Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân các cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.04 KB, 19 trang )

Lời nói đầu
Xét xử sơ thẩm là giai đoạn mở đầu cho toàn bộ hoạt động xét xử (sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm). Việc tìm hiểu, giải thích, làm sáng
tỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với
hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Điểm trong tâm trong đề tài mà người viết thực hiện là: “Thẩm quyề xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự theo quy định của luật TTHS 2003 và những ưu điểm, hạn
chế cũng như ý nghĩa của việc mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
TAND cấp huyện”.
Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý tư pháp cần
có sự đổi mới đồng bộ về pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho sự phân định lại
thẩm quyền xét xử của TAND các cấp, đồng thời cần có những giải pháp
trước mắt và lâu dài để thực hiện việc phân định lại thẩm quyền xét xử hợp lý
và đạt hiệu quả cao.
Tìm hiểu quy định của pháp luật TTHS hiện hành về thẩm quyền xét xử sơ
thẩm hình sự, nghiên cứu thực tiễn xét xử liên quan đến thẩm quyền trong bối
cảnh cải cách tư pháp hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận
cũng như thực tiễn lập pháp.
1
NỘI DUNG
I, Nhận thức chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân
các cấp.
1, Khái niệm và căn cứ quy định thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trong thực tiễn lập pháp hiện nay đã đưa ra khái niệm khá chính xác về thẩm
quyền xét xử. Trong từ điển luật học thì “thẩm quyền” là: “quyền chính thức
được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề”. Theo quy định
tại Điề 127 Hiến Pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức TAND năm 2002:
“TAND Tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương. Các Tòa án quân sự và Tòa
án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”. Quyền xét xử thuộc về Tòa án được hiểu là thẩm quyền xét xử.


Việc kết tội một công dân có ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân quyền, tài
sản, sức khỏe, tính mạng và các quyền, lợi ích khác của họ. Do vậy Tòa án
được quy định là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự và Tòa
án cũng là cơ quan duy nhất có quyền thay mặt Nhà nước tuyền bố một người
có tội hay không có tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. “Không
ai bị coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Điều 9 Luật TTHS 2003.
Khi xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của một vụ án, cần phải xác định
đồng thời ba nhóm dấu hiệu là: Những dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng,
phức tạp của tội phạm hoặc vụ án, những dấu hiệu về không gian, thời gian
thực hiện tội phạm, những dấu hiệu liên quan đến người phạm tội. Chỉ trên cơ
sở xem xét kỹ lưỡng từng nhóm dấu hiệu mới có thể xác định thẩm quyền xét
xử được chính xác. Vậy thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự là: “Quyền
của Tòa án được xét xử vụ án hình sự do pháp luật TTHS quy định dựa trên cơ
sở dấu hiệu về tính nghiêm trọng của tội phạm, được thực hiện tính phức tạp
của vụ án, địa điểm xẩy ra tội phạm và đặc điểm nhân thân của người phạm
tội”.
Căn cứ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toàn án cần phải dựa vào
các căn cứ sau:
- Đường lối chính sách của Đảng;
- Nguyền tăc cơ bản của luật tố tụng hính sự;
- Tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán cũng như điều tra viên,
kiểm sát viên;
- Biên chế và cơ sở vật chất;
- Tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm…
Quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án trong lĩnh vực hình sự ở mỗi quốc
gia khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố: hệ thống pháp luật, cách thức tổ
2

chức của các cơ quan tư pháp, trình độ năng lực của Thẩm phán, điều kiện xét
xử…mà việc quy định thẩm quyề xét xử cũng khác nhau.
ở Việt Nam, các Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ (trừ
Toàn án quân trủng Hải quân của tòa án quân sự), thẩm quyền xét xử của Tòa
án cũng được quy định hỗn hơp:
- Tòa án cấp Huyện và Tòa án Quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm.
- Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, TAQS cấp Quân Khu vừa có thẩm quyền xét xử
sơ thẩm, vừa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
2, Xét xử vụ án hình sự và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
2.1, Quan niệm xét xử vụ án hình sự.
Bộ luật TTHS quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khở tố, điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án Hình sự. “Điều tra, truy tố, xét xử là các giai
đoạn của quá trình tố tụng hình sự, là các phần độc lập, liên quan đến nhau
của quá trình TTHS, phân biệt với nhau bằng những quyết định tố tụng, có
những nhiệm vụ tố tụng cụ thể khác nhau, cơ quan tiến hành tố tụng khác
nhau, những người tham gia tố tụng tương ứng, có trình tự thủ tục thực hiện
các hành vi tố tụng khác nhau và đặc tính tố tụng khác nhau”.
Đặc điểm chung của quá trình tố tụng hình sự là:
- Mỗi giai đoạn có những nhiệm vụ tố tụng nhất định.
- Mỗi giai đoạn có những cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia
tố tụng nhất định. Trong giai đoạn điều tra vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng là
cơ quan điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm….
Viên kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
vầ TTHS. Trong giai đoạn xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án, Viện
kiểm sát thực hiện kiểm sát xét xử và thực hành quyền công tố tại phiền tòa…
vv.
- Mỗi giai đoạn có trình tự, thủ tục các hành vi tố tụng riêng. Trình tự, thủ tục
đó do nội dung và nhiệm vụ cần giải quyết và những đòi hỏi cụ thể của các
nguyên tắc tố tụng chung thể hiện trong giai đoạn đó quyết định.

- Mỗi giai đoạn được kết thúc bằng văn bản tố tụng khác nhau. Giai đoạn khởi
tố kết thực bằng quyết định khởi tố, giai đoạn điều tra kết thúc bằng bản kết
luận điều tra, giai đoạn kiểm sát điều tra và giai đoạn truy tố vụ án được kết
thúc bằng bản cáo trạng, các giai đoạn xét xử kết thúc bằng bản án. Tất nhiên,
các văn bản tố tụng trên là thể hiện cả quá trình điều tra hoàn chỉnh. Nếu vụ
án được chấm dứt giữa chừng vì những lý do nhất định thì giai đoạn đó có thể
được kết thúc bằng một văn bản tố tụng khác. ở giai đoạn khởi tố vụ án có thể
là quyết định không khởi tố vụ án, ở giai đoạn kiểm sát điều tra có thể là
quyết định đình chỉ vụ án của VKS, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm có
thể là quyết định đình chỉ vụ án của Thẩm phán…
3
- Ở mỗi giai đoạn, các quan hệ tố tụng có những đặc điểm riêng của mình.
Các quan hệ tố tụng ở giai đoạn điều tra có thể khác nhau ở giai đoạn xét xử.
Khối lượng, phạm vi, quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể quan hệ tố
tụng khác nhau trong mỗi giai đoạn.
Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua hoạt độn xét xử, Tòa án góp phần quan trọng
vào việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công
minh, kịp thời mọ hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và
kỷ cương đất nước.
Hiện nay, có nhiều các hiểu khác nhau về khái niệm thẩm quyền xét xử, theo
từ điển Luật học thì: “Xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ
của các tòa án. Các tòa án là những cơ quan duy nhất của một nước được đảm
nhiệm chức năng xét xử. Mọi bản án do các tòa án tuyên đều phải qua xét xử.
Không ai có thể bị buộc tội mà không qua xét xử của các tòa án và kết quả xét
xử phải được công bố bằng bản án”.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng thì: “Xét xử là hoạt động
của tòa án tại phiên tòa để xét xử các chứng cứ và căn cứ vào pháp luật, xử lý

vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định của tòa án”. Theo quan điểm này
thì xét xử chỉ là những hoạt động tại phiên tòa của tòa án. Xét xử không chỉ
đơn giản là kiểm tra lại các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình
điều tra, truy tố rồi tuyên án. Mà là một hoạt động đặc biệt mang tính quyền
lực nhà nước do tòa án thực hiện, nhằm giải quyết những vụ án hình sự, dân
sự…theo quy định của pháp luật.
Xét xử án hình sự, như trên đã phân tích bao gồm xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,
xét lại bản án và quyết định cảu tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án và
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nhị theo
quy định của pháp luật nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của
bản án và quyết định sơ thẩm.
Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do phát hiện có sự vi phạm pháp luật trong
quá trình xử lý vụ án.
Tái thẩm là việc xét lại bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm
thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết
được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Xét xử sơ thẩm đúng người đúng tôi, đúng pháp luật có ý nghĩa rất lớn đối với
xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm bởi lẽ:
Xét xử sơ thẩm đúng người đúng tội, đúng pháp luật sẽ dẫn tới không có
kháng cáo, kháng nghị đối với bản án sơ thẩm, hoặc án phúc thẩm sẽ tuyên y
4
án sơ thẩm nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Xét xử sơ thẩm
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ không làm phát sinh kháng nghị giám
đốc thẩm.
Còn xét xử sơ thẩm không đúng người đúng tội, đúng pháp luật sẽ dẫn tới
phải phúc thẩm, giám đốc thẩm và kết quả là bản án sơ thẩm sẽ bị sửa hoặc
hủy để điều tra xét xử lại.

3, Mục đích của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Xét xủ sơ thẩm vụ án hình sự là quyết định trung tâm, quyết định của quá
trình tố tụng hình sự. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Nội dung vụ án được
điều tra xem xét, một cách toàn diện, từ đó hội đồng xét xử xác định bị cáo có
tội hay không. Nếu bị cáo phạm tội, thì tòa án quyết định áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội hoặc cho họ được miễn hình phạt. Quyền và lợi ích
hợp pháp tội phạm và người tham gia tố tụng khác nhau phụ thuộc vào kết
quả việc xét xử. Kết quả đó thể hiện bằng bản án văn bản tố tụng quan trọng
nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố
tụng.
Để giải quyết được vấn đề đó, việc xét xử phải được tiến hành một cách
nghiêm ngặt theo các nguên tắc của luật tố tụng hình sự. Tòa án, thẩm tra, xét
xử khách quan, tòa diện đầy đủ các chứng cứ của vụ án đã được thu thập
trong quá rình điều tra, cũng như được đưa ra trong quá trình xét xử, kết hợp
với việc tranh tụng công khai và bình đẳng giữa những người tiến hành tố
tụng và những người tham gia tố tụng. bản án chỉ được căn cứ vào những
chứng cứ được xem xét tại phiên tòa. Hội đồng xét xử của tòa án mang tính
chất quyết định để xác định tội phạm, người phạm tội và áp dụng các hình
phạt tương úng theo quy định của pháp luật. Khi bản án của tòa án có hiệu lực
pháp luật thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, mọi công
dân và những người liên quân trực tiếp đến bản án phải nghiêm chỉnh chấp
hành.
Vì vậy xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có mục đích là:
Bỏa vệ chế độ chính trị, trật tự an tòa xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà nước, của tập thể và của công dân…
Nội dung cơ bản của hoạt động xét xử sơ thẩm là thực hiện tốt nhiệm vụ của
bộ luật TTHS. Đó là:
Phát hiện nhanh chóng và xác định tội phạm một cách khách quan, tòa diện
xử lý công minh không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Từ đó áp
dụng mức hình phạt tương xứng đối với người phạm tội, đảm bảo tính cưỡng

chế, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta và tăng cường tính giáo
dục trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Trách nhiệm của tòa án là
phải áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật đã quy định để làm sáng tỏ các yếu
tố buộc tội cũng như gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ của
bị cáo, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam.
5
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm:
Phòng ngừa tội phạm là công việc của toàn xã hội, của tất cả các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội. Công tác này đòi hỏi phải có những biện pháp tổng
hợp về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng và cả những tác động của pháp
luật. Trong đó tòa án giữ vai trò rất quan trọng. Đó là thông qua việc giả
quyết vụ án một cách đúng đắn và kịp thời.
4, ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng
trong cả quá trình xét xử vụ án. Bởi vì, phạm vi xét xử sơ thẩm rộng, tòa bộ
nội dung vụ án sẽ được xem xét trong giai đoạn này, khác với cấp xét xử phúc
thẩm chỉ xem xét vụ án theo nội dung kháng cáo kháng nghị. Do vậy việc xác
định đúng thẩm quyền so thẩm có ý ngĩa sâu sắc về mặt chính trị xã hội.
- Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự đáp ứng được yêu cầu
đấu tranh phòng chống tội phạm.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ bảo đảm được quyền tự do dân
chủ của công dân.
- Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu
quả của các hoạt động tố tụng.
- Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy cơ
quan tư pháp.
- Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở cho việc xác định thẩm
quyền xét xử phúc thẩm, tái thẩm.
- Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm xét xử chính xác, khách quan các
cụ án hình sự.

II, Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo quy định của luật TTHS Việt Nam
năm 2003.
Bộ Luật TTHS năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003 đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng
thành của pháp luật nước ta. Như quy định của Bộ luật TTHS nay đã có
những đổi mới sâu sắc thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam
trong giai đoạn phát triển mới.
Một trong những sửa đổi cơ bản của Bộ luật TTHS năm 2003 chính là sửa đổi
thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo hướng tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp
Huyện. Đó là một trong những nội dung quan trọng của quá trình cải cách tư
pháp ở nước ta.
1, Thẩm quyền xét xử theo sự việc.
Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa Tòa
án các cấp với nhau và căn cứ vào tính chất của tội phạm.
6
Nếu thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Huyện và Tòa án Quân sự khu vực
được quy định hợp lý, chặt chẽ thì phần lớn tội phạm xẩy ra sẽ được xử lý kịp
thời, phát huy được tác động giáo dục răn de và góp phần bảo vệ trật tự xã
hội.
* Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp Huyện và Tòa án quân sự
khu vực.
Tòa án nhân dân cấp Huyện là cấp xét xử đầu tiên trong trình tự các cấp xét
xử theo quy định của luật TTHS Việt Nam hiện hành. Việc phân định thẩm
quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp Huyện có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân tối cao, bởi vì
các nhà lập pháp bao giờ cũng bắt đầu từ việc xác định thẩm quyền của cấp
xét xử thấp nhất sau đó mới quy định thẩm quyền của các cấp xét xử cao hơn.
Khoản 1 Điều 170 Luật TTHS 2003 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa
án nhân dân các cấp. Theo quy định của điều này, TAND cấp Huyện có thẩm
quyền xét xử những vụ án hính sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội

phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm sau đây:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
- Tội phạm quy định tại Điều 93, 95, 96, 172, 216, 218, 219, 221, 222, 223,
224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 Bộ luật Hình Sự.
Như vậy, thẩm quyền xét xử theo vụ việc của TAND cấp huyện theo quy định
của Bộ luật TTHS 2003 bao gồm các loại tội phạm có mức hình phạt cao nhất
theo quy định của BLHS 1999 là 15 năm tù trừ những tội phạm được quy
định tại điểm a, b, c Điều 170 Bộ luật TTHS.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật TTHS thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
TAND cấp Huyện được mở rộng hơn so với quy định tại Điều 145 Bộ luật
TTHS năm 1988 theo hướng tăng cường thẩm quyền xét xử cho TAND cấp
Huyện. Đây là một chủ trương mới và rất kịp thời của Đảng và Nhà nước ta
nhằm chuyên môn hóa hoạt động của các cấp Tòa án và có ý nghĩa chiến lược
trong quá trình cải cách tư pháp theo Nghị định 49-NĐ/TW của Bộ chính trị
và đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
Việc tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện là một giải pháp giảm
lượng án tồn đọng ở tòa án cấp tỉnh và tòa án phúc thẩm TAND tối cao. Đây
cũng là một bước cải cách phù hợp với tình hình của ngành tòa án hiện nay
khi trình độ truyên môn của Thẩm phán TAND huyện đang từng bước được
nâng cao, cơ sở vật chất của ngành tòa án cấp huyện cũng đã đáp ứng được
với nhiệm vụ xét xử mới.
* Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và tóa án quan sự cấp
quân khu.
Thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu được
quy định tại khoản 2 Điều 170, Bộ luật TTHS 2003. Theo quy định của điều
luật TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự
7

×