Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢNH BÁO MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG DỊ THƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SÓNG LỪNG KẾT HỢP MỰC NƯỚC TRIỀU KỲ TRIỀU CƯỜNG TẠI CÁC VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.21 KB, 14 trang )



ĐỀ XUẤT HƯỚNG CẢNH BÁO MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG DỊ THƯỜNG
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SÓNG LỪNG KẾT HỢP MỰC NƯỚC
TRIỀU KỲ TRIỀU CƯỜNG TẠI CÁC VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM

TS Bùi Xuân Thông
Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển


1. Mở đầu
Hiện tượng mực nước biển dâng lớn đáng kể xẩy ra tại các vùng ven biển cửa
sông Việt Nam gắn liền với hoạt động của bão, tố lốc, vòi rồng đã được nhắc đến khá
nhiều trong các tài liệu tổng kết các đề tài khoa học liên quan cũng như các tạp chí
khoa học khác, chúng được biết đến như hiện tượng nước dâng bão, hiện tượ
ng dâng -
rút do thuỷ triều và gió. Loại mực nước biển dâng này hầu như đã nhìn thấy rõ nguyên
nhân từ đâu, vì vậy các phương pháp tính toán dự báo các hiện tượng này đẫ phát triển
ở các mức nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên còn những hiện tượng mực nước biển dâng
đáng kể khác xẩy ra trong điều kiện không có bão mang tính chất dị thưòng phức tạp
mà hậu quả gây ra còn nguy hiểm hơn cả nước dâng bão do tính chất không được cả
nh
báo trước cũng như do chủ quan của con người. Loại mực nước biển dâng dị thường này
tiềm ẩn bên trong của tổ hợp các nguyên nhân. Trong thực tế nhân dân địa phương các
vùng ven biển đã nhận biết các đợt mực nứơc biển dâng dị thường này và như cư dân
các vùng biển phía bắc thường gọi là con nước đông hay hối đông với cột nước khổng
lồ từ từ
tiến vào bờ phá huỷ các cơ sở hạ tầng, cuộc sống dân sinh. Hiện tượng này trong
các tài liệu khoa học gọi là sóng thần phức tạp hơn nhiều vì thực sự chưa rõ cơ chế vật
lý hình thành để dự báo. Hiện tượng sóng thần có thể xẩy ra bất kỳ thời gian nào và
thường gắn liền với các dao động địa chấn, động đất, hoạt động núi lửa


Xuất phát t
ừ thực tế có hiện tượng “Triều cường” như nhân dân địa phương các
vùng ven biển, cửa sông thường gọi mỗi khi mực nước biển dâng cao vào các kỳ triều
cường, Trung tâm Khí tuợng Thuỷ vưn Biển sau nhiều năm theo dõi và tổ chức đo đạc
khảo sát các hiện tượng mực nước biển dâng đã đề xuất đề tài nghiên cứu hiện tượng
này. Nhiệm vụ đặt ra cần giả
i quyết ở đây là tìm hiểu cơ chế hiện tượng mực nước
biển dâng dị thường xẩy ra trong các kỳ con nước triều lớn gây ngập lụt tại các vùng
cửa sông ven biển, tiến tới xây dựng ra các quy trình cảnh báo, dự báo.
Báo cáo này là kết quả thực hiện đề tài cấp bộ “Nghiên cứu hiện tượng mực nước
biển dâng dị thường không phải do bão xẩy ra tại các vùng cửa sông, ven biể
n
Việt Nam” do tiến sỹ Bùi Xuân Thông chủ nhiệm. Do còn nhiều hạn chế nhận thức
về cơ chế quan hệ giữa động đất và sóng thần vấn đề dự báo sóng thần chưa thực hiện
được ở các nước có nền khoa học tiến cũng như ở các nước đang phát triển khác.
Chính vì vậy nội dung nghiên cứu mực nước biển dâng dị thường gắn liền v
ới hiện
tượng động đất trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ được xem xét ở mức độ
hạn chế trong đề tài này thông qua các số liệu thống kê, loại trừ trực tiếp theo thời gian
xẩy ra các hiện tượng.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
358
Nội dung báo cáo được giới hạn trong phạm vi của hiện tượng “triều cường”, một
mặt phải giải “oan” cho quy luật thuỷ triều, mặt khác phải làm rõ các nguyên nhân kèm
theo xẩy ra đồng thời trong thời kỳ con nước triều lớn. Như vậy bài toán đặt ra của đề tài
đã rõ ràng hơn khi được giới hạn trong miền thời gian xác định của hiện tượng.
Trên cơ sở số liệu đi
ều tra khảo sát thực tế từ nhiều nguồn khác nhau về hiện
tượng “Triều cường” trong 10 năm gần đây đề tài nghiên cứu xem xét đến các điều
kiện tự nhiên khác như trường khí áp, gió, sóng, mực nước thực đo và hoạt động địa

chấn, động đất trong khu vực theo nguyên tắc loại trừ dần các nguyên nhân. Sau khi đã
có được những nhận thức nhất định, đề tài đi vào phân tích cơ
chế phát triển hệ sóng
lừng trong điều kiện chế ngự của các đợt gió mùa trên phạm vi Biển Đông.
Kết quả sau cùng của đề tài là đề xuất một quy trình để cảnh báo hiện tượng ngập lụt
do tổ hợp triều – sóng lừng.

2.Tập hợp số liệu về các đợt triều cường trong 10 năm gần đây
Hiện tượng mực nước biể
n dâng dị thường với nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhân dân địa phương phần lớn chỉ nhớ những đợt nước biển dâng cao gắn liền với bão.
Vì vậy nhiệm vụ của đề tài là phải tách phần số liệu nước dâng bão thông qua số liệu
bão. Nước dâng dị thường xẩy ra trong điều kiện thời tiết không có gì đặc biệt thường
liên quan đến các hoạt động địa chấn, các loại sóng khí quyển có quy mô l
ớn và các
loại sóng quy mô Biển Đông kể cả các hiện tượng cộng hưởng do điều kiện địa
phương. Để tách được ảnh hưởng của các dao động địa chấn mà đề tài chưa có điều
kiện đi sâu, chúng tôi tạm thời đối chiếu trong thời gian xẩy ra “ triều cường” có tồn
tại hoạt động địa chấn khu vực hay không, mức độ tỷ lệ là bao nhiêu. Như
vậy còn lại
là phải xét đến các dao động sóng trong khí quyển và thuỷ quyển quy mô Biển Đông.
Hiện tượng mực nước biển dâng dị thường không có bão xẩy ra từ nhiều năm nay
nhưng vấn đề tổng kết của các cơ quan nghiên cứu là chưa nhiều, hơn nữa do điều kiện
truyền thông tin hạn chế hiện tượng “ triều cường” chưa được phổ biến rộng rãi. Do
những điều kiện khó khăn như vậy đề tài chỉ tập trung tổng kết hiện tượng “triều
cường” trong thời gian 10 năm gần đây. Vì vậy các loại số liệu khác trong đề tài cũng
chỉ tập chung phần lớn trong thời gian 10 năm gần đây.

2.1. Nguồn số liệu
a. Thông tin và só liệu về hiện tượng “triều cường” được tập hợp từ các báo cáo

c
ủa Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ, thông tin tổng hợp từ các
báo: Tuổi Trẻ Thành phố HCM, báo Công an Thành phố HCM, báo Thanh niên
và báo Lao động. Tập hợp các nguồn thông tin này thông qua các mẫu thống kê
điều tra của đề tài.
b. Số liệu về hoạt động địa chấn trong khu vực đựợc tập hợp từ kết quả đề tài
“Đánh giá độ nguy hiểm sóng thần đối với dải ven biển Việt Nam” do GSTS
Nguy
ễn Đình Xuyên chủ nhiệm.
c. Nguồn số liệu về các hiện tượng thời tiết biển đặc biệt được tổng hợp từ tài liệu
Tổng kết điều kiện khí tượng thuỷ văn hàng năm của Trung tâm Dự báo Khí
tượng Thuỷ văn TW
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
359
d. Nguồn số liệu về các loại hình thế khí áp và gió điển hình được tổng hợp từ kết
quả các đề tài KT 03- 4 do TS Nguyễn Mạnh Hùng chủ nhiệm, đề tài KHCN 06
13 do TS Bùi Xuân Thông chủ nhiệm.
e. Nguồn số liệu về sóng, mực nước thực đo được tập hợp từ các tài liệu của
Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển và các tài liệu tổng kết các đề tài nghiên
cứu ứng dụng củ
a tiến sỹ Nguyễn Doãn Toàn.
g. Nguồn số liệu về bão và nước dâng bão được tổng hợp từ các kết quả nghiên
cứu của các đề tài của viện Cơ học Việt Nam và Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn
Biển.

2.2. Phân tích kết quả tổng hợp
Trên đây đã ghi nhận được 27 đợt sóng lớn xẩy ra không phải do bão trong thời
gian từ 1987 đến đầu năm 2006. Chắc chắn còn nhiều đợ
t sóng lớn khác xẩy ra trong
quá khứ tại các vùng ven biển tuy nhiên không được chi chép lại một cách hệ thống.

Đặc biệt trong vòng 10 năm gần đây do điều kiện thông tin tốt hơn, hiện tượng đã
được ghi lại và truyền tin kịp thời vì vậy đã có nhiều cơ quan quan tâm tổ chức các
đoàn khảo sát tại các vùng xẩy ra sóng lớn.
Từ kết quả thống kê trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
1. Hiệ
n tượng mực nước biển dâng xẩy ra tại các vùng ven biển kể trên gây thiệt
hại đáng kể vì mực nước cao quá mức bình thường gây sạt lở đổ nhà cửa, phá
hoại các khu nuôi trồng thuỷ sản mặt khác do yếu tố bất ngờ sóng lớn thường
không kèm theo gió to hoặc mưa lớn dễ gây chủ quan trong ý thức người dân
ven biển. Mức độ thiệt hại đã được các báo chí cũng như các phương ti
ện
truyền thông đưa tin sau mỗi đợt “triều cường” xẩy ra.
2. “Triều cường” là tên gọi mà các phương tiện truyền thông cũng như nhân dân
địa phương thường gọi để chỉ hiện tượng mực nước biển dâng không có bão.
3. Qua kết quả tổng hợp điều tra 27 đợt mực nước biển dâng kể trên đều không có
bão kèm theo. Loại trừ những ngày có bão.
4. Các đợt mực nước bi
ển dâng đều xẩy ra vào các tháng X , XI, XII và tháng I có
một số đợt xẩy ra vào tháng II- III dương lịch hàng năm.
5. Vào thời gian này trùng với thời kỳ con nước triều lớn ở phần lớn vùng ven bờ
biển Việt Nam. Nghĩa là đây là thời kỳ thuỷ trều có độ cao lớn nhất trong năm.
Đây là một trong những lý do mà nhân dân địa phương gọi là hiện tượng
“Triều cường”.
6. Nếu chỉ là hiệ
n tượng triều dâng – rút xẩy ra từ lâu đời nay thì nhân dân địa
phương đã biết lợi dụng để khai thác trong đời sống sinh hoạt của mình, ở đây
hiện tượng kèm theo những nguyên nhân khác gây nên mực nước biển cao qua
mức bình thường
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
360

Bảng 1. Kết quả tổng hợp các đợt mực nước biển dâng dị thường khồng có bão trong 10 năm gần đây

TT
Nơi xẩy ra hiện
tượng mực nước biển
dâng (mnbd)
Ngày tháng năm
Tốc độ
(m/s) và
hướng gió
(ven bờ)
Tốc độ (m/s)
và hướng
gió (vùn
g
xa
bờ)
Mực nước
dâng đo
được
(m)
Mực nước triều
vào thời điểm
xẩy ra mnbd (m)
Số liệu về
địa chấn
vùng biển
đôn
g
và lân

cận


Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1
Phan Rí Bắc Bình,
Bình Thuận
15-11-1987 16, NE, E Trên 16 NE 1,5 Kỳ triều cường
Nguồn: Đài KTTVKV
Nam Trung Bộ
2
Tuy Phong
Bắc Bình
Bình Thuận

10- 11- 1990
16 NE,E Trên 16 NE 2,0 Kỳ triều cường
Nguồn: Đài KTTVKV
Nam Trung Bộ
3
Tuy Phong Phú Quý
Bình Thuận


10-12- 1993
16 NE Trên 16 NE 1,6 Kỳ triều cường
Nguồn: Đài KTTVKV
Nam Trung Bộ


4
Phước Thể
Tuy Phong
Bình Thuận
5 –8 Tháng 12
1998

10 NE, E

Trên 10 1,6 Kỳ triều cường
Khảo sát của Đề tàiViện
KHCN VN
5
An Hoà Tuy An
Phú Yên


5- 11- 1999
7-8 NE, E Trên cấp 6 2,0 -2,2 Kỳ triều cường
Động đất:

23
0
38N
121
0
59E

6
ThPh HCM

Q1, Q Bình Thạnh
9 -10 - 1999 <5
>10
NE
0,7 –1,0 Kỳ triều cường


7
T.Bình Trị Thiên
21-12- 1999 < 5 1,5 –2,5 Kỳ triều cường
Khảo sát của Đề tàiViện
KHCN VN
8 T. Quảng Ngãi 22-12- 1999 Kỳ triều cường
9
Phú Yên
21 –26- 12 1999 Kỳ triều cường
Khảo sát của Đề tàiViện
KHCN VN
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
361
10
ThPh HCM

24-26Tháng 12
1999
Kỳ triều cường Ngập lụt 02 lần trong ngày
11
T.Kiên Giang

24 Tháng 12

1999
Kỳ triều cường
12
X.
H. Sa Huỳnh
T. Phú Yên
10-13 -Tháng
12
2000
Kỳ triều cường
Đoàn Khảo sát TT KTTV
Biển
13
ThPhố HCM. Q. 12
Nhà Bè
4Tháng12 2002 <5
6-7
NE,E
0,7 –1,0 Kỳ triều cường Ngày ngập 02 lần
14
Vịnh Phan Thiết
12 Tháng5 2002
16
NE,E
Trên cấp 7 2,0
Khảo sát đề tài Viên
KHCNVN
15



X.Bình Thới
H. Bình Sơn
T. Qủng Ngãi
1Tháng 11 2004 Cấp 4-5 >cấp 6 > 1 Kỳ triều cường
Báo Tuổi Trẻ.
Sóng cao, Nước rút ra xa
bờ
16





ThPh HCM Đường
Mễ Cốc bến Bình
Đông
30
Tháng 9
2004
< 5m/s 5-7 NE,E 0,50-0.770 Kỳ triều cường Báo Tuổi Trẻ
17 ThPh HCM Quận
Bình Thạnh

15
Tháng 10
2004
< 5m/s 5-7 NE,E 1,2- 1,4 Kỳ triều cường
Động đất:
24
48

N
122
0
74E
Báo Tuổi Trẻ Th PhHCM
18

X.Xuân Hải
H.Sông Cầu
T.Phú Yên
7-9
Tháng 3
2004
Kỳ triều cường Đoàn khảo sát Viện Địa
chất Địa vật lý biển
19 ThPh HCM An Thới
Đông Thủ Đức
15
Tháng 1
2005
< 5m/s >15 NE,E Kỳ triều cường Báo Tuổi Trẻ
ThPh
HCM
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
362
20 Xã Đức Lợi,H. Mộ
Đức, T, Quảng Ngãi
13 Tháng 12
2005
<5 10- 15

E,NE
Kỳ triều cường Báo Tuổi Trẻ
ThPh
HCM
21

Xã An Chấn
H. Tuy An
T. Phú Yên
19
Tháng 12
2005

<5 >10E, NE 1- 1,2 Kỳ triều cường Mực nước dâng cao kéo
dài nhiều ngày.Nguồn: Đài
VT1, Báo Tuổi Trẻ ThPh
HCM
22 Xã Hoài Hải,H. Hoài
Nhơn,T.Bình Định
21
Tháng 12
2005
< 5 >10, NE,E Sóng cao
khoảng 3m
Kỳ triều cường Báo Tuổi Trẻ ThPh
HCM
23

X. Phước Định
H.Ninh Phước

T.Ninh Thuận
20
Tháng 12
2005
< 5 >10, NE,E >1 ngập
diện rộng
Kỳ triều cường Báo Tuổi Trẻ ThPh
HCM
24

X.
H.Tran Dai
T.Phú Yên
20 Tháng 12
2005
<5 >10 E, NE 1 Kỳ triều cường Báo Tuổi Trẻ ThPh HCM
25

X. Đức Lợi
H.Mộ Đức
T.Quảng Ngãi
13 Tháng 12
2005
<5 10 –15 E,
NE
Kỳ triều cường Báo Tuổi Trẻ ThPh HCM.
Báo Thanh Niên.
Đợt triều cường kéo dài
diện rộng nhiều tỉnh chưa
từng xẩy ra.

26 X. Hoài Hải
H. Hoài Nhơn
T. Bình Định
11 Tháng 12
2005
0,50 –0,770
Max
1,88
1,38
1,12
Kỳ triều cường Đoàn Khảo sát TT KTTV
Biển

27

X.Đức Lợi, Mộ Đức,
Quảng Ngãi
Cuối tháng 12
đầu tháng 1 -
2006)
1,25 Kỳ triều cường
1,22
Đoàn Khảo sát TT KTTV
Biển




Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
363


7. Qua thống kê điều tra tổng hợp 27 đợt “Triều cường“ kể trên cho thấy gío tại
các thời điểm xẩy ra hiện tượng là không lớn, thậm chí nhân dân địa phương
không có ấn tượng gì về mưa to gió lớn.Tuy nhiên qua thống kê ở một số vùng
trong các đợt “Triều cường” có kèm theo mưa nhỏ.
8. Tại khu vực ven Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ngày có tới hai lần xẩy ra
mực nước biể
n dâng cao tràn vào các khu dân cư nơi có vùng đất thấp. Thời
gian ngập nước này trùng với thời gian triều lên trong ngày.
9. Độ lớn mực nước biển dâng cao hơn bình thường từ 0,50 - đến hơn 1m ở Thành
phố Hồ Chí Minh, ở các vùng ven biển miền Trung độ cao mực nước biển dâng
lên tới xấp xỉ 2 m.
10. Các đợt mực nước biển dâng cao trùng vào thời kỳ gió mùa đông bắc có cường
độ mạnh duy trì nhiều ngày và tăng c
ường lấn sâu xuống phía nam. Chưa có
hiện tượng “ Triều cường” xẩy ra vào thời kỳ gió mùa tây nam.
11. Hiện tượng mực nước biển dâng này xẩy ra gần như hàng năm, vì vậy đây
không còn là hiện tượng xẩy ra với tần suất hiếm. Độ lớn mực nước biển dâng ở
đây chưa đạt tới giá trị cao với các tần suất hiếm.
12. Các đợt “Triều cườ
ng”xẩy ra có đợt trải rộng trên dải ven biển nhiều tỉnh miền
Trung, có đợt chỉ thu hẹp ở một số vùng. Như vậy đặt ra vấn đề cần xem xét
hiện tượng với các điều kiện đặc thù đường bờ và quy mô tác động của các
nhiễu động khí quyển ở Biển Đông.
13. Hiện tượng mực nước biển dâng ở đây có quan hệ với các hi
ện tượng sóng dài
quy mô Biển Đông và lớn hơn. Hiện tượng sóng dài tác động có nguyên nhân
từ các nhiếu động khí quyển và các hoạt động địa chấn khác.
14. Để xem xét hiện tượng mực nước biển dâng không có yếu tố bão và có yếu tố
hoạt động địa chấn hay không cần có kết hợp đánh giá về địa chấn trong thời kỳ

xẩy ra hiện tượng mực nước biển dâng.
15.
Trong vòng 10 năm gần đây qua các nguòn thông tin, tài liệu không thấy xuất
hiện “triều cường” tại các vùng biển phía bắc. Điều này cần phải được timg
hiểu và giải thích.
16. Trong thời kỳ gió mùa tây nam tại sao không có hiện tượng dị thường này. Đó
cũng là câu hỏi cần được giải thích ở mức độ nào đó trong phạm vi đề tài.
Trên đây là 16 điểm nhận xét từ kết quả tổng h
ợp số liệu điều tra khảo sát hiện
tượng mực nước biển dâng dị thường xẩy ra trong 10 năm gần đây. Từ các nhận
xét này đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu để khẳng định nguyên nhân xẩy ra
hiện tượng và bước đầu đề xuất một số hướng cảnh báo đề phòng cho các vùng dân
cư ven biển Việt Nam.

3. Phân tích các quan hệ tác động
3.1. Đặc điểm phân b
ố khí áp
Như trên đã xác định thời gian được thời gian thường xuất hiện triều cường,
thời gian này trùng khớp với thời gian chế ngự của hệ gió mùa đông bắc trên Biển
Đông. Các kết quả nghiên cứu tổng hợp từ các bản đồ phân bố khí áp bề mặt Biển
Đông trong khoảng 40 năm gần đây cho thấy: áp cao lạnh lục địa châu Á phát triển
đến giai đoạn cự
c đại khi có điều kiện thuận lợi sẽ bột phát xuống phía nam. Thông
thường ở các điều kiện này không có các fron lạnh kèm theo. Biển Đông nằm ở rìa
nam của cao áp này, đây là loại hình thế khí áp gây gió mùa đông bắc ổn định với
cường độ mạnh. Hình thế khí áp này thường xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
365
tháng 4 năm sau, tập trung mạnh vào tháng 11, 12 năm trước đến tháng 1 năm
sau.Thời gian tồn tại loại hình khí áp này ở Biển Đông là 2,5 ngày một đợt.

Các loại hình khí áp kể trên đều tồn tại sự chênh lệch khí áp lớn giữa bắc và nam Biển
Đông (10 –15mb), thông thường tồn tại một vùng khí áp thấp ở tây nam Biển Đông
gần vùng bờ đông Nam Bộ.

3.2. Nhận xét về các hoạt động địa chấn
Trong khoảng th
ời gian 1990 –2005 theo thống kê của đề tài “Nghiên cứu đánh
giá mức độ nguy hiểm của sóng Thần” trong khu vực đông nam A đã xẩy ra 436 trận ở
trong lục địa cũng như ở các vùng biển lân cận. Tuy nhiên các trận động đất này đều ở
xa khu vực Biển Đông và vùng bờ Việt Nam. Duy chỉ có trận động đất xẩy ra ngày 1
tháng 11 tại khu vực bắc Biển Đông tại tâm chấn: 23
0
38N, 121
0
59E và ngày 11 tháng
12 năm 1999 tại vùng toạ độ 15
0
87 N, 119
0
64 E (xẩy ra sau đợt triều cường tháng 11)
thể có quan hệ tương tác với đợt triều cường tháng 11 năm 1999 xẩy ra tại vùng biển
An Hoà, Tuy An tỉnh Phú Yên.
Đợt triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày15 tháng 10 năm 2004 xẩy ra
đúng vào thời kỳ có động đất ở bắc Biển Đông có toạ độ tâm chấn 24
0
48 N, 122
0
74E
Như vậy trong tổng số 436 trận động đất xẩy ra ở vùng đông nam A ta mới chỉ nhận
diện được hai đợt động đất trùng vào thời gian xẩy ra hiện tượng triều cường ở ven bờ

Việt Nam. Một tổ hợp mực nước biển dâng cao với nguyên nhân từ các dao động sóng
dài có quy mô lớn trong môi trường nước và không khí tác động đến vùng Biển Đông
rõ ràng cần phải được xem xét trong các nghiên cứu tiế
p theo.Trong khuôn khổ báo
cáo này chúng tôi không đặt vấn đề loại bỏ nguyên nhân từ các hoạt động chấn động
địa chấn, động đất xẩy ra trong khu vực Biển Đông và lân cận, nhưng thực tế trong
khoảng thời gian 10 năm gần đây qua số liệu cho thấy vai trò tác động của các hoạt
động địa chấn đối với mực nước biển dâng cao dị thường là rất thấp.

3.3. Số liệu m
ực nước tự ghi tổng cộng và dao động thuỷ triều
Số liệu mực nước tự ghi tại các trạm Sơn Trà, Quy Nhơn và Vũng Tầu, Hòn
Dấu, Hòn Ngư trong chuỗi số liệu 10 năm gần đây cho thấy có những đặc điểm chung
xuất hiện vào thời kỳ triều cường.


80
90
100
110
120
130
140
150
160
170
180
190
200
210

220
ngµy
(cm)













Hình 1. Giá trị cực đại mực nước tại trạm sơn trà, năm 2005
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
366
200
220
240
260
280
300
320
340
360
380
400

420
440
ngµy
(cm)












Hình 2. Giá trị cực đại mực nước tại trạm vũng tàu, năm 2005





Hình 3. giá trị cực đại mực nước tại trạm hòn dấu, năm 2002

80
110
140
170
200
230

260
290
320
350
380
410
1 316191121 151 181 211 241 271 301 331 361
ngµy
(cm)

















Trên đây chúng tôi chỉ trích dẫn ba biến trình mực nước cực đại tổng cộng của
ba trạm Sơn Trà, Vũng Tâu năm 2005 và Hòn Dấu năm 2002. Tại các trạm khác như
Quy Nhơn, Hòn Dấu, Hòn Ngư cũng có biến trình tương tự. Ở vào các tháng đầu năm
và tháng X,XI và XII ta nhận thấy giá trị mực nước tổng cộng luôn luôn lớn. Giá trị

mực nước tổng cộng bao gồm hai thành phần chính
đó là mực nước triều và mực nước
dao động phi điều hoà khác. Cũng vào thời gian này dao động mực nước triều đạt giá
trị lớn nhất trong năm triều đông chí khi khoảng cách mặt Trăng, mặt Trờivà Trái Đất
gần nhau nhất. Cùng trong thời gian đó mực nước biển tổng cộng cực đại ghi được tại
trạm Hòn Dấu, Hòn Ngư không thể hiện được đặc đ
iểm cực đại vào các tháng cuối
năm và đầu năm như các trạm phía nam mặc dù độ lớn triều tại các trạm này theo quy
luật chung vẫn rất lớn vào thời gian nạy. Điều này chứng tỏ rằng hiệu ứng triều cường
đã không xuất hiện tại các trạm này.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
367
Từ số liệu mực nước cực trị tại 3 vùng ven bờ khác nhau cho ta thấy vào thời kỳ
triều cường mực nước tổng cộng đạt giá trị lớn nhất chỉ xẩy ra ở các trạm phía nam và chỉ
xẩy ra vào thời kỳ gió mùa đông bắc thịnh hành như phân tích về điều kiện gió, sóng ở trên.

3.4. Điều kiện sóng gió
Bảng 2. đặc trưng sóng lớn nhất tại các trạm xẩy ra vÀo thời kỳ triều cường
Tên trạm Các yếu tố sóng lớn nhất

Thời
gian/Hướng
Thời gian/Độ
cao(m)
Thời
gian/Chu
kỳ(S)
Thời
gian/Tần suất
%/



Của Tùng
X E
XI NE,E
XII NE
I NE
X 3,3
XI 3,0
XII 3,6
I 3,6
X 8
XI 8
XII 8
I 9
X 0,2
XI 3,5
XII 0,2
I 0,2
Quảng Ngãi-
Trung Trung
Bộ
(Số liệu ngoài
khơi)



X NW
XI N
XII N

I N




X 5,0
XI 8,0
XII 8,0
I 6,5



X 9
XI 10
XII 11
I 10



X 1,1
XI 0,4
XII 0,4
I 1,6
Dung Quất
X NE
XI NE, ENE
XII: NE
I : NE
X 3,0
XI 5,0

XII 2,4
I 3,5
X 7
XI 10
XII 8
I 9
X 3,0
XI 0,3
XII 3,6
I 3,3
Bạch Hổ
X E
XI NE
XII NE
I NE
X 6,0
XI 6,5
XII 6,0
I 6,0
X 10
XI 9
XII 9
I 9
X 0,4
XI 0,2
XII 4,3
I 1,4

Vào các tháng X, XI, XII và tháng I hàng năm tại các trạm ven bờ cũng như
các trạm ngoài khơi gió mùa đông bắc khá mạnh và thường chiếm ưu thế so với các

loại sóng gió khác.

3.5. Điều kiện phát triển sóng lừng
Sóng lừng có khả năng truyền xa hàng trăm km và truyền chủ yếu theo hướng
gió thổi trong miền đà phát sinh sóng gió. Ở giữa Biển Đông và phía bắc Biển Đông
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
368
thường xuất hiện các cơn bão vào thời kỳ mùa hè, và gió mùa đông bắc vào thời kỳ
mùa đông. Vì vậy, ở vùng bờ miền Trung và phía Bắc của Việt Nam thường xuất hiện
các sóng lừng và sóng gió lớn do các hiện tượng thời tiết trên. Khi sóng lừng truyền
vào vùng ven bờ sẽ gây nên hiện tượng dâng mực nước biển do sóng trong vùng ven
bờ và làm xuất hiện các mực nước dị thường ở trong vùng này mặc dù thời tiết trong
vùng này vẫ
n bình thường. Điều này giải thích hiện tượng mực nước dị thường xuất
hiện ở một số vùng biển ven bờ của Việt Nam.
Tính toán sóng lừng theo phương pháp nêu trên Dennis J. Whitford đã xây dựng
bộ chương trình được biên soạn trên mã nguồn MATLAB có thể chạy với hệ điều
hành Window thông dụng trên các máy tính PC. Chương trình này đã được KS Trịnh
Tuấn Đạt – Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển khai thác và ứng dụng tính toán thử

nghiệm cho hai lọai gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
Để tính toán thử nghiệm chúng tôi lựa chọn hai phương án là tính cho phía bắc
và phía nan Biển Đông. Phương án 1 tính toán cho phía bắc Biển Đông với hộp miền
đà là hình chữ nhật nằm theo hướng đông bắc, có độ lớn của đà là F=632km . Các đỉnh
của hộp miền đà có vĩ độ và kinh độ tương ứng là (18
o
N,112
o
E), (22
o

N,116
o
E), (19-
o
N,119
o
E), (15
o
N,115
o
E). Cạnh lặng gió của miền đà trong phương án 1 cách bờ biển
Trung Trung Bộ khoảng 470 km. Phương án 2 tính toán cho phía nam Biển Đông với
hộp miền đà là hình chữ nhật nằm theo hướng đông nam, có độ lớn của đà là F= 474
km. Các đỉnh của hộp miền đà có vĩ độ và kinh độ tương ứng là (9
o
N,111
o
E), (6-
o
N,114
o
E), (4
o
N,112
o
E), (7
o
N,109
o
E). Cạnh lặng gió của miền đà trong phương án 2

cách bờ biển Nam Trung Bộ khoảng 380km.
Tính toán theo phương án 1, lấy gió theo hướng NE với tốc độ 17 m/s, thời gian
để sóng gió phát triển tính cho hai trường hợp là 24 giờ và 72 giờ. Ta thấy với trường
hợp thời gian sóng gió phát triển là 24 giờ thì sóng lừng vùng gần bờ biển Trung Trung
Bộ có độ cao sóng lừng có ý nghĩa khoảng 4,5m sau 30 giờ dự báo, còn với trường hợp
thời gian sóng gió phát triển là 72 giờ thì sóng lừ
ng vùng gần bờ biển Trung Trung Bộ
có độ cao sóng lừng có ý nghĩa kkoảng 5m sau 30 giờ dự báo.
Tính toán theo phương án 2, lấy gió theo hướng SE với tốc độ 17 m/s, thời gian
để sóng gió phát triển tính cho hai trường hợp là 24 giờ và 72 giờ. Kết quả tính toán độ
cao sóng lừng với trường hợp thời gian sóng gió phát triển là 24 giờ thì sóng lừng vùng
gần bờ biển Nam Trung Bộ có độ cao sóng lừng có ý nghĩa khoảng 5m sau 30 giờ dự
báo, còn với trường hợp thờ
i gian sóng gió phát triển là 72 giờ thì sóng lừng vùng gần
bờ biển Nam Trung Bộ có độ cao sóng lừng có ý nghĩa kkoảng 5,3m sau 30 giờ dự báo.
Kết quả nghgiên cứu này cho thấy trong cả hai trường hợp gió mùa đông bắc và
gió mùa tây nam đều có khả năng cao gây ra các đợt sóng lừng dồn vào các vùng bờ
Việt Nam. Tuy nhiên vào thời kỳ gió mùa tây nam không gây ra hiệu ứng triều cường
nguyên nhân chủ yếu là vào thời kỳ mùa hè, mùa thu độ lớn thuỷ triều không đạt giá
trị lớn nh
ất trong năm. Ngược lại vào thời kỳ mùa đông tức là vào thời gian cuối năm
và đầu năm thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất.
Từ tập số liệu tổng kết về các đợt triều cường xẩy ra ở dải ven bờ Việt Nam
trong vòng 10 năm gần đây, với các nhân tố tác động có liên quan tới nguyên nhân gây
ra hiện tượng triều cường, có thể tóm tắt các khả nă
ng là nguyên nhân của hiện tượng
trều cường.
Thời gian xẩy ra hiện tượng triều cường được khẳng định là vào các tháng X,
XI, XII, tháng I và đôi khi là tháng II hàng năm. Thời gian này xác định tính chất về
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT

369
độ lớn thuỷ triều và dao động mực nước đạt giá trị cực đại, thời kỳ của hệ gió mùa đông
bắc chiếm ưu thế với các đặc trưng rõ nét về phân bố trường khí áp điển hình cũng như
trường gió ưu thế trên vùng Biển Đông. Từ đặc điểm về phân bố trường khí áp, trường
gió chúng tôi đã thử nghiệm tính toán sự lan truyền của h
ệ sóng lừng phát triển và tác
động đến vùng ven bờ Việt Nam trong điều kiện kể trên. Trong đó chúng tôi vẫn cho
rằng chưa đủ điều kiện để loại bỏ vai trò tham gia trực tiếp của các dao động địa chấn
trong kết quả gây nên hiện tượng mực nước biển dâng cao vào kỳ triêud cường.
Các kết luận cơ bản trên đây cho phép chúng tôi đề xuất xây dựng một quy trình
cảnh báo và dự báo hi
ện tượng triều cường. Việc xây dựng ra một quy trình cảnh báo hay
dự báo hiện tượng này theo chúng tôi cần có một công đoạn khác độc lập với kết quả báo
cáo này, mặc dù các kết quả trên đây sẽ là cơ sở chính để xây dựng quy trình đó.

4. Đề xuất quy trènh cảnh bÁo hiện tượng mực nước biển dâng dị thường
Để xây dựng một quy trình cảnh báo hay dự báo cần tuân thủ theo các quy định
chung của bài toán dự báo, ở đây chúng tôi chỉ đề xuất các các yếu tố cần đưa vào xem xét.
1. Thời gian thực hiện cảnh báo, dự báo: Vào các tháng X, XI, XII và tháng I.
2. Căn cứ vào sự di chuyển của các hình thế khí áp khi khối áp cao Trung Hoa di
chuyển lệch tâm ra ngoài Biển Đông, tạo thành các hình th
ế gió mùa đông bắc
lấn sâu xuồng phía nam.
3. Kết quả hình thành đợt gió mùa đông bắc kéo dài 1- 3 ngày trở lên, năng lượng
gió đã truyền tải đủ cho khối nước.
4. Kết hợp các kết quả thống kê độ cao sóng ở các thời kỳ này tại các trạm ven bờ.
5. Xem xét dao động mực nước biển tổng cộng tại các trạm ven bờ.
6. Đối chiếu với kết qu
ả dự tính thuỷ triều cho các trạm ven bờ vào thời kỳ này
7. Đối chiếu, cập nhật thông tin từ các nguồn cảnh báo động đất, sóng thần tại các

thời điểm làm cảnh báo, dự báo.
8. Thực hiện tính toán dự báo sự lan ttruyền, tác động của hệ sòng lừng theo mô
hình đã được thử nghiệm. Kết quả tính toán của mô hình sẽ đưa ra các thông tin
dự báo, cảnh báo.

Kết luậ
n
Hiện tượng triều cường xẩy ra gây tác hại lớn đối với đời sống dân sinh và công
tác bảo vệ môi trường vùng ven bờ Việt Nam là một thực tế đang được nhiều nhà khoa
học, các cơ quan nghiên cứu cũng như các các cơ quan quản lý quan tâm. Trên đây báo
cáo đã đề cập đến các nguyên nhân tác động gây ra hiện tượng trên cơ sở phân tích số liệu
thực tế. Trên cơ sở đó báo cáo đã đề
xuất xây dựng quy trình cảnh báo, dự báo với 8 nội
dung cần đưa vào xem xét, trong đó vai trò của quá trình phát triển sóng lừng trong điều
kiện gió mùa Biển Đông. Tác giả báo cáo bày tỏ lòng biết ơn đối với các cộng tác viên là
TS Nguyễn Doãn Toàn, KS Trịnh Tuấn Đạt với các kết quả cộng tác trong đề tài về sóng
biển, KS Đào Trọng Hiển, TS Nguyễn Văn Lương, GSTS Nguyễn Đình Xuyên về kết
quả điề
u tra khảo sát thực tế số liệu liên quan hoạt động địa chấn, KS Thiệu Quang Tân về
thông tin hiện tượng triều cường xẩy ra tại các vùng biển Nam Trung Bộ, KS Trịnh Đức
Việt, KS Bùi Thái Hoành, ThS Nguyễn Anh Tuấn, Ths. Hoàng Trung Thành về các kết
quả khảo sát hiện tượng triều cường vùng Bình Định, Phú Yên cùng với các thông tin
khác về trường khí áp, gió, mực nước phục vụ cho nghiên cứu đề tài này.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
370
Tài liệu tham khảo
1. KS Trịnh Tuấn Đạt, 2006; Báo cáo chuyên đề: Mô hình phát triển sòng lừng
trong điều kiện các hệ gió mùa BIển Đông.
2. Nguyễn Mạnh Hùng, 1995: Phân loại hình thế khí âp Biển Đông. Báo cáo tổng kết
đề tài cấp Nhà nước mã số KT 03 04 – Chương trình biển giai đoạn 1991 –1995.

3. TS Nguyễn Doãn Toàn, 2006; Báo cáo chuyên đề: Đặc điểm chế độ sóng vùng
ven bờ Việt Nam
4. Bùi Xuân Thông, 2000: Tổng kết Đề tài”Nghiên c
ứu biến động các trường khí
tượng cơ bản Biển Đông” đề tài cấp Nhà nước mã số KHCN 06 13, Bộ KHCN.
5. Bùi Xuân Thông, 2007: Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ Tài nguyên và Môi
trường 2004-2006 ”Nghiên cứu hiện tượng nước biển dâng dị thườngkhông
phải do bão xẩy ra tại các vùng cửa sông ven biển Việt Nam”.
6. Nguyễn Đình Xuyên, 2006: Các số liệu về hoạt động địa chấn Đông Nam A.
7. Đặc đ
iểm khí tượng thuỷ văn các năm 1990 – 2005: Tài liệu của Trung tâm Dự
báo KHí tượng Thuỷ văn Trung ương, Trung tâm KTTV QG,Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
8. Các báo cáo về tình hình bão lụt và các hiện tượng thời tiết bất thường của Đài
KTTV Khu vực Nam Trung Bộ các năm 1999- 2003.
9. Số liệu mực nước biển: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
371

×