Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CÁC HIỆN TƯỢNG CỰC ĐOAN KHÍ TƯỢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI Ở HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.98 KB, 10 trang )



CÁC HIỆN TƯỢNG CỰC ĐOAN KHÍ TƯỢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI Ở HÀ NỘI

ThS. Phạm Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Văn Thắng
Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường


Mở đầu
Các hoạt động kinh tế xã hội của con người đều được tiến hành dưới tác động
của điều kiện tự nhiên, trong đó yếu tố khí hậu và thời tiết luôn đóng một vai trò quan
trọng. Trong các hoạt động của mình con người luôn tìm cách khai thác những điều
kiện thuận lợi đồng thời có nhiều biện pháp hạn chế những điều kiện không thu
ận lợi
của thời tiết, khí hậu. Các điều kiện không thuận lợi của thời tiết, khí hậu được coi là
các hiện tượng cực đoan khí tượng và bao gồm các cực trị (lớn nhất, nhỏ nhất), các
trạng thái cực đoan (trạng thái gây hại cho sinh vật, công trình…) của các yếu tố khí
tượng và các hiện tượng khí tượng tiềm ẩn thiên tai (bão, lũ lụt, mưa đá…). Do đó,
tr
ước hết chúng ta cần hiểu biết và nắm vững quy luật phân bố và diễn biến của các
cực đoan khí tượng.
Một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế bền vững là ứng dụng
các thông tin khí tượng, đặc biệt là các thông tin về cực đoan khí tượng trong các hoạt
động kinh tế – xã hội. Tuy nhiên các ứng dụng này còn nhiều hạn chế không chỉ ở Hà
Nội mà ở nhiều đị
a phương trong nước. Khắc phục các hạn chế này là nhiệm vụ trước
mắt và lâu dài của nhiều ngành, trước hết là ngành Khí tượng thuỷ văn.
Đề tài “Nghiên cứu các hiện tượng cực đoan phục vụ phòng chống và giảm nhẹ
thiệt hại thiên tai ở thành phố Hà Nội” đã được đề xuất và phê duyệt thực hiện trong năm
2005 với mục tiêu xác định được quy luật phân bố theo không gian và diễn biế


n theo thời
gian của các đặc trưng hoặc hiện tượng khí tượng cực đoan trên khu vực Hà Nội và ứng
dụng thông tin khí tượng cực đoan trong định hướng giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ
thiệt hại thiên tai đối với một số lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu của Hà Nội.
Đến nay đề tài đã hoàn thành với kết quả chủ yếu sau:

1. Phân định và hệ thống hoá đượ
c các dạng thông tin cực đoan chủ yếu bao gồm
cực trị các yếu tố và tần số các hiện tượng có tính thiên tai ở Hà Nội
1.1. Các yếu tố cấu thành cực đoan khí tượng
Các yếu tố khí tượng được xem xét về các đặc trưng phản ánh trạng thái cực
đoan bao gồm:
(1) Thời gian nắng (N)
(2) Nhiệt độ không khí (T)
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
159
(3) Lượng mưa (R) và mùa mưa (MR)
(4) Độ ẩm (r)
(5) Tốc độ gió (V)
(6) Một số đặc trưng thời tiết đặc biệt:
• Tần số bão và áp thấp nhiệt đới (XTNĐ)
• Tần số front lạnh qua Hà Nội (F)
• Số ngày có sương mù (SM)
• Số ngày có sương muối (Sm)
• Số ngày có dông (D)
• Số ngày có mưa phùn (Mp)
• Số ngày có mưa đá (Mđ)
1.2. Các đặc trưng cực đoan của các yếu tố khí tượ
ng
Có 4 loại thông tin phản ánh trạng thái cực đoan khí tượng:

a) Cực đoan (max, min) của chuỗi trị số khí hậu
Trị số quan trắc hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm của các yếu tố khí tượng
đều được sắp xếp theo năm từ trước đến sau thành chuỗi số liệu quan trắc khí hậu.
Các chuỗi số liệu khí hậu chủ yếu là cuả 12 tháng (I, II,…, XI, XII) và của năm.
Các trị số max, min thường đượ
c trình bày kèm theo trị số trung bình nhiều năm nhằm
phản ánh mức độ tối đa hoặc mức độ tối thiểu trong các dao động từ năm này qua năm
khác suốt thời kỳ quan trắc.
b) Cực đoan xảy ra hàng ngày trong quá trình quan trắc các yếu tố khí tượng
(N, T, R, r, V) bao gồm:
(c) Cực đoan được tính bằng số ngày/số đợt có trị số yếu tố vượt qua các
ngưỡng cao hoặc dưới các ngưỡng th
ấp quy định trong các bảng đúc kết quan trắc khí
tượng (BKT) cho từng tháng hoặc từng năm.
(d) Tần số hoặc số ngày xảy ra
Các loại thời tiết ít nhiều có biểu hiện cực đoan trong từng tháng hoặc từng năm
được ghi chép trong các BKT hoặc các tư liệu khác.
Ngoài 4 loại thông tin cực đoan nói trên còn có ba dạng thông tin đặc biệt
e) Trị số cao nhất, thấp nhất ứng với các chu kỳ
g) Thời gian b
ắt đầu và kết thúc sớm nhất, muộn nhất của mùa mưa,
h) Chỉ số khô hạn và tần suất hạn
1.3. Tổng hợp các đặc trưng yếu tố phản ánh cực đoan khí tượng
Mỗi một yếu tố khí tượng có thể có một số loại trong 4 loại và 3 dạng thông tin
nói trên (bảng 1.1). Về đại thể, 3 yếu tố nhiệt, mưa và ẩm có nhiều loại và dạng thông
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
160
tin cực đoan hơn các yếu tố khác. Điều đó phù hợp với vai trò to lớn của 3 yếu tố này
trong sản xuất và đời sống.
Chắc chắn rằng, sự phân chia các loại và dạng cực đoan nói trên còn có chỗ

chưa thoả đáng, chúng tôi hy vọng trong quá trình phổ biến và sử dụng thông tin sẽ có
được những điều chỉnh cần thiết theo hướng hợp lý hơn và dễ sử dụ
ng hơn. Đã xác
định được các đặc trưng cực đoan của các yếu tố khí tượng chủ yếu (nắng, nhiệt độ,
mưa, độ ẩm, gió) và các hiện tượng thời tiết tiềm ẩn thiên tai (không khí lạnh, bão,
sương muối, sương mù, dông, mưa đá, mưa phùn) bao gồm không chỉ các cực trị tháng
và năm mà cả số ngày xảy ra các ngưỡng cực đoan, các đợt xảy ra cực đoan
Bảng 1.1 Tổng hợp các loại và các dạng thông tin cực đoan khí tượng
Loại Dạng Yếu tố
a b c d e g h
Nắng
x x
Nhiệt độ
x x x x x
Gió
x x x x
Mưa
x x x x x x
Độ ẩm
x x x x x
Bão
x x x
Front lạnh
x x x
Sương muối
x x x
Sương mù
x x x
Dông
x x x

Mưa phùn
x x x
Mưa đá
x x x

1.4. Lựa chọn các đặc trưng phổ biến
Để phản ánh trạng thái cực đoan khí tượng ở Hà Nội chúng tôi đã sử dụng các
nhóm đặc trưng phổ biến sau đây:
(1) Nhóm đặc trưng phản ánh trạng thái cực đoan của tổng năm (nhiệt độ, lượng mưa,
lượng bốc hơi, )
a) Trị số năm nhiều nhất [Max(x
N
)]
b) Trị số năm ít nhất [Min(x
N
)]
c) Trị số năm ứng với suất bảo đảm 20% [ệ
20
(x
N
)]
d) Trị số năm ứng với suất bảo đảm 80% [ệ
80
(x
N
)]
(2) Nhóm đặc trưng phản ánh cực đại
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
161
a) Trị số cao nhất tuyệt đối tháng và năm [Max(x

th
), Max(x
N
)]
b) Trị số cao nhất ứng với các chu kỳ: 10, 20, 50, 100 năm
c) Số ngày có các cấp cực trị cao (nhiệt độ cao nhất trên 35
0
, 30
0
C, lượng mưa lớn hơn
hoặc bằng 50, 100mm )
d) Số đợt nắng nóng (đợt có nhiệt độ cao nhất trên 35
0
C, kéo dài ít nhất 3 ngày liên
tiếp)
(3) Nhóm các đặc trưng phản ánh cực tiểu
a) Trị số thấp nhất tuyệt đối tháng và năm [Min(x
th
), Min(x
N
)]
b) Trị số thấp nhất ứng với các chu kỳ: 10, 20, 50, 100 năm
c) Số ngày có các cấp cực trị thấp (nhiệt độ thấp nhất dưới 15, 13, 10, 5
0
C, số ngày
không mưa…)
d) Số đợt rét hại

(đợt có nhiệt độ thấp nhất dưới 13
0

C, kéo dài ít nhất 3 ngày liên tiếp)

2. Đánh giá khả năng xuất hiện các cực trị của một số yếu tố khí tượng và hiện
tượng thời tiết đặc biệt thông qua các ước lượng và tần suất các hiện tượng.
Các đặc trưng cực đoan đã nói ở trên được tính toán cho các trạm thuộc Hà Nội
(Láng và Hoài Đức) và 8 trạm lân cận (Sơn Tây, Ba Vì, Hà Đông, Hiệp Hòa, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Hà) và gi
ới thiệu trong các bảng biểu. Phân bố
không gian và biến đổi theo thời gian của các đặc trưng cực trị đã được phân tích
thông qua bảng biểu và 38 bản đồ.
Hình 1 - 4 là 4 trong số 38 bản đồ và bảng 1 là một trong số 55 bảng số liệu về
cực đoan khí tượng Hà Nội. Có thể nhận xét chung về cực đoan khí tượng Hà Nội như:
(1) Cực đoan khí tượng bao gồm cực trị xảy ra hàng ngày t
ần số hoặc số ngày có các
trị số vượt quá các ngưỡng cao hoặc ngưỡng thấp của các yếu tố khí tượng thông
thường, trị số của các yếu tố khí tượng ít nhiều mang tính cực đoan và phổ biến
nhất là các trị số cao nhất (cực đại), thấp nhất (cực tiểu) của mỗi một chuỗi quan
trắc khí tượng.
(2) Có thể nhận định về phân bố không gian và di
ễn biến thời gian của các cực đoan
khí tượng ở Hà Nội như sau:
(a) Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 1450 - 1650, năm nhiều nhất 1871giờ,
năm ít nhất vào khoảng 1050giờ, biên độ năm khoảng 600 giờ với biến suất
khoảng 10 - 12%. Phân hoá không gian về các đặc trưng phản ánh cực đoan của số
giờ nắng đều không đáng kể so với trạng thái cực
đoan trong diễn biến theo thời
gian. Hàng năm có 4 tháng thuộc mùa ít nắng và 8 tháng mùa nắng. Kỷ lục cao là
259,7 giờ và kỷ lục thấp là 1,9 giờ.
(b) Trên phạm vi Hà Nội tổng nhiệt độ xê dịch trong khoảng 8400 - 8700
0

C, cao nhất
9250
0
C và thấp nhất 8300
0
C, biên độ lên đến 600 - 950
0
C. Kỷ lục cao của nhiệt độ
là 40
0
C và kỷ lục thấp của nhiệt độ là 5,0
0
C đều quan trắc được tại Láng. Trung
bình có 28 - 31 ngày nhiệt độ tối thấp xuống dưới 13
0
C, khoảng 4 đợt rét hại, ít
nhất cũng có 2 đợt và nhiều nhất đến 10 đợt, đợt kéo dài nhất là 26 ngày.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
162
(c) Trên phạm vi Hà Nội với lượng mưa trung bình năm khoảng 1350 - 1961mm, biến
suất năm 17 - 29%; năm lớn nhất tới 2536mm, bé nhất khoảng 900mm. Mùa mưa
từ tháng V đến tháng X, bắt đầu sớm nhất từ tháng III và muộn nhất vào tháng VII.
Tương tự, kết thúc mùa mưa sớm nhất từ tháng VII, tháng VIII và có năm đến
tháng XI. Hàng năm có từ 200 đến 230 ngày không mưa và từ 14 đến 21 ngày mưa
vừa, 5 đến 11 ngày mưa lớn, từ 1 đế
n 3 ngày mưa rất lớn. Lượng mưa ngày lớn
nhất ghi nhận được tại các trạm khí tượng của Hà Nội là 294 và 394mm.
(d) Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82% và các tháng trong năm biến động không
nhiều, cực đại 86% và cực tiểu 77%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối năm ghi nhận
được tại các trạm của Hà Nội là 17%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối ứng với các chu

k
ỳ 10, 20 và 50 năm của Hà Nội lần lượt là 22, 20 và 17%.
(e) Tốc độ gió trung bình tháng phổ biến là 1,5 - 1,9m/s, cực đại và cực tiểu lần lượt là
3m/s và 1,0m/s. Tần suất lặng gió trung bình cả năm là 20,8%, tương đối cao vào
các tháng đầu và giữa mùa đông và tương đối thấp vào nửa sau mùa đông.
Tần suất gió mạnh (>5m/s) trung bình năm là 2,8%. Tốc độ gió lớn nhất quan
trắc được ở trạm Láng là 31m/s, xảy ra vào mùa hè.


Hình 1. Số giờ nắng năm cao nhất

Hình 2. Tổng nhiệt độ năm cao nhất


Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
163

Hình 3. Nhiệt độ cao nhất ứng với chu kỳ 10 năm

Hình 4. Lượng mưa lớn nhất trung bình năm

Bảng 1. Số ngày nhiều nắng trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Hoài Đức
1,8 1,2 0,8 1,7 7,1 7,8 8,9 9,8 8,8 9,6 6,8 4,3 68,6
Lỏng
3,0 1,5 1,3 2,3 10,0 10,0 12,3 10,5 10,7 9,4 8,0 6,5 85,4
Hà Đông
2,5 1,5 1,0 2,1 9,3 9,4 11,6 10,9 11,4 8,9 7,4 6,1 82,0

Hiệp Hoà
2,9 1,3 1,7 2,4 9,3 10,3 12,5 11,7 13,6 11,2 8,9 6,9 92,5
Bắc Ninh
2,8 1,4 2,0 2,8 10,6 11,4 13,4 9,6 11,5 9,2 10,0 5,2 90,0
Sơn Tây
2,6 1,2 1,4 2,4 9,5 9,5 12,2 11,0 11,3 9,3 7,7 5,6 83,8
Ba Vỡ
2,4 1,4 1,4 1,9 7,6 7,7 10,1 9,5 9,7 8,6 7,4 5,5 73,0
Hải Dương
3,6 1,5 1,5 3,0 11,5 10,6 13,1 11,5 12,6 11,8 9,3 7,3 97,5
Hưng Yên
3,0 1,1 1,5 3,0 10,8 10,6 13,5 11,3 12,0 11,1 8,2 6,8 93,0
Phủ Lý
3,3 1,4 1,5 2,5 10,4 10,1 13,0 10,9 11,4 10,3 8,1 7,1 89,9

(g) Hàng năm có khoảng 27 - 28 đợt KKL qua Hà Nội, năm nhiều nhất lên đến 40 đợt
và năm ít nhất chỉ có 16 đợt. Trong các tháng mùa đông số đợt KKL có thể đến 5-
7 đợt, cá biệt tới 9 đợt. Nhiều tháng không có đợt KKL nào.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
164
Trong thời gian 44 năm quan trắc, trạm Láng ghi nhận được 5 lần sương muối
và 3 ngày mưa đá. Hàng năm có khoảng 8 ngày sương mù, 48 ngày dông, 21 ngày
mưa phùn.
Trung bình mỗi năm có 1,17 XTNĐ ảnh hưởng đến dải bờ biển Bắc Bộ. Trong
44 năm quan trắc, 4 năm có tới 3 XTNĐ và 11 năm không có XTNĐ.

3. Bước đầu ứng dụng các thông tin khí tượng cực đoan trong một số hoạt động
kinh tế-xã hội
3.1. Các lưu ý trong quá trình sử dụng thông tin cực đoan khí tượng trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội.

(1) Trong quá trình quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch cây trồng, cần thiết phải
tham khảo các chỉ tiêu về thời tiết cực đoan không thích nghi với cây trồng lưu
niên, đặc biệt là các cây nhiệt đới điển hình và các cây ăn quả.
(2) Trong quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh thời vụ c
ủa cây trồng, cần thiết phải
tham khảo các chỉ tiêu về thời tiết cực đoan đối với cây lương thực chủ yếu: lúa,
ngô, lạc…
(3) Dựa trên các điều kiện khí tượng cực đoan của Hà Nội và các chỉ tiêu thích nghi
của cây trồng chúng tôi có một số nhận định về quy hoạch sản xuất nông nghiệp
như sau:
a) Hà Nội có mùa đông lạnh, nền nhiệt độ từ
thấp đến rất thấp, sương muối ít,
mưa phùn ít, lượng mưa không quá ít, cường độ mưa bé, có thể thích hợp với một số
cây trồng ưa lạnh, cây nửa nhiệt đới. Tuy nhiên các cây trồng đó có hiệu quả kinh tế
không cao, năng suất không ổn định, tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết từng năm
b) Tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng có thể nghiên c
ứu, xác định hoặc điều
chỉnh thời vụ của từng loại cây để có thể tránh được các tác động xấu do các hiện
tượng cực đoan, đặc biệt là cực đoan nhiệt độ, nhiệt độ thấp nhất đến 5,0
0
C.
c) Các cây không ưa nhiệt độ cao như táo tây, cà phê chè, bơ tuy chịu được
nhiệt độ thấp nhưng chỉ phù hợp với nhiệt độ tương đối ôn hoà do đó hiệu quả kinh tế
thấp. Ngược lại, các cây nhiệt đới điển hình như cao su, đào lộn hột, dừa, hồ tiêu, cọ
dầu không thích hợp với nhiệt độ thấp trong mùa đông.
3.2. Sử dụng các thông tin về cực đ
oan khí tượng trong quy hoạch, thiết kế và xây
dựng ở Hà Nội
Đối với ngành xây dựng, các thông tin khí tượng, đặc biệt là các thông tin khí
tượng cực đoan cần được xem xét cụ thể theo từng chuyên ngành khác nhau. Ở đây

chúng tôi chỉ lược thuật một số kết quả ứng dụng cho một vài chuyên ngành cụ thể
trong ngành xây dựng.
a) Chọn hướng cho các công trình xây dựng
Đối với công trình xây dựng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, gió
có tác động đế
n nhiều quá trình, công đoạn khác nhau trong thời kỳ xây dựng cũng
như khi công trình đã đưa vào sử dụng, trong đó nổi bật nhất là việc chọn hướng công
trình và tính toán kết cấu.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
165
Để chọn hướng cho công trình, người ta quan tâm trước hết đến hướng gió có
tần suất cao nhất, tức là gió thường xuyên tác động đến công trình thông qua việc vận
chuyển nhiệt, ẩm và các dạng vật chất khác. Chọn được hướng đúng cho công trình
cũng góp phần cải thiện chế độ vi khí hậu và chất lượng môi trường bên trong công
trình đồng thời làm tăng lưu thông không khí trong nhà và do đó tăng quá trình thải
nhiệt của cơ thể
và làm sạch không khí nhà ở cũng như đô thị.
b) Tính tải trọng gió cho các công trình
Tốc độ gió được dùng để tính tải trọng gió khi thiết kế các công trình có tuổi
thọ khác nhau là tốc độ gió lớn nhất ứng với các chu kỳ tương ứng. Số liệu dùng để
tính các tốc độ gió lớn nhất của các trạm khí tượng đã nêu và tính trong đề mục “cực
đoan khí tượng về gió”. Lưu ý là khi tính toán và tổng hợp các đặc tr
ưng tốc độ gió lớn
nhất này không phân biệt nguyên nhân hình thành gió mạnh: gió trong bão, gió trong
dông…
c) Chống lạnh vào mùa đông và chống nóng vào muà hè
Về mùa đông, nhà ở chủ yếu cần kín gió, nhất là đối với hướng gió Bắc. Kỹ
thuật sưởi cũng cần xem xét, nhất là khoảng 1 ÷ 2 tháng giữa mùa đông. Ngoài ra cần
có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng trong các tháng mưa phùn vào nửa
cuối mùa đông.

Mùa hè, nắng nóng kéo dài và là thời kỳ có áp lự
c gió bão tương đối mạnh, độ
ẩm cao, mưa tương đối nhiều. Vì vậy, vấn đề chống nóng mùa hè cho nhà ở cũng
chiếm vị trí quan trọng như yêu cầu phòng lạnh mùa đông. Ngoài ra, nhà ở mùa hè cần
thoáng, thông gió tự nhiên kết hợp kỹ thuật làm mát như quạt, điều hoà không khí.
d) Chú ý đến điều kiện nhiệt - gió
Trong xây dựng các điều kiện nhiệt độ cần được xem xét kết hợp v
ới gió
(hướng và tốc độ) trong các tháng để có các giải pháp cụ thể cho kiến trúc và kết cấu
cho các công trình ở Hà Nội. Cụ thể là:
Gió hướng Bắc và nhà có hướng Bắc:
Nếu nhà có hướng Bắc hoặc các cửa sổ hướng Bắc cần chú ý giải pháp che
chắn gió lạnh trong 4 tháng XII, I, II, III; mở thông thoáng trong các tháng IV, IX, X,
XI và che chắn gió nóng trong các tháng V, VI, VII, VIII.
Gió hướng Đông Nam và nhà có hướng Đông Nam:
Nếu nhà có hướng Đông Nam không cần giải pháp che chắn gió lạnh trong các
tháng XI, XII, I, II, III, có thể m
ở thông thoáng và ngược lại, cần che chắn gió nóng và
các giải pháp chống nóng trong các tháng từ tháng V đến tháng X.
e) Các cực đoan khí tượng cần lưu ý trong công nghệ bảo dưỡng bê tông
Trong xây dựng, chất lượng của các cấu kiện bê tông phụ thuộc chủ yếu vào quá
trình đóng rắn mà cốt lõi là quá trình mất nước. Chất lượng của bê tông phụ thuộc phần
lớn vào quá trình mất nước này, do đó quá trình bảo dưỡng bê tông phù hợp với điều ki
ện
môi trường không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có giá trị về mặt khoa học kỹ thuật,
góp phần nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình. Trong công nghệ bảo dưỡng bê tông,
4 yếu tố khí tượng có quan hệ trực tiếp là lượng bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm không khí (bao
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
166
gồm cả mưa) và bức xạ (thời gian nắng) trong đó khả năng bốc hơi được coi là yếu tố

quan trọng nhất vì nó là tổ hợp của cả thời gian nắng, nhiệt độ, độ ẩm
3.3. Một số điểm lưu ý trong quá trình sử dụng thông tin cực đoan khí tượng cho
các hoạt động y tế, du lịch và nghỉ dưỡng ở Hà Nội.
1/ Nhiệt độ không khí dưới 26
0
C hoặc vượt ra ngoài giới hạn 40
0
C thường gây
ra quá trình biến đổi không thuận nghịch và gây nguy hiểm cho cơ thể. Mặc khác, bề
mặt da thường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ quan nội tạng chừng 2,5
0
C và do
đó con người chỉ cảm thấy dễ chịu với giới hạn nhiệt độ nhất định.
2/ Cần có các phương án phòng chống và thích ứng cho bệnh nhân hen suyễn
trong các đợt lạnh và gió mùa Đông Bắc, đặc biệt trong khoảng 48 giờ sau khi bắt đầu
đợt lạnh.
3/ Cần có các phương án phòng chống và dập dịch sốt xuất huyết trong các thời kỳ
nhiệt độ trên 22
0
C, đồng thời là mùa mưa, đặc biệt là đầu và cuối mùa. Khoảng 14 - 28
ngày sau khi mùa mưa bắt đầu đã có thể xuất hiện bệnh nhân sốt xuất huyết đầu tiên.
4/ Tỉ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp rất cao, ở các tỉnh thành phía Bắc trong
mùa đông. Những ngày có thời tiết biến động bất thường: nóng sang lạnh, lạnh khô
sang lạnh ẩm và ngược lại, những ngày trước các cơn bão,…thường phát tri
ển bệnh
đột biến và gây nguy hiểm cho người có bệnh đường hô hấp.
5/ Thông tin về khí hậu, cực đoan khí hậu cần được sử dụng để quy hoạch khu
du lịch, lập kế hoạch và tổ chức các tuyến du lịch, xác định mùa du lịch, hoặc thời kỳ
không thể hoặc không nên tiến hành các hoạt động du lịch.


Kết luận
Bộ số liệu về cực đoan khí t
ượng và các bản đồ phân bố các đặc trưng cực đoan
của các yếu tố khí tượng và hiện tượng thời tiết đặc biệt là các tài liệu khoa học, lần
đầu tiên được xây dựng có hệ thống cho Hà Nội rất cần thiết cho nhiều hoạt động kinh
tế-xã hội Thủ đô. Các thông tin này đã được lưu trữ dưới dạng word và excell và có
thể cung cấp dễ dàng cho người sử dụng.
Việc xác định các lĩnh vực kinh tế - xã hội liên quan nhiều nhất đến thông tin
khí tượng cực đoan, đúc kết các thông tin về mối quan hệ giữa chúng thông qua các
chỉ tiêu sinh lý cây trồng hoặc các hệ thức định lượng khác nhằm nâng cao khả năng
ứng dụng thực tiễn của các sản phẩm nghiên cứu. Đây mới chỉ là các ứng dụng bước
đầu của các thông tin cực đoan khí tượng, song lại là cơ s
ở khoa học cho các ứng dụng
khác sâu hơn ở nhiều ngành kinh tế – xã hội, ở từng lĩnh vực hoạt động cần được tiếp
tục nghiên cứu ứng dụng.




Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
167
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004
2. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Phương pháp chuẩn bị thông tin khí hậu cho
các ngành kinh tế quốc dân NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1995
3. Nguyễn Hữu Tài, Điều kiện bức xạ và nắng trong tài nguyên khí hậu nông nghiệp
Hà Nộ
i, Đề tài cấp Tổng cục, 1986
4. Trần Việt Liễn, 1984 Khí hậu với tổ chức nghỉ ngơi và du lịch. Đại học Y Hà Nội.

Viện Khí tượng Thuỷ văn.
5. Đào Ngọc Phong, 1986 Môi trường và sức khoẻ. Đại học Y Hà Nội.
6. Đào Thị Thuý (1996) Đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu đến một số
bệnh phổ biến ở vùng núi Việt Bắc. Đề tài cấp Bộ.
7. Tiêu chuẩn Việt Nam, 1990. TCNN 2737.90. Tiêu chuẩn tác động và tải trọng Bộ
xây dựng


Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
168

×