Trường THCS Hòa Hiệp Trang 1 SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH
A. Phần mở đầu.
I. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng
không riêng gì cho một quốc gia nào mà cho cả thế giới. Vì nó có thể
mang mọi người trên thế giới đến gần nhau hơn, hiểu biết và thông
cảm trong tình hữu nghị. Tiếng Anh đã mang đến cho nền thương
mại những cơ hội lớn để hội nhập, để phát triển.Đất nước Việt Nam
ta đã và đang trên con đường phát triển đó. Chính vì thế mà đất nước
chúng ta được thế giới ghi nhận, được xem là những đối tác tiềm
năng phần lớn là nhờ vào chính sách của Đảng và nhà nước. Phát
triển ngôn ngữ thứ hai của chúng ta đã có những bước dài nhưng bên
cạnh đó, việc học tiếng Anh trong các trường học chính quy vẫn tỏ ra
có nhiều nhược điểm, không bắt kịp với sự phát triển của đất nước,
của thế giới.Vậy nên, việc học tiếng anh trong nhà trường cần được
nâng cao hơn nữa cả về phương pháp giảng dạy, cũng như các biện
pháp tích cực nhằm thúc đẩy việc học tiếng anh của học sinh được tốt
hơn.
1. Cơ sở lý luận.
Tiếng Anh quan trọng là vậy, nhưng thực trạng hiện nay trong
các trường học thì sao? Đa số học sinh không thuộc từ mới, không
nắm bắt được nội dung bài đọc hiểu hay các văn phạm cơ bản, mặc
dù đa số thầy cô đã cố gắng hết sức.
Rất nhiều học sinh khi được hỏi: Em có thích học tiếng Anh không?
Đa số các em trả lời là có. Nhưng tại sao chất lượng vẫn còn thấp?
các câu cơ bản lại không rành, từ vựng lại không thuộc? các kỉ năng
nghe- nói- đọc hiểu- viết đều chật vật.
2. Cơ sở thực tiễn.
Thực tế, để học tốt môn tiếng Anh không khó học như các em
học sinh nghĩ. Vì tiếng Anh là môn học thuộc lòng, chủ yếu là ghi
nhớ, cần sự chăm chỉ. Người học tiếng Anh cần dành nhiều thời gian
hơn. Còn nếu muốn học giỏi bộ môn tiếng Anh dĩ nhiên còn cần sự
thông minh của người học. Việc học bài và ghi nhớ cộng với sự phát
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011
Trường THCS Hòa Hiệp Trang 2 SKKN
triển tiếng Anh ở môi trường xung quanh có thể nói là cơ sở thực tiễn
nhất cho đề tài này.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cức.
Mục đích của đề tài dĩ nhiên không nằm ngoài mục đích của
giáo dục, đó là việc làm sao để học sinh ngày học một tốt hơn, giáo
viên ngày càng giảng dạy tốt hơn, chất lượng giáo dục của nhà trường
ngày một đi lên. Tôi tin đây là điều mong mõi không phải chỉ riêng
tôi mà là mong mõi của toàn thể cán bộ giáo viên trường THCS Hòa
Hiệp.
Về phương pháp nghiên cứu, thực tế thì tôi chỉ dựa trên những
trãi nghiệm giảng dạy của mình, ý kiến một số đồng nghiệp trong và
ngoài trường. Ý kiến một số học sinh có học lực môn tiếng Anh từ
trung bình trở lên.
III. Giới hạn của đề tài.
Việc trãi nghiệm thực tiễn hay ý kiến đồng nghiệp… mà tôi
nêu lên trong đề tài này cũng là giới hạn ở mức độ cấp trường và có
thể là cấp huyện. Vì nó có thể áp dụng cho những nơi đang giảng dạy
tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa của bộ giáo dục đang
phát hành. Đề tài không phù hợp lắm cho những trung tâm ngoại ngữ.
Đây là những sáng kiến mang tính chất cá nhân, trong phạm vi
nghiên cứu nhỏ hẹp, thời gian và khảo sát còn hạn chế, nên không thể
bao hàm được hết ý nghĩa của đề tài.
IV. Các giả thuyết nghiên cứu.
Tôi chắc rằng đã có thầy cô đã dùng những biện pháp đó và đã
áp dụng vào thực tiễn. Nhưng chắc rằng cũng còn nhiều thầy cô chưa
áp dụng hết các biện pháp mà tôi đã nêu trên. Mà nếu đã áp dụng thì
đã thực hiện triệt để chưa? Đó là điều tôi quan tâm và viết vào đây
mong được chia sẽ với quý thầy cô, quý đồng nghiệp.
Giả sử ngay đầu năm học, chúng ta cứ vào lớp chào hỏi rồi bắt
đầu day học cho đến hết năm học. Liệu chất lượng của chúng ta như
thế nào? Nhưng nếu ngay buổi đầu gặp học sinh, giáo viên hướng
dẩn, nói rõ mục đích yêu cầu việc học của môn học tiếng anh trong
nhà trường nói riêng và việc nói chung. Giúp học sinh xây dựng kế
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011
Trường THCS Hòa Hiệp Trang 3 SKKN
hoạch học tập cho bộ môn của mình. Thì từ đó học sinh sẽ có quyết
tâm, có hứng thú và tinh thần học tập nghiêm túc đối với việc học của
mình.
Nếu môn tiếng Anh không có dụng cụ học tập. học sinh sẽ
chẳng học được gì. Học sinh chỉ được nghe thầy cô giáo đọc bài trên
lớp một hai lần, làm sao các em có thể đọc lại được bài khóa bằng
tiếng anh dài ở nhà? Nếu không đọc được bài thì làm sao hiểu được
nội dung bài học? Vì vậy, các em cần có băng, dĩa tiếng anh kèm theo
sách giáo khoa để luyện thêm ở nhà….
Nhều năm nay, hết thảy giáo viên chúng ta được bộ, sở, phòng
giáo dục quan tâm trong vấn đề nâng cao chất lượng nên đã có nhiều
cuộc tập huấn cho phương pháp dạy học, những biện pháp giáo dục
thiết thực. Tuy nhiên tình hình cụ thể còn nhiều phức tạp và khó
khăn. Nếu chúng ta không tổng thể rồi chi tiết hóa các phương pháp
dạy học thì các phương pháp ấy chỉ là nói xuông. Vì vậy tôi có sáng
kiến này nhằm cụ thể hóa vấn đề.
V. Kế hoạch thực hiện.
Đầu năm học 2010-2011 nhà trường đã lên kế hoạch cho việc viết
sáng kiến kinh nghiệm, và đã có biểu mẩu. Vì vậy đề tài của tôi được
có kế hoạch từ đầu và việc khảo sát và hỏi ý kiến của giáo viên, học
sinh cũng theo thời gian của đề tài nhưng không rộng rãi, chỉ tập
trung hai khối 6 và 9 trong trường THSC Hòa Hiệp.
B. Phần Nội Dung
I. Thực trạng và các vấn đề cần giải quyết.
a. Thực trạng:
Từ lâu nay, hầu hết giáo viên dạy tiếng anh khi dạy từ cho học sinh
thì thông thường ghi từ lên bảng, cho học sinh đọc lại rồi yêu cầu học
sinh về nhà học, tiết sau giáo viên gọi một hoặc hai em lên khảo bài.
Hay khi dạy ngữ pháp rồi kiểm tra bài cũ, cũng theo cách đơn điệu
đó. Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài nhưng còn sơ sài, qua loa.
Việc giảng dạy đôi khi còn thiếu quá nhiều các đồ dùng dạy
học hợp lý và thiếu tính thuyết phục. Giáo viên khi thấy học trò học
yếu rồi nản chí, để học sinh học sao thì học, đến đâu hay đến đó, phó
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011
Trường THCS Hòa Hiệp Trang 4 SKKN
mặc cho mọi sự đã làm mất đi hứng thú cho học sinh, và học sinh
không định hướng được việc học của mình. Chính vì vậy mà tôi cho
rằng, chúng ta đang sử dụng rất nhiều biện pháp, nhưng vẫn còn
nhiều biện pháp hữu hiệu và tích cực khác mà chúng ta ít đề cập hay
ít áp dụng.
b. Vấn đề cần giải quyết:
- Thay đổi việc nhìn nhận học tập của học sinh, làm cho học
sinh thấy được việc học tiếng Anh là rất cần thiết cho cả việc thi cử
trong trường học, trong cả đời sống hằng ngày và ảnh hưởng đến
tương lai của mình khi đất nuớc chúng ta đang giao hảo, hợp tác với
nhiều nước trên thế giới.
- Học sinh biết cách tự học, tự tìm hiểu vấn đề trong môn học,
trong giao tiếp môn tiếng Anh.
- Học sinh đạt được chất lượng học tập tốt, tránh tình trạng
chất lượng ảo.
Trên cơ sở thực tế của chương trình, qua thực dạy nhiều năm,
và qua áp dụng với các lớp tôi đang giảng dạy hiện nay tại trường
THCS Hòa Hiệp tôi xin đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục tình
hình học tập và chất lượng bộ môn tiếng anh như sau:
II. Các Biện Pháp Chung:
a. Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải có tác động và hướng
nghiệp cho học sinh, nói rõ mục đích và yêu cầu thiết thực của việc
học tiếng Anh trong nhà trường.
b. Yêu cầu học sinh phải có đầy đủ dụng cụ học tập cho môn tiếng
anh. Trong đó bao gồm: Sách giáo khao, sách bài tập ứng dụng, băng
catset để luyện nghe ở nhà, bảng con dùng để tập viết và để thuận tiện
việc kiểm tra cho giáo viên. Vở tập viết từ mới dùng ở nhà.
c. Luôn luôn kiểm tra bài cũ, đã yêu cầu học sinh học cái gì, làm cái
gì thì phải kiểm tra cái đó. Không được yêu cầu học sinh làm rồi
không kiểm tra.
d. Luôn sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là tranh ảnh, vật thật,
máy catset và sử dụng trình chiếu powerpoint để giảng dạy.
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011
Trường THCS Hòa Hiệp Trang 5 SKKN
e. Gần gũi, khuyến khích, khích lệ và đôn đốc việc học của các
em. Tạo môi trường thân thiện giữa thầy và trò nhằm tăng tính chủ
động học tập và trao đồi của học sinh.
f. xây dựng, thiết kế 2-3 phòng nghe nhìn trong một trường
THCS làm nền tảng thiết thực cho việc dạy và học nghe nói tiếng
Anh. Vì hiện nay, học sinh nắm không tốt từ và ngữ pháp một nửa là
do thiếu tính giao tiếp thực tế.
g. Thành lập câu lạc bộ tiếng Anh trong nhà trường do giáo viên
bộ môn và một vài học sinh có năng lực đảm nhiệm. Một tháng ít
nhất hai lần.
h. Nhà trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dụng cụ học tập
từ băng , đĩa, máy và âm thanh, hình ảnh hiệu quả cho từng bài dạy.
i. Không kiểm tra chung, để giáo viên bộ môn tự kiểm tra nhằm
tránh tình trạng chất lượng ảo. Học một đường, kết quả một nẻo. Để
giáo viên bộ môn tự kiểm tra, không những chất lượng sẽ từ từ được
nâng lên sát với chất lượng thực, học sinh không bị rơi vào tình trạng
ỷ lại mà còn giúp cho nhà trường bớt được nhiều thời gian trong việc
tổ chức, quản lý.
III. Hiệu quả và phạm vi ứng dụng.
• Triển khai mục đích học tập:
Trong quá trình ứng dụng thực tế ở các lớp 6a3. 6a4. 6a5. 9a9,
9a10 và 9a11.
Mục tiêu của việc học tiếng Anh là gì? Các em phải nắm bắt
được các cấu trúc hết sức cơ bản và lượng từ vừa phải nhằm có nền
tảng để tiếp tục cho các lớp học sau. Vậy các em phải tâp trung học
thuộc lòng từ mới và làm bài tập đầy đủ, chỉ yêu cầu học sinh bám
sách giáo khoa.
Tương tự với khối 9 cũng vậy, tiếng Anh cần có một hứng thú
và đam mê học đọc học nói, học nghe, học viết, chính vì vậy chỉ yêu
cầu học sinh bám sát sách giáo khoa, giáo viên chỉ đưa ra những yêu
cầu phù hợp với chương trình, phù hợp với khả năng của từng học
sinh. Việc học tiếng Anh luôn được nhắc nhở và luôn luyện tập. Vì
vậy, hằng ngày giáo viên phải có những hướng dẩn yêu cầu học sinh
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011
Trường THCS Hòa Hiệp Trang 6 SKKN
thông qua các hoạt động khác nhau để tránh sự đơn điệu và nhàm
chán.
Việc sử dụng dụng cụ học tập của học sinh là cực kỳ quan
trọng. Nếu được thực hiện đúng và phù hợp nó sẽ tạo ra những động
lực lớn giúp học sinh tiến bộ theo từng ngày.
• Triển khai việc dùng bảng con của học sinh.
Như các em cấp một học tiếng Việt, các em cần tập viết, tập
đọc và việc đó cần được kiểm tra thường xuyên không phải chỉ một
cá nhân nào mà phải kiểm tra được tất cả các học sinh cùng lúc.
Nhưng điều giáo viên gặp phải là vấn đề thời gian. Theo truyền thống
thì giáo viên kiểm tra từ hay kiến thức của học sinh bằng cách gọi
lên bảng. Cách này chỉ kiểm tra được một hoăc hai em. Bằng cách
này hay cách khác, hình thức này hay hình thức khác giáo viên có thể
làm cho tiết học thêm sinh động với tấm bảng con nho nhỏ của học
sinh. Giáo viên bằng cách này kiểm tra được nhiều học sinh cùng lúc,
tạo không khí thi đua sôi nổi cho tiết học. Và giáo viên có thể dễ dàng
kiểm tra các kiến thức khác của học sinh.
• Việc dùng vở tập viết ở nhà:
Học tiếng anh mà không thuộc từ mới thì cũng giống như học
tiếng Việt mà không biết tiếng Việt. Vì vậy, học sinh cần tập viết chữ
ở nhà giúp học sinh ôn lại vốn từ đã được thầy cô cung cấp. qua đó
tạo ra thói quen học tập cho học sinh, giúp học sinh định hướng được
việc học ở nhà từ đó học sinh có niềm hăng say khi đến lớp.
• Kiểm tra bài cũ thường xuyên
Việc kiểm tra bài cũ thường xuyên có tầm ảnh hưởng rất lớn
đối với ý thức tự học của học sinh. Tạo ra việc học bài và làm bài
thường xuyên của học sinh mình đang chịu trách nhiệm giảng dạy.
* Gần gũi với học sinh giúp học sinh có cơ hội bày tỏ quan điểm,
tránh được sự thụ động trong học tập của nhiều học sinh. Học sinh
ngày nay có xu thế trao đổi và thích thể hiện mình nhưng cũng tỏ ra
dấu dốt trước đám đông. Vì vậy giáo viên là người phải có lòng nhiệt
thành giúp đỡ những học sinh này.
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011
Trường THCS Hòa Hiệp Trang 7 SKKN
• Không thực hiện kiểm tra chung
Từ lâu khi chúng ta đi học, không có kiểm tra chung. Mỗi tiết
kiểm tra là giáo viên bộ môn tự ra đề, học sinh làm bài nghiêm túc.
Việc xác nhận đánh giá học sinh rất chính xác. Vì vậy học sinh có ý
thức vươn lên trong học tập, không ỷ lại bạn bè, việc học cũng từ đó
mà mang tính tự giác cao. Còn hiện nay thì sao? Hết giáo viên này
phản ánh đến giáo viên nọ trong nhiều năm, tại sao?
C. KẾT LUẬN
Từ những vấn đề nêu trên cho chúng ta thấy, muốn nâng cao
chất lượng dạy học, chất lượng bộ môn thì cần phải có nhiều biện
pháp day học mang tính thời đại, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong
thời đại mới. không nên có những suy nghĩ mang tính không tiến bộ
nhằm phù hợp và phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà
trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.
Tóm lại, những biện pháp trên đây tuy chưa là tối ưu nhưng
cũng đã phần nào giúp tôi giải quyết được những băn khoăn về việc
học tiếng anh của học sinh cũng như chất lượng của bộ môn. Thông
qua những biện pháp này học sinh đã có thói quen và hứng thú học
tập tốt. Học sinh thuộc từ nhiều hơn, làm bài tập và nắm bắt được
kiến thức nhiều hơn. Học sinh sẽ có ý thức tự học và biết cách tự học.
II. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển.
Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trên đây là không
nhỏ. Tuy nhiên để thực hiện triệt để yêu cầu thì cần rất nhiều sự nhiệt
tình, sự tìm tòi sáng tạo và cả sự cống hiến, sự lao động không biết
mệt mỏi của giáo viên cho một mục đích giáo dục rõ ràng. Vì kiến
thức và chất lượng của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải biết
thực hiện các biện pháp một cách uyển chuyển, hợp với từng khối lớp
học và với từng cá nhân học sinh.
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011
Trường THCS Hòa Hiệp Trang 8 SKKN
III. Đề Xuất
* Tuy nhiên, để thực hiện tốt được các vấn đề này. Ngoài
những nổ lực hết mình của giáo viên, rất cần đến sự quan tâm và tạo
điều kiện của Ban Giám Hiệu, các đồng nghiệp, các ban nghành trong
nhà trường, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Hội cha
me học sinh.
* Kiến Nghị chung cho việc giảm thiểu học sinh bỏ học và
nâng cao chất lượng toàn trường:
- Kiến nghị công an Xã ra sắc lệnh không cho học sinh vào các quán
inernet trong giờ học. ( sáng từ 7 giờ đến 11h40, chiều từ 12 giờ 30
đến 17 giờ 30.) nếu thấy có học sinh vào quán net hay tiệm chơi
games trong giờ học là công an, giáo viên hoặc những người có liên
quan có quyền thẩm vấn và yêu cầu gặp phụ huynh.
- Thông báo sắc lệnh trên cho các tiệm đăng ký dịch vụ games, net.
Tránh điều động học sinh đi học trái buổi chỉ 1 hoặc 2 tiết. Vì như
vậy các em có thời gian lêu lỏng.
- Xây dựng ký túc xá và nhà ăn cho học sinh. Vì địa bàn một số
trường quá rộng. Vấn đề đi lại học sinh gặp quá nhiều khó khăn. Hiện
nay rất nhiều học sinh ở lại trường để học buổi chiều nhưng không có
chổ nên các em thường ở lại căn tin, nhà quen và rất nhiều em ở lại
các quán games và net.
Hòa Hiệp Ngày 5/12/2010
Giáo viên thực hiện
Lê Văn Bình
Giáo viên : Lê Văn Bình Năm học 2010-2011