Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

chuyên đề ứng dung công nghệ thông tin vào dạy học ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.25 KB, 29 trang )

Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
_______________________________________________________
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ việc ứng dụng công nghệ
thông tin trên toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến
và không thể thiếu trên mọi lĩnh vực công việc.
ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử
dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tình thường
nhật. Năm học 2008-2009 với chủ trương của Bộ GD&ĐT là năm học
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong nhà
trường, vì vậy trong mỗi tiết học giờ đây đã phần nào thoát khỏi cách
dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính trực quan
và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công
nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy trở nên hấp
dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ
cho công việc giảng dạy có thể khai thác được trên mạng Internet, các
bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính để trong giờ dạy người giáo
viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn, những đồ dùng
dạy học khô khan hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính
minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh
kém cho học sinh nghe
Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong
việc giảng dạy trong trường THCS, người giáo viên có thể thiết kế bài
giảng với các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoint (Phần
mềm thiết kế các dạng trình chiếu), Violet (Phần mềm thiết kế bài
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
1
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
giảng cho giáo viên), Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các


thông tin cần có)
Qua việc giảng dạy của giáo viên có ứng dụng CNTT trong nhiều
năm qua, thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học có sử dụng
công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong
học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ
hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học
sinh, đồng thời qua đó sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ sử
dụng tin học và ứng dụng các công nghệ thông tin của bản thân Các
dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, giờ học sinh động
hơn, học sinh nắm bài học không chỉ đơn thuần từ lời giảng giải của
GV, hay qua cách học truyền thống là thầy đọc trò chép mà học sinh
nắm bắt bài học từ nhiều giác quan khác nhau, vì bài học được trình
chiếu một cách sinh động với việc lồng ghép các hình ảnh, video clip,
âm thanh phong phú, đa dạng gây hứng thú với các em, qua đó học
sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ
và thưởng thức. Như một nhà Giáo dục học nổi tiếng đã nói:
Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng.
Giảng giải là thầy giáo tốt.
Minh họa biểu diễn là thầy giáo giỏi.
Gây hứng thú học tập là thầy giáo vĩ đại
( Wiliam a. W )
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
2
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Trường THCS Bình Thanh đóng trên địa bàn xã Bình Thanh Tây
- được thành lập từ năm 1998, khi có dự án tiếp nhận nhân dân tái
định cư của các xã Bình Trị, Bình Thuận trong quy hoạch xây dựng
nhà máy lọc dầu và khu kinh tế Dung Quất.
Trường THCS Bình Thanh hiện nay có 15 lớp, 612 học sinh là

con em của hai xã Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây và bà con đến
tái định cư.
Trường đạt chuẩn Quốc gia tháng 11, năm 2007. Đội ngũ giáo
viên trong nhà trường hầu hết được đào tạo chính qui, có năng lực
chuyên môn vững vàng, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp. Tuy
nhiên, phần lớn giáo viên trong nhà trường vẫn chưa được trang bị
kiến thức về tin học, việc sử dụng máy tính là rất hạn chế, chưa nói
đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là việc rất khó khăn, mà trong
chiến lược phát triển giáo dục của Bộ GD&ĐT đòi hỏi người giáo
viên phải nắm bắt và kịp thời thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của
xã hội, để xứng đáng mỗi giáo viên là một tấm gương sáng về đạo đức
và sáng tạo để học sinh noi theo.
Cũng chính từ những lí do và yêu cầu cấp bách của việc đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường trong những năm
học tiếp theo, với một giáo viên trẻ mới nhà trường, sớm tiếp cận được
với công nghệ thông tin và với ước mong đội ngũ giáo viên trong nhà
trường sớm tìm ra cách tốt nhất để sử dụng được máy tính, ứng dụng
được công nghệ thông tin vào việc giảng dạy trong nhà trường, đồng
thời qua đó ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch đầu tư trang thiết bị
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
3
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
và các cơ sở vật chất phục vụ tích cực cho việc dạy học có ứng dụng
CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, tôi
chọn chuyên đề “Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học ở trường
THCS” để nghiên cứu trong năm học 2008-2009.
II. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Căn cứ vào cơ sở lớ luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy có
ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông.

- Đề ra một số biện phỏp về ứng dụng cụng nghệ thụng tin vào giảng
dạy tại trường THCS Bình Thanh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN:
- Theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh trên lớp.
- Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường có ứng dụng CNTT
vào giảng dạy.
- Đối chiếu với các tiết học chưa sử dụng công nghệ thông tin.
B. PHẦN NỘI DUNG
______________________________________________________
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
A. GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
*Bản chất công nghệ trong giáo dục.
+ Là kỹ thuật, công cụ, phương pháp áp dụng để giải quyết các vấn đề
cụ thể hoặc thực hiện một mục tiêu xác định. Như sách vở, phấn trắng,
bảng đen cũng là công nghệ trong giáo dục.
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
4
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
+Trình độ phát triển của xã hội ngày càng cao, yêu cầu về giáo dục rất
lớn, với phấn trắng- bảng đen không thể đáp ứng được việc đào tạo
nhiều loại hình, nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau mà yêu cầu cần
phải thay đổi công nghệ, đặc biệt là phương pháp dạy học.
+ Máy vi tính, video, thông tin viễn thông các loại đang có tác động
lên mọi mặt của xã hội, làm thay đổi tiêu chí cần thiết của con người
trong xã hội thông tin. Khả năng ghi nhớ thông tin không còn quan
trọng bằng khả năng tìm kiếm thông tin, thu nhận và xử lý thông tin
để đạt được kết quả cuối cùng.
+ Cái mà học sinh học được không phải từ kiến thức của người thầy
mà chính nhờ sự tư duy của chính học sinh. Tư duy là trung gian của

học tập và học tập là kết quả của tư duy.
B.ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC:
1. CNTT tạo thuận lợi cho quá trình dạy học: CNTT có vai trò thúc
đẩy và điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông qua các nội dung
sau:
a. Công cụ để xây dựng kiến thức
+ Giúp hiển thị các ý tưởng của người dạy.
+ Giúp người học tạo những kiến thức có hệ thống
b. Phương tiện thông tin để khám phá kiến thức:
+ Giúp truy cập các thông tin cần thiết.
+ Giúp so sánh các điểm khác biệt.
c. Môi trường học tập qua thực hành:
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
5
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
+ Giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình huống và hoàn cảnh
của thế giới thực (các thí nghiệm ảo)
d. Môi trường xã hội để học tập:
+ Giúp cộng tác với nhau.
+ Tạo tranh luận bàn bạc.
e. Người đồng hành tri thức để hổ trợ học tập qua phản ánh:
+ Hỗ trợ người học trình bày, biểu thị điều mình biết.
+ Phản ánh những điều đã học và bằng cách nào đã học được như
thế.
+ Giúp kiến tạo, biểu diễn các ý nghĩa, hiểu biết theo cách riêng.
2. Đánh giá chất lượng học tập:
+ Chuyển từ hướng tập trung vào kết quả học tập sang hướng tập
trung vào quá trình học tập.
+ Không chỉ đánh giá những điều học được mà còn đánh giá cả cách

học.
+ Đánh giá chủ quan của người dạy và đánh giá khách quan của
những nhà quản lý.
C. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm bài giảng điện tử: Là một hình thức tổ chức bài lên lớp
mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình
hóa do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia (đa
phương tiện) do máy tính tạo ra.
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
6
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
2. SGK hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến
thức được trình bày dưới nhiều kênh thông tin: Văn bản, hình ảnh, âm
thanh, video, trang Web
3. Giáo án điện tử: Là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động của
giáo viên trong giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó được multimedia
hoá một cách chi tiết, chặt chẽ và lô gic. Giáo án điện tử chính là bản
thiết kế của bài giảng điện tử.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường THCS Bình Thanh:
1. Thuận lợi:
* Nhà trường:
- Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành, phụ huynh toàn trường…
hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường và sự quan tâm đầu tư các trang
thiết bị của BGH nhà trường trong những năm học vừa qua, cụ thể: Có
01 phòng nghe nhìn với bàn ghế thuận lợi cho việc thảo luận theo
nhóm, trang bị 03 máy tính, 02 máy in nhưng chủ yếu sử dụng cho
quản lí.

* Giáo viên:
- Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
- Một số GV tự trang bị máy vi tính và tự học tại nhà.
2. Khó khăn:
- Giáo viên chưa được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ
thông tin .
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
7
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
- Phần lớn giáo viên chưa thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin
học.
- Nhà trường còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy có sử
dụng CNTT đó là: máy chiếu Projector, máy Camera vật thể, máy ảnh
kỹ thuật số, hệ thống máy vi tính được nối mạng Internet…
- Việc xây dựng và thiết kế 1 bài giảng có sử dụng công nghệ thông
tin đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và các
điều kiện phục vụ tiết dạy, trước giờ dạy phải chuẩn bị lâu hơn về mọi
điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian,
nội dung kiến thức…
- Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng
học, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác…
III. MỘT SỐ PHẦN MỀM HỮU ÍCH ĐỂ ỨNG DỤNG VÀO
VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG:

Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể thiết kế
được nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy trong nhà trường phổ
thông như:
- Sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế các dạng bài dạy. Có
thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc động, những file âm thanh, những

đoạn video clip phù hợp với nội dung bài dạy như là một giáo cụ trực
quan sinh động với tính thẩm mỹ rất cao.
- Sử dụng phần mềm Violet để soạn các dạng bài học theo ý đồ của
giáo viên và cho phép giáo viên trình chiếu có tính tương tác rất cao
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
8
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
với các phần mềm tiện ích khác. Đặc biệt phần mềm này có thể sử
dụng như một phòng thí nghiệm ảo rất sinh động giúp học sinh hứng
thú học tập ở các môn thực hành nhiều như: Lí , Hoá , Sinh, Công
nghệ…
- Sử dụng mạng Internet khai thác các tài liệu, các hình ảnh, chân
dung, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng…vv… của tất cả các đồ
vật, đồ dùng, đối tượng có liên quan đến bài dạy.
*Ví dụ cụ thể:
1. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN DƯỚI DẠNG HÌNH ẢNH
(ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIOLET)
Với công cụ Thiết kế mạch điện, giáo viên có thể dễ dàng đưa vào
bài giảng của mình các sơ đồ thí nghiệm về mạch điện để hỗ trợ cho
việc giảng dạy môn Vật lý.
− Giả sử tôi cần thiết kế mạch điện như trên màn hình: Mạch điện này
có thể tương tác được như bật tắt công tắc (bật, tắt, bật) hoặc điều
chỉnh các biến trở (kéo con chạy trên biến trở về gần cuối).
− Để tạo được sơ đồ mạch điện này trong Violet, ta làm như sau:
− Tại trang soạn thảo của Violet, ta chọn nút “Công cụ” rồi chọn mục
“Thiết kế mạch điện”.
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
9

Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
− Khi trang soạn thảo Thiết kế mạch điện xuất hiện, ta bôi đen toàn bộ
mạch điện mẫu rồi nhấn phím “Delete” để xóa nó đi.
− Tiếp theo, ta lần lượt chọn các thiết bị cần vẽ trong khung “Hình
ảnh” rồi kéo vào khung soạn thảo. (Lần lượt kéo đèn, biến trở, nguồn
điện, Vôn kế, Ămpe kế vào khung soạn thảo)
− Sau khi kéo vào khung soạn thảo, ta sắp xếp lại vị trí của chúng
bằng cách chọn vào chức năng “Di chuyển” và kéo đến vị trí thích
hợp. (Lần lượt kéo các đối tượng vào vị trí thích hợp như hình vẽ). Ta
cũng có thể chọn nút “Quay trái”, “Quay phải” để quay đối tượng khi
cần thiết. (Quay Ămpe kế như hình vẽ)
− Để nối dây giữa các thiết bị, ta chọn chức năng “Nối dây” và chỉ
cần kéo đầu dây của mỗi thiết bị tới vị trí cần nối.
− Khi đã nối dây xong, ta vẫn có thể bổ xung thêm các thiết bị vào
mạch điện, chẳng hạn ta kéo thêm công tắc vào mạch điện để có thể
đóng, ngắt mạch điện khi cần. (kéo công tắc vào vị trí như hình vẽ)
− Với mạch điện vừa vẽ ta cũng có thể thay đổi các giá trị Vật lý của
thiết bị và quan sát hoạt động của mạch.
− Để thay đổi các giá trị Vật lý của thiết bị, ta click vào giá trị mặc
định của mỗi thiết bị và thay đổi giá trị đó. Ví dụ: Ta thay đổi hiệu
điện thế của nguồn là 9V (click vào U=10 và thay bằng 9), điện trở
của bóng đèn là 6Ω (click vào R=0.001 và thay bằng 6), thay đổi giới
hạn đo của Vôn kế là 10V (click vào U=0 và thay bằng 10), thay đổi
giới hạn đo của Ămpe kế là 5A (click vào A=0 và thay bằng 5).
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
10
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
− Cuối cùng, ta chọn nút “Đồng ý” để hoàn thành việc thiết kế mạch
điện.

− Tại trang soạn thảo, ta cũng chọn nút “Đồng ý” để hoàn thành và
xem kết quả. (click ống nhòm để xem toàn bộ)
− Tại cửa sổ trình chiếu ta có thể tương tác trực tiếp với các thiết bị
của mạch điện và quan sát hoạt động của mạch điện. (kéo biến trở về
0Ω, tắt, bật công tắc, thay đổi giá trị của nguồn thành 12V, kéo con
chạy từ từ đến giá trị 20Ω. Các thao tác đủ chậm để có thể quan sát
được sự thay đổi của các thiết bị).
Như vậy, thông qua việc thiết kế mạch điện trong phần mềm Violet
giáo viên sẽ trình chiếu cho học sinh quan sát với hình ảnh sinh động
và hết sức cuốn hút, qua đó học sinh sẽ thực hiện được vô số những
bài học thực hành thiết kế mạch điện mà không cần phải tốn vật liệu,
trang thiết bị, dụng cụ thực hành hay khắc phục các sự cố trong quá
trình thực hành bị mắc lỗi, đặc biệt tính an toàn trong thí nghệm rất
cao.
2. MỘT SỐ THỦ THUẬT TÌM KIẾM TÀI LIỆU TRONG
MÔN ÂM NHẠC:
Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường
sử dụng tranh ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của
bài hát được photo to hoặc giáo viên kẽ trên bảng phụ rồi treo lên
bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh.
Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
11
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
lượng những bức ảnh rất cao trên màn hình kết nối máy tính và máy
chiếu, có thể là ảnh tĩnh hay động thì tác dụng của nó đã vượt trội so
với cách làm cũ,
Ví dụ 1: Giới thiệu học hát bài: Bóng dáng một ngôi trường
Nhạc và lời: Hoàng Lân

(Môn âm nhạc lớp 9)

Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint,
các bức ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần
giai điệu của bài hát được lồng ghép trực tiếp có thể phát đồng thời
trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.
Ví dụ 2: Tìm tài liệu cho phần âm nhạc thường thức về nhạc cụ
hay tiểu sử của các nhạc sĩ nổi tiếng.
Với dạng bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh
minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
12
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một
dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới
xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng minh rằng
trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan
mà gíao viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất
cao trong việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập
của học sinh
Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế
chơi đàn và âm thanh thực minh họa thông qua các Video clip biểu
diễn, thậm chí trong các tiết âm nhạc tăng cường giáo viên còn có thể
giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ
thông qua Website www.vnstyle.vdc.com.vn Viện Âm nhạc (Giới
thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam)
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
13

Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
14
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”


Hay về các nhạc cụ nước ngoài:
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
15
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
16
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
17
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
18
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
19
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Hoặc tìm kiếm tài liệu về tiểu sử của một nhạc sĩ nổi tiếng thế
giới thông qua Website www.classicalarchives.com - Âm nhạc thế

giới (Giới thiệu chân dung, tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng
thế giới)
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
20
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”

Và các thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ:
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
21
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe
nhạc, hoặc giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Thông
qua các trang Web về âm nhạc của Thế giới và Việt Nam) là vô cùng
có ý nghĩa. Trong bất kỳ thời gian nào về sau này, hễ cứ nghe thấy nốt
nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được ngay tên nhạc
sĩ sáng tác một cách rất chính xác, hay khi nhìn thấy tấm chân dung
của nhạc sĩ nào thì các em cũng nói ngay được tên nhạc sĩ đó, bởi vì
trong tâm trí của các em đã có một ấn tượng sâu sắc, nhờ những kiến
thức đã được thay đổi cách thức truyền đạt mà công nghệ thông tin là
công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều đó.
Vậy thì với phần thiết kế bài giảng trên máy vi tính một cách
trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện học sinh sẽ dễ dàng tiếp
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
22
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
thu bài một cách chủ động tích cực bởi nếu bài giảng giáo viên thiết
kế tốt đã gây sự tò mò của học sinh ngay từ đầu tiết học.

Bằng cách làm này hiệu quả các tiết dạy âm nhạc đã được nâng
lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ
động, nhanh chóng. Tính chuyên nghiệp trong các tiết học âm nhạc
dần được khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học âm nhạc
một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Sự hiểu biết âm nhạc của học sinh được
nâng cao rõ rệt, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc và định hướng
tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức âm nhạc của học sinh về sau này.
IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ YÊU CẦU CHO ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC CÓ ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG THCS
A. GIẢI PHÁP:
1. Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng,
nhiệm vụ giáo dục, BGH nhà trường cần sớm triển khai việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là
một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí đánh giá mỗi
giáo viên. Có như vậy thì mỗi giáo viên sẽ tích cực và chủ động để tự
học và sáng tạo, tự tìm tòi và tìm ra hướng giải quyết cho phân môn
giảng dạy của mình.
2. Đầu tư, trang bị thiết bị:
a. Trang bị cho nhà trường 1 máy chiếu Projector
b. Xây dựng Vali nghe nhìn bao gồm máy tính xách tay có thể truy
cập Internet, máy chiếu Projector, màn hình Simili 1,2 X1,2m; máy
ảnh KTS hoặc xây dựng phòng học bộ môn, có đầy đủ thiết bị nghe-
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
23
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
nhìn phục vụ cho tiết dạy sử dụng giáo án điện tử. có thể thiết kế bàn
ghế di chuyển được dể dàng phù hợp với học nhóm.
c. Kết nối Internet tốc độ cao ADSL để giáo viên truy cập tìm kiếm tài
liệu cần thiết.

3. Bồi dưỡng kiến thức tin học và phương pháp soạn bài giảng
điện tử cho GV bằng nhiều cách như: tổ chức lớp học bồi dưỡng ngắn
hạn, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ giáo viên tham gia học tập
tin học ở các trung tâm, phát động đội ngũ giáo viên sử dụng giáo án
vi tính, tự trang bị máy vi tính để thực hành ở nhà, tổ chức các hội
giảng cho giáo viên có sử dụng giáo án điện tử qua đó giao lưu, trao
đổi, học hỏi các kinh nghiệm lẫn nhau…
B. NHỮNG CHÚ Ý VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC
KỸ NĂNG CNTT ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁO VIÊN KHI SỬ
DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
*Chú ý:
1. CNTT chỉ là công cụ hổ trợ, muốn thành công thì vai trò dẫn dắt,
phương pháp sư phạm của người thầy là rất quan trọng.
2. Không nên lạm dụng CNTT vào dạy học.
Phương tiện dạy học là một trong những điều kiện quan trọng
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng
dạy học ở trờng THCS. Người GV cần phối hợp tốt các phương tiện
dạy học khác để tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả trong quá
trình dạy học.
*Yêu cầu:
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
24
Chuyên đề “ Ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THCS”
1. Muốn sử dụng được CNTT để phục vụ tốt công việc sáng tạo của
mình trước hết người GV cần nắm chắc công cụ đó. Như vậy, cần có
những kiến thức cơ bản về tin học, các kĩ năng sử dụng máy tính và
một số thiết bị CNTT thông dụng nhất.
2. Có kỹ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT.
3. Có kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn.

4. Biết sử dụng các phần mềm trợ giúp để tạo ra các sản phẩm, các tư
liệu cá nhân.
C. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.
1. Xác định mục tiêu bài học.
2. Lựa chọn những kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung
trọng tâm.
3. Multimedia hóa kiến thức.
4. Xây dựng các thư viện tư liệu.
5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể.
6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
*Các bước thiết kế bài giảng điện tử trên PowerPoint.(9 bước)
1. Khởi động PowerPoint, định dạng và tạo file mới.
2. Nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng slide.
3. Chọn dạng màu nền phần trình diễn.
4. Chọn hình ảnh, âm thanh, đồ họa, video clip, Vào slide.
5. Sử dụng các hiệu ứng của PowerPoint để hoàn thiện nội dung và
kiến thức của bài giảng.
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Lợi Trường THCS Bình Thanh- Bình Sơn- Quảng
Ngãi
25

×