Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

[Tiểu luận kinh tế vi mô]Ước lượng dự báo cầu mặt hàng iPhone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.39 KB, 12 trang )

Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ứớc lượng và dự đoán cầu về các mặt hàng tiêu dùng đã được tiến hành rất phổ biến và là một
trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh tế học Vi mô, các Nhà quản trị
doanh nghiệp. Việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách,
dự báo và ra những quyết định đúng đắn trong nhũng tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một
cách có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê, kinh ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện
năm 2013 đạt 8 tỷ USD, tăng 59,5% so với năm trước, và theo dự đoán con số này sê tiếp tục tăng trong
những tháng tiếp theo. Hiện nay, trên thị trường có hơn 200 loại sản phẩm điện thoại với nhiều thương
hiệu khác nhau do nhiều hãng tham gia quá trình sản xuất, nhập khấu và phân phối.
Với nhu cầu sử dụng điện thoại tại nước ta đang không ngừng gia tăng dù giá cả của mặt hàng này
vẫn không ngừng biến động, các nhà hoạch định cần phải có những bằng chứng thực nghiệm để nắm được
sự biến đổi của thị trường mặt hàng điện thoại tại Việt Nam. Xuất phát từ bối cảnh đó, với những kiến
thức thu được trong môn Kinh tế học vi mô,em chọn “Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng điện
thoại iPhone ở thị trường Việt Nam” làm đề tài nghiên cúu.
2.
Các mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về ước lượng và dự đoán cầu, cùng với phân tích thực
trạng và phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu về điện thoại, từ đó đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm
đưa ra các dự báo chính xác của lượng cầu về điện thoại iPhone trong tương lai.
3.
Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu trong đề tài của nhóm, em tập trung nghiên cứu về “Ước lượng và dự
đoán cầu của mặt hàng điện thoại iPhone ở thị trường Việt Nam”.
Về phạm vi không gian: tập trung nghiên cún trên thị trường toàn quốc.
4.


Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của đề tài, em đã sử dụng các phương pháp:
phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua Internet, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích định
tính, phân tích định lượng, phương pháp dự báo thông tin. Phương pháp ước lượng bằng Kinh tế Lượng
(Phương pháp bình quân nhỏ nhất). Số liệu được lấy từ các nguồn: Internet

Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, bài tập của em không thế không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy nhằm giúp cho bài tập được đầy đủ và
hoàn thiện hơn




Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
2

CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
Cầu (D): Phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại
các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định ràng các yếu tổ khác là không thay đồi.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử dụng đế ước lượng
mối tương quan giữa các biến khác nhau.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu

* Giá cá hàng hóa hay dịch vụ
Luật cầu: Giả định tất cả các yếu tố đều không đổi nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ
làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại. Giá và lượng cầu có mối quan hệ
nghịch.
* Số lương người mua

Số lượng người mua tỉ lệ thuận với cầu (Do cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân)
* Thị hiếu, sở thích: Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dung muốn mua và
thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua các hàng hóa theo thị hiếu và sở thích.
* Thu nhâp
- Đối với hàng hóa/dịch vụ thông thường và cao cấp: thu nhập tỉ lệ thuận với cầu hàng hóa
- Đối với hàng hóa/dịch vụ thứ cấp: Thu nhập tỉ lệ nghịch với cầu hàng hóa
* Giá của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng:
-
A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng:
P
A
↓ => cầu về B ↓
P
A
↑ => cầu về B ↑
-
M và N là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng:
P
M
↓ => cầu về N ↑
P
M
↑ => cầu về N ↓
* Các kỳ vọng:
- Kỳ vọng về thu nhập: Kỳ vọng thu nhập trong tương lai tăng => cầu hiện tại tăng. Kỳ
vọng thu nhập trong tương lại giảm => cầu hiện tại giảm.
- Kỳ vọng về giá cả: Kỳ vọng giá tăng trong tương lai => cầu hiện tại tăng. Kỳ vọng giá
giảm trong tương lai => cầu hiện tại giảm.
* Các chính sách của Chính phủ: đánh thuế, trợ cấp
* Các yếu tố khác: Quảng cáo, ứng dụng…

1.3 Phân tích độ co giãn của Cầu

a, Độ co giãn của cầu theo giá:
Độ co giãn của cầu theo giá (E
DP
): Phản ánh phần trăm thay đổi trong luợng cầu một mặt hàng khi
giá của mặt hàng đó thay đổi 1 %.
Công thức: E
DP
=



Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
3


Do luật cầu nên E luôn là một số âm.
Giá trị tuyệt đối của E càng lớn thì nguời mua càng phản ứng nhiều truớc sự thay đổi của giá cả.
Các độ co giãn:
| E
DP
| >1 => |%△Q| > |%△P|: cầu co giãn
| E
DP
| <1 => |%△Q| < |%△P|: cầu kém co giãn
| E
DP
| =1 => |%△Q| = |%△P|: cầu co giãn đơn vị
Các yếu tố tác động đến E

- Sự sẵn có của hàng hóa thay thế: Các hàng thay thế đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ càng
tốt và càng nhiều thì cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ đó càng co giãn.
- Phần trăm ngân sách người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa đó: Phần trăm trong ngân sách tiêu
dùng càng lớn cầu càng co giãn.
- Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi: Thời gian điều chỉnh càng dài thì cầu càng co giãn.
b, Độ co giãn của cầu theo thu nhập:
- Co giãn của cầu theo thu nhập: đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đồi thu nhập
(các yếu tố khác là cố định).
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập >1 đối với hàng hóa xa xỉ (co giãn theo thu nhập).
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập trong khoảng (0;1) đối với hàng hóa thiết yếu (không co giãn
theo thu nhập).
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập < 0 đối với hàng hóa thứ cấp (cấp thấp).
c, Độ co giãn của cầu theo giá chéo
Co giãn của cầu theo giá chéo: đo lường phản ứng của lượng cầu hàng hóa X khi giá của hàng hóa
có liên quan Y thay đổi (tất cả các yếu tố khác cố định).
- Độ co giãn chéo là dương đối với hàng hóa thay thế
- Độ co giãn chéo là âm đối với hàng hóa bổ sung.
1.4 Ước lượng Cầu
Các phương pháp phổ biến:
- Phỏng vấn hay điều tra khách hàng.
- Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường.
- Phân tích hồi quy
a, Phỏng vấn hay điều tra khách hàng
- Người tiêu dùng biểu hiện ý muốn và khả năng mua sắm của họ thông qua cầu đối với hàng
hóa và dịch vụ. Điều tra người tiêu dùng là việc hỏi xem họ sẽ phản úng như thế nào khi có những sự thay
đổi liên quan đến giá của hàng hóa và các yếu tố khác của cầu, như giá hàng hóa có liên quan, thu nhập
- Thông thường các doanh nghiệp sử dụng các mẫu để điều tra. Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể
của các doanh nghiệp (đặc điểm về sản phẩm, về thị trường ) phương pháp điều tra có thể khác nhau.
- Có thể việc điều tra được tiến hành rất đơn giản thông qua việc phỏng vấn trục tiếp khách hàng
tại các địa điếm bán hàng, hoặc đôi khi các biểu mẫu điều tra phải được thiết kế rất cẩn thận và được

chuyển tới khách hàng trước đề họ nghiên cứu.
Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
4


- Phương pháp điều tra người tiêu dùng đôi khi rất tốn kém, do đó trong thực tế các doanh
nghiệp còn sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng.
- Nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng là thu thập các thông tin về sở thích của
người tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vi mua sắm và sử dụng sản phâm của họ.
- Cả hai phương pháp trên thường được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều tra của doanh nghiệp.
b, Phương pháp nghiên cứu thị trường
Đây là phương pháp có thể thực hiện trong các điều kiện thí nghiệm hay thực hiện trong thị trường
thực.
- Với phương thức điều tra cầu của người tiêu dùng trong phòng thí nghiệm, nghĩa là người tiêu
dùng được cho một số tiền và được yêu cầu chi tiêu trong một cửa hàng. Tại đó, người ta sẽ thấy được thái
độ của người tiêu dùng đối với sự thay đổi về giá của hàng hóa, của bao bì; giá của hàng hóa liên quan và
của các yếu tố ảnh huởng đến cầu khác. Tuy nhiên người tiêu dùng được chọn phải mang tính “đặc trưng”
cho các đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trường thử nghiệm. Để đảm bảo cho người tiêu dùng thế hiện
đúng ý muốn của họ, các hàng hóa lựa chọn sẽ thuộc về họ. Phương pháp này phản ánh tính hiện thực hơn
là phương pháp điều tra người tiêu dùng.
- Khác với phương thức thử nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm, phương pháp này
còn được tiến hành tại thị trường. Một trong những phương pháp thường được tiến hành là lựa chọn một
số thị trường có đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá ở một số thị trường,
thay đổi bao bì ở một số thị trường khác, thay đổi hình thức xúc tiến bán hàng ở một số thị trường và ghi
chép lại phản ứng của người tiêu dùng ở các thị truờng khác nhau. Dựa vào số liệu thu thập được, có thể
xác định đươc ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, giáo dục, quy mô gia
đình tới cầu đối với hàng hóa.
c, Phương pháp phân tích hồi quy
- Phương pháp phân tích hồi quy là một phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu.
- Để ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng. Có thể là hàm cầu

tuyến tính hoặc hàm cầu phi tuyến tính (hàm cầu mũ). Vì cầu là hàm phụ thuộc vào nhiều biến số, trong
đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu, do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta
phải xác định được các biến độc lập, căn cứ vào tình hình cụ thể đổ sử dụng phép hồi quy cho phù họp.
Sau đó phải tiến hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng.
Hàm cầu tuyến tính: Q
i
= α+ β
1
Y + β
2
P + β
3
P
s
+ β
4
P
c
+ β
5
Z + e
Trong đó:
Q
i
: Lượng cầu về hàng hóa i.
Y : Thu nhập
P : Giá hàng hóa i.
P
s
: Giá hàng hóa thay thế.

P
c
: Giá hàng hóa bổ sung.
Z : Các nhân tố quyết định cầu hàng hóa I khác,
e : Sai số
Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
5

Hàm cầu mũ (phi tuyến tính): Q
i
= A.Y
β1
P
β2
P
s
β3
P
c
β4
Z
β5

Để ước lượng hàm cầu dạng này phải chuyển về logarit tự nhiên:
lnQ
i
= lnα + β
1
lnY + β
2

lnP + β
3
lnP
s
+ β
4
lnP
c
+ β
5
lnZ + e
Sử dụng phân tích hồi quy đê ước lượng các giá trị của α và β
j
được ước lượng từ số liệu trong
quá khứ.




































Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
6

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các
hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dừ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi

phí. Do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu đế từ đó chọn ra các phương pháp thích
hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu
quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.
Dữ liệu gồm 2 nguồn: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễ thu thập, ít tốn
thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong tổ chức như các báo cáo về doanh thu bán hàng, báo cáo
về hoạt động sản xuất của hãng Apple.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài tổ chức như các niên giám thống kê, các ấn phẩm thương
mại, các trang web điện tử.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, đó là các
dữ liệu gốc chưa được qua xử lý.
Trong bài này, em chỉ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để phân tích dữ liệu như: SPSS, Excel, Sdata, Eviews, Em
chọn phương pháp hồi quy trong Eviews đề phân tích dữ liệu do ưu điểm chính của Eviews là có thề cho
kết quả nhanh chóng về hàm kinh tế lượng cho các dữ liệu chép, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng.
2.2. Giới thiệu về hãng điện thoại Apple
Apple Inc. là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San
Francisco, tiểu bang California. Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer,
Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ
(2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng,
thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là máy tính Apple
Macintosh, máy nghe nhạc iPod, chương trình nghe nhạc iTunes, điện thoại iPhone và máy tính bảng
iPad. Nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
2.3. Thực trang nhu cầu sử dụng điện thoại và các yếu tố ảnh hưởng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nền khoa học kĩ thuật hiện nay đã không còn đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu về sử
dụng đồ công nghệ của người dân. Tuy rằng các hãng điện thoại nội địa như FPT, Qmobile… luôn không
ngừng cải tiến, nâng cấp và đưa ra các sản phẩm mới, song với tâm lý “Made in China” đã ảnh hưởng
không ít tới lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nội địa.

Thêm vào đó, các yếu tố như thu nhập, thị hiếu, thói quen tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đến quyết
định tiêu dùng của người dân. Về thị trường điện thoại tại Việt Nam, ngoài Apple iPhone, người tiêu dùng
Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
7

đã quen thuộc với các nhãn hiệu Nokia, Sony, Samsung, LG, HTC, Oppo, Qmobile, FPT, Người tiêu
dùng Việt Nam ngày càng trở nên khắt khe hon với lựa chọn các sản phẩm công nghệ. Thậm chí, đối với
những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình, họ vẫ sẵn sàng chi trả thêm 1 khoản tiền để mua điện
thoại cao cấp với kỳ vọng về chất lượng tốt.
Cuối cùng, thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên theo danh nghĩa nhưng lại giảm trên thực
tế, do nguyên nhân từ phía lạm phát, về lý thuyết, ảnh hưỏng của lạm phát sẽ dẫn đến thu nhập giảm và
chi tiêu giảm. Tuy nhiên người dân Việt Nam đã và đang hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm công
nghệ. Điện thoại, trong đó có điện thoại thông minh không còn là mặt hàng xa xỉ tại nước ta. Thị trường
Việt Nam trở thành 1 thị trường tiềm năng cho các công ty điện thoại, trong đó có Apple.
2.4. Phân tích mô hình ước lượng và đưa ra kết quả
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em chỉ xét ảnh hưởng của giá điện thoại iPhone, thu nhập
và giá của hàng hóa thay thế (điện thoại Samsung) đến lượng cầu về điện thoại iPhone của Apple.
Hàm cầu điện thoại iPhone có dạng:
Q = α+ β
1
M + β
2
P + β
3
P
d

Q: sản lượng tiêu thụ trong từng tháng (đơn vị: chiếc)
M: thu nhập bình quân đầu người theo tháng (đơn vị: 1000 VNĐ)
P: giá của điện thoại iPhone (đơn vị: 1000 VNĐ)

P
d
: giá của điện thoại Samsung (đơn vị: 1000 VNĐ)











Bảng 1: Thị trường điện thoại iPhone tại Việt Nam năm 2014
(Số liệu từ Internet)
Quan sát
Q
M P Pd
1
9524
2812
17200
16400
2
9566
3001
17100
16300
3

9582
3128
17200
16500
4
9674
3180
17000
16200
5
9632
3662
17500
16000
6
9790
3699
17000
16500
7
9761
3704
17500
16700
8
9732
3757
17800
16600
9 9730 3864 17000 16700

10
9880
3881
17500
16600
11
9840
3903
17000
16700
12 9860 3951 17000 16700

Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
8


Sử dụng Eviews, ta có bảng kết quả ước lượng

Mô hình hàm cầu về điện thoại iPhone tại Việt Nam:
Q = 8153.419 – 0.05173 P + 0.242758 M + 0.096515 P
d


Giả sử với mức ý nghĩa
α
= 5%
Kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của giá điện thoại iPhone, thu nhập của người dân,
lượng cầu ở thời kỳ trước, giá của điện thoại Samsung (hàng hóa thay thế) đều có dấu phù hợp với kỳ
vọng ban đầu:
- Hệ số hồi quy của biến giá cả = - 0.05173 < 0 điều này chứng tỏ giá của điện thoại iPhone tỷ lệ

nghịch với lượng cầu điện thoại iPone, điều này phù họp với thực tế.
Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của điện thoại iPhone tăng lên 1 đơn vị thì lượng cầu
về điện thoại iPhone giảm 0.05173 đơn vị
- Hệ sổ hồi quy của biến thu nhập = 0.242758> 0 điều này chứng tỏ điện thoại iPhone là hàng hóa
thông thường, điều này phù hợp với thực tế.
Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng lên 1 đơn vị thì
lượng cầu về điện thoại iPhone tăng lên 0,242758 đơn vị.
- Hệ sổ hồi quy của biến giá hàng hóa thay thế (Điện thoại Samsung) = 0.096515> 0 điều này
chứng tỏ điện thoại iPhone và điện thoại Samsung là 2 hàng hóa thay thế cho nhau và phù hợp với thực
tế.
Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá của điện thoại Samsung tăng lên 1 đơn vị thì lượng
cầu về điện thoại iPhone tăng 0.096515 đơn vị.
- Hệ sổ xác định R
2
bàng 0,838402 là khá cao điều này có nghĩa là 83.8402% biến thiên của nhu
cầu điện thoại iPhone được giải thích bởi các nhân tố như giá cả, thu nhập, tiêu dùng, giá của điện thoại
Samsung là hàng hóa thay thế ở thời kỳ trước. Giá trị của thống kê F = 13.83521 và Prob (F-Statistic)=
0.001566 < 10%, cho thấy mô hình phù hợp tốt với dữ liệu.
Độ co giãn của cầu điện thoại iPhone ở Việt Nam
Các hệ số co giãn thể hiện đặc trưng cho cấu trúc cầu về điện thoại iPhone ở Việt Nam được
thể hiện trong bảng sau:
Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
9


| E
P
| = 1,4772 >1 => Cầu co giãn

Với các yếu tố khác không đổi khi giá của điện thoại iPhone tăng lên 1% thì lượng cầu về điện

thoại iPhone giảm 0.05173%. Điều này rất phù họp với thực tế do hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản
phẩm thay thế cho sản phẩm điện thoại iPhone như Nokia, Sony, Samsung, LG, HTC, Oppo, Qmobile,
FPT,
Co giãn của cầu điện thoại iPhone theo thu nhập
E
M
= 0,242758 < 1 và >0 => Cầu kém co giãn. Với các yếu tố khác không đổi khi thu nhập
trung bình của người dân tăng lên 1% thì lượng cầu về điện thoại iPhone tăng lên 0,242758%.
Co giãn cua cầu điện thoại iPhone theo giá của điện thoại Samsung
E
PD
= 0,096515 < 1 và >0 => Cầu kém co giãn và đây là 2 hàng hóa thay thế. Với các yếu tố
khác không đổi khi giá của điện thoại Samsung 1% thì lượng cầu về điện thoại iPhone tăng lên
0,4971%.























Biến độc lập Giá trị trung bình Độ co giãn
Giá của điện thoại iPhone (P) 17233,33 -0.05173
Thu nhập bình quân của hộ gia đình (M) 3545,16 0,242758
Giá của điện thoại Samsung ( P
d
) 16491,66 0,096515
Co giãn của cầu iPhone theo giá

Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
10

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Qua nghiên cứu mô hình ước lượng cầu về điện thoại iPhone
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu về điện thoại iPhone như: giá, thu nhập,
giá của đối thủ cạnh tranh, chính sách marketing của công ty, thị hiếu của người tiêu dùng, dân số
Nhưng các nhân tố ảnh hướng nhiều nhất tới lượng cầu về điện thoại iPhone là giá của bản thân sản
phâm, thu nhập của người dân, và giá của mặt hàng thay thế chủ yếu cho sản phấm.
Thứ nhất về giá của sản phẩm điện thoại iPhone. Mặc dù là sản phẩm nhập khẩu 100% tuy
nhiên với nền công nghiệp điện tử còn kém phát triển và hầu hết các hãng cạnh tranh cũng đều là
hàng ngoại nên giá của iPhone không quá khác biệt. Với mức giá họp lý, phù họp với thu nhập của
đại bộ phận người dân Việt Nam, nên cầu về sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào mức giá của sản
phẩm hay nói cách khác, cầu của sản phẩm co giãn theo giá.

Thứ hai về giá của mặt hàng thay thế. Hiện nay trên thị trường điện thoại Việt Nam, có rất
nhiều các hãng điện thoại ngoại và nội cạnh tranh. Trong đó, thị phần các công ty điện thoại như
sau: dẫn đầu là các hãng Samsung, và Nokia chiếm thị phần lần lượt vào khoảng 22% và 19%. Tiếp
sau đó là các hãng khác như Sony, LG…. Thị phần của Apple (iPhone) là 8%.







Với thị trường có nhiều mặt hàng thay thế, thì mức giá của các mặt hàng thay thế có ảnh hưởng
lớn đến cầu của sản phâm.
Thứ ba về thu nhập của người tiêu dùng. Qua kết quả nghiên cứu mô hình ước lượng cầu về điện
thoại iPhone cho thấy khi thu nhập người dân tăng lên thì lượng cầu về điện thoại iPhone cũng tăng lên.
Tuy nhiên trên thực tế, khi thu nhập của người dân tăng lên thì xu hướng của người tiêu dùng chuyến sang
dùng các loại điện thoại cao cấp với công nghệ cao thay vì iPhone. Hiện nay trên thị trường điện tại Việt
Nam thì có tới 34% là sản phẩm khác.
Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu, phân phối điện thoại đã dành những khoản chi phí khổng lồ đế
quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền thông, tổ chức tiếp thị và chia sẻ hoa hồng trục tiếp cho người
mua điện thoại tại các nhà siêu thị điện máy, của hàng điện thoại,…
Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
11

3.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu

Từ các phân tích trên, dự báo của em là lượng cầu về điện thoại iPhone trong tương lai sẽ có xu
hướng tăng do các nguyên nhân sau:
Thị trường Việt Nam với mức tăng GDP khoảng 6-8% mồi năm và là nước đang phát triển, có xu
hướng tiếp thu công nghệ mới sẽ là thị trường tiềm năng cho mặt hàng công nghệ nói chung và điện thoại

nói riêng.
Điện thoại hiện nay được sử dụng rộng rãi không phân biệt vùng kém phát triển hay vùng kinh tế
phát triển, đặc biệt là điện thoại di động đang dần thay thế điện thoại bàn cũ
Tuy nhiên các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được tiếp cận công nghệ càng ít
trong khi nhu cầu sử dụng điện thoại lại không hề nhỏ. Trong tương lai khi mức thu nhập bình quân tăng
lên thì nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh sẽ tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Đây là một yếu
tổ kỳ vọng về tăng cầu sản phẩm điện thoại iPhone
Xu hướng tiêu dùng trong tương lai sẽ chuyển sang các sản phẩm điện thoại iPhone nhiều hơn do
thị hiếu và tính chất ổn định của sản phẩm đã được xây dựng thành thương hiệu.
Ngoài ra, hiện giá cả của điện thoại iPhone không quá khác biệt so với các dòng điện thoại cao
cấp khác. Do vậy, nếu xu hướng sử dụng điện thoại thông minh tăng thì xu hướng sử dụng iPhone cũng
tăng.
Theo kết quả phân tích các hệ số co giãn thể hiện đặc trưng cho cấu trúc cầu về điện thoại iPhone
ở Việt Nam cho thấy: cầu về điện thoại iPhone so với giá. Do vậy, sự thay đổi của giá có ảnh hưởng lớn
tới lượng cầu về sản phẩm này. Từ đó công ty muốn tăng nhanh lượng cầu về sản phẩm thì cần phải nâng
cao hiệu quả kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí để giảm giá cho sản phẩm này.
3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
Dữ liệu về sản lượng và giá cả là dữ liệu thương mại nên sẽ có những thiên lệch trong biến sản
lượng và biến giá cả. Vì vậy khi nghiên cứu thì dự báo đưa ra có thể không chính xác so với thực tế.
Dữ liệu về biến thu nhập được tính bàng GDP bình quân đầu người được tính theo tháng, nhưng
trên thực tế thì cục thống kê không có các con số cụ thể về thu nhập bình quân đầu người theo tháng mà
chỉ được tính theo năm thôi. Do đó, sẽ có những tác động lớn ảnh hưởng đến biến thu nhập trong nghiên
cứu này.
Các mặt hàng thay thế cho điện thoại iPhone trên thị trường hiện nay cùng có nhiều hãng khác chứ
không phải chỉ có điện thoại Samsung, đặc biệt là có nhiều loại điện thoại giá rẻ. Vì vậy, trong các nghiên
cứu tiếp theo cần phải nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc cầu và khả năng thay thế của các sản phấm khác
trên thị trường điện thoại di động tại Việt Nam.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc một sản phẩm nào đó có thê đứng
vững trên thị trường hay không? Không chỉ cần chất lượng, giá cả mà yếu tố quan trọng không kém tác
động đến lượng cầu của sản phấm là các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Do đó, để nghiên cứu

được xác thực hơn thì trong các nghiên cúu tiếp theo cần phải xem xét đến vấn đề này.


Bài tập – Kinh tế Vi Mô 2
12

STT NỘI DUNG TRANG
1 LỜI NÓI ĐẦU 1
2 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng Cầu
1.3. Phân tích độ co dãn của Cầu
1.4. Uớc lượng Cầu

2
2
2
3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT
QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
2.2. Giới thiệu hãng điện thoại Apple
2.3. Thực trạng nhu cầu sử dụng điện thoại và các yếu tố ảnh
hưởng tại Việt Nam
2.4. Phân tích mô hình ước lượng và đưa ra kết quả



6
6
6
6
6

9
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên
cứu
3.3. Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu


10
11

11

×