Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.12 KB, 63 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội…của đất
nước sau 20 năm đổi mới, thì một vấn đề nhức nhối là sự gia tăng của tình hình
tội phạm, các loại tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, đòi hỏi sự nỗ
lực không ngừng và trách nhiệm cao của các cơ quan tiến hành tố tụng và người
tiến hành tố tụng và sự phối hợp chặt chẽ của quần chúng nhân dân trong việc
đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm. Cụ thể hóa quan điểm này, ngay trong
qui định tại Điều 4 Bộ luật hình sự năm 1999 nêu rõ “các cơ quan Công an,
Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách
nhiệm thi hành đầy đủ chức năng nhiệm vụ vủa mình, đồng thời hướng dẫn công
dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm…Mọi công dân có nghĩa vụ tích
cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Trong Nghị quyết 08
của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian
tới cũng đã khẳng định “phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia
vào công tác tư pháp…thu hút đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc, đấu
tranh phòng chống vi phạm pháp luật, có biện pháp bảo vệ và khen thưởng
những người tố giác tội phạm…”. Như vậy, Pháp luật khẳng định nhiệm vụ bảo
vệ an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
không chỉ thuộc về cơ quan pháp luật mà còn có vai trò rất lớn của đông đảo các
lực lượng trong xã hội.
Đối với một số tội phạm mà sự biểu hiện rõ ràng trên thực tế của hành vi,
hậu quả, mối quan hệ nhân quả, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thuận lợi hơn
trong việc xử lý vụ án. Khi chủ thể của tội phạm đã được xác định thì vẫn đề cần
tập trung làm rõ là động cơ, mục đích phạm tội, mức độ thiệt hại…Ngược lại,
đối với một số tội phạm mà chủ thể của tội phạm còn chưa xác định được (người
phạm tội ẩn) thì các bước tiếp theo của vụ án sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tội không tố giác tội phạm nằm trong chương các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm
1


hoạt động tư pháp nói chung và một số tội cụ thể của chương này nói riêng
nhưng chưa có một công trình khoa học nào về tội không tố giác tội phạm, sự
nghiên cứu của các tác giả mới chỉ dừng lại ở một số bài viết trên báo, tạp chí…
Dưới góc độ một khóa luận tốt nghiệp, tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các
qui định của Bộ luật hình sự 1999 về tội không tố giác tội phạm và thực tiễn xét
xử, đưa ra những dấu hiệu cơ bản để phân biệt tội không tố giác tội phạm với
một số trường hợp phạm tội khác; giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của
người không tố giác tội phạm. Khóa luận có đề cập tới một vài điểm chưa hoàn
thiện trong pháp luật hình sự, trong thực tiễn xét xử về tội không tố giác tội
phạm mà không chỉ ra nguyên nhân và giải pháp đấu tranh với tội phạm này.
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
khóa luận sử dụng các phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp, so
sánh…để nghiên cứu đề tài.
Bố cục của khóa luận ngoài 2 phần mở đầu và kết luận, được chia làm 3
chương.
Chương 1: Lịch sử lập pháp, khái niệm và các yếu tố cấu thành tội không
tố giác tội phạm.
Chương 2: Phân biệt tội không tố giác tội phạm với một số trường hợp
phạm tội khác.
Chương 3: Trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm.
2

CHƯƠNG 1
Lịch sử lập pháp, khái niệm, cấu thành tội phạm tội không tố giác tội phạm.
1.1 Lịch sử lập pháp tội không tố giác tội phạm.
Trong các triều đại phong kiến Việt nam qua thư tịch cổ, chúng ta có thể
biết được bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước ta có từ thời Lý thế kỉ thứ XI
và còn ghi rõ “Hình thư” được ban hành vào thời Lý Thái Tông 1402. Nhưng
những bộ luật này không còn tồn tại và chỉ được nhắc trong sử sách mà thôi.
Hiện nay còn lại bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là “Quốc triều hình luật” và

Bộ luật Gia Long, trong đó Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật tiêu biểu của pháp luật
các triều đại phong kiến Việt Nam. Phân tích các qui định trong Bộ luật, có thể
thấy nhà làm luật phong kiến không định nghĩa về khái niệm tội phạm, họ quan
niệm tội phạm theo hướng thiên về dấu hiệu hình thức của tội phạm. Bộ luật mô
tả cụ thể nội dung năm loại hình phạt: xuy, trượng, đồ, lưu, tử tương ứng với
năm loại hình phạt là năm loại tội được thừa nhận trong Bộ luật. Theo hướng đó,
không tố giác tội phạm được qui định rải rác trong năm loại tội đó. Do không có
khái niệm cụ thể về một loại tội phạm nên cách sử dụng thuật ngữ trong các điều
luật cũng không đồng nhất. Trong Điều 157 Quốc triều hình luật “các quan
giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tội mà không phát giác, xử biếm hai
tư, đàn cư quan biết mà không phát giác, tội cũng như thế…”. Theo qui định
trên, “không phát giác” là hành vi được mô tả trong luật nhưng theo Điều 500
“Những người biết có kẻ mưu phản loạn, mưu đại nghịch, thì phải đến mật báo
ngày với các quan ty gần đó, nếu không tố cáo thì xử tội lưu đi châu xa…”[24].
Như vậy, “mật báo” mới là hành động được mô tả trong điều luật. Một trường
hợp khác, Điều 71 “Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước
khác thì bị chém…Người giữ cửa quan không phát giác bị xử tội đồ làm chủng
điền binh…”[24], thuật ngữ được sử dụng lại là “không phát giác”.
3

Tuy có nhiều cách gọi khác nhau về hành vi không tố giác tội phạm song
quan điểm của nhà làm luật thể hiện rất rõ ràng:
Một là, không phát giác, không tố cáo, không mật báo…về hành vi phạm tội
của người khác đều bị coi là tội phạm.
Hai là, hình phạt áp dụng đối với người không tố giác so với người đã thực
hiện tội phạm được giảm nhẹ. Tùy theo loại tội mà mức độ giảm nhẹ hình phạt
là ít hay nhiều, có thể được xử nhẹ hơn 2 bậc (Điều 522) “Những kẻ đúc trộm
tiền đồng, thì không kể thủ phạm hay tòng phạm đều xử tội chém, chủ chứa xử
cùng tội, láng giềng biết mà không báo, thì xử nhẹ hơn 2 bậc”[24]. Hoặc có thể
chỉ được xử nhẹ hơn một bậc như qui định tại Điều 650 “Những tù nhân bị lưu

hay đồ ở nơi lưu hay nơi đồ chưa đến hạn tha mà đã bỏ trốn thì đều phải tội xử
tội chém…nếu không phát giác thì xử tội nhẹ hơn kẻ tù trốn ấy một bậc…”[24].
Ba là, miễn hình phạt đối với người không phát giác là người thân. Diện
người thân được qui định khá rộng, không chỉ bao gồm những người ruột thịt
cùng huyết thống mà còn mở rộng đến hàng vợ anh em, anh em chồng (Điều
39). Tuy nhiên đối với các tội mưu phản thì không được miễn hình phạt, nếu
không phát giác những tội này thì người không phát sẽ phải chịu hình phạt tùy
theo loại tội cụ thể.
Bốn là, trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác không chỉ đặt ra
đối với dân thường mà Bộ luật Hồng Đức còn qui định người không phát giác là
quan lại, người có quyền hoặc người đang làm công vụ. Điều 246 “… Việc
chánh phó ngũ trưởng không phát giác thì tội nhẹ hơn người lính trốn hai
bậc…”, Điều 157 “Các quan giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tội mà
không phát giác, xử biếm hai tư…”, Điều 411 “Những kẻ mưu làm phản, mưu
làm việc đại nghịch thì bị xử tội chém bêu đầu…Quan sở tại không phát giác thì
phải tội tùy theo việc nặng nhẹ…”.
Đến triều Nguyễn đã xây dựng được một bộ luật lớn nhất của chế độ phong
kiến Việt Nam, có thể nói đây là “một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của
4

nền cổ luật Việt Nam”[20;tr.7]. Trong Bộ luật không có qui định mô tả hành vi
không tố giác cũng như không đặt vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự về tội này
cho một số đối tượng có quan hệ thân thuộc nhất định đối với người phạm tội
mà họ không tố giác. Một điểm khác nữa của Bộ luật Gia Long so với Quốc
triều Hình luật trong việc qui định về trách nhiệm hình sự đối với người không
tố giác tội phạm đó là việc thưởng cho người đã tố giác tội phạm
Đối với trường hợp tội mưu phản đại nghịch Điều 223 “…người nào biết đi
tố cáo cho quan bắt tội phạm thì chủ cấp tài sản”, hoặc Điều 325 - tội lén đúc
tiền bằng đồng qui định “phàm ai lén đúc tiền bằng đồng thì bị treo cổ giam
chờ…Ai tố cáo bắt được thì quan thưởng cho 50 lạng bạc”.

Như vậy pháp luật phong kiến Việt Nam tuy chưa mô tả cụ thể hành vi
không tố giác tội phạm trong luật nhưng đã có những sự ghi nhận đầu tiên, cơ
bản về tội không tố giác như hình phạt, các trường hợp được miễn trách nhiệm
hình sự…
Sau cách mạng tháng 8 – 1945, chế độ thuộc địa – phong kiến ở miền Bắc
bị xóa bỏ, chính quyền dân chủ nhân dân đã được xây dựng. Ở miền Nam, Pháp
và Mĩ đã dựng nên chính quyền ngụy Sài gòn. Đáng chú ý trong thời kì này là
bộ Hình luật canh cải năm 1972 tại Nam phần, qui định khá rõ ràng về tội không
tố giác tội phạm. Điều 117 qui định “Sẽ bị phạt khổ sai hữu hạn người Việt Nam
hay ngoại kiều nào đã biết những mưu tính hay những hành vi phản nghịch, gián
điệp mà không thông báo cho nhà chức trách quân sự, hành chính hay tư pháp
ngay từ lúc biết.
Cũng phạt khổ sai hữu hạn người Việt Nam hay ngoại kiều nào có liên lạc
với một người mà hoạt động có thể phương hại tới quốc phòng mà không báo cho
nhà chức trách quân sự, hành chính hay tư pháp ngay từ lúc nhận ra hoạt động
đó”.
5

Do đặc điểm của đất nước Việt nam thời kì Pháp thuộc chưa thống nhất,
trong xã hội còn tồn tại nhiều phe phái, lực lượng phản cách mạng lăm le giành
chính quyền về tay mình nên pháp luật thời kì này cũng có nhiều đặc thù:
Thứ nhất, nhà làm luật liệt kê những đối tượng là chủ thể của tội không tố
giác các tội xâm hại tới quốc phòng, an ninh bao gồm cả người Việt Nam và
ngoại kiều.
Thứ hai, nhà làm luật đặc biệt chú trọng tới các tôi phạm như xâm phạm hay
có thể phương hại tới an ninh quốc gia: phản nghịch, gián điệp…Hình phạt áp
dụng là khổ sai hữu hạn. Ngoài các tội kể trên, trách nhiệm hình sự đối với
người không tố giác có thể là “bị phạt giam từ một tháng đến ba năm, và bị phạt
vạ từ một ngàn đến năm chục ngàn đồng hoặc một trong hai hình phạt ấy” - Mục
9 Điều 237.

Kế thừa và phát triển những qui định của pháp luật hình sự nước ta giai
đoạn trước đó, Bộ luật hình sự năm 1985 đã thể hiện được một cách rõ ràng
chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, qui định một cách cụ thể về tội
không tố giác tội phạm thành một điều luật riêng. Điều 19 Bộ luật hình sự 1985
nêu rõ “Đối với một số tội phạm qui định trong Bộ luật, người nào biết rõ tội
phạm đó đang thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội không tố giác”. Bởi vậy, Bộ luật hình sự qui định
những hành vi trên cấu thành tội phạm độc lập tại Điều 247 Bộ luật hình sự.
Như vậy, so với các Bộ luật trước đó, Bộ luật hình sự 1985 đã tiến bộ hơn
hẳn về mặt kĩ thuật lập pháp kể cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Có thể rút ra
một số nhận xét sau:
Đứng đầu về mức độ nguy hiểm trong các tội phạm là tội xâm phạm an ninh
quốc gia, không phụ thuộc vào khoản nào, có tình tình tiết tăng nặng hay giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự không?
6

Nhà làm luật cũng nghiêm trị các hành vi xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa: Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 133), Tội trộm cắp tài sản xã
hội chủ nghĩa (Điều 132), Tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 129).
Do đặc thù thời kì này sử dụng chế độ tem phiếu, phân phối hàng hóa nên
trong qui định của pháp luật cũng xuất hiện các tội: Tội chiếm đoạt tem phiếu,
tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ làm giả dùng vào việc phân phối (Điều
172)…
Không phải không tố giác mọi tội phạm đều bị coi là tội phạm, nhà làm luật
chỉ qui định không tố giác một số tội phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội và
một số khoản có tình tiết tăng nặng của một số điều. Tội giết người (Điều 101),
Tội cướp tài sản của công dân (Điều 151), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
của công dân (Điều 152)…luôn luôn cấu thành tội không tố giác nếu người nào
biết rõ hành vi giết người, bắt cóc…đang xảy ra, hoặc đã xảy ra. Còn đối với
một số tội như tội đầu cơ (Điều 165), tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ

(Điều 227), người không tố giác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tội mà
họ không tố giác thuộc các khoản 2, 3 Điều 227; khoản 2, 3 Điều 165…
Khung hình phạt được qui định bao gồm: Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, là tội ít nghiêm trọng.
Với những bước tiến trong kĩ thuật lập pháp về tội không tố giác tội phạm,
Bộ luật hình sự 1985 đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng
chống loại tội phạm này trong suốt gần 15 năm. Mặc dù vậy, những qui định đó
do quá cụ thể nên thiếu tính khái quát, số lượng điều luật liệt kê còn nhiều, mặt
khác, do tình hình xã hội thay đổi nên một số tội đã được loại bỏ: tội chiếm đoạt
tem phiếu…không còn phù hợp nên cần thiết phải có Bộ luật hình sự mới thay
thế. Trên cơ sở đó, Bộ luật hình sự năm 1999 đã ra đời để đáp ứng tình hình
mới.
1.2 Khái niệm tội không tố giác tội phạm theo qui định Bộ luật hình sự 1999.
7

Trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các Bộ luật trước đó, đặc biệt là Bộ
luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 tiếp tục ghi nhận tội không tố giác tội
phạm trong một điều luật riêng, được xếp vào chương Các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp. Điều 22 Bộ luật hình sự qui định “Tội không tố giác tội phạm là
hành vi của người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện
hoặc đã được thực hiện mà không tố giác”.
Về bố cục, Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999 cơ cấu thành ba khoản
nhưng khác với các tội phạm khác, khoản 1 là cấu thành cơ bản và cũng là cấu
thành có khung hình phạt cao nhất. Khoản 2 của điều luật là trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự đối với một số người trong một số trường hợp. Khoản 3 của
điều luật là cấu thành giảm nhẹ, không có khung hình phạt mà là trường hợp
được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Điểm mới của Điều 314 Bộ luật hình sự 1999 so với Điều 247 Bộ luật
hình sự 1985, đó là đối với người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu,
anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm

hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội
khác là tội đặc biệt nghiêm trọng. Điều 314 cũng không liệt kê các tội phạm mà
người phạm tội không tố giác mà sử dụng phương pháp dẫn chiếu đến Điều 313
Bộ luật hình sự 1999.
Nhằm làm rõ các đặc điểm của tội không tố giác tội phạm theo Bộ luật
hình sự 1999 cũng như làm rõ điểm mới của điều luật, dưới đây tôi đi vào
nghiên cứu những dấu hiệu đặc trưng của tội này ở lần lượt từng yếu tố cấu
thành.
1.2.1 Khách thể của tội không tố giác tội phạm.
Con người khi thực hiện bất kì một hoạt động nào cũng luôn hướng tới
một hay nhiều khách thể nhất định. Hành vi phạm tội nhằm tới khách thể là các
quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, nhưng khác với những hoạt động bình
thường của con người, chủ thể tội phạm thực hiện hành vi phạm tội “không phải
8

để cải biến mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại”[18] cho những quan hệ
này.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại. Bất kì tội phạm nào được thực hiện, hay đang được chuẩn bị
thực hiện cũng đều hướng tới một khách thể - quan hệ xã hội cụ thể, nhất định
nào đó được Luật hình sự bảo vệ. Pháp luật hình sự không trừng trị, lượng hình
một tội phạm mới chỉ nảy sinh ở dạng suy nghĩ, ý tưởng…do đó, chỉ có hành vi
phạm tội nào xâm hại hay đe dọa xâm hại những quan hệ xã hội được qui định
trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 mới bị trừng trị.
Ở các mức độ khái quát khác nhau của các quan hệ xã hội bị tội phạm
xâm hại, khoa học luật hình sự phân biệt ba loại khách thể: khách thể chung,
khách thể loại, khách thể trực tiếp.
Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được Luật
hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm, được xác định trong Điều 1
và Điều 8 của BLHS, đó là: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

Tổ quốc, chế độ chính trị, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do, tài sản, các quyền cũng như lợi
ích hợp pháp của công dân…”. Mọi hành vi phạm tội đều xâm hại hoặc đe dọa
xâm hại tới một trong những quan hệ kể trên, do đó đều xâm hại tới khách thể
chung.
Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được
nhóm các qui phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.
Khách thể loại chính là dấu hiệu mà từ đó nhà làm luật nhận biết được các loại
tội có tính chất và mức độ nguy hiểm gần giống nhau, là cơ sở để hệ thống hóa
các qui phạm trong phần các tội phạm thành 15 chương. Mỗi tội phạm cụ thể
trong từng chương đều có những đặc điểm chung là: xâm phạm cùng một loại
khách thể: các tội xâm phạm an ninh quốc gia “xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa
9

XHCN Việt Nam, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân
dân”[18]; các tội phạm về ma túy xâm phạm khách thể là “chế độ quản lý các
chất ma túy của Nhà nước”[18].
Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm
cụ thể trực tiếp xâm hại. Quan hệ xã hội được coi là khách thể trực tiếp là quan
hệ xã hội khi căn cứ vào các mặt: tầm quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ
thiệt hại…thể hiện được đầy đủ, trọn vẹn bản chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi.
Tội không tố giác tội phạm nằm trong nhóm các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp mà khách thể của tội này là xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm hoạt động
đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra,
truy tố, xét xử, từ đó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân
khác. Hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp chính là hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành các bản án hình sự cũng như quá trình giải quyết các
vụ án dân sự, hành chính, lao động, kinh tế…Việc xâm phạm hoạt động đúng

đắn của các cơ quan tư pháp chính là làm cho quá trình trên bị sai lệch, không
đúng pháp luật từ đó gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, tổ chức và của công dân.
Những hoạt động này đã được qui định trong các vản pháp luật liên quan để đảm
bảo những cơ quan tố tụng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm
bảo quyền và lợi ích cho công dân. Muốn vậy, không chỉ các cơ quan trên phải
nỗ lực nghiêm túc thực hiện đúng thẩm quyền của mình mà còn đòi hỏi có sự
hợp tác rất lớn từ phía nhân dân trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm. Nói cách khác, khi có một tôi phạm xuất hiện, cơ quan tiến hành tố tụng
với trách nhiệm của mình phải có những biện pháp, nghiệp vụ điều tra, truy tố,
xét xử, tuy vậy trên thực tế không phải việc đấu tranh với tội phạm lúc nào cũng
đi đến kết quả cuối cùng nếu không có sự hợp tác từ phía quần chúng cung cấp
thông tin liên quan.
10

Do đó, nếu công dân biết những chi tiết về vụ án mà không không thông
báo cho cơ quan tiến hành tố tụng thì vô hình chung đã gây khó khăn cho công
tác phát hiện, đấu tranh với tội phạm, thậm chí có thể dẫn đến sự bế tắc trong
đường lối giải quyết vụ án. Tóm lại, khách thể của tội không tố giác tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền
lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân qua việc xâm
phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp bằng hình thức không tố giác
tội phạm.
Đối tượng tác động của tội không tố giác tội phạm.
Theo lý thuyết chung về đối tượng tác động của tội phạm, đối tượng tác động
của tội không tố giác tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội không tố
giác tội phạm, bị hành vi “không tố giác” tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Cụ thể,
những quan hệ đó là quan hệ phát sinh trong hoạt động tư pháp của các cơ quan
tư pháp trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý.
Về lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm cơ quan tư pháp còn nhiều ý kiến

khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, cơ quan tư pháp chỉ bao gồm các Tòa án.
Điều thứ 63 Hiến pháp năm 1946 qui định:“Cơ quan tư pháp của nước Việt nam
dân chủ cộng hòa gồm có: Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ
nhị và sơ cấp”. Tuy nhiên, trải qua các lần thay đổi, sửa đổi Hiến pháp, tổ chức
bộ máy nhà nước đã có sự thay đổi cho phù hợp thực tiễn phát triển đất nước,
trong đó cơ quan tư pháp cũng có nhiều sự đổi mới. Hiện nay, ngoài Tòa án còn
có các cơ quan khác như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng được gọi là cơ
quan tư pháp; Cơ quan thi hành án hình sự (các trại giam thuộc Bộ công an), Cơ
quan thi hành án dân sư thuộc Bộ tư pháp tuy không gọi là cơ quan tư pháp
nhưng hoạt động của các cơ quan này nếu theo qui định tại Điều 292 Bộ luật
hình sự thì cũng gọi hoạt động tư pháp.
11

Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án thực
hiện thông qua hành vi của người tiến hành tố tụng như: thủ trưởng, phó thủ
trưởng Cơ quan điều tra; viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát; chánh án,
phó chánh án tòa án; điều tra viên; kiểm sát viên; thẩm phán; hội thẩm nhân dân
và thư kí tòa án…
Mức độ nghiêm trọng của hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở việc
đồng thời xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng, ảnh
hưởng đến việc phát hiện, chứng minh tội phạm, và xâm phạm đến nhiều quan
hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ: quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu…
1.2.2 Chủ thể của tội không tố giác tội phạm.
Chủ thể của tội phạm này cũng giống như tất cả các tội phạm khác, phải
đáp ứng điều kiện:
- Có năng lực trách nhiệm hình sự;
- Đạt độ tuổi luật định;
- Đã thực hiện hành vi phạm tội. [18]
Chủ thể của tội không tố giác tội phạm là chủ thể thường, không đòi hỏi
phải có một số dấu hiệu đặc biệt: có chức vụ, quyền hạn, có liên quan đến tài

sản, có trách nhiệm trực tiếp trong việc sửa chữa, quản lý công trình giao thông,
có trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ, sử dụng bí mật nhà nước…
Tuy nhiên chủ thể này có một số đặc điểm: chỉ những người từ đủ 16 tuổi
trở lên mới có thể là chủ thể tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm ít nghiêm
trọng (mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là đến 3 năm). Cơ sở pháp
lý là qui định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999“Người từ đủ 16 tuổi trở lên
phỉa chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”, tội cố ý cũng như tội vô ý; tội
đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội nghiêm trọng cũng như tội ít
nghiêm trọng. Căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và trên cơ
sở tham khảo kinh nghiệm của các nước, Bộ luật hình sự của Nhà nước ta đã xác
12

định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ là từ đủ 16 tuổi trở lên. Khi đạt đến độ
tuổi pháp luật qui định, cá nhân đã phát triển và hoàn thiện về các mặt tâm sinh
lý, đã có đủ nhận thức cần thiết để nhận biết về các hành vi vi phạm, tự mình
đánh giá được hành vi đang được chuẩn bị, đang hoặc đã xảy ra có nguy hiểm
cho xã hội không, có vi phạm pháp luật không. Do đó, nếu phát hiện ra tội phạm
mà không tố giác thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”[7]. Điều đó có nghĩa, ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, cá
nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm
trọng cũng như tội rất nghiêm trọng do vô ý.
Theo qui định tại khoản 2 Điều 314 BLHS, chủ thể của tội này có thể là
ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội
nếu tội mà họ không tố giác là các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội
khác là tội đặc biệt nghiêm trọng qui định tại Điều 313 Bộ luật hình sự. Đây là
qui định mới của Bộ luật hình sự 1999 so với Bộ luật hình sự 1985, thể hiện sự
kế thừa truyền thống pháp luật của ông cha ta. Trong Quốc triều hình luật (Bộ
luật Hồng đức 1483) đã qui định việc không trừng phạt (trừ tội mưu phản) đối

với việc giấu tội cho nhau giữa những người thân thích, ruột thịt. Qui định này
chính là sự ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình sâu nặng vốn là nét đặc
trưng của truyền thống Á đông.
1.2.3 Mặt khách quan của tội không tố giác tội phạm.
Tội phạm là hành vi của con người, dù được được biểu hiện dưới dạng
nào thì đó cũng là thể thống nhất giữa những diễn biến tâm lý bên trong của
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và những biểu hiện ra bên ngoài
mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan. Những biểu hiện của tội
phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm
cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên
13

ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như công cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội. Như vậy, mặt khách quan của tội
phạm là “mặt bên ngoài tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn
ra hoặc tồn tại bên ngoài của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan”.[18]
Như vậy, việc xâm phạm quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là nét
đặc trưng khi nghiên cứu khách thể tội phạm thì dấu hiệu, biểu hiện cơ bản của
mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bởi lẽ, không thể nói đến hậu
quả của tội phạm cũng như các biểu hiện khách quan khác như: công cụ, phương
tiện, địa điểm, thời gian phạm tội…khi không có hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Những nội dung biểu hiện của mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ cũng luôn
gắn với hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể. Hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến các quan hệ xã hội cũng là nhằm mục đích
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động và do vậy là nguyên
nhân gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Tóm lại, mặt
khách quan là yếu tố của cấu thành tội phạm, được phản ánh trong tất cả cấu
thành tội phạm, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng. Từ những biểu hiện khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội là biểu

hiện quan trọng nhất) chúng ta có thể xác định được tội phạm đã xảy ra, làm rõ
các yếu tố khác: chủ thể, khách thể của tội phạm…
Căn cứ vào sự mô tả của nhà làm luật, cấu thành tội phạm của tội không
tố giác tội phạm là cấu thành hình thức. Bởi lẽ, nội dung của mặt khách quan,
luật chỉ qui định dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, người đã thực hiện
hành vi được mô tả trong điều luật thì bị coi là phạm tội và tội phạm đã hoàn
thành. Đối với các tội phạm có cấu thành hình thức nói chung và tội không tố
giác tội phạm nói riêng, đặc trưng của mặt khách quan của tội phạm là: chỉ riêng
hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ bản chất của loại tội
phạm đó, hoặc hậu quả cụ thể của tội phạm gây ra rất khó xác định rõ ràng. Tội
14

phạm qui định tại Điều 314 Bộ luật hình sự là tội phạm “ẩn”, cơ quan tiến hành
tố tụng phát hiện ra hành vi không tố giác tội phạm là điều khó khăn, việc tính
toán bằng số liệu cụ thể hay dự liệu được mức độ gây thiệt hại là bao nhiêu lại
càng khó thực hiện hơn.
Do tội không tố giác tội phạm có cấu thành hình thức nên hành vi khách
quan là dấu hiệu bắt buộc, thể hiện dưới hai hình thức: hành động và không
hành động phạm tội.
Chủ thể của tội này đã không thực hiện nghĩa vụ tố giác hành vi phạm tội
của người khác mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện việc tố giác.
Chính hành vi không tố giác đã làm biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động (biến dạng xử sự của người đã thực hiện hành vi không tố giác
tội phạm), qua đó, xâm phạm khách thể là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của
cơ quan tố tụng. Việc phải tố giác hành vi phạm tội là nghĩa vụ pháp lý mà pháp
luật đã qui định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 “các tổ chức,
công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức”. Khi một người biết có hành vi
phạm tội mà không tố giác có nghĩa người đó đã không thực hiện đúng nghĩa vụ

do luật định, đi ngược lại những đòi hỏi trong chuẩn mực xã hội, do vậy họ phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi ấy.
So với các tội phạm khác, dạng thể hiện của hành vi không tố giác không
đa dạng, phong phú và diễn biến tinh vi, phức tạp như một số tội: Tội đánh bạc
(Điều 248); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy (Điều 196); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)…Tội không tố
giác tội phạm ngay từ tên gọi đã cho thấy hành vi chỉ có thể được thể hiện dưới
dạng không hành động phạm tội. Người phạm tội đã không tố giác với cơ quan
có thẩm quyền và người có thẩm quyền biết về tội phạm đang được chuẩn bị,
đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ. Tuy nhiên, hiện
15

nay chưa có văn bản hướng dẫn nào qui định hình thức tố giác dưới dạng nào:
bắt buộc phải bằng văn bản có chữ kí và địa chỉ rõ ràng hay là chỉ cần báo cáo
dưới dạng trình báo tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó, có thể hiểu “không tố
giác” có nghĩa là người phạm tội lựa chọn xử sự im lặng trước hành vi phạm tội
của người khác. Họ không tố giác bằng miệng với Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án hoặc với cơ quan, tổ chức khác và cũng không gửi tố giác bằng văn
bản đến các cơ quan trên. Hiện nay, có rất nhiều “kênh” mà người không tố giác
có thể thực hiện: gửi tố giác vào các thùng thư tố giác đặt ở các nơi công cộng,
khu dân cư…hoặc gửi thư đến trụ sở các cơ quan có trách nhiệm hoặc qua điện
thoại... Đặc biệt, cùng với sự phát triển của xã hội, Viện kiểm sát nhân dân tố
cao và Tổng cục Cảnh sát nhân dân đã mở hai hòm thư tố giác trên trang tin địa
tử để tất cả nhân dân có thể góp ý và giúp cho các cơ quan này tiếp nhận thông
tin tố giác nhanh chóng, kịp thời…Như vậy, người dân ngày càng có thể lựa
chọn nhiều cách thức để thực hiện việc tố giác phù hợp với khả năng, trình độ,
điều kiện của bản thân. Mặc dù có nhiều hình thức đa dạng song người phạm tội
đã không lựa chọn một trong số cách thức trên để tố giác hành vi vi phạm pháp
luật của người khác.
Theo Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 “Công dân có thể tố

giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan, tổ
chức khác”. Với qui định trên, nội dung tố giác không chỉ được tiếp nhận bởi cơ
quan tư pháp mà còn có thể được tiếp nhận bởi cơ quan, tổ chức khác. Công dân
không bắt buộc phải tố giác với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mà tạo
điều kiện cho họ có thể tố giác đến bất cứ cơ quan, tổ chức nào nếu thấy thuận
tiện, đó cũng không nhất thiết phải là cơ quan Nhà nước. Đây là qui định theo
hướng “mở” của pháp luật, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho người đi tố
giác để họ được tự do lựa chọn nơi mình tin tưởng, thoải mái tâm lý…Qui định
này cũng là sự ghi nhận trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong xã hội cùng
chung tay phối hợp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội và chính là sự cụ thể hóa của nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan
16

tiến hành tố tụng với các cơ quan tổ chức khác Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự.
Hành vi không tố giác là một đặc trưng điển hình, tiêu biểu cho dạng
không hành động phạm tội được qui định tại BLHS 1999. Không hành động
phạm tội là chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật
qui định phải làm mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện việc đó. Vì
vậy, làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại
cho khách thể của tội phạm. Chủ thể không làm một việc mà pháp luật qui định
phải làm tức là không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. Không tố giác tội
phạm là hành vi vi phạm nghĩa vụ mà pháp luật qui định bắt buộc mọi công dân
phải tuân thủ, tuy nhiên, không phải người nào không tố giác cũng đều phải chịu
TNHS. Người không tố giác tội phạm chỉ bị coi là tội phạm nếu họ có đủ khả
năng tố giác, không gặp bất cứ một trở ngại khách quan nào: không bị uy hiếp
về tinh thần, không bị đe dọa về tính mạng, tài sản của bản thân người tố giác và
người thân của họ…
Hoặc nếu vì lý do khách quan mà người không tố giác không có khả năng
tố giác: gia đình đột xuất có người đau ốm cần phải đưa đi cấp cứu, trở ngại do
thiên tai gây ra như bão lụt...gây khó khăn cho việc đi tố giác thì hành vi không

tố giác đó cũng không bị coi là hành vi phạm tội. Hoặc là người nước ngoài đến
Việt nam, hoàn toàn không biết tiếng Việt, chưa thông thuộc địa hình nếu phát
hiện tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện thì cũng rất khó
có khả năng tố giác tội phạm, mặc dù họ hoàn toàn có đủ năng lực hành vi,
không bị ép buộc hay đe dọa về tinh thần. Một trường hợp khác nữa, đồng bào
dân tộc miền núi không biết tiếng Kinh, không có ai phiên dịch giúp họ thì họ
cũng không thể tố giác tội phạm…Trong những trường hợp này, họ cũng không
thể bị coi là tội phạm.
Tuy nhiên, điều luật không qui định khoảng thời gian tối thiểu và tối đa để
tố giác tội phạm kể từ khi người phạm tội biết rõ tội phạm đang được thực hiện
hoặc đã được thực hiện. Về lý luận, khi biết rõ một tội phạm đang được chuẩn bị
17

đã phải tố giác ngay cho cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền để
ngăn chặn tội phạm nhưng trong thực tiễn, do một lý do nào đó, người có nghĩa
vụ tố giác có đầy đủ điều kiện để tố giác đã không kịp thời tố giác tội phạm.
Ví dụ: Trong vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em tại Đồng nai, các phóng viên của
Đài truyền hình Đồng nai được phân công nhiệm vụ ghi hình lại những cảnh
đánh đập của bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa đã chứng kiến các em nhỏ bị hành
hạ dã man một tháng. Các phóng viên này hoàn toàn có thể đi tố giác với cơ
quan có thẩm quyền ngay sau khi đọc lá thư tố cáo và phát hiện ra một số hành
vi đánh đập (qua việc đặt máy quay trộm). Nếu ngăn ngừa sớm thì một số cháu
bé đã không bị bà Hoa giật ngược tóc để đút cơm và liên tục vả vào mặt, dùng tô
đánh ngược vào cằm, mặt; một số cháu bé do sợ hãi đã rơi vào trạng thái trầm
cảm…dư luận cũng đã lên tiếng cho rằng phải chăng các nhà báo vì muốn phóng
sự của mình có những cảnh “nóng” nhất, gây được nhiều chú ý hơn nên đã thờ ơ
trước cảnh bạo hành đã và đang diễn ra trong hàng tháng liền?
Nếu hành vi tố giác quá muộn, nội dung tố giác không có ý nghĩa giúp cơ
quan tiến hành tố tụng chứng minh tội phạm, hoặc cơ quan tiến hành tố tụng đã
có đủ bằng chứng chứng minh tội phạm thì người có hành vi tố giác quá muộn

đó có thể vẫn bị coi là hành vi phạm tội.
Ví dụ: Phạm Phương T biết rõ một số người mua bán gỗ quí để vận
chuyển trái phép ra nước ngoài nhưng T đã không thông báo cho cơ quan có
thẩm quyền. Chỉ đến khi Cơ quan điều tra bắt được một trong số những người
thực hiện hành vi vận chuyển trái phép gỗ quí qua biên giới, còn những người
khác chưa bắt được thì T mới tố giác với Cơ quan điều tra. Hành vi tố giác quá
muộn của T bị coi là hành vi không tố giác tội phạm đang được chuẩn bị.
Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội biết rõ tội phạm đang được
chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, không
phụ thuộc vào hậu quả của việc tố giác đó có đạt kết quả hay không thì người
thực hiện hành vi vẫn bị truy cứu. Tuy nhiên, mức độ trách nhiệm có khác nhau,
18

nếu do hành vi không tố giác mà việc điều tra, truy tố, xử lý tội phạm không
thực hiện được hoặc phải kéo dài gây tốn kém tiền bạc hoặc những hậu quả
nghiêm trọng khác thì người có hành vi không tố giác phải chịu trách nhiệm
nặng hơn.
Tuy nhiên, nếu hành vi không tố giác tội phạm chưa gây ra hậu quả: bỏ
lọt tội phạm, lọt người, gây cản trở cho quá trình điều tra…thì người không tố
giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Hành vi không tố giác tội phạm tuy là hành vi gây khó khăn cho cơ quan
tiến hành tố tụng phát hiện, xử lý tội phạm nhưng không phải hành vi không tố
giác nào cũng là hành vi phạm tội. Cụ thể, nhà làm luật đã sử dụng phương pháp
dẫn chiếu đến các tội phạm được qui định tại Điều 313 Bộ luật này để xác định
người không tố giác có phạm tội theo Điều 314 hay không ?
Theo Điều 313 liệt kê các loại tội phạm cụ thể, ta thấy:
Nhận định 1: Không phải nhóm tội nào cũng có thể trở thành đối tượng của
tội không tố giác tội phạm. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội
xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội phạm về môi trường…đều
không là đối tượng của tội phạm qui định tại Điều 314. Lí giải cho qui định này,

ta thấy những trường hợp mà nhà làm luật không liệt kê thì trên thực tiễn cũng
rất khó xảy ra hoặc nếu xảy ra thì cũng ít ảnh hưởng đến việc phát hiện, xử lý tội
phạm. Hơn nữa, có những tội phạm có thể xảy ra trên thực tế, diễn ra công khai:
Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296), Tội quảng cáo gian dối (Điều168)…
song không phải công dân nào cũng đủ khả năng hiểu biết, am hiểu sâu chuyên
môn về luật học, dược học, hóa học…để phân tích, tìm hiểu, phát hiện ra sai lầm
ở đâu để tố giác. Mặt khác, có những tội phạm: Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội
giao cấu với trẻ em (Điều 115)…nếu công dân phát hiện ra nhưng không tố giác
thì mức độ ảnh hưởng đến việc phát hiện, xử lý tội phạm cũng không đáng kể
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này cũng phù hợp thực tiễn, đặc
điểm của các tội này. Người bị hại do tâm lý e ngại, xấu hổ, sợ hãi…đã không
19

dám tự mình tố cáo hành vi phạm tội hoặc âm thầm chịu đựng và không muốn
gia đình, người thân, bạn bè…tố giác với cơ quan có thẩm quyền. Bản thân
người bị hại và gia đình người bị hại có mong muốn được giữ kín sự việc đã xảy
ra, không muốn dư luận bàn luận, không dám đấu tranh với kẻ phạm tội đến
cùng.
Nhận định 2: Trong cùng một nhóm tội: nhóm các tội xâm phạm sở hữu,
nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người…chỉ có một số tội nếu không tố giác mới phải chịu TNHS. Số lượng các
tội này được liệt kê cũng có sự chênh lệch nhau, Ví dụ các tội xâm phạm an ninh
quốc gia (từ Điều 78 đến Điều 91); Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người
và tội phạm chiến tranh (từ Điều 341 đến Điều 344 ). Trong khi đó, Các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được nhà làm luật dự liệu bao gồm
các Điều 206 khoản 2,3,4; Điều 221; Điều 230, Điều 231, Điều 232 khoản 2, 3,
4…đặc biệt, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp chỉ “góp mặt” Điều 311 khoản 2.
Nhận định 3: Xét đến cấp độ nhỏ nhất, trong phạm vi một tội cụ thể: chỉ có
một số khoản là đối tượng được liệt kê trong Điều 313. Thông thường, đó là
khoản 2, 3, 4 của các tội, thường là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm

trọng do có thêm một hoặc nhiều tình tiết là yếu tố định khung hình phạt. Khoản
1 thường là tội ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số tội, do tính chất quan trọng
đặc biệt của khách thể (hòa bình thế giới, an ninh lương thực của cả quốc gia,
tính mạng con người…) nên pháp luật không loại trừ khoản nào. Người không
tố giác phải chịu TNSH về mọi trường hợp không phụ thuộc đó là tội ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng…Trở lại
trường hợp cá nhân không tố giác các tội qui định trong Điều 113, Điều 115
BLHS…nếu tội phạm mà họ không tố giác chỉ thuộc khoản 1 thì vấn đề trách
nhiệm hình sự không đặt ra cho họ. Họ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu
các trường hợp phạm tội là các khoản 2, 3, 4 Điều 111 (tội hiếp dâm); các khoản
2, 3 Điều 116 (tội dâm ô với trẻ em)…Các tình tiết tăng nặng như: phạm tội
20

nhiều lần; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội…cho thấy
chủ thể của tội phạm đã xâm phạm nghiêm trọng thuần phong mĩ tục của dân
tộc, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác…do vậy, những
hành vi phạm tội trên phải được đấu tranh đến cùng. Nếu cá nhân phát hiện, biết
rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện mà không tố giác thì họ
phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, chỉ cấu thành tội không tố giác tội phạm nếu người phạm tội không
tố giác các tội được qui định tại Điều 313, còn không tố giác các tội phạm không
được dẫn chiếu đến Điều 313 thì hành vi đó không cấu thành tội này, người
không tố giác không phải chịu TNHS.
Có ý kiến cho rằng nhà làm luật không cần phải liệt kê cụ thể các tội phạm
(theo phương pháp dẫn chiếu đến Điều 313), thay vào đó chỉ cần qui định loại
tội nào nếu không tố giác sẽ phải chịu TNHS [21;tr.187]. Theo đó, hướng qui
định cuả pháp luật sẽ rất khái quát, ví dụ không tố giác tội rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng phải chịu TNHS…
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn, có những tội phạm rất nghiêm trọng hoặc

đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nhưng không được tố giác thì cũng không nguy
hiểm đáng kể để buộc người có hành vi không tố giác phải chịu TNHS. Ví dụ,
Điều 135 khoản 2 tội cưỡng đoạt tài sản là tội đặc biệt nghiêm trọng, khung hình
phạt tù đến 20 năm. Nếu anh Nguyễn Văn A phát hiện ra hành vi của anh
Nguyễn Đức V đã nhiều ngày uy hiếp anh Nguyễn Đức B (là em trai), dọa sẽ
phát tán nhiều bức ảnh về đời tư của anh B trong quá khứ nhằm chiếm đoạt ngôi
nhà 5 tầng (trị giá 9 tỷ đồng) mà bố mẹ để lại cho anh B thừa kế. Mặc dù anh A
không tố giác nhưng hành vi này tuy nghiêm trọng nhưng cũng chưa đến mức
phải chịu TNHS.
21

Ngược lại, có những tội phạm tuy chỉ là tội nghiêm trọng nhưng nếu không
bị tố giác kịp thời thì rất nguy hiểm. Ví dụ Điều 86 khoản 2 tội phá hoại việc
thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.
Điều 313 BLHS đã liệt kê các tội phạm mà người không tố giác sẽ bị coi là
hành vi phạm tội, song để xác định được chính xác tội phạm đang được chuẩn
bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện là tội phạm có thuộc trường hợp
được liệt kê tại Điều 313 hay không phải đánh giá các tình tiết cụ thể của từng
vụ án thì mới xác định được tội phạm mà người đó không tố giác thuộc trường
hợp qui định tại khoản nào của điều luật.
Ví dụ, chị Nguyễn Thị X là nhân viên của quán cà phê M (Hà nội), do anh
Nguyễn Quốc B làm chủ. Chị X đã phát hiện ra anh B có hành vi bán chị Đinh
Thị A (là cháu họ của anh B, ở quê lên giúp việc cho nhà anh B) cho một tiệm
mát xa ở Bà rịa-Vũng tàu. Do lo sợ bị đuổi việc nếu tố giác hành vi của B, chị X
đã im lặng. 1 tháng sau, chị A trốn được và đi tố cáo hành vi của B với Công an
huyện Đ. Sau khi thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố B
với tội mua bán phụ nữ theo Điều 119. Hành vi không tố giác của chị X rõ ràng
là vi phạm pháp luật nhưng liệu chị X có bị khởi tố theo Điều 314 không ?
Trong trường hợp này, cơ quan tố tụng phải xem xét hành vi mua bán phụ nữ
của B thuộc khoản nào của Điều 119, có tình tiết tăng nặng không…Nếu kết

luận hành vi của B không thuộc Điều 119 khoản 2 thì hành vi không tố giác của
chị X theo đó cũng cấu thành tội không tố giác tội phạm theo Điều 314 khoản 1.
Nếu hành vi của B chỉ thuộc trường hợp Điều 119 khoản 1 và không có tình tiết
tăng nặng thì hành vi không tố giác của chị X cũng không cấu thành tội không tố
giác tội phạm.
Việc xác định hành vi không tố giác có thuộc điều khoản pháp luật dự liệu
không, không phụ thuộc vào nhận thức của người không tố giác mà trách nhiệm
xác định tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Trách nhiệm hình sự là
hậu quả pháp lý mà người thực hiện hành vi phạm tội phải gánh chịu trước nhà
22

nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm
hại. Điều đó có nghĩa: cơ quan tố tụng muốn buộc tội một người nào đó có hành
vi không tố giác tội phạm thì chính cơ quan ấy phải tự tìm được các chứng cứ để
căn cứ vào đó kết tội hành vi. Do đó, khi khởi tố, truy tố, xét xử một người tội
“không tố giác tội phạm”, người tiến hành tố tụng phải xác định trước tội phạm
đã xảy ra nhưng không bị tố giác là tội phạm gì, có thuộc các điều, khoản qui
định tại Điều 313 không? Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự được diễn ra
theo một trật tự lô-gíc, tuần tự nên đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có trách
nhiệm cao trong công việc, trong phần công việc mình đảm nhiệm (giai đoạn
khởi tố, hay giai đoạn điều tra…). Thực tiễn, có một số trường hợp Cơ quan điều
tra khởi tố người không tố giác tội phạm nhưng trong quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can về tội mà người phạm tội không tố giác đã không ghi rõ thuộc
trường hợp nào, thuộc khoản nào của điều luật.
Trở lại ví dụ về tội mua bán phụ nữ (Điều 119 BLHS) nêu trên, nếu cơ
quan điều tra huyện Đ khởi tố B về hành vi bán phụ nữ, đồng thời khởi tố X về
hành vi không tố giác tội phạm nhưng vì lý do nào đó mà không nêu rõ trong
quyết định khởi tố cụ thể khoản nào của Điều 119 BLHS. Trong quá trình kiểm
sát điều tra, Kiểm sát viên cũng không phát hiện được việc khởi tố Nguyễn
Quốc B và Nguyễn Thị X chưa đúng với qui định của BLHS nên đã lập cáo

trạng truy tố Nguyễn Quốc B về tội mua bán phụ nữ và Nguyễn Thị X về tội
không tố giác tội phạm. Nhưng sau khi xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng
xét xử xác định Nguyễn Quốc B phạm tội “mua bán phụ nữ” thuộc khoản 1
Điều 119 nên hành vi không tố giác tội phạm của Nguyễn Thị X không cấu
thành tội “không tố giác tội phạm”. Phân tích ví dụ trên cho thấy, nếu cơ quan
điều tra trong quá trình khởi tố không cụ thể hóa khoản nào của điều luật thì sẽ
gây khó khăn rất lớn cho các quá trình tố tụng tiếp theo, gây tốn kém, mất thời
gian cho các cơ quan tố tụng cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công
dân.
23

Tóm lại, khi cơ quan tiến hành tố tụng xác định sai mà khởi tố, truy tố, xét
xử người không tố giác thì tùy từng giai đoạn tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng
sẽ phải ra quyết định đình chỉ vụ án đối với người không tố giác. Hoặc ngược
lại, nếu do xác định sai mà không khởi tố, không truy tố hoặc không kết án thì
tùy từng giai đoạn tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố
hoặc phục hồi điều tra hoặc phải xét xử lại. Nếu thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự vẫn còn thì người không tố giác các tội đã được dẫn chiếu đến Điều 313
BLHS vẫn bị đưa ra xem xét lại như các tội phạm khác.
1.2.4 Mặt chủ quan của tội không tố giác tội phạm.
Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm
lỗi, mục đích, động cơ. Tùy thuộc và từng tội phạm cụ thể mà mức độ phản ánh
của các yếu tố có sự khác nhau trong CTTP, tuy nhiên yếu tố lỗi là dấu hiệu
không thể thiếu được của bất cứ CTTP nào.
Lỗi của người phạm tội không tố giác tội phạm thực hiện hành vi của
mình là do cố ý. Trước một tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện
hoặc đã được thực hiện, người phạm tội chỉ có thể lựa chọn một trong hai xử sự
bắt buộc: đi tố giác hoặc không tố giác; kết quả của sự tự lựa chọn ấy theo lô-gíc
của hành vi sẽ là: tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân,
hoặc là phủ nhận những qui định của pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan tiến

hành tố tụng. Nói cách khác, người phạm tội này mặc dù nhận thực hành vi của
người khác (người đã thực hiện tội phạm nhưng không bị tố giác) là trái pháp
luật, có khả năng lựa chọn cho mình một xử sự tích cực, phù hợp với lợi ích của
xã hội nhưng đã không lựa chọn khả năng này. Người phạm tội cũng nhận thức
rõ hành vi không tố giác tội phạm sẽ gây khó khăn cho cơ quan tố tụng trong
việc pháp hiện, xử lý tội phạm nhưng cố ý để hậu quả này xảy ra.
“Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức
24

cố ý hoặc vô ý”[18]. Thái độ tâm lý ở đây bao gồm yếu tố lý trí và ý chí là 2 yếu
tố cần thiết, gắn bó với nhau tạo thành lỗi.
Về lý trí:
Người phạm tội không tố giác biết rõ tội phạm mà mình không tố giác là
tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện.
“Biết rõ” có nghĩa người không tố giác có đủ căn cứ để nhận thức hành vi phạm
tội của người khác là có thực, không còn nghi ngờ, không cần phỏng đoán. Đó
có thể là trường hợp chủ thể tận mắt trông thấy tội phạm đang được chuẩn bị,
đang hoặc đã thực hiện, hoặc đã được nghe những người chứng kiến hay người
tham gia tội phạm kể lại, hoặc đã đọc được thư từ có nói đến việc chuẩn bị phạm
tội hoặc đã được thực hiện...qua đó, có thể khẳng định là có hành vi phạm tội
đang hoặc đã được thực hiện. Người không tố giác cũng thấy trước được hậu
quả nguy hiểm do mình gây nên nếu không tố giác với cơ quan có thẩm quyền:
góp phần gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện tội phạm, góp phần gây cản
trở cho việc ngăn chặn kịp thời thiệt hại do tội phạm gây ra.
a) Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị: là biết rõ hành vi của người phạm tội
(người chưa bị tố giác), nhận thức rõ hành vi đó cấu thành tội phạm. Chuẩn bị
phạm tội là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thực hiện tội phạm, không thể
thiếu được đối với những tội phạm có lỗi cố ý. Những biểu hiện trên thực tế của
giai đoạn chuẩn bị tội phạm là hành vi đang tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương

tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác cho việc thực hiện tội phạm. Ở giai đoạn
này, người phạm tôi chưa bắt đầu thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của
cấu thành tội phạm nhưng đã bắt đầu có hành vi tạo tiền đề cơ bản giúp cho việc
thực thiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi và khả năng thành công cao.
Hành vi chuẩn bị phạm tội thường được thể hiện dưới các dạng sau:
Chuẩn bị kế hoạch phạm tội: chủ thể tội phạm thường bàn bạc, phân công
trách nhiệm cho từng người, lên kế hoạch tiêu thụ, tẩu tán tài sản…dạng chuẩn
bị phạm tội này thường xảy ra đối với những tội phạm được thực hiện có đồng
25

×