LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư phát triển hạ tầng là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế,
phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội. Một nền
kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư. Trong quá
trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn
đầu tư lại có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều năm gần đây, Việt Nam đã
mở dần lĩnh vực đầu tư hạ tầng cho tư nhân trong và ngoài nước tham gia thông
qua các hình thức đầu tư như BOT, BTO và BT, và mới đây nhất là mô hình hợp
tác nhà nước và tư nhân (PPP) cũng đã được chính thức hóa
Có thể nói nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình đổi đất đã đang và sẽ tạo ra
những động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ trong nhận thức và sự
nâng cao trình độ văn hoá, xã hội. Quá trình học tập môn Quản lý nhà nước về kinh
tế, Tổ 3 lớp cao học quản lý kinh tế K19L2 Đại học kinh tế - ĐHQGHN nhận thấy
việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cho việc xây dựng hạ
tầng cơ bản là một vấn đề nhạy cảm, bức xúc và được nhiều người đang quan tâm
hiện nay. Chính vì thế nhóm đã nghiên cứu đề tài “ Quản lý nhà nước về vấn đề
đổi đất lấy cơ sở hạ tầng ”. Kết cấu nội dung của đề tài bao gồm:
Chương I: Khái quát chung về đầu tư, nguồn vốn đầu tư để đổi đất lấy cơ sở hạ
tầng
Chương II: Thực trạng thực hiện chương trình Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng thời gian
qua trong giai đoạn 2005-2010
Chương III: Những Giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi
đất lấy cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề mang tính lý luận gắn với thực tiễn, do thời
gian có hạn và kinh nghiệm của các thành viên Nhóm 3 QLKT K19L2 vẫn còn
nhiều điều phải học hỏi, nên bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ
sung. Rất mong được sự góp ý, chỉnh lý của Thầy Giáo PGS.TS. Phan Huy Đường
cùng các bạn trong lớp Cao học quản lý kinh tế K19L2 để đề tài của Nhóm 3 được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy giáo và các bạn.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, VỐN ĐẦU TƯ
ĐỂ ĐỔI ĐẤT LẤY CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Một số lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển:
1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư:
Đầu tư là sự bỏ ra các nguồn tài lực ở hiện tại vào lĩnh vực kinh tế nhằm đạt
được những kết quả về lợi ích kinh tế cao hơn, có lợi hơn cho nhà đầu tư trong
tương lai. Hay có thể nói Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục
đích đạt được những lợi ích lâu dài trong tương lai
Nguồn tài lực ở hiện tại có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là tài sản, tài chính, tài sản vật chất,
tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điêù kiện để làm việc với năng suất cao hơn
trong nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất tài
nguyên thiên nhiên, tài sản trí tuệ là nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan
trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền
kinh tế.
Đầu tư có thể chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau:
- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay
hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành.
- Đầu tư thương mại: Đó là sự đầu tư nhằm thu lơi nhuận do sự chênh lệch
giá giữa thời điểm mua và thời điểm bán, là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra
mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn. Hai loại đầu tư này không tạo ra tài
sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy
nhiên, chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển.
- Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền
ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng
tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để
tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội, thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế . Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng
kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực
hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm
duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền
kinh tế xã hội.
Nhìn chung đề tài chủ yếu nghiên cứu về đầu tư phát triển - loại hình đầu tư
gắn trực tiếp với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.2.Đầu tư phát triển và vai trò đối với nền kinh tế:
Như chúng ta đã biết, đầu tư phát triển chính là hoạt động đầu tư tài sản vật chất và
sức lao động chính vì thế nó là nhân tố quan trọng để phát triển và tăng trưởng kinh
tế. Vai trò của nó trong nền kinh tế được thể hiện ở các mặt sau :
- Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu:
Về tổng cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, thường từ 24%-28%. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự
tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng theo và giá
cân bằng tăng.
Về tổng cung: Đầu tư làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản
lượng tăng, giá giảm xuống, cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại tiếp tục
kích thích sản xuất phát triển và nó là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển
kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi
thành viên trong xã hội.
- Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế :
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư tới tổng cung và
tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sư thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều
cùng một lúc là yếu tố duy trì sư ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền
kinh tế của mọi quốc gia .
- Đầu tư có tác động làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của
đất nước:
Mọi con đường để có công nghệ dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài
đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư . Do vậy tất cả các con đường đổi mới
công nghệ đều phải gắn với nguồn vốn đầu tư.
- Đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là
tăng cường đầu tư. Do đó đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế và
sư cân đối giữa các vùng, các ngành .
- Đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR
Do đó nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc
vào vốn đầu tư cho nên đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng đến tốc độ tăng trưởng
và phát triển kinh tế .
Như vậy từ các nhận xét trên đây ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng
của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là nhân tố không thể thiếu cho
bát kì quốc gia nào trong quá trình phát triển.
1.3. Phân loại Nguồn vốn đầu tư : ( anh chị chú ý bổ sung, cải biên hoàn
thiện phần này)
1.3.1 Nguồn vốn trong nước
* Nguồn vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước.
* Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ
của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực
kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được
huy động triệt để.
Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp
thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
+ Tập quán tiêu dùng của dân cư.
+ Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và
các khoản đóng góp với xã hội.
* Thị trường vốn.
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của
các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài
hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị
trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi
nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các
doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa
phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi
thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được.
1.3.2 Nguồn vốn nước ngoài.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là
dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng
lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa
các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các
nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ
ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có
đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo
tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như
sau:
- Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance).
Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development
assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong nguồn ODF;
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1.4 Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay
tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã
hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và
kinh tế học hiện đại chứng minh.
Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không
phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu
cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang cho nước khác để
thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể nhỏ hơn nhu cầu
đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp
này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai.
Như vậy, trong nền kinh tế mở nếu như nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ nội
bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ
nước ngoài. Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong
những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền kinh tế
lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì
quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
1.5.Đầu tư công trình hạ tầng
1.5.1.Khái niệm công trình hạ tầng
Công trình hạ tầng là các công trình được thiết kế và xây dựng tại một địa
điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như nhà ở, đi lại ,học
hành chữa bệnh phục vụ sản xuất và dân sinh …
Đối với các công trình hạ tầng thuộc các vùng đặc biệt khó khăn ,vùng sâu
vùng xa và đồng bằng thiểu chủ yếu là công trình hạ tầng có quy mô nhỏ với mức
vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở xuống được thực hiện theo cơ chế đặc biệt để phù hợp
với khả năng thực tế của cán bộ và đồng bằng các dân tộc tại địa phương. Đó là
những công trình hạ tầng thiết yếu như điện đường trường trạm phục vụ cho sản
xuất dân sinh góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng vùng nông thôn kinh tế
mới.
1.5.2. Vai trò đầu tư xây dựng công trình hạ tầng
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, làm thay đổi bộ mặt
đô thị đối với Thành phố, khu dân cư. Thực tế, đối với thành phố lớn như Hà Nội ,
TP. Hồ Chí Minh thì dự án nhà ở cho người thu nhập đã giải quyết phần nào mối lo
ngại về nhà ở cho người dân, tạo tinh thần để phát triển kinh tế, đối với các vùng
lân cận thì tiếp cận được sự phát triển mạnh mẽ của thành phố lớn về văn hoá, lưu
thông kinh tế nhanh hơn và mạnh hơn. Đối với các vùng thiểu số khó khăn thì sự
phát triển về cơ sợ hạ tầng thiết yếu đã làm mở ra sự giao lưu văn hoá, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, hoà nhập vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Các công trình hạ tầng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm, nhà ở, xoá
đói giảm nghèo, phục vụ nhân dân, giúp trẻ em có trường để học tập, nâng cao trình
độ văn hoá của nhân dân, từ quá trình đó đào tạo ra nguồn nhân lực kế tiếp cho đất
nước, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp thu với các phương thức sản xuất mới,
kiến thức khoa học văn hoá xã hội, chủ động vận dụng các kiến thức trên ghế nhà
trường vào cuộc sống.
1.6.Giới thiệu tổng quát chương trình đổi đất lấy hạ tầng
1.6.1.Sự cân thiết ra đời chương trình đổi đất lấy hạ tầng
Thực hiện công tác đổi mới Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, với
mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.Tuy nhiên quá
trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân
hoá và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các vùng các miền ,khu vực
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .Để khắc phục tình trạng này, Đảng và nhà
nước ta chủ trương thực hiên chiến lược phát triển, tăng trưởng đi đôi với xóa đói
giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội; ưu tiên phát triển các vùng động lực, các
ngành kinh tế chủ chốt, tạo nguồn thu cho ngân sách, có tích lũy để có điều kiện vật
chất hỗ trợ cho vùng khó khăn. Yêu cầu của quá trình đổi mới là phải có những
chính sách hợp lý, đáp ứng được mục tiêu phát triển của cả nước, đồng thời thực
hiện công bằng xã hội phải có những chính sách đặc thù, phải có nguồn lực hỗ trợ
cho các địa phương nghèo cùng phát triển.
Hoạt động của chương trình nhằm ra sự phát triển cân đối kinh tế giữa các
vùng, các ngành, các địa phương. Thực tế đó đã bổ sung tương đối căn bản lý luận
về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa .Các công trình hạ tầng được tiến hành công khai dân
chủ, được hội đồng nhân dân xã quyết định danh mục, quy mô thứ tự ưu tiên đầu tư
và khả năng huy động nguồn lực tại xã để xây dựng công trình nên đã nâng cao
được vai trò của người dân trong việc thực hiện dự án.
1.6.2.Cơ sở lý luận và phương pháp luận
* Quan điểm chỉ đạo
- Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển đất nước đã được
khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng là đảm bảo phát triển hài hoà giữa tăng
trưởng với công bằng xã hội, từ đó hệ thống chính sách phát triển đã được hoạch
định trên những quan điểm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội
phải thể hiện ở cẩ khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết
quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử
dụng tốt năng lực của mình. Tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên
cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng để hình thành một cơ cấu kinh
tế hợp lý và liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ
của cả nước. Kết hợp phát triển có trọng điểm với phát triển toàn diện các vùng
lãnh thổ, giảm bớt sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng,
điều tiết một phần tích luỹ từ nền kinh tế để hỗ trợ cho vùng khó khăn. Vùng miền
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu căn cứ cách mạng được xác định là địa
bàn còn nhiều khó khăn nhất cần được hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện ban đầu để các
vùng đó từng bước vươn lên, hoà nhập với cả nước cùng phát triển.
- Thực hiện công bằng xã hội được thể hiện trên mọi phương diện, trong đó
việc tạo cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư thuộc mọi dân tộc có điều kiện tham gia
vào quá trình phát triển là hết sức cần thiết, thể hiện trên các mặt: được bình đẳng
trong việc đầu tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất,phát triển kinh tế, văn hoá, giải
quyết vấn đề xã hội, cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc…, được trực tiếp
đóng góp công sức, vật lực của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng thôn xóm
cho xây dựng quê hương mình; được đào tạo nâng cao kiến thức sản xuất, tổ chức
cuộc sống, nâng cao năng lực mọi mặt cho cán bộ và người dân trong vùng; giúp
họ tham gia sản xuất hàng hoá để trao đổi với bên ngoài; được cung cấp thông tin
về thị trường, giá cả, định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; được tiếp cận
với các dịch vụ xã hội khác.
* Mục tiêu phát triển của các vùng lãnh thổ
- Trước mắt thực hiện chương trình XĐGN, việc làm, tạo thu nhập nâng cao
đời sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng.
- Từng bước tăng khả năng khai thác các lợi thế và nguồn lực tại chỗ giải
quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Tạo bước đi ban đầu để tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư.
Việc lựa chọn những địa bàn xung yếu, những lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ phát
triển là nhiệm vụ bức thiết có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã
hội các khu vực .
(Cần bổ sung sửa đổi ).
- Khu vực I: gồm các khu trung tâm đô thị, các khu công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được xây dựng tương đối đồng bộ, bước
đầu phục vụ tốt sản xuất, đời sống đồng bào. Trình độ dân trí, đời sống văn hoá -
xã hội cộng đồng khá tiến bộ.
- Khu vực II: là khu vực đệm giữa khu vực I (đô thị…) với khu vực III (vùng
sâu, vùng xa…);
Nhìn chung kinh tế khu vực này phát triển chậm, sản phẩm hàng hoá ít; Cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được xây dựng nhưng chưa đồng bộ hoặc còn tạm bợ,
chưa phục vụ tốt sản xuất, đời sống đồng bào. Mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống
văn hoá -xã hội cộng đồng còn nhiều mặt hạn chế so với khu vực I.
- Khu vực III: gồm các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên,
chiếm tỷ lệ 25,8% dân số của các tỉnh miền núi và vùng dân tộc.
Đây là khu vực còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội rất yếu
kém, sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, phát, đốt rừng làm rẫy,
sống du canh du cư hoặc định cư nhưng còn du canh… Số hộ đói nghèo chiếm trên
60%. GDP bình quân đầu người chỉ bằng 31% mức bình quân chung cả nước.
Trình độ dân trí rất thấp, số người mù chữ, thất học chiếm trên 60%. Đời sống văn
hoá - xã hội cộng đồng chậm cải thiện, thiếu thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền
hình nhiều nơi chưa đến dân… Tuy nhiên, khu vực này lại có vị trí rất quan trọng
đối với quốc phòng, an ninh và là vùng đầu nguồn của các con sông lớn nên có vai
trò to lớn bảo vệ môi trường sinh tái của cả nước.
* Những nhiệm vụ cơ bản về phát triển cơ sở hạ tầng
(Anh chị đóng góp ý kiến phần này nhé)
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TH ỰC HI ỆN CH ƯƠNG TRÌNH ĐỔI ĐẤT LẤY CƠ
SỞ HẠ TẦNG THƠÌ GIAN QUA TRONG GIA ĐOẠN ĐẾN 2010
Thời gian qua, Việt nam đã có nhiều cố gắng trong đầu tư xây dựng và hoàn
thiện cơ chế chính sách phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ với sự
phát triển của đô thị. Những cố gắng đó đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy
nhiên thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển đô thị cụ thể là:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị
- Sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô
thị còn hạn chế
- Cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa
đồng bộ, thiếu chi tiết: Quy hoạch các lĩnh vực trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị chưa đồng bộ, nhiều nội dung chồng chéo, chưa tính toán đầy đủ các nguồn lực
để thực hiện có hiệu quả các định hướng nêu trong quy hoạch. Ở các đô thị quy mô
vừa và nhỏ, việc triển khai quy hoạch chi tiết các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị
còn gặp khó khăn, đặc biệt các các đô thị mới hình thành hoặc chia tách, sáp nhập.
Hệ thống các văn bản về đầu tư xây dựng đã được Nhà nước ban hành tương đối
đầy đủ, thường xuyên được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên,
hệ thống cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị còn
một số bất cập như: quy định nội dung cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn phức tạp,
nội dung hướng dẫn về thỏa thuận quy hoạch chưa cụ thể; cơ chế chính sách trong
bồi thường, giải phóng mặt bằng hay điều chỉnh, mức giá đền bù chưa hài hòa về
quyền lợi giữa người dân và nhà đầu tư; chưa có quy định về một đầu mối trong
việc lấy ý kiến chấp thuận về kết nối hạ tầng khi lập dự án và lấy ý kiến các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan khi thẩm định dự án gây kéo dài thời gian, ảnh
hưởng tâm lý nhà đầu tư.
- Cơ chế chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng kỹ
thuật đô thị đã được ban hành nhưng chưa đủ sức hấp dẫn các thành phần kinh tế
khác: Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để thu hút các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tuy nhiên, các cơ chế
chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng
các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa được phát huy nhiều trên thực tế do còn
thiếu các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành. Cho đến nay nhiều văn bản hướng
dẫn Nghị định 78/2007/NĐ-CP và Nghị định 04/2009/NĐ-CP chưa được ban hành
kịp thời như: lựa chọn nhà đầu tư, ưu đãi hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư, hỗ trợ chi phí đầu vào trong quá trình khai thác vận hành dự án; hướng dẫn cụ
thể về điều kiện trợ giá, mức trợ giá và thời gian trợ giá,… Mặt khác, các văn bản
hiện hành chủ yếu đề cập tới các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đối với lĩnh vực xử lý
chất thải rắn sinh hoạt và xử lý nước thải, chưa đề cập nhiều tới các lĩnh vực khác
của hạ tầng kỹ thuật đô thị. Quy định hiện hành về giá nước sạch và phí nước thải
còn thấp dẫn tới các nhà đầu tư ít mặn mà tham gia. Các ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư
còn chưa linh hoạt, chủ yếu thông qua cơ chế Nhà nước hỗ trợ vốn trực tiếp, chưa
mở rộng việc huy động từ các nguồn lực khác. Chính sách hỗ trợ đền bù, giải
phóng mặt bằng đối với một số lĩnh vực hạ tầng như cấp nước, giao thông đô thị
chưa được chú trọng đúng mức. Các chính sách hỗ trợ về giá và tiêu thụ sản phẩm
chưa cụ thể, thiếu phù hợp với các lĩnh vực, đặc biệt là sản phẩm từ xử lý rác thải
và nước thải.
- Những tồn tại trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị thời gian qua bắt nguồn
từ các nguyên nhân sau: Tốc độ phát triển đô thị nhanh trong khi khả năng huy
động các nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ dựa vào nguồn vốn Nhà nước. Hạ tầng kỹ thuật đô thị
là lĩnh vực phức tạp trong khi Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm nên hệ thống cơ chế
chính sách chưa được ban hành đồng bộ, kịp thời, thiếu chi tiết, gây khó khăn khi
áp dụng thực tiễn. Công tác quy hoạch chưa thực hiện được vai trò định hướng,
thiếu đồng bộ, còn nhiều điều chỉnh. Một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu
tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị mới được ban hành nhưng các điều kiện, thủ
tục để tiếp cận ưu đãi còn khó khăn. Các cơ chế, chính sách thu hút còn chưa linh
hoạt, thiếu đa dạng, chủ yếu dựa vào đất đai thông qua giá trị quyền sử dụng đất
trong khi nguồn lực này có hạn dẫn tới nhà đầu tư thường chọn các khu vực có khả
năng sinh lời cao. Mặt khác, tính hấp dẫn của các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị
chưa cao; năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư còn yếu. Thiếu sự phối hợp, hỗ
trợ đồng bộ, kịp thời của cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai các dự án hạ
tầng kỹ thuật đô thị.
Trước thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống đô thị Việt
nam, ngoài vai trò chủ đạo của Nhà nước trong đầu tư xây dựng và quản lý, vận
hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cần thiết phải thu hút sự tham gia của các
thành phần kinh tế vào lĩnh vực này. Để đạt được mục tiêu này Chính phủ đã ban
hành nhiều cơ chế chính sách nhằm thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế
để phát triển đất nước
Trong vài năm trở lại đây đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông đô thị, các
công trình đòi hỏi lượng vốn lớn, công nghệ phức tạp các địa phương trên cả nước
đã khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn vào các công trình theo cơ
chế đổi đất lấy hạ tầng. Cơ chế này trong thời gian đầu đã phát huy được những tác
dụng nhất định trong việc phát triển hạ tầng đô thị, góp phần thay đổi bộ mặt của
đô thị nhưng hiện nay cơ chế này không được khuyến khích do có những bất cập
đặc biệt là các địa phương đã áp giá đất quá thấp so với thực tế điều này sẽ dẫn đến
tham nhũng và thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã góp phần hình thành các khu đô thị,
ra đời các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều địa phương, tạo nên sự biến đổi
cơ cấu ngành nghề. Nhưng đồng thời, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng
thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, làm tăng số hộ gia đình nông dân không có đất
sản xuất, số người thất nghiệp ngày càng nhiều.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội thảo
“Nông dân bị thu hồi đất - Thực trạng và giải pháp”, cho thấy: trong 5 năm, từ năm
2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm
3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu
hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây
dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Các
vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất,
chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện
tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương
(16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà
Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha). Số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên – Môi
trường cho biết, trong 7 năm qua (2001 -2007) tổng diện tích đất nông nghiệp đã
thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp hơn 500.000 hecta, chiếm hơn 5% đất
nông nghiệp đang sử dụng. Đặc biệt, việc đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển
sang mục đích đô thị hoá và công nghiệp hoá năm sau luôn tăng hơn năm trước.
Chỉ tính riêng năm 2007, diện tích trồng lúa của cả nước đã giảm 125.000 hecta.
Theo ước tính, trung bình mỗi hecta đất nông nghiệp bị thu hồi ảnh hưởng đến việc
làm của hơn 10 lao động nông nghiệp.Trong giai đoạn 2000 -2006, việc thu hồi đất
đã có khoảng 2,5 triệu nông dân trên cả nước bị ảnh hưởng đến đời sống. Thực tế
cho thấy những diện tích đất bị thu hồi chủ yếu nằm ở những khu vực đông dân, có
tốc độ phát triển nhanh, điển hình là khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ bị thu
hồi nhiều nhất với 4,4%, các địa phương như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,
Thái Bình,Vĩnh Phúc, Hà Nội là những tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh và hình
thành nhiều khu công nghiệp
Đáng chú ý là, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phần lớn là thuộc diện
“bờ xôi, ruộng mật”, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, thuộc các vùng
đồng bằng có mật độ dân số cao, trong đó có xã bị thu hồi đến 70-80% tổng diện
tích đất canh tác. Số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy, có 10-20% số hộ bị
thu hồi 100% đất; 20% số hộ bị thu hồi 60 -70% đất và số hộ bị thu hồi một nửa
diện tích đất là 50% (Bộ NN và PTNT, 2007)
Theo các chuyên gia, việc thu hồi đất trồng lúa để xây dựng các khu công
nghiệp và mực nước biển dâng cao là hai nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng diện
tích đất trồng lúa của Việt Nam. Từ năm 1990 đến năm 2003, diện tích đất bị thu
hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên lên tới 697.410 ha, những năm sau
đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các
nhu cầu phi nông nghiệp
Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới, nhưng
diện tích đất bình quân đầu người lại rất thấp. Với khoảng 0,4 hecta diện tích tự
nhiên và chỉ 0,1 hecta diện tích đất nông nghiệp trên đầu người (Báo cáo phát triển
Việt Nam 2007:125). Với diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp như
vậy, nhưng ngay cả diện tích ít ỏi đó dành cho nông nghiệp theo thời gian cứ giảm
dần, giống như “tấm da lừa” của Banzac.
* Những tác động tích cực và không tích cực của công nghiệp hóa.
Những biến đổi được giới thiệu ở phần trên cũng có thể nói đó là tác động
tích cực của quá trình công nghiệp hoá đối với các vùng nông thôn. Phần này,
chúng tôi trình bày rõ thêm những tác động tích cực và không tích cực của quá
trình công nghiệp hoá đang diễn ra ở nông thôn nói chung và xã Ái Quốc nói riêng
- Những tác động tích cực
+ Mức sống được cải thiện
Trong những năm qua, các khu công nghiệp tập trung ở một số địa phương là
nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
vùng, biến vùng thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm. Các khu công nghiệp đã và đang thu hút hàng
nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây
dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn tỷ lệ hộ nghèo giảm.
-Những tác động không tích cực
+ Một bộ phận dân cư giảm mức sống
Nghiên cứu ở một số tỉnh cũng đã và đang có các khu công nghiệp được xây
dựng trên cơ sở thu hồi đất nông nghiệp của người dân cho thấy “Việc làm và thu
nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (chiếm tới 60%) là đối
tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm
kiếm việc làm mới. 53% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất, chỉ
có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước
Sự phân tầng xã hội không chỉ là cách biệt giữa nông thôn và đô thị mà có sự
phân hoá giàu nghèo ngay trong các vùng nông thôn. Có những bằng chứng cho
thấy, công nghiệp hoá và đô thị hoá đã thúc đẩy sự gia tăng một tầng lớp người
không có đất đai, họ đang bị cách ly khỏi phương tiện sản xuất, và phải tìm kiếm
sinh kế bằng cách đi làm thuê (bán sức lao động), và họ trở thành những người
nghèo hoặc nghèo nhất trong các cộng đồng nông thôn. Nông dân thất nghiệp và
thị trường lao động khó khăn
Quá trình hình thành thị trường đất đai (chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất) và
phát triển công nghiệp (thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp) cộng thêm một
bộ phận không nhỏ các gia đình nông dân bỏ ruộng (vì ruộng không còn canh tác
được do ô nhiễm chất thải công nghiệp, do hệt thống kênh mương tưới tiêu bị ngăn
chặn hoặc bị lấp bởi các khu công nghiệp), đã khiến cho nhiều nông dân trở nên
thất nghiệp ngay trên mảnh đất mà họ từng gắn bó và sinh sống qua nhiều thế hệ.
Điều này tạo nên sự thay đổi của thị trường lao động, với mức độ cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Trong khi cầu về lao động dường như có tính ổn định thì cung về lao
động lại tăng nhanh. Người nông dân không dễ dàng có được việc làm ổn định sau
khi mất ruộng, và cơ hội càng trở nên hiếm hoi khi họ không được đào tạo việc làm
ổn định sau khi mất ruộng, và cơ hội càng trở nên hiếm hoi khi họ không được đào
tạo về chuyên môn, sức khoẻ không đảm bảo. Nói cách khác, chất lượng nguồn
nhân lực của họ không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động trong bối cảnh
công nghiệp hoá và toàn cầu hoá hiện nay.
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, trung bình mỗi hec-ta đất bị thu
hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng
sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ;
Đông Nam Bộ: khoảng 108 nghìn hộ. Số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp
hơn: Tây Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh: 52.094 hộ (Bộ
NN và PTNT, 2007). Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp
thực hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi
đất. Các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với
người dân thông qua thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ như: Luật Đất
đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ về một số
giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách nhà nước năm
2004
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi
chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp ứng
được yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên
nghề cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi: chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ chuyển sang nghề
mới và tìm được việc làm ổn định. Có tới 67% số lao động nông nghiệp bị thu hồi
đất vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp; 13% chuyển sang nghề mới và
khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định (Bộ NN và
PTNT, 2007).
Tiếp theo các vấn đề về thực trạng di dân tái định cư các công trình thuỷ lợi,
thuỷ điện; về các khoản đóng góp của nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NNVPTNT) tiếp tục tổ chức hội thảo về tình hình thu hồi đất của nông
dân nhằm phục vụ mục đích xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng
cơ sở hạ tầng. Hội thảo này cũng nhằm tới mục tiêu nhìn nhận một cách tổng thể
thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội
cộng đồng dân cư nông thôn để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp hơn, hướng tới
mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân - đối tượng
được coi là chịu tác động lớn trong quá trình phát triển công nghiệp hoá - hiện đại
hoá (CNH-HĐH).
- Việc làm - bức xúc lớn nhất
Báo cáo của Bộ NNVPTNT cho biết, trong 5 năm (từ 2001 đến 2005) tổng
diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366.000 ha (chiếm gần 4% tổng diện tích
đất nông nghiệp của cả nước). Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích
đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất thu hồi trên
toàn quốc. Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng
sang đất chuyên dùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển công
nghiệp, dịch vụ cũng như xây dựng các khu đô thị mới, tạo điều kiện thu hút đầu
tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện thu hồi đất cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức
xúc trong đời sống nhân dân và phần nào ảnh hưởng tới đời sống xã hội ở nhiều địa
phương. Thống kê của Bộ NNVPTNT cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong
5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng
950.000 lao động và 2,5 triệu người. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương
đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề
như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định
cư Tuy nhiên, trên thực tế có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề
cũ sau khu bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có
việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Thực trạng này cũng là nguyên
nhân dẫn đến kết quả 53% số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước
đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh một trong những địa phương trọng điểm thu hồi
đất ở phía Bắc , từ năm 2001-2005 các DN thuộc khu CN trên địa bàn tỉnh thu hút
trên 60.000 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 14.000 lao động
nhưng số lao động tại địa phương bị thu hồi đất được tuyển dụng chỉ vào khoảng
3.200 lao động/năm. Tuy nhiên, chỉ vài ba tháng sau khi tuyển dụng, lao động bị
mất việc do không đáp ứng được những yêu cầu tay nghề của DN. Số lao động còn
dôi dư, đặc biệt là những lao động thuần nông trong độ tuổi từ 35-60 tuổi rất khó
tiếp cận với việc làm tại các DN công nghiệp.
Cùng với những bức xúc trong vấn đề việc làm, quá trình thu hồi đất thời
gian qua cũng đặt ra nhiều vấn đề khác. Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục
Trồng trọt (NNVPTNT) cho biết, 80% đất bị mất là đất trồng lúa. Tính sơ sơ với
khoảng 250.000 ha đất trồng lúa bị thu hồi, bình quân mỗi vụ đã hao hụt khoảng
500.000 tấn thóc. Ông Ngọc cho rằng CNH là quá trình tất yếu, nhưng không thể
làm CN bằng mọi giá mà không tính đến hiệu quả thu lại không tương xứng với
việc nông dân mất đất. Vì vậy, nếu không tính toán, đến một lúc nào đó, đất nông
nghiệp nói chung, đặc biệt là đất 2 vụ lúa sẽ ngày càng bị thu hẹp. Điều này có
nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia - ông Ngọc bức xúc.
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện thu hồi đất ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa
thực sự công khai, minh bạch dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân bị thu hồi
đất chưa thực sự tin tưởng vào sự công bằng. Hiện nay, 80% các vụ khiếu kiện kéo
dài liên quan đến vấn đề đất đai. Điều nay dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội,
phần nào ảnh hưởng dến lòng tin của người dân đối với các chính sách của nhà
nước
- Đảm bảo sinh kế bền vững
Rất nhiều ý kiến cho rằng vấn đề thu hồi đất là một tất yếu nhằm phục vụ quá
trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vấn đề là quản lý quá trình thu hồi đất
như thế nào để đảm bảo công bằng, minh bạch và cao hơn nữa là làm thế nào để
đảm bảo sinh kế bền vững và ổn định cho người dân trong diện bị thu hồi đất.
Với kinh nghiệm của một địa phương được coi là "đầu tàu" trong phát triển
khu CN Tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng biện pháp bớt đất dịch vụ cho nông dân bị mất
đất. Tuỳ theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, nông dân sẽ được cấp một diện
tích đất theo tỷ lệ nhất định tại khu CN để phục vụ cho phát triển các loại hình dịch
vụ phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt của công nhân, lao động trong các khu
công nghiệp. Đây được coi là biện pháp giải quyết việc làm tối ưu cho người nông
dân bị mất đất. Tuy nhiên, để làm được điều này, địa phương phải có quy hoạch
tổng thể từ trước. Với kế hoạch tiếp tục mở rộng và phát triển 12 khu CN trong thời
gian từ nay đến năm 2010, tổng diện tích đất thu hồi dự kiến ở Vĩnh Phúc lên tới
2.700 ha. Vì vậy, Tỉnh đang thực hiện kế hoạch đẩy sâu quy hoạch các khu CN vào
đất lâm nghiệp, đất đồi, đất xấu, đất kém hiệu quả để tạo đà phát triển cho những
khu vực này, đồng thời tránh được tình trạng quá lạm dụng vào đất nông nghiệp.
Liên quan đến vấn đề đào tạo nghề vào nâng cao khả năng của lao động, đại
diện Ngân hàng Thế giới cho rằng: Sở dĩ hiện nay, tỷ lệ lao động địa phương được
chọn tuyển vào các khu CN còn thấp do nhiều địa phương mất định hướng trong
đào tạo nghề. Địa phương không xác định được sẽ phát triển ngành nghề gì, do đó
công tác đào tạo nghề không bắt kịp nhu cầu thực tế. Muốn giải quyết điều này,
công tác quy hoạch, lập kế hoạch phải đi trước một bước.
Nhiều ý kiến khác cho rằng: Các địa phương cũng nên nghiên cứu đến vấn đề
cho nông dân đóng góp cổ phần với Ban quản lý khu công nghiệp; thúc đẩy môi
trường đầu tư như một giải pháp tổng hợp để nông dân có thể sử dụng nguồn vốn
được đền bù đầu tư vào phát triển các ngành nghề, dịch vụ kinh tế khác, tạo việc
làm và nguồn thu nhập ổn định
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã đề xuất 4 nhóm giải
pháp về cơ chế chính sách, biện pháp giải quyết việc làm, hỗ trợ ổn định người dân
tái định cư và các biện pháp minh bạch hoá quy hoạch và cơ chế, chính sách thu hồi
đất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc kiên quyết điều chỉnh, khắc phục tình trạng
quy hoạch treo; hỗ trợ tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển
nông nghiệp đô thị đạt giá trị và hiệu quả cao; khuyến khích các khu CN, DN lớn
xây dựng cơ sở dạy nghề tại chỗ
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đạt được:
Những năm gần đây, đổi đất lấy hạ tầng đã trở thành xu hướng đầu tư hết sức
hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư. Việc làm này góp phần tạo ra nhiều
nguồn vốn cho nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng được xem là hình thức đặc biệt hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về tài chính. Những nhà
đầu tư tiên phong cho xu hướng này tại khu vực phía Bắc có thể kể tên là: Tập đoàn
Nam Cường, Cienco 5, …
Tập đoàn Nam Cường với hàng loạt các dự án lớn ở Hải Dương, Hà Nội như:
đường trục phát triển Bắc - Nam, đường trục phía Bắc Hà Đông, đường Lê Văn
Lương kéo dài để đổi lại rất nhiều khu đô thị như: Tây Hải Dương, Dương Nội,
Phùng Khoang, Cổ Nhuế, Quốc Oai, Những dự án này được xem là triển khai khá
hiệu quả, đặc biệt là hai tuyến trục phía Bắc Hà Đông và đường Lê Văn Lương kéo
dài khi chỉ trong khoảng hơn 1 năm từ ngày động thổ, hai tuyến đường trên đã
thông xe và được khánh thành, mang lại diện mạo mới cho khu vực phía Tây Hà
Nội và giảm tải đáng kể cho giao thông Thủ đô.
Nhà đầu tư Cienco 5 với nhiều dự án đổi đất lấy cơ sở hạ tầng khu vực phía
Bắc, đặc biệt là tuyến đường trục phía Nam Hà Tây (cũ). Tổng mức đầu tư ban đầu
của dự án là 5.156 tỷ đồng. Để hoàn vốn cho nhà đầu tư, UBND tỉnh Hà Tây (cũ)
phải giao các khu đất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án để đầu tư các Khu đô
thị mới Thanh Hà A, Thanh Hà B và Khu đô thị Mỹ Hưng.
Đơn cử nhất như 2 dự án cơ sở hạ tầng lớn, đều nằm ở Hà Nội. Dự án thứ
nhất là đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hơn 95km với tổng vốn đầu tư 25.000 tỉ
đồng, sẽ hoàn thành vào năm 2012. Dự án này hợp tác với ngân hàng Phát triển
Việt Nam. Dự án thứ hai là xây cầu Từ Liêm, Hà Nội, với vốn đầu tư gần 10.000 tỉ
đồng, liên doanh với tổng công ty Xây dựng Hà Nội và BOT cầu Phú Mỹ. Cả hai
dự án này đều theo hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, vì làm cơ sở hạ tầng phải bỏ
ra rất nhiều tiền và khó thu hồi vốn nên việc áp dụng hình thức này cũng đẩy nhanh
được tiến độ và khả thi .
Đối với tỉnh quảng ninh, dự án đảo tuần châu thành công cũng là minh chứng
cho việc thành công của chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng .Ngày đó chưa có
đường ra đảo tuần châu ,Đào hồng tuyển đã trình lên UBND tỉnh quảng ninh về
việc đầu tư xây dựng con đường hơn 2km nối quốc lộ 18 với Đảo Tuần Châu ,đổi
lại ông được quyền sử dụng 98ha đất trên đảo. Trong gần 3 năm con đường nối ra
đảo đã hoàn thành kéo theo một diện mạo mới cho quảng ninh,thu hút về vốn đầu
tư,cũng như lôi kéo khách du lịch đến với quảng ninh cũng như tạo công ăn việc
làm cho hàng nghìn người. đó cũng là một minh chứng rõ về việc thành công của
chính sách đổi đất lấy hạ tầng .
2. Những tồn tại cần khắc phục:
2.1 Phá vỡ và mất cân đối quy hoạch đô thị
Chỉ riêng khu vực Hà Nội, có thể kể ra hàng loạt các dự án giao thông dù
không lớn nhưng vẫn có hàng dài các doanh nghiệp xếp hàng “xin” đầu tư. Trong
số đó có thể kể tới các dự án như: đường Lê Trọng Tấn từ Hà Đông nối với đường
Láng - Hoà Lạc đang được đầu tư; đường vành đai 3,5 đoạn nối dài từ Láng - Hoà
Lạc ra quốc lộ 32 đã được tỉnh Hà Tây trước đây chấp thuận phương án nghiên cứu
hướng tuyến và giao các chủ đầu tư nhiều khu đô thị liên quan thực hiện Bên
cạnh đó, thời gian tới đây khi đường vành đai 4 và 5 của Hà Nội được triển khai,
chắc chắn sẽ còn có thêm rất nhiều những nhà đầu tư khác nữa muốn “xin” được
làm đường với mục đích chính là để đầu tư xây dựng các khu đô thị.
Do vậy, chỉ trong một thời gian ngắn trước và sau khi mở rộng địa giới Thủ
đô, đã có hàng chục dự án đô thị thi nhau mọc lên tại Hà Đông, biến khu vực này
trở thành một đại công trường của các khu đô thị, chung cư cao tầng. Dọc theo các
tuyến đường như Lê Văn Lương, Láng - Hòa Lạc, QL6, đâu đâu cũng thấy các dự
án đô thị được triển khai xây dựng, trong số đó có nhiều dự án có quy mô rất nhỏ
lẻ.
2.2 Không đảm bảo chất lượng và tiến độ các công trình CSHT
Viết bao quát trước, sau mới đến cụ thể như thế này
Dự án mở rộng đường Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long) là công trình
được đầu tư dưới hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Nhưng trong quá trình triển
khai dự án, trong khi Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính chưa tính toán đầy đủ
phương án đổi đất lấy cơ sở hạ tầng với nhà đầu tư Vinaconex thì UBND tỉnh Hà
Tây (cũ) đã “cắt” gần 747 ha đất sát trục đường này cho các doanh nghiệp không
tham gia dự án này. Việc làm này là sai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gây
thiếu quỹ đất tạo vốn đầu tư, làm chậm tiến độ của dự án….
Ở khâu thiết kế, Bộ Giao thông Vận tải với tư cách là Bộ chủ quản cấp vốn
đã có yêu cầu chiều rộng nền đường tối thiểu 140 m nhưng thực tế nhà đầu tư thực
hiện dự án là Tổng công ty Vinaconex lại chi thực hiện theo bản vẽ thi công là 134
m. Thiết kế cao độ đường gom và hệ thống thoát nước hai bên tuyến đường thực tế
không đúng quy định. Hầm chui đường sắt lại đặt chỗ trũng, thường xuyên bị ngập
úng vào mùa mưa…Về vốn đầu tư, theo phê duyệt ban đầu, dự án này có tổng mức
đầu tư điều chỉnh lên tới trên 7.527 tỷ đồng (vốn đầu tư xác định ban đầu là 3.733
tỷ đồng). Do những sai phạm trong hầu hết các khâu, tổng mức đầu tư của dự án đã
bị tăng vốn lên với giá trị lên tới 1.380 tỷ đồng.
Ngoài ra, về thời gian thực hiện dự án, dự án này dù chỉ dài khoảng 30 km
nhưng thời gian thi công đã kéo dài gần 10 năm. Kết quả thanh tra cho thấy, dự án
này thực tế đã và sẽ chậm so với tiến độ trong quyết định đầu tư và hợp đồng ký kết
lần đầu là 4 năm (khởi công tháng 5/2005 dự kiến sau 30 tháng hoàn thành), lần thứ
hai là khoảng 1 năm (dự kiến tháng 12/2010 hoàn thành). Thế nhưng, đến nay dự
án mới chỉ hoàn thành khoảng 70% khối lượng công việc.
2.3 Khó khăn trong việc kiểm soát giá bất động sản
Một hệ lụy khác nữa là do quá nhiều dự án BT và dự án đô thị triển khai tại
một khu vực khiến cho việc kiểm soát giá bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.
Những diễn biến khó lường của thị trường bất động sản, tình trạng sốt ảo, giá bất
động sản vượt xa giá trị thật trong thời gian qua là minh chứng rõ ràng nhất cho
việc này.
Có thể một số cơ quan quản lý nhà nước lý giải, tăng các khu đô thị sẽ làm
tăng nguồn cung cho thị trường, giúp thị trường giảm nhiệt. Tuy nhiên, bất động
sản không phải là hàng hóa thông thường để theo quy luật cung - cầu đó, bởi đất
đai đâu có thể tự phình ra, sinh sôi ra thêm mà gần như bất di bất dịch.
Càng xây nhiều đô thị, các chủ đầu tư càng mở bán nhiều thì càng làm cho
thị trường rối thêm, người dân và các nhà đầu tư vẫn thi nhau đổ xô đầu tư, găm đất
và đẩy giá bất động sản lên quá cao.
2.4 Nguy cơ mất an ninh lương thực và các vấn đề xã hội
Cái mất lớn nhất là người dân mất đất canh tác, mất kế sinh nhai trên chính
quê hương của mình. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp của cả nước ngày
một thu hẹp dần trong những năm qua và nếu tiếp tục giảm nữa thì nguy cơ mất an
ninh lương thực là hoàn toàn hiện hữu.
2.5 Nguy cơ dễ dẫn đên tham nhũng
Cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” dễ dẫn đến tham nhũng do cách thức thẩm định
giá đất. Thực tế nhiều vụ tham nhũng được phát hiện liên quan đến định giá quá
thấp hoặc quá cao đối với đầu tư cơ sở hạ tầng…Đây là nhận định của Ngân hàng
thế giới (WB) được chỉ ra trong Báo cáo “đánh giá các yếu tố rủi ro gây tham
nhũng trong quản lý đất đai” mới đây.
Tại báo cáo trên, WB cho rằng, một trong những nguy cơ tham nhũng xuất
phát từ việc các quan chức cấp tỉnh ra quyết định về việc giao và cấp đất, đồng thời
là người chủ trì việc thẩm định giá đất nhưng lại không chịu sự giám sát bên ngoài.
Và hệ thống thẩm định giá bị lạm dụng do thiếu tính độc lập.
Theo hệ thống thẩm định giá hiện nay, hầu hết các địa phương trong cả nước
rất dễ có được giá đất thấp. “Thỏa thuận không chính thức” giữa chủ đầu tư và các
cơ quan nhà nước liên quan sẽ đủ để định giá đất thấp hơn giá thị trường.
Nhưng để có được đất với giá thấp, chủ đầu tư sẽ có động cơ để hối lộ cho
các quan chức nhà nước tham gia vào việc xác định giá giao/cho thuê đất. Nhóm
nghiên cứu cho rằng có hai cách phổ biến để hối lộ quan chức.
Một là chủ đầu tư hối lộ quan chức nhà nước để được phê duyệt giá giao/cho
thuê đất ở mức thấp; hai là chủ đầu tư hứa hẹn sau khi hoàn thành dự án, họ sẽ bán
đất, nhà ở hoặc văn phòng với mức giá thấp hơn giá thị trường cho các quan chức
nhà nước.
Đặc biệt, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” được áp dụng từ lâu dễ dẫn đến tham
nhũng nhờ cách thức thẩm định giá đất. Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện liên
quan đến định giá quá thấp hoặc quá cao đối với đầu tư cơ sở hạ tầng.
Biện pháp này gồm có một hợp đồng giữa UBND tỉnh và chủ đầu tư. Trong
đó chủ đầu tư cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng do nhà nước yêu cầu như đường
xá, cầu cống, trạm thủy điện, hệ thống tưới tiêu… Sau khi hoàn thành cơ sở hạ
tầng, nhà nước cấp một diện tích đất có giá trị tương đương với cơ sở hạ tầng đó
cho chủ đầu tư vì mục đích thương mại.
Sau nhiều sự vụ xảy ra, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” đã được bãi bỏ vào năm
2003. Nhưng những năm gần đây, nguy cơ tham nhũng tương tự lại xuất hiện trong
việc giao/cấp đất cho các loại dự án BOT (Xây dựng - hoạt động - chuyển giao).
Trong những loại dự án này, các chủ đầu tư được giao/cấp đất (miễn phí) để
xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới. Sau đó, chủ đầu tư xây dựng nhà để bán và
thu hồi lại vốn đầu tư.
Vì không có quy trình chống tham nhũng đối với việc xác định giá trị đất đai
và cơ sở hạ tầng được đầu tư nên nhóm nghiên cứu cho rằng đã tạo ra kẽ hở rất dễ
dẫn đến tham nhũng.
Trong trường hợp này, tham nhũng được thúc đẩy bởi đặc lợi kinh tế do chủ
đầu tư có thể tạo ra từ chênh lệch giữa giá thị trường và giá do chính quyền cấp tỉnh
phê duyệt đối với đất giao cho chủ đầu tư. Thực tế, giá UBND tỉnh đưa ra chỉ bằng
40 - 70% giá thị trường.
Có thể thấy, việc tự quyết định giá đất mà không bị kiểm tra càng dẫn tới
nguy cơ tham nhũng nhiều hơn. Do đó, theo nhóm nghiên cứu, vấn đề này cần
được cải thiện bằng cách xây dựng các quy định pháp lý để thuê ngoài các dịch vụ
thẩm định giá qua các tổ chức độc lập có tính cạnh tranh và bằng cách giao quyền
cho một ủy ban độc lập xét duyệt giá giao/cấp đất.
Đây là những bước đi triển vọng để giảm bớt những đặc lợi kinh tế to lớn mà
đây chính là động cơ cho hành vi tham nhũng.
2.6 . Thất thoát ngân sách nhà nước
Theo hệ thống thẩm định giá hiện nay, hầu hết các địa phương trong cả nước rất dễ
có được giá đất thấp. “Thỏa thuận không chính thức” giữa chủ đầu tư và các cơ
quan nhà nước liên quan sẽ đủ để định giá đất thấp hơn giá thị trường.
Số tiền chênh lệch giá đất nêu trên không được trả về cho ngân sách nhà nước mà
chảy vào túi một số cá nhân hoặc tổ chức nhất định.
Điển hình như trường hợp xảy ra hồi năm 2002, UBND tỉnh Hải Dương quyết định
phê duyệt dự án phát triển đô thị phía Tây theo cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng”.
Chủ đầu tư chỉ trả chi phí sử dụng đất cho UBND tỉnh Hải Dương với giá 40.000
đồng/m2 những người dân phải trả cho chủ đầu tư giá mua đất từ 2,8 - 2,9 triệu
đồng, làm thất thoát ngân sách nhà nước gần 9.000 tỷ đồng (nguồn: Báo Sài Gòn
Giải Phóng ngày 31/8/2006).
3. Những thách thức:
Trong quá trình đô thị hoá, nhằm giải quyết bài toán đáp ứng nhu cầu vốn,
việc thu hút các nguồn vốn xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng trở nên cấp
thiết. Để triển khai các dự án quan trọng, việc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng là không thể
tránh khỏi. Tuy nhiên nếu hình thức này bị lạm dụng quá nhiều trong khi nguồn
đất, đặc biệt là đất nông nghiệp đang hạn hẹp dần sẽ gây ra rất nhiều hậu quả
nghiêm trọng ta dễ nhận thấy :
- Thứ nhất,nó thực hiện việc phân tích chi phí- lợi ích (cost – benefit
analysis) qua cơ chế thị trường.Nếu tổng gộp nguyện vọng trả tiền để mua đất
chuyển nhượng trong tương lai của các tácnhân thị trường không đủ bù cho chi phí,
thì điều đó chứng tỏ dự án là không có ích lợi kinh tế - xã hội, và nên bỏ. Ngược
lại, nếu tổng số nguyện vọng trả tiền cao hơn chi phí thực hiện dự án thì nên tiến
hành. Điều đó cho phép tránh tình trạng lăng phí quan liêu trong xây dựng cơ bản.
- Thứ hai, nó hướng quyền lực cưỡng chế hành chính vào việc phục vụ lợi
ích xã hội. Ai cũng biết là luôn có khó khăn trong việc giải tỏa đất cho xây dựng cơ
bản. Những người đang sống trên miếng đất sắp xây cầu đường sẽ kỳ vọng giá trị
đất của họ tăng lên sau khi công trình hoàn thành. Vì vậy, họ có thể đòi chính
quyền phải trả giá đền bù cao qua việc trì hoãn giải tỏa. Cứ xem việc mở rộng
đường Nam kỳ khởi nghĩa ở TP HCM hay hoàn thành đường Liễu giai Hà nội bị
đình lại chỉ vì còn một vài chủ hộ nhất quyết không chịu rời nhà là đủ hiểu. Để
tránh việc đàm phán phức tạp, chính quyền nên đi trước một bước nữa và lập ra
một thị trường tương lai khác, không phải với những người mua đất sau khi hoàn
thành công trình, mà với những người bán đất trước khi thi công. Nói rõ ra, thoả
thuận đền bù với dân cư ở khu quy hoạch phải được tiến hành trước khi có một kỳ
vọng rõ ràng rằng công trình ở đó sẽ được đưa vào thực hiện.
4. Nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm
Trong khi nguồn lực nhà nước có hạn thì việc mở rộng các hình thức đầu tư,
để xây dựng kết cấu hạ tầng (chủ yếu là hạ tầng giao thông) là tất yếu.
Tuy nhiên nên khuyến khích các nhà đầu tư tham gia bỏ vốn xây đường rồi
tận dụng khai thác chính những con đường đó từ những dịch vụ hai bên đường, thu
phí và nhiều hình thức khác chứ không phải theo kiểu “ăn sổi”, đâu có đất là cứ
đổi.
Bên cạnh đó là việc quy hoạch đất thiếu chưa hợp lý, thiếu cơ sở khoa học.
Bản đồ đất chưa đi liền với bản đồ thổ nhưỡng, khí hậu, sông ngòi của 7 vùng
kinh tế.
CHƯƠNG III