Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề án xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung an toán dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.74 KB, 21 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP TRUNG
AN TOÀN DỊCH BỆNH VÀ VỆ SINH THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1652 /QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của
UBND tỉnh Quảng Nam)

PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mở đầu:
Trong những năm qua Ngành thuỷ sản Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ và đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản
hàng đầu trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD/năm. Tuy nhiên,
sản xuất và xuất khẩu càng tăng thì thách thức càng lớn vì đối với thực phẩm nói
chung, thuỷ sản nói riêng yêu cầu rất quan trọng là sản phẩm phải đảm bảo an
toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng, cụ thể là trong thực phẩm thuỷ sản không có:
- Mối nguy vật lý: bao gồm những vật cứng, sắc, nhọn, có thể gây thương
tích cho hệ tiêu hoá của người tiêu dùng.
- Mối nguy sinh học: bao gồm các loại ký sinh trùng, virút, các loại vi
khuẩn gây bệnh.
- Mối nguy hoá học: là các hoá chất độc hại trong thực phẩm có thể gây
hại đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Trong các loại mối nguy trên, mối nguy hoá học là nguy hiểm nhất, bởi vì
nguy cơ gây hại đến tính mạng người tiêu dùng cao, mặt khác cũng không có
biện pháp hiệu quả để loại trừ chúng trong quá trình chế biến. Trong đó thuỷ sản
nuôi luôn là đối tượng có độ rủi ro cao vì có khả năng bị nhiễm các hoá chất độc
hại trong quá trình nuôi lớn hơn nhiều so với thủy sản tự nhiên.
Cùng với nhu cầu sử dụng thủy sản ngày càng tăng và sự phát triển của
khoa học công nghệ cũng như việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về


vấn đề an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh ngày càng được thắt
chặt nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Chính vì vậy, đa số các thị
trường tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là các thị trường EU, Mỹ, Canada…, đã đưa ra
các yêu cầu rất cụ thể và khắt khe về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với Quảng Nam, với hơn 2.400 ha diện tích đang nuôi thủy sản nước
lợ và nước ngọt tập trung, được phân thành 9 vùng nuôi (theo Trung tâm quản lý
chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2) với sản lượng hơn 15.000 tấn/năm (số liệu
năm 2008) chủ yếu là phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Với yêu cầu ngày càng
1
cao của thị trường, do vậy đòi hỏi sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm và từng bước thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã đạt được những thành quả nhất định,
giải quyết việc làm và làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, một vấn đề gây
trở ngại cho NTTS là bệnh, dịch bệnh xảy ra hàng năm gây nhiều thiệt hại về
kinh tế cho người NTTS, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi thủy sản nước lợ.
Để nghề NTTS phát triển ổn định và bền vững, vùng nuôi an toàn dịch
bệnh, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và sản phẩm sản xuất ra được an
toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước thì
việc ban hành và thực hiện đề án "xây dựng các vùng NTTS tập trung an toàn
dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm" là vô cùng cần thiết và cấp bách.
2. Giải thích các từ ngữ: Trong đề án này, một số cụm từ nêu ra được
hiểu như sau:
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản: Là nơi diễn ra hoạt động NTTS do cá nhân
hoặc một tổ chức làm chủ.
- Vùng nuôi thủy sản: Là một vùng đất để nuôi thủy sản, có từ 02 cơ sở
nuôi trở lên, không phân biệt địa giới hành chính và hình thức nuôi, cùng sử
dụng chung nguồn nước cấp và hệ thống thải nước.
- Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung: Vùng NTTS có diện tích từ 30 ha trở
lên (không phân biệt địa giới hành chính), có chung nguồn nước cấp; thủy sản
được nuôi theo hình thức bán thâm canh, thâm canh.

- Quy phạm thực hành quản lý tốt hơn (BMP- Better Management
Practices) là quy phạm thực hành ứng dụng trong NTTS tại các cơ sở nuôi có cơ
sở hạ tầng còn hạn chế, nhỏ lẻ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đồng thời giảm
thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
- Quy phạm thực hành NTTS tốt (Good Aquaculture Practices, viết tắt là
GAqP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm
bảo an toàn thực phẩm đồng thời giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
- Quy phạm thực hành NTTS bền vững, còn gọi là NTTS có trách nhiệm
(Code of Conduct for Responsible Aquaculture, viết tắc là CoC) là quy phạm
thực hành ứng dụng trong NTTS nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; giảm thiểu
dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và
đảm bảo trách nhiệm xã hội.
- HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) - Phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn, là hệ thống các biện pháp mà cơ sở áp dụng
nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm, được xây
dựng trên quan điểm phân tích và kiểm soát mối nguy trước khi chúng xảy ra.
- Nuôi thủy sản an toàn: là quá trình nuôi thủy sản có áp dụng các biện
pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm
nuôi, an toàn về dịch bệnh cho động vật nuôi, thân thiện với môi trường và đảm
bảo có hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
2
- Cơ sở nuôi thủy sản an toàn: là cơ sở nuôi thủy sản áp dụng một trong
các bộ tiêu chuẩn quốc tế như BMP, GAqP, CoC hoặc tiêu chuẩn nuôi an toàn
khác và được tổ chức ban hành tiêu chuẩn tương ứng cấp giấy chứng nhận cơ sở
nuôi đạt tiêu chuẩn.
- Nuôi tôm thâm canh: là hình thức nuôi tôm với cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị và qui trình kỹ thuật nuôi phù hợp, có khả năng đạt năng suất trên 3 tấn/ha/vụ.
- Nuôi tôm bán thâm canh là hình thức nuôi với cơ sở hạ tầng và qui trình
kỹ thuật nuôi phù hợp, có khả năng đạt năng suất từ trên 1,5 tấn đến 3 tấn/ha/vụ.
- Nuôi tôm quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi với cơ sở hạ tầng và qui

trình kỹ thuật nuôi phù hợp, có khả năng đạt năng suất đến 1,5 tấn/ha/vụ.
- Nuôi cá tra siêu thâm canh: là hình thức nuôi cá tra với mật độ thả từ trên
30 con/m
2
theo qui trình công nghệ phù hợp để đạt năng suất ≥ 300 tấn/ha/vụ.
- Nuôi cá tra thâm canh: là hình thức nuôi cá tra với mật độ thả từ 15 đến
30 con/m
2
theo qui trình công nghệ phù hợp để đạt năng suất ≥ 200 tấn/ha/vụ.
PHẦN II
CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực
phẩm giai đoạn (2006-2010);
- Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp &PTNT về Ban hành quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy
sản theo hướng bền vững;
- Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS ngày 10/4/2006 của Bộ trưởng Bộ thủy
sản (nay là Bộ NN&PTNT) về việc Ban hành Quy chế Quản lý vùng và cơ sở
nuôi tôm an toàn;
- Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại
trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi;
- Quyết định số 70/2008/QĐ-BNN ngày 05/06/2008 của Bộ Nông nghiệp
&PTNT về Ban hành Quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra;
- Các tài liệu về hướng dẫn thực hành quản lý tốt hơn (BMP), thực hành
nuôi tốt (GAP) và thực hành nuôi có trách nhiệm (CoC) đối với các mô hình

nuôi tôm của Bộ nông nghiệp và PTNT, Cục Nuôi trồng thủy sản và Cục Quản
lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
- Các tiêu chuẩn ngành thủy sản về cơ sở chế biến, thu mua sản phẩm;
- Công văn số 02/BC-UBND ngày 07/01/2009 của UBND tỉnh Quảng
Nam về Ban hành Chương trình công tác năm 2009 của UBND tỉnh.
3
II. CƠ SỞ VỀ THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
1. Kết quả nuôi trồng thủy sản trong những năm qua
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tổng diện tích NTTS Ha 5.80
6
6.774 7.306 7.479 7.121 7.395 7.480
Tổng sản lượng Tấn 3.20
0
5.746 9.167 9.550 13.585 20.000 21.500

I. Nuôi cá nước ngọt
1. Diện tích ha 3.48
0
4.388 4.801 4.881 4.560 5.060 5.100
Nuôi ao hồ nhỏ ha 406 406 623 893 766 750
Nuôi mặt nước lớn ha 3.074 3.982 4.178 3.988 3.794 4.310
Trong đó nuôi cá tra ha - 22 22 36 36
Riêng nuôi lồng bè Chiếc - 22 30 39 36 23
2. Sản lượng Tấn 1.40
0
2.580 5.838 6.000 10.000 11.500 15.000
Trong đó Cá tra 4.700 6.800 5.200
II. Nuôi thuỷ sản nước lợ
1. Diện tích nuôi tôm ha 2.32
6
2.386 2.505 2.598 2.561 2.335 2.000
- Nuôi tôm vùng triều ha 2.326 2.386 2.500 2.337 2.404 2.000 1.690
- Nuôi tôm thẻ trên cát ha 5 11 15 25 60
- Các đối tượng khác ha 250 230 310 310
2. Sản lượng Tấn 1.80
0
3.166 3.329 3.550 3.585 8.500 13.100
- Tôm sú tấn 1.80
0
3.166 3.329 3.550 2.521 740 320
- Tôm thẻ tấn - - - 50 919 7.500 12.440
- Các đối tượng khác
(cua, cá rô phi...)
tấn - - - 197 145 260 340
Nhìn chung, diện tích nuôi không tăng, thậm chí là giảm (đối với nuôi nước

lợ), tuy nhiên sản lượng tăng hàng năm, đặc biệt trong 3 năm (2006-2008) do các
doanh nghiệp, hộ gia đình đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, cá tra, đây là
các đối tượng nuôi cho năng suất rất cao.
Cụ thể, trên từng lĩnh vực như sau:
1.1. Về nuôi thủy sản nước lợ
* NTTS nước lợ trong ao đất:
4
Đối tượng nuôi gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh, rô phi, cá
chẽm, trong đó nuôi tôm sú, tôm thẻ chiếm diện tích lớn. Năm 2003, diện tích
nuôi nước lợ là 2.326 ha, sản lượng thu hoạch 1.800 tấn; năm 2006, tổng diện
tích nuôi là 2.598 ha, với sản lượng thu hoạch là 3.550 tấn, trong đó diện tích
nuôi tôm sú là 2.337 ha (chiếm trên 90% tổng diện tích nuôi thủy sản nước lợ),
sản lượng 3.405,7 tấn (chiếm khoảng 96% sản lượng).
Năm 2008, do năng suất cao, thị trường tiêu thụ tốt, hiệu quả kinh tế cao
từ nuôi tôm thẻ chân trắng và việc nuôi tôm sú ngày còn gặp nhiều khó khăn do
giá bán thấp, bệnh tôm nuôi thường xuyên xảy ra, người nuôi bị thua lỗ nhiều
năm liền, nên nhiều nông hộ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng từ diện tích
ao nuôi tôm sú; diện tích nuôi tôm thẻ năm 2007 là 200 ha với sản lượng trên
1.000 tấn; đến năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 880 ha và sản
lượng đạt được 7.500 tấn, chiếm trên 88% tổng sản lượng thủy sản nước lợ. Năm
2009, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 1.510 ha, sản lượng đạt 12.440 tấn.
* Nuôi tôm trên cát:
Được thực hiện từ năm 2001 với con tôm sú, qui mô khoảng 2 ha nhưng
không có hiệu quả kinh tế; đến năm 2004, các ao nuôi này được chuyển sang
nuôi tôm thẻ chân trắng và đạt được hiệu quả rõ rệt. Năm 2004, diện tích nuôi
trên cát chỉ có 5 ha, đến đầu năm 2009 diện tích này đã tăng lên 30 ha, với năng
suất bình quân đạt từ 12-15 tấn/ha/vụ (mỗi năm nuôi từ 2-3 vụ). Nuôi tôm trên
cát đã đem lại hiệu quả cao, thời gian nuôi ngắn (trung bình 3 tháng/vụ), tôm
nuôi ít bệnh (nếu chọn đàn giống có chất lượng); trung bình mỗi ha nuôi cho lãi
ròng từ 120-150 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, việc nuôi đối tượng này đòi hỏi

nguồn vốn đầu tư lớn. Mặt khác, nếu phát triển một cách tự phát, manh mún, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật không đầu tư đồng bộ,... sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường
sinh thái, mặn hóa tầng nước ngầm nếu như không có các giải pháp hữu hiệu.
Hiện nay, quy hoạch ngắn hạn nuôi tôm thẻ trên cát đã được thực hiện với diện
tích khoảng 130 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Thăng Bình. Theo quy hoạch và
việc thực hiện nuôi đối tượng này, sản lượng tôm nuôi sẽ tăng trong các năm
đến.
1.2. Nuôi thủy sản nước ngọt:
Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt hàng năm khoảng 5.000 ha, trong đó
nuôi cá ao hồ nhỏ gần 800 ha, còn lại là nuôi cá hồ chứa. Riêng diện tích nuôi cá
tra thâm canh là 36 ha, tập trung ở Điện Tiến- Điện Bàn, Duy Châu-Duy Xuyên
và Tam Đại-Phú Ninh. Sản lượng từ NTTS nước ngọt hàng năm từ 8.000-10.000
tấn/năm, đặc biệt là từ cá tra, rô phi đơn tính, đã góp phần tăng cao kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh.
2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại giống thủy sản
Tình hình sản xuất giống thủy sản giai đoạn 2003 - 2009
5
Chỉ tiêu Đơn
vị tính
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm

2008
Năm
2009
I. Tổng số cơ sở sản xuất
giống thủy sản, trong đó:
Cơ sở 277 228 230 165 90
Số cơ sở tôm sú giống Trại 264 264 264 213 213 150 45
Số cơ sở lưu giữ tôm thẻ
chân trắng
31
Số cơ sở sản xuất giống
TS nước ngọt
cơ sở 13 13 13 15 17 14 14
Số cơ sở sản xuất giống cá
tra, rô phi đơn tính
cơ sở 2 2 2 1 1
II. Sản lượng, trong đó: Triệu
con
840 865
1010
970 1174 471,5 1.974
- Sản lượng tôm sú giống
P.15
Tr.con 825 850 1000 950 1150 450 450
- Sản lượng tôm thẻ Tr.
con
1.500
- Sản lượng cá tra
- Sản lượng cá rô phi tr.con 3 5 6 1,5 2
- Các loại cá khác tr.con 15 15 10 15 18 20 22

- Về giống thủy sản nước lợ: từ năm 2003 đến năm 2009 số trại sản xuất
tôm sú giống giảm dần do sự chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang nuôi tôm
thẻ chân trắng.
Trước nhu cầu giống tôm thẻ chân trắng đang tăng cao, trong khi đó tỉnh
chưa có cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, một số cơ sở thực hiện việc lưu
giữ tôm giống sau đó bán cho các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh, một số nông hộ tự
mua tôm giống từ các tỉnh khác chuyển về. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng
31 cơ sở lưu giữ tôm giống với sản lượng khoảng 1,5 tỷ con tôm giống cung cấp
cho thị trường.
Nhìn chung, sản lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ cho
người nuôi trong tỉnh. Tuy nhiên chất lượng con giống là một vấn đề đáng quan
tâm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và sự khó khăn của người
nuôi trong việc chọn giống tốt.
Các đối tượng nuôi khác như cua, cá chẽm,... nguồn giống thả nuôi chủ
yếu khai thác từ tự nhiên hoặc mua từ các cơ sở sản xuất giống nhân tạo ngoại
tỉnh.
- Về giống thủy sản nước ngọt: 2 đối tượng nuôi chủ lực là cá tra, rô phi
đơn tính trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng cho nhu cầu nuôi hiện tại. Tuy
nhiên, để nuôi với diện tích lớn theo đề án cá tra đã được duyệt đòi hỏi phải có
xây dựng thêm từ 2-3 cơ sở sản xuất giống nhân tạo cá tra mới đáp ứng nhu cầu
con giống để nuôi.
Đánh giá chung: Nhìn chung, hiện nay số lượng con giống thủy sản cơ
bản đã đáp ứng cho nhu cầu nuôi. Tuy nhiên, để thực hiện đề án nuôi cá tra xuất
6
khẩu và xây dựng vùng nuôi tôm thẻ tập trung đòi hỏi phải tăng cường số lượng
con giống và quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản, nhất là các đối tượng nuôi
chủ lực. Việc kiểm tra và giám sát chất lượng con giống, kiểm tra chặt chẽ nguồn
gốc con giống là yêu cầu cần thiết để tiến hành xây dựng vùng nuôi an toàn dịch
bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Về tình hình dịch bệnh

* Đối với các đối tượng nuôi nước lợ:
Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi từ những năm 2003 trở về trước,
Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và PTNT) đã phối hợp với trường Đại học
thủy sản Nha trang nghiên cứu và tham mưu UBND tỉnh ban hành lịch mùa vụ
nuôi tôm nước lợ năm 2003 và những năm đến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Nhờ đó, từ sau những năm 2003, dịch bệnh và thiệt hại trên tôm nuôi giảm rõ rệt.
Tuy vậy, hàng năm vẫn còn nhiều nông hộ thả tôm nuôi trước lịch thời vụ quy
hoạch đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, phòng ngừa dịch bệnh chung.
Tình hình bệnh tôm nuôi qua 7 năm (2003 - 2009):
Các giá trị ĐVT
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Diện tích tôm
thả nuôi
ha
2326 2386 2500 2337 2561 1998 1.690
Diện tích tôm
nuôi bị bệnh

ha
1500 150 70 120 15 117 60
Tổng sản lượng
thu hoạch
tấn
1700 3011 3250 3405 3742 8500 12.760
Giá trị thiệt hại tỷ đồng
20 6 2 3 0,5 1,1 0,9
Để hướng dẫn kỹ thuật nuôi và phòng ngừa dịch bệnh, hàng năm, ngành
nông nghiệp đã có thông báo về quy định mùa vụ thả tôm giống, tập huấn kỹ
thuật nuôi an toàn, tuyên truyền và xử phạt các trường hợp vi phạm thả tôm
giống nuôi sớm hơn quy định, các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra,
còn thực hiện các chương trình cảnh báo môi trường và bệnh trên tôm nuôi,
chương trình giám sát bệnh trên tôm giống và thông báo kết quả đến các địa
phương, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh có khả
năng lây lan, ngành thủy sản kết hợp cùng với chính quyền địa phương dập bệnh,
tiến hành khoanh vùng nuôi, xử lý hóa chất cho các ao nuôi có tôm bị bệnh,
trước khi thải nước ra môi trường. Sự kết hợp của nhiều biện pháp và sự hiểu
biết, chấp hành lịch thời vụ thả tôm nuôi đã góp phần làm giảm diện tích tôm
nuôi bị dịch bệnh, nhất là ở các năm sau. Tuy nhiên, việc kiểm tra xử lý các hộ
nuôi tôm trước lịch thời vụ vẫn chưa có chế tài quy định việc này, chủ yếu là
công tác tuyên truyền và lý giải về cơ sở khoa học để người nuôi triển khai. Để
làm tốt vấn đề này đòi hỏi phải nâng cao nhận thức cộng đồng, triển khai phương
7
thức tổ chức sản xuất dựa vào tổ cộng đồng, xây dựng các vùng nuôi an toàn về
dịch bệnh để làm cơ sở nhân rộng.
* Đối với các đối tượng nuôi nước ngọt:
Thủy sản nước ngọt phần lớn nuôi phân tán, rải rác ở các huyện, thành phố
trong tỉnh. Các đối tượng nuôi tập trung, thâm canh cho năng suất cao như cá tra,
rô phi đơn tính những năm qua chưa phát hiện dấu hiệu của bệnh.

4. Tình hình thành lập và hình thành các tổ nuôi tôm nước lợ theo
hướng quản lý cộng đồng tại Quảng Nam
Để xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh, bên cạnh việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng thì cần sắp xếp lại các vùng nuôi, hình thành các tổ tự quản, các nhóm
cộng đồng, tạo sự liên kết trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá
trình nuôi, nhất là ở các vùng nuôi thủy sản tập trung. Việc thành lập các tổ nuôi
tôm nước lợ theo hướng quản lý cộng đồng cũng nhằm mục đích xây dựng
thương hiệu vùng nuôi sinh thái, vùng nuôi sạch để góp phần cùng nhau tạo sức
mạnh trong việc tiêu thụ sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đồng thời là cơ sở để
xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh và an toàn môi trường.
Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 48 tổ cộng
đồng trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ với 1.200 hộ tham gia. Các tổ này đã phát
huy hiệu quả rõ rệt trong việc tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng tôm nuôi, cụ thể như: Tổ cộng đồng vùng Hóc Rộ - Cẩm Thanh (Hội
An), Bản Long - Tam Tiến (Núi Thành), các tổ ở Duy Vinh, Duy Thành (huyện
Duy Xuyên),...và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn
thực phẩm (viết tắt là VSATTP) năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi
cục NTTS đã xây dựng thí điểm 02 vùng nuôi tôm áp dụng GaqP, với diện tích
30 ha. Trong đó có 04 tổ nuôi tôm cộng đồng tại Tam Tiến và Duy Vinh được
tham gia. Các tổ tham gia được tư vấn chọn con giống, giám sát môi trường, dịch
bệnh, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm theo một số tiêu chí GaqP. Kết
quả bước đầu cho thấy, tôm nuôi phát triển tốt, ít xảy ra bệnh và đảm bảo
VSATTP theo các tiêu chí đã đề ra.
Khi tham gia vào tổ nuôi tôm cộng đồng, người dân phối hợp với nhau
trong việc kiểm tra, xét nghiệm con giống, cải tạo ao, hỗ trợ kỹ thuật trong sản
xuất liên kết nhau trong việc mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm... Ngoài
ra, các hộ trong tổ có tính giác ngộ rất cao, khi có trường hợp tôm nuôi bị bệnh,
chủ hộ đóng cống, giam nước và báo cho các hộ nuôi tôm lân cận để phòng ngừa
đồng thời báo cho cơ quan chức năng để xử lý. Ngoài ra, các tổ còn được Nhà
nước hỗ trợ một số thiết bị đo môi trường, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật

nuôi, giám sát môi trường nuôi.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn những bất cập, khó khăn khi triển
khai nhân rộng mô hình. Đó là việc thiếu kinh phí để duy trì hoạt động thường
xuyên của các tổ, nhiều thành viên còn vi phạm quy ước, điều lệ mà tổ đã đề ra,
8

×