Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.57 KB, 12 trang )

458
* Thạc sĩ,
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN, TỈNH AN GIANG


Đinh Thị Việt Huỳnh*
Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

Tóm tắt
Hiện tại, có thể đánh giá rằng, phần lớn các loại chất thải và nhất là chất thải rắn
sinh hoạt tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang được người dân thải trực
tiếp vào sông ngòi, kênh rạch (đối với các hộ sống ven sông) và để tự nhiên trên những
khu đất trống; một phần được thu gom và đốt vào mùa khô. Để khắc phục hiện trạng này
và nhằm thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động lâu dài về bảo vệ môi trường, việc
triển khai thực hiện các chương trình, dự án, mô hình quản lý mới nhằm nâng cao năng
lực quản lý chất thải rắn tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang là rất cần
thiết. Trên cơ sở đó, mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn được triển khai thí điểm tại
địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên thông qua dự án “Nâng cao năng lực quản lý chất
thải rắn (địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang)” năm 2002 – 2003 và tiếp
tục được Sở KHCN phối hợp với Sở TNMT tổ chức ứng dụng, nhân rộng tại các địa
phương khác như: xã Cần Đăng, huyện Châu Thành (năm 2005 - 2006); xã Vĩnh Khánh,
huyện Thoại Sơn; xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (năm 2006 - 2007); xã Quốc Thái,
huyện An Phú và thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn (năm 2007 – 2008).
Mô hình đã thực hiện một cách có hiệu quả việc nâng cao nhận thức cũng như
năng lực quản lý chất thải rắn cho các cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý có liên quan
đến lĩnh vực môi trường của địa phương. Cụ thể như, đã đào tạo một đội ngũ cán bộ
thuộc các xã và huyện triển khai mô hình đạt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về
tuyên truyền, quản lý chất thải rắn. Một lượng lớn rác tồn đọng trong những năm qua
cùng với lượng rác mới phát sinh trong thời gian triển khai mô hình đã được thu gom, xử
lý và thải bỏ hợp lý hơn.


Trong quá trình triển khai, mô hình đã thực hiện tốt từ khâu tuyên truyền, vận
động, đến việc tổ chức, phối hợp thực hiện, cũng như việc kiểm tra, giám sát quá trình
thực hiện, tạo nền vững chắc cho các địa phương được triển khai mô hình trong việc tiếp
tục công tác quản lý chất thải rắn sau khi kết thúc sự hỗ trợ thực hiện từ Sở KHCN và Sở
TNMT. Trên cơ sở đó, kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn nông
thôn tỉnh An Giang với các nội dung chính như sau:
1/ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về rác thải và bảo vệ môi trường.
2/ Đào tạo nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn.
3/ Cải tiến, hình thành hệ thống quản lý chất thải rắn tại địa phương.

459
4/ Nhân rộng mô hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh An Giang.
5/ Thử nghiệm các công nghệ xử lý rác qui mô nhỏ.
6/ Giáo dục đại học đối với việc nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn.

Nội dung chính:
I. Đặt vấn đề
Dân số ngày càng tăng, nhu cầu
về cuộc sống của người dân ngày càng
cao dẫn đến việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên và thải bỏ chất thải ngày
càng nhiều. Điều này đã và đang là một
trong những nguyên nhân làm chất lượng
môi trường sống ngày càng suy giảm
nghiêm trọng. Thật vậy, trong thời gian
gần đây, người dân trên toàn địa bàn tỉnh
An Giang nói chung và ở các vùng nông
thôn nói riêng, đang phải đối mặt với các
vấn đề như: suy thoái các nguồn tài
nguyên (bao gồm: đất nông nghiệp,

nước, khoáng sản, sinh vật); và đối mặt
với các vấn đề về ô nhiễm môi trường tại
các khu đô thị, công nghiệp, nông
nghiệp, nông thôn Nếu như những vấn
đề này không được quan tâm, phòng
tránh và giải quyết một cách hiệu quả,
bền vững, thì trong thời gian tới chúng ta
sẽ đối mặt với những tác động tiêu cực
của các vấn đề này đến sự tồn tại và phát
triển của chúng ta.
Theo kết quả quan trắc hiện trạng
môi trường trong những năm qua, nguồn
nước mặt trên địa bàn tỉnh An Giang đã
và đang bị ô nhiễm, đặc biệt, tại các khu
vực vùng sâu, vùng xa. Dân số tăng, diện
tích đất bị thu hẹp, hơn nữa, tỷ lệ dân đói
nghèo vẫn còn ở mức cao, chính vì thế,
việc đầu tư cho các cơ sở hạ tầng nhằm
phục vụ sinh hoạt cho người dân nói
chung và phục vụ cho công tác giải quyết
chất thải nói riêng, đặc biệt là chất thải
rắn sinh hoạt chưa được quan tâm đúng
mức. Hiện tại, có thể đánh giá rằng, phần
lớn các loại chất thải và nhất là chất thải
rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn trên
địa bàn tỉnh An Giang được người dân
thải trực tiếp vào sông ngòi, kênh rạch
(đối với các hộ sống ven sông) và để tự
nhiên trên những khu đất trống; một
phần được thu gom và đốt vào mùa khô.

Để khắc phục hiện trạng này và
nhằm thực hiện chiến lược, kế hoạch
hành động lâu dài về bảo vệ môi trường,
việc triển khai thực hiện các chương
trình, dự án, mô hình quản lý mới nhằm
nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn
tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh
An Giang là rất cần thiết.
Với quan điểm đó, thời gian qua,
Sở KHCN đã phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường An Giang hỗ trợ
một số huyện (Châu Thành, Châu Phú,
Thoại Sơn, An Phú, Tri Tôn) triển khai
mô hình nâng cao năng lực quản lý chất
thải rắn tại các xã điển hình, làm cơ sở
cho việc nhân rộng cho các địa phương
khác trên toàn tỉnh. Đây là một trong
những mô hình quản lý chất thải rắn

460
được áp dụng hiệu quả đối với vùng
nông thôn An Giang. Mô hình này được
ứng dụng triển khai dựa trên kết quả dự
án nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ: “Nâng cao năng lực quản lý
chất thải rắn (địa bàn xã An Hảo,
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang)” với
các mục tiêu và nội dung chính như sau:
1.1. Về mục tiêu thực hiện:
- Xây dựng và đào tạo một đội

ngũ tại địa phương (cấp huyện, xã) có
kiến thức và kỹ thuật lắp đặt, vận hành
mô hình quản lý chất thải rắn từ hoạt
động sinh hoạt và thương mại, dịch vụ
tại địa phương.
- Thực hiện hiệu quả công tác
quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn
xã điểm (xã được triển khai chương trình
nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn)
nhằm giảm một lượng lớn chất thải rắn
sinh hoạt và thương mại được thải bỏ, xử
lý không hợp lý; đồng thời, góp phần
giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường
và giảm thiểu những ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân trong khu vực.
- Tạo cơ sở cho việc xã hội hóa
công tác thu gom, xử lý và quản lý chất
thải rắn trên địa bàn xã điểm; đồng thời,
tạo kiện thuận lợi cho việc triển khai
nhân rộng mô hình xã hội hóa hoạt động
này đến các địa phương khác trên địa
bàn tỉnh An Giang.
1.2. Về nội dung thực hiện
- Tổ chức tập huấn nhằm nâng
cao năng lực của đội ngũ có liên quan
đến công tác quản lý, công tác tuyên
truyền về môi trường nói chung và quản
lý chất thải rắn nói riêng. Cụ thể như: các
cán bộ quản lý có liên quan thuộc UBND
các xã và UBND huyện (địa phương

được triển khai chương trình nâng cao
năng lực quản lý chất thải rắn); Cán bộ
tuyên truyền thuộc các tổ chức Đoàn
thanh niên và Hội phụ nữ trên địa bàn
huyện; Ban công trình công cộng và đại
diện ban quản lý các tổ chức thu gom rác
khác trên địa bàn huyện được triển khai
chương trình
- Tổ chức thông tin tuyên truyền
về bảo vệ môi trường và quản lý chất
thải rắn tại địa phương theo hình thức
phát thanh tuyên truyền, họp cộng đồng,
phát động và triển khai các phong trào
làm sạch môi trường.
- Xây dựng và chuyển giao mô
hình thu gom, xử lý rác; Đầu tư trang
thiết bị, phương tiện thu gom, vận
chuyển rác và các thùng chứa rác trung
chuyển cho xã điểm được triển khai
chương trình.
- Thiết lập các trạm trung chuyển
rác phù hợp.
II. Một số kết quả đạt được của các
địa phương thực hiện mô hình nâng
cao năng lực quản lý chất thải rắn.
Mô hình quản lý chất thải rắn
nông thôn được triển khai thí điểm tại
địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên
thông qua dự án “Nâng cao năng lực
quản lý chất thải rắn (địa bàn xã An Hảo,

huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang)” năm
2002 – 2003 và tiếp tục được Sở KHCN
phối hợp với Sở TNMT tổ chức ứng
dụng, nhân rộng tại các địa phương khác

461
như: xã Cần Đăng, huyện Châu Thành
(năm 2005 - 2006); xã Vĩnh Khánh,
huyện Thoại Sơn và xã Khánh Hòa,
huyện Châu Phú (năm 2006 - 2007); xã
Quốc Thái, huyện An Phú và thị trấn Ba
Chúc, huyện Tri Tôn (năm 2007 – 2008).
Từ kết quả triển khai, có thể đánh
giá rằng, mô hình đã thành công trong
việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng
dân cư, giúp mọi người có ý thức về
cộng đồng tham gia quản lý rác. Thực tế
cho thấy, qua quá trình thực hiện dự án,
nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên
địa bàn các xã điểm được triển khai mô
hình đã tăng lên rõ rệt.
Mô hình đã thực hiện một cách
có hiệu quả việc nâng cao nhận thức
cũng như năng lực quản lý chất thải rắn
cho các cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản
lý có liên quan đến lĩnh vực môi trường
của địa phương. Cụ thể như, đã đào tạo
một đội ngũ cán bộ thuộc các xã và
huyện triển khai mô hình đạt được những
kiến thức và kỹ năng cơ bản về tuyên

truyền, quản lý chất thải rắn. Một lượng
lớn rác tồn đọng trong những năm qua
cùng với lượng rác mới phát sinh trong
thời gian triển khai mô hình đã được thu
gom, xử lý và thải bỏ hợp lý hơn.
Trong quá trình triển khai, mô
hình đã thực hiện tốt từ khâu tuyên
truyền, vận động, đến việc tổ chức, phối
hợp thực hiện, cũng như việc kiểm tra,
giám sát quá trình thực hiện. Trên cơ sở
đó, đã tạo nền vững chắc cho các địa
phương được triển khai mô hình trong
việc tiếp tục công tác quản lý chất thải
rắn sau khi kết thúc sự hỗ trợ thực hiện
từ Sở KHCN và Sở TNMT.
Một số kết quả đạt được về tổ
chức quản lý, thu gom và xử lý rác thải
tại các địa phương, cụ thể như:
2.1. Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên
Trước khi dự án được triển khai,
luợng chất thải rắn được đội vệ sinh
thuộc xã An Hảo thu gom, quản lý đạt
khoảng 8% tổng lượng rác thải bỏ
(không kể rác thải của du khách). Đối
với 92% lượng rác thải không được thu
gom và thải bỏ đúng nơi qui định, một số
hộ dân tự xử lý bằng cách đốt (chiến tỷ
lệ khoảng 24 - 35% tổng số hộ được điều
tra); một số khác sử dụng biện pháp chôn
tại sân vườn (2,6 - 3,8% hộ dân) và làm

phân bón (chiếm tỷ lệ 2,7 - 5,1%). Các
hộ dân còn lại thải bỏ trực tiếp rác thải
vào các ao, hồ, suối và khu đất trống gần
nhà. Riêng đối với tuyến đường lên Núi
Cấm, rác thải từ du khách và các hộ dân
sinh sống, kinh doanh trên tuyến đường
này thật sự chưa được quan tâm và quản
lý đúng mức. Do đó, việc nghiên cứu cải
tiến hệ thống thu gom rác thật sự là một
trong những vấn đề quan trọng cần
nghiên cứu thực hiện trong dự án nâng
cao năng lực quản lý chất thải rắn.
Kết quả đạt được sau khi triển
khai dự án:
- Về tổ chức thu gom:
+ Thu gom được rác trên tất cả
các tuyến đường chính ở khu vực dưới
chân núi (ấp An Hòa) và trên núi (ấp
Thiên Tuế, Vồ Đầu), khu hành chính,

462
khu chợ, khu dân cư và trung tâm của
khu du lịch Lâm Viên.
+ Tổng lượng rác được thu gom,
xử lý: 78,4 tấn (từ 8/2003 – 12/2003),
chiếm khoảng 43% tổng lượng rác thải
bỏ trên toàn xã An Hảo, tăng khoảng
35% trước khi thực hiện dự án; trong đó,
rác hữu cơ, loại rác dễ phân hủy, chiếm
khoảng 2/3 tổng lượng rác được thu

gom, bao gồm: dưới chân núi: 68,8 tấn
(bình quân 500kg/ngày); trên núi: 9,6
tấn (bình quân 200kg/ngày), rác sau khi
thu gom được cho vào khoảng 50 hố rác,
bãi rác lâu năm (trong đó, khoảng 7 hố
cố định) và xử lý bằng chế phẩm EM.
Một phần nhỏ rác từ các hố chứa rác lâu
năm, dung tích nhỏ được xử lý bằng cách
đốt.
2.2. Xã Cần Đăng, huyện Châu
Thành
Ước tính tổng lượng chất thải rắn
bình quân mỗi ngày từ các hoạt động
sinh hoạt, thương mại trên địa bàn xã
Cần Đăng, huyện Châu Thành của các hộ
dân chiếm khoảng 11 tấn/ngày (tính toán
theo các số liệu thống kê năm 2005 của
Sở Khoa học và Công nghệ), trong đó
đặc biệt chú ý: chất thải độc hại như: vỏ
bao thuốc bảo vệ vật, pin chì : 32
tấn/năm. Các loại chất thải này rất khó
xử lý và dễ tích tụ độc chất trong động
thực vật dẫn đến gây nguy hại sức khỏe
con người khi ăn phải các động thực vật
bị nhiễm; túi ni lon chiếm: 21,861
tấn/năm. Đây là loại chất thải khó phân
hủy trong môi trường, gây xấu cảnh
quan, làm thu hẹp diện tích đất canh tác
và làm ô nhiễm môi trường nước
Các loại chất thải rắn trên đã ảnh

hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước nói
riêng và môi trường sống nói chung.
Trong khi đó, hiện trạng hệ thống quản
lý chất thải ở khu vực này chỉ mang tính
tự phát và gây ô nhiễm môi trường.
Lượng chất thải rắn được đội vệ sinh
thuộc xã Cần Đăng thu gom, quản lý
(trong thời gian qua) đạt khoảng 15,97%
tổng lượng rác thải bỏ. Đối với 84,03%
lượng rác thải không được thu gom và
thải bỏ đúng nơi qui định, đa số hộ dân
tự xử lý bằng cách đốt (chiến tỷ lệ
khoảng 45 - 55% tổng số hộ được điều
tra); một số khác sử dụng biện pháp chôn
tại sân vườn (2,6 - 3,8% hộ dân) và làm
phân bón (chiếm tỷ lệ 2,7 - 5,1%). Các
hộ dân còn lại thải bỏ trực tiếp rác thải
vào sông, ao, hồ và khu đất trống gần
nhà. Riêng đối với khu vực chợ xã Cần
Đăng, rác thải từ các hộ dân sinh sống và
hộ kinh doanh ở khu vực này thật sự
chưa được quan tâm và quản lý đúng
mức. Điều này đã gây ảnh hưởng đến
môi trường, cảnh quan nói chung và chất
lượng nguồn nước sinh hoạt nói riêng.
Chính vì thế, việc cải tiến hệ thống thu
gom rác thật sự là một trong những vấn
đề quan trọng cần thực hiện trong thời
gian tới nhằm làm tăng gấp đôi tỷ lệ rác
được thu gom từ 15,97 % lên 38,64 % và

giảm lượng rác thải không được thu gom
từ 84,03 % xuống 61,38% .
Trên cơ sở tình hình thực tế về rác
thải của các xã thuộc huyện Châu Thành
nói chung và xã Cần Đăng nói riêng; Và
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, xử
lý rác; Ủy ban nhân dân huyện Châu

463
Thành phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi
trường An Giang triển khai mô hình
quản lý xử lý rác trên địa bàn xã Cần
Đăng, huyện Châu Thành. Mô hình này
đã được thực hiện từ tháng 8 năm 2005
và đạt được một số kết quả như sau:
- Về lượng rác được thu gom, xử
lý và chuyển về bãi rác của huyện mỗi
ngày khoảng 3,2 tấn, tăng 1,7 tấn/ngày
so với trước đây.
- Về phạm vi thu gom rác: trong
thời gian triển khai mô hình, phạm vi
được mở rộng hơn trước, bán kính của
khu vực được thu gom tính từ trung tâm
xã là 500 mét, tăng 200 mét so với trước
đây.
- Về số hộ tham gia mô hình: số
hộ đăng ký và tham gia thực hiện mô
hình ngày càng nhiều (452 hộ), tăng 41%
so với trước. Bên cạnh đó, ý thức người

dân về vấn đề bảo vệ môi trường, thải bỏ
rác thải đúng nơi qui định ngày càng
tăng lên rõ rệt.
2.3. Xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại
Sơn; xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú;
xã Quốc Thái, huyện An Phú và thị
trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn
Theo đánh giá của Sở KHCN và
Sở TNMT, mô hình nâng cao năng lực
quản lý chất thải rắn tại các địa phương
trên đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra,
bước đầu tạo dựng được mô hình điểm
thu gom rác tại các huyện được triển
khai hỗ trợ thực hiện mô hình, hình
thành được đội ngũ quản lý, thu gom rác
mang tính chuyên nghiệp tại địa phương.
Bên cạnh đó, ý thức về bảo vệ môi
trường của các người dân tại các địa
phương này cũng được nâng cao, tạo tiền
đề tốt cho công tác duy trì hoạt động
quản lý, thu gom rác thải và triển khai
thử nghiệm các mô hình xử lý rác tại chỗ
với qui mô nhỏ, phù hợp.
III. Kiến nghị giải pháp nâng cao
năng lực quản lý chất thải rắn nông
thôn tỉnh An Giang và vai trò của giáo
dục đại học.
3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận
thức về rác thải và bảo vệ môi trường:
- Các địa phương cần tích cực

tham gia thực hiện các chiến dịch tuyên
truyền về bảo vệ môi trường nói chung
và quản lý chất thải rắn nói riêng do Bộ
Tài nguyên và Môi trường cũng như Sở
Tài nguyên và Môi trường phát động
hàng năm. Ngoài ra, địa phương cũng
cần phải chủ động tổ chức các đợt tuyên
truyền vận động khác theo điều kiện thực
tế của địa phương. Mục tiêu của các
chiến dịch tuyên truyền, vận động nhằm
nâng cao nhận thức cũng như trách
nhiệm của các nhà lãnh đạo, các cán bộ
quản lý có liên quan đến lĩnh vực môi
trường và quản lý chất thải, quan trọng
hơn nữa là nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của các tầng lớp nhân dân sống và
làm việc trên địa bàn xã.
- Về hình thức tuyên truyền, có
thể sử dụng hình thức phát thanh hàng
tuần, tranh ảnh cổ động, tổ chức các
chiến dịch vệ sinh môi trường (quét dọn
rác, khai thông cống rảnh ), tổ chức giải
quyết các tranh chấp về môi trường

464
thông qua các buổi họp dân trong tổ,
trong ấp
3.2. Đào tạo nâng cao năng lực quản
lý chất thải rắn:
Công tác quản lý chất thải rắn

ngày càng đòi hỏi người tham gia phải
có những kiến thức cơ bản về qui trình
quản lý hợp lý và hạn chế các tác động
đến môi trường. Do thành phần rác ngày
càng phức tạp, nên việc quản lý rác như
thời gian qua thật sự đã ảnh hưởng tiêu
cực đến chất lượng môi trường. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến hiện
trạng trên là do thiếu thốn về các cơ sở
vật chất và đặc biệt là hạn chế về nguồn
nhân lực có kiến thức quản lý chất thải.
Chính vì thế, việc nâng cao năng lực đội
ngũ kỹ thuật quản lý chất thải cấp huyện,
xã là rất cần thiết. Việc làm này sẽ tạo
cho địa phương một đội ngũ nhân lực
làm công tác quản lý chất thải có những
kiến thức cơ bản về thành phần rác thải,
cách phân loại, tái sử dụng, tái chế, và
quản lý chất thải một cách bền vững
Về đối tượng được đào tạo: Lựa
chọn và cử một số cán bộ tham gia các
lớp tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn do
Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc các
đơn vị khác có năng lực trong lĩnh vực
này tổ chức. Cán bộ được lựa chọn phải
có khả năng tiếp nhận những kiến thức
về quản lý chất thải rắn, đồng thời, đang
hoặc được qui hoạch đảm nhiệm công
tác này tại địa phương.
Phương pháp đào tạo: truyền đạt

lý thuyết, thảo luận nhóm, tham quan
thực địa tại một số bãi rác và khu vực tái
chế, xử lý rác.
Nội dung đào tạo: Nghiên cứu xây
dựng tài liệu tập huấn và tổ chức tập
huấn nhằm nâng cao năng lực của đội
ngũ quản lý chất thải rắn tại địa phương.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên
được trang bị các kiến thức cơ bản về:
Tổng quan về chất thải rắn; Thành phần
và phân loại chất thải rắn; Hệ thống quản
lý tổng hợp chất thải rắn; Các công cụ
trong quản lý chất thải; Công cụ kinh tế
trong quản lý chất thải rắn; Những
nguyên lý cơ bản của kinh tế chất thải;
Hệ thống kỹ thuật trong quản lý chất thải
rắn; Giáo dục cộng đồng trong quản lý
chất thải rắn; Ủ phân compost; Giới
thiệu phương pháp tư duy trong giải
quyết vấn đề; Các phương pháp thảo
luận tư duy…
3.3. Cải tiến, hình thành hệ thống
quản lý chất thải rắn tại địa phương:
- Tổ chức mới về nguồn lực tham
gia mô hình quản lý chất thải rắn nông
thôn tại địa phương (cấp huyện, xã) (đối
với những địa phương chưa có đơn vị
quản lý, thu gom rác) hoặc sắp xếp, cải
tiến lại mô hình quản lý, thu gom rác
(đối với những địa phương đã có nhưng

hoạt động không hiệu quả), trước hết,
thông qua việc thành lập Ban quản lý
chất thải rắn do UBND xã quản lý, bao
gồm các công nhân thuộc đội thu gom
rác.
Đối với công nhân thu gom rác,
cần trang bị cho công nhân những kiến
thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách

465
phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp
lý. Cần cung cấp thêm nhiều thông tin về
loại rác thải có thể được tái sử dụng, tái
chế và nơi thu mua các loại phế thải này.
Ngoài ra, phải trang bị đầy đủ các dụng
cụ lao động và bảo hộ lao động nhằm tạo
điều kiện làm việc an toàn hơn cho công
nhân.
Khi công tác quản lý chất thải của
địa phương hoạt động ổn định, UBND xã
cần tổ chức đấu thầu công khai cho các
tổ chức cá nhân có đủ năng lực đáp ứng
các yêu cầu mà công tác này đề ra, nhằm
thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác
quản lý chất thải rắn nói riêng và bảo vệ
môi trường nói chung.
- Xây dựng kế hoạch thu gom rác
(khu vực thu gom, lịch trình, tổ chức thu
phí, phân loại để thuận lợi cho việc tái sử
dụng, tái chế, giải pháp xử lý sơ bộ, kinh

phí triển khai….).
Xác định các khu vực cần được tổ
chức thu gom, trước hết tập trung vào
các khu vực chợ, khu hành chính, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh và các khu dân
cư tập trung đông đúc khác nằm ven các
tuyến đường có điều kiện hạ tầng phù
hợp với phương tiện vận chuyển tại địa
phương. Địa phương cần có kế hoạch mở
rộng mạng thu gom nhằm đáp ứng với
điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và
góp phần làm giảm chi phí tổ chức và
đầu tư cho công tác này.
Về lịch trình thu gom, vận chuyển
rác, cần thường xuyên theo dõi và nghiên
cứu lịch trình này để tổ chức thực hiện
phù hợp với các yêu cầu tối ưu về lượng
rác, nhân công, phương tiện vận chuyển,
yêu cầu của chủ nguồn thải sao cho chi
phí thu gom thấp nhưng đạt hiệu quả
cao. Đối với công đoạn vận chuyển, có
thể đánh giá rằng, trong công đoạn này,
phương tiện vận chuyển là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định
hiệu quả của hoạt động thu gom. Việc
đầu tư phương tiện vận chuyển phải phù
hợp với điều kiện về địa hình, hạ tầng,
kinh phí, lượng rác thải của địa
phương. Ngoài ra, việc lựa chọn tuyến
đường vận chuyển cũng cần phải quan

tâm sao cho chiều dài quãng đường vận
chuyển ngắn, thuận lợi và đáp ứng các
yêu cầu đề ra.
Về việc phân loại, xử lý và thải bỏ
rác, công nhân thu gom rác cần quan tâm
tách riêng những phế thải có thể tái sử
dụng, tái chế từ khối rác (bao gồm các
loại rác hữu cơ dễ phân hủy). Có thể sử
dụng trạm trung chuyển làm nơi phân
loại rác và xử lý một phần rác hữu cơ dễ
phân hủy sau thu gom theo phương pháp
compost hóa trong điều kiện sử dụng chế
phẩm sinh học nhằm làm tăng quá trình
phân hủy rác, giảm mùi hôi từ khối rác
và hạn chế được côn trùng gây bệnh
Đồng thời, có thể thu hồi các rác thải vô
cơ có khả năng tái sử dụng, tái chế tại
mặt bằng khu vực trạm trung chuyển.
Các loại rác thải sau khi đã được phân
loại tại trạm trung chuyển, phần còn lại
(những loại rác vô cơ không được thu
hồi để tái sử dụng, tái chế và những loại
rác hữu cơ khó phân hủy khác) sẽ được
vận chuyển về bãi rác chung của huyện
để thải bỏ.

466
Về hình thức và mức thu phí thu
gom, xử lý và thải bỏ rác thải bỏ rác thải,
nhằm duy trì hoạt động quản lý rác thải,

địa phương cần thực hiện tốt quá trình
vận động các hộ dân, hộ sản xuất kinh
doanh trên địa bàn tích cực tham gia
chương trình quản lý rác thải mà địa
phương đang thực hiện. Mức phí và cách
thu phí phải được người dân thống nhất
cao và thể hiện rõ trong hợp đồng thu
gom, xử lý rác thải giữa chủ nguồn thải
và đơn vị quản lý hoạt động này. Để thực
hiện tốt công tác vận động, UBND xã
nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
mặt trận, đoàn thể của địa phương triển
khai một cách thường xuyên và có hiệu
quả về vấn đề quản lý rác, qua đó, vận
động sự đồng tình của chủ nguồn thải về
mức phí và cách thu phí thu gom.
Để duy trì mô hình sau khi kết
thúc chương trình thông qua các dự án
hỗ trợ, UBND xã cần phối hợp chặt chẽ
với Ban Công trình công cộng huyện và
các đơn vị quản lý có liên quan khác
nghiên cứu và đề xuất phương án đưa chi
phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi
trường nói chung và quản lý chất thải nói
riêng vào kinh phí hoạt động hàng năm
của địa phương trên cơ sở phân cấp về
quản lý và ngân sách.
3.4. Nhân rộng mô hình quản lý chất
thải rắn trên địa bàn tỉnh An Giang
Trên cơ sở các giải pháp nhằm

nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn
trên địa bàn các xã thuộc các huyện
được triển khai mô hình, các địa phương
khác có thể vận dụng các giải pháp này
nhằm xây dựng hoặc cải thiện hệ thống
quản lý chất thải rắn tại mỗi địa bàn tùy
vào điều kiện thực tế của từng nơi. Cụ
thể như, cần quan tâm đến các yếu tố
quan trọng trong hệ thống quản lý chất
thải rắn như: Yếu tố về nguồn nhân lực
có khả năng tham gia quản lý chất thải
rắn; Mức độ nhận thức về vấn đề bảo vệ
môi trường nói chung và quản lý chất
thải rắn nói riêng của các cấp lãnh đạo
cũng như các tầng lớp nhân dân tại địa
phương; Điều kiện về kinh tế xã hội và
qui hoạch phát triển của mỗi địa phương;
Điều kiện về tự nhiên, địa hình của mỗi
vùng như: vùng núi, nhiều đồi dóc hay
vùng ngập lụt, trủng, thấp; Điều kiện về
địa giới hành chính hiện tại và trong
tương lai. Ngoài ra, cũng cần quan tâm
hiện trạng dân số và chất lượng cuộc
sống của người dân trong các cụm tuyến
dân cư tại mỗi khu vực; Cần quan tâm
đến điều kiện về hạ tầng, trang thiết bị
hiện có và khả năng đầu tư đối với các
đáp ứng trong hệ thống quản lý chất thải
rắn
Việc quản lý chất thải rắn là một

trong những công tác đòi hỏi phải có giải
pháp tổng hợp từ nhiều lĩnh vực như: kỹ
thuật, hành chính, xã hội, kinh tế và
cần có sự hợp tác chặt chẽ của cả cộng
đồng. Chính vì thế, đây được xem là một
trong những vấn đề gặp rất nhiều khó
khăn trong quá trình thực hiện từ nhiều
năm qua và ngay cả trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để góp phần vào sự phát triển
bền vững của xã hội, công tác quản lý
chất thải rắn đòi hỏi phải được quan tâm
và thực hiện hiệu quả nhằm cải thiện
chất lượng môi trường, cảnh quan môi

467
trường và quan trọng hơn nữa, chính là
chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng.
Về các chế tài trong quá trình
thực hiện công tác quản lý chất thải rắn
tại địa phương, cần ban hành các qui
định về việc xử lý, thải bỏ rác thải của
người dân trên địa bàn xã, đặc biệt đối
với các hộ dân không có hoạt động sản
xuất kinh doanh. Trong đó, phải qui định
chi tiết về đối tượng xả thải rác, phương
pháp xử lý rác, nơi thải bỏ rác, hình thức
phạt, mức phạt đối với những hành vi vi
phạm trên cơ sở Pháp luật hiện hành và
phân cấp quản lý đối với địa phương.
Qui định này phải được thống nhất của

Hội đồng nhân dân của địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
UBND xã cần kiểm tra, giám sát thường
xuyên nhằm phát hiện kịp thời những
thiếu sót, những điểm chưa phù hợp để
hoàn chỉnh dần qui định và để qui định
đi vào cuộc sống của người dân.
3.5. Thử nghiệm các công nghệ xử lý
rác qui mô nhỏ
Việc thử nghiệm và lựa chọn mô
hình công nghệ xử lý rác phù hợp với
điều kiện và thành phần rác thải nông
thôn tại các địa phương cũng cần được
nghiên cứu triển khai ngay sau khi rác
thải được thu gom, quản lý tốt. Rác thải
nông thôn với hàm lượng chất hữu cơ dễ
phân hủy cao, vì vậy, việc nghiên cứu
triển khai thử nghiệm các công nghệ xử
lý kết hợp tái chế chất thải hữu cơ thành
chất mùn, phân hữu cơ… là rất cần thiết,
nhằm góp phần làm giảm nhanh lượng
rác thải bỏ, tận dụng rác hữu cơ phân
hủy thành mùn, làm nguyên liệu chế biến
phân hữu cơ sinh học phục vụ sản xuất
nông – lâm nghiệp. Một số mô hình công
nghệ có thể được nghiên cứu ứng dụng
như: công nghệ xử lý chất thải rắn bằng
biện pháp yếm khí tùy nghi (ABT), công
nghệ xử lý bằng phương pháp ủ yếm –
háo khí cưỡng bức…

3.6. Giáo dục đại học đối với việc
nâng cao năng lực quản lý chất thải
rắn
Nhằm nâng cao năng lực quản lý
cũng như các giải pháp kỹ thuật trong tái
chế, xử lý chất thải chất thải rắn nói
chung và chất thải rắn tại các khu vực
nông thôn nói riêng rất cần sự tham gia
của giáo dục đại học.
Giáo dục đại học có vai trò lớn
trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho
cộng đồng, xã hội có khả năng đáp ứng
các yêu cầu về lĩnh vực bảo vệ môi
trường cũng như lĩnh vực quản lý chất
thải rắn thông qua các đề tài, dự án
nghiên cứu, triển khai, và đặc biệt là,
thông qua chương trình đào tạo ngắn
hạn, dài hạn của các trường đại học.
Một số nội dung đào tạo và các đề
tài, dự án cần được nghiên cứu, triển
khai để có thể đáp ứng tốt về nguồn nhân
lực cũng như cơ sở lý luận phục vụ cho
công tác quản lý chất thải rắn, cụ thể
như: đào tạo về quản lý dự án, kiểm toán
môi trường, kinh tế chất thải, các giải
pháp kỹ thuật để thu gom, xử lý và tái
chế chất thải rắn.




468
SOLUTIONS TO IMPROVE CAPACITY OF SOLID WASTE
MANAGEMENT IN RURAL AREAS, AN GIANG PROVINCE

Dinh Thi Viet Huynh
Department of Science and Technology, An Giang Province. Vietnam

Abstract
Currently, that rate, most of the
waste is solid waste and living in rural
areas of the province of An Giang people
discharged directly into rivers and canals
(for the households living along the river)
and to nature on the empty land, a portion
is collected and burned in the dry season.
To overcome this situation and to
implement strategies, long-term action
plans on environmental protection, the
implementation of programs, projects and
new management models to improve
quality management Solid waste in rural
areas of An Giang province is essential.
On that basis, the model of solid waste
management in rural pilot areas in An
Hao Commune, Tinh Bien district
through the "model building of solid
waste management (in An Hao commune,
Tinh Bien district, An Giang province)”
project from 2002 to 2003 and it
continuely coordinate with the

Department of Natural Resources and
Environment of An Giang province to
held applications, replication in other
provinces such as Can Dang commune,
Chau Thanh district (from 2005 to 2006),
Vinh Khanh Thoai Son district, Khanh
Hoa commune, Chau Phu (from 2006 to
2007); Quoc Thai commune, An Phu
district and Ba Chuc town, Tri Ton
district (2007 - 2008).
The model had effective results in
improving awareness and management
capacity about solid waste of leaders and
managers involved in the field of the local
environment. Specifically, the local staffs
at commune and district were equipped
basic knowledge and skills of
communicating, solid waste managing. A
large amount of old garbage along with
new one arising during the development
of the model have collected, processed
and disposed more reasonable.
During the deployed process, the
model performed very well from the stage
of propaganda, mobilization,
organization, implemented cooperation
and inspection as well as supervision of
the implemented process, creating a basic
foundation for the locals to deploy the
model ongoing of solid waste

management after ending of the
implemented support from DOST and the
Department of Natural Resources and
Environment. On that basis, proposing
solutions to improve solid waste
management in the rural areas in An
Giang province as follows:

469
1. Propagating to improve
awareness about waste and environmental
protection.
2. Training to improve the solid
waste management capacity.
3. Innovating establishing a solid
waste management system at the locals.
4. Expanding the solid waste
management models in An Giang
province.
5. Trying small-scale waste
treatment technologies.
6. Educating at university degree
for improving the solid waste
management capacity.

Tài liệu tham khảo/ References:
1/ ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh, Báo cáo kết quả dự án “Nâng cao năng lực quản lý
chất thỉa rắn (địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang”), năm 2004, .
2/ Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, Báo
cáo kết quả “Chuyển giao mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn” trên địa bàn huyện Châu

Thành (2005), huyện Thoại Sơn (2006), huyện Châu Phú (2006), huyện An Phú (2008),
huyện Tri Tôn (2008).
3/ ThS. Trương Kiến Thọ, ThS. Nguyễn Trần Thiện Khánh, KS. Đoàn Văn Nhã, KS.
Nguyễn Dương Quỳnh, Báo cáo kết quả “Chế biến compost bằng công nghệ ủ yếm khí –
háo khí cưỡng bức”, năm 2007.
4/ ThS. Trương Kiến Thọ, Báo cáo kết quả “Ứng dụng công nghệ A.B.T xử lý rác thải
sinh hoạt công suất 5 m
3
/ngày tại xã An Hảo - huyện Tịnh Biên”, năm 2009.







×