Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ Văn ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.2 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
Nội dung chương trình môn Ngữ văn THPT từ khi được chỉnh lý kéo
theo đó là dạy học theo hướng tích hợp giúp học sinh và giáo viên thấy được
sự liên quan giữa lí thuyết và thực hành, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa
ba phần: Văn bản –Tiếng việt –Tập làm văn. Qua đó, củng cố, khắc sâu kiến
thức dễ dàng hơn so với chương trình cũ. Sự đổi mới chương trình kéo theo
sự đổi mới về phương pháp giảng dạy và lĩnh hội tri thức. Dù đã có nhiều
nỗ lực nhưng thầy và trò trường THPT Bình Dương vẫn còn nhiều hạn chế
trong dạy – học bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là khi phân tích, cảm nhận một
tác phẩm thơ, văn trong sách giáo khoa, sách bài tập,…
Để nắm tình hình chất lượng bộ môn Ngữ văn đầu năm và số liệu học
sinh không thích bộ môn Ngữ văn, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và
thống kê như sau:
Năm học Lớp
Tổng
số HS
Số lượng HS thích
học Ngữ Văn
Số lượng HS
không thích học
Ngữ Văn
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
2010-2011 Lớp
11A3
45 20 44.4 25 55.6
Lớp
11A4
44 23 52.3 21 47.7
2011-2012 Lớp


12A3
41 16 39 25 61
Lớp
12A4
42 19 45.2 23 54.8
( Những lớp in đậm là những lớp được chọn để làm thực nghiệm)
Qua điều tra, kết hợp với đàm thoại và quan sát học sinh trên lớp, số
lượng học sinh yêu thích và có hứng thú khi học môn Ngữ văn rất thấp. Thực
1
trạng trên cho thấy học sinh chưa có hứng thú học mơn Ngữ văn, hay nói cách
khác là học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của mơn học này trong đời
sống nên chưa phấn đấu học tập. Do một phần đặc trưng của bộ mơn là mơn
khoa học xã hội nên đòi hỏi người học phải có thêm những hiểu biết về xã
hội, có khả năng cảm thụ về nghệ thuật, về cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Nhưng qua thực tế rất ít học sinh có năng lực tự bồi dưỡng kiến thức cho bản
thân. Phần lớn học sinh khơng có hứng thú đọc sách, báo, tìm tòi tài liệu về
văn chương, những tác phẩm văn học hay để tự bồi dưỡng kiến thức, trau dồi
vốn từ ngữ …
2. Ý nghĩa và tác dụng
- Ý nghĩa của giải pháp mới:
+ Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vướng mắc, khó khăn mà học
sinh thường gặp phải trong tiết học phần văn bản, từ đó giúp học sinh có
hướng khắc phục những hạn chế đó.
+ Học sinh thật sự thấy hứng thú khi phân tích, cảm nhận một tác phẩm
thơ, văn; đó chính là tiền đề để nâng cao chất lượng.
- Tác dụng của giải pháp mới:
+ Tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh.
+ Giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận
tri thức văn chương.
+ Tạo ra những giờ giảng văn thực sự hấp dẫn và đem lại những

rung cảm thẩm mó thật sự cho học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Trong đề tài này, tơi chỉ áp dụng cho phần tìm hiểu văn bản
- Năm học 2010 - 2011 tôi chọn lớp 11A3 để thực nghiệm, lấy lớp
11A4 làm đối chứng; năm 2011-2012 chọn lớp 12A3 để thực nghiệm, lấy
lớp 12A4 làm đối chứng.
2
- Đối tượng: học sinh Trường THPT Bình Dương.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1 Cô sôû lí luaän
Văn học là một trong những bộ môn được đặt lên vị trí hàng đầu trong
chương trình giáo dục. Bởi lẽ văn học bồi dưỡng cho đời sống tâm hồn chúng
ta thêm phong phú và cao đẹp, làm cho chúng ta biết yêu quí và trân trọng cái
cái đẹp, cái thiện, biết căm ghét cái xấu, cái ác để cho chúng ta trở thành
những con người sống có đạo lý và có nhân cách hơn. Đặt biệt là học tốt
môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Từ đó
đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành,
gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Luật giáo dục có qui định: “Phương pháp dạy học phải phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Tuy
nhiên, trong quá trình giảng dạy và dự giờ trao đổi đồng nghiệp tôi nhận thấy
một số học sinh chưa nắm được phương pháp, kĩ năng cảm nhận, phân tích
thơ, văn. Thực tế hiện nay nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn
(phần văn bản) nên chất lượng bài kiểm tra, bài thi chưa cao. Một số em hỏng
kiến thức ở các lớp dưới nên khả năng tư duy còn nhiều hạn chế, một phần
giáo viên đầu tư cho tiết giảng văn chưa đúng mức, Xuất phát từ những lí
do trên mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy –

học môn Ngữ Văn ở THPT” (phần văn bản).
Để thực hiện được đề tài này, tôi cùng với tổ trưởng, nhóm bộ môn bàn
bạc thống nhất nội dung đề tài. Trong thời gian nghiên cứu, tôi được Ban
giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ, được đồng nghiệp góp ý kiến tham
khảo, bản thân tôi nhận thấy đây là một đề tài rất thiết thực, áp dụng vào thực
3
tế giảng dạy trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn cho học
sinh.
2. Biện pháp tiến hành
2.1. Phương pháp điều tra
Phát phiếu điều tra cho học sinh các lớp 11A3, 11A4 ( năm học
2010-2011) và các lớp 12A3, 12A4 ( năm học 2011-2012) để các em điền
vào thông tin chúng ta cần. Chẳng hạn :
Học môn Ngữ Văn : Thích  Không thích : 
Học môn Ngữ Văn : Khó  Dễ : 
2.2. Phương pháp thực nghiệm
Năm học 2010 - 2011 tôi chọn lớp 11A3 để thực nghiệm, lấy lớp
11A4 làm đối chứng; năm 2011-2012 chọn lớp 12A3 để thực nghiệm, lấy
lớp 12A4 làm đối chứng. Công việc này tiến hành trong cả năm học 2010-
2011 và năm học 2011-2012. Sau khi thi học kì II năm học 2010-2011 và
học kì I năm học 2011-2012 tôi phát phiếu điều tra lại, tính tỉ lệ % rồi đem
so sánh, đối chiếu với nhau để đi đến kết luận : lớp có áp dụng kinh
nghiệm có kết quả như thế nào so với lớp không áp dụng kinh nghiệm .
2.3. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được trong q trình giảng dạy
và các tài liệu tham khảo, và những kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp
mà tơi học hỏi được, Từ đó, tơi viết nên đề tài này.

4
2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Tiến hành thu phiếu, phân tích và tính ra tỉ lệ học sinh thích hay
không thích học Văn, học Văn khó hay dễ …
- Tổng hợp tất cả các thơng tin, xử lý thơng tin (đưa ra những
phương pháp học tập đúng đắn để nâng cao chất lượng khi cảm thụ, phân tích
thơ, văn).
3. Thời gian tạo ra giải pháp
- Từ đầu năm học 2010 – 2011 tìm hiểu thực trạng, đưa ra giải pháp.
- Tiến hành thực nghiệm trong năm học 2010 – 2011 và năm học 2011
– 2012.
- Hồn thành đề tài vào 10/12/2012.
NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Định hướng cho học sinh phát hiện những hạn chế của mình khi học
phần văn bản. Đưa ra các giải pháp để áp dụng trong dạy học.
- Mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ
văn cho học sinh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; kích thích học
sinh ý thức ham thích học tập bộ mơn này.
II. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Tính mới của đề tài
1.1. Đối với học sinh
- Phải ý thức được tầm quan trọng của bộ mơn Ngữ Văn đặc biệt là phần văn
bản.
- Phải tự bồi dưỡng năng lực tự học cho bản thân.
5
- Phải đọc kĩ sách giáo khoa (văn bản thơ, văn), đọc sách tham khảo, báo,
tìm tòi tài liệu về văn chương, những tác phẩm văn học hay để tự bồi
dưỡng kiến thức, trau dồi vốn từ ngữ …
1.2. Đối với giáo viên
1.2.1. Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh

Tự học là một trong những yếu tố quyết đònh chất lượng giáo dục của
nhà trường, đó chính là chất lượng học tập và tự rèn luyện của học sinh.
Để tạo ra chất lượng này, người giáo viên cần có biện pháp kích thích nhu
cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của mỗi học sinh. Tuy nhiên,
học sinh không thể tự học, không thể rèn luyện kỹ năng tự học nếu như ở
các em thiếu đi sự mong muốn, khát vọng tự mình chiếm lónh, mở rộng đào
sâu kiến thức ở bản thân, thiếu đi niềm đam mê văn chương.
Vì thế giáo viên cần giúp cho học sinh thấy vai trò to lớn của việc tự
học, sự cần thiết phải rèn luyện kó năng tự học. Thường xuyên giao cho
các em những nhiệm vụ học tập và giúp các em tự giải quyết các nhiệm vụ
đó.
Chẳng hạn: Giáo viên u cầu học sinh viết đoạn văn ngắn cảm nhận
cảnh đêm trăng. Học sinh tự vận dụng kĩ năng quan sát, tái hiện lại cảnh đêm
trăng:
“Vầng trăng từ từ nhơ lên say lũy tre làng, rải những tia sáng bạc lên
khắp đường làng, ngõ phố, vầng trăng như dang rộng đơi tay ơm trùm lên vạn
vật, ánh trăng bao trùm lên cây cổ thụ, len lỏi qua từng kẽ lá, in bóng xuống
mặt đất tạo thành mn ngàn khóm hoa lung linh, huyền ảo…”
Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra thường xun việc thực hiện nhiệm
vụ của học sinh, có khen thưởng, phê bình kịp thời, đúng lúc.
6
1.2.2. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập phù hợp với đặc
trưng bộ môn Ngữ Văn . Đặc biệt chú ý hướng dẫn cách học phân môn
Văn bản vì đa số các em thấy học phân môn này hơi khó hiểu
Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn
chương một cách độc lập thông qua việc chuẩn bị bài mới. Việc chuẩn bị bài
mới (bài tập nhận thức ) có vai trò định hướng, chuẩn bị tâm lý và kiến thức
cho bài học trên lớp. Và khi đã tự mình chuẩn bị một số kiến thức nhất định
các em có thể tự tin chọn lọc và tiếp thu kiến thức mới. Năng lực tự học dù
còn hạn chế nhưng vẫn là yếu tố quyết định việc tiếp thu bài trên lớp của học

sinh. Vậy để chuẩn bị bài mới được tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
chuẩn bị những nội dung sau:
- Tìm hiểu đặc trưng thể loại – kiểu văn bản : học sinh phải đọc văn bản,
đọc chú thích để tìm hiểu đặc trưng thể loại, kiểu văn bản, sau đó khai thác
nội dung và nghệ thuật để hình thành khái niệm thể loại.
- Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản : Phần này giúp học sinh tự tìm hiểu
tác phẩm từ các chi tiết trong văn bản. Với việc tìm hiểu này học sinh sẽ được
rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm đúng hướng, đúng nguyên tắc. Muốn
vậy khi chuẩn bị bài mới học sinh cần tập trung rèn luyện các kĩ năng sau:
+ Rèn luyện năng lực phát hiện các điểm sáng thẩm mỹ : Điểm sáng
thẩm mỹ có khả năng thu nạp giá trị nội dung tư tưởng vào một hình thức
biểu hiện rất nhỏ, nó giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề.
VD: Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài văn bản “Tây Tiến” ( Ngữ văn
12) của Quang Dũng giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện điểm sáng thẩm
mỹ của từng câu thơ, bài thơ. Như câu “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”.
Chữ “ bừng” có thể nói là một nét vẽ có thần. Bừng là sáng bừng lên, cháy
rực lên từ những ngọn đuốc trong đêm hội đuốc hoa. Cũng có nghĩa là tưng
bừng rộn ràng qua tiếng khèn “ man điệu”, qua giọng hát tình tứ , mê say của
bài dân ca Thái, dân ca Lào.
7
+ Rèn luyện năng lực tái hiện hình tượng trung tâm của tác phẩm. Đây là
năng lực cơ bản, góp phần giúp học sinh tự tìm hiểu sự vận động của thế giới
ngôn ngữ hoặc quan sát liên tưởng, tưởng tượng rồi tái hiện trong tư duy
những hình ảnh hoặc những vấn đề cần giải quyết .
+ Rèn luyện năng lực phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn học. Phân tích là
cách thức nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết các mặt riêng biệt của tác phẩm nhằm
phát hiện, khám phá những tương quan giữa chúng để đạt tới nhận thức
chung, sâu sắc hơn. Cắt nghĩa là dùng trình độ năng lực và kiến thức văn học
để giải thích, nâng cao sự hiểu biết tác phẩm văn học. Phân tích và cắt nghĩa
là hai thao tác đi sâu vào tác phẩm văn học.

Muốn rèn luyện được các kĩ năng trên thì yêu cầu học sinh trước hết
phải vận dụng phương pháp đọc nhanh, đọc thông tác phẩm để từ đó tìm được
bố cục, cách chia đoạn, xác định nội dung mở rộng, lập dàn ý và nêu cảm
nhận chung . Sau đó, học sinh phải đọc sâu, cảm nhận ngôn từ. Tức là rèn
luyện kĩ năng phát hiện các chi tiết nghệ thuật, khả năng rung cảm nhận xét,
phân tích để tìm ra chi tiết nghệ thuật ấy .
- Tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản:
Các yếu tố ngoài văn bản như tác giả, hoàn cảnh sáng tác … nắm được
các yếu tố này học sinh sẽ hiểu thêm giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm điều đó sẽ giúp các em có hứng thú hơn khi tiếp nhận văn bản .
Giáo viên cần hướng dẫn, gợi mở trong quá trình giảng dạy bài mới giúp
học sinh phát huy hết năng lực nghiên cứu của mình, cần tạo điều kiện để học
sinh có cơ hội trình bày những khám phá mới mẻ của mình, đồng thời giáo
viên cần động viên, khuyến khích, khen ngợi kịp thời đối với những khám
phá mới mẻ của các em. Có như vậy học sinh mới thấy được những giá trị đặc
sắc của văn chương mà thích học, ham học.
1.2.3. Giúp học sinh viết văn có chất văn chương
Giáo viên cần làm cho học sinh rung cảm thật sự trước đối tượng làm
văn. Muốn làm được điều này không phải một sớm một chiều là có kết quả
8
ngay mà phải trải qua một quá trình thật công phu và tỉ mỉ với nhiều tác động
khác nhau như: năng khiếu, gia đình, hoàn cảnh… trong đó vai trò người thầy
là không nhỏ. Dạy Văn là dạy các em cái hay, cái đẹp của cuộc đời. Như vậy
người thầy giáo dạy văn là hiện thân của cái đẹp, nhất là cái đẹp tâm hồn. Có
như vậy mới tạo được thu hút học sinh trong tiết giảng. Nhất là những tiết
giảng văn, giáo viên phải thổi linh hồn của tác phẩm vào tâm hồn của các em
thắp lên trong các em ngọn lửa đồng cảm để các em biết vui buồn, hờn giận
theo từng số phận cuộc đời nhân vật trong tác phẩm. Có như vậy thì khi phát
biểu cảm nghĩ, phân tích hay bình luận một nhân vật trong tác phẩm thì các
em mới nói lên những suy nghĩ, những cảm xúc trong lòng mình mà không

vay mượn của người khác. Từ đó học sinh sẽ cảm thấy hứng thú mỗi khi học
Văn, kích thích các em yêu thích môn học này hơn. Muốn làm được điều này
thì phải phát huy tốt phương pháp gợi mở, giảng bình trong từng tiết dạy.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đừng để cho học sinh suy nghĩ
mình không có năng khiếu văn chương. Quan niệm này có những điểm sai
lầm:
- Học sinh không đánh giá đúng về mình nên không tự tin, chưa cầm đến
sách, chưa quen bài giảng mà đã nghĩ rằng mình không có khiếu môn này thì
sẽ không bao giờ học được cả. Cụ thể là học sinh không dám tự viết mà cứ
tìm cách vay mượn bài làm của người khác.
- Học sinh tự mình đánh mất khả năng phấn đấu. Muốn xoá bỏ được
suy nghĩ này, giáo viên cần phải biết đánh giá đúng về các em, trân trọng khả
năng của các em dù là nhỏ, biết phát huy đúng lúc từng tiến bộ nhỏ của các
em. Làm được như vậy sẽ tạo được niềm tin, kích thích khả năng sáng tạo của
các em. Từ đó các em mới mạnh dạn viết ra những điều mình nghĩ, bài làm
của các em mới có hồn, có dấu ấn cá nhân được.
Ví dụ : Khi dạy văn bản “ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến
(Ngữ văn 11), giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn văn nêu “Cảm nghĩ về
tình bạn” thì giáo viên cần gợi ý, định hướng phạm vi kiến thức cho các em
9
để các em có được kiến thức và hứng thú để viết được đoạn văn hay, hấp
dẫn,
“ …Bạn hãy tưởng tượng xem, nếu sống trong cõi đời này mà không có
bạn thì chẳng khác nào bạn đang sống một mình giữa một sa mạc hoang vu,
cuộc sống đó khác nào cỏ cây thiếu ánh nắng, cuộc sống đó sẽ vô vị, nhàm
chán và buồn tẻ biết bao. Vậy ai không có bạn thì quả là một bất hạnh lớn
khi sống ở trên đời. Bởi vậy người bạn có một vai trò đặc biệt quan trọng
trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đó là người cảm thông, chia sẻ cùng ta bao
buồn vui trên cõi đời này. Ôi ! Tình bạn quả là một thứ tình cảm thiêng
liêng cao quí mà mỗi chúng ta cần phải nâng niu, trân trọng nó…”

1.2.4. Cách giới thiệu bài mới: Cách vào bài mới hấp dẫn, bất ngờ,
kích thích được sự tò mò khả năng tư duy của học sinh. Và đó cũng là một
trong những cách tạo hứng thú học tập cho các em
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Ngữ Văn 11)
Có thể nói “Tự Lực Văn Đoàn” là một đóng góp lớn của Văn học lãng
mạn vào công cuộc cách tân văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX . Trong cái
muôn màu muôn vẻ của nhóm văn này, chúng ta nhận ra một gương mặt dễ
trở nên quen thân bởi giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng. Đó chính là Thạch
Lam với nhiều truyện ngắn nổi tiếng , trong đó có “Hai đứa trẻ”. Bài học hôm
nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
Ví dụ 2: Khi giới thiệu về bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử ta có thể
vào bài để tạo sự thu hút như sau:
Trong phong trào Thơ mới 1932 – 1942 có một nhà thơ hết sức đặc
biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi,
về cái chết trong đau đớn và về cả những mối tình đơn phương, vô vọng.
Nhưng chính đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân viết được
những tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế.
10
1.2.5. Tổ chức tốt phương pháp hoạt động nhóm để gây hứng thú học
tập cho học sinh
Với phương pháp này giáo viên giúp cho học sinh hiểu sâu sắc thấu đáo
giá trị của tác phẩm, kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, có cách tiếp
cận độc đáo, sáng tạo, đảm bảo mỗi học sinh đều được đối thoại, được nêu ý
kiến cá nhân của mình, được tôn trọng, bình đẳng trước tác phẩm nhằm giúp
mỗi học sinh chủ động tiếp nhận tri thức. Còn đối với việc Làm Văn và
Tiếng Việt cũng vậy, học sinh cũng phải hoạt động tích cực. Tất cả làm sao
học sinh cảm thấy giờ học không khô khan, buồn tẻ mà trở nên hấp dẫn, sinh
động. Học sinh sẽ có hứng thú khi cùng nhau thảo luận, tháo gỡ vướng mắc,
tình huống có vấn đề, giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ, học hỏi
lẫn nhau trong học tập. Những học sinh tiếp thu tốt giúp đỡ cho những học

sinh tiếp thu chậm. Mỗi thành viên của nhóm đều chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động của nhóm mình.
* Cách tổ chức :
Giáo viên bố trí mỗi nhóm 2 bàn kề nhau trong một dãy. Mỗi nhóm cử
một em làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói
cũng như ngôn ngữ viết? Có kĩ năng thực hành và khả năng điều khiển hoạt
động của nhóm, được nhóm tin cậy.
* Các hình thức tổ chức hoạt động nhóm :
- Hoạt động để phát hiện kiến thức mới :
Hình thức hoạt động này giúp học sinh có hứng thú học tác phẩm văn
học đòi hỏi tư duy trừu tượng làm thay đối không khí học tập, học sinh tích
cực hoạt động để khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ:
Mở đầu bài thơ Quê hương Việt Nam, nha thơ Nguyễn Đình Thi viết:
“ Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
11
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
Trong bài thơ “ Tổ quốc bao giờ đẹp hơn thế này chăng?” Nhà thơ Chế
Lan Viên đã bắt đầu bằng những câu thơ:
“ Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng ”
So với hai nhà thơ trên, những cảm nhận mở đầu về đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm có gì khác?

Trước câu hỏi ấy học sinh sẽ phải tư duy, suy nghĩ để tìm ra sự đối sánh:
Nếu Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên đã tự tạo một khoảng cách nhất
định để chiêm nghiệm về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn đất nước
ở tầm gần. Có lẽ, nhờ xác định một cự li như thế mà tác giả “Mặt đường khát
vọng” đã phát hiện ra một khuôn mặt mới của đất nước mình: dung dị đời
thường, thạm chí có phần lam lũ nhưng cũng không kém phần cao cả. Trong
khi nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước ở những đường nét hoành tráng.
Chế Lan Viên nhìn tổ quốc qua những trang sử hào hùng thì Nguyễn Khoa
Điềm lại lặng lẽ quan sát ở “ muôn mặt đời thường” và trong quan hệ ruột rà,
thân thuộc. Đó là những gì bình dị nhất, gần gũi và thân quen nhất trong đời
sống hằng ngày của mỗi người Việt Nam chúng ta: câu chuyện cổ tích mẹ kể,
miếng trầu bà ăn, những dãy tre làng, bới tóc của mẹ, gừng cay, muối mặn,
cái kèo, cái cột , hạt gạo Với cách tiếp cận đất nướthec như thế, không khó
hiểu khi Nguyễn Khoa Điềm chọn cho mình giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, lối
trò chuyện thân mật tự nhiên. Nó khác với giọng điệu ngợi ca đầy tự hào
trong “Quê hương Việt Nam” của Nguyễn Đình Thi và giọng điệu hào sảng
trong “ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” của Chế Lan Viên.
12
1.2.6 Hoạt động ôn tập, củng cố khắc sâu kiến thức
Ví dụ: khi học xong văn bản “ Rừng Xà Nu”, giáo viên có thể củng cố
bằng câu hỏi sau:
Trong bối cảnh của truyện ngắn , những sự kiện con người mà nhà văn
miêu tả đã lùi xa trong quá khứ hơn 40 năm qua. Chiến tranh cũng đã kết
thúc. Tuy nhiên, truyện vẫn đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa đối với mỗi người
chúng ta trong cuộc sống hôm nay. Anh ( chị) hãy đưa rừng xà nu về với cuộc
sống hiện tại bằng những thể nghiệm giá trị đời sống.
+ Rừng xà nu nêu cao bài học về tinh thần yêu nước, ý thức vì cộng đồng
dân tộc. Đây là phẩm chất cần có của mỗi người ở mọi thời đại.
+ Rừng xà nu là bài học về ý chí, nghị lực sống, vượt qua những đau thương
để tiếp tục sống có ích ( như Tnú)

+ Rừng xà nu là bài học về cách sống lí tưởng, trung thành với lí tưởng và
theo đuổi thực hiện lí tưởng, hoài bão đến cùng.
+ Rừng xà nu là bài học về cách ứng xử: chí công vô tư, dĩ công vô thượng
trong công việc, tình thâm nghĩa nặng trong các quan hệ thân thuộc gia đình.
+ Rừng xà nu là bài học về ý thức trân trọng và bảo vệ vẻ đẹp của thiên
nhiên quê hương xứ sở, chống lại hành động hủy diệt môi trường sống.
1.2.7 Kết hợp tổ chức cho học sinh kể chuyện và đọc phân vai trong
bài dạy
* Hoạt động thi kể chuyện:
Đây là hoạt động khá sôi động, gây hứng thú học tập cho học sinh. Hoạt
động này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể, kĩ năng diễn đạt
lưu loát, biết kể diễn cảm có ngữ điệu, phát âm đúng, tư thế đàng hoàng, tự
tin, mắt nhìn thẳng vào đối tượng nghe, biết mở đầu và kết thúc câu chuyện.
Hoạt động này không chỉ giúp học sinh có được những kĩ năng trên mà
còn giúp học sinh thuộc được truyện, hiểu truyện một cách sâu sắc.
- Cách tổ chức :
+ Kể chuyện theo cá nhân, độc lập.
13
+ Kể chuyện theo nhóm.
- Các hình thức hoạt động :
+Kể chuyện theo cá nhân độc lập:
Hình thức hoạt động giúp học sinh mạnh dạn trước tập thể, rèn luyện kĩ
năng nói, diễn đạt lưu loát, đồng thời học sinh củng cố khắc sâu truyện đã
học.
VD : Khi dạy văn bản “ Chữ người tử tù” ( Ngữ Văn 11), giáo viên cho
học sinh xung phong kể lại câu chuyện về Huấn Cao.
Qua ngữ điệu, lời văn diễn cảm, cử chỉ hành động của học sinh, khiến
cho các em cảm thấy thích thú, đồng thời cũng làm thay đổi không khí học
tập, tạo cho các em sự vui vẻ, thoải mái sau một tiết học.
+ Kể chuyện theo nhóm

Hình thức này giúp học sinh cùng một thời gian kể được nhiều chuyện,
học sinh mạnh dạn kể chuyện cho các bạn trong nhóm nghe (nhóm trưởng
phân công) ; + rèn luyện cho học sinh tính tự giác, tôn trọng bạn bè, học hỏi ở
bạn và làm cho tình bạn tốt đẹp hơn ở lứa tuổi học sinh. Đồng thời với hoạt
động này học sinh cũng khắc sâu được kiến thức và rèn luyện được kĩ năng kể
chuyện .
* Hoạt động đọc phân vai:
Hình thức hoạt động này rèn cho các em đọc theo đúng ngữ điệu, nhịp
điệu đọc diễn cảm. Học sinh cảm thấy như mình được hoá thân vào nhân vật.
Cách thức tổ chức và hoạt động
Tuỳ theo câu chuyện, giáo viên phân vai cho học sinh thực hiện.
Ví dụ: Yêu cầu học sinh đóng vai để đọc văn bản “ Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành ( Ngữ Văn 12, tập 1). Học sinh đóng vai nhân vật ( Cụ
Mết, Tnú, Dít, …) lần lượt đọc văn bản.
- Nếu đầu tiết học yêu cầu học sinh đọc phân vai đọc văn bản, sẽ giúp
các em cảm thụ tác phẩm một cách dễ dàng, qua hoạt động này học sinh nhận
14
ra tuyến nhân vật thiện, ác, kích thích học sinh đi vào đọc hiểu văn bản, chiếm
lĩnh kiến thức một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.
- Nếu là cuối tiết học, vừa rèn luyện được kĩ năng đọc diễn cảm, vừa
củng cố lại tiết học.
1.2.8. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá bộ môn Ngữ văn trên phạm
vi toàn trường.
Xưa nay học đi đôi với hành là điều mà ai cũng biết, từ lâu đã có hoạt
động thi ứng tác thơ văn, câu lạc bộ thơ văn, văn học nghệ thuật … những
hoạt động này đã tạo niềm hứng khởi, say mê Văn học cho nhiều đối tượng.
Trong nhà trường trung học phổ thông, cần tổ chức các buổi hoạt động
ngoại khóa cho môn học này với nhiều hình thức khác nhau như thi kể
chuyện, ngâm thơ, nhân diện chân dung tác giả Văn học, thi diễn kịch (thông
qua chuyển thể các truyện cười, các đoạn trích ngắn trong tác phẩm đã học

…) để góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh .
1.2.9. Trực quan trong giờ dạy
Ngoài việc đầu tư kiến thức cho bài dạy xây dựng hệ thống câu hỏi lô
gic vận dụng nhiều phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì
người giáo viên cần phải biết sử dụng những phương tiện dạy học để góp
phần gây hứng thú học tập cho học sinh. Nếu giáo viên có chất giọng hay có
thể hát minh họa cho học sinh nghe. Chẳng hạn khi dạy bài “ Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ” giáo viên có thể ngâm cho học sinh nghe một đoạn để
học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc cảm nhận những cung bậc, sắc thái
tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.
Ngoài ra chúng ta có thể minh họa bằng cách thu băng, đĩa và phát lại
cho học sinh nghe, quan sát, xem một số đoạn phim ngắn, minh họa cho văn
bản đang học. Ví dụ: cho học sinh xem một clíp thuyết minh về “ Vịnh Hạ
Long” khi dạy bài “ Phương pháp thuyết minh” ( Ngữ Văn 10, tập 1) hoặc
trực quan bằng tranh, ảnh. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt
15
động dạy và học, bởi từ xưa ông cha ta đã quan niệm “Trăm nghe không bằng
một thấy”.
Hơn nữa ngày nay khoa học tiến bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học không còn là một vấn đề mới mẻ đối với mỗi giáo viên, nhờ vào
sự tiến bộ này mà người giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh, ảnh,
nghe hát, ngâm thơ, xem một số đoạn phim minh họa một cách dễ dàng.
Ví dụ: khi dạy “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” ( Hoàng Phủ Ngọc
Tường ) giáo viên có thể chiếu hoặc cho học sinh xem những bức ảnh chụp về
con sông Hương thơ mộng, trữ tình.
Hoặc giáo viên có thể sưu tầm hình ảnh để tái hiện lại một tác phẩm
văn học một cách sinh động. Ví dụ khi dạy bài “ Số phận con người” của Sô-
lô-khốp ta có thể tóm tắt tác phẩm bằng những hình ảnh sau:
16
17

18
2. Khả năng áp dụng của đề tài
- Kinh nghiệm trên đã được tơi áp dụng vào cơng việc giảng dạy bộ
mơn Ngữ Văn (phần văn bản) tại Trường THPTBình Dương ở các lớp
11A3 và 12A3 của hai năm học: 2010-2011 và 2011-2012. Và đã đem lại
hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng của bộ mơn.
- Với khả năng vận dụng cao, tơi tin rằng một số kinh nghiệm nêu trên
sẽ phần nào thay thế được lối dạy - học trước đây mà chúng ta đã từng vận
dụng.
- Bản thân tơi nhận thấy việc vận dụng một số kinh nghiêm trên vào
dạy học phần văn bản đã tạo cho các em có được niềm đam mê thật sự khi
học văn cũng như việc giúp cho các em tự tin vào năng lực tự học của mình
và đó là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng bộ môn .
3. Lợi ích của đề tài
Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm nêu trên ở 11A3 (năm học
2010-2011), 12A3 (năm học 2011- 2012) thì kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh
yếu môn Ngữ Văn đã giảm đi rõ rệt và tỉ lệ học sinh yêu thích môn Ngữ
Văn đã tăng lên. Cụ thể là :
Năm học Lớp Tổng số
HS
Số lượng HS thích
học Ngữ Văn
Số lượng HS khơng
thích học Ngữ Văn
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
2010-2011 Lớp
11A3
45 30 66.7 15 33.3
Lớp 11A4 44 24 54.5 20 45.5
2011-2012 Lớp

12A3
41 28 68.3 18 31.7
Lớp 12A4 42 20 47.6 22 52.4
( Những lớp in đậm là những lớp được chọn để làm thực nghiệm)
- Qua thực nghiệm tôi nhận thấy việc thực hiện một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng học phần văn bản của mơn Ngữ Văn cho học sinh đã có kết
quả tốt.
19
- Đặc biệt là khơng có học sinh "ngại" học văn, khơng còn học sinh kém mơn
Văn.
KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Những điều kiện áp dụng kinh nghiệm
1.1 Học sinh nhiều em chưa có phương pháp học tập phù hợp với đặc
trưng bộ môn, chưa biết nên học và chuẩn bò môn Ngữ văn (phần văn bản)
như thế nào cho có hiệu quả. Từ đó các em chỉ biết học những gì có trong
vở ghi, không đi sâu tìm hiểu nội dung bài học, không phát hiện cái hay,
cái đẹp của văn chương nên tỏ ra chán nản không muốn học. Mặt khác,
học sinh không hứng thú với môn học này vì cho rằng mình không có
khiếu văn chương, không tự tin vào năng lực của mình, nên không độc lập
suy nghó, không có khát vọng tự mình chiếm lónh tri thức, thiếu niềm tin
vào chính mình .
1.2. Giáo viên " đi sâu" vào trò chuyện, trao đổi với học sinh để phân tích
thực trạng, tìm ra ngun nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục.
2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong q trình áp dụng một
số kinh nghiệm trên của bản thân
2.1 Trong q trình tìm hiểu thực trạng, tơi thấy học sinh khơng mấy hứng
thú khi học bộ mơn Ngữ Văn đặc biệt là phần văn bản. Phần lớn các em đều
cho rằng học văn bản thì thấy được cái hay, cái đẹp mà mỗi nhà thơ, nhà văn
gửi gắm vào trong tác phẩm. Nhưng cái khó là khơng biết làm thế nào để

phân tích, cảm nhận được nó. Vậy ngun nhân khơng hẳn ở phía học sinh
khơng có khả năng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức mà một phần lớn là do người
giáo viên dạy Văn chưa hướng cho học sinh một cách "khám phá" tối ưu.
2.2. Đã tháo gỡ được những vướng mắc cho các em trong khi phân tích,
cảm thụ thơ, văn.
20
2.3. Đã xây dựng được ý thức tự học cho học sinh, tạo được niềm đam mê
cho học sinh khi học Văn.
3. Những nhận định chung của bản thân về việc áp dụng giải pháp trên
3.1. Nhận định chung
Tơi nghĩ những kinh nghiệm trên rất thiết thực trong q trình dạy –
học Ngữ Văn, đặc biệt là phần văn bản. Học sinh sẽ khơng còn thấy "ngán"
khi học Văn. hơn nữa một khi các em đã "thích học" thì các em sẽ tự mình
tìm tòi , tích lũy tư liệu văn học, để vận dụng vào việc phân tích, bình giảng,
cảm thụ thơ, văn. Đó là một trong những nhân tố góp phần nâng cao chất
lượng bộ mơn này.
3. 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp
Tơi nghĩ những kinh nghiệm đúc kết trên đây có triển vọng rất lớn, có
thể vận dụng thường xun, lâu dài để phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh trong q trình lĩnh hội và tái tạo kiến thức, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục. Tơi hi vọng rằng đề tài này sẽ sớm được triển khai và áp
dụng cho các trường khác để nâng cao chất lượng bộ mơn.
II. Một số đề xuất đối với học sinh, đối với giáo viên và nhà trường
1. Về phía học sinh
Cần thấy được tầm quan trọng và có cái nhìn đúng đắn với bộ môn
Ngữ văn (đặc biệt là phần văn bản). Phải tích cực, chủ động tiếp nhận tri
thức, phải tự tin và phát huy năng lực đọc văn, cảm thụ thơ, văn vốn có
của mình. Muốn học giỏi bộ môn kì diệu này, trước hết các em phải nuôi
dưỡng lòng say mê, sau nữa phải có phương pháp học tập đúng đắn để
không ngừng nâng cao vốn kiến thức của mình.

2. Về phía giáo viên
Là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội nên bộ mơn Ngữ văn
chưa được tất cả học sinh quan tâm đầu tư học tập đúng mức như các mơn
21
thuộc KHTN như: mơn Tốn, Vật lý…do đó người giáo viên phải có phương
pháp giảng dạy phù hợp giúp các em thích học bộ mơn này hơn.
Bên cạnh đó, người giáo viên phải có năng lực chun mơn vững
vàng, ln trau dồi, bồi dưỡng kiến thức chun ngành, có lòng u nghề,
nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp. Giáo viên đứng lớp phải biết thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động học tập với các hình
thức đa dạng, phong phú, biết động viên, khuyến khích tạo cơ hội và điều
kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào
quá trình khám phá và lónh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức,
kinh nghiệm, kó năng đã có của học sinh, bỗi dưỡng hứng thú, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát
huy tối đa tiềm năng của bản thân để nâng cao chất lượng.
Phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học trong một tiết dạy, phải có
phương pháp riêng và u cầu riêng đối với từng đối tượng học sinh sao cho
phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của các em.
3. Về phía nhà trường
Nếu có điều kiện nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi tham quan,
gặp gỡ, nói chuyện với văn nghệ só… Theo tôi đó là việc làm bổ ích giúp
các em thay đổi không khí học tập, mở rộng tầm nhìn và điều quan trọng
hơn là bổ sung kiến thức thực tế cho học sinh, giúp các em có thêm tư liệu
để học tốt môn Ngữ văn.
Mua thêm sách tham khảo có chất lượng phục vụ cho cơng tác dạy và
học có hiệu quả.
Đầu tư thêm phòng dạy - học ứng dụng cơng nghệ thơng tin để tạo
hứng thú, nâng cao chất lượng dạy học đối với bộ mơn này.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ thực tiễn giảng

dạy ở trường. Mặc dù những giải pháp mới đã được thể hiện khá kĩ lưỡng,
22
nhưng chắc hẳn khơng tránh khỏi thiếu sót và chủ quan . Vì vậy tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của q đồng nghiệp để việc giảng dạy Ngữ
văn (đặc biệt là phần văn bản) đạt hiệu quả tốt hơn.
Bình Dương, ngày 16/3/2013
Người viết


Nguyễn Văn Chân
THẨM ĐỊNH CỦA CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU trang 1
I. Đặt vấn đề trang 1
1. Thực trạng của vấn đề trang 1
2. Ý nghĩa và tác dụng trang 2
23
3. Phạm vi nghiên cứu trang 2
II. Phương pháp tiến hành trang 3
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trang 3
2.Biện pháp tiến hành trang 4
3.Thời gian tạo ra giải pháp trang 5
PHẦN NỘI DUNG trang 5

I. Mục tiêu của đề tài trang 5
II. Giải pháp của đề tài trang 5
1.Tính mới của đề tài trang 5
2.Khả năng ứng dụng của đề tài trang 19
3.Lợi ích của đề tài trang 19
PHẦN KẾT LUẬN trang 20
I. Bài học kinh nghiệm trang 20
1. Những điều kiện áp dụng kinh nghiệm trang 20
2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong q trình
áp dụng một số kinh nghiệm trên của bản thân trang 20
3. Những nhận định chung của bản thân
về việc áp dụng giải pháp trên trang 21
II. Một số đề xuất đối với học sinh, đối với giáo viên
và nhà trường trang 21
1. Về phía học sinh …………………………………………………………………………… trang 21
2. Về phía giáo viên ……………………………………………………………………………trang 22
3. Về phía nhà trường………………………………………………………………………… trang 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bí quyết giỏi văn – NXB Giáo dục
2. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Ngữ văn 10, 11, 12 NXB
Đại học sư phạm
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ Văn THPT.
24
4. Phân tích, bình giảng thơ văn trong nhà trường THPT
Ôn tập để học tốt Ngữ văn 10, 11, 12 (chương trình chuẩn)- NXB Hà Nội
5. Phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông – NXB Giáo
dục
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10, 11, 12- NXB Giáo dục
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn 10, 11, 12 - NXB Giáo dục
7. Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10, 11, 12 theo hướng tích hợp - NXB Giáo

dục
8. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 ( chương trình chuẩn và nâng cao)
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
25

×