Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Một số biện pháp sửa lỗi chính tả phụ âm đầu và phân biệt dấu hỏi dấu ngã cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.08 KB, 26 trang )

Sáng kiếân kinh nghiệm
Phần Mở Đầu
1- Lý do chọn đề tài :
1.1 Xuất phát từ yêu cầu dạy học :
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học thì phân môn chính tả
có một vò trí rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của môn học Tiếng
Việt trong nhà trường. Phân môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy
tắc sử dụng hệ thống chữ viết làm cho học sinh nắm vững các quy tắc đó
và hình thành kỹ năng viết thông thạo tiếng Việt. Phân môn chính tả còn
là cơ sở của các môn học khác. Trong trường tiểu học, phân môn chính tả
được dạy liên tục từ lớp 1 đến lớp 5 với các loại bài chính tả như : nghe
-viết, bài tập so sánh, nhớ -viết
Do đó giáo viên và học sinh phải dành nhiều thời gian để dạy và học
phân môn này. Song thực tế trong nhà trường tiểu học, học sinh mắc lỗi
chính tả là rất nhiều. Thực trạng đó xảy ra ở tất cả các khối lớp, mặc dù
trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã rất cố gắng nhưng kết quả vẫn
chưa cao. Một phần không nhỏ giáo viên còn dạy một cách máy móc, rập
khuôn theo sách giáo khoa.
Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp sửa lỗi
chính tả phụ âm đầu và phân biệt dấu hỏi - dấu ngã cho học sinh lớp 3"
Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục lỗi
chính tả của học sinh tiểu học, mà cụ thể là học sinh khối lớp 3 trường tôi
để từ đó tìm ra các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh theo đúng quy
ước của xã hội.
1.2 Xuất phát từ thực tiễn dạy học :
Trong quá trình giảng dạy và thao giảng dự giờ các bạn đồng nghiệp
thì thực trạng trong một lớp, đối tượng học sinh cũng khác nhau. Vì vậy
trong quá trình giảng dạy tôi tự rút ra vài kinh nghiệm cho bản thân mình.
Thông qua bài viết này, tôi muốn đóng góp một số giải pháp nhằm khắc
phục một số lỗi chính tả cho học sinh.
1.3 Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm :


Xuất phát từ nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, là
một giáo viên tiểu học tôi tự thấy mình phải có năng lực, cần phải nâng
cao nghiệp vụ bằng cách phải thường xuyên học hỏi, trao dồi kiến thức
nâng cao trình độ để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 1

Sáng kiếân kinh nghiệm
2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài phân môn chính tả lớp 3 trong chương trình tiểu học.
Phân môn chính tả là một phân môn rất quan trọng và cần thiết, phải
tìm hiểu khảo sát hiệu quả giảng dạy thì nhất thiết phải xác đònh đối
tượng.
- Đối tượng là học sinh lớp 3 (học sinh đại trà).
- Kiểu bài là kiểu bài chính tả so sánh (phân biệt).
3- Phương pháp nghiên cứu :
3.1 Phân tích các tài liệu dạy học :
Qua thu thập các tài liệu sách giáo khoa, sách giao viên, sách hướng
dẫn, sách bài tập học sinh, sách tiếng Việt nâng cao lớp 3, sách tiếng Việt
thực hành, sách báo, tạp chí giáo dục tiểu học. Phần lớn các sách trên đều
tập trung vào việc hướng dẫn giáo viên và học sinh học tốt phân môn
chính tả mà trọng tâm là đưa ra các quy tắc để dạy và học chính tả.
* Phân loại 2 lỗi chính tả cơ bản đó là :
1. Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành
2. Sai cách phát âm chuẩn.
3.1.1- Lỗi nguyên tắc do sai nguyên tắc chính tả hiện hành :
Là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên
tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.
a) Đặc điểm chính tả tiếng Việt :
- Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính : các âm tiết được tách bạch
rõ ràng trong dòng lớn nói, vì thế khi viết, các chữ biểu thò âm tiết được

viết rời, cách biệt nhau.
Ví dụ : Trăm năm trong cõi người ta (6 âm tiết)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ( 8 âm tiết)
- Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất đònh. Khi
viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính,
đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
* Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn đònh. Ở dạng đầy
đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau :
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 2

Sáng kiếân kinh nghiệm
THANH ĐIỆU
Phụ âm đầu
Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu
được trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.
* Cách xác đònh ký hiệu ghi âm chính trong chữ : Muốn xác đònh ký
hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết.
Ví dụ :
Chữ cái
Phụ âm
đầu
Vần
Thanh điệu
Âm đầu Âm chính Âm cuối
à
án
oản
toàn

quên
quyền
thuế
T
Q
Q
Th
o
o
u
u
u
a
a
a
a
ê

e
n
n
n
n
n
huyền
sắc
hỏi
huyền
ngang
huyền

sắc
Khi xác đònh được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh
điệu lên trên (hoặc dưới) ký hiệu đó : Bàn, toàn, hóa, họa, thuế trong
trường hợp có hai ký hiệu biểu thò âm chính (âm chính là nguyên âm đôi)
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ : Tiến, chiến, quyển,
yến, suối, suốt, chứa
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả
hai ký hiệu không có dấu phụ : Phía, của, múa
+ Ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả
hai ký hiệu đều có dấu phụ : nước, bưởi.
b) Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt :
- Các chữ cái biểu thò các phần của âm tiết
+ Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu
của âm tiết.
+ Tất cả các chữ cái nguyên âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm
chính của âm tiết.
+ Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 3

Sáng kiếân kinh nghiệm
+ Các ký hiệu : p, t, m, n, c, ng (nh), i (y), u (o) biểu thò các âm cuối.
- Tự phân bổ vò trí giữa các ký hiệu cùng biểu thò một âm.
+ k, c, q
+ g, gh, ng, ngh
+ iê, yê, ia, ya
+ ua, uô
+ ưa, ươ
+ o, u làm âm điệu
+ i, y làm âm chính
c) Quy tắc viết hoa hiện hành :

- Tình trạng viết hoa trong chính tả hiện hành
a/ Đánh dấu sự bắt đầu một câu
b/ Ghi tên riêng của người : Đòa danh, tên cơ quan, tổ chức
c/ Biểu thò sự tôn kính : Bác Hồ, Người
Hai chức năng a và c nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán
trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng b là còn nhiều điểm chưa
thống nhất trong sử dụng.
Ví dụ : Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau :
Phan vũ diễm Hằng
Phan vũ Diễm Hằng
Phan Vũ Diễm Hằng
Phan -vũ -diễm -Hằng
Cùng một tên đất, tồn tại những cách viết khác nhau :
Hà Nội
Hà -nội
Hà nội
Cùng một tên tổ chức, cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác
nhau :
Trường đại học bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 4

Sáng kiếân kinh nghiệm
Trường Đại học bách khoa Hà Nội
- Quy đònh về cách viết hoa tên riêng : Dựa theo nội dung Quyết
đònh 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
+ Đối với tên người và tên đòa lý : viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm
tiết, không dùng gạch nối.
Ví dụ : Trần Quốc Toản, Hà Nội, Bình Trò Thiên, Vũng Tàu
+ Đối với tên tổ chức, cơ quan chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết

đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên.
Ví dụ : Đảng cộng sản Việt Nam
Trường đại học bách khoa Hà Nội
3.1.2- Sai cách phát âm chuẩn :
a) Lỗi viết sai phụ âm đầu
- Lỗi do không phân biệt l và n
- Lỗi do không phân biệt tr và ch
- Lỗi do không phân biệt s và x
- Lỗi do không phân biệt r, gi và d
b) Lỗi viết sai phần vần (viết sai âm cuối)
c) Lỗi viết sai thanh điệu
3.2 Khảo sát thực tế :
Qua khảo sát thực tế ở trường khối lớp mình và qua thao giảng dự
giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp tôi thấy nhiều lúc giáo viên còn
phân vân, chưa phân biệt thế nào là đúng đồng thời do cách phát âm chưa
chuẩn.
3.3 Khảo sát học sinh :
Kiểm tra vở viết của học sinh để khảo sát trình độ học sinh.
Kiểm tra chất lượng học sinh bằng viết, bằng phiếu học tập.
3.5 Phương pháp kiểm tra đánh giá :
Thông qua nội dung các bài tập, thông qua phiếu học tập của học
sinh để rút ra phương pháp rèn luyện cho học sinh.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 5

Sáng kiếân kinh nghiệm
Phần Nội Dung
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Đầu năm học 2005 -2006, tôi nhận chủ nhiệm lớp 3H Trường Tiểu
học Trần Quốc Toản. Tổng số học sinh là 40 em trong đó có 25 nam và 15

nữ.
Nơi tôi giảng dạy là cơ sở phụ của trường. Đa số các em theo học là
con em những phụ huynh phần đông là công nhân và nông dân.
Qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học của lớp tôi. Số học
sinh viết sai lỗi chính tả rất phổ biến 68,5%, trong một bài viết sai 9 - 10
lỗi. Tôi ý thức rằng phải tìm biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục lỗi
chính tả cho học sinh.
Để thực hiện đề tài "Một số biện pháp sửa lỗi chính tả phụ âm đầu
và phân biệt dấu hỏi - dấu ngã cho học sinh" . Tôi phải tìm hiểu nguyên
nhân vì sao học sinh vùng nông thôn thường viết sai lỗi chính tả, đó là :
- Do cách phát âm không chuẩn, nói đọc như thế nào viết như thế
đó. Học sinh phân biệt chưa rõ cách đọc nhất là l và n, tr và ch, s và x,
r, gi và d.
- Thường hay lẫn lộn về sai thanh điệu do sự phát âm không phân
biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã.
Cuối cùng, điều mà tôi tâm đắc nhất là cuối năm từ 68,5% học sinh
viết sai lỗi chính tả từ 9 - 10 lỗi thì chỉ còn 2 - 3%.
1- Thuận lợi :
- Được Phòng Giáo dục -Đào tạo cho tập huấn các lớp chuyên đề
hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ. Được tham gia thao giảng dự giờ các
tiết Phòng Giáo dục tổ chức.
- Được sự quan tâm sâu sắc của Ban giám hiệu cùng khối trưởng qua
thăm lớp dự giờ.
- Các em có nề nếp học tập.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 6

Sáng kiếân kinh nghiệm
- Học sinh chăm chỉ chòu khó học nên tiếp thu kiến thức tại lớp
nhanh.
2- Khó khăn :

- Đa số cha mẹ các em là nông dân, công nhân nên ít có thời gian
quan tâm theo dõi việc học của con mình.
- Phụ huynh luôn nghó rằng giao phó trách nhiệm cho nhà trường.
- Phần đông các em phát âm không chuẩn theo phương ngữ đòa
phương, nói đọc như thế nào viết như thế đó do đó các em hay mắc lỗi
chính tả.
- Một phần không nhỏ phụ huynh không biết chữ nên việc dạy rèn
cho các em còn hạn chế.
- Đa số là con em gia đình nghèo nên ý thức việc học của con em
mình chưa cao nhất là phần các em tự học ở nhà.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 7

Sáng kiếân kinh nghiệm
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Qua trao đổi, dự giờ các bạn đồng nghiệp cùng khối ; thông qua việc
nghiên cứu sách giáo khoa tiếng Việt và kết quả học tập của học sinh ta có
thể nhìn nhận chung tình trạng dạy học chính tả hiện nay hiệu quả đạt
được chưa cao, cụ thể là :
- Qua kết quả học tập của học sinh, học sinh mắc rất nhiều lỗi chính
tả, tình trạng này có cả nguyên nhân ở nội dung và phương pháp dạy học
của phân môn này.
- Từ thực tiễn dự giờ tôi thấy giáo viên chuẩn bò bài giảng rất chu
đáo, tận tâm giảng dạy rất tỉ mỉ cho học sinh cách viết từng chữ, từng câu
nhưng cuối cùng vẫn có không ít học sinh viết sai cả những từ giáo viên
mới vừa phân tích hướng dẫn xong.
- Nguyên nhân dẫn đến cái sai là do cách phát âm không chuẩn. Nói
- đọc như thế nào viết như thế đó, học sinh phân biệt chưa rõ cách đọc nhất
là l và n, tr và ch, s và x ; thường hay lẫn lộn về sai thanh điệu do sự phát
âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã.

2.2 Qua giảng dạy trò chuyện trực tiếp với các em, tôi luôn đặt ra hệ
thống câu hỏi với các em. Hỏi "Các em học môn này có thích không ?" các
em trả lời "Dạ thích" - Hỏi "Vì sao các em thích học môn này ?", các em trả
lời "Em được viết đúng, viết thông thạo tiếng Việt". Lại có các em trả lời
"Em rất sợ môn học này vì em viết sai nhiều, luôn bò điểm kém" - Hỏi "Tại
sao em lại viết sai nhiều ?", học sinh trả lời "Em không biết".
2.3 Từ quá trình thực tế giảng dạy ở lớp mình, tôi thấy tình trạng học sinh
mắc lỗi chính tả chủ yếu là các lỗi l / n - tr / ch - s / x - r, gi, d và sai lỗi
thanh điệu giữa thanh hỏi và thanh ngã. Tôi tiến hành khảo sát và thống
kê lỗi chính tả qua các bài kiểm tra của học sinh lớp 3 tôi phụ trách có 40
em, trung bình mỗi bài các em sai 4 - 5 lỗi, có bài mắc nhiều lỗi nhất là
lỗi cụ thể là :
- s viết thành x : 10 lỗi. VD : Vì sao - xao
- Là x viết thành s : 10 lỗi VD : Lúa xanh - sanh
- Là l viết thành n : 15 lỗi VD : Líu - níu
- Là n viết thành l : 13 lỗi VD : Núi - lúi
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 8

Sáng kiếân kinh nghiệm
- Là tr viết thành ch : 11 lỗi VD : Trẻ - thẻ
- Là ch viết thành tr : 12 lỗi VD : Cho - tro
- Là d viết thành r : 18 lỗi VD : Con dơi - con rơi
- Là r viết thành d : 10 lỗi VD : Rì rào - dì dào
- Là gi viết thành d : 10 lỗi VD : Giữa - dữa
- Là r viết thành gi : 12 lỗi VD : Ra vào - gia vào
- Là dấu hỏi viết thành dấu ngã : 25 lỗi
VD : Vỏ chuối - Võ chuối, Dẻo dai - Dẽo dai
- Là dấu ngã viết thành dấu hỏi : 17 lỗi
VD : Ngã đau - Ngả đau, Lẫn lộn - Lẩn lộn
Ngoài ra còn các lỗi sai về vần, về lỗi viết hoa trong 80 bài mà tôi

kiểm tra. Qua 2 tiết chỉ có 40 bài là không mắc lỗi nào, tỷ lệ các em viết
đúng là rất thấp.
2.4 Nguyên nhân dẫn đến việc sai lỗi chính tả :
- Do kiến thức, nhận thức của các em về quy tắc chính tả, mẹo chính
tả chưa được nắm chắc nên hay viết sai.
- Do thói quen phát âm không chuẩn nên các em nói đọc thế nào
viết thế đó.
- Do học sinh chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc viết đúng
chính tả.
- Do học sinh phải học nhiều môn nên thời gian dành cho môn chính
tả chưa nhiều.
- Do học sinh mãi chơi, chưa tự giác học.
- Do học sinh chú trọng học các môn khác mà không chú trọng đến
phân môn chính tả.
- Do giáo viên thường chú trọng vào việc nâng cao chất lượng các
môn học khác mà chưa thật sự rèn chữ viết cho học sinh.
- Do việc phát âm của giáo viên từng miền, từng vùng có khác nhau
nên học sinh chưa hiểu rõ dẫn đến việc viết sai chính tả.
Xuất phát từ tình hình thực tế đòa phương, tình trạng học sinh mắc lỗi
chính tả nhiều như hiện nay là hết sức lo ngại ; việc tìm ra các giải pháp
phù hợp là vấn đề hết sức cấp bách đối với những ai làm công tác giáo
dục, nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang 9

Sáng kiếân kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy lớp mình bằng cách kiểm tra vở viết của học
sinh, kiểm tra bài viết học sinh, phiếu học tập ; qua thao giảng dự giờ các
bạn đồng nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của
học sinh từ đó đề ra các phương pháp dạy học chủ yếu nhằm khắc phục lỗi
chính tả cho học sinh.

Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
10

Sáng kiếân kinh nghiệm
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU
VÀ PHÂN BIỆT DẤU HỎI - DẤU NGÃ CHO HỌC SINH LỚP 3
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy
chính tả, tôi nhận thấy rằng thực tế chưa đáp ứng được đầy đủ với các yêu
cầu dạy chính tả ở tiểu học . Vì vậy để khắc phục lỗi chính tả mà học sinh
mắc phải là thiết thực. Việc tìm ra những biện pháp phù hợp cũng là vấn
đề hết sức cấp bách đối với những người làm công tác giáo dục. Để khắc
phục được những tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả tôi mạnh dạn đưa ra
một số biện pháp sau :
3.1 Củng cố quy tắc chính tả cho học sinh :
- Là giúp cho học sinh nắm vững các quy tắc chính tả.
- Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả thì giáo
viên cần tập trung vào các loại bài chính tả so sánh. Bởi vì qua loại bài
chính tả so sánh này học sinh được ôn luyện nhiều lần, nắm chắc được các
quy tắc chính tả, mẹo chính tả. Cũng qua bài chính tả so sánh này, học sinh
nắm vững nghóa của từng cách viết, từ đó hạn chế được các lỗi sai.
Ví dụ : Khi dạy bài chính tả so sánh phân biệt dấu hỏi, dấu ngã.
- Chúng ta cung cấp cho học sinh quy luật bổng trầm, hệ bổng gồm
các thanh : ngang, hỏi, sắc ; hệ trầm gồm các thanh : huyền, nặng, ngã.
Do vậy khi gặp một tiếng mà ta không biết là thanh hỏi hay thanh
ngã, ta tạo ra một từ láy. Nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có thanh hỏi,
nếu tiếng đó láy với tiếng trầm ta có thanh ngã.
Ví dụ : Mở (trong mở mang) -Thanh hỏi
Mỡ (trong mỡ màng) -Thanh ngã
Nghỉ (nghỉ ngơi) - Thanh hỏi

Nghó (nghó ngợi) - Thanh ngã
Ngoài ra ta cho học sinh hiểu nếu tạo ra một từ ngữ có ý nghóa và
nắm được nghóa và hình thức chữ viết của từ.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
11

Sáng kiếân kinh nghiệm
Ví dụ : Deo dai, em thử điền dấu hỏi ( û) sẽ thành Dẻo dai. Dẻo dai là
từ có nghóa chỉ sự bền bỉ không giảm của sức lực, vậy ta điền dấu hỏi ( û).
Nếu điền dấu ngã sẽ thành Dẽo dai, dẽo dai không có nghóa vậy không thể
điền dấu ngã.
- Đối với những từ Hán -Việt phát âm không phân biệt dấu hỏi, dấu
ngã. Gặp những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm : m, n, nh, v, l, d, ng
thì đánh dấu ngã.
Ví dụ : Mó mãn, truy nã, nhã nhặn, vũ lực, vãng lai, phụ lão, dã man,
ngôn ngữ, tín ngưỡng Trừ "ngải" trong "ngải cứu", còn những từ bắt đầu
bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu hỏi.
Ví dụ : Khi dạy bài chính tả so sánh phân biệt : g, gh, ng, ngh. Học
sinh tự tìm ra những từ có âm đầu là : g, gh, ng, ngh.
Qua các ví dụ cụ thể, học sinh so sánh rút ra luật chính tả hình thành
quy tắc phân biệt chính tả.
* Viết phụ âm đầu : g, gh viết trước các ký hiệu ghi nguyên âm (bộ
phận nguyên âm đôi) a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
Ví dụ : Nga, ngăn, go, gô, ngơ, gù, ngưng
* Viết phụ âm đầu : gh, ngh viết trước các ký hiệu ghi nguyên âm
(bộ phận nguyên âm đôi) ơ, ê, i.
Ví dụ : nghe, ghế, nghiên
(Tiếng Việt thực hành)
Ví dụ : Khi dạy bài chính tả phân biệt k / q / c. Học sinh tự tìm ra
những từ có âm đầu là k / q/ c, từ các ví dụ cụ thể mà học sinh nắm lại

quy tắc chính tả.
* Chữ cái c : Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm : a, ă,
à, o, ô, u, ư
Ví dụ : Cần cù, còn, cặm cụi, cũng
* Chữ cái k : Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên
âm : e, ê, i
Ví dụ : Kính, kể, kèo
* Chữ cái q luôn kết hợp với u thành qu (đọc là qø). Qu luôn đứng
trước hầu hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư).
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
12

Sáng kiếân kinh nghiệm
Ví dụ : Quan trọng, quanh quẩn.
Ngoài ra cần cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả.
Ví dụ : Khi nào viết là Da , khi nào viết là Gia.
Da : Chỉ các loại động vật
Gia : Chỉ mối quan hệ dòng họ.
3.2 Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi chính tả :
- Giá viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi viết sai
và tự bản thân các em sửa lỗi qua các hình thức khác nhau.
- Giáo viên đọc lại bài văn hay khổ thơ mà trong đoạn bài yêu cầu
học sinh viết cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được các lỗi sai, từ đó học sinh
có ý thức được các lỗi mà mình mắc khỏi bằng cách viết lại các lỗi sai đó
vào một quyển vở sửa lỗi, các lần sau mà gặp phải các lỗi này học sinh sẽ
thận trọng hơn trong khi viết. Qua đó hình thành cho học sinh bản năng tự
kiểm tra soát lỗi và có ý thức tự sửa.
- Giáo viên cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài
tập khác nhau. Ví dụ : Chép một đoạn bài có viết sai chính tả, yêu cầu học

sinh viết lại cho đúng chính tả.
Ví dụ : Trong bài "Một cuộc thi nhạc". Hàng lăm, giáo sư Vàng Anh
thường tỗ chức một cuộc thi nhạc đễ tuyễn chọn học sinh giõi. Họa mi, vòt,
gà, ve sầu lô lức về dự thi. Đến nượt vòt nên trình diễn, vòt chửng chạc
và nghiêm trang nên bục cúi đầu chào thính giả :
- Tôi xin trình bày bản nhạc "Họ nhà" vòt lói.
Qua bài viết trên giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi chính tả, cụ thể là
n viết là l, ngược lại l viết là n. Dấu hỏi viết dấu ngã, dấu ngã viết dấu
hỏi.
Từ những cách trên giúp học sinh dần dần quen với cách phát hiện
ra lỗi và tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các
từ viết sai để tránh.
3.3 Giáo viên cần phải phát âm chuẩn và rèn cho học sinh kỹ năng đọc:
- Ở phân môn chính tả, học sinh tiểu học là lứa tuổi trẻ thơ vì vậy
các em nhất nhất làm theo thầy cô giáo của mình. Thầy cô giáo "chuẩn
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
13

Sáng kiếân kinh nghiệm
mực" thì học sinh bắt chước làm theo. Ở tỉnh thành tôi còn nhiều người
phát âm không phân biệt phụ âm đầu : l / n (ví dụ : là - nà, nón - lón) -
d / v (ví dụ : dề - về) - gi và d / r (ví dụ : gia - da - ra), không phân biệt
thanh hỏi - thanh ngã (ví dụ : sợ hãi - sợ hải).
- Trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh, giáo
viên phải rèn kỹ năng đọc chuẩn cho các em, hình thành cho các em tư duy
cụ thể về nghóa, từ, tiếng ; về cách viết, dạy cho học sinh nghe đúng, nói
đúng, phát âm đúng.
Ví dụ : Khi đọc âm r rèn cho học sinh đọc cong lưỡi lên khác với
đọc âm d. Khi đọc âm gi rèn cho học sinh đọc kéo dài giọng, giọng đọc
nặng hơn.

Khi đọc chữ kẽ và kẻ, học sinh đọc từ kẽ kéo dài giọng và đọc nặng
hơn từ kẻ.
Đọc đúng thì mới dẫn đến viết đúng, hình thành cho học sinh các
quy tắc chính tả, mẹo luật chính tả. Điều quan trọng là phải biết áp dụng
các mẹo luật đó vào bài viết của mình.
Ví dụ : . Lăm le - Viết l - lăm
. Thứ năm - viết n - năm
. Xanh lơ - viết l - lơ
. Cài nơ - viết n - nơ
Hướng dẫn học sinh cách phân biệt được lăm với năm và lơ với nơ,
chúng thuộc loại từ gì ? Chúng thường đi kèm với tiếng nào để tạo thành từ
mới ? Cách viết có gì khác nhau.
3.4 Hướng học sinh sửa lỗi thông qua môn học khác :
- Thông qua phân môn luyện từ và câu, giúp cho học sinh hiểu được
nghóa của từ một cách chính xác.
Ví dụ : níu hay líu
- Líu : Chim hót líu lo
- Níu : Đừng níu áo nhau
Ví dụ : Đổ hay đỗ
- Xe đổ : Xe bò lật nghiêng
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
14

Sáng kiếân kinh nghiệm
- Xe đỗ : Xe dừng lại không chạy nữa
- Qua phân môn luyện từ và câu giúp cho các em hiểu về câu, từ đó
biết chấm câu, sau dấu chấm câu biết viết hoa chữ cái đầu câu, biết viết
hoa các danh từ riêng.

3.5 Tổ chức cho học sinh học theo tổ - nhóm :

- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm hoặc phân
thành đôi bạn học tập để các em hướng dẫn lẫn nhau (giáo viên cho các
em, em nào cũng phải có một quyển vỡ rèn chính tả).
Ví dụ : Mỗi tuần ngày thứ ba có tiết chính tả thì ngày thứ năm hoặc
ngày thứ sáu các nhóm học tập hoặc đôi bạn học tập sẽ đọc trước phần
viết đúng rồi đọc toàn bài viết. Qua đó học sinh đọc để hiểu được nội dung
bài và nghóa của từ cần ghi nhớ.
- Học sinh sau khi nắm được nội dung bài và các từ cần ghi nhớ, các
em lấy "Quyển vở rèn chính tả" ra viết vào, tiếp theo là đổi bài kiểm tra
lẫn nhau.
- Vào ngày thứ hai trong lúc truy bài đầu giờ các em sẽ tiến hành
viết và kiểm tra chéo nhau lần nữa, củng cố lại những từ còn viết sai.
Vậy trong một tiết các em đã được mắt nhìn, tay viết các chữ khó rất
nhiều lần, từ đó hạn chế được các lỗi sai ở học sinh.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
15

Sáng kiếân kinh nghiệm
CHƯƠNG IV
GIÁO ÁN
PHÂN BIỆT DẤU HỎI ( û) - DẤU NGÃ (~)
Bài viết :
Đối đáp với vua
I. MỤC TIÊU :
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn truyện "Đối
đáp với vua".
- Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã theo
nghóa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bốn tờ giấy khổ to và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
16

Sáng kiếân kinh nghiệm
1. Ổn đònh :
- Giáo viên cho học sinh cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết,
học sinh dưới lớp viết vào nháp.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
+ Lưỡi liềm, non nót, nóng nực
+ Lưu luyến, núi non, nổi lòng
- Giáo viên gọi học sinh dưới lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
3. Dạy học bài mới :
3.1) Giới thiệu bài :
Giờ chính tả này các em sẽ nghe - viết
đoạn 3 của bài "Đối đáp với vua" và làm
bài tập có chứa âm s / x và dấu hỏi / dấu
ngã.
- Học sinh cả lớp hát.
- 2 học sinh lên bảng.
- Em thứ nhất viết
- Em thứ hai viết
- 3 đến 4 em nhận xét.
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
3.2) Hướng dẫn học sinh nghe -viết :
a. Trao đổi về nội dung bài viết

- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần (giọng
đọc rõ ràng, phát âm chuẩn)
GV gọi 1 HS đọc lại.
Giáo viên hỏi : Vì sao vua bắt Cao Bá
Quát đối ?
- Hãy đọc lại câu đối của vua và vế
đối lại của Cao Bá Quát.
b. Hướng dẫn cách trình bày :
Giáo viên hỏi :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải
viết hoa ? Vì sao ?
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc
- 1 học sinh đọc.
- Vì nghe nói cậu là học trò.
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Trời nắng chang chang người
trói người.
- Đoạn văn có 5 câu
- Những chữ đầu câu : Thấy, nhìn,
nước, chẳng, trời và tên tiêng Cao
Bá Quát.
- Viết cách lề 2 ô.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
17

Sáng kiếân kinh nghiệm
- Hai vế đối trong đoạn văn cần viết
như thế nào cho đẹp ?
c. Hướng dẫn viết từ khó :

- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng
câu trong đoạn, tìm những từ có dấu
hỏi, dấu ngã.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng
câu trong đoạn tìm ra từ khó.
+ Câu 1 học sinh nêu, giáo viên ghi
bảng
+ Câu 2 và câu 3 giáo viên cũng ghi
bảng sau khi học sinh nêu từ khó.
- Giáo viên phân tích âm, vần, dấu
hỏi, dấu ngã từng từ cho học sinh rõ.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên viết
bảng lớp, các em dưới lớp viết bảng
con.
- Học sinh đọc câu 1 : Phải
- Học sinh đọc câu 2 : Đuổi, cảnh
- Học sinh đọc câu 3 : Lẻo
- HS đọc câu 4 : Chẳng,nghó, cảnh
+ Câu 1 : Học trò, lệnh, phải
+ Câu 2 : Đuổi nhau, tức cảnh, vế
đối
+ Câu 3 : Nước trong leo lẻo, đớp
+ Câu 4 : Chẳng cần nghó ngợi, bò
trói, Cao Bá Quát.
+ Câu 5 : Trời nắng chói chang
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh chuẩn bò bảng con.
- 1 học sinh lên bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

- Giáo viên xóa từng từ trên bảng và
đọc lại từ đó cho học sinh viết
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi chính tả cho
học sinh.
d. Giáo viên đọc cho học sinh viết
(đọc với tốc độ vừa phải)
e. Giáo viên đọc cho học sinh soát
lỗi.
g. Giáo viên thu bài chấm (từ 7 đến
10 bài)
3.3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
bài tập 2b.
- GV cho HS đọc thầm yêu cầu của bài
và làm bài.
- Học sinh nghe giáo viên đọc -
viết
- Học sinh viết bài
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu trong sách
giáo khoa.
- HS đọc thầm rồi làm bài cá
nhau.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
18

Sáng kiếân kinh nghiệm
- GV mời 4 em lên bảng thi viết nhanh
lời giải.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. GV

chốt lại lời giải đúng.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3b
- GV phát phiếu và bút dạ cho HS theo
nhóm.
- Yêu cầu HS tự làm trong nhóm. GV
đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 HS lên dán bài và đọc các từ
mình tìm được.
- GV gọi các nhóm khác bổ sung. GV
ghi nhanh các từ trên lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vào
vở.
4. Củng cố - dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bò tiết sau.
- 4 HS lên bảng
+ Mõ - Vẽ
- 5 đến 7 HS đọc lại lời giải
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nhận đồ dùng học tập (nhóm
trưởng)
- HS làm bài theo nhóm.
- Các nhóm dán bài và đọc từ.
- Bổ sung các từ nhóm khác chưa
có.
- HS đọc và viết các từ.
- Nghe GV nhận xét, dặn dò.
GIÁO ÁN
PHÂN BIỆT l - n
Bài viết : Cuộc chạy đua trong rừng

I. MỤC TIÊU :
- Nghe - viết chính xác đoạn tóm tắt truyện "Cuộc chạy đua trong
rừng".
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l - n hoặc dấu hỏi - dấu
ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
19

Sáng kiếân kinh nghiệm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn đònh :
- Giáo viên cho học sinh cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng viết,
học sinh dưới lớp viết vào nháp.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
+ Quả dâu, rễ cây, giày dép.
+ Bến bờ, rên rỉ, mệnh lệnh.
- Giáo viên gọi học sinh dưới lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
3. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài :
Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe -
viết đoạn văn tóm tắt truyện "Cuộc chạy
đua trong rừng" và làm bài tập chính tả
phân biệt l - n .
- Học sinh cả lớp hát.

- 2 học sinh lên bảng.
- Em thứ nhất viết
- Em thứ hai viết
- 3 đến 4 em nhận xét.
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
2) Hướng dẫn học sinh nghe -viết :
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Giáo viên đọc đoạn văn lần 1 (đọc
rõ ràng, phát âm chuẩn)
Giáo viên hỏi : Các em cho biết bài
học mà ngựa con rút ra là gì ?
b. Hướng dẫn cách trình bày bài :
Giáo viên hỏi :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài phải viết
hoa ? Vì sao ?
c. Hướng dẫn viết từ khó :
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc
- 1 học sinh đọc lại
- 1 học sinh trả lời : Đó là bài
học : đừng bao giờ chủ quan.
Học sinh trả lời :
- Đoạn văn có 3 câu
- Những chữ đầu câu : Vốn khi,
Ngựa con.
- Học sinh đọc câu 1
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
20


Sáng kiếân kinh nghiệm
câu trong đoạn tìm những từ có âm
đầu là l / n.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng
câu trong đoạn tìm ra từ khó.
+ Câu 1 học sinh nêu, giáo viên ghi
bảng
+ Câu 2 và câu 3 giáo viên cũng ghi
bảng sau khi học sinh nêu từ khó.
- Giáo viên phân tích âm, vần từng từ
khó cho học sinh rõ.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên viết
bảng lớp, các em dưới lớp viết bảng
con.
- Giáo viên xóa từng từ trên bảng và
đọc lại từ đó cho học sinh viết.
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi chính tả cho
học sinh.
d. Giáo viên đọc cho học sinh viết
(đọc với tốc độ vừa phải)
e. Giáo viên đọc cho học sinh soát
lỗi.
g. Giáo viên thu bài chấm (từ 7 đến
10 bài)
- Học sinh đọc câu 2 có từ : nên,
lời, lại.
- Học sinh đọc nêu ra từng từ khó
trong các câu.
+ Câu 1 : Chuẩn, tham gia

+ Câu 2 : Khỏe, giành, nguyệt
quế, mải ngắm, chẳng.
+ Câu 3 : Cuộc, rút, chủ quan.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh chuẩn bò bảng con.
- 1 học sinh lên bảng.
- Học sinh nghe giáo viên đọc -
viết
- Học sinh viết bài
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
bài tập 2a.
- GV cho HS đọc thầm đoạn văn bài
tập 2A. Thảo luận nhóm đôi.
- GV cho HS cả lớp làm bài cá nhân.
* Thi đua :
- GV đính bài tập 2a lên bảng cho hai
nhóm học sinh lên bảng thi tiếp sức,
mỗi nhóm 10 em xếp hàng ngang, em
này viết xong đưa viết cho em khác
- 1 HS đọc yêu cầu trong sách
giáo khoa.
- HS cả lớp đọc thầm, sau đó thảo
luận nhóm đôi.
- HS cả lớp làm bài.
- HS phân công trong nhóm chuẩn
bò thi tiếp sức.
- Hai nhóm thi đua sau khi GV

cho bắt đầu.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
21

Sáng kiếân kinh nghiệm
viết (trong vòng 1 phút).
- Giáo viên cho đại diện nhóm 1 em
đọc lại bài tập.
- Giáo viên nhận xét về chính tả, tốc
độ làm bài - Kết luận nhóm thắng
cuộc.
4) Củng cố - dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bò tiết sau.
- Đại diện 2 em trong 2 nhóm
đọc. Học sinh dưới lớp nhận xét.
- Nghe GV nhận xét, dặn dò.
CHƯƠNG V
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC
Qua một học kỳ tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào việc dạy
lớp. Tôi nhận thấy phân môn chính tả của lớp tôi phụ trách có nhiều tiến
bộ rõ rệt, đặc biệt là các tiếng có phụ âm đầu l / n, tr / ch, s / x, r / gi /d,
dấu thanh hỏi và dấu thanh ngã so với đầu năm 68,5% học sinh dưới trung
bình môn chính tả.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
22

Sáng kiếân kinh nghiệm
Sau khi thi học kỳ I xong, kết quả trong kiểm tra đònh kỳ môn chính
tả như sau :

- Giỏi : 15 em = 35,5%
- Khá : 17 em = 42,5%
- Trung bình : 08 em = 20,0%
- Không còn học sinh yếu.
CHƯƠNG VI
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Là giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao
kiến thức.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
23

Sáng kiếân kinh nghiệm
- Theo dõi thường xuyên, điều tra và khắc phục tình trạng mắc lỗi
chính tả cho học sinh.
- Trong giảng dạy, giáo viên đặc biệt chú ý đến các lỗi mà học sinh
thường mắc phải, cần đưa các dạng bài tập dưới hình thức so sánh để rèn
cho các em viết đúng chính tả. Củng cố các quy tắc chính tả cho các em
qua các kiểu bài khác nhau.
- Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách quan tâm đến tất cả
các em học sinh, với tất cả các môn.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp giáo dục bất cứ ai đã và đang công tác cũng với
một lòng tâm huyết là làm sao, làm thế nào cho học sinh của mình viết
đẹp và viết đúng chính tả là góp phần làm trong sáng tiếng Việt, đó là tầm
quan trọng là một yêu cầu tất yếu.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
24

Sáng kiếân kinh nghiệm
Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải phát âm chuẩn,

viết đúng chính tả trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy. Giáo viên
phải là người có lòng tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh.
Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch hướng dẫn rèn chữ
cho học sinh, thường xuyên theo dõi và phát hiện kòp thời các hiện tượng
mắc lỗi chính tả ở học sinh để đưa ra biện pháp sửa chữa đúng lúc. Giáo
viên cần lập cho học sinh mỗi em một quyển vở rèn chính tả kiểm tra
thường xuyên, đánh giá học sinh qua từng thời gian cụ thể, động viên các
em học sinh có tiến bộ trong quá trình học tập.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các
quy tắc chính tả, đưa ra một số phụ âm đầu và dấu thanh mà học sinh dễ
lẫn lộn trong khi viết để học sinh so sánh phân biệt và qua đó các em nắm
vững nghóa của từ ở mặt chữ viết. Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo
viên luôn chú ý đến các nguyên tắc chính tả, tra cứu tự điển. Dạy chính tả
phải dựa trên quy tắc chính tả, chú ý sửa các lỗi mà học sinh mắc nhiều
chứ không chữa chung chung ; lỗi chính tả nào mà học sinh mắc nhiều thì
phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để luyện tập nhiều.
Ngoài ra giáo viên phải luôn học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng
nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn để bổ sung cho vốn kinh nghiệm của bản
thân.
Qua thời gian nghiên cứu áp dụng các biện pháp đó vào quá trình
giảng dạy của mình, tôi nhận thấy bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Học sinh viết đúng và viết đẹp, hiểu được nội dung bài ; qua đó hình thành
ở học sinh những phẩm chất đạo đức, tính cẩn thận kiên trì và tạo cho học
sinh niềm vui hứng thú trong học tập, chăm chỉ viết bài. Qua đó tôi nhận
thấy rằng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh không phải là khó, chỉ cần
chúng ta yêu nghề mến trẻ, tận tâm trong giảng dạy luôn khắc phục khó
khăn tìm hiểu nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thì trong giảng dạy chắc
chắn học sinh sẽ tiến bộ tốt. Bên cạnh đó giáo viên phải phát huy tính chủ
động sáng tạo, tính tích cực ở học sinh ; cần động viên khen ngợi kòp thời,
tạo không khí giờ học thoải mái, gây hứng thú học tập.

Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy phân
môn chính tả tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp của mình.
Người thực hiện :VỤ THỊ THANH HÀ Trang
25

×