Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn năm 2016 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.69 KB, 75 trang )

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT II (2015 -2016)

TRƯỜNG THPT HÀM LONG

Môn: Ngữ Văn 12
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

I . PHẨN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc hai đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên.
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong
khoảng 6 - 8 dòng.
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
“Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 2. (4 điểm).


Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
“ – Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không


Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông hóa nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2008, tr 109)

- Hết(Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT II (2015 -2016)

TRƯỜNG THPT HÀM LONG

Môn: Ngữ Văn 12 ( khối D)
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)


PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“...Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người,nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao
thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới
xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy
luật của nó,hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên
khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác
nhau đó với những đặc điểm về kinh tế,lịch sử, văn hóa, những truyền thống,những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn
của con người, qua các thời kì khác nhau,những niềm vui và nỗi buồn,hạnh phúc và đau khổ, những
khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình,hiểu rõ mình là ai
giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi
người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là
hạnh phúc,đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là
một lời khuyên bảo chí lí của M.Gorki: “Hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là
con đường sống”. Vì thế,mỗi chúng ta hãy đọc sách,cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
(Trích Về việc đọc sách)
Câu 1.Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2.Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Trong đoạn trích,tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp

trẻ ngày

nay. Trả lời trong khoảng 7-8 dòng (1,5 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu nói sau:
“Phải biết ước mơ, song ước mơ chỉ có nghĩa khi nó giục giã con người hành động”
Câu 2.(4.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm



Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến - Quang Dũng)

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 12 (H3,4,5,6)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU.
Câu 1. (0,5 điểm) Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ
chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng
mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.


Câu 3. 0,75 điểm) Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc
mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua
, bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
Câu 4. (1,25 điểm) Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng
biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu
cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Người nổi tiếng được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công
ở một lĩnh vực nào đó.

- Người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ
thể của mình
Ý kiến trên đã khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của
họ đối với gia đình và xã hội.
2. Bàn luận về ý kiến (2,0 điểm)
- Khát vọng trở thành người nổi tiếng là khát vọng chính đáng, nhưng không phải ai cũng có
năng lực tố chất và điều kiện để đạt được (0,5 điểm)
- Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về
bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. (0,5 điểm)
- Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định
được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội
nổi tiếng; tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng
hãy là người có ích. (0,5 điểm)
- Những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì
cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hy vọng trở thành người nổi tiếng. (0,5
điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá
trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.
- Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.


CÂU 2 (4 điểm)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)
2. Cảm nhận về đoạn trích (2,75 điểm)
3. - Kết cấu đối đáp: (0,25 điểm)
4 câu đầu là lời ướm hỏi ngọt ngào tình tứ của người ở lại, 4 câu sau là tiếng lòng của
người ra đi.
Kết cấu đã góp phần thể hiện thành công đạo lý cách mạng, cũng là truyền thống của dân
tộc uống nước nhớ nguồn, thủy chung với quá khứ.

4. - 4 câu đầu: (1,25 điểm)
Nỗi nhớ bao trùm thời gian, bao trùm không gian. Biểu hiện:
+ Đại từ nhân xưng: mình – ta: Sự gắn bó quấn quýt giữa kẻ ở, người đi
+ Thời gian mười lăm năm ấy sâu nặng ân tình. Đó là 15 năm cách mạng gắn bó với Việt
Bắc để làm nên một Việt Bắc dân chủ cộng hòa.
+ Hình ảnh núi, nguồn biểu tượng cho Việt Bắc và đồng bào chiến khu. Đồng bào nhắn nhủ
người Cách mạng hãy luôn nhớ tới Việt Bắc, giữ lấy đạo lý tốt đẹp của dân tộc uống nước
nhớ nguồn.
5. - 4 câu sau: (1,25 điểm)
Sự lưu luyến bịn rịn của người đi – người ở lại, của ta – mình:
+ Bâng khuâng: là nỗi niềm nhớ thương với cảnh và người, cuộc sống kháng chiến
+ Bồn chồn: bước chân mang tâm trạng của người về xuôi, mỗi bước mỗi nhớ nhung không
yên.
+ Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
Dấu (…) ở cuối câu là một dấu lặng thể hiện ân tình sâu lắng thiết tha. Im lặng để lắng nghe
tiếng đồng vọng trong tâm hồn mình.
6. Đánh giá (0,75 điểm).
- Đoạn thơ thể hiện tình cảm thủy chung, son sắt giữa kẻ ở - người đi. Tình cảm đó tiêu
biểu cho chủ nghia anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thể thơ lục bát, cách dùng đại từ nhân xưng mình – ta thân mật, điệp từ nhớ diễn tả được
chiều sâu cung bậc tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam ở một thời điểm lịch sử :
chia tay với miền ngược, về miền xuôi, chia tay chiến khu về với thủ đô.


ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN 12 (KHỐI D, 12H2)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1. Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/
Chính luận. (0,5 điểm)
Câu 2. Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài

người,nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau.” (0,5 điểm)
Câu 3. Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận phân tích/ Thao tác phân tích/ Lập luận
phân tích/ Phân tích. (0,5 điểm)
Câu 4. Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân,không lặp lại ý của tác giả
trong đoạn trích đã cho.(1,5 điểm)
Những trường hợp sau không được điểm:


- Nêu ý nghĩa của việc đọc sách nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà lặp lại ý của tác
giả trong đoạn trích.
- Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng nhưng không hợp lí,không thuyết phục.
- Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.
- Không có câu trả lời.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
* Giới thiệu vấn đề và giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Giới thiệu vấn đề (tùy theo cách riêng của mỗi thí sinh,song cần sát với vấn đề nghị luận)
- Giải thích ý kiến: Ước mơ là những mong muốn tốt đẹp mà con người tha thiết, khao khát hướng tới,
đạt được.=> Trong cuộc sống, con người nên biết và cần phải có ước mơ, nhưng ước mơ của con người
chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó thôi thúc, khuyến khích con người có những hành động thiết thực để biến
ước mơ thành hiện thực.
* Bình luận ý kiến (2,0 điểm)
- Bàn luận chung về ước mơ của con người:
+ Là nhu cầu, quyền của mỗi người.
+ Ước mơ của mỗi người rất đa dạng: Có ước mơ lớn lao, có ước mơ bình dị đời thường...
- Ước mơ của mỗi người phản ánh rõ mục đích, lí tưởng mà người đó hướng tới.
- Nếu những ước mơ ấy chỉ tồn tại trong suy nghĩ thì sẽ trở nên vô nghĩa, đôi khi còn đẩy con người
vào những ảo tưởng viển vông, xa rời thực tế cuộc sống.
- Khi ước mơ giục giã con người hành động, tiếp thêm ý chí nghị lực để họ vượt lên mọi trở ngại, biến
ước mơ thành hiện thực thì ước mơ ấy mới thực sự có ý nghĩa với mình và xã hội. (Lấy ví dụ cụ thể).

- Tuổi trẻ ngày nay có rất nhiều ước mơ và có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện ước mơ.
- Có rất nhiều bạn trẻ đã biến ước mơ thành những hành động thiết thực, say mê học tập,rèn luyện để
chinh phục những đỉnh cao tri thức,hăng hái tham gia các phong trào xã hội.
- Nhưng có không ít những bạn trẻ đang sống thiếu ước mơ, có những ước mơ viển vông,ảo tưởng,sống
thụ động,ngại đối mặt với những khó khăn thử thách... Với họ,không chỉ những ước mơ trở thành vô
nghĩa mà cả tuổi trẻ của họ sẽ trở nên phí hoài.
* Bài học nhận thức (0,5 điểm)
- Trong cuộc sống không thể thiếu những ước mơ,tuổi trẻ cần phải biết xây dựng những ước mơ đẹp.
- Cần phải có bản lĩnh,ý chí nghị lực để biến ước mơ trở thành hiện thực.
Câu 2. (4.0 điểm)


* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
* Thân bài (3,0 điểm)
- Khái quát chung về bút pháp xây dựng hình tượng người lính của Quang Dũng (0,25 điểm)
+ Chân dung người lính Tây Tiến ẩn hiện trong suốt bài thơ,nhưng đoạn thơ này miêu tả đầy đủ từ diện
mạo đến tâm hồn,khí phách,thái độ trước sự sống và cái chết.
+ Quang Dũng đã tinh lọc những nét tiêu biểu của người lính Tây Tiến bằng vẻ đẹp bi tráng.
- Ngoại hình người lính Tây Tiến: (1,0 điểm)
+ “không mọc tóc”, “Quân xanh màu lá” Thiếu thốn,gian khổ,điều kiện chiến đấu,nhiệm vụ đặc thù
của người lính...vẻ đẹp ngang tàng,lãng mạn.
+ “Mắt trừng” Ý chí,tình yêu quê hương trong mỗi người lính Tây Tiến.
- Phẩm chất,tâm hồn: (1,0 điểm)
+ “dữ oai hùm” Sức mạnh,uy lực như của loài chúa sơn lâm.
+ “Đêm mơ Hà Nội”, “gửi mộng qua biên giới”  Tâm hồn lãng mạn,yêu đời,mộng mơ,ý chí mạnh
mẽ,tình yêu quê hương tha thiết.
- Sự hy sinh của người lính Tây Tiến (0,5 điểm)
+ Bi thương “Rải rác....viễn xứ”
+ Đẹp đẽ,nhẹ nhàng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, từ “về đất”.
- Nghệ thuật: Sự kết hợp bút pháp lãng mạn và hiện thực,dùng từ biểu cảm... (0,25 điểm)

* Kết bài: Khái quát lại vấn đề (0,5 điểm)


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH
SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT THPT QUỐC
GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để thể hiện một trạng
thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự
sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ
là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng
người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái
trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe
những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩa,
những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như vầng
sáng xung quanh ngọn lửa.
(Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12, tập một)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản? (0,25
điểm)
Câu 2: Chỉ ra câu văn nêu nội dung chính của văn bản? (0,25 điểm)
Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu nào để thể hiện tình
cảm, cảm xúc của mình? (0,5 điểm)
Câu 4: Trong số những bài thơ đã học hoặc đã đọc, bài thơ nào để lại cho anh (chị) ấn

tượng sâu đậm nhất? Tình cảm/cảm hứng chủ đạo mà nhà thơ gửi gắm trong bài thơ đó là gì?
Tình cảm/cảm hứng ấy đã tác động như thế nào đến đời sống tinh thần của anh (chị)? Hãy trả
lời ngắn gọn trong khoảng 10 – 12 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô


Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2013,tr.17)
Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
Câu 6: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả. (0,25 điểm)
Câu 7: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ ? (0,5 điểm)
Câu 8: Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) về tình yêu quê
hương của thanh niên hiện nay. (0,5 điểm)
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Thói quen là tấm gương phản chiếu con người bạn và giúp bạn không bao giờ thất bại hoặc
khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng của sự thành công.
Anh, chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
kiến trên.
Câu 2: (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.110)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.155)
...................Hết..........................


(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)


HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám
khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng
tạo nhưng không trái với chuần mực đạo đức và pháp luật.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo
không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
Phần 1: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


Điểm 0,25: Trả lời đúng phương án trên.



Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: Câu: Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là

chữ – để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.


Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.



Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu là ngôn ngữ (lời và
chữ) để thể hiện tình cảm,cảm xúc của mình


Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.




Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.



Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4: Thí sinh nêu tên một bài thơ, nêu được tình cảm/cảm hứng chủ đạo, chỉ ra tác
13


động của bài thơ đến đời sống tinh thần. Nội dung câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết
phục.


Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.



Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.



Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5: Miêu tả, tự sự, biểu cảm



Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.




Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6: khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ

một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.


Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.



Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 7: - Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.
- Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.
- Lòng căm thù quân xâm lược.


Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.



Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.



Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 8: Thí sinh có thể trình bàu suy nghĩ theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm
rõ các nội dung:

- Ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương (hiện nay: thời bình)
- Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quê
hương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn.


Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.



Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.



Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
14


Câu 1: 3,0 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
1. Mở bài (0,25 điểm)
Yêu cầu bắt buộc dẫn dắt, giới thiệu được và trích dẫn trực tiếp ý kiến.
2. Thân bài (2,5 điểm)

a. Giải thích (0,5 điểm)
- Giải thích các từ ngữ, hình ảnh (0,25 điểm)
+ Thói quen: lối sống, cách sống hay hành động do lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen,
khó thay đổi.
+ Tấm gương phản chiếu con người bạn: thói quen phản chiếu chính xác bạn là người
như thế nào. Nhìn vào thói quen của bạn người ta có thể đoán định được đặc điểm tính
cách, tâm hồn bạn.
+ Giúp bạn không bao giờ thất bại hoặc khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng của sự thành
công: thói quen có thể giúp ta đạt được kết quả tốt đẹp như mong muốn hoặc là nguyên
nhân dẫn ta đến thất bại, phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.
- Giải thích ý nghĩa cả câu (0,25 điểm)
Khẳng định ý nghĩa của thói quen trong việc thể hiện tính cách, tâm hồn con
người và tác động, ảnh hưởng của nó tới cuộc sống, tới sự thành bại của chúng ta.
b. Suy nghĩ về ý kiến (1,75 điểm)
* Thói quen là tấm gương phản chiếu con người bạn (0,5 điểm)
15


- Thói quen không đơn thuần chỉ là sự lặp đi lặp lại mà chính là bản chất thứ hai bên

trong mỗi con người. Thói quen dù nhỏ cũng thường phản ánh những tâm tư, suy nghĩ,
tính cách, lối sống bởi nó được hình thành từ những suy nghĩ, sở thích, cách sống của
mỗi chúng ta… (0,25 điểm)
- Những thói quen và đặc điểm con người tương ứng với những thói quen ấy; dẫn

chứng thực tế…(0,25 điểm)
* Thói quen giúp bạn không bao giờ thất bại hoặc khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng
của sự thành công (1,0 điểm)
- Những thói quen tốt giúp bạn không bao giờ thất bại (0,5 điểm)


+ Từ một thói quen nhỏ cũng có thể mang tới thành công lớn cho con người. Nó tạo dựng
cho con người nhận thức đúng đắn và sâu sắc về bản thân, giúp con người biết sống có
chuẩn mực. Thói quen tốt sẽ giúp chúng ta có phương hướng đúng để phát triển, nó trở
thành bàn đạp trên con đường dẫn tới thành công. Có thói quen tốt là bạn đã có người
dẫn đường tuyệt vời. (0,25 điểm)
+ Những dẫn chứng thực tế… (0,25 điểm)
- Những thói quen xấu khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng của sự thành công (0,5 điểm)

+ Nếu bạn hình thành thói quen xấu, bất cứ hành vi nào không tốt của bạn cũng sẽ
khiến bạn tuột mất cơ hội. Thói quen xấu sinh ra lười vận động, lười lao động, lười tư
duy, suy nghĩ… Hậu quả là con người sẽ trở nên yếu đuối và yếu kém bởi vậy mà không
thể có thành công. Thói quen xấu đã trở thành những hòn đá cản đường bạn.
+ Thói quen xấu ủ thành quả đắng, khiến bản thân chúng ta hối hận không kịp. Lỗi nhỏ
nếu không kịp thời ngăn chặn, loại bỏ cuối cùng sẽ là sai lầm lớn không thể nào sửa đổi
được.
+ Những dẫn chứng thực tế…
* Mở rộng vấn đề (0,25 điểm)
- Thói quen đã là thứ hằn sâu trong tâm trí con người, để có thể tạo dựng một thói quen
16


mới hay từ bỏ thói quen cũ không phải dễ dàng. Con người cần sự kiên trì, phấn đấu bền
bỉ, ý chí, nghị lực mới có thể thực hiện được.
- Đa số các nhà khoa học đều cho rằng có được thành công, điều quan trọng chính là từ

nhỏ được dạy bảo những thói quen tốt. Nên việc hình thành thói quen tốt từ nhỏ rất cần
thiết.
- Những thói quen không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ta mà còn có sức ảnh hưởng lớn

đến cộng động, xã hội.

c. Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)
- Bài học nhận thức: nhận thức đúng đắn, sâu sắc về sức mạnh to lớn của thói quen trong

cuộc sống…
- Bài học hành động: loại bỏ những thói quen xấu như lười biếng, cẩu thả, ỷ lại, dựa

dẫm, tiêu xài hoang phí…nuôi dưỡng, rèn luyện thói quen tốt để cùng thói quen tốt
bước vào tương lai: chăm chỉ, ngăn nắp. gọn gàng, sạch sẽ, khoa học, nghiêm túc, biết
chia sẻ, thành thực, tích cực suy nghĩ, hành động…
3. Kết bài (0,25
điểm) Cách cho
điểm:
- Điểm 3 : Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả
diễn
đạt.
- Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả,
diễn đạt.
- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
Câu 3: 4,0 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.
17


- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

b. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình, chính trị. Việt

Bắc là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm
cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
- Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân

Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn
da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng là thi phẩm tiêu biểu
cho hồn thơ ấy.
2. Cảm nhận về 2 đoạn thơ (3,0 điểm)

a. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (1,5 điểm)
* Nội dung (1,0 điểm)
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu nặng, nghĩa tình của người cán bộ cách mạng với quê

hương Việt Bắc.
- Tố Hữu diễn tả nỗi niềm thương nhớ day dứt khôn nguôi của người kháng chiến với

Việt Bắc luôn thường trực, da diết như trong nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa. “Nhớ gì như
nhớ người yêu”. Nhưng nỗi nhớ không dành riêng cho một đối tượng mà nỗi nhớ dành
cho tất cả đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc. Nỗi nhớ đầy vơi trong lòng, giăng mắc
khắp không gian, lung linh bao kỉ niệm.
- Hiện lên trong nỗi nhớ là hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc với cảnh vật bình dị, đơn sơ,

đầm ấm: trăng đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương…là những hình
ảnh rất đặc trưng cho khung cảnh núi rừng êm đềm, thơ mộng.
18



- Trên cái nền trữ tình là hình ảnh con người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó.

Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ người kháng chiến về xuôi.
* Nghệ thuật (0,5 điểm)
- Thể thơ lục bát, nhịp điệu thơ linh hoạt, uyển chuyển, âm hưởng ngọt ngào, tha thiết.
- Hình ảnh thơ giản dị, cách ví von đậm chất dân gian, phép đối, phép điệp hài hòa, cân

xứng.
=> Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: phong cách trữ tình đầy cảm xúc, thể
thơ lục bát giàu nhạc điệu và đậm sắc màu dân tộc, kết hợp với cách lựa chọn từ ngữ,
hình ảnh giàu chất gợi cảm
b. Về đoạn thơ trong bài Sóng (1,5 điểm)
* Nội dung (1,0 điểm)
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, một nỗi nhớ bao trùm cả không gian,

trải dài theo thời gian, ám ảnh cả vào cõi vô thức.
- Nỗi nhớ cồn cào da diết của em được gửi gắm qua hai hình ảnh: sóng và em. Sóng

nhớ bờ không ngủ được còn em nhớ anh cả trong mơ vẫn còn thao thức. Sóng hướng
vào bờ, em hướng về anh: niềm khát khao gắn bó và ước nguyện thủy chung
- Nỗi nhớ được bộc lộ trực tiếp, bạo dạn, chân thành gợi mở vẻ đẹp tâm hồn người phụ

nữ.

* Nghệ thuật (0,5 điểm)
Thể thơ năm chữ, với hình tượng sóng vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ, hình ảnh thơ
giàu sức gợi, đoạn thơ sâu sắc, nữ tính.
Sự so sánh cộng hưởng. Khổ thơ dôi hẳn hai câu đủ sức ôm chứa những cảm xúc vô bờ
trong nỗi nhớ tình yêu.

=> Đoạn trính tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh hồn hậu. chân thành, Đằm
thắm, luôn trăn trở, khát khao một tình yêu thủy chung, bất diệt
3. Đánh giá sự tương đồng, khác biệt (0,5 điểm)
19


- Tương đồng: Cả 2 đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, sâu lắng của người

trong cuộc. Nỗi nhớ được diễn tả bằng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với một bút
pháp nghệ thuật điêu luyện, tài hoa.
- Khác biệt:

+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu là nỗi nhớ về thiên nhiên,con người Việt Bắc
gắn với tình cảm cách mạng ân tình, thủy chung. Đoạn thơ mang màu sắc dân tộc,
truyền thống.
+ Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh lại là nỗi nhớ của người con gái đang
yêu gửi vào hình tượng sóng, gắn với không gian rộng lớn của biển cả. Thể thơ 5
chữ, xây dựng thành công hai hình tượng sóng và em, mang màu sắc hiện đại.
-> Nét tương đồng thể hiện sự gặp gỡ của những tài năng, tấm lòng với con người, quê
hương. Nét khác biệt cho thấy sự phong phú, đa dạng của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Cách cho điểm:
- Điểm 3 -4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về
chính tả diễn đạt.
- Điểm 2: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn
đạt.
- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

20



SỞ GD&ĐT THANH
HÓA

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI
THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT HẬU
LỘC 4

Năm học 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ văn

-------------

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một
người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất
cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất
từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng
được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất
kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp.
Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm
tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi “tại sao chậu hoa của

cô không có gì?” “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”
– cô gái trả lời.
“Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã
được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa
đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là
nữ hoàng của vương quốc này”. (Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
21


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng ? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên. Trả
lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Thuyền và biển
Em sẽ kể anh nghe

Chỉ có thuyền mới hiểu

Chuyện con thuyền và biển:

Biển mênh mông nhường nào

"Từ ngày nào chẳng biết

Chỉ có biển mới biết

Thuyền nghe lời biển khơi


Thuyền đi đâu, về đâu

Cánh hải âu, sóng biếc
Ðưa thuyền đi muôn nơi

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Những ngày không gặp nhau

Và tình biển bao la

Lòng thuyền đau - rạn vỡ

Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa

Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”

22


Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ

Nếu phải cách xa anh


Thì thầm gửi tâm tư

Em chỉ còn bão tố.

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

(Dẫn theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Giáo
Dục, 2014)

Cũng có khi vô cớ
Biển ồ ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Câu 5. Bài thơ trên viết về đề tài gì? Viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)
Câu 6. Hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai hình ảnh
thuyền, biển? (0,25 điểm)
Câu 8. Hãy nhận xét quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ trên. Trả
lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu

1.

điểm):

(3,0

Có nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí”. Hãy viết bài văn trình bày ý
kiến


của

anh

(chị)

về

nhận

định

Câu 2. (4,0 điểm):
Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ sau:
23

trên.


Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008,
tr.111)
……………………………..HẾT………………………….
Họ tên thí sinh ….………………………………. SBD ……………..

24


TRƯỜNG THPT HẬU
LỘC 4

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC

Tổ Ngữ văn

GIA

25


×