Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.06 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỚI CẢM ƠN
i
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Công ty giai đoạn
2009 – 2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Kết quả xuất khẩu nông sản theo thị trường của Công ty giai đoạn 2009 – 2011
Error: Reference source not found
Biểu 2.1: Tình hình xuất khẩu nông sản qua các năm theo mặt hàng Error: Reference
source not found
Biểu 2.2: Kết quả xuất khẩu của Công ty theo thị trường giai đoạn 2008 -2011 Error:
Reference source not found
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNH Công nghiệp hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH Hiện đại hóa
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
FAO Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VAT Thuế giá trị gia tăng
VFA Hiệp hội lương thực Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
iii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài


Hoạt động ngoại thương Việt Nam sau "một giấc ngủ dài" dưới cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp thì đến nay như một con rồng được cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đánh thức đã chợt bừng tỉnh với nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt hoạt động
xuất khẩu đã trở nên có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với sự nghiệp CNH – HĐH nhằm
hoàn thành công cuộc quá độ lên CNXH của Đất nước. Do đó, trong quan điểm phát triển
của mình, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì, tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất
khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP, mở rộng xuất khẩu,
thu hút lao động, nâng cao đời sống của người dân.
Với chính sách mở của nền kinh tế, tích cực tham gia vào tiến trình đổi mới và hội
nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam. Trong những năm trở lại đây,
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuấ khẩu hàng nông sản trên
thế giới, có thể kể đến như: đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều; đứng thứ 2
thế giới về xuất khẩu gạo; đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su. Việt Nam đang đứng trên vị
thế nhà cung cấp hàng nông sản lớn trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản
ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước và luôn chiếm tỷ trọng khoảng 13% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu nông sản cũng được cải thiện
theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến. Thị trường
xuất khẩu nông sản ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Ngày nay thị
trường xuất khẩu lớn của nước ta chủ yếu là Asean, các nước khối EU, Mỹ, Nhật Bản
Với đặc điểm khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm rất phù hợp với
việc trồng và phát triển các cây nông nghiệp, cùng với lợi thế về đất đai và đặc biệt là
nguồn nhân lực, 70% dân số sống ở nông thôn, thì mặt hàng xuất khẩu nông sản là một
mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Việc xuất khẩu mặt
hàng này đã được Nhà nước khuyến khích từ nhiều năm nay, Hiệu quả của việc xuất khẩu
mặt hàng này không những gắn liền với lợi ích kinh tế đơn thuần mà trên hết nó còn mang
lại lợi ích xã hội to lớn.
Trong xuất khẩu nông sản, nông sản chế biến là một mặt hàng có vai trò quan trọng
trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua
việc xuất khẩu sản phẩm nông sản đã đạt được một số thành tựu nhất định song còn khá
khiêm tốn so với tiềm năng vốn có. Vì vậy để có thể phát huy tối đa tiềm năng phát triển

trên cơ sở thành tựu đã đạt được và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu, một trong
1
những vấn đề quan trọng hàng đầu là mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này không chỉ
có ý nghĩa lớn lao đối với việc phát triển kinh tế đất nước mà nó còn là vấn đề có ý nghĩa
sống còn của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông sản.
Công ty TNHH NOVA là một trong những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
khẩu các sản phẩm nông sản ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và đi thực
tập thực tế tại công ty TNHH NOVA tôi nhận thấy công ty đã đạt được khá nhiều thành
công trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm
trước. Tuy nhiên tôi nhận thấy sản lượng nông sản xuất khẩu khá cao nhưng lại chưa
phong phú, chưa đa dạng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là gạo, hồ tiêu, cà phê,
điều , phần lớn xuất khẩu các sản phẩm dạng thô hoặc chưa qua chế biến. Thị trường
xuất khẩu của công ty còn nhỏ hẹp. Nông sản là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất tại
công ty TNHH NOVA vì vậy vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu là một vấn đề có ý
nghĩa sống còn đối với công ty. Nó không chỉ đem lại lợi nhuận cho công ty mà còn giúp
vừa mở rộng xuất khâu theo chiều rộng và nâng cao chất lượng xuất khẩu, củng cố vị thế
của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong quá trình thực tập tại công ty nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và công ty
đang tìm cho mình hướng đi để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản nên tôi
đã quyết định chọn đề tài "Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông
sản của Công ty TNHH NOVA” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tận
dụng những lợi thế so sánh của mình, những điều kiện về ưu đãi đất đai, khí hậu, nguồn
lao động dồi dào. Việt Nam từng bước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản để phục vụ cho sự
nghiệp CNH, HĐH của đất nước.
Trong những năm qua có nhiều nghiên cứu, đề tài đề cập đến vấn đề xuất khẩu nông
sản của Việt Nam. Các vấn đề về mặt hàng nông sản mà các công trình trướcđã quan tâm
giải quyết là các vấn đề về đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị
trường xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, EU, ARập Cụ thể có

một số công trình nghiên cứu như sau:
Nguyễn Thị Dung (2005),"Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Công ty xuất nhập khẩu
và đầu tư Hà Nội", luận văn tốt nghiệp, đại học Thương Mại. Đề tài đã làm rõ được
những lý luận chung về khái niệm xuất khẩu, ý nghĩa xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng,
hệ thống các chỉ tiêu đo lường kết quả xuất khẩu. về mặt thực tiễn luận văn đánh giá khái
quát thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sau đó là thực trạng xuất khẩu của doanh
nghiệp thực tập là Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. Dựa trên cơ sở thực trạng
2
của doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên tầm vĩ mô cho
các doanh nghiệp xuất khẩu của cả nước nói chung và giải pháp vi mô cho doanh nghiệp
nói riêng.
Nguyễn Xuân Thái (2004),"Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang EU", luận văn tốt nghiệp, đại học Thương Mại.
Đề tài đã đi vào nghiên cứu những lý luận cơ bản về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu.
Về thực trạng thì luận văn đề cập tới một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là
gạo, cà phê, cao su Đánh giá thành công và hạn chế khi đưa những mặt hàng nông sản
chủ lực thâm nhập vào thị trường EU, từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu những
mặt hàng đó vào thị trường EU một thị trường có khá nhiều tiêu chuẩn, và khá khó tính.
Vũ Thị Nga (2006) "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai chiến lược xuất
khẩu ngành nông sản của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016", luận văn tôt nghiệp, đại học
Thương Mại. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu chiến lược xuất khẩu ngành nông sản nói
chung. Với những lý luận về quản lý nhà nước, chính sách, chiến lược, kế hoạch xuất
khẩu từ đó đưa ra giải pháp triển khai chiến lược, đưa ra những hướng đi mới cho nông
sản Việt Nam trên tầm vĩ mô một cách hiệu quả.
Cấn Thu Thủy (2010), "Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ
phần INTEMEX Việt Nam sang các nước Asean", luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương
Mại. Đề tài đã đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận của xuất khẩu và nêu ra được một
số lý thuyết vê thương mại quốc tế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả pháp triển xuất khẩu.
Về thực trạng luận văn đã đánh giá được thực trạng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu sang các
nước Asean tại công ty, tìm hiểu các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển xuất

khẩu hồ tiêu sang các nước Asean, từ đó đưa ra những giải pháp vĩ mô cũng như vi mô để
phát triển xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của công ty cổ phần INTEMEX sang các nước
Asean.
 Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu hàng nông
sản với những cách tiếp cận khác nhau. Nhưng chủ yếu tập trung vào đẩy mạnh tiêu thụ,
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản có rất ít đề tài nghiên cứu về vấn mở rộng thị
trường xuất khẩu. Đề tài nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu các sản phẩm nông sản của
công ty TNHH NOVA, tìm hiểu những thành tựu, hạn chế trong việc mở rộng thị trường
xuất khẩu của công ty từ đó đưa ra những giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu các
sản phẩm nông sản cho toàn ngành nông sản nói chung cũng như Công ty TNHH NOVA
nói riêng. Đây chính là sự khác biệt của đề tài với các đề tài đã nghiên cứu.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
3
Để có thể giải quyết nhứng khó khăn mà công ty đã gặp phải, tìm ra giải pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ chế biến nhằm mở
rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản thì đề tài cần tập trung vào trả lời những
câu hỏi sau:
- Thực trạng xuất khẩu sản phẩm nông sản tại Công ty TNHH NOVA như thế nào?
- Cơ cấu sản phẩm nông sản xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của Công ty ra sao?
- Những tồn tại trong vấn đề thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty
TNHH NOVA là gì?
- Giải pháp nhằm nâng cao khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông
sản của Công ty TNHH NOVA nói riêng và của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xuất khẩu sản phẩm nông sản nói chung trong thời gian tới là gì?
Để có thể tồn tại và phát triển bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
khẩu nào cũng đều phải có biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của
mình. Đó là yêu cầu tất yếu và cơ bản nhất của kinh doanh hiện đại. Song để có được một
chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, doanh nghiệp cần phải dựa vào tiềm lực của chính bản thân mình, xu hướng vận
động của xã hội mà đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thị trường xuất

khẩu. Đây chính là vấn đề mà Công ty TNHH NOVA dành nhiều quan tâm trong chiến
lược phát triển của công ty. Tìm ra thị trường mới, xâm nhập và củng cố, duy trì thị
trường truyền thống.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, sau những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong
Trường đại học Thương Mại, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH NOVA tôi đã
chọn vấn đề "Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty
TNHH NOVA” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông
sản của công ty TNHH NOVA từ năm 2012 đến năn 2015 và định hướng đến năm 2020.
Mục tiêu cụ thể:
Từ phía doanh nghiệp: Xác định được một hệ thống cơ sở lý luận cho sự cần thiết của
mở rộng thị trường xuất khẩu mà cụ thể là sản phẩm nông sảncủa doanh nghiệp. Từ thực
trạng tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân dẫn đến những điểm mạnh
yếu đó. Từ đó xác định được những giải pháp doanh nghiệp cần tiến hành để nâng cao
hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm
nông sản của công ty trên nhiều thị trường hơn nữa.
4
Từ phía nhà nước: Nắm bắt được những khó khăn thực tế mà doanh nghiệp đang
phải đối mặt trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giống. Đề ra được
những chính sách thị trường, hệ thống pháp luật, các công cụ điều tiết vi mô, vĩ mô phù
hợp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh đứng vững trên thị
trường trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay.
+ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là thị trường xuất khẩu sản phẩm nông
sản và việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của doanh nghiệp nói chung
và thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NOVA nói riêng.
+ Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NOVA bao gồm cả thị

trường truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng nước ngoài mà công ty có thể
xâm nhập và mở rộng.
Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH NOVA tập trung
chủ yếu vào giai đoạn gần đây nhất, cụ thể từ năm 2009 – 2011.
Về nội dung:Trên cơ sở các lĩnh vực và phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty, đề
tài nghiên cứu những nhóm giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty
TNHH NOVA.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp rất thông dụng của thống kê học nhằm mục đích thu thập
thông tin cho một mục đích nghiên cứu. Bằng việc thiết lập phiếu điều tra bao gồm những
câu hỏi lựa chọn phương án trả lời, hoặc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các đáp án trả lời về
những vấn đề liên quan đến xuất khẩu các sản phẩm nông sản giửi tới những đối tượng
phù hợp tại đơn vị thực tập hoặc đơn vị khảo sát khác.
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu tổng quan tình hình vấn đề xuất khẩu các
sản phẩm nông sản. Phiếu điều tra đưa ra những vấn đề tổng quan nhất về thuận lợi hay
khó khăn khi mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Kết quả của phiếu
điều tra sẽ được tổng hợp, đánh giá và sẽ tiếp tục phục vụ điều tra phỏng vấn.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin hiệu quả và thông dụng thường được
dùng kèm với phương thức trắc nghiệm để thu thập những thông tin mà phương pháp điều
tra trắc nghiệm không thực hiện được. Bằng cách chuẩn bị một số câu hỏi có nội dung
phục vụ cho vấn đề nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, ban lãnh đạo hay
5
thậm chí là nhân viên tại đơn vị thực tập và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên
cứu, sản xuất kinh doanh. Phỏng vấn có thể là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện
thoại hoặc có thể gửi phiếu phỏng vấn qua fax, email.
Phương pháp này được sử dụng nhẳm thu thập ý kiến về những lý do cụ thể của
những khó khăn hay thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản,

từ đó có thể đưa ra các giải pháp khác nhau để nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu các sản
phẩm nông sản ra thị trường thế giới.
- Các phương pháp khác
Ngoài hai phương pháp thu thập thông tin là điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn, số
liệu của đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập từ những tài liệu, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty, thu thập thông tin từ báo chí, internet, và tham khảo các
công trình nghiên cứu của những năm trước
Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích thống kê
Hệ thống hóa các dữ liệu nhằm minh họa những nội dung chủ yếu của luận văn,
phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang
tính khách quan cao. Sau khi thu thập số liệu thì tổng hợp các số liệu để phục vụ cho quá
trình phân tích được dễ dàng, thấy rõ được thực trạng vấn đề mở rộng thị trường xuất
khẩu sản phẩm nông sản của nước ta nói chung và Công ty TNHH NOVA nói riêng.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các số liệu qua các thời kỳ khác nhau, so sánh thấy
được sự thay đổi về quy mô xuất khẩu, sự tăng trường xuất khẩu qua các năm hoặc so
sánh kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường của doanh nghiệp.
- Phương pháp chỉ số
Sử dụng các chỉ số để đánh giá sự tăng giảm vể tỷ phần kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng nông sản so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Thông qua dữ liệu thu thập được qua quá
trình tính toán đưa ra những chỉ số về kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
các mặt hàng nông sản của cả nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Qua đó
đánh giá được sự nỗ lực trong gia tăng quy mô, nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong thời
gian qua của doanh nghiệp cũng như của cả nước trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
- Các phương pháp khác
Ngoài những phương pháp trên để phục vụ cho quá trình nghiên cứu còn sử dụng một
số các phương pháp về sử dụng đồ thị để thể hiện sự thay đổi về giá trị xuất khẩu qua các
năm hay sử dụng biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

6
Khóa luận tôt nghiệp ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh
mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số lý luận cơ bản về mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản
của Công ty thương mại.
- Chương 2: Thực trạng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản của công ty TNHH
NOVA.
- Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông
sản công ty TNHH NOVA.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CỞ BẢN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI
1.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển của phân
công lao động quốc tế thì thị trường thế giới ngày càng trở nên thống nhất, ranh giới giữa
các thị trường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt. Sự xuất hiện của các công ty đa quốc
gia và xuyên quốc gia khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở
nên gay gắt hơn. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở các
quốc gia khác nhau đều tìm cách vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Và hình
thức thông thường mà các doanh nghiệp lựa chọn để đem hàng hóa của mình ra nước
ngoài là xuất khẩu. Vậy xuất khẩu là gì?
Theo các nhà kinh doanh quốc tế " Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và
dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán".
Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của các khu chế xuất – đó là các khu công
nghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu
7
ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu,
được thành lập tại những địa bàn có vị trí thuận tiện, có ranh giới địa lý xác định , được
thành lập theo qui định chính phủ thì khái niệm xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và
dịch vụ khỏi biên giới quốc gia chỉ mang tính chất tương đối, hàng hóa chỉ cần đưa vào

các khu chế xuất cũng được coi là xuất khẩu rồi. Theo quan điểm của Nguyễn Duy Bột
(năm 2003, trang 14) nêu rõ "Xuất khẩu là những sản phẩm hàng hóa hữu hình được sản
xuất hoặc gia công tại cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với mục đích để tiêu
thụ tại thị trường nước ngoài (xuất khẩu) đi qua hải quan"
 Vậy có thể hiểu xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động
ngoại thương, trong đó hàng hóa, dịch vụ được bán từ quốc gia này đến quốc gia khác
nhằm mục đích thu được ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, phát triển sản
xuất kinh doanh, nâng cao đời sống.
Khác với mua bán trên thị trường nội địa, hoạt động xuất khẩu có những nét riêng
phức tạp hơn hoạt động trên thị trường nội địa. Bởi đây là hoạt động phải giao dịch với
những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán hàng
hóa dịch vụ qua nhiều trung gian, đông tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh, hàng hóa
dịch vụ phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các nước khác nhau nên phải tuân theo
tập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau.
Bản chất của xuất khẩu: Dựa trên cơ sở là lợi thế so sánh giữa các quốc gia mà từ đó
tính chuyên môn hóa cao hơn, giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác, giảm giá thành
sản phẩm. Mục đích của các quốc gia khi tham gia xuất khẩu là thu được nguồn ngoại tệ
lớn để có thể nhập khẩu các trang thiết bị, công nghệ hiện đại tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập, nâng cao mức sống của người dân, phát triển kinh tế xã hội từ đó rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo.
1.1.2 Khái niệm về thị trường
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, phân công lao động xã hội ngày càng
sâu sắc. Ban đầu lưu thông tách ra khỏi sản xuất và trở thành một khâu trong quá trình tái
sản xuất xã hội. Tiếp đó trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa xuất hiện hai thái cực mua và
bán hàng hóa bằng ngoại tệ. Đây là giai đoạn phát triển nhất của các hình thức trao đổi
hàng hóa cho tới nay. Hình thức khai thác này bao gồm toàn bộ giữa bên mua và bên bán
diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, tuân theo những quy định nhất định của
bên mua và bên bán. Hình thức này là cơ sở dẫn đến khái niệm thị trường.
Thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của quá trình sản
xuất lưu thông hàng hóa. Vì vậy, khái niệm thị trường được rất nhiều nhà nghiên cứu kinh

tế quan tâm và trên mỗi góc độ khác nhau họ đưa ra những định nghĩa khác nhau:
8
Theo quan điểm kinh tế học: "Thị trường là tổng thể cung cầu đối với một loại hàng
hóa nhất định trong không gian và thời gian cụ thể". Định nghĩa này chủ yếu được dùng
trong điều tiết vĩ mô thị trường và mang tính lý thuyết nhiều hơn.
Đối với một nhà quản lý doanh nghiệp khái niệm thị trường được gắn với các tác
nhân kinh tế tham gia vào thị trường như người mua, người bán, người phân phối thì:
"Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp,
tức là những khách hàng là người mua hoặc có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp đó"
Từ khi sản xuất hàng hóa vẫn còn ở giai đoạn sơ khai thì thị trường được hiểu theo khái
niệm cổ điển "đó là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa".
Cùng với sự phát triển của xã hội con người, sản xuất hàng hóa cũng ngày càng phát
triển các mối quan hệ trao đổi buôn bán ngày càng nhiều làm cho quá trình lưu thông
hàng hóa trở nên phức tạp, không đơn giản là chỉ là "tiền trao – cháo múc" như trước đây
mà nó ngày càng đa dạng nhiều kiểu hình khác nhau. Và khái niệm về thị trường theo
nghĩa cổ điển không còn phù hợp và không bao quát được nội dung mới xuất hiện của thị
trường. Khái niệm thị trường theo quan điểm hiện đại sẽ giải quyết những nội dung này:
"Thị trường là quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để
xác định giá cả và số lượng của một hàng hóa hay dịch vụ nhất định".
Thị trường thế giới đang diễn ra ngày càng sôi nổi với những hoạt động xuất nhập
khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp hơn trong đó thị trường xuất khẩu là một trong những
thị trường chủ yếu, đóng vai trò hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế, giúp các
quốc gia tăng trưởng, phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia mình.
Thị trường xuất khẩu mang những đặc điểm của thị trường nói chung và những đặc
điểm riêng có của nó.
Thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau: "Thị trường xuất khẩu là tập hợp
người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số
lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp
đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan biên giới".
1.1.3 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu

Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng hợp các
cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm ra
nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn phải làm tăng thị phần của
sản phẩm trên các thị trường đã có sẵn.
9
Đứng trên góc độ quốc gia, thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việc quốc gia đó đưa
được sản phẩm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng được phạm vi địa
lý của thị trường và kết quả là tăng được kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó.
Theo quan điểm của Makerting hiện đại: "Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ
là việc tăng thêm các thị trường nước ngoài mà còn phải tăng thị phần sản phẩm tromg
các thị trường đã có"
1.1.4 Khái quát về các sản phẩm nông sản
Đặc điểm chung của sản phẩm nông sản
Theo Hiệp định nông nghiệp sản phẩm nông sản là tất cả sản phẩm có nguồn gốc từ
hoạt động nông nghiệp như: các sản phẩm cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, cà
phê, hồ tiêu, rau quả tươi Các sản phẩm phái sinh như: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt
- Sản phẩm nông sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với đời sống và sản
xuất của mỗi quốc gia. Nó là một trong những mặt hàng có tính chiến lược, dài hạn.
- Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán sản phẩm nông sản mang tính thời vụ. vào
những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá
đồng đều và giá rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ hàng nông sản khan hiếm, giá bán
thường cao.
- Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khí hậu, thời tiết. Nếu năm nào, khu
vực nào có "mưa thuận, gió hòa", thì cây cối phát triển, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Ngược lại, nếu năm nào có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường
xuyên thì sẽ gây sụt giảm về sản lượng cũng như chất lượng của cây trồng.
- Chất lượng sản phẩm nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu
dùng. Chính vì vậy, nó luôn là yếu tố đầu tiên người tiêu dùng quan tâm. Tại các quốc gia
phát triển nhập khẩu nông sản ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nhập

khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ, các yếu tố
về bảo vệ môi trường
- Sản phẩm nông sản có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được trong thời gian
dài. Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nông sản dẫn đến tính không phù hợp giữa sản xuất
và tiêu dùng, do đó cần phải quan tâm tới khâu chế biến và bảo quản tốt.
- Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng cùng một mặt
hàng cũng rất phong phú và đa dạng. Hàng nông sản được sản xuất từ các điạ phương
khác nhau, với mỗi yếu tố địa lý tự nhiên khác nhau, mỗ vùng, mỗi bộ phận có phương
thức sản xuất khác nhau với các giống nông sản khác nhau. Vì vậy chất lượng sản phẩm
nông sản có tính không đồng đều.
Đặc điểm của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính
10
Gạo: Gạo được hiểu là phần còn lại của thóc sau khi đã tách vỏ trấu, một phần hay
toàn bộ cám và phôi. Tùy theo kích thước, hình dạng hạt gạo, tỷ lệ gạo tấm, gạo được
phân thành: hạt rất dài, hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn. Về mặt cảm quan, gạo có mùi vị,
màu sắc đặc trung cho từng loại gạo. Về tiêu chuẩn vệ sinh, các tiêu chuẩn thường được
đề cập là: lượng hóa chất, vi nấm, côn trùng. Bao gói: gạo thường đóng trong bao bì mới,
không rách thủng, phải bền chắc, khô sạch, thường đóng với khối lượng tịnh là 50 –
100kg /bao. Bảo quản: gạo đóng gói được bảo quản trong kho chống hắt, chống thấm, khô
ráo, sạch sẽ, chống ẩm mốc, côn trùng. Nhiệt đọ bảo quản tốt nhất là 18 – 22 độ C.
Lạc: Lạc được chia thành hai loại lạc quả và lạc hạt
Lạc quả cần đảm bảo yêu cầu: lạc quả phải khô, độ ẩm không lớn hơn 2% khối lượng.
Lạc quả phải tương đối đồng đều, mùi vị, màu sắc và trạng thái bên ngoài bình thường
đặc trưng cho lạc quả được chế biến khô.
Lạc hạt: phải được chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không quá 70%. Lạc phải
sạch, không có sâu mọt, đặc biệt loại trừ hạt có màu sắc nhợt nhạt, bị mốc. Lạc hạt không
được phép lẫn các hạt lạc khác loại 5%.
Chè: Chè thường được chia thành 2 loại chè xanh và chè đen
Chè xanh là chè sau khi làm héo được duyệt men, sau đó đem sao sấy.
Chè đen là chè sau khi làm héo thường được lên men bằng phòng lạnh với điều kiện

nhiệt độ thích hợp rồi mới đem sao sấy.
Rau quả xuất khẩu (ở dạng tươi hoặc đã chế biến): Đối với rau quả, độ tươi được
đánh giá rất cao, tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng
như các loại nông sản sản khác, thời hạn sử dụng và chất lượng rau quả phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên bên ngoài. Để đảm bảo chất lượng rau quả cho xuất khẩu, cần có
hình thức bảo quản hợp lý, tùy theo từng mặt hàng.
1.2 Một số lý thuyết về mở rộng thị trường xuất khẩu
1.2.1 Vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu
- Mở rộng thị trường là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh
tế thị trường.
Ngày nay trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khi mà hàng rào thuế
quan được hạ bỏ các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường,
doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải
cạnh tranh gay gắt với các công ty bên ngoài. Do vậy để tồn tại và phát triển công ty phải
không ngừng duy trì và mở rộng thị trường của mình.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, mở rộng thị trường đồng
nghĩa với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đây cũng chính là chính sách chung của
11
Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm
cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời tăng thu ngoại tệ cho đất nước
- Mở rộng thị trường là tất yếu khách quan nhằm lưu thông hàng hóa gia tăng lợi
nhuận. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng
gay gắt, các doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh do vậy lợi nhuận bị
chia sẻ. Để đạt được lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được sự cạnh tranh thì việc mở rộng
thị trường, vươn ra những thị trường mới là sự cần thiết.
- Mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên
thị trường quốc tế. Mỗi quốc gia không thể phát triển một cách độc lập, riêng rẽ mà phải
tham gia vào phân công lao động xã hội trên toàn thế giới và hợp tác quốc tế. Do đó mở
rộng thị trường giúp doanh nghiệp cọ sát với bên ngoài, có điểu kiện để phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế.

→ Phát triển thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm,
khai thác triệt để mọi tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
tăng lợi nhuận và khẳng định vị trí vai trò của doanh nghiệp trên thương trường
1.2.2 Đặc điểm của việc mở rộng thị trường xuất khẩu
- Mở rộng thị trường trên cơ sở đã đảm bảo vững chắc thị phần hiện có
Đối với doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ ổn định là cơ sở cho hoạt động kinh
doanh.Để tạo nên một thị trường tiêu thụ ổn định doanh nghiệp phải xây dựng và thực
hiện các biện pháp khai thác và mở rộng thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thông qua hoạt động này sẽ nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
Mặt khác giữ vững thị trường hiện có là biểu hiện sự ổn định trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định này lại là tiền đề cho hoạt động tìm kiếm thị trường
mới hay mở rộng thị trường. Do đó muốn mở rộng thị trường doanh ngiệp phải đảm bảo
vững chắc phần thị trường hiện có và khai thác tối đa tiềm năng của thị trường. Đó là cơ
sở để mở rộng thị trường và tạo nên thị trường kinh doanh ổn định
- Mở rộng thị trường phải dựa trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực trong
doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp các nguồn lực như lao động, tài chính, vật tư, thiết bị sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm. Mọi kế hoạch sản suất đều dựa
trên cơ sở cân đối giữa yêu cầu của thị trường và các khả năng về các nguồn lực trong
doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp mở rộng thị trường , nhu cầu tất yếu sẽ được tăng lên mà các nguồn
lực là không đổi dẫn đến sự chênh lệch giữa nhu cầu của thị trường và khả năng của
12
doanh nghiệp. Do đó muốn mở rộng thị trường doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp tăng
tính hiệu quả và huy động tối đa các nguồn lực để đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường.
- Mở rộng thị trường phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các loại nhu cầu và khả
năng thanh toán của của người tiêu dùng
Trên thị trường luôn tồn tại mối quan hệ cung cầu của tất cả các loại hàng hoá và dịch
vụ. Cơ sở để tạo nên mối quan hệ cung – cầu của một mặt hàng chính là nhu cầu của
người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ đó. Muốn sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị

trường các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa trên kết quả phân tích các thông tin trong
đó phải đặc biệt chú ý đến các thông tin về các nhu cầu có khả năng thanh toán. Trên cơ
sở các thông tin thu thập được, doanh nghiệp chia thành nhóm người tiêu dùng với đầy đủ
các đặc điểm của nhóm đó. Những hoạt động trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thị
trường mới vì thông qua thu thập, xử lý và rút ra qui mô nhu cầu có khả năng thanh toán,
doanh nghiệp sẽ xây dựng chính sách thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới. Phân tích
đầy đủ nhu cầu sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
- Mở rộng thị trường phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế Xã hội của Đảng
và Nhà nước trong từng thời kỳ
Mục tiêu phát triển kinh tế Xã hội của Đảng và nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp tới
những biến động và sự ổn định của thị trường. Trong kinh doanh, mọi hoạt động phải
tuân thủ pháp luật của Nhà nước, hướng hoạt động của doanh nghiệp đi theo các mục tiêu
kinh tế- xã hội đã đặt ra. Mở rộng thị trường của doanh nghiệp cũng trong khuôn khổ tuân
theo qui định của pháp luật vì mọi hoạt động vi phạm chính sách sẽ ảnh hưởng xấu tới
hoạt kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra sự bất ổn trên thị trường.
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu không chỉ đánh giá mức độ mở rộng thị trường theo chiều rộng mà
còn đánh giá mức độ mở rộng tị trường xuất khẩu theo chiều sâu.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng
• Số lượng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp trong năm (T
n
)
Nếu T
n
tăng qua các năm chứng tỏ rằng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp đạt hiệu quả và thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng được mở
rộng về mặt không gian, phạm vi địa lý.
Nếu T
n

tăng giảm không đều qua các năm cho thấy hoạt động mở rộng thị trường
của doanh nghiệp còn nhiều mặt yếu kém.
• Tốc độ tăng thị trường xuất khẩu bình quân (T)
T =
13
Trong đó: t
1
, t
2
t
n
: số lượng thị trường thực sự mới doanh nghiệp khai phá được.
Số lượng thị trường thực sự mới khai thác được tính bằng số thị trường mới khai
thác được hàng năm trừ đị số thị trường mà doanh nghiệp để mất khàng năm.
T < 0: Chứng tỏ thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại theo
phạm vi địa lý. Doanh nghiệp không những không mở rộng được thị trường mà còn đánh
mất dần các thị trường hiện tại.
T = 0: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu không đạt hiệu quả, số thị trường
mới mở chỉ bằng số thị trường doanh nghiệp đã mất đi hoặc cũng có thể là doanh nghiệp
chỉ duy trì hoạt động của mình trên thị trường hiện tại.
T > 0: thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng, số thị trường mới lớn
hơn số thị trường doanh nghiệp đánh mất. Hoạt động mở rộng thị trường của doanh
nghiệp đạt hiệu quả.
• Chỉ tiêu phản ánh quy mô xuất khâu
- Sản lượng xuất khẩu
Sản lượng xuất khẩu là tổng khối lượng hàng hóa doanh nghiệp đã xuất khẩu trong
một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh mặt định lượng của mở rộng xuất khẩu. Để
đánh giá quy mô xuất khẩu tăng hay giảm theo chỉ tiêu sản lượng người ta dựa vào tỷ lệ
gia tăng sản lượng.
Tỷ lệ gia tăng sản lượng = (Q

t
– Q
(t – 1)
)/Q
(t – 1)
Trong đó: Q
t
: Khối lượng hàng hóa xuất khẩu năm t
Q
(t – 1)
: Khối lượng hàng hóa xuất khẩu năm t – 1
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
Để đánh giá quy mô phát triển xuất khẩu người ta dựa vào chỉ tiêu tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu.
Tốc độ = (KNXK
t
– KNXK
t-1
)/KNXK
t
Trong đó: KNXK
t
: kim ngạch xuất khẩu năm t
KNXK
t-1
: kim ngạch xuất khẩu năm t – 1
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường theo chiều sâu
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân
K=
Trong đó: k

1
, k
2
, k
3
, ,k
n
là tốc độ tăng kim ngạch liên hoàn và được tình bằng tốc độ kim
ngạch xuất khẩu của năm sau so với năm trước.
K < 1: cho thấy quy mô mở rộng thị trường của doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp
qua các năm.
K = 1: quy mô mở rộng thị trường của doanh nghiệp là không đổi, năm sau vẫn bằng
năm trước
K > 1: quy mô thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng.
14
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm nông sản
1.2.4.1 Các nhân tố quốc tế
- Quy chế tối huệ quốc
Quy chế tối huệ quốc là chính sách không phân biệt đối xử trong thương mại, hiện nay
được rất nhiều quốc gia sử dụng đặc biệt là tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mục đích
việc sử dụng quy chế tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử
trong buôn bán quốc tế, làm điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau
nhằm thúc đẩy quan hệ mua bán giữa các nước đang phát triển, hàng hóa của nước nhận
được quy chế tối huệ quốc sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường nước cung cấp
quy chế bởi sự giảm bớt về hàng rào thuế quan và phi thuế quan, được hưởng những ưu
đãi khác giúp doanh nghiệp các nước tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Với việc xem xét yếu tố này, các doanh nghiệp sẽ định hướng được hoạt động mở
rộng thị trường xuất khẩu của mình.
- Tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật quốc tế
Sự biến động của nền kinh tế thế giới như lạm phát, khủng hoảng kinh tế khu vực

cũng như sự biến động chính trị, quân sự trên thế giới, hay sự thay đổi về luật pháp quốc
tế sẽ có ảnh hưởng đến lượng cung và cầu về các mặt hàng nông sản của các nước.
Những biến động về kinh tế, chính trị, pháp luật có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân
hàng, cơ sở hạ tầng của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu.
Trong xuất khẩu thì tính phức tạp trong thanh toán nguồn vốn và ngoại tệ cần huy động
lớn. Vì vậy, khi hệ thống tài chính ngân hàng của nước xuất khẩu và nhập khẩu đều phát
triển sẽ tạo điều kiện cho xuất khâu. Vì vậy trong hoạt động xuất khẩu , doanh nghiệp cần
nghiên cứu, phân tích thường xuyên tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật nhằm phục vụ
cho việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động nhập khẩu của các nước để nắm
bắt và khai thác cơ hội kinh doanh.
1.2.4.2 Các nhân tố thuộc về nước xuất khẩu
- Các công cụ, chính sách của nhà nước trong quản lý xuất khẩu
Hiện nay, trên thế giới các nước sử dụng nhiều công cụ thực hiện chính sách thương
mại quốc tế, trong đó công cụ sử dụng nhiều nhất là đánh thuế, hạn ngạch Nó là công cụ
kinh tế phục vụ cho công tác điều tiết quản lý nhà nước về xuất khẩu. Các quy định trong
thương mại quốc tế gồm
Trợ cấp xuất khẩu: là biện pháp nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh hàng xuất khẩu nhằm khuyến khích tăng nhanh số lượng và giá trị kim ngạch
15
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay vốn
với lãi suất thấp.
Chính sách tỷ giá hối đoái: kết quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu rất nhạy
cảm với tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái tăng có lợi cho xuất khẩu, khi tỷ giá hối đối
giảm thì thường bất lợi cho xuất khẩu.
- Mức độ hội nhập kinh tế của nước xuất khẩu
Ngày nay các xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế ngày càng phát
triển, các nước trong khu vực và trên thế giới đều có sự liên kết kinh tế. Quốc gia nào có
đường lối chính trị mở cửa, hội nhập vào thế giới một cách ổn định nhất quán và lâu dài,
có quan hệ ngoại thương và giao thương với nhiều nước sẽ tạo ra môi trường thuận lợi

cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Tuy nhiên việc mở của thị trường cũng tạo ra
những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp xuất khẩu là sự gia tăng sức ép cạnh
tranh đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu chưa đủ mạnh thì mở của thị
trường sẽ rất dễ bị các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài chèn ép.
- Nguồn hàng cung ứng
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản đó chính là nguồn
hàng cung ứng. Các doanh nghiệp xuất khẩu phần lớn là thu mua từ người trồng, hoặc
thông qua những nhà cung ứng. Nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm và sự thông suất liên tục của quá trình xuất khẩu. Nếu nguồn hàng đa dạng và
phong phú dẫn đến xuất khẩu ổn định hơn tạo được uy tín trên thị trường.
1.3 Nội dung và nguyên lý mở rộng thị trường xuất khẩu
1.3.1 Nội dung mở rộng thị trường xuất khẩu
- Nghiên cứu thị trường quốc tế
Để có thể thâm nhập vào thị trường thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là tìm
hiểu thị trường. Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp phát triển
đúng hướng, là xuất phát điểm để các doanh nghiệp xác định và xây dựng kế hoạch kinh
doanh, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Dự báo thị trường nước ngoài
Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp cần thực hiện phân tích số
liệu và dự báo phân tích thị trường nước ngoài. Để có được hình ảnh đầy đủ về thị trường
tương lai của doanh nghiệp thì lý tưởng nhất là dự báo mọi khía cạnh của thị trường từ
các đặc trưng khái quát đến đặc điểm chi tiết của nó. Tuy nhiên trên thực tế khó có thể dự
báo chính xác mọi động thái của thị trường, do đó doanh nghiệp chỉ cần tập trung dự báo
nhứng đặc trưng quan trọng nhất của thị trường, như mức tổng nhu cầu thị trường, tổng
mức nhập khẩu, cơ cấu sản phẩm sẽ có nhu cầu trong tương lai.
- Lựa chọn thị trường nước ngoài
16
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai chiến lược mở rộng thị trường nước
ngoài là chiến lược tập trung và chiến lược phân tán.
Chiến lược tập trung là chiến lược trong đó doanh nghiệp tập trung thâm nhập vào

một số ít thị trường trọng điểm giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để quản lý dễ dàng
hơn, ưu thế cạnh tranh cao hơn nhưng tính linh hoạt trong kinh doanh bị hạn chế, mức độ
rủi ro tăng do doanh nghiệp khó có thể đối phó với những biến động của thị trường.
Chiến lược phân tán là chiến lược mở rộng đồng thời hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sang nhiều thị trường khác nhau.
- Thâm nhập thị trường nước ngoài
Khi doanh nghiệp đã lựa chọn một số thị trường nước ngoài làm mục tiêu mở rộng
hoạt động kinh doanh doanh của mình thì cần tìm được phương thức tốt nhất để thâm
nhập vào thị trường đó. Việc lựa chọn phương thức thâm nhập được thực hiện trên cơ sở
hoạt rộng nghiên cứu đánh giá thị trường tùy vào khả năng của doanh nghiệp.
Vì mỗi thị trường chỉ phù hợp với một vài phương thức thâm nhập do vậy doanh
nghiệp cần phải lựa chọn phương thức thâm nhập hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp
mình.
1.3.2 Các chính sách và công cụ để mở rộng thị trường xuất khẩu
Để duy trì và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cần sử dụng
các chính sách và công cụ sau:
1.3.2.1 Chính sách sản phẩm
Cần nâng cao chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến
khả năng thỏa dụng của hàng hóa đối với người tiêu dùng, khi sản phẩm phù hợp và đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì nó sẽ bán được nhiều. Khả năng chấp nhận của
thị trường đối với sản phẩm cao nhờ đó doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường
xuất khẩu của mình.
Ngày nay, chất lượng sản phẩm được đánh giá không chỉ căn cứ vào các yếu tố vật
chất (giá trị sử dụng). Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc nâng cao hình
thức của sản phẩm như: Nhãn mác, bao bì, biểu trưng, tên gọi sản phẩm … đây là một
vấn đề có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2.2Chính sách giá cả
Chính sách giá cả bao gồm các hoạt động các giải pháp nhằm đề ra một hệ thống các
mức giá phù hợp với từng vùng thị trường và khách hàng. Chính sách giá của doanh
nghiệp không được quy định cứng nhắc, việc định giá hết sức khó khăn phức tạp. Mặc dù

hiện nay trên thị trường (nhất là thị trường xuât khẩu) cạnh tranh về giá đã nhường vị trí
cho cạnh tranh về chất lượng, thời gian, phương thức giao hàng, dịch vụ hỗ trợ nhưng giá
cả về sản phẩm vẫn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu định
17
giá không chuẩn xác hoặc quá cao, hoặc quá thấp có thể dẫn đến không tiêu thụ được sản
phẩm, không bù đắp được chi phí và do đó đẩy doanh nghiệp và tình trạng thua lỗ, có thể
dẫn đến phá sản.
Chính sách giá cả có tác động to lớn và là nhân tố ảnh hưởng quan trọng kích thích
từng loại cầu hàng hóa phát triển. Việc đưa ra mức giá hợp lý trên từng thị trường khác
nhau vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và có lợi cho khách hàng, giúp doanh
nghiệp có thể duy trì và thâm nhập vào thị trường mới một cách dễ dàng hơn.
1.3.2.3Tổ chức lại, mở rộng mạng lưới bán hàng
Tổ chức thêm các cửa hàng đại lý bán lẻ, giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước
ngoài để tận dụng các ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp, nó giúp doanh nghiệp tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng nước ngoài và tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng về
sản phẩm một cách trực tiếp và chính xác.
Tổ chức một vài hệ thống phân phối lớn, có uy tín và chấp hành đúng nguyên tắc
của nước chủ nhà. Mặt khác doanh nghiệp có thể thực hiện việc ưu đãi với khách quen
đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
1.3.2.4Về công tác hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm
Quảng cáo ngày nay đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mọi
người dân. Các nhà sản xuất kinh doanh đều coi quảng cáo là biện pháp hữu hiệu trong
công tác tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo là để giới thiệu sản phẩm hàng hóa cho mọi người
biết, nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng. Nhờ quảng cáo, nhiều khách hàng biết được
sản phẩm của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp bán được nhanh và nhiều hàng hơn. Vì
thế các doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện, cách thức quảng cáo phù hợp. Hợp đồng
xúc tiến chào hàng, bán hàng và dịch vụ sau bán có vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp
cần tăng cường các hình thức xúc tiến như: giấy chào hàng, báo hàng trong đó đầy đủ các
thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG

SẢN CỦA CÔNG TY TNHH NOVA
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến thị trường xuất
khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA
2.1.1 Khái quát tình hình xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA
2.1.1.1Giới thiệu chung về Công ty TNHH NOVA
Công ty TNHH NOVA được thành lập năm 2005, hoạt động trong lĩnh vực nông
sản là chủ yếu. Từ nhiều năm nay hoạt động chính của công ty là xuất khẩu mặt hàng gạo,
tiêu, cà phê, hoạt động kinh doanh tăng trưởng đều qua các năm. Hiện nay công ty NOVA
là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, đạt danh hiệu Doanh nghiệp Xuất
18
Khẩu UY Tín của Bộ Công Thương và bằng khen của Chủ Tịch UBNN TP.Hà Nội trong
3 năm liên tiếp 2008, 2009, 2010
Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH NOVA
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: NOVA CO., LTD
Địa chỉ trụ sở chính65/1 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Thành
phố Hà Nội, Việt Nam
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng
Điện thoại: 04.35576133; 35576134; 35576135
Fax: 04.35576147; 35576173
Email: ;
Website: www.nova-vn.com
• Chức năng
Là một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực thương
mại mà chủ yếu là các mặt hàng nông sản nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận vì vậy chức
năng của công ty TNHH NOVA thể hiện qua nội dung hoạt động sau:
- Kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản, lương thực thực phẩm
- Sản xuất gia công chế biến các mặt hàng công ty kinh doanh
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, giải khát; Kinh doanh khu du lịch sinh
thái, khhu vui chơi giải trí, văn hóa thể thao; lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
19
• Nhiệm vụ
Đi đôi với những chức năng trên cũng như theo quy định trong điều lệ của công ty,
công ty TNHH NOVA có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và thực hiện sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định thị trường có nhu cầu. Lập các
kế hoạch kinh doanh cụ thể
- Hoạt động đảm bảo tuân thủ đúng các chính sách, quy định, pháp luật của nhà
nước, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật
chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động.
2.1.1.2 Tổng quan tình hình xuất khẩu sản phẩm nông sản của Công ty TNHH NOVA
Mặt hàng xuất khẩu: Với phương châm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nên mặt
hàng xuất khẩu nông sản của Công ty cũng rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú, đa
dạng này thay đổi theo từng mùa vụ. Đối tượng xuất khẩu mà đề tài này đề cập là một số
mặt hàng nông sản mà Công ty thường xuyên kinh doanh với khối lượng lớn, đều đặn qua
các năm như: gạo, cà phê,hạt tiêu. Ngoài ra, Công ty cũng kinh doanh xuất khẩu những
mặt hàng nông sản khác như chè, ngô, dầu lạc, mây tre, cói, gạo, sắn, hạt điều song
những mặt hàng này có khối lượng xuất khẩu nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
công ty. Các sản phẩm STAR, ETOILE, NOVA của công ty đã được người tiêu dùng ở
một số nước biết đến công ty xác định đây là các mặt hàng chủ lực cần tiếp tục cải tiến
chất lượng, sản phẩm được đóng gói trong bao bì đẹp do công ty thiết kế. Hàng hóa được
kiểm định chặt chẽ về số lượng và chất lượng bởi kiểm định SGS / Bureau Veritas /
Contecna / Vinacotrol từ lúc sản xuất đến lúc đóng gói.
Mặc dù xuất khẩu sản phẩm nông sản của cả nước nói chung và của Công ty nói
riêng đang có những bước tiến nhưng vẫn chưa ổn định. Các sản phẩm nông sản xuất
khẩu của công ty chủ yếu vẫn ở dạng thô, hoặc mới qua sơ chế nên giá trị không cao. Sản

lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của công ty trong năm 2009 khoảng 6.354 tấn
trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là gạo với 5000 tấn, cà phê 770 tấn, hạt tiêu 267 tấn, các
loại nông sản khác 317 tấn. Đến năm 2011 sản lượng xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng
lên đáng kể tổng khối lượng xuất khẩu là 7500 tấn trong đó gạo 6150 tấn, cá phê 820 tấn,
hạt tiêu 120 tấn, nông sản khác 410 tấn. Ta có thể thấy cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng của
Công ty đã có sự chuyển dịch đáng kể, sản lượng về hạt tiêu xuất khẩu giảm nhưng bù
20
vào đó sản lượng các loại nông sản khác lại tăng lên.
Thị trường xuất khẩu: Công ty có quan hệ lâu dài với các bạn hàng Đông Âu và
Liên Xô cũ. Thị trường nước ngoài nhìn chung là ổn định, có khả năng cung cấp nhiều
mặt hàng cho một số thị trường lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, Singapore,
Maylaysia, Thái Lan, Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Ý, Hungari,EU Điều nổi bật là Công ty
đã mở rộng quan hệ trực tiếp với Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường đầy triển vọng, chi
phí vận chuyển thấp, dung lượng thị trường lớn.
Nguồn hàng cung ứng: nguồn hàng cung ứng là yếu tố rất quan trọng trong quá
trình sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. Công ty TNHH NOVA là một
doanh nghiệp khá lớn trong xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Để thuận tiện cho việc thu
gom hàng công ty đã có các đại lý chi nhánh rải rác ở các địa phương trên để thuận tiên
trong công tác thu mua trực tiếp. Ngoài ra Công ty còn mua hàng từ các nhà cung ứng lớn
như Tổng Công ty lương thực Miền Nam, DNTN Thương Mại Tổng Hợp Mekong để
đảm bảo luôn có hàng phục vụ cho công tác xuất khẩu.
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông
sản của Công ty TNHH NOVA
2.1.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường vĩ mô
 Các chính sách của nhà nước
Chính sách hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Với một nền kinh tế 70% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam xác định mặt hàng
xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm nông nghiệp, bất cứ nông sản nào cũng có thể xuất
khẩu để đổi lấy ngoại tệ tạo vốn đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại
phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Vì vậy các mặt hàng nông

sản có sự ưu tiên đặc biệt có các chính sách hỗ trợ riêng như:
- Khi công ty kí hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất để xuất khẩu nông
sản ngoài các chính sách hỗ trợ tài chính hiện hành như: Thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ
trợ lãi suất vay vốn tạm trữ, xúc tiến thương mại phát triển thị trường, bù lỗ do nguyên
nhân bất khả kháng được ưu tiên xem xét xuất khẩu nông sản theo các hợp đồng xuất
khẩu thương mại của Chính phủ Việt Nam ký kết với nước ngoài.
- Khi các doanh nghiệp kí hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất có các dự
án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được vay vốn từ Quĩ hỗ trợ phát triển theo qui
định tại quyết định số 133/2001/QĐ- TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ và Thông tư số 76/2001/TT-BTC ngày 25/9/2001 của Bộ Tài chính về Qui chế
tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
21
- Trường hợp doanh nghiệp kí hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản
xuất để xuất khẩu, theo hình thức doanh nghiệp phải ứng trước vốn, vật tư hoặc bán vật tư
mua lại nông sản và trực tiếp tiêu thụ nông sản cho người sản xuất, được vay vốn từ Quĩ
hỗ trợ phát triển.
- Công ty được miễn thuế xuất khẩu, các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh gọn.
Những chính sách trên sẽ hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, giúp
các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn khi thâm nhập thị trường mới với giá cạnh tranh so
với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Chính sách mở cửa, hội nhập
Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tham gia vào sân chơi chung của thế
giới theo xu hướng toàn cầu hóa. Việt Nam có quan hệ với nhiều nước nên thế giới.
Chính sách chủ động hội nhập mang lại nhiều cơ hội cũng như thử thách cho các doanh
nghiệp, khi hội nhập tham gia vào các tổ chức quốc tế khi xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ
được cạnh tranh một cách công bằng, được tạo điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu, được
hưởng các chính sách về thuế quan và phi thuế quan.
Chính sách tỷ giá
Chính sách tỷ giá neo tiền đồng Việt Nam theo USD đã tạo nhiều lợi thế cho xuất
khẩu Việt Nam trong giai đoạn đầu của khủng hoảng do đồng USD mất giá nhiều so với

các đồng tiền khác trên thế giới trong năm 2008, 2009. Tuy nhiên khi nền kinh tế bắt đầu
hồi phục, khi đồng USD tăng giá, chính sách này cũng đã khiến cho hàng xuất khẩu Việt
Nam tăng giá và giảm sức cạnh tranh ở các thị trường ngoài Mỹ. Do đó chính sách tỷ giá
cũng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông sản. Sự thay đổi tỷ giá sẽ
ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty, gây ra nhiều rủi ro lớn cho
công ty.
 Hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): hoạt động kinh doanh xuất
khẩu sản phẩm nông sản được cải thiện đáng kể nhờ sự đóng góp của Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA). Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông
sản tăng đáng kể nhất là sau khi VFA được thành lập và liên kết các doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng nông sản lại. Với trung tâm nghiên cứu và phát triển thị trường thuộc VFA
đã giúp cho các công ty sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản trong các hoạt động
nghiên cứu thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản ở nước ngoài, tổ chức giới thiệu sản
phẩm, thiết lập các mối quan hệ với các Hiệp hội Lương thực các nước trên thế giới. VFA
đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mạng lưới liên kết, tìm kiếm thị trường và
quảng bá các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Ngoài ra VFA còn giúp gắn kết giữa
22

×