Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.84 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
Danh mục bảng biều
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Danh mục từ viết tắt
MỤC LỤC 1
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 3
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 4
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 5
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1. Mục tiêu nghiên cứu 6
4.2. Đối tượng nghiên cứu 7
4.3. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 8
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 8
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
THỰC PHẨM 10
Ngoài ra còn có một số khái niệm thực phẩm hiện đại như: 10
1.2. Một số lý thuyết cơ của vấn đề nghiên cứu 11
1.2.1.Phân loại sản phẩm thực phẩm 11
Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh 13
1.2.2. Đặc điểm sản phẩm thực phẩm 13
1.2.4. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 13
1.2.5. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 15
1.3.Nội dung và nguyên lý thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 16
1.3.1.Nội dung thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 16
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động tiêu
thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 20
2.1.1. Tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà
Nội 20


2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
thực phẩm trên địa bàn Hà Nội 22
2.2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
2007-2011 24
2.2.2. Thu mua và cung ứng nguồn hàng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
26
2.2.3. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm 31
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 33
2.3.1. Những thành công đạt được 33
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 33
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU
THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG
TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV THỰC PHẨM HÀ NỘI 35
3.1. Định hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
của công ty TNHH Nhà nước MTV 35
3.1.1.Dự báo về tình hình tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam đến năm 2015
35
3.2.2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm 39
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH
VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo, ngành thương mại đã cùng các ngành, địa phương nỗ lực phấn đấu đạt được
những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và dịch vụ, góp phần
tạo nên những biến đổi sâu sắc trên thị trường trong nước và vị thế trên thị trường
nước ngoài. Các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hóa phát triển mạnh, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho người
lao động. Trong số đó không thể không nhắc tới ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm

là ngành sản xuất hàng tiêu dùng gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân.
Mỗi doanh nghiệp đều thấy rõ sự quan trọng của thị trường tác động tới kinh
doanh, thấy được các nhân tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó xây
dựng phương án kinh doanh phù hợp. Nắm bắt được xu thế phát triển chung của toàn
ngành, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội (Công ty Thực
phẩm Hà Nội) là một doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và kinh doanh nhóm hàng thực
phẩm đã không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung
ứng và kinh doanh thực phẩm thì vấn đề thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa quan trọng hơn
bao giờ hết. Tuy nhiên, so với tiềm năng thực tế thì tình hình tiêu thụ sản phẩm thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội của công ty chưa cao. Thị phần của công ty trên thị trường
mới đạt khoảng 5%. Đứng trước tình hình đó, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực
phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội là một đòi hỏi cấp bách và cần được quan tâm.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Về vấn đề thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội , trên thực
tế, chưa có đề tài nào đề cập một cách trực diện. Tuy nhiên, có thể kể đến một số đề
tài:
- Đề tài 1: Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng sữa tươi tiệt trùng izzi của công ty cổ
phần sữa Hà Nội – Honoimilk JSC, Luận văn tốt nghiệp , 2007/ Phạm Thị Thanh
Huyền, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu một số lí luận cơ bản về tiêu thụ hàng hóa
trong doanh nghiệp theo góc tiếp cận của kinh tế doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đánh giá
thực trạng tiêu thụ của mặt hàng sữa tươi tiệt trùng IZZI của công ty cổ phần sữa Hà
Nội để rút ra những thành tựu và những mặt hạn chế từ đó đưa ra các biện pháp đẩy
mạnh tiêu thụ hàng hóa của công ty. Đối tượng nghiên cứu là các chỉ tiêu liên quan
đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp cụ thể là Công ty cổ phần sữa Hà Nội. Phạm
vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tiêu thụ sản phẩm sữa tươi tiệt trùng IZZI của
công ty cổ phần sữa Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, thống
kê, so sánh, quan sát và duy vật biện chứng.
- Đề tài 2: Các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo ở công ty cổ phần

bánh kẹo Hải Hà; Luận văn tốt nghiệp, 2007/Hoàng Thị Hoa; Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Thương Mại
Luận văn phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ hàng
hóa, vai trò của tiêu thụ hàng hóa đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Phân tích,
đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của công ty. Trên cơ sở đó, rút ra
những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công
ty. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo . Kiến
nghị các giải pháp đối với nhà nước nhằm hỗ trợ trong việc lựa chọn và áp dụng các
biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo. Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần
bánh kẹo Hải Hà, giai đoạn 2003 - 2007. Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng
phương pháp khảo sát và thu thập thông tin, tài liệu, xử lý phân tích số liệu, đối chiếu,
so sánh bằng phương pháp chỉ số, phương pháp duy vật biện chứng.
- Đề tài 3: Giải pháp nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại sản phẩm
thực phẩm của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội; Luận văn
tốt nghiệp, 2011/Trần Thị Huệ; Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.
Luận văn phân tích và làm rõ một số vấn đề lý thuyết về nguồn nhân lực, phát
triển thương mại và phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm, vai trò của nguồn
nhân lực đối với phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm. Phân tích, đánh giá thực
trạng phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm, cơ cấu, vai trò của nguồn nhân lực
trong phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm của công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Thực phẩm Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nguồn nhân lực
nhằm phát triển thương mại sản phẩm thực phẩm của công ty. Đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu là phương pháp chỉ số, phương pháp khảo sát thu thập thông tin,
phương pháp phỏng vấn và điều tra trắc nghiệm, thu thập, phân tích và sử lý dữ liệu sơ
cấp và dữ liệu thứ cấp.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Kết luận
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài trước đây có thể thấy các đề tài về tiêu
thụ sản phẩm chỉ dừng lại nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với sữa tươi tiệt
trùng hay sản phẩm bánh kẹo, chưa đi sâu vào nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiêu thụ

đối với sản phẩm thực phẩm. Đề tài liên quan đến thực phẩm thì dừng lại nghiên cứu ở
giải pháp nguồn nhân lực nhằm phát triển thương mại chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn
đề thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm. Đề tài của em đi sâu vào nghiên cứu giải
pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Thực phẩm Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một số vấn đề lý luận liên
quan đến tiêu thụ sản phẩm thực phẩm như bản chất của tiêu thụ sản phẩm, khái niệm
thực phẩm, đặc điểm của thực phẩm, đặc điểm phát triển thương mại sản phẩm, đặc
điểm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm đối với
doanh nghiệp. Đề tài đi sâu nghiên cứu và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm
Hà Nội. Cụ thể, đi sâu vào nghiên cứu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông qua đẩy mạnh
từ phía cung nhằm đảm bảo cung ứng nguồn hàng ổn định, kịp thời cho thị trường. Từ
đó đề xuất với công ty các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của
công ty trên địa bàn Hà Nội.
Tính mới của đề tài
Đề tài khóa luận: “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa
bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội”
Đề tài khóa luận nghiên cứu lý luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, khái niệm
thực phẩm, đặc điểm, phân loại thực và đặc điểm phát triển thương mại, đặc điểm, vai
trò của thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cũng như những nguyên lý cơ bản để thúc đẩy tiêu
thụ sản phẩm thực phẩm. Đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực
phẩm và ảnh hưởng của các nhân tó môi trường đến công tác tiêu thụ sản phẩm trên
địa bàn Hà Nội của Công ty Thực phẩm Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội.
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan sản phẩm thực phẩm chế biến của
công ty và các sản phẩm thực phẩm công ty phân phối. Trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty

Thực phẩm Hà Nội, phát hiện ra những mặt hạn chế về công tác tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
trên địa bàn Hà Nội. Đề tài dừng lại nghiên cứu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
thông qua việc đẩy mạnh nguồn cung, đảm bảo nguồn hàng ổn định để cung ứng kịp
thời ra thị trường.
- Về lý luận
Để đi vào thực trạng của vấn đề nghiên cứu, trước hết bài khóa luận hệ thống
hóa một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến tiêu thụ sản bản chất tiêu thụ sản phẩm,
vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu
thụ sản phẩm Ngoài ra bài viết còn đề cập đến lý thuyết về sản phẩm nghiên cứu như
khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm
- Về thực tiễn
Đề tài dựa trên việc nghiên cứu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa
bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội từ đó
tìm ra những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại trong công tác thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm thực phẩm của công ty, trên cơ sở đề xuất với doanh nghiệp và kiến nghị với
Nhà nước các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
 Mục tiêu cụ thể
Đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Thực phẩm Hà Nội.
- Về phía doanh nghiệp
• Giải pháp về nguồn hàng: Đảm bảo chất lượng và số lượng đầu vào của hàng
hóa, nguồn hàng và cung ứng nguồn hàng cho thị trường đặc biệt là nguồn cung các
sản phẩm thực phẩm có chất lượng. Đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thực phẩm an toàn,
chất lượng ngày càng gia tăng của người tiêu dùng. Từ đó, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
thực phẩm của công ty trên địa bàn Hà Nội.
• Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm: Chuẩn bị tốt hàng hóa để xuất
bán, có chính sách giá linh hoạt và các hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiêu
thụ sản phẩm.
- Về phía nhà nước

Cần có những chính sách cụ thể và phù hợp hơn. Hoàn thiện hơn về cơ chế,
chính sách để tạo môi trường tốt nhất cho sự thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của
công ty trên địa bàn Hà Nội
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ đối với các sản
phẩm thực phẩm của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội:
các sản phẩm thực phẩm chế biến của công ty và các sản phẩm thực phẩm công ty
phân phối.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài với mục đích thông qua cơ sở lý luận và nghiên
cứu thực trạng để đề ra những nhóm giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội.
Cụ thể, dừng lại nghiên cứu đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông qua
việc đẩy mạnh phía cung sản phẩm, đảm bảo tính ổn định, liên tục của nguồn hàng.
- Không gian nghiên cứu: trên địa bàn Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 5 năm từ năm 2007 – 2011. Từ đó đưa ra một
số dự báo, quan điểm và giải pháp về thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa
bàn của công ty từ năm 2012 đến 2015, tầm nhìn 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong các
công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận định, đánh giá
đúng đắn và có cơ sở khoa học. Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua
xử lý được lấy từ một số nguồn như:
- Nguồn nội bộ công ty: website, tài liệu lưu trữ của công ty ; báo cáo tài chính
của công ty qua các năm,…
- Các tài liệu chuyên ngành: giáo trình, chuyên đề, luận văn tốt nghiệp khóa
trước. đồng thời cập nhật các thông tin trên các báo, tạp chí. Đặc biệt internet được coi
là công cụ tìm kiếm thông tin hữu hiệu nhất.
- Khi phân tích, tiến hành kết hợp giữa phân tích định lượng và định tính, thiết

lập thành bảng biểu, hình vẽ…để cho sự đánh giá được chính xác và có cơ sở khoa
học.
Phương pháp này được áp dụng trong chương 1 và chương 2 của bài khóa
luận.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Khi đã có được kết quả điều tra em tiến hành phân tích, tổng hợp sau đó tiến
hành xử lý nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng tiêu thụ và các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội. Dưới đây là một số phương pháp phân tích
dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này cho phép người nghiên cứu so sánh
các dữ liệu giữa các thời kỳ với nhau, hoặc so sánh với một mặt hàng cùng chủng loại
hoặc so sánh với tổng thể nền kinh tế, để có thể đánh giá được kết quả của công tác
tiêu thụ sản phẩm. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 của bài khóa luận
- Phương pháp chỉ số: Phương pháp chỉ số sử dụng các chỉ số đánh giá sư tăng
giảm, tỷ trọng thị phần về tiêu thụ sản phẩm, tăng giảm doanh thu, từ đó có cơ sở để
đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty. Phương pháp này được
sử dụng trong chương 2 của bài khóa luận.
- Phương pháp khác: Ngoài hai phương pháp trên, bài nghiên cứu còn sử dụng
một số phương pháp khác như phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp tổng hợp
thống kê Phương pháp này được sử dụng trong chương 1 và chương 2 của bài khóa
luận
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên
địa bàn Hà Nội của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC
PHẨM

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ
yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước,
mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp
các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn
gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên
men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực
phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua gieo
trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác. [1]
Theo Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 12/2003/PL-UBTVQH11
ngày 26 tháng 7 năm 2003 về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm là những sản
phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. [2]
Ngoài ra còn có một số khái niệm thực phẩm hiện đại như:
 Thực phẩm ăn liền
 Thực phẩm đóng hộp
 Thực phẩm chức năng
 Phụ gia thực phẩm…
1.1.2. Bản chất của tiêu thụ sản phẩm
Nếu xét hoạt động tiêu thụ sản phẩm như một hành vi thì hoạt động tiêu thụ
sản phẩm được quan niệm như hành vi bán hàng và do đó tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
là sự chuyển giao hình thái giá trị của sản phẩm, hàng hóa từ hàng sang tiền (H – T)
nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định. Hiểu theo quan
niệm này thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho người
mua và người bán thu được tiền từ bán sản phẩm hay quyền thu từ người mua.
Nếu xét tiêu thụ như một khâu của quá trình sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ
sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và kinh doanh. Tiêu thụ sản
phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là
sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn

các nguồn vật chất, việc mua bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết
định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của
doanh nghiệp, việc chuẩn bị hàng hóa trong lưu thông.
Như vậy, tiêu thụ hàng hóa là hoạt động liên quan đến cung – cầu, giá cả, thị
trường và cạnh tranh. Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là các giải pháp về nguồn
cung sản phẩm, giải pháp phát triển mạng lưới bán hàng và hệ thống kênh phân phối
hàng hóa để khơi thông các luồng hàng, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa trên thị
trường cũng như thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.
1.1.3.Khái niệm phát triển thương mại các mặt hàng thực phẩm
Phát triển thương mại là một quá trình gia tăng về quy mô của thương mại,
nâng cao chất lượng hoạt động thương mại nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội, là
phát triển dựa trên sự hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường. [3]
Phát triển thương mại các mặt hàng thực phẩm là một quá trình bao gồm những
hoạt động như mở rộng quy mô, tăng nhịp độ, tốc độ tăng trưởng và nỗ lực cải thiện
các hoạt động mua bán trao đổi các mặt hàng thực phẩm trên thị trường nhằm tối đa
hóa tiêu thụ, nâng cao hiệu quả thương mại các mặt hàng thực phẩm cũng như tối đa
hóa lợi ích của khách hàng trên các thị trường mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.
[3]
1.2. Một số lý thuyết cơ của vấn đề nghiên cứu
1.2.1.Phân loại sản phẩm thực phẩm
Có thể nói các chủng loại hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường là vô
cùng phong phú, đa dạng. Về cơ bản có thể phân chia các loại thực phẩm này thành hai
nhóm chính, gồm: các loại đồ ăn và các loại đồ uống.
- Đối với các sản phẩm thuộc nhóm đồ ăn, các mặt hàng có thể phân thành ba
phân nhóm gồm: các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, thủy hải sản; các mặt hàng rau, hoa
quả; và các loại ngũ cốc
- Đối với các sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, các mặt hàng có thể phân thành
hai phân nhóm gồm: các loại sữa và các thức uống từ sữa; các loại rượu, bia, nước giải
khát.
Ngoài ra có thể phân loại thực phẩm như sau:thực phẩm chế biến, thực phẩm

tươi sống, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm.
Bảng 1.1 : Danh sách các sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm chế biến
STT
Nhóm hàng thực phẩm
chế biến
Sản phẩm cụ thể
1
Nhóm giò
- Giò lụa - Giò bò - Giò xào
2
Nhóm dấm + tương ớt
- Dấm gạo
- Ớt sốt chua ngọt
- Ớt dầm dấm
- Tương ớt
- Ớt tiêu cay
- Ớt sốt cay
3
Nhóm rau củ quả đóng hộp
- Măng lát dầm
giấm
- Măng củ dầm
giấm
- Dưa chuột dầm
giấm
- Sung muối
- Cà muối
4
Nhóm nước mắm
- Nước mắm cá cơm 40 độ - Nước mắm cá cơm 20 độ

5
Nhóm thực phẩm đông
lạnh
- Nem cua bể - Nem thịt
Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh
1.2.2. Đặc điểm sản phẩm thực phẩm
 Thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho quá trình
sống. Chất lượng dinh dưỡng là chất lượng tính đến hàm lượng các chất có trong thực
phẩm. Về phương diện số lượng, đó là năng lượng tiềm tàng dưới các hợp chất hóa
học chứa trong thực phẩm dùng cung cấp cho quá trình tiêu hóa. Về phương diện chất
lượng, đó là sự cân bằng về thành phần dinh dưỡng theo từng đối tượng tiêu thụ, về sự
có mặt của các chất vi lượng ( vitamin, sắt ) hoặc sự có mặt của một số nhóm cần
thiết hoặc sản phẩm ăn kiêng. Mức chất lượng lượng dinh dưỡng của thực phẩm là
lượng hóa được và có thể được quy định theo tiêu chuẩn từng thành phần.
 Thực phẩm có thể bị độc bởi sự nhiễm bẩn từ bên ngoài (ví dụ như nhiễm kim
loại nặng từ bao bì ) nhưng thông thường đó là kết quả của sự tích tụ bên trong các yếu
tố độc hại do quá trình chế biến lâu ( ví dụ: kim loại nặng, thuốc trừ sâu ), do sự bổ
sung vào thực phẩm hoăc do quá trình chế biến ( ví dụ: benzopyrine sinh ra trong quá
trình hun khói), hoặc do ngẫu nhiên trong quá trình bảo quản, hoặc do thao tác vận
chuyển. Các yếu tố gây độc có thể là một thành phần của thực phẩm và nó cần loại bỏ
hoặc giảm bớt ( ví dụ: yếu tố phi dinh dưỡng của rau, một số độc tố dạng hóa thạch bị
phá hủy trong quá trình nấu). Cuối cùng, ngay cà khi thực phẩm không chứa độc tố
trực tiếp nhưng sẽ trở thành độc hại bởi chế độ ăn uống lựa chọn:
+ Độc hại lâu dài do sự thừa chất như muối và chất béo.
+ Độc hại trong một thời gian ngắn khi dùng một sản phẩm không phù hợp với
đối tượng.
Chất lượng vệ sinh có thể tiêu chuẩn hóa được, quy định về một mức ngưỡng
giới hạn không vượt quá để dẫn đến độc hại.
1.2.4. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
 Đối với doanh nghiệp

- Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị
trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán, trao đổi các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp với khách hàng và ngoài
nước nhằm thỏa mãn lợi ích của mỗi bên. Muốn phát triển và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm thì chính sách tiêu thụ hàng hóa phải đa dạng và năng động. Bằng việc
thực hiện năng động các chính sách trong khâu tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp
luôn vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thị trường về các loại hàng hóa, từ đó thị trường
tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng
- Mở rộng tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng không chỉ với bản
thân doanh nghiệp mà còn cả nền kinh tế xã hội. Mở rộng tiêu thụ sản phẩm là con
đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho nhân viên, tạo việc làm cho người lao động
tăng thêm các hoạt động phúc lợi cho doanh nghiệp
- Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp,
thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động.
Nhờ có đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp mới thu hồi được vốn sản xuất
kinh doanh. Sau quá trình tiêu thụ, vốn hàng hóa được hàng hóa được chuyển thành
vốn tiền tệ và vòng tuần hoàn của vốn được hoàn thành khi doanh nghiệp làm tốt kế
hoạch tiêu thụ của mình, đã thúc đẩy nhanh vòng quay của vốn do đó đẩy mạnh quá
trình tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất.
- Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước
đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu
thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi hơn, tìm ra được cách đi đáp
ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
- Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm doanh nghiêp thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao hoàn thiện quá
trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ sản
phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa góp phần giảm chi phí của toàn
bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc tổ chức hợp lý
hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại chi phí, góp

phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường.
 Đối với nền kinh tế quốc dân
Thương mại ra đời với chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông hàng hóa, là cầu
nối giữa sản xuất và tiêu dùng, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để
thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của họ đồng thời qua đó kích thích
cho sản xuất phát triển trên cơ sở đó chúng ta có thể khái quát vai trò – tầm quan trọng
của tiêu thụ sản phẩm đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân như sau:
- Tiệu thụ sản phẩm là điều kiện để ổn định và cải thiện đời sống dân cư bởi vì
thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng, thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của họ.
- Tiêu thụ sản phẩm là một trong hai chức năng cơ bản của quá trình lưu thông
hàng hóa là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là
người tiêu dùng trong quá trình điều hòa nguồn vật chất; việc mua bán hàng hóa được
thực hiện.
- Tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy nền sản xuất phát triển khi ở giai đoạn sản xuất
hàng hóa giản đơn quan hệ hàng hóa tiền tệ chưa có sự hình thành rõ nét thì chưa có sự
lưu thông hàng hóa mà chỉ có hình thức sơ khai của nó là trao đổi hàng hóa đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng cùng với sự phát triển của loài người phân công lao động
được hình thành và phát triển theo các hình thức về tư liệu sản xuất. Quan hệ sản xuất
cũng nảy sinh, hình thức trao đổi hàng hóa đã phát triển lên hình thức cao hơn là lưu
thông hàng hóa. Gắn liền với nó là quan hệ hàng hóa tiên tiến ra đời và sản xuất hàng
hóa cũng phát triển
- Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để chu chuyển tiền tệ trong xã hội,, ổn định và
củng cố đồng tiền thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất. Qua đó tái sản xuất
sức lao động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả kinh
tế xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.5. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hoạt động thực tiễn sản phẩm được vận động từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm của ở mỗi doanh

nghiệp là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã
định trước
- Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh
của mọi doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm
mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít thì lợi nhuận sẽ thấp, hoặc có thể hòa vốn
hoặc lỗ.
- Đảm bảo tái sản xuất liên tục: Quá trình tái ản xuất bao gồm 4 khâu là sản
xuất-phân phối – trao đổi – tiêu dùng, nó diễn ra trôi chảy. Tiêu thụ sản phẩm nằm
trong khâu phân phối và trao đổi. Nó là một bô phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất.
Do đó, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được
diễn ra liên tục, trôi chảy.
- Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp: Vị thế doanh nghiệp biểu hiện ở phẩn trăm
doanh số hoặc số lượng hàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản
phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ
mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Mục tiêu an toàn: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm
được sản xuất ra để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này
phải được diễn ra liên tục, có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp.
1.3. Nội dung và nguyên lý thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
1.3.1. Nội dung thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Thương mại hàng tiêu dùng trong đó có thực phẩm bao gồm hoạt động trao
đổi mua bán hàng lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống và sinh
hoạt của người tiêu dùng. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm có thể kích thích, thúc đẩy cả
cung và cầu nhưng đề tài dừng lại nghiên cứu thúc đẩy tiêu thụ thông qua đẩy
mạnh ở phía cung. Vì vậy, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gồm những nội dung sau:
1.3.1.1. Nguồn hàng
Mục đích của hoạt động kinh doanh đối với một doanh nghiệp là thu lợi
nhuận. Nhưng để thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được nhiều hàng
hoá. Và muốn bán được nhiều hàng hoá thì nhất thiết doanh nghiệp phải có được một

nguồn hàng tốt và ổn định.
Mặt khác, doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng sẽ chủ động được hoạt
động kinh doanh của mình. Nếu công tác phát triển nguồn hàng tốt, có hiệu quả sẽ đáp
ứng được các yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng hàng hoá, mở rộng
quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển, nâng cao được uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu không chỉ của một hay một số thị
trường nhỏ hẹp nào đó mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khác với những
đơn hàng có giá trị lớn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô
hoạt động kinh doanh, duy trì sự ổn định và tăng trưởng cao. Ngược lại, nếu doanh
nghiệp tổ chức hoạt động tạo nguồn và mua hàng không tốt sẽ không đảm bảo được
yêu cầu của khách hàng. Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp mất dần đi bạn hàng và thị
trường. Vì vậy, không ngừng hoàn thiện công tác phát triển nguồn hàng là một vấn đề
quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm, nguồn hàng cung ứng phải đảm bảo
được tính ổn định, lâu dài và có tính kinh tế. Cụ thể:
- Nguồn hàng cần đảm bảo tính ổn định, không để xảy ra tình trạng khan hiếm,
gây đột biến hút hàng và biến động tăng giá đối với các mặt hàng thực phẩm.
- Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thực phẩm chính yếu đầy đủ, kịp thời và đảm
bảo giá như đã đăng ký, góp phần bình ổn giá cả thị trường đặc biệt là trước trong và
sau các dịp lễ, Tết.
- Nguồn hàng thực phẩm cần đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, tình trạng sử dụng hóa chất công nghiệp để tẩm ướp, tẩy trắng, làm phụ gia
trong chế biến thực phẩm vẫn đang khá phổ biến. Các loại nông sản: rau, củ, quả, thịt
gia súc gia cầm bị ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, chất bảo
quản, hormone tăng trưởng còn tồn lưu độc hại quá mức cho phép được bày bán trên
thị trường. Cơ sở sản xuất thực phẩm vi phạm về VSATTP như sử dụng nguyên liệu
không rõ nguồn gốc; điều kiện sản xuất ở cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, làm bánh,
mứt không bảo đảm vệ sinh.
- Nguồn cung các mặt hàng thực phẩm cần đảm bảo tính đa dạng, phong phú,
đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân.

- Nguồn hàng cần có tính kinh tế, có mức giá hợp lý để giảm chi phí đầu vào
cho doanh nghiệp. Thương mại quan tâm đến tổng tiền thu về nên cần quan tâm đến
giá, đến tính kinh tế của nguồn hàng.
Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm, xét về phía cung nguồn hàng cần
quan tâm đến những nội dung sau:
 Tạo nguồn hàng.
 Tổ chức mua sắm, tiếp nhận nguyên liệu phục vụ sản xuất và hàng hóa
để kinh doanh
 Quản lý dự trữ và bảo quản hàng hóa trong khâu lưu thông. Hàng hóa dự
trữ trong quá trình lưu thông có tính ổn định và liên tục để cung ứng kịp
thời ra thị trường.
 Chuẩn bị hàng hóa cung ứng ra thị trường
1.3.1.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên thị trường
- Nghiên cứu thị trường: để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần thực
hiện tốt công tác chuẩn bị cho hoạt động tiêu thụ cụ thể là phải tìm hiểu mặt hàng, hiểu
biết thị trường. Trong hoạt động kinh doanh khảo sát thị trường nhằm trả lời câu hỏi
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? tức là thị trường đang cần
những sản phẩm gì đặc điểm kinh tế kỹ thuật, chất lượng của nó ra sao? Dung lượng
thị trường về loại sản phẩm đó như thế nào? ai là người tiêu thụ sản phẩm đó? Mục
đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ những
loại hàng hóa ( hoặc nhóm hàng ) trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời
gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của thị trường. Từ đó, có chính sách nguồn hàng phù hợp để đảm bảo cung ứng
hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường
- Cầu sản phẩm thực phẩm: doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu của khách hàng
về mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh như sở thích ( thị hiếu ), thu nhập, lứa tuổi,
nghề nghiệp, khả năng thanh toán Dựa vào đó, doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh
doanh bán cái thị trường cần, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Cung sản phẩm thực phẩm: thực hiện công tác cung ứng sản phẩm ra thị
trường, nghiên cứu khả năng cạnh tranh so với các đối thủ kinh doanh trong ngành,

chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng. Muốn cho quá trình lưu thông hàng
hóa được liên tục, không bị gián đoạn thì doanh nghiệp phải chú trọng đến các công
việc như tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa, bào
quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Việc cung ứng, đưa hàng hóa ra thị
trường cần đảm bảo khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Cung ứng các
sản phẩm ra thị trường đảm bảo về chất lượng, số lượng, giá cả có khả năng cạnh tranh
so với các đối thủ.
- Hoạt động xúc tiến thương mại: thực hiện các hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc
đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, bao gồm các hoạt động quảng cáo, hội trợ triển lãm và
khuyến mại, xúc tiến bán hàng.
1.3.2. Nguyên lý giải quyết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu đánh giá tiêu thụ sản phẩm là các chỉ tiêu như doanh thu bán hàng, kết
quả tiêu thụ sản phẩm. Kết quả tiêu thụ sản phẩm là khối lượng sản phẩm mà
doanh nghiệp thực hiện được trong một thời kỳ nhất định.
 Doanh thu bán hàng là lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiện
hàng hóa trên thị trường trong một thời kỳ và được xác định bởi công thức:

iQiPM
n
i

=
=
1

Trong đó: M: là doanh thu bán hàng
Pi: là giá bán một đơn vị hàng hóa loại i
Qi: là số lượng bán ra của hàng hóa loại i (i=
n,1

)
Doanh thu bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Lợi nhuận bán hàng: Kết quả tiêu thụ hàng hóa còn được đánh giá bằng chỉ
tiêu lợi nhuận bán hàng. Lợi nhuận bán hàng là phần chênh lệch giữa doanh
thu bán hàng và chi phí bán hàng. Lợi nhuận được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận.
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3.2.2. Nguyên tắc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm có thể nghiên cứu trên những góc độ
sau: chính sách nguồn hàng, chính sách tiêu thụ sản phẩm thực phẩm:
Chính sách nguồn hàng: Nguồn hàng cung cấp sản phẩm là yếu tố quan trọng
để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Chính sách nguồn hàng đảm bảo đáp ứng đủ đầu vào
như nguyên liệu chế biến cho quá trình sản xuất, cung ứng đủ hàng hóa ra thị trường.
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn những nguồn hàng đảm bảo cả về số lượng và chất
lượng. Thiết lập mạng lưới liên kết giữa sản xuất – phân phối – tiêu dùng, quy hoạch
các vùng nguyên liệu để đáp ứng đủ nguồn hàng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh
của doanh nghiệp
Chính sách tiêu thụ sản phẩm trên thị trường: Thực hiện việc chuẩn bị tốt hàng
hóa để xuất bán, cung ứng những sản phẩm mà thị trường đang cần. Đồng thời nâng
cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong việc sản xuất chế biến, kinh doanh và
cung cấp sản phẩm, xúc tiến thương mại hiệu quả.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC PHẨM TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV THỰC PHẨM
HÀ NỘI
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động tiêu
thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
2.1.1. Tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội là một thành phố lớn với số dân gần 7 triệu người nên mức tiêu thụ thực
phẩm của người dân cao. Nguồn hàng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng

rất đa dạng phong phú. Trên thị trường Hà Nội có nhiều thành phần kinh tế tham gia
sản xuất, kinh doanh và cung ứng mặt hàng thực phẩm. Các đối tượng tham gia cung
ứng và kinh doanh thực phẩm trên thị trường hiện nay:
- Các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các sản phẩm thuộc nhóm đồ ăn
 Về các đối tượng cung ứng các loại sản phẩm từ gia súc , gia cầm và thủy hải
sản, hiện tại bên cạnh các doanh nghiệp nuôi trồng, sản xuất, chế biến trong nước còn
có hai nhóm đối tượng khác cùng tham gia thị trường là: các liên doanh sản xuất, chế
biến giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài xuất
khẩu trực tiếp sản phẩm vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ. Tuy nhiên thị phần của
hai nhóm đối tượng này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Do vây, các sản phẩm từ gia súc,
gia cầm, thủy hải sản trên thị trường nội địa chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước
cung ứng, phục vụ.
Tuy nhiên có thể thấy rằng hiện nay, sự dịch chuyển vai trò giữa các nhóm đối
tượng tham gia thị trường như nêu trên nhiều khả năng đang diễn ra đáng kể trong
từng nhóm hàng, mặt hàng cụ thể tương ứng với những cam kết mở cửa thị trường các
sản phẩm này của việt nam trong các cam kết hội nhập quốc tế, đặc biệt là cam kết
trong WTO. Theo đó, hàng rào thuế quan sẽ được hạ thấp đối với một số nhóm sản
phẩm mà một số quốc gia sản xuất rất mạnh trên thế giới như Hoa Kỳ, Australia,
Về các đối tượng kinh doanh trên thị trường, những doanh nghiệp liên doanh
giữa Việt Nam với nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản
phẩm từ gia súc gia cầm và thủy sản ở Việt Nam được quyền tổ chức phân phối sản
phẩm trên thị trường Việt Nam thông qua các doanh nghiệp nhập khấu và phân phối ở
trong nước.
 Đối tượng tham gia cung ứng các loại rau quả: hầu hết các loại rau quả cung
ứng phục vụ cho nhu cầu của thị trường đều do các doanh nghiệp, các hộ cá thể thực
hiện. Đối tượng phổ biến nhất là các hộ gia đình, các trang trại sản xuất với quy mô
nhỏ, vừa và lớn có hoặc không kèm theo các cơ sở chế biến sản phẩm. Ngoài ra cũng
phải kể đến sự tham gia của các đối tượng bên ngoài cung ứng loại sản phẩm này vào
tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là từ Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Australia và một
số nước có sản phẩm rau, quả chất lượng cao từ châu Âu. Tuy nhiên, vai trò tham gia

vào thị trường của nhũng đối tương này là không lớn, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ
cấu các đối tượng cung ứng rau, quả phục vụ thị trường Hà Nội.
 Đối tượng cung ứng các loại ngũ cốc, trong đó chủ yếu bao gồm gạo, ngô,
khoai, sắn, lạc, đậu tương, : nông dân là những người trước hết tham gia vào thị
trường với vai trò là người cung ứng hầu hết các loại ngũ cốc phục vụ cho nhu cầu của
thị trường thành phố. Bên cạnh đó cũng cần kể đến một nhóm đối tượng khác, tuy
không lớn, song cũng góp phần tham gia cung ứng các sản phẩm này vào thị trường
nước ta, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài vào thị trường việt nam, chủ
yếu là tù Thái Lan, Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
- Đối tượng cung ứng các sản phẩm thuộc nhóm đồ uống
 Các loại sữa và sản phẩm uống từ sữa được phục vụ cho nhu cầu của thị
trường Hà Nội chủ yếu được cung ứng bởi hai nhóm đối tượng là các hộ nông dân,
đơn vị sản xuất trong nước và các nhà xuất khẩu của nước ngoài vào việt nam. Trong
đó các nhà xuất khẩu từ nước ngoài một mặt vừa cung ứng một lượng không nhỏ
nguyên liệu là bột sữa để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến của các doanh
nghiệp trong nước, mặt khác vừa trực tiếp xuất khẩu các thành phẩm sang tiêu thụ tại
thị trường Việt Nam.
 Tham gia cung ứng các loại sản phẩm rượu, bia, nước giải khát trên thị
trường nước ta là hết sức đa dạng, trong đó bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất, chế
biến rượu, bia, nước giải khát chuyên nghiệp như Sabeco, Habeco, Tribeco, Vinamilk,
Pepsi, Cocacola, còn có các nhà sản xuất nước ngoài và rất nhiều các cơ sở chế biến
theo kiểu thủ công, quy mô nhỏ và thiếu sự kiểm soát về chất lượng.
Có thể thấy nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trên địa bàn Hà Nội là rất lớn. Tuy
nhiên, nguồn cung thực phẩm cho thành phố vẫn thiếu:
+ Việc cung ứng gạo trên thị trường hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp cung
ứng gạo như Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Thương mại Hà Nội,
một số doanh nghiệp kinh doanh gạo và các hộ kinh doanh tại các chợ nội thành. Bên
cạnh đó còn một kênh phân phối la người kinh doanh gạo từ nông thôn đưa thẳng gạo
đến các nhà hàng, bếp ăn tập thể hoặc hộ gia đình. Nhu cầu tiêu thụ gạo tẻ bình quân là
8kg/người/tháng, tổng nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân thành phố khoảng 65.000

tấn/tháng và 780.000 tấn/năm. Các vùng trồng lúa thuộc các huyện ngoại thành cung
cấp khoảng 300.000 tấn gạo/năm. Vì vậy lượng gạo tiêu dùng trong dân thiếu khoảng
480.000 tấn. Lượng gạo còn thiếu được cung cấp từ các tỉnh lân cận và đồng bằng
Nam Bộ.
+ Nguồn cung rau, củ quả cho thành phố chủ yếu tại các huyện ngoại thành,
đáp ứng được gẩn 55% còn lại được cung ứng từ các tỉnh khác. Nhu cầu tiêu thụ rau,
củ tươi khoảng 75.000 tấn/tháng, cả năm khoảng 900.000 tấn. Sản lượng rau, củ thành
phố sản xuất được khoảng 500.000 tấn/năm.
2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội
Chính sách kinh tế của nhà nước
Hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty chịu ảnh
hưởng trực tiếp của các chính sách kinh tế của nhà nước. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ
sản phẩm của công ty là thành phố Hà Nội nên sẽ chịu tác động mạnh mẽ của các
chính sách kinh tế của nhà nước.
Chính sách kinh tế tác động đến hoạt động cung ứng sản phẩm thực phẩm là
chính sách quy hoạch phát triển nguồn hàng, đồng bộ vùng sản xuất nguyên liệu:
nguồn cung về các mặt hàng thực phẩm phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ và
các chế độ quy hoạch đất đai, khu nuôi trồng, chế biến, về vệ sinh an toàn thực phẩm
v.v. Việc quy hoạch tốt vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp đầu vào ổn định, liên tục
và có chất lượng phục vụ cho sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Chính sách
quy hoạch phát triển nguồn hàng, đồng bộ vùng sản xuất nguyên liệu có tác động rất
lớn trong việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
còn hạn chế trong chính sách của Nhà nước về việc đồng bộ vùng sản xuất nguyên
liệu. Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất nguyên liệu phân tán không tập gây khó khăn
cho doanh nghiệp trong việc thu mua va vận chuyển làm tăng chi phí vận chuyển, chi
phí bảo quản. Vùng sản xuất nguyên liệu, các sản phẩm nông nghiệp sạch cung cấp
cho công ty còn ít. Công ty năm trong nội thành Hà Nội, cách xa vùng sản xuất
nguyên liệu nên công tác khai thác nguồn hang, chi phí vận chuyên, chi phí về kho bãi
cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả sản phẩm và mức tiêu thụ sản phẩm của

công ty.
Đặc tính của thị trường
- Nền văn hóa
Thói quen tiêu dùng của người dân là một trong yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phương thức chợ truyền thống và các cửa
hàng bán lẻ nhỏ vẫn chiếm đến 90% trong thói quen tiêu dùng của người dân Việt
Nam. Thói quen mua sắm hiện đại ( mua sắm tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng chuyên dụng ) của người Việt Nam tăng từ 14% năm 2007 lên khoảng 30% vào
năm 2011. Thói quen tiêu dùng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phẩm đặc
biệt là thực phẩm với xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. Việc
mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị đã phát triển ở một số thành phố lớn
trong đó có Hà Nội. Do vậy, mức tiêu thụ sản phẩm thực phẩm tại các siêu thị, trung
tâm thương mại của người dân Hà Nội có xu hướng tăng.
- Nhân khẩu học
+ Dân số: quy mô của dân số thể hiện số người hiện hữu trên thị trường. Quy mô dân
số càng lớn thì thị trường càng lớn và nhu cầu về nhóm sản phẩm càng lớn. Đối với
sản phẩm thực phẩm, thực phẩm là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu
của con người. Mặc dù nhu cầu sử dụng thực phẩm của mỗi người chỉ ở mực nhất định
song do quy mô dân số lớn cho nên nhu cầu sử dụng thực phẩm lớn hơn rất nhiều. Do
đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn. Hà Nội là thành phố
lớn với khoảng 7 triệu dân nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thực phẩm là rất lớn.
+ Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập ảnh hưởng đến khả
năng tài chính của người tiêu dùng trong việc thỏa mãn nhu cầu, quyết định nhu cầu có
khả năng thanh toán. Trong khả năng tài chính có hạn, họ có thể lựa chọn sản phẩm
hay sản phẩm thay thế. Khi thu nhập của người dân cao hơn, chi tiêu cho ăn uống sẽ
cao hơn không những về khối lượng mà cả về chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải có
nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn đồng thời cơ cấu sản phẩm đưa vào tiêu thụ
phải phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đó.
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng thứ hai về dân số với khoảng gẩn
7 triệu người. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm

kinh tế của quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng
6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Do vậy mà nhu cầu tiêu dùng của
người dân thành phố ngày càng tăng lên đáng kể. Điều này có ảnh hường trực tiếp tới
hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh
Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất
lớn đến khả năng cạnh tranh và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ
khác trong ngành. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với
từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi
nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Hà Nội là một thành phố lớn có nhu cầu về thực phẩm rất cao. Trên thị trường,
có nhiều thành phần kinh tế tham gia cung ứng sản phẩm thực phẩm. Có thể kể đến
một số công ty lớn cũng kinh doanh sản phẩm lương thực – thực phẩm trên địa bàn Hà
Nội như: Công ty cổ phần chế biến Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm Hà Nội,
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, công ty cổ phần lương thực thực phẩm
Safaco, công ty tnhh thực phẩm Thái Dương, công ty cổ phần thực phẩm sạch
Sao Việt Số lượng và khả năng cạnh tranh của đối thủ trên thị trường có ảnh
hưởng đến hoạt động cung ứng và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của công ty.
Nguyên liệu, nguồn hàng
Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp nguyên liệu, hàng
hóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp ảnh hưởng đến đầu vào của doanh
nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng
như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm soát, chi phối hoặc không
đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên nhiên vật
liệu cho doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng toàn bộ kế hoạch kinh doanh và
làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2.2. Phân tích thực trạng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm trên địa bàn Hà
Nội của công ty TNHH Nhà nước MTV thực phẩm Hà Nội

2.2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2007-2011
Qua chặng đường hơn nửa thế kỷ, Thực phẩm Hà Nội đang trở thành một
thương hiệu mạnh cả về kinh doanh thực phẩm và đầu tư kinh doanh các hoạt
động dịch vụ… Nhờ giữ gìn chữ tín, sản phẩm mang thương hiệu Thực phẩm Hà
Nội luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Các mặt hàng như: chả giò, dấm gạo,
bánh há cảo, tương ớt không phẩm màu đã được tặng Huy chương Vàng tại các
kỳ hội chợ.
Trong những năm qua cùng với những biến động của nền kinh tế, hoạt động
kinh doanh của công ty cũng có những bước thăng trầm nhất định. Trong hai năm
2007-2008 nền kinh tế có nhiều tín hiệu thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh, doanh thu tăng 12,7%, cùng với đó là hiệu ứng của sự kiện Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế WTO đã tạo động lực
cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt đông sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với các
đối thủ trong và ngoài nước. Về qui mô kinh doanh cũng được mở rộng nhiều của
hàng thực phẩm của công ty được xây dựng ở hầu khắp các quận trong thành phố.
Thực phẩm Hà Nội đã trở thành đơn vị đi đầu trong việc cung cấp thực phẩm và các
sản phẩm công nghệ cho người dân toàn thành phố và một số vùng lân cận, chất
lượng thương mại được nâng cao. Bước sang năm 2009 tình hình kinh doanh có
chiều hướng chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở rộng
khắp các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Là đơn vị cung cấp những sản
phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân cho nên Thực phẩm Hà Nội cũng
chịu ảnh hưởng của vấn đề trên khiến cho doanh thu từ hoạt động bán hàng của
công ty giảm mạnh xuống còn 183 tỷ đồng, chỉ đạt 75% doanh thu của năm 2008.
Tuy nhiên cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà nước thông qua các gói kích
cầu đối với doanh nghiệp cho nên đến cuối năm tình hình chung của nền kinh tế đã
dần đi vào ổn định , hoạt động kinh doanh của công ty cũng được cải thiện phần
nào.
Các dữ liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ những báo cáo kết quả kinh
doanh năm 2007 - 2011 do bộ phận kế toán và phòng kế hoạch kinh doanh của công ty
cung cấp và được tổng hợp thành những bảng biểu dưới đây:

Bảng 1.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007-2011

(Nguồn: phòng kế toán tài chính)
Nhận xét : Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty năm 2007 – 2011 ta thấy
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2007 2008 2009 2010 2011
1
Doanh thu bán
hàng
Tỷ đồng 215 243 183 255 270
2
Chi phí bán
hàng
Tỷ đồng 204 230 166 250 253
3
Lợi nhuận bán
hàng
Tỷ đồng 11 13 14 16 17

×