Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 58 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN












ĐỀ ÁN
“THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH
ĐỐI VỚI GIA SÚC VÀ GIA CẦM, GIAI ĐOẠN 2014-2018”













HÀ NỘI 8/2014


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5
2.1 Chủ trương của Đảng 5
2.2. Pháp luật của Nhà nước 5
2.3. Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6
2.4. Quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam 6
III. PHẠM VI ĐỀ ÁN 6
PHẦN I: TỔNG QUAN 8
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 8
1.1. Chăn nuôi của cả nước 8
1.2. Chăn nuôi tại 07 tỉnh 8
II. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH 11
2.1. Tình hình dịch bệnh ở lợn 11
2.2. Tình hình dịch bệnh gia cầm 12
III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH 13
3.1. Thực trạng về xây dựng cơ sở ATDB 13
3.2. Tồn tại, bất cập hiện nay ảnh hưởng đến việc xây dựng vùng, cơ sở
ATDB 15
IV. CÔNG TÁC THÚ Y 15
4.1. Hệ thống thú y 15
4.2. Công tác phòng chống dịch bệnh động vật 17
4.3. Công tác kiểm dịch động vật 20
4.4. Công giết mổ tác kiểm soát giết mổ 22
PHẦN II: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP 24
I. QUAN ĐIỂM 24
II. MỤC TIÊU 25

2.1. Mục tiêu chung 25
2.2. Mục tiêu cụ thể 25
3

III. GIẢI PHÁP 26
3.1. Giải pháp chung 26
3.2. Giải pháp cụ thể 28
PHẦN III. KINH PHÍ THỰC HIỆN 32
I. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 32
II. DỰ TOÁN KINH PHÍ 33
2.1. Ngân sách địa phương (tính cho 1 năm): 70 tỷ đồng 33
2.2. Ngân sách Trung ương (tính cho 1 năm): 3,5 tỷ đồng 34
PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 35
I. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 35
II. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh 35
III. Trách nhiệm của chủ các cơ sở chăn nuôi tập trung tham gia xây dựng cơ
sở ATDB 35
IV. Trách nhiệm của người chăn nuôi nhỏ lẻ 36
V. Trách nhiệm của người hành nghề thú y 36
VI. Trách nhiệm của người buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm 36
PHỤ LỤC 37
I. Yêu cầu của OIE về xây dựng vùng, cơ sở ATDB 37
II. Bản đồ khu vực xây dựng vùng, cơ sở ATDB 55

4

PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam đến 2020 xác định chăn
nuôi sẽ chiếm khoảng 42% trong toàn ngành nông nghiệp, an toàn dịch bệnh và

vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm, các loại bệnh nguy hiểm đến động vật
được kiểm soát. Nhu cầu về các sản phẩm động vật sẽ tăng gấp đôi trong vòng
20 năm tới bởi thịt, trứng và các sản phẩm sữa trở thành nguồn cung cấp prôtêin
ngày càng quan trọng đối với con người. Trong khu vực, phần lớn sự gia tăng
nhu cầu prôtêin động vật ở các nước đang phát triển mới nổi như Trung Quốc
(dân số dự kiến đạt 1,4 tỷ năm 2015) và Ấn Độ (dân số dự kiến đạt 1,35 tỷ năm
2015). Đây là cơ hội lớn của các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam, xuất khẩu sản phẩm động vật sang các thị trường này. Hơn nữa, năm 2015
cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập, mở ra cơ hội xuất khẩu hàng hóa
cho các nước thành viên ASEAN. Theo thông lệ quốc tế, các nước có dịch Lở
mồm long móng (LMLM) và cúm gia cầm thường gặp nhiều khó khăn trong
việc xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc và gia cầm. Tuy nhiên, Thái Lan đã thành
công trong việc áp dụng mô hình cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với cúm
gia cầm và đang xây dựng vùng ATDB đối với bệnh LMLM để phục vụ xuất
khẩu. Giá trị xuất khẩu sản phẩm thịt gà, thịt lợn trong năm 2013 của Thái Lan
đạt giá trị trên 4 tỷ USD.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, theo đó
Chính phủ định hướng chung về chăn nuôi theo hướng: Khuyến khích áp dụng
công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong
chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng xuất, cắt
giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo
hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ
hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của
ngành chăn nuôi; Giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; tăng cường dịch vụ
thú y; áp dụng tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh theo chuỗi giá trị. Do vậy, việc xây
dựng vùng, cơ sở ATDB là giải pháp phù hợp, theo đúng tinh thần chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ và theo xu hướng chung của thế giới.
Đối với các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung, việc áp dụng các biện

pháp an ninh sinh học để đảm bảo an toàn dịch bệnh là chìa khóa giúp cho cơ sở
phát triển chăn nuôi bền vững, tạo ra những sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao
trên thị trường, đồng thời mang lại cơ hội xuất khẩu động vật và sản phẩm động
vật sang các nước, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Đối với nhiều hộ gia đình
nông thôn, chăn nuôi là một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình.
Ngoài nguồn lợi chính là những sản phẩm thịt, trứng thì chăn nuôi còn đem lại
những nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác như phân bón, sức kéo và là phương
tiện vận chuyển, Có thể nói chăn nuôi là nguồn sinh kế của người nông dân.
5

Nguồn sinh kế ấy có thể mất đi do gia súc, gia cầm bị bệnh, chết và phải tiêu
hủy trong trường hợp dịch bệnh xảy ra với tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao.
Do đó việc xây dựng được các vùng, cơ sở ATDB sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho
người nông dân, là động lực để phát triển ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế
khác có liên quan. Đồng thời việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB sẽ góp phần vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, đảm bảo nguồn dinh dưỡng, an
toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.
Đề án "Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc
và gia cầm, giai đoạn 2014-2018” được xây dựng nhằm phát triển bền vững
ngành chăn nuôi có tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời
sống xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án này sẽ là căn cứ để ngành thú y
triển khai các chương trình, dự án, các hoạt động hàng năm, cũng như thu hút
các nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển hiệu quả, bền vững của toàn
ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới; đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng, sửa
đổi các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn và chỉ đạo, điều
hành có hiệu quả hơn trong công tác thú y.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1 Chủ trương của Đảng
- Nghị quyết 08-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Khóa X.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2.2. Pháp luật của Nhà nước
- Pháp lệnh Thú y năm 2004;
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
- Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật;
- Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 về việc sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo
Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010;
- Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy định phòng chống
bệnh Lở mồm long móng gia súc;
- Thông tư 69/2005/TT-BNN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng,
chống dịch cúm (H5N1) ở gia cầm;
6

2.3. Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội
nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
- Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống

thuỷ sản đến năm 2020.
- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về việc Phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020.
- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
- Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập
kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 ban hành chương
trình hành động thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo quyết định số 899/QĐ-TTg ngày
10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2.4. Quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam
- Cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):
Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ của Hiệp định về Áp dụng các biện
pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS) ngay khi gia nhập WTO.
- Quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) về thú y động vật trên cạn
phục vụ giao thương quốc tế.
III. PHẠM VI ĐỀ ÁN
3.1. Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia súc và
gia cầm, giai đoạn 2014-2018”, trước mắt tập trung xây dựng:
- Cơ sở chăn nuôi lợn tập trung ATDB đối với 03 bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm ở lợn (LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn); cơ sở chăn nuôi gà, vịt tập trung
ATDB đối với 03 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn,
7

Gumboro) tại 07 tỉnh chăn nuôi trọng điểm thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng

(Nam Định và Thái Bình), Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Phước, Bình Dương và Tây Ninh).
- Vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM tại 02 tỉnh chăn nuôi lợn
trọng điểm để xuất khẩu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái
Bình) và đối với bệnh Cúm gia cầm tại 05 tỉnh chăn nuôi gia cầm trọng điểm
thuộc vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình
Dương và Tây Ninh).
3.2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 đến năm 2018
3.3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.4. Chủ trì đề án: Cục Thú y

8

PHẦN I: TỔNG QUAN
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
1.1. Chăn nuôi của cả nước
Theo số liệu thống kê, năm 2012 cả nước có khoảng 360,7 triệu con gia
súc, gia cầm (gồm có: 325 triệu con gia cầm; 26,5 triệu con lợn; 5,2 triệu con
bò; 2,6 triệu con trâu; 1,4 triệu con dê cừu). Số lượng trang trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm là gần 8.200 trang trại, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng
sông Hồng (gần 3200 trang trại), Đông Nam bộ (hơn 1900 trang trại) và Đồng
bằng sông Cửu Long (hơn 1000 trang trại). Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
năm 2012 đạt gần 145 ngàn tỷ đồng, trong đó chăn nuôi gia súc đạt trên 101
ngàn tỷ đồng, chăn nuôi gia cầm đạt gần 30 ngàn tỷ đồng, sản phẩm chăn nuôi
không qua giết thịt đạt trên 14 ngàn tỷ đồng.
1.2. Chăn nuôi tại 07 tỉnh
1.2.1. Nam Định
Nam Định là tỉnh đồng bằng thuộc phía Nam Đồng bằng sông Hồng, diện
tích 1.643,97 km
2

, có 10 đơn vị huyện, thành phố với 229 xã, phường, thị trấn,
dân số gần 2 triệu người. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam, Thái Bình,
phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 72
km. Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau:
a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 6,4 triệu con, trong đó có 4,9 triệu con
gà và 1,2 triệu con vịt và 0,3 triệu con gia cầm khác (chim cút, ngan, ngỗng,
chim bồ câu).
b) Lợn: Tổng đàn lợn là 761.180 con (trong đó có 140.000 lợn nái) và có
hơn 2 triệu lợn sữa.
c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 38.217 con.
1.2.2. Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nằm ở phía Đông nam Đồng bằng sông Hồng, diện tích
tự nhiên 1.546 km², có 8 đơn vị huyện, thành phố với 286 đơn vị xã, phường, thị
trấn. Thái Bình tiếp giáp với tỉnh Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía Tây
bắc, Hải Phòng ở phía Đông bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và
Tây nam, phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Tình hình chăn nuôi của tỉnh
như sau:
a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 10.832.000 con, trong đó có: 8.025.000
con gà, 206.000 con vịt, ngan và 2.601.000 con gia cầm khác (chim cút, bồ câu).
b) Lợn: Tổng đàn lợn là 1.014.645 con; trong đó: Lợn nái: 196.258 con,
lợn đực giống: 1.330 con, lợn thịt: 817.057 con.
c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 49.947con, trong đó: trâu: 5.572 con, bò:
44.375 con.
9

1.2.3. Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở phía bắc vùng
Đông Nam bộ, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Phía Đông giáp tỉnh Bình
Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía
Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có 01 thành phố và 10

huyện, thị xã với 173 xã, phường, thị trấn. Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau:
a) Gia cầm: Tổng đàn gà hiện nay là 12.417.000 con, chăn nuôi trang trại
chiếm khoảng 86,31% tổng đàn, với 432 trang trại; tổng đàn vịt, ngan, ngỗng
555.000 con; tổng đàn chim cút: 5.886.000 con.
b) Lợn: Tổng đàn lợn là 1.397.034 con, trong đó chăn nuôi trang trại
chiếm hơn 60% tổng đàn, với 2.061 trang trại, chăn nuôi lợn nhỏ lẻ chiếm dưới
40% tổng đàn. Số lượng lợn đực giống 3.764 con; lợn nái sinh sản 187.842 con.
c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 69.814 con, trong đó trang trại chiếm
khoảng 1,9% tổng đàn với 5 trang trại.
1.2.4. Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam bộ với
diện tích 1.989,5 km2. Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp thành phố Hồ
Chí Minh, phía đông giáp, tỉnh Bình Thuận và phía nam giáp Biển Đông. Bà Rịa
- Vũng Tàu có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 01 đơn vị hành
chính hải đảo) với 83 xã, phường, thị trấn.
a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 3.800.000 con gia cầm. Bao gồm
2.782.000 con gà, 1.018.000 con vịt. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 39.455 hộ,
trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng).
b) Lợn: Tổng đàn lợn là 376.909 con, bao gồm 47.630 lợn nái, 657 lợn
đực giống, 246.467 lợn thịt và 82.155 lợn con theo mẹ. Hiện trên địa bàn tỉnh có
8.762 hộ, trại chăn nuôi lợn.
c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 25.500 con, giảm 14,8% so với cùng kỳ
năm 2013. Trong đó có 320 con bò sữa nuôi tại xã Châu Pha (huyện Tân Thành)
và xã Hòa Long (thành phố Bà Rịa).
d) Dê cừu: Tổng số dê cừu là 31.000 con, tương đương so với năm 2013.
đ) Chim Yến: Toàn tỉnh hiện có 131 cơ sở dẫn dụ nuôi chim yến, trong đó
có 113 cơ sở nằm trong khu dân cư, 18 cơ sở xây dựng chuyên biệt ngoài khu
dân cư.
1.2.5. Bình Phước
Bình Phước là tỉnh miền núi ở phía tây của vùng Đông Nam bộ, với diện

tích 6.871,5 km2. Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp
tỉnh Tây Ninh và Căm-pu-chia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp
tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Bình Phước có 03 thị xã và 07 huyện với 111 xã,
phường, thị trấn. Tình hình chăn nuôi của tỉnh như sau:
10

a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 3.514.000 con (đàn gà: 3.352.200 con,
chiếm 95,39%; đàn vịt, ngan, ngỗng: 161.800 con, chiếm 4,60% so với tổng đàn
gia cầm), trong đó tổng đàn gà chăn nuôi theo quy mô trang trại là 2.723.700
con (với 61 trang trại), chiếm 81,25 % so với tổng đàn gà. Chủ yếu nuôi gia
công cho các công ty nước ngoài.
b) Lợn: Tổng đàn lợn là 249.221 con, trong đó tổng đàn lợn chăn nuôi
theo quy mô trang trại là 216.983 con (với 155 trang trại), chiếm 87,06% so với
tổng đàn. Chủ yếu nuôi gia công cho các công ty nước ngoài.
c) Trâu, bò: Tổng đàn trâu, bò là 43.766 con, trong đó tổng đàn trâu, bò
chăn nuôi theo quy mô trang trại là 1.252 con (với 9 trang trại), chiếm 2,86%
tổng đàn
1.2.6. Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, với diện tích 2.694,4 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình
Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai,
phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương có 02
thành phố và 07 huyện, thị xã với 91 xã, phường, thị trấn. Tình hình chăn nuôi
của tỉnh như sau:
a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 5.486.913 con, trong đó quy mô trang
trại là 4.335.040 con (chiếm tỷ lệ gần 80%).
b) Lợn: Tổng đàn lợn là 489.487 con, trong đó quy mô trang trại là
400.407 con (chiếm tỷ lệ gần 82%).
c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 27.338 con.
1.2.7. Tây Ninh

Tây Ninh Là một tỉnh vùng biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, có diện
tích 4.028,12 km2, phía Nam giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An
với đường biên 36 km, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước với
đường biên 123 km, phía Bắc và phía Tây giáp Căm-pu-chia với đường biên
giới dài 240 km. Tây Ninh có 08 huyện và 01 Thành phố với 95 xã, phường và
thị trấn (trong đó có 20 xã giáp biên giới thuộc 5 huyện). Tình hình chăn nuôi
của tỉnh như sau:
a) Gia cầm: Tổng đàn gia cầm là 4.915.094 con gia cầm, bao gồm:
3.971.682 con gà, 650.241 con vịt, 21.000 con ngan và 218.171 con cút. Hiện
trên địa bàn toàn tỉnh có 46.158 hộ, trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (vịt, ngan,
ngỗng).
b) Lợn: Tổng đàn lợn là 212.670 con, bao gồm: 10.798 lợn nái, 183 lợn
đực giống, 179.729 lợn thịt và 21.960 lợn con theo mẹ. Hiện trên địa bàn tỉnh có
10.438 hộ, trại chăn nuôi lợn.
c) Trâu bò: Tổng đàn trâu bò là 124.043 con, trong đó có 2.664 con bò
sữa nuôi tại huyện Trảng Bàng.
11

d) Dê cừu: Tổng số dê cừu là 1.250 con.
đ) Chim Yến: Tỉnh hiện có 02 cơ sở dẫn dụ nuôi chim yến, trong đó có 01
nằm trong khu dân cư, 01 cơ sở xây dựng chuyên biệt ngoài khu dân cư.
II. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
2.1. Tình hình dịch bệnh ở lợn
- Đối với dịch LMLM: Năm 2013, dịch bệnh xảy ra tại 145 xã của 44
huyện thuộc 9 tỉnh là Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La,
Thanh Hóa, Long An, Nghệ An và Phú Yên. Số gia súc mắc bệnh là 5.648 con
(trâu chiếm 12,09%, bò 49,93%, lợn 37,98%). Số gia súc tiêu hủy là 1.193 con
(42 con trâu, 180 con bò, 971 con lợn). Ngoài ra, một số địa phương khác có
xuất hiện ổ dịch LMLM dưới dạng nhỏ lẻ nhưng đã được chính quyền địa
phương và cơ quan chuyên xử lý kịp thời không để dịch lây lan. So với năm

2012, số tỉnh có dịch LMLM giảm 3 tỉnh, tuy nhiên số huyện và số xã tăng,
nguyên nhân do dịch xảy ra trên diện rộng tại tỉnh Hà Tĩnh (9 huyện, 64 xã có
dịch) và một số tỉnh Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ khác trong thời gian vừa
qua. Năm 2012 dịch chủ yếu trên lợn, năm 2013 dịch xảy ra nhiều trên trâu bò
và dịch xẩy ra chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Trong 7 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xuất hiện 54 ổ dịch tại 54 xã
thuộc 22 huyện, thị xã của 10 tỉnh gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum và Yên Bái làm 2.421 con
gia súc mắc bệnh (gồm 1.393 con trâu, 952 con bò, 102 con lợn và 24 con dê);
số gia súc chết và tiêu hủy là 71 con (gồm 14 con trâu, 10 con bò, 47 con lợn). Ô
dịch LMLM gần đây nhất xảy ra vào ngày 23/7/2014 tại 25 bản thuộc 6 xã Lục
Dạ, Yên Khê, Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức và Thạch Ngàn thuộc huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An. Tổng số gia súc mắc bệnh là 121 con trâu bò (gồm 7 con
trâu và 114 con bò). Hiện nay, không có gia súc mắc bệnh phát sinh.
Tình hình dịch LMLM trong 2 năm 2012-2013
Năm
Số tỉnh có
dịch
Số huyện
có dịch
Số xã có
dịch
Số g/s mắc
bệnh
Số chết, xử

2012 12 30 57 3317 1234
2013 9 44 145 5648 1193
Tỉnh Nam Định: ổ dịch LMLM cuối cùng vào tháng 4/2014 tại các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ.

Tỉnh Thái Bình: ổ dịch LMLM cuối cùng vào năm 2012 tại các hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ.
- Đối với dịch bệnh Tai xanh: Trong năm 2013, dịch tai xanh ở lợn đã xảy
ra tại 168 xã, phường của 46 huyện, quận thuộc 13 tỉnh (gồm có: Bắc Ninh, Hà
Tĩnh, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ninh,
Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk và Cao Bằng) làm 38.532 con lợn
12

mắc bệnh, trong đó nái và đực giống chiếm 20,27%, lợn thịt chiếm 50,38%, lợn
con chiếm 29,35%. Số lợn bị chết là 7.313 con và lợn bị tiêu hủy là 18.452 con.
Ổ dịch Tai xanh cuối cùng được báo cáo tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng ngày 06/9/2013. Từ đó đến nay, dịch Tai xanh đã được kiểm soát.
Tuy nhiên, dịch Tai xanh chỉ xẩy ra tại các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ.
- Đối với bệnh Dịch tả lợn: Năm 2013, dịch xảy ra tại 15 tỉnh làm 3.091
con mắc bệnh, chết tiêu hủy 1.088 con và cũng chỉ xẩy ra ở các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ. So với năm 2012, số ổ dịch và số tỉnh có dịch đã giảm rõ rệt. Kinh
nghiệm cho thấy, nếu các địa phương nào tiêm phòng tốt đạt tỷ lệ trên 85% tổng
đàn, thì không có dịch xảy ra. Thực tế, khi tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn đạt tỷ
lệ cao, nếu như có dịch tai xanh xảy ra, thì dịch sớm được khống chế.
- Đối với bệnh Tụ huyết trùng lợn: Bệnh Tụ huyết trùng xuất hiện ở 32
tỉnh, thành phố làm gần 65.445 con mắc bệnh, số chết xử lý là hơn 6.235 con.
- Đối với bệnh Phó thương hàn: Năm 2013, bệnh Phó thương hàn xảy ra
tại 26 tỉnh, thành phố làm hơn 70 ngàn con mắc bệnh, số chết xử lý là hơn 7.531
con.
Ngoài ra, năm 2013 còn xuất hiện một số bệnh thông thường khác (Đóng
dấu lợn, Xoắn khuẩn, Suyễn, E. Coli, ), xẩy ra rải rác tại một số địa phương,
làm chết, tiêu hủy hơn 7.000 con.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, bệnh Dịch tả lợn xảy ra tại 12 tỉnh làm trên
1 ngàn con mắc bệnh, số chết tiêu hủy là 548 con. Bệnh Tụ huyết trùng xuất
hiện ở 26 tỉnh, thành làm gần 25 ngàn con mắc bệnh, số chết xử lý là gần 4 ngàn

con. Bệnh Phó thương hàn lợn xảy ra tại 27 tỉnh, thành phố làm hơn 25 ngàn con
mắc bệnh, số chết xử lý là hơn 5 ngàn con. Ngoài ra một số bệnh thông thường
khác như: Đóng dấu lợn, Xoắn khuẩn, Suyễn, E. Coli cũng vẫn rải rác xảy ra
làm chết, tiêu hủy hơn 6 ngàn con.
2.2. Tình hình dịch bệnh gia cầm
- Đối với bệnh Cúm gia cầm: Năm 2013, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy
ra tại 50 xã, phường của 23 huyện, quận thuộc 7 tỉnh gồm Điện Biên, Hòa Bình,
Kiên Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long làm 59.829 con
gia cầm mắc bệnh (gà chiếm 16,25%, vịt là 83,43%, ngan 0,32%); tổng số gia
cầm chết và tiêu hủy là 79.522 con (trong đó gà chiếm 18,12%, vịt 81,64%,
ngan là 0,26%). Ngoài ra, một số địa phương khác có xuất hiện ổ dịch trên đàn
gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhưng đã được chính quyền
địa phương và cơ quan chuyên môn tổ chức tiêu hủy ngay và xử lý kịp thời
không để dịch lây lan.
Trong 3 tháng đầu năm 2014, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 155 xã,
phường của 90 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố (Lào Cai, Nam Định, Phú
Thọ, Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà,
Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây
13

Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau). Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là
211.573 con (gà chiếm 36% và vịt chiếm 64%). Ngoài ra, một số địa phương
xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi)
nhưng đã được phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch lây lan. Từ cuối tháng
3/2014 đến nay, không phát sinh các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 trong cả nước.
Tình hình dịch cúm gia cầm trong 2 năm 2012-2013
Năm
Số tỉnh có

dịch
Số huyện có
dịch
Số xã có dịch

Số gia cầm mắc
bệnh và tiêu hủy
2012 32 121 296 616.109
2013 7 23 50 79.522

Về đặc điểm dịch tễ của bệnh: Dịch xẩy ra rải rác tại các hộ chăn nuôi gia
cầm nhỏ lẻ.
- Bên cạnh bệnh cúm gia cầm, phổ biến vẫn là bệnh Tụ huyết trùng xảy
ra tại 21 tỉnh làm hơn 80 ngàn con gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy trên 20
ngàn con. Bệnh Gum-bô-rô xảy ra tại 13 tỉnh làm hơn 45 ngàn con mắc bệnh,
tiêu hủy hơn 11 ngàn con. Bệnh Dịch tả vịt xảy ra tại 12 tỉnh làm trên 45 ngàn
con mắc bệnh, hơn 17 ngàn con chết và tiêu hủy. Các bệnh Niu-cát-xơn, CRD,
Viêm gan vịt làm trên 100 ngàn con gia cầm mắc bệnh, số chết và xử lý khoảng
40 ngàn con.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, bệnh Tụ huyết trùng gia cầm xảy ra tại 16
tỉnh làm hơn 76 ngàn con mắc bệnh, chết và tiêu hủy gần 18 ngàn con. Bệnh
Gum-bô-rô xảy ra tại 8 tỉnh làm gần 24 ngàn con gà mắc bệnh, tiêu hủy hơn 6
ngàn con. Bệnh Dịch tả vịt xảy ra tại 5 tỉnh làm 12 ngàn con mắc bệnh, số vịt
chết tiêu hủy là gần 4 ngàn con. Bệnh Niu-cát-xơn xảy ra tại 20 tỉnh làm gần 53
ngàn con mắc bệnh, số gia cầm chết tiêu hủy trên 23 ngàn con. Một số bệnh
khác như CRD, Viêm gan vịt cũng xảy ra rải rác làm trên 13 ngàn con gia cầm
mắc bệnh, số chết và xử lý hơn 4 ngàn con.

III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH
3.1. Thực trạng về xây dựng cơ sở ATDB

3.1.1. Nam Định
Hiện tại, tỉnh Nam Định có 138 trang trại và khoảng 10.000 gia trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 02 cơ sở đạt tiêu chuẩn chăn nuôi VietGAHP
(01 cơ sở chăn nuôi lợn, 01 cơ sở chăn nuôi gia cầm) và 02 cơ sở chăn nuôi lợn
được công nhận cơ sở ATDB đối với bệnh LMLM.
3.1.2. Thái Bình
14

Toàn tỉnh Thái Bình có 67 trang trại quy mô lớn và nhiều gia trại:
- Chăn nuôi lợn: Quy mô từ 50 – 200 con có 2.583 hộ; quy mô từ 200 –
500 con có 94 hộ; quy mô từ 500 – 1.000 con có 11 hộ; quy mô trên 1.000 con có
18 hộ.
- Chăn nuôi gia cầm: Quy mô 500 – 1.000 con có 815 hộ; quy mô trên
1.000 con có 287 hộ.
- Chăn nuôi trâu, bò: Quy mô từ 10 – 20 con/hộ có 138 hộ; quy mô trên 20
con có 19 hộ.
Thái Bình mới chỉ có 02 cơ sở chăn nuôi lợn đã được công nhận ATDB
đối với bệnh LMLM.
3.1.3. Đồng Nai
Tính đến cuối tháng 6/2014, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 200 cơ sở ATDB,
gồm có: 102 cơ sở chăn nuôi gà (trong đó có 83 cơ sở ATDB đối với bệnh cúm
gia cầm) và 98 cơ sở chăn nuôi lợn.
Trong 06 tháng đầu năm 2014 đã công nhận mới 18 cơ sở ATDB (gồm 13
cơ sở chăn nuôi lợn và 05 cơ sở chăn nuôi gà); tái thẩm định và công nhận 55 cơ
sở ATDB (gồm có: 03 cơ sở chăn nuôi lợn, 52 cơ sở chăn nuôi gà).
3.1.4. Bà Rịa – Vũng Tàu
Đến nay, đã có 50 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB đối với bệnh LMLM và
Dịch tả lợn, 11 cơ sở chăn nuôi gà ATDB đối với cúm gia cầm.
Ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ban hành Quyết định
số 2193/QĐ-UBND phê duyệt Dự án "Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

động vật giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu". Địa phương đang triển
khai xây dựng vùng ATDB đối với bệnh Dại huyện Côn Đảo và vùng ATDB đối
với bệnh LMLM và Dịch tả lợn tại các huyện Long Điền, Đất Đỏ.
3.1.5. Bình Phước
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước chỉ có 01 cơ sở chăn nuôi lợn
giống được công nhận ATDB đối với bệnh LMLM, Dịch tả lợn, Tai xanh và 01
cơ sở chăn nuôi lợn đang xây dựng cơ sở ATDB. Đối với chăn nuôi gia cầm,
cũng chỉ có 03 cơ sở ATDB đối với bệnh cúm gia cầm H5N1 và Niu - cát - xơn.
3.1.6. Bình Dương
Tính đến nay, tại tỉnh Bình Dương chỉ có 05 cơ sở chăn nuôi gia cầm đã
được thẩm định và công nhận ATDB đối với bệnh cúm gia cầm H5N1.
3.1.7. Tây Ninh

15

Tính đến nay, tại tỉnh Tây Ninh chỉ có 10 cơ sở chăn nuôi gia cầm đã
được thẩm định và công nhận ATDB đối với bệnh cúm gia cầm H5N1.
3.2. Tồn tại, bất cập hiện nay ảnh hưởng đến việc xây dựng vùng, cơ sở
ATDB
3.2.1. Quy định về điều kiện công nhận
- Nhiều chỉ tiêu vệ sinh thú y không cần thiết như chỉ tiêu hóa, lý đối với
nước sử dụng cho chăn nuôi.
- Tần suất giám sát và lượng mẫu phải lấy nhiều dẫn đến chi phí xét
nghiệm cao.
- Thời gian công nhận ATDB ngắn (cúm gia cầm chỉ có 6 tháng, dịch tả
lợn là 1 năm).
- Thủ tục đăng ký còn phức tạp, chưa áp dụng đăng ký qua mạng Internet.
- Tiêm phòng đối với gia cầm thịt chưa hợp lý, do gia cầm thịt có chu kỳ
nuôi ngắn (từ 43 - 45 ngày).
3.2.2. Chưa có quyền lợi

Quyền lợi cho cơ sở ATDB chưa nhiều, chưa tạo sự khác biệt giữa cơ sở
ATDB với cơ sở không ATDB nên nhiều cơ sở không tham gia xây dựng ATDB
hoặc được công nhận rồi nhưng không làm thủ tục tái công nhận, cụ thể:
- Khi có công bố dịch bệnh trên địa bàn, cơ sở ATDB không được phép
vận chuyển động vật đi tiêu thụ.
- Chưa được ưu đãi lựa chọn con giống cho các chương trình xóa đói
giảm nghèo, phát triển chăn nuôi.
- Chưa được hỗ trợ xúc tiến thương mại và tìm thị trường tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi.
IV. CÔNG TÁC THÚ Y
4.1. Hệ thống thú y
4.1.1. Cấp Trung ương
- Cục Thú y: Trụ sở Văn phòng Cục đóng tại Hà Nội, có các phòng
chuyên môn liên quan như Kiểm dịch động vật, Dịch tễ thú y, Thú y Cộng đồng,
Kế hoạch, Quản lý thuốc thú y, Thanh tra - Pháp chế. Nhân lực thuộc Cục Thú y
có 582 người, trong đó 419 trong biên chế, 163 người là hợp đồng; trong đó có
19 người có trình độ tiến sỹ, 93 thạc sỹ, 320 trình độ đại học, còn lại là cao
đẳng, trung cấp. Các đơn vị trực thuộc Cục Thú y gồm có:
+ 07 Cơ quan Thú y vùng, có 03 phòng chức năng (gồm có: Kiểm dịch
động vật và kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y; Dịch tễ và Trạm chẩn đoán xét
nghiệm bệnh động vật) đảm bảo được việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và
16

kiểm tra vệ sinh thú y. Trong đó có Cơ quan Thú y vùng VI được trang bị nhiều
thiết bị hiện đại để tổ chức chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật cho các tỉnh
phía Nam.
+ 03 Chi cục Kiểm dịch động vật vùng đóng tại các tỉnh Lào Cai, Lạng
Sơn và Quảng Ninh: Chịu trách nhiệm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
xuất nhập khẩu

+ 05 trung tâm kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực Chẩn đoán bệnh
động vật, Kiểm nghiệm thuốc thú y và Kiểm tra vệ sinh thú y. Trong đó Trung
tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương là phòng thí nghiệm chẩn đoán đầu ngành,
được trang bị đầy đủ trang thiết bị để đáp ứng được nhiệm vụ trong chẩn đoán,
giám sát các bệnh động vật phổ biến như LMLM, cúm gia cầm, dịch tả lợn, tai
xanh.
- Viện Thú y Quốc gia, phân viện thú y miền Trung có chức năng nghiên
cứu chuyên sâu về dịch bệnh động vật và vắc xin, nghiên cứu áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật thú y trong chăn nuôi.
- Viện Chăn nuôi Quốc gia có chức năng nghiên cứu chuyên sâu về giống
vật nuôi.
- Khoa Thú y của Học viện Nông nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tham gia
đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thú y.
- Trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm hiện nay, đã có 7 phòng
xét nghiệm của Trung ương (5 Cơ quan Thú y vùng, Trung tâm Chẩn đoán thú y
Trung ương, Khoa Thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và 02 phòng xét
nghiệm của địa phương (tp Hồ Chí Minh: 83 phép thử; Đồng Tháp: 02 phép thử)
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và chỉ định.
4.1.2. Cấp địa phương
- Ở cấp tỉnh có 63 Chi cục Thú y (riêng tỉnh Bình Phước là Chi cục Chăn
nuôi - Thú y) và có các phòng chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ
(tổng hợp, báo cáo và dự báo dịch bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật,
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, thanh tra). Hiện
nay, đã có 20 Chi cục Thú y thành lập trạm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động
vật. Ở cấp huyện có các Trạm Thú y trực thuộc Chi cục Thú y, tuy nhiên một số
tỉnh đã chuyển Trạm Thú y về Ủy ban nhân dân huyện quản lý (Hà Tĩnh, Lâm
Đồng, Hậu Giang).
- Hiện nay, có tổng số 5.382 cán bộ tại Chi cục Thú y và các Trạm Thú y
cấp huyện, trong đó: Tiến sỹ thú y (12), Thạc sỹ Thú y (136), Thạc sỹ khác (15),
Bác sỹ thú y (2.841), Đại học khác (441), Cao đẳng thú y (146), Cao đẳng khác

(127), Trung cấp thú y (1.459), Trung cấp khác (205), (các trình độ khác bao
gồm chăn nuôi thú y, chuyên ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản).
- Hiện tại, các tỉnh, thành phố đều đã có mạng lưới thú y cấp xã được triển
khai theo văn bản số 1569/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số
17

92/2009/NĐ-CP, nhiều nơi xây dựng được mạng lưới thú y đến tận thôn, bản.
Đến nay cả nước có 6.878/10.087 xã, phường có nhân viên thú y với tổng số
24.796 người (tính trung bình, mỗi xã nông nghiệp có 3 nhân viên thú y). Thực
tiễn hoạt động cho thấy, lực lượng này có vai trò quan trọng trong công tác
phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã.
4.1.3. Hệ thống thú y của 07 tỉnh
a) Nam Định: Chi cục Thú y có 10 Trạm Thú y với 70 người (62 biên chế,
8 hợp đồng ngắn hạn). Văn phòng Chi cục: 22 người, Trạm Thú y: 48 người,
229 Trưởng Thú y xã và mỗi xã có từ 3-5 nhân viên thú y.
b) Thái Bình: Chi cục Thú y có 8 Trạm Thú y và Trạm Kiểm dịch Cầu
Nghìn với 73 người (Văn phòng Chi cục: 27 người, Trạm Thú y: 46 người). Các
xã có 286 trưởng ban thú y và 276 xã có thêm 3 thú y viên thôn, bản.
c) Đồng Nai: Chi cục Thú y có 11 Trạm Thú y và 01 Trạm Kiểm dịch
đầu mối giao thông (Ông Đồn). Tổng số cán bộ của Chi cục Thú y năm 2013 là
320 người (Văn phòng Chi cục: 60 người, Trạm Thú y: 111 người và ban thú y
xã: 149 người).
d) Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi cục Thú y có 07 Trạm Thú y và 03 Trạm Kiểm
dịch đầu mối giao thông (Tân Thành, Xuyên Mộc và Châu Đức). Tổng số cán bộ
của Chi cục Thú y năm 2013 là 251 người (Văn phòng Chi cục: 98 người, Trạm
Thú y: 35 người và ban thú y xã: 118 người).
đ) Bình Phước: Chi cục Chăn nuôi - Thú y có 10 Trạm Thú y và 01 Trạm
Kiểm dịch cửa khẩu Hoa Lư giáp với biên giới Căm-pu-chia, 02 Trạm Kiểm
dịch đầu mối giao thông (Tân Lập và Chơn Thành). Tổng số cán bộ của Chi cục
Thú y năm 2013 là 176 người (Văn phòng Chi cục: 20 người, Trạm Thú y: 45

người và ban thú y xã: 111 người).
e) Bình Dương: Chi cục Thú y có 09 Trạm Thú y với tổng số cán bộ Chi
cục Thú y năm 2013 là 259 người (Văn phòng Chi cục: 42 người, Trạm Thú y:
129 người và ban thú y xã: 88 người).
Chi cục Thú y đã bố trí 48 cán bộ làm nhiệm vụ tại các Trạm, chốt kiểm
dịch: Vĩnh Phú, Bình Hòa, Phú Long (huyện Thuận An), Tân Bình (huyện Dĩ
An), Cầu Ông Tiếp, Cầu Thủ Biên (huyện Tân Uyên), Cầu Phước Hòa (huyện
Phú Giáo), Cầu Tàu, Cầu Bến Xúc (huyện Dầu Tiếng), Cầu Phú Cường (tp. Thủ
Dầu Một) và Cầu Tham Rớt (huyện Bến Cát).
g) Tây Ninh: Chi cục Thú y có 09 Trạm Thú y và 02 Trạm Kiểm dịch cửa
khẩu (Xa Mát và Phước Tân), 01 Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông Suối Sâu
(huyện Trảng Bàng). Tổng số cán bộ của Chi cục Thú y năm 2013 là 444 người
(Văn phòng Chi cục: 23 người, Trạm Thú y: 33 người và ban thú y xã: 388
người).
4.2. Công tác phòng chống dịch bệnh động vật
4.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành
18

- Có Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống cúm gia cầm (BCĐQG) để chỉ
đạo chung. BCĐQG thường xuyên họp giao ban định kỳ hoặc đột xuất tùy theo
tình hình dịch bệnh.
- Thường xuyên tổ chức đi kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch
bệnh tại các địa phương, chủ động phát hiện những tồn tại, bất cập để chấn
chỉnh, khắc phục kịp thời nên công tác phòng chống dịch chủ động hơn, hiệu
quả hơn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản chỉ
đạo kịp thời.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch quốc gia: Kế
hoạch quốc gia phòng chống cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018; Chương trình
Quốc gia phòng chống bệnh LMLM giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch hành động

ứng phó khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng
lây sang người.
- Phối hợp với ngành y tế tổ chức điều tra dịch tễ các ổ dịch cúm trên
người và trên gia cầm.
- Dự phòng vắc xin cúm gia cầm H5N1 và tai xanh, dự trữ quốc gia vắc
xin LMLM để hỗ trợ các địa phương tiêm phòng bao vây khẩn cấp ổ dịch.
Thường xuyên đánh giá hiệu lực vắc xin và xây dựng bản đồ dịch tễ, công khai
khu vực lưu hành các chủng vi rút cúm, hiệu lực các loại vắc xin sử dụng để
tiêm phòng để các địa phương tổ chức phòng chống dịch có hiệu quả.
- Kiểm soát buôn bán, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản
phẩm gia súc, gia cầm trái phép qua biên giới.
- Tăng cường xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm; khuyến
khích áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế (FAO, OIE, WHO, ) triển khai các
chương trình giám sát chủ động sự lưu hành và biến đổi của vi rút cúm gia cầm
(A/H5N1, H7N9) tại chợ buôn bán gia cầm sống, gia cầm nhập lậu, trên lợn,
- Hợp tác song phương với Trung Quốc, Lào và Căm-pu-chia để chủ động
phòng ngừa dịch bệnh lây lan vào trong nước, kiểm soát động vật và sản phẩm
động vật buôn bán qua biên giới.
4.2.2. Giám sát chủ động, lập bản đồ dịch tễ, giải trình tự gien
* Thực hiện giám sát chủ động dịch bệnh động vật trong phạm vi cả nước,
đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, cúm lợn, LMLM.
- Đối với vi rút cúm H5N1: Triển khai chương trình giám sát vi rút cúm
H5N1 do FAO tài trợ từ tháng 4-9/2014: Tổ chức giám sát cúm H5N1 tại chợ từ
tháng 11/2013 - 02/2014 tại 41 tỉnh, thành phố; phát hiện 5,89% mẫu (trong tổng
số 13.660 mẫu thu thập) dương tính với vi rút cúm H5N1.
19

- Đối với vi rút cúm H7N9: Triển khai chương trình giám sát vi rút cúm
H7N9 do USAID/FAO và CDC của Hoa Kỳ tài trợ theo 3 đợt từ tháng 6/2013

đến tháng 4/2014 và tăng cường năng lực xét nghiệm H7N9 cho tất cả các Cơ
quan Thú y vùng. Tổng số mẫu lấy và xét nghiệm là 73.282 mẫu các loại (mẫu
swab hầu họng, mẫu môi trường và mẫu nước) tại trên 100 chợ, điểm buôn bán
gia cầm của 11 tỉnh, thành phố. Tổng số mẫu dương tính với cúm A là gần
10.000 (chiếm trên 15% tổng số mẫu xét nghiệm), nhưng không có mẫu nào
dương tính với cúm H7N9.
- Đối với vi rút cúm lợn
+ Năm 2013, Cục Thú y phối hợp với Tổ chức FAO triển khai giám sát vi
rút cúm trên lợn tại các trang trại chăn nuôi lợn giống, lợn thịt ở 12 tỉnh: Bắc
Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Dương. Kết quả đã triển khai lấy
7.200 mẫu dịch swab và 1.440 mẫu huyết thanh lợn, đã phát hiện được một số
mẫu vi rút cúm H3N2, H1N2 và chưa phát hiện trại lợn có vi rút cúm gia cầm
H5 và H7.
+ Năm 2014, Cục Thú y sẽ tiếp tục phối hợp với Tổ chức FAO triển khai
giám sát vi rút cúm trên lợn tại 19 tỉnh, thành phố, dự kiến bắt đầu triển khai từ
tháng 6/2014; tiếp tục phối hợp với Viện Thú y Nhật Bản thống nhất các nội
dung nghiên cứu vi rút cúm lợn năm 2014-2015.
+ Từ tháng 9/2013 đến nay, Cục Thú y phối hợp với Tổ chức CDC của
Hoa Kỳ và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung tương (Bộ Y tế) tiến hành nghiên cứu
lưu hành vi rút cúm trên lợn và người tại các lò mổ. Tổng số đã lấy 5.668 mẫu
dịch ngoáy mũi của lợn từ 189 lò, điểm giết mổ lợn tại 09 tỉnh, thành phố (Bắc
Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Bình
Dương, Tiền Giang và Vĩnh Long). Kết quả xét nghiệm phát hiện 55 mẫu
(0.97%) dương tính với cúm A tại 6 tỉnh (Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định,
Quảng Nam, Bình Dương, Tiền Giang).
- Đối với bệnh LMLM: Chủ động lập kế hoạch và triển khai lấy mẫu
giám sát chủ động vi rút LMLM.
4.2.3. Chẩn đoán, xét nghiệm
- Hệ thống các phòng chẩn đoán, xét nghiệm thú y bao gồm: Trung tâm

Chẩn đoán Thú y Trung ương, 07 phòng xét nghiệm thuộc các Cơ quan Thú y
vùng, Viện Thú y Quốc gia, Phân viện Thú y miền Trung, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam và một số Chi cục Thú y. Năng lực của các phòng chẩn đoán,
xét nghiệm đáp ứng được các yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm các dịch bệnh
động vật đang lưu hành tại Việt Nam và một số bệnh ngoại lai.
- Cục Thú y phối hợp chặt chẽ với các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc
tế tại Hoa Kỳ, Úc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, để phân tích chuyên
sâu tác nhân gây bệnh.
4.2.4. Công tác tiêm phòng vắc xin
20

- Hàng năm, các địa phương tổ chức tiêm phòng đại trà 02 đợt cho gia
súc, gia cầm theo quy định; đợt 1 vào tháng 3-4 và đợt 2 vào tháng 9-10. Ngoài
ra, có các đợt tiêm phòng bổ sung hàng tháng khi có đối tượng thuộc diện tiêm
phòng mới phát sinh.
- Hiện nay, Trung ương đang hỗ trợ các địa phương một số loại vắc xin
tiêm phòng cho gia súc, gia cầm theo Chương trình Quốc gia LMLM giai đoạn
2011 – 2015 và Chương trình 30a của Chính phủ.
- Các địa phương khi có dịch bệnh động vật nguy hiểm sẽ được hỗ trợ vắc
xin, thuốc sát trùng từ nguồn Dự trữ quốc gia và vắc xin dự phòng để chống
dịch.
4.2.5. Công tác báo cáo tình hình dịch bệnh động vật
- Ngày 12/12/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Thông tư số 53/2013/TT-BNNPTNT quy định về báo cáo dịch bệnh động vật
trên cạn, theo đó quy trình báo cáo từ cơ sở lên đến cấp tỉnh, cấp Trung ương
được thống nhất trong cả nước.
- Hiện nay có 02 hình thức báo cáo dịch bệnh động vật đang được áp
dụng là báo cáo định kỳ theo tháng, quý, 6 tháng, tổng kết năm và báo cáo đột
xuất khi xảy ra dịch (cập nhật hàng ngày).
4.2.6. Công tác điều tra, xử lý ổ dịch: Phần lớn các ổ dịch bệnh nguy

hiểm ở gia súc, gia cầm như bệnh cúm gia cầm, LMLM, tai xanh ở lợn, dại ở
động vật, đều được điều tra, xử lý theo quy định.
4.2.7. Triển khai xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
4.2.8. Tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch dưới sự chủ
trì, chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Lãnh đạo Bộ Y tế.
4.2.9. Phối hợp với các tổ chức quốc tế, ban quản lý các dự án tổ chức
nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ thú y, y tế
các địa phương.
4.3. Công tác kiểm dịch động vật
Hiện nay, công tác quản lý kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm và sản
phẩm gia súc, gia cầm lưu thông trong nước còn nhiều tồn tại bất cập, đặc biệt là
ở các tỉnh phía Bắc. Nhiều địa phương chưa tổ chức quản lý chặt chẽ được việc
vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật và nhiều ổ dịch LMLM,
Cúm gia cầm xẩy ra do vận chuyển động vật chưa qua kiểm dịch, cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch khống, đồng thời do chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình
thức nhỏ lẻ, hộ gia đình còn phổ biến ở hầu khắp các địa phương trong cả nước.
Hệ thống trạm, chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ở nhiều địa
phương tổ chức hoạt động chưa có hiệu quả cao, nhất là các trạm, chốt kiểm
dịch động vật ở các tỉnh phía Bắc.
4.3.1. Tỉnh Nam Định
21

- Năm 2013: Đã thực hiện kiểm dịch trên 166 ngàn con lợn thịt, trên 117
ngàn con lợn sữa, trên 473 ngàn con gia cầm thịt, trên 1 triệu con gia cầm giống
và hơn 282 tấn thực phẩm đông lạnh.
- 6 tháng đầu năm 2014: Đã thực hiện kiểm dịch trên 78,3 ngàn con lợn
thịt, trên 50,9 ngàn con lợn sữa, trên 246,8 ngàn con gia cầm thịt, gần 515 ngàn
con gia cầm giống và hơn 216 tấn thực phẩm đông lạnh.
4.3.2. Tỉnh Thái Bình

- Đã kiểm soát trên 578,3 ngàn con gia súc, gia cầm ra vào tỉnh, gồm:
52.791 con lợn; 1.042 con trâu, bò; trên 524 ngàn con gia cầm; hơn 5 tấn sản
phẩm động vật và trên 676 ngàn quả trứng gia cầm.
- Kiểm dịch xuất tỉnh là trên 505,9 ngàn con lợn; gần 5,1 triệu con gia
cầm, gần 1.198 tấn sản phẩm thịt, phụ phẩm và trên 1,2 triệu quả trứng gia cầm.
4.3.3. Đồng Nai
- Năm 2013: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là gần 823 ngàn con lợn,
trên 18,5 triệu con gà và trên 31 ngàn con vịt. Kiểm dịch xuất tỉnh là trên 2,7
triệu con lợn, gần 24,59 triệu con gà, trên 1,65 triệu con vịt.
- 7 tháng đầu năm 2014: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là trên 235
ngàn con lợn, trên 39 triệu con gia cầm (chủ yếu từ Bình Dương, Bình Phước,
Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số
tỉnh phía Bắc). Kiểm dịch xuất tỉnh là 40 con trâu bò; 1,27 triệu con lợn; 8,37
triệu con gia cầm. Bên cạnh đó, nhiều công ty nước ngoài và cơ sở giống của
Trung ương được Cơ quan Thú y vùng VI cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận
chuyển đi nhiều tỉnh khác.
4.3.4. Bà Rịa - Vũng Tàu
- Năm 2013: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là 8.975 con trâu bò; trên
36,2 ngàn con lợn; trên 3,17 triệu con gia cầm. Kiểm dịch xuất tỉnh là 349 con
trâu bò; trên 713,8 ngàn con lợn và trên 6,69 triệu con gia cầm.
- 7 tháng đầu năm 2014: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là 1.930 con
trâu bò, 1.358 con lợn và trên 572,3 ngàn con gia cầm (chủ yếu từ Đồng Nai,
Bình Dương, Long An, Tiền Giang và Trà Vinh). Kiểm dịch xuất tỉnh là 216
con trâu bò; trên 186,7 ngàn con lợn và trên 3,26 triệu con gia cầm (chủ yếu đi
Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An).
4.3.5. Tỉnh Bình Phước
- Năm 2013: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là 318 con trâu bò, hơn
142 ngàn con lợn, trên 3,6 triệu con gia cầm. Kiểm dịch xuất tỉnh là 4912 con
trâu bò, gần 432,5 ngàn con lợn, trên 4,74 triệu con gia cầm.
- 7 tháng đầu năm 2014: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là trên 2,5 triệu

con gia cầm (phần lớn gia súc, gia cầm được nhập vào tỉnh từ Đồng Nai, Bình
Dương, Long An, Tiền Giang và Trà Vinh). Kiểm dịch xuất tỉnh là 1468 con
22

trâu bò, trên 30 ngàn con lợn, trên 1,93 triệu con gia cầm (chủ yếu đi TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An).
4.3.6. Bình Dương:
- Năm 2013: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là hơn 3,87 triệu con gia
cầm, trên 379 ngàn con gia súc. Kiểm dịch xuất tỉnh là 1,8 ngàn con bò; trên 645
ngàn con lợn; trên 13 triệu con gà và gần 72 ngàn con vịt.
- 7 tháng đầu năm 2014: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là hơn 16,47
triệu con gia cầm; gần 12 ngàn con trâu bò; trên 50 ngàn con lợn (chủ yếu nhập
từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Ninh Thuận, Bình
Thuận và Đà Nẵng). Kiểm dịch xuất tỉnh là 320 con trâu bò, gần 483 ngàn con
lợn và trên 10 triệu con gia cầm (chủ yếu đến TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền
Giang, Đồng Nai, một số trâu bò vận chuyển đi Lạng Sơn và Sơn La, một số lợn
xuất qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch).
4.3.7. Tây Ninh
- Năm 2013: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là: 6,4 triệu con gia cầm
con; trên 3.700 con lợn chủ yếu từ các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ.
Kiểm dịch xuất tỉnh là 28 ngàn con trâu, bò; trên 12 ngàn con lợn, trên 6 triệu
con gia cầm.
- 7 tháng đầu năm 2014: Số gia súc, gia cầm nhập vào tỉnh là trên 4,7 triệu
con gia cầm; trên 2.000 con lợn (chủ yếu từ các tỉnh miền Trung, miền Đông và
miền Tây Nam bộ). Kiểm dịch xuất tỉnh là trên 14 ngàn con trâu bò; trên 12
ngàn con lợn và trên 4 triệu con gia cầm (chủ yếu đến TP. Hồ Chí Minh, Long
An, Bình Dương, Bình Phước; một số trâu bò được vận chuyển đi Lạng Sơn và
Quảng Ninh, một số lợn xuất đi các tỉnh phía Bắc).
4.4. Công giết mổ tác kiểm soát giết mổ
4.4.1. Thực trạng vệ sinh thú y tại các điểm, cơ sở giết mổ

- Việc giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo yêu cầu an toàn thực
phẩm đã và đang diễn ra phổ biến tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc, trong khi
đó một số tỉnh phía Nam thực hiện rất tốt công tác này. So với các tỉnh miền
Đông Nam bộ thì công tác quản lý giết mổ tại các tỉnh thành phía Bắc còn nhiều
yếu kém.
- Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định
về điều kiện vệ sinh thú y đối với giết mổ gia súc gia cầm, tuy nhiên hoạt động
giết mổ tại các điểm giết mổ gia súc, gia cầm đều không đảm bảo điều kiện vệ
sinh thú y. Hầu hết các điểm giết mổ được xây dựng ngay trong hoặc cận kề các
khu dân cư, khu công nghiệp; thiết kế mặt bằng hẹp, không chia được khu sạch
với khu bẩn, gây nguy cơ ô nhiễm chéo, mất an toàn thực phẩm trong quá trình
giết mổ; không có nơi xử lý động vật, sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn;
các tiêu chí về nguồn chiếu sáng, độ lưu thông không khí, nguồn nước, kết cấu
vật liệu xây dựng không đảm bảo; nước thải được xả thẳng ra môi trường; trang
thiết bị vật dụng sử dụng trong giết mổ rất đơn sơ, thủ công.
23

4.4.2. Thực trạng công tác kiểm soát giết mổ
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành ban hành
Quy trình Kiểm soát giết mổ động vật; tuy nhiên, việc thực hiện quy trình này
chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung, còn tại hầu hết các điểm
giết mổ nhỏ lẻ là không thực hiện (việc khám thân thịt, phủ tạng và đóng dấu
kiểm soát giết mổ được thực hiện ngay trên sàn mổ). Hơn nữa, không có đủ
nguồn lực thú y để thực hiện công tác này tại các thôn, bản.
a) Nam Định: Hiện có 2.060 điểm giết mổ (1703 điểm giết mổ lợn, 300
điểm giết mổ gia cầm, 57 điểm giết mổ trâu bò), 03 cơ sở giết mổ lợn tập trung
(chủ yếu giết mổ lợn sữa xuất khẩu), 167 chợ buôn bán động vật và sản phẩm
động vật. Bình quân mỗi ngày một điểm giết mổ từ 1-3 con gia súc; 5-15 con gia
cầm. Gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ đều được thu mua trực tiếp từ các hộ
chăn nuôi trong tỉnh, chưa được kiểm tra trước, trong và sau khi giết mổ. Kiểm

soát đối với cơ sở giết mổ là 03/03 cơ sở, đạt 100% (do Cơ quan Thú y vùng I
kiểm soát giết mổ); không kiểm soát được điểm giết mổ.
b) Thái Bình: Hiện có 09 cơ sở giết mổ tập trung đang hoạt động (02 cơ
sở quy mô lớn giết mổ lợn sữa xuất khẩu, 07 cơ sở giết mổ lợn tiêu thụ nội địa),
04 cơ sở thu mua, sơ chế sản phẩm thịt đưa vào cấp đông, 1.597 điểm giết mổ
lợn, 62 điểm giết mổ trâu bò và 260 điểm giết mổ gia cầm nhỏ lẻ, tự phát nằm
xen kẽ trong khu dân cư. Thái Bình có 233 chợ buôn bán động vật, sản phẩm
động vật; trong đó có 44 chợ đã được đầu tư xây dựng khu bán thực phẩm an
toàn (theo chương trình Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực
phẩm - LIFSAP) và 12 chợ đang chuẩn bị xây dựng. Kiểm soát giết mổ đối với
các cơ sở giết mổ được 09/09 cơ sở, đạt 100%; đối với các điểm giết mổ chỉ
kiểm soát được 15/1.929 điểm, đạt 0,78%.
c) Đồng Nai: Hiện có 37 cơ sở giết mổ; 106 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Hầu hết
các điểm giết mổ nằm trong khuôn viên nhà ở, trong khu dân cư gây ô nhiễm,
diện tích chật hẹp, trang thiết bị thô sơ, giết mổ trên bệ xi măng, trên nền nhà,
không có các khu vực sạch và bẩn riêng biệt. Kiểm soát giết mổ đối với cơ sở
giết mổ được 37/37 cơ sở, đạt 100%; đối với điểm giết mổ được 106/106 điểm,
đạt 100%.
d) Bà Rịa - Vũng Tàu: Hiện có 33 cơ sở và 51 điểm giết mổ gia súc gia
cầm. Các cơ sở giết mổ được cấp phép đều có kiểm soát của thú y và định kỳ
thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y, nâng cấp sửa chữa theo hướng dẫn của cơ quan
chuyên môn. Tuy nhiên tình trạng giết mổ trái phép, giết mổ không đúng nơi
quy định vẫn tồn tại nhất là những địa phương chưa xây dựng được cơ sở giết
mổ tập trung. Việc buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại
các chợ truyền thống do UBND cấp xã hoặc Ban quản lý chợ (trực thuộc UBND
cấp huyện) trực tiếp quản lý. Sản phẩm gia súc, gia cầm được buôn bán phải qua
kiểm tra, có dấu kiểm soát giết mổ. Kiểm soát giết mổ đối với cơ sở giết mổ
được 33/33 cơ sở, đạt 100%; đối với điểm giết mổ chỉ kiểm soát được 27/51
điểm, đạt 52%.
24


đ) Bình Phước: Hiện có 13 cơ sở giết mổ tập trung: gồm có 09 cơ sở giết
mổ gia súc có quy mô từ 50 - 150 con/ đêm; 02 cơ sở giết mổ gia súc có quy mô
từ 20 - 50 con/ đêm; 02 cơ sở giết mổ gia cầm quy mô 500 - 1000 con/ đêm.
Ngoài ra còn có 17 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Tất cả các cơ sở giết mổ, điểm giết mổ
trên đều được cơ quan thú y kiểm tra, giám sát theo đúng quy định, tỷ lệ kiểm
soát đạt 100%. UBND tỉnh cũng đã quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu
thụ gia súc, gia cầm giai đoạn 2006-2020.
Hiện nay toàn tỉnh có 63 chợ, 01 siêu thị có kinh doanh thịt gia súc, gia
cầm với 400 quầy bán sản phẩm động vật. Phần lớn các quầy sạp đảm bảo điều
kiện vệ sinh thú y, trên bề mặt bàn lát gạch men hoặc bọc bằng thép không rỉ,
tuy nhiên các chợ ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn kinh doanh thịt trên những sạp
gỗ không đảm bảo vệ sinh thú y.
e) Bình Dương: Hiện toàn tỉnh có 35 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung và 33 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Tất cả các cơ sở giết mổ đều có hệ thống giết
mổ treo, được Chi cục Thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ sinh thú
y. Gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ đều qua kiểm dịch thú y. Kiểm soát giết mổ
đối với cơ sở giết mổ được 35/35 cơ sở, đạt 100%; đối với điểm giết mổ chỉ
kiểm soát được 23/33 điểm, đạt 69,70%.
g) Tây Ninh: Hiện toàn tỉnh có 28 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
và 48 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Đa số các cơ sở giết mổ đều giết mổ theo phương
thức thủ công và được Chi cục Thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ
sinh thú y. Gia súc, gia cầm đưa vào giết mổ đều qua kiểm dịch thú y. Kiểm soát
giết mổ đối với cơ sở giết mổ được 76/76 cơ sở, đạt 100%.

PHẦN II: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

I. QUAN ĐIỂM
1.1. Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở ATDB đối với gia súc và gia cầm tại các
tỉnh Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình

Dương, Tây Ninh, cụ thể như sau:
- Các cơ sở chăn nuôi lợn, gà, vịt tập trung thuộc 07 tỉnh sẽ xây dựng các
cơ sở ATDB (đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm) theo các yêu cầu
của Đề án thí điểm. Các tỉnh, thành phố khác tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng
vùng, cơ sở ATDB theo các chương trình, kế hoạch của địa phương.
- Đối với các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là các huyện) thuộc 07
tỉnh nêu trên ở các vị trí bao quanh của vùng và tiếp giáp với các tỉnh liền kề
hoặc biên giới Căm-pu-chia là vùng đệm để bảo vệ vùng ATDB. Riêng các
huyện nêu trên hoặc các xã thuộc địa bàn của huyện nêu trên mà có đặc điểm địa
lý cách biệt với các tỉnh, huyện khác (có sông lớn, núi cao) hoặc tiếp giáp với tp
25

Hồ Chí Minh thì vẫn thuộc phạm vi xây dựng vùng ATDB; các huyện, xã còn
lại của 07 tỉnh sẽ thuộc phạm vi xây dựng vùng ATDB.
1.2. Vùng ATDB được xây dựng đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm và
có tham khảo các quy định của OIE nhằm phục vụ cho phát triển chăn nuôi bền
vững, hướng tới xuất khẩu sản phẩm thịt gia cầm và đấy mạnh việc xuất khẩu
sản phẩm thịt lợn đông lạnh, trừng gia cầm; đồng thời làm căn cứ và mô hình
cho việc mở rộng vùng, cơ sở ATDB cho các địa phương khác trong cả nước.
1.3. Lồng ghép với các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia về nông
thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
II. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng vùng ATDB gia súc và gia cầm đối với với bệnh LMLM và
cúm gia cầm tại các huyện có địa lý thuận lợi thuộc 07 tỉnh (gồm có: Nam Định,
Thái Bình, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh)
theo yêu cầu của Đề án thí điểm để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận và tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc xuất khẩu động vật, sản
phẩm động vật sang các nước.
- Xây dựng các cơ sở ATDB được Cục Thú y công nhận, đồng thời đáp

ứng các quy định của OIE để đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gia súc, gia
cầm sang các nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Mục tiêu 1
- Đến tháng 12/2015: 50% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây
dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm.
- Đến tháng 6/2016: 100% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây
dựng cơ sở ATDB đáp ứng các yêu cầu của Đề án thí điểm.
2.2.2. Mục tiêu 2
- Đến tháng 12/2016: 30% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây
dựng cơ sở ATDB đáp ứng yêu cầu của OIE.
- Đến tháng 6/2018: 100% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 07 tỉnh xây
dựng cơ sở ATDB đáp ứng yêu cầu của OIE.
2.2.3. Mục tiêu 3
- Đến tháng 8/2016 xây dựng được vùng ATDB đối với bệnh LMLM và
cúm gia cầm theo các yêu cầu của Đề án thí điểm.
2.2.4. Mục tiêu 4
- Đến tháng 08/2017: Xây dựng được vùng ATDB không tiêm phòng đối
với cúm gia cầm, đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức OIE để trình công nhận.

×