Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

nguyên nhân nợ xấu dưới góc độ TCDN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.62 KB, 14 trang )

1
NGUYÊN NHÂN NỢ XẤU DƯỚI GÓC NHÌN TỪ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
ThS. Nguyễn Văn Hương
Bộ Môn: Kế toán
Nợ xấu đang ở mức cao (khoảng 8,6% theo báo QĐND) đang là vấn đề lớn của đất
nước. Hiện tại, nhiều đại biểu Quốc hội, các thành viên chính phủ và các chuyên gia kinh
tế, cũng như các ngân hàng đang cố gắng tìm giải pháp để xử lý vấn đề này. Như chúng ta
đã biết một khi nợ xấu cao và chậm được giải quyết ngày càng trở thành gánh nặng cho
ngân hàng (mất thanh khoản và giảm lợi nhuận…), doanh nghiệp (khó tiếp cận vốn, số
lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp tục gia tăng) và cả nền kinh tế (hàng
hóa chậm tiêu thụ, trì trệ, dần dần gây tê liệt nền kinh tế và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao).
Nợ xấu có nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài lý do khó khăn chung về thị trường tiêu
thụ, thì lỗi chủ yếu thuộc về cả người cho vay lẫn người vay. Trong bài viết này tác giả
tập trung phân tích nguyên nhân từ phía người cho vay (ngân hàng). Để đi đến quyết định
cho vay, ngân hàng phải trải qua quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng, thẩm định
khách hàng để đánh giá khách hàng có đạt tiêu chuẩn để cho vay hay không. Ở đây, tác
giả không tập trung phân tích quy trình cho vay và cũng không phân tích đạo đức của
người xét duyệt cho vay, mà tác giả đi phân tích nguồn dữ liệu mà nhân viên tín dụng
ngân hàng sử dụng để làm cơ sở chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng; Hậu quả
của việc xử dụng nguồn dữ liệu đó đến quyết định cho vay của ngân hàng và tác động của
nó đến các hợp đồng tín dụng sau này và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
I. Khái quát chung.
- Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các khoản cho vay đã giải ngân, các cam kết cho
vay chưa giải ngân, thư tín dụng hoặc các cam kết bảo lãnh tài chính khác.
- Số tiền mà khách hàng nợ ngân hàng được ngân hàng phân thành 5 nhóm:
2
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn;
Nhóm 2: Nợ cần chú ý;
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn;
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ;


Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
- Nợ xấu: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và thông tư 02/2013/TT – NHNN thì
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5.
- Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
- Báo cáo tài chính.
Quốc hội (2003) ban hành luật kế toán quy định báo cáo tài chính của đơn vị kế
toán thuộc hoạt động kinh doanh bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo tài chính sai lệch.
Theo nghiên cứu của COSO (2010); GAO (2006) sai lệch thông tin trên BCTC
thường là do sự gian lận báo cáo tài chính hoặc do lỗi kế toán. Cũng theo GAO (2006) số
lượng công ty có báo cáo tài chính gian lận có xu hướng ngày càng tăng,
- Sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính.
COSO (2010) chỉ ra những khoản mục của báo cáo tài chính thường bị sai lệch
như: Doanh thu, Tài sản, nợ phải trả, chi phí, lãi lỗ và công bố thiếu thông tin. COSO
(2010) cũng chỉ ra cách thực gian lận báo cáo tài chính, trong đó ghi nhận doanh thu
không hợp lý chiếm tỷ lệ cao, sau đó đến việc khai khống tài sản, che giấu nợ phải trả và
chi phí.
Theo Quffa Hanna C (2011) những người sử dụng báo cáo tài chính như: Nhân
viên ngân hàng, những nhà đầu tư, những nhà cung cấp, chính phủ và những nhà quản lý.
Họ sự dụng thông tin trên báo cáo tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế có liên quan
3
đến công ty đó như: Cung cấp số tiền cho vay, đầu tư tài chính, bán chịu hàng hóa, các
quyết định kinh doanh và tài chính khác
Theo Robirt LiBBy (1979), khi đánh giá tương lai một khách hàng, nhiệm vụ chính
của nhân viên ngân hàng thương mại là xét đoán năng lực triển vọng để thực hiện nghĩa
vụ trả nợ cũng như trình trạng trả nợ của khách hàng để cho vay. Khi đánh giá năng lực
trả nợ hay rủi ro tín dụng, yêu cầu đòi hỏi một khoản cho vay cho phép được tính toán
khả năng phân bổ của dòng tiền trong tương lai đến khả năng trả nợ. Dòng tiền từ hoạt
đồng và tài sản thế chấp cung cấp nguồn cho việc hoàn trả.

- Nguồn dữ liệu làm căn cứ để đánh giá tín dụng và quyết định cho vay.
Theo Robirt Libby (1979) ba nguồn quan trọng của thông tin liên quan đến tín
dụng thích hợp là đặc biệt quan trọng đó là : Dự liệu BCTC, đánh giá quản lý, sự phân
loại tín dụng từ thông tin bên ngoài. Theo Robirt Libby (1979) sử dụng thông tin BCTC là
quan trọng trong giai đoạn quyết định khoản cho vay thương mại. Dự liệu BCTC và đánh
giá quản lý là chìa khóa quan trọng cho khách hàng mới. Trong tổng thể, BCTC chỉ ra
những tài sản hiện có để đáp ứng như là tài sản thế chấp và nguồn là số của dòng tiền từ
hoạt động của kỳ trước.
II. Cơ sở chấm điểm xếp hạn tín dụng và hậu quả của nó.
Đưới đây bài viết xin minh chứng việc sử dụng nguồn dữ liệu để chấm điểm xếp
hạng tín dụng ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Doanh nghiệp phân loại theo phương pháp
định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.
Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương
pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài
chính đƣợc xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động;
Nhóm chỉ tiêu cân nợ; Nhóm chỉ tiêu thu nhập.
4
Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp
định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của Doanh
nghiệp; Trình độ quản lý và môi trường nội bộ; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh
hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp
Chấm điểm về Thông tin tài chính.
Nguồn số liệu để nhập liệu về thông tin tài chính là thông tin tài chính dựa vào các
báo cáo tài chính thuế của doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 01 trong 02
phưong pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp khách hàng không có Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ thì phần mềm sẽ tự động xác định Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phương

pháp gián tiếp thông qua hai báo cáo nêu trên.
Các chỉ tiêu tài chính yêu cầu cung cấp đã được chuẩn hóa theo mẫu báo cáo tài
chính mới nhất của Bộ Tài chính (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC hoặc Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Trong trường hợp doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo mẫu báo cáo cũ, CBTD
cần thực hiện nhóm các chỉ tiêu có cùng bản chất để phù hợp với các chỉ tiêu của mẫu báo
cáo tài chính mới.
Thông tin tài chính sẽ được đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ tiêu tài
chính (như được liệt kê dưới đây). Các chỉ tiêu này được phần mềm tự động xác định
thông qua các báo cáo tài chính.
STT Chỉ tiêu Công thức tính
I Chỉ tiêu thanh toán
5
1 Khả năng thanh toán hiện hành Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
2 Khả năng thanh toán nhanh (TS ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
3 Khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn
II Chỉ tiêu hoạt động
4 Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần/TS ngắn hạn bình quân
5 Vòng vay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
6 Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân
7 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Doanh thu thuần/Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
III Chỉ tiêu cân nợ
8 Tổng nợ phải trả/tổng tài sản Tổng nợ phải trả/tổng tài sản
9 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
IV Chỉ tiêu thu nhập
10 Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp DV/Doanh
thu thuần
11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh(không bao gồm hoạt động
tài chính)/Doanh thu thuần

(Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Thu
nhập thuần từ hoạt động tài chính + Chi phí cho hoạt
động tài chính)/ Doanh thu thuần
12 Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bquân Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bình quân
13 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
bình quân
Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
bình quân
14 (Lợi nhuận trước thuế và Chi phí
lãi vay)/ Chi phí lãi vay
(Lợi nhuận trƣớc thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi
vay
(Nguồn : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam)
)Chỉ
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉtiêu và nhóm chỉtiêu có trọng số khác
nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại
doanh nghiệp theo mức độrủi ro tăng dần từAAA (Rủi ro thấp nhất) đến D (Rủi ro cao
nhất). Sau khi có điểm tài chính và điểm phi tài chính, điểm xếp hạn tin dụng DN được
tổng hợp như sau:
TỔNG HỢP ĐIỂM CỦA KHÁCH HÀNG
Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính
+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Qua việc chấm điểm để xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là DN của VCB cho
thấy chấm điểm tài chính chiếm trung bình khoản 50% trong tổng điểm. Nếu nguồn dữ
Bảng 2.05 : Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm
XHTD doanh nghiệp của Vietcombank
Chỉ

tiêu

DNNN
Doanh

nghiệp

khác
ĐTNN
Tỷ

tr
ọn
g
Tỷ

trọng Tỷ

trọ
ng
1
Chấm điểm tài chính
50%
40%
60%
2
Chấm điểm phi tài chính
50%
60%
40%
3 Điểm


thưởng

báo

cáo

tài
chính được kiểm toán.
+ 6
điể
m
+ 6 điểm + 6 điểm
(Nguồn : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam)
6
liệu BCTC do khách hàng cung cấp không đúng sự thật thì tác động rất lớn đến số điểm
xếp hạng tín dụng của khách hàng.
Hậu quả của sai lệch báo cáo tài chính:
- Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, nhà đầu tư và những nhà cung cấp là
những nạn nhận của sự sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty (Mariana,
2011).
- Báo cáo tài chính có sai lệch làm gia tăng chi phí nợ của công ty.
- Hậu quả của việc sử dụng nguồn dữ liệu (BCTC) trong quá khứ không đúng ảnh
hưởng đến các hợp đồng tín dụng sau này, khi mà ngân hàng phát hiện BCTC có sai lệch:
Những hậu quả được Graham et al. (2008), Arie L. Melnik, (2009) chỉ ra như sau:
 Thông tin BCTC bị sai lệch ảnh hưởng đến chi phí nợ ngân hàng của Doanh
nghiệp, cụ thể làm làm tăng chi phí đi vay.
 Ảnh hưởng của sai lệch BCTC lên các điều khoản của các hợp đồng cho vay
khác, như đáo hạn nợ các khoản vay mới ngắn hơn. Cường độ giao ước cao hơn
 Sự trình bày lại BCTC ảnh hưởng lên cơ cấu cho vay Như: Số tiền cho vay, phí
giao dịch.

Để có kết quả đó, họ so sánh các khoản vay ngân hàng trước khi và sau khi có thông
tin công bố về BCTC có sai lệch và cho thấy rằng các khoản vay bắt đầu sau khi có
BCTC sai lệch có sự chênh lệch cao hơn đáng kể về lãi vay, kỳ hạn ngắn hơn, khả năng
cao hơn về tài sản đảm bảo và nhiều hơn nữa và hạn chế giao ước cho vay hơn trước đây.
Họ tìm ra rằng số người cho vay cũng ít hơn.
Những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu từ nhìn từ nguồn dữ liệu sử dụng để chấm điểm
xếp hạng tín dụng:
- Cơ sở nguồn dữ liệu để chấm điểm xếp hạn tín dụng bị sai lệch, đặc biệt là về
thông tin tài chính dẫn đến đánh giá sai rủi ro tín dụng:
7
Theo khảo sát trên địa bàn Khánh Hòa, đối tượng giải ngân vốn quan trọng của các
TCTD, phần lớn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo
tài chính không chính xác, thậm chí có BCTC không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong
khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán. Mặc dù chưa có kết quả
nghiên cứu con số cụ thể, song con số Doanh nghiệp có BCTC phản ánh đúng tình hình
tài chính của DN không nhiều. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu tương tự ở Hà Nội, đối
tượng giải ngân vốn quan trọng của các TCTD, hiện có đến 90% là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các
báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán, (Nguyễn Thị Thanh Tú và đồng nghiệp).
Vì sao lại có nhiều BCTC sai lệch? Theo lý thuyết ủy nhiệm, trong quan hệ giữa
doanh nghiệp và ngân hàng, Nhà quản lý đại diện lợi ích của chủ sở hữu nên họ hành xử
vì lợi ích của chủ sở hữu hơn là lợi ích của chủ nợ. Vì thế để được nhận khoản tiền vay từ
ngân hàng họ luôn có khuynh hướng khai khống tài sản, thổi phòng doanh thu và lãi,
trong khi họ luôn tìm cách che giấu nợ và chi phí. Chính vì thế BCTC doanh nghiệp gửi
đến ngân hàng để thẩm định vay vốn phần lớn có các BCTC đều có thông tin tài chính
sai lệch với sự thật tài chính của chính bản thân doanh nghiệp.
Điều này được chứng minh ở Việt Nam, rất nhiều BCTC của các công ty niêm yết
có BCTC sai lệch, đặc biệt gần đây nhất là vụ việc 7 ngân hàng lớn cùng đòi lấy café xiết
nợ một công ty (theo báo tuổi trẻ). Công ty TNHH Trường Ngân nợ 7 ngân hàng trên 600
tỉ đồng, chỉ có 615 tấn cà phê mà Công ty Trường Ngân dùng để thế chấp vay vốn ở nhiều

ngân hàng. số cà phê dùng làm tài sản đảm bảo vay vốn trong kho hiện chỉ còn khoảng
3.000 tấn (khoảng 100 tỉ đồng).
Nếu BGĐ công ty TNHH Trường Ngân không che giấu nợ, thì sẽ không có trường
hợp chỉ có 615 tấn café có thể đem đi thế chấp và vay được vốn ở 7 ngân hàng.
Ngân hàng đánh giá sai về rủi ro tín dụng, khi rủi ro cao thì đánh giá thấp và ngược
lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đánh giá sai rủi ro tín dụng, trong đó có một phần là
nguồn dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng đã bị sai. Ngay
8
từ đầu rủi ro tín dụng đã bị đánh giá sai, đến khi các ngân hàng nhận ra sự sai lầm thì nợ
đã biến thành nợ xấu.
Khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhưng BCTC doanh nghiệp gửi đến ngân
hàng với kết quả lãi, và họ đã dùng kỹ thuật kế toán để treo khoản lỗ này như một khoản
hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán. Khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá để xếp hạng tín
dụng cho vay, nhân viên tín dụng sử dụng những con số trên BCTC, trong đó có con số
này và nó hiển nhiên là tài sản của doanh nghiệp và kỳ vọng rằng trong tương lai công ty
sẽ bán số hàng này thu về tiền về và trả cho Ngân hàng. Nhưng không ngờ số hàng tồn
kho trên chỉ tồn tại là con số trên BCTC, chứ sự thật đời thường công ty không có lô
hàng này, hậu quả là công ty không có hàng để bán và đương nhiên không có tiền trả cho
ngân hàng.
Qua đó nói lên nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phần lơn là do do năng lực quản trị rủi
ro tại mỗi ngân hàng còn kém. Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của
TCTD mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được thước đo lượng hóa
rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại
nợ chưa chính xác. Cho dù năng lực đánh giá rủi ro của nhân viên tín dụng tốt đến đâu
nhưng nguồn dữ liệu sử dụng để đánh giá đã bị sai nên dẫn đến quyết định cho vay đưa ra
cũng bị sai. Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng rất cao.
- Chất lượng của đánh giá rủi tín dụng để cho vay, theo tác giả Phan Minh Ngọc
trên thời báo kinh tế Việt Nam nợ xấu thường là do vấn đề các ngân hàng thương mại
quốc doanh chỉ bị ràng buộc tài chính “mềm” *, dẫn đến việc các ngân hàng không quan
tâm đến việc đánh giá sát sao năng lực tài chính của người vay, gây ra và tích đọng nợ

xấu.
Ràng buộc tài chính “mềm” theo tác giả nó là một thuật ngữ chuyên môn chỉ tình
trạng một doanh nghiệp không quan tâm nghiêm túc đến việc thua lỗ tài chính và luôn
luôn kỳ vọng rằng chính phủ hay một bên thứ ba sẽ đứng ra cứu giúp khi phải đối mặt với
phá sản. chính điều này, khi các ngân hàng cho vay họ lại phớt lờ đị các thông tin tiêu cực
trên BCTC hoặc họ không quan tâm nhiều tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì các
9
ngân hàng nghỉ rằng cách doanh nghiệp đó được chính phủ hoặc bên thứ ba đứng ra cứu
giúp. Chính vì thế dẫn đến nợ xấu của ngân hàng gia tăng và đặc biệt là nợ xấu rơi vào
các doanh nghiệp nhà nước.
Chính phủ còn can thiệp vào thị trường tín dụng sau khi sự cho vay đã diễn ra hoàn
tất bằng cách ra tay cứu vớt các doanh nghiệp Nhà nước hoặc ngân hàng quốc doanh có
vấn đề. Sự cứu giúp của chính phủ có thể ở dưới nhiều dạng như tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước thua lỗ, nhận các khoản nợ xấu, và cố ý trì hoãn việc đóng cửa các tổ chức tài
chính mất khả năng thanh toán. Thông lệ cứu vớt như vậy đã làm giảm nhu cầu cải thiện
tính hiệu quả ở các ngân hàng, khuyến khích chúng theo đuổi các dự án cho vay đầy rủi
ro, (Phan Minh Ngọc – Thới báo kinh tế VN).
- Một nguyên nhân nữa dẫn đến các doanh nghiệp không trả được nợ đó là do
hậu quả của việc đánh giá sai rủi ro tín dụng trong quá khứ (do sử dụng nguồn thông
tin sai). Khi đánh giá rủi ro tính dụng……Các NH dựa trên BCTC không thật nên quyết
định đưa ra bị sai, sau đó nhận ra rủi ro đối với khách hàng đó cao dẫn đến hạn chế cho
vay, hoặc cho vay với lãi suất cao, và đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo cao hơn đẫn đến
DN không vay được vốn, hoặc có vay được nhưng chi phí đi vay quá cáo dẫn đến thua lỗ
và đương nhiên không trả được nợ.
Chính điều này làm cho các DN không tiếp cận được vốn hoặc có tiếp cận được
vốn nhưng với chí phí đi vay rất cao. Trong khi thị trường tiêu thụ gặp kho khăn dẫn đến
DN khó có khả năng trả được những khoản vay trước.
Trong số các doanh nghiệp dừng hoạt động hay phá sản trong quí đầu năm nay có
2.272 doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục giải thể. Các địa phương có nhiều doanh
nghiệp giải thể bao gồm TPHCM (692), Hà Nội (315), Thái Bình (185), Khánh Hòa

(101). Tính đến thời điểm này (hết quý 1) trên địa bàn Tỉnh Khánh hòa có 3/36 DN thủy
sản tại Khánh Hòa buột phải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động do không tiếp cân được vốn
vay (Nguồn: vasep.com.vn).
10
Vấn đề khó khăn nhất trong 2 quý đầu năm nay của các DN thủy sản Khánh Hòa
chính là việc khó tiếp cận vốn vay để quay vòng sản xuất (theo Giàm Đốc Sở NN và PT
NT Tỉnh Khánh hòa - Nguồn: vasep.com.vn).
Các doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay không phải vì tất cả đều có báo cáo tài
chính sai lệch. Mà vấn đề ở đây là hậu quả của việc đánh giá sai rủi ro tín dụng trước đây,
dẫn đến các ngân hàng thận trọng hơn đối với các khoản cho vay mới. Điều này đã được
minh chứng trong lý thuyết về thông tin bất cân xứng, đó là người đi vay biết rõ tình trạng
tài chính của mình hơn người cho vay, và để khắc phục thông tin bất cân xứng này thì
người cho vay (ngân hàng) luôn tìm biện pháp bảo về minh bằng cách yêu cầu bên đi vay
cung cấp BCTC được kiểm toán, và NH yêu cầu bên đi vay phải có nhiều tài sản đảm bảo
hơn và lãi vay cao hơn để hạn chế bớt rủi ro. Chính vì thế các doanh nghiệp thiếu vốn lại
càng không tiếp cận được vốn.
Arie L. Melnik (2009) cho rằng báo cáo tài chính sai lệch so với trước là một tín
hiệu xấu đối với người cho vay. Nó làm gia tăng sự không chắc chắn về những con số tài
chính của công ty vay mượn. Do đó những người cho vay có khả năng thay đổi những
điều khoản của các khoản vay được cấp cho những công ty có báo cáo tài chính sai lệch.
Báo cáo tài chính sai lệch báo hiệu sự suy giảm chất lượng thông tin tài chính. Báo cáo tài
chính có sai lệch làm gia tăng rủi ro cho vay. Rủi ro tín dụng gia tăng sau đó được phản
ánh vào mức giá cao hơn đối với tín dụng
Sự sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính tác động đến chi phí đi vay của công ty.
Vì sự trình bày lại BCTC làm gia tăng tủi ro đối với khách hàng đi vay, làm gia tăng rủi
ro tín dụng (Arie L. Melnik, 2009). Kết quả nghiên cứu cho ở bảng sau:
Table 2 : Loan Spreads in Basis Points
Difference
After
restatement

Before
restatement
Mean Mean Mean
74 *** 221 147 Loan spreads in basis points
2 * 17 15 Originating fees ( basis points)
3 54 51 Annual commitment fees (b.points)
11
23 ** 338 315 Loan size in million USD
-9 34 43 Maturity in months
0.3* 7.3 7 Covenants
0.12*** 0.71 0.59 Security/ Guarantee dummy
511 908 Total
(Kết quả nghiên cứu của Arie L. Melnik, 2009)
Khi phát hiện BCTC có sai lệch thì những hợp đồng cho vay sau khi trình bày lại
BCTC so với những hợp đồng cho vay trước đây có lãi suất cao hơn, thời gian đáo hạn
ngắn hơn, tài sản đảm bảo đòi hỏi tăng lên, phí cho vay cũng cao hơn trước. Chính vì thế
DN đang khó khăn thì càng kho khăn thêm, từ đó đẩy DN đi đến không có khả năng trả
nợ.
John R. Graham and et al (2007) cũng cho rằng những hợp đồng cho vay đối với
các công ty có BCTC sai lệch, lãi suất cho vay cao hơn, kỳ hạn ngắn hơn so với trước, số
người cho vay suy giảm và nhiều công ty phải trả phí cao hơn hàng năm và các công ty
ngay thẳng. Các ngân hàng sử dụng các điều khoản hợp đồng tín dụng hạn chế hơn để
khắc phục những rủi ro và những vấn đề thông tin này sinh từ sai lệch BCTC.
III. Giải pháp.
Về phía ngân hàng: Vấn đề xử lý nợ xấu là vấn đề lớn của cả nước, đứng về phía
ngân hàng để xử lý nợ xấu hiện hữu, bản thân các ngân hàng hãy tự giải quyết cho chính
mình hơn là trong chờ sự giúp đỡ từ chính phủ.
+ Hiện tại, nếu đã là nạn nhân của sự sai lệch BCTC dẫn đến nợ xấu nhiều, thì hướng
xử lý như sau:
- Bán lại nợ cho công ty mua bán nợ

- Xử lý nợ xấu bằng việc sử dụng rủi ro tín dụng đã trích lập.
- Phát mãi các tài sản đảm bảo.
+ Về lâu dài. Để tránh trở thành nạn nhân của những báo cáo tài chính sai lệch, ngân
hàng những tổ chức cung cấp vốn hãy dựa vào BCTC đã được kiểm toán
12
- Khi thẩm định thông tin của khách hàng để cho vay, đối với thông tin về tài chính, các
ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán; còn
đối với các DN mà BCTC của họ không bắt buộc phải kiểm toán thì ngân hàng
khuyến khích họ nộp BCTC được kiểm toán. Nếu BCTC của khách hàng chưa được
kiểm toán thì: Ngân hàng, những tổ chức cung cấp vốn hãy tự kiểm tra sự gian lận của
báo cáo tài chính cho chính mình bằng việc đặt những câu hỏi cho chính mình xung
quanh khả năng đạt được hoặc những chứng thực của những trường hợp sau:
+ Công ty báo cáo lợi nhuận cao, những dòng tiền lại không tốt;
+ Lợi nhuận gộp ở mức cao, ngay cả khi công ty phải đối mặt từ thị trường về bình ổn
giá;
+ Các khoản phải thu, nợ phải trả và hàng tồn kho tăng lên, trong khi doanh số bán
hàng ổn định hoặc suy giảm;
+ Công ty gần như vi phạm các cam kết với ngân hàng về khả năng trả nợ (nợ ngắn
hạn > tài sản ngắn hạn);
+ Có một sự điều chỉnh ở cuối năm có ý nghĩa.
Về phía doanh nghiệp: Để tăng niềm tin của người sử dụng đối với báo cáo tài
chính của mình, các doanh nghiệp khi cung cấp BCTC cho ngân hàng nên cung cấp
BCTC được kiểm toán. Thực hiện được điều này doanh nghiệp phải tốn chi phí cho kiểm
toán, những đổi lại niềm tin của ngân hàng đối với BCTC của doanh nghiệp nhiều hơn, từ
đó dẫn đến việc tiếp cận vốn ở hiện tại và về lâu dài cũng dễ dàng hơn.
Hạn chế của bài viết: Tác giả chỉ chứng minh sự tác động của sai lệch BCTC đối
với nợ xấu của ngân hàng thông qua các nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều nước phát
triển. Còn trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, vì hạn chế về thời gian nên bài viết chưa kiểm
định mối liên hệ giữa sai lệch thông tin trên BCTC đến nợ xấu của ngân hàng với những
con số định lượng. Chính điều này mở ra hướng nghiên cứu trong trương lai của tác giả

về việc các ngân hàng trên địa bàn có thay đổi các điều khoản trong hợp đồng cho vay đối
với các doanh nghiệp mà ngân hàng đã phát hiện ra BCTC có sai lệch.
13
Kết luận.
- Khi thẩm định cho vay, nhân viên ngân hàng quan tâm nhiều hơn về chất lượng
của thông tin hơn là sừ đầy đủ về thông tin.
- Đừng chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà xem nhẹ rủi ro cho vay.
- Đừng vì lợi nhuận trong ngắn hạn mà giải ngân cho khách hàng dưới chuẩn cho
phép.
- Nhân viên tín dụng hãy tự đặt những câu hỏi cho chính mình về có hay không báo
cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp có sai lệch trước khi nhập liệu vào hệ thống.
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tiếng Việt.
1. Ngân hàng TMCP ngoại thương VN, 2009. Hướng dẫn chấm điểm hệ thống tín
dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp.
2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 02 quy định về phân loại tài sản
có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng
rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chí nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005, Quyết định 493/2005QĐNHNN về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài.
4. Nguyễn Minh Phong. Nợ xấu - nguyên nhân và lời giải, QĐND - Thứ Hai,
12/11/2012, 21:23 (GMT+7).
5. Nguyễn Thanh Tú và Nguyễn Thị Hồng Nhung. Thực trạng nợ xấu của các
TCTD ở Việt Nam – Nguyên nhân và một số giải pháp từ chính sách pháp luật
6. Nguyễn Trường Sinh, 2009. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm của NH
TMCP ngoại thương VN, Luận văn Thạc sỹ.
14
7. Phan Minh Ngọc, Nguyên nhân của vấn đề nợ xấu có quy mô lớn ở Việt Nam,
báo Vietnamnet.

8. Quốc hội, 2003. Luật kế toán.
9. Số doanh nghiệp phá sản tăng mạnh,
/>10.7 ngân hàng lớn cùng đòi lấy cà phê xiết nợ một công ty, báo tuoitre. 07/06/2013
09:18 (GMT + 7), />cung-doi-lay-ca-phe-xiet-no-mot-cong-ty.html.
Tài liệu tiếng anh.
1. Arie L. Melnik, 2009. Financial Accounts Restatement and the Terms of Bank
Loans.
2. COSO, 2010. Fraudulent financial reporting 1998 -2007, an analysia of U.S.
public companies.
3. GAO, 2006. Financial restatement update of public company trends market
impacts, and regulatory enforcement activities.
4. Graham et al, 2008. Corporate misreporting and bank loan contracting.
5. MarianaVLAD, 2011. The conse quences of fraudulent financial reporting.
6. Robirt LiBBy, 1979. The impact of uncertainty reporting on the loan decision,
/>uid=3739320&uid=2&uid=4&sid=21102412414027
7. Steven .A. Sharpe, 1990. Asymmetric information , Bank lending and implicit
contracts: A Stylized model of customer relationships.

×