạc sau này, mà
dùng âm nhạc làm một phương tiện tác động vào thế giới tinh thần của học sinh,
qua đó giúp cho việc phát triển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ, góp phần
làm cân bằng hài hòa các nội dung giáo dục chung.
Và tất cả quá trình nghiên cứu này tôi mong muốn đưa âm nhạc thực
hiện tốt nhiệm vụ phát triển hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ, thể chất,
để khi rời ghế nhà trường, các em có thể tiếp tục hoàn thiện mình.
b. Cơ sở thực tiễn:
b1. Về phía Học sinh:
Qua sáu năm giảng dạy tại Trường THCS Hòa Hiệp, học sinh trường
chúng tôi đa phần con em thuộc diện nghèo, nên nhu cầu ca hát và thưởng thức
âm nhạc của các em cũng có nhiều hạn chế, vì các em không có điều kiện để

tham gia vào các hoạt động ca hát trong trường, các em không có dịp cọ sát và
thưởng thức về âm nhạc nhiều nên có những em mặc dù có điều kiện tham gia
nhưng lại thiếu tự tin, đa phần các em chọn những bài dự thi không phù hợp với
lứa tuổi của mình vì không có người định hướng.
Vấn đề tiếp theo là phương pháp dạy học cũ quá khô cứng nặng về lý
thuyết dẫn đến các em học sinh chán nản không muốn học. Và một thực tế đặt ra
là thái độ tích cực và những suy nghĩ, cách nhìn, cách tiếp nhận chưa đúng đắn
của học sinh nói chung và học sinh trườngTHCS Hòa Hiệp nói riêng đối với bộ
môn Âm nhạc: Các em cho rằng, đây chỉ là một bộ môn không quan trọng, hoặc
là nỗi ám ảnh sợ hãi của những em học sinh không có năng khiếu khi đến giờ
học âm nhạc.
b2. Về phía giáo viên:
Hiện nay do điều kiện giáo viên âm nhạc ở các trường THCS về trình độ,
năng lực không đồng đều, còn nhiều hạn chế, thậm chí các giáo viên còn tự ru
ngủ mình với một suy nghĩ chung là học ba năm ở các trường cao đẳng, với
lượng kiến thức đã nắm bắt ra giảng dạy như thế là quá đủ, không cần thiết phải
trau dồi thêm kiến thức. Nhưng thực tế âm nhạc ngày một phát triển, nhu cầu và
thị hiếu thưởng thức của con người ngày càng cao, với lượng kiến thức ít ỏi mà
truyền đạt cho học sinh chắc hẳn sẽ thiếu hấp dẫn và lôi cuốn các em.
b3. Về phía nhà trường:
Trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa hiện đại để đáp ứng yêu cầu chất
lượng, sức hấp dẫn của giờ dạy.
Hầu hết các trường THCS nói chung, trong giảng dạy thường chỉ chú
trọng tới những bộ môn văn hoá, còn những bộ môn năng khiếu thường bị xem
nhẹ, nên ít nhiều cũng tác động tới nhận thức và thái độ học tập của học sinh.

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 3
b4. Về phía gia đình:
Hầu như không quan tâm chú trọng đến bộ môn Âm nhạc, đến thị hiếu
thưởng thức của các em, thậm chí có những gia đình còn cấm con em mình

không cho tham gia các hoạt động ca hát trong trường học, trong phường xã vì
sợ ảnh hưởng tới việc học tập của các em.
b5. Về phía xã hội:
Nói đến xã hội là nói đến cộng đồng mà ở đó, bao gồm các mối quan hệ
xã hội, lịch sử, kinh tế, văn hóa nghệ thuật và tất yếu thái độ, nhân cách, đạo
đức con người cũng hình thành từ những điều kiện trên. Đối với các em học
sinh, cụ thể đó là những mối quan hệ với hàng xóm, bạn bè, thầy cô… Được
tiếp xúc với các phương tiện thông tin đa dạng (sách báo, phim ảnh, băng dĩa,
truyền hình, Internet…) nói chung là một thế giới luôn vận động, biến đổi, đa
dạng, phức tạp. Tất cả tác động đến các em theo hai hướng: tích cực và tiêu cực
* Hướng tích cực: Trước hết, nhờ giao tiếp với thế giới bên ngoài, các
em có được những hiểu biết phong phú, có dịp đối chiếu, so sánh với những
điều đã biết được từ gia đình, nhà trường để củng cố, bổ sung vốn sống nhằm
hình thành thái độ và thị hiếu thưởng thức âm nhạc đúng đắn cho mình, vì âm
nhạc của ta hiện nay không chỉ cho tuổi già thưởng thức, tuổi trẻ ca hát, mà còn
cho tuổi thơ, những người chủ tương lai của đất nước.
* Hướng tiêu cực: Nếu các mối quan hệ xã hội ấy không nằm trong một
khuôn khổ, định hướng, giới hạn theo chiều hướng tích cực thì có thể gây tác
dụng ngược ảnh hưởng xấu đến việc hình thành thái độ, và thị hiếu thưởng thức
âm nhạc của các em. Âm nhạc phản giáo dục, với những giai điệu èo uột, ủy
mị, với những lời ca rên rỉ khóc than sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm hồn của
các em vì ngôn ngữ âm nhạc là thứ ngôn ngữ có khả năng trực tiếp đi thẳng vào
con tim, không cần qua khối óc.
2. Quá trình tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm:
Quá trình tìm hiểu nghiên cứu để xây dựng, định hướng đúng cho học
sinh về học tập bộ môn Âm nhạc đã được tôi tiến hành từng bước như sau:
a. Nhà Trường:
Định hướng nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc thông qua việc cho học sinh
tiếp cận âm nhạc lành mạnh, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em,
tạo được nhận thức tốt về trí tuệ và nhân cách qua sự cảm nhận về nét đẹp độc

đáo của các ca khúc, tâm hồn các em dần được thăng hoa và phát triển theo
hướng tốt. Dùng âm nhạc giáo dục cho các em những điều bổ ích về tâm hồn,
về nhận thức, tạo điều kiện phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Trường THCS Hòa Hiệp đã tổ chức được một số các hoạt động giáo dục
âm nhạc như:
Tổ chức cho các lớp thi hát Quốc ca vào các buổi chào cờ đầu tuần.

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 4
Tổ chức thi văn nghệ giữa các lớp chào mừng ngày 20/11 ngày nhà giáo
Việt Nam, với chủ đề hát về thầy cô, mái trường, bạn bè.
Thành lập đội văn nghệ của nhà trường thường xuyên tập luyện và biểu
diễn vào các dịp lễ lớn như: 20/11, 22/12, 8/3, 26/3…
Tổ chức trò chơi âm nhạc cho các lớp qua tiết HĐNGLL.
>>> Các hoạt động âm nhạc đã thật sự lôi cuốn hấp dẫn các em tham gia.
Qua đó giúp các em có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, các
em có dịp cọ sát với từng hoạt động, nhằm phát huy tinh thần tự chủ, tinh thần
đoàn kết, các em không ngừng nỗ lực trong học tập và nâng cao thị hiếu thưởng
thức âm nhạc cho mình. Việc tiếp cận với nhiều dòng nhạc khác nhau, phù hợp
với lứa tuổi, với nhiều nội dung tốt, lành mạnh, sẽ góp phần nâng cao nhận
thức, nhu cầu thẩm mỹ, làm cho tâm hồn mỗi con người trở nên cao đẹp phong
phú. Và điều đáng nói là qua âm nhạc giáo dục các em, giúp các em có những
chuyển biến tốt trong giao tiếp và ứng xử với thầy cô, bạn bè.
Ngoài ra nhà trường cần trang bị điều kiện dạy học đầy đủ, trang thiết bị
phù hợp cũng bổ trợ rất lớn trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ví
dụ: Dạy học bằng công nghệ thông tin, với những hình ảnh, âm thanh hấp dẫn
liên quan tới bài học, rất thu hút các em tham gia vào bài học, góp phần tạo
không khí vui tươi, sôi nổi hơn cho giờ dạy.
Xác định rõ mục tiêu và tác dụng giáo dục của bộ môn Âm nhạc trong
nhà trường, từ đó giúp các em hình thành cho mình một thái độ học tập đúng
đắn và hình thành một thị hiếu thưởng thức âm nhạc lành mạnh cho các em.

* Giáo viên Âm nhạc:
- Trong chương trình chính khóa:
Giáo viên giải thích cho các em là tầm cữ giọng của các em không hợp
với những bài hát dành cho người lớn, sẽ làm hư chất giọng của các em sau
này, giúp các em nhận thức rõ hơn về nội dung ca khúc dành cho người lớn
không phù hợp với tình cảm của các em thiếu nhi.
Bên cạnh đó chính bản thân người giáo viên phải tìm các bài hát viết về
thiếu nhi thật hay, phân tích cho các em hiểu hay từ làn điệu cho đến ca từ…
dần dần các em sẽ cảm thấy đam mê hơn, yêu thích hơn khi nghe hoặc hát
những ca khúc thiếu nhi.
Thường xuyên trau dồi kiến thức để đáp ứng mục tiêu của bài dạy, và
đáp ứng nhu cầu thưởng thức của các em.
Cần đổi mới nội dung phương pháp dạy học để hấp dẫn các em, chính vì
lẽ đó ta nên thay đổi theo phương châm “Học mà vui - vui mà học”. Học để các
em áp dụng thực tế, hòa nhịp với cộng đồng, hòa nhịp với những sinh hoạt đời
thường, các em sẽ mạnh dạn hơn. Đặc biệt là giáo dục thẩm mĩ âm nhạc thông
qua các bài hát, các bản nhạc, Âm nhạc thường thức để các em mở rộng thêm

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 5
kiến thức, hướng các em sống vui tươi lành mạnh. Ví dụ như dạy nhạc lý, đây
là một phân môn hết sức khô khan và khó hiểu, thường thì các em thấy chán
khi học phân môn này. Lúc đó đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa
giữa lý thuyết và thực hành, cho các em học các phần lý thuyết trên bản nhạc,
minh họa trực tiếp bằng âm thanh, phần nào giúp tiết học thêm sinh động, nhờ
được vận dụng ngay trên bản nhạc, nên kiến thức các em tiếp cận được ghi nhớ
một cách dễ dàng.
- Hoạt động ngoại khóa:
Việc học, tiếp cận âm nhạc thiếu nhi không chỉ trong những giờ học
chính khóa, bản thân tôi đa dạng hóa hoạt động giáo dục âm nhạc như: Thành
lập các nhóm văn nghệ cho các lớp, một lớp 5 - 6 nhóm, hướng dẫn các em tập

luyện những động tác phụ họa, cách thức trình bày các bài hát mà các em đã
được học trên lớp. Các em học sinh rất thích tham gia hoạt động âm nhạc theo
nhóm, qua đó các em có dịp giao lưu, học hỏi để bổ trợ thêm kiến thức cho
mình.
Tổ chức thi, kiểm tra lấy điểm của học sinh thông qua hình thức kiểm tra
hoạt động của nhóm (ví dụ: kiểm tra lấy điểm miệng, giáo viên cho học sinh
hát kết hợp với biểu diễn động tác một bài hát nào đó mà các em đã được học,
giáo viên cho điểm khá, giỏi nhằm động viên khuyến khích các nhóm có đầu tư
tập luyện).
* Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong:
Trong các buổi phát thanh măng non vào 15 phút đầu giờ mở cho học
sinh nghe các chương trình âm nhạc thiếu nhi, tuyên truyền cho các em nên
chọn xem những chương trình ca nhạc dành cho lứa tuổi của mình. Đa số các
em học sinh rất thích tham gia và lắng nghe chương trình này vì phần nào nó
cũng giúp các em định hướng được thị hiếu âm nhạc cho mình, qua đó các em
biết thưởng thức những dòng nhạc lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của mình.
Tổ chức tập hát cho các lớp vào 15 phút đầu giờ ngày thứ 5 hàng tuần,
vào các buổi sinh hoạt truyền thống, các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội.
với những nội dung phong phú, những bài hát viết cho thiếu nhi, những ca khúc
viết về Đoàn, Đội thật đặc sắc hấp dẫn các em. Các em thật sự say mê hứng thú
trong các buổi tập hát dù thời gian rất ngắn nhưng cũng đủ để tác động đến tình
cảm, đến thị hiếu thưởng thức âm nhạc.
Tổ chức cho học sinh thi hát về các ca khúc Đội. Mỗi lớp thành lập một
đội văn nghệ tham gia dự thi, đa số các lớp tham gia tích cực, tập luyện nghiêm
túc và có đầu tư. Qua đó rèn luyện cho các em các kĩ năng ca hát, giúp các em
thêm tự tin và thể hiện tốt tài năng của cá nhân mình, tập thể lớp mình.
b. Gia đình:
Để nuôi dưỡng thị hiếu lành mạnh với âm nhạc, những buổi tiếp xúc với
PHHS, tôi cố gắng giải thích cho PHHS hiểu và nhận ra rằng: Các thành viên


Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 6
trong gia đình cũng đóng góp một phần không nhỏ, trực tiếp ảnh hưởng đến thị
hiếu âm nhạc của các em. Nhờ lực lượng GVCN trong nhà trường, trao đổi với
PHHS về cách học môn âm nhạc sao cho tốt nhất, hướng dẫn các em tiếp cận
với những chương trình âm nhạc lành mạnh. Từ đó gia đình cần cung cấp tài
liệu, sách báo, hỗ trợ hướng dẫn các em xem các chương trình âm nhạc lành
mạnh, trực tiếp theo dõi, thông báo giờ cho các em đón xem những chương
trình văn nghệ dành cho thiếu nhi, đồng thời cũng phải quảng cáo cho các em
những nội dung đó rất hấp dẫn, mới lạ, hoành tráng, chắc hẳn các em học sinh
sẽ háo hức chờ đợi đón xem. Vì ở lứa tuổi các đó các em thích sự tìm tòi, khám
phá.
Ngoài ra, gia đình cần phải động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các
em tham gia tích cực các hoạt động văn hóa văn nghệ của trường, của địa
phương, của Huyện tổ chức, qua đó các em có dịp giao lưu với các bạn, các em
sẽ trưởng thành hơn, tự tin hơn.
>>> Tóm lại: Đối với thị hiếu thưởng thức âm nhạc của học sinh, bản
thân tôi, bằng cách này, cách khác cho học sinh tiếp cận với âm nhạc thiếu nhi
dần dần các em sẽ nhận thức và cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn
trong âm nhạc thiếu nhi, theo qui luật tự nhiên khi ta tiếp xúc và đón nhận một
vấn đề nào đó một cách thường xuyên, ta sẽ cảm thấy gần gũi, gắn bó và yêu
mến nó hơn.
Tất cả những vấn đề nêu trên cá nhân thực hiện, tập thể thực hiện, các
lớp, các trường, các huyện thị thành… đều thực hiện. Tôi tin chắc rằng sẽ hình
thành trong các em một thái độ đúng đắn trong học tập đối với bộ môn Âm
nhạc. Từ đó các em có những định hướng để thưởng thức âm nhạc lành mạnh
hơn, nâng cao cảm thụ âm nhạc của các em hơn.
3. Kết quả nghiên cứu:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỌC SINH HỨNG THÚ
& KHÔNG HỨNG THÚ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ
NĂM HỌC 2010 – 2011:

Tổng số hs
4 lớp 6
HS HỨNG THÚ HS KHÔNG HỨNG THÚ
T.Số Tỷ lệ T.Số Tỷ lệ
Đầu HKI
141 Hs 68 48,2% 73 51,8%
Cuối HKI
141 Hs 110 78,0% 31 22,0%
(Có mẫu đánh giá hứng thú cho 142 hs của 4 lớp 6 )

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 7
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KT GIỮA HKI VÀ ĐIỂM KT HKI
NĂM HỌC 2010 – 2011
Tổng số hs
4 lớp 6
Xếp loại Điểm KT giữa HKI Điểm kiểm tra HKI Ghi
chú
T.Số Tỷ lệ T.Số Tỷ lệ
141 Hs
Giỏi 20 14,2% 40 28,4%
Khá 35 24,8% 59 41,8%
TB 69 48,9% 39 27,7%
Yếu 17 12,1% 3 2,1%
a. Khảo sát học sinh trường THCS Hòa Hiệp đầu năm cho thấy:
Đa số các em học sinh không xem trọng bộ môn Âm nhạc, nên có thái độ
không tích cực với bộ môn, các em dành rất ít thời gian, thậm chí ít dành thời
gian cho việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà.
Phần lớn các em thích dòng nhạc trẻ, dòng nhạc thịnh hành hiện nay, nên
đến giờ học Âm nhạc đối với các em không có hứng thú.
b. Quá trình thực hiện các biện pháp trên:

Khi tôi mạnh dạn áp dụng những biện pháp trên và tích cực đổi mới
trong việc tổ chức các tiết dạy âm nhạc tại trường, thông qua tiếp xúc với học
sinh, tham khảo ý kiến của các giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, giáo viên
chủ nhiệm, PHHS, tôi nhận thấy:
Về nhận thức: Học sinh gắn bó hơn với lớp, giáo viên, thái độ hành vi
ứng xử của các em văn hóa hơn.
Về tình cảm: Giúp các em nuôi dưỡng, khám phá cái hay, cái đẹp từ đó
yêu thích âm nhạc thiếu nhi. Các bài hát thiếu nhi được biết và hát nhiều hơn,
các em mạnh dạn tham gia các cuộc thi văn nghệ do nhà trường tổ chức.
Về hứng thú: Các em say mê, tích cực học tập hơn, các em thay đổi thái
độ học tập của mình. Giờ học âm nhạc đối với các em bây giờ thật sự là một sự
mong đợi, chờ đón sau những tiết học căng thẳng, các em được hòa mình vào
âm nhạc, say mê ca hát.
>>> Và điều cuối cùng cần thấy là từ sự yêu thích bộ môn Âm nhạc, đã
làm thay đổi thái độ, nhân cách, thị hiếu thưởng thức âm nhạc của học sinh.
Tác dụng của âm nhạc thật rộng lớn, nó bước vào đời sống nội tâm của con
người bằng cái màu hồng của CHÂN THIỆN MĨ. Âm nhạc đem đến tâm hồn
trẻ thơ dòng suối mát lành của sự thư giãn,. Loài người đã sử dụng âm nhạc
như một phương tiện để làm đời sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện
và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với học sinh những giai điệu đẹp đưa
các em đến cuộc đời thực với sự rung động con tim thức tỉnh tư tưởng, tình
cảm của các em. Có hình thành trong các em một thái độ đúng đắn, một thị
hiếu thưởng thức âm nhạc lành mạnh thì mới có điều kiện để tiến hành nhiệm
vụ của âm nhạc. Ví như đem dòng suối mát tinh khiết ươm mầm cho cây đời
thêm tươi tốt.

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 8
Từ những kết quả thiết thực trên tôi thiết nghĩ: Các cấp lãnh đạo huyện,
Tỉnh nhà nếu tổ chức tốt các cuộc thi tuyển chọn những giọng hát hay cho học
sinh, qua đó động viên các em bằng hình thức khen thưởng như trao tặng danh

hiệu HSG về phong trào văn nghệ và đưa vào cộng điểm khuyến khích các em
khi được xét tuyển vào các trường PTTH, đó sẽ là một trong những động lực
thúc đẩy các em rèn luyện, phấn đấu trong học tập và giúp các em thêm yêu
thích bộ môn Âm nhạc.
III. KẾT LUẬN
Môn Âm nhạc trong nhà trường có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong việc
hình thành nhân cách cho các em học sinh. Qua nửa năm thực hiện đổi mới
cách dạy và học bộ môn Âm nhạc trong trường THCS Hòa Hiệp, tôi nhận thấy:
giờ học âm nhạc giờ đây không còn là những giờ học lý thuyết khô khan. Các
kiến thức âm nhạc gắn chặt với việc thực hành các kĩ năng âm nhạc, đã làm các
kiến thức lý thuyết trở nên sống động và hấp dẫn. Giờ học âm nhạc trên lớp gắn
với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em học sinh được tham gia nhiều hoạt
động lễ hội tại trường, các buổi liên hoan, hội diễn văn nghệ, từ đó lòng say mê
hứng thú với âm nhạc đã đi vào lòng các em nhẹ nhàng và sâu lắng. Giờ học
âm nhạc đã thực sự cuốn hút các em. Những thành công bước đầu giúp tôi tin
rằng, những biện pháp mình thực hiện trong đổi mới dạy học môn Âm nhạc đã
thực sự có tác dụng tích cực. Tôi tin rằng nếu tiếp tục tìm tòi, hoàn thiện những
kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc, sẽ
giúp cho tôi và đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Âm nhạc
trong trường phổ thông, từ đó giúp các em dần hình thành cho mình một thái độ
học tập bộ môn Âm nhạc thật đúng đắn, nhằm nâng cao thị hiếu thưởng thức
âm nhạc lành mạnh cho các em. Với nhu cầu xã hội ngày càng cao: khi con
người ta đủ ăn, đủ mặc, thì đời sống tinh thần ngày càng nâng lên, tôi nghĩ âm
nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi một con
người. Và ngay từ bây giờ chúng ta, những giáo viên âm nhạc hãy góp phần
làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, thoải mái hơn, tâm hồn con người
thanh thản hơn, với cách định hướng thị hiếu, thưởng thức âm nhạc cho chính
các em học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước.

Người viết

Đỗ Bạch Tuyết

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 9
* NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN TRƯỜNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập mơn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 10
PHẤN PHỤ LỤC
* Điều tra ăng-két đối với học sinh:
1. Mẫu ăng-két số 1 : Em hãy đánh dấu (X) vào ô có câu trả lời , em cho là
đúng nhất. Em hãy trả lời một cách trung thực
 Câu 1 : Đến giờ học nhạc em cảm thấy :
a. Nôn nao chờ đón □
b. Lo lắng vì vẫn chưa học bài □
c. Bình thường vì nó vẫn chỉ là môn học □
 Câu 2 : Môn Âm nhạc đối với em :
a. Chỉ là môn học phụ không quan trọng
b. Là một môn em rất muốn khám phá vì nó thật hấp dẫn
c. Một môn học em cần phải cố gắng rất nhiều.
 Câu 3 : Học tốt môn Âm nhạc
a. Khó □
b. Dễ □
c. Chỉ cần em cố gắng
 Câu 4 : Trong giờ học Âm nhạc em có thường giơ tay phát biểu ?
a. Thường xuyên □
b. Thỉnh thoảng □
c. Không bao giờ □
 Câu 5 : Theo em bộ môn Âm nhạc là :
a. Một môn học thú vị □
b. Một môn học giúp em giải tỏa căng thẳng từ các môn khác □
c. Mốt môn học rất chán □
 Câu 6 : Ôn tập ở nhà đối với môn Âm nhạc, thời gian dành cho ôn tập :
a. Em dành nhiều thời gian và ôn tập thường xuyên □
b. Rất ít, vì còn nhiều bài tập các môn khác □

c. Em chỉ ôn tập mỗi lần thấy (cô) sắp xếp kiểm tra □
 câu 7 : Em có nghĩ rằng sau này có thể trở thành 1 ca sĩ hay một giáo viên
dạy Âm nhạc ?
a. Có □
b. Không bao giờ □
c. Em không biết □
>>> Mẫu câu ăng-két 1 có thể giúp chúng ta biết được thái độ học tập, nhận
thức của học sinh đối với môn Âm nhạc. Các em có hứng thú đối với môn Âm
nhạc không ?
2. Mẫu ăng-két số 2 : Em hãy đánh dấu (X) vào ô có câu trả lời, em cho là
đúng nhất. Em hãy trả lời một cách trung thực.

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 11
 Câu 1 : Đến giờ hoạt động của Âm nhạc em :
a. Rất thích thú □
b. Lo sợ □
c. Bình thường □
 Câu 2 : Em có thích nhất bài hát nào ?
a. có □
b. không. □
c. Em chỉ thích một thời Âm nhạc
 Câu 3 : Em có thói quen ca hát
a. Hát mạnh dạn, truyền cảm □
b. Hát tụt rè □
c. Gào thét □
 Câu 4 : Tiết học Âm nhạc em thấy
a. Quá dài □
b. Quá ngắn □
c. Bình thường □
 Câu 5: Em có thấy Âm nhạc là niềm đam mê của mình

a. Có □
b. Không □
 Câu 6 : Sau giờ học Âm nhạc em cảm thấy :
a. Mệt mỏi □
b. Rất thoải mái hưng phấn □
c. Bình thường giống như những môn học khác.
 Câu 7 : Khi thầy (cô) đặt ra câu hỏi em :
a. Háo hức giơ tay và muốn thầy (cô) gọi mình □
b. Em rất sợ Thầy, Cô gọi tên □
c. Nếu biết em sẽ trả lời và ngược lại □
>>> Mẫu ăng két 2 có thể giúp chúng ta nắm bắt được tình cảm thẩm mỹ
của học sinh đối với môn Âm nhạc
3 . Mâu ăng két số 3 .Em hãy đánh dấu (X) vào ô có câu trả lời, em cho là
đúng nhất. Em hãy trả lời một cách trung thực.
 Câu 1 :Em có xem trương trình ca nhạc giành cho thiếu nhi trên tivi, nghe
nhạc trên sóng phát thanh hay nghe nhạc từ băng đĩa … ?
a Thường xuyên □
b. Thỉnh thoảng □
c. Rất hiếm khi □
 Câu 2: Có thích xem chương trình ca nhạc Tuổi hồng
a. Có □
b. Không □

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 12
 Câu 3: Em thường xuyên hát các bài hát
a. Thầy, Cô dạy trên lớp □
b. Các bài hát học trò □
c. Của các ca sỹ nổi tiếng hiện nay □
 Câu 4: Khi hát có khi nào em phân tích nội dung của bài hát
a Có □

b. Đôi khi □
 Câu 5: Nếu trong tiết sinh hoạt lớp, các bạn yêu cầu hát, em sẽ chọn bài
nào
a. Về tuổi mực tím của mình □
b. Bài hát được mọi người yêu thích □
c. Bái hát mà em nghe rất nhiều lần trong chương trình nhạc trên tivi
 Câu 6: Em rất thích hát những bái hát :
a. Mang tâm trạng buồn □
b. Vui nhộn □
c. Phải thật mới lạ □
 Câu 7 : Em nghĩ rằng:
a. Âm nhạc đơn thuần chỉ để hát □
b. Âm nhạc làm cho tâm hôn con người vui vẻ ,đẹp hơn □
c. Âm nhạc giúp con người giải trí □
>>> Mẫu ăng két này giúp chúng ta biết dược thị hiếu âm nhạc của học
sinh. Từ đó biết cách tác động và uốn nắn.

Định hướng thị hiếu thưởng thức và thái độ học tập môn Âm nhạc – Đỗ Bạch Tuyết - 13

×