Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.64 KB, 39 trang )

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
 “Hoàn thiện quản trị thanh toán
xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Bắc Giang”
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
Chương 1: Tổng quan về quản trị thanh toán tại các doanh nghiệp ở việt nam
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đang
dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự
kiện trọng đại mở ra các cơ hội cũng như tạo ra các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để
ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước để hoàn thành mục tiêu tới năm 2020 Việt Nam chính thức trở
thành một nước công nghiệp. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương
mại nói riêng của Việt Nam với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng , phát
triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Việc mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia với nhau ngày càng được mở
rộng, khối lượng giao dịch ngày càng lớn ,chính vì điều này mà việc tiến hành các phương thức
thanh toán quốc tế cần phải được tiến hành một cách nhanh, gọn , tiện lợi.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang chuyên xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường
Trung Quốc, Mỹ , Châu âu Việc tiến hành thanh toán còn gặp nhiều vấn đề còn vướng mắc,
cần được giải quyết. Vì vậy hoàn thiện nghiệp vụ quản trị thanh toán trong lĩnh vực xuất
khẩu hàng nông sản đang là vấn đề hết sức cấp thiết cần được giải quyết.
Với các lý do trên, cùng với một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Bắc Giang , Em xin chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông
sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu của chuyên đề
tốt nghiệp.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài


 Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề về thanh toán hàng nông sản xuất khẩu tại công ty cổ
phẩn xuất nhập khẩu Bắc Giang
 Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị thanh toán quốc tế đối với hàng nông sản xuất
khẩu.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
 Tên đề tài: “Hoàn thiện quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Bắc Giang”
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
- Trước hết là hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế. Qua
việc nghiên cứu này thì các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế trong xuất
khẩu sẽ được hệ thống hóa lại, được tập trung vào các lý luận sát với thực tiễn hoạt động
XNK nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng để làm cơ sở cho các nghiên cứu thực tiễn
về hoạt động quản trị thanh toán .
- Khi hệ thống hóa các vấn đề lý luận thì mục tiêu tiếp theo của bài viết là khảo sát tình hình
thực tế hoạt động quản trị thanh toán quốc tế tại CTCP XNK BG. Thông qua quá trình thực
tập tại công ty, phỏng vấn chuyên sâu đối với các nhân viên tại công ty. Thu thập các cơ sở
dữ liệu thứ cấp và tiến hành phân tích đánh giá , tổng hợp các dữ liệu nhằm phát hiện ra
những ưu điểm và phát hiện ra khó khăn chưa được giải quyết tại công ty.
- Cuối cùng, khi các vướng mắc được phát hiện, phân tích, đánh giá thì sẽ đề xuất các giải
pháp cụ thể để hoàn thiện hơn hoạt động quản trị thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại
CTCP XNK BG. Các giải pháp được đưa ra dựa trên các khảo sát thực tế các hoạt động tại
công ty và kết hợp với hệ thống lý luận chung nhất về hoạt động thanh toán quốc tế sao cho
các giải pháp này phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp thực tập và
hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp khác
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian:
Vấn đề nghiên cứu trong giới hạn phạm vi doanh nghiệp thực tập tại công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Bắc Giang và trong phạm vi nghiên cứu bài chuyên đề tốt nghiệp.
- Phạm vi về thời gian:

Do điều kiện không cho phép nên các nguồn dữ liệu thứ cấp trong suốt qua trình nghiên cứu
chuyên đề đã thu thập trong thời gian từ năm 2007- 2009. Các thông tin liên quan được thu
thập trong thời gian chuyên đề được tiến hành thực hiện.
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản trị thanh toán quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng nông sản
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung .
1.5.1 Khái niệm thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động
xuất khẩu.
 Khái niệm thanh toán quốc tế
Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải
tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch trong đó
quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những
nhu cầu chi trả, thanh toán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, từ đó hình thành và phát
triển hoạt động TTQT.
Vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh
trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ
chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông quan hệ giữa
các ngân hàng của các nước liên quan.
 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu:
- Thanh toán quốc tế là khâu then chốt , cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán trao đổi
hàng hóa dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
- Thanh toán quốc tế là cầu nối giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nó giúp cho hoạt động
ngoại thương của các nước phát triển mạnh mẽ hơn.
- Việc tổ chức thanh toán nhanh, tiện lợi, chính xác sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu yên tâm và
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

- Thanh toán quốc tế tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu , giúp phát triển mạnh quá trình
sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ
để phục vụ cho xuất khẩu.
1.5.2. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
Sự khác biệt về vị trí địa lý, môi trường hoạt động kinh doanh ,môi trường pháp luật, các lợi
ích về kinh tế , chính trị đã dẫn tới nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Để giảm
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 4
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
thiểu rủi ro thì người ta đã đưa ra các điều kiện về thanh toán quốc tế trong các hợp đồng
thương mại. Các điều kiện này có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên ,chính vì
lý do này mà các bên tham gia cần quy định thành các điều kiện thanh toán quốc tế trong các
hợp đồng thương mại.
Khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa thì nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tiến hành đàm
phán để thống nhất việc áp dụng các điều kiện thanh toán như thế nào cho thuận tiện và có
lợi cho đôi bên . Điều kiện thanh toán ở đây bao gồm:
- Điều kiện về tiền tệ.
- Điều kiện về địa điểm tiến hành thanh toán.
- Điều kiện về thời gian mà nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu.
- Điều kiện về phương thức tiến hành thanh toán.
1.5.2.1 Điều kiện về tiền tệ.
Chúng ta đã biết các đồng tiền mạnh như USD hay EUR là những đồng tiền mạnh có thể
dùng để thanh toán ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Còn những đồng tiền yếu thì hầu như
không thể tiến hành thanh toán quốc tế . Để có thể tiến hành giao dịch thì nhà nhập khẩu và
nhà xuất khẩu phải tiến hành thỏa thuận việc sử dụng đồng tiền để thanh toán.
Ngày nay trong các hiệp định và hợp đồng thương mại đều quy định rõ việc sử dụng đồng
tiền thanh toán, điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong các
hợp đồng thương mại.
Chính vì những lý do này mà người ta quy định hai loại đồng tiền thanh toán như sau:
 Đồng tiền tính toán: là loại tiền được dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị của hợp
đổng thương mại.

 Đồng tiền thanh toán : là loại tiền tệ chi trả cho các hợp đồng thương mại. Đồng tiền thanh
toán có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu , của nước xuất khẩu hay của nước thứ 3 nào
đó.Hiện nay để tránh rủi ro và biến động lớn xảy ra thường sử dụng đồng tiển mạnh như
USD , EUR ,vàng để tiến làm đồng tiền thanh toán.Ở đây điều kiện tiền tệ cũng chỉ ra cách
xử lý khi có sự biến động của giá trị đồng tiền trong các hợp đồng thương mại , khi thanh
toán nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán có sự biến động thì giá cả hàng hóa và tổng giá trị
hợp đồng phải có sự điều chỉnh tương ứng:
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
Ví dụ: đồng tiền thanh toán là VNĐ . Tổng giá trị hợp đồng là 1.000.000.000 VNĐ, xác
định quan hệ tỷ giá với USD: 1USD=17.750VNĐ.
Khi thanh toán 1USD =18.790VNĐ khi đó tổng giá trị hợp đồng sẽ điều chỉnh lại
là:1.000.000.000 *(18.790/17.750)=1.058.591.549.VNĐ.
1.5.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán:
Trong thanh toán quốc tế bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa
điểm thanh toán. Sở dĩ vậy vì thanh toán tại nước mình thì sẽ có nhiều điểm thuận lợi hơn. Vi
dụ: Đối với nhà nhập khẩu thì tới hạn thanh toán mới phải chi tiền , đỡ đọng vốn , tiết kiệm
chi phí vay tiền Đối với nhà xuất khẩu thì thu vốn về nhanh nên có thể luân chuyển vốn
nhanh
Để đảm bảo tính khách quan thì địa điểm mà nhà nhập khẩu sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu
được quy định rõ trong hợp đồng thương mại mà hai bên đàm phán và đã ký kết. Địa điểm
thanh toán có thể là tại nước nhập khẩu , nước xuất khẩu , hay một nước thứ 3 nào đó.Tuy
nhiên trên thực tế việc sử dụng đồng tiền thanh toán của nước nào thì sẽ tiến hành thanh toán
tại nước đó, hoặc cũng có thể việc tiến hành đàm phán giữa hai bên thống nhất địa điểm
thanh toán sao cho thuận lợi cho cả hai bên.
1.5.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán:
 Thực tế rằng các nhà xuất khẩu luôn luôn muốn thời gian thanh toán nhanh, để tránh đọng
vốn , có thể luân chuyển vốn nhanh ,tránh được những rủi ro biến động về tiền tệ Còn nhà
nhập khẩu luôn mong muốn thanh toán chậm nhất . Chính vì điều này mà hai bên luôn phải

tranh chấp trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.
 Để đảm bảo lợi ích công bằng cho cả đôi bên thì thời gian thanh toán được hai bên quy định
rõ trong hợp đồng thương mại và thường có quy định như sau:
- Trả tiền trước là việc nhà nhập khẩu trả cho nhà xuất khẩu toàn bộ hoặc một phần khoản tiền
hàng sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn hàng của
bên nhập khẩu
- Trả tiền ngay là việc nhà nhập khẩu phải thanh toán sau khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu tại địa điểm mà hai bên quy định trong hợp đồng.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 6
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
- Trả tiền sau là việc nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu sau một thời gian nhất định kể
từ khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ( bán chịu)
1.5.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán:
Đây là điều kiện qua trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ở đây phương thức
thanh toán thể hiện cách mà nhà nhập khẩu sẽ trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu như thế
nào.Trong thanh toán quốc tế thì có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, ở đây nhà
nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải thống nhất về phương thức thanh toán trong hợp đồng
thương mại. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.
1.5.3 Các phương thức thanh toán trong xuất khẩu.
 khái niệm
Phương thức TTQT trong ngoại thương là toàn bộ quá trình , điều kiện , quy định để người
mua trả tiền và nhận hàng , còn nhười bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại
thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.
1.5.3.1 Phương thức chuyển tiền
 Khái niệm:
Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng (người có yêu
cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác
(người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương
tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau:

- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh
thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân
hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh thanh
toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng
này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông
SWIFT.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
Giải thích sơ đồ:
(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi
cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.
(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá,
nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền
gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy
hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi
giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi
nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.
(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi
báo có cho người hưởng lợi.
 Ưu điểm , nhược điểm của phương thức chuyển tiền:
+Ưu điểm
Thủ tục chuyển tiền hết sức đơn giản , chi phí không cao. Còn thời gian chuyển tiền khá
nhanh điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu có khẳ năng thu hồi vốn nhanh,
thuận lợi cho việc kinh doanh sản xuất chu kỳ mới
+Nhược điểm :

- Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển
tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người chuyển tiền và người thụ
hưởng). Khi chuyển tiền trước nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 8
Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)
Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
Nhà xuất khẩu
(5)
Người chuyển tiền
(Remitter)
Nhà nhập khẩu
nha
(1)
(3) (2)
(4)
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời
gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngược lại, trong trường hợp
trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà
nhập khẩu.
- Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai nạn
bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng đến đối tác làm ăn.
 Điều kiện áp dụng: Phương thức thanh toán này chỉ được áp dụng đối với việc xuất khẩu
hàng hóa dịch vụ cho các đối tác có mối quan hệ thân thiết , tin cậy lẫn nhau, những đối tác
làm ăn lâu dài vì phương pháp này có nhiều khe hở dễ chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu.
1.5.3.2. phương pháp nhờ thu

 Khái niệm
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán (nhà xuất khẩu) sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân
hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà
nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều
khoản khác
 Đặc điểm :Trong thanh toán nhờ thu thì ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhà
xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, không
bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như người mua.
Các loại nhờ thu và qui trình nghiệp vụ:Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân
hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại:
+Nhờ thu phiếu trơn (Clean collections): Là phương thức thanh toán, trong đó
chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay
công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo
hiểm ) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng.
Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu phiếu trơn
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 9
(4)
(7)
(3) (8) (6) (5)
(1)
(2)
NHNT
(Remitting Bank)
NHTH
(Collecting Bank)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
(1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức
“Nhờ thu phiếu trơn”

(2) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.
(3) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới ngân hàng phục vụ
mình.
(4) Ngân hàng gửi nhờ thu(NHNT) lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến ngân hàng thu
hộ.
(5) Ngân hàng thu hộ ( NHTH)thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu.
(6) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận
thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay
giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.
(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ
phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.
+ Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao
gồm:
- Chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính.
- Chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng.
Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được
yêu cầu của lệnh nhờ thu.
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 10
Người uỷ thác
(Pricipal)(Nhà XK)
Người trả tiền
(Drawee)(Nhà NK)
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
Chú thích:
(1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức
“Nhờ thu kèm chứng từ”
(2) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.
(3) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương

mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng phục vụ mình.
(4) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng
thu hộ.
(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(6) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận
thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận hàng.
(8) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy
nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.
(9) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu
hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.
 Ưu điểm , Nhược điểm của phương pháp nhờ thu
+Ưu điểm
• Đối với nhà xuất khẩu.
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 11
(4)
(8)

(3) (9) (7) (6) (5)
(1)
(2)
(0)
(1)
NHNT
(Remitting Bank)
NHTH
(Collecting Bank)
Người uỷ thác
(Exporter)
Người trả tiền

(Importer)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
- Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi nhà
nhập khẩu đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
- Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu nhà nhập khẩu không trả tiền hối
phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
- Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết trường
hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. Thẩm quyền của
người đại diện phải được xác định rõ ràng.
 Đối với nhà nhập khẩu:
- Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh
toán hay chấp nhận thanh toán.
- Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phải thanh
toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
+ Nhược điểm: Vì đối với phương pháp này hàng hóa và tiền tách rời khỏi khâu thanh toán
chính vì vậy dễ nảy sinh việc chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu đã
nhận hàng nhưng không trả tiền đúng hạn
 Điều kiện áp dụng : phương pháp này chỉ áp dụng đối với các trường hợp hai bên đều là bạn
hàng quen thuộc,uy tín , tin cậy lẫn nhau.
1.5.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
 Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng
(người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát
hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of credit), theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền
hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất
trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và
điều khoản quy định của L/C.
Vậy: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như
thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về

việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 12
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
 Chú thích:
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức
L/C
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở
một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản
cho người xuất khẩu.
(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao
hàng.
(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán gửi về
ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều
kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C
yêu cầu thanh toán.
(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều
kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu thông qua
ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 13
Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C
(3)
(7)
(8)
(10) (9 (2) (4) (6) (7)
(1)
( (5)

(5)
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo
Người mở
(Nhà NK)
Người hưởng
(Nhà XK)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu
được chấp nhập
(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
 Các loại L/C
Trong thực tế có một số loại thư tín dụng chủ yếu sau:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi được mở thì
người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà
không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi được
mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội
dung của nó nếu không được sự đồng ý của người thụ hưởng L/C.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C):Là L/C không
thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho
L/C này.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): Là L/C không
huỷ ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ
thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai,
mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở

cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế
chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với
nó được mở.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử
dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và
vẫn tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng
giá trị hợp đồng được thực hiện.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 14
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là L/C mà ngân hàng phát hành cho phép
ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ
sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở.
- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường
hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiến ứng trước, nhưng không có khả
năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi
hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập
khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập
khẩu.
 Ưu điểm , Nhược điểm của thư tín dụng L/C
+ Ưu điểm
- Phương thức thanh toán bằng L/C giúp nhà nhập khẩu có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng
hóa cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm hiểu đối tác có uy tín và
đáng tin cậy hay không.Bởi vì các chứng từ đều được ngân hàng đối tác kiểm tra kỹ và họ sẽ
chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót. Ở đây một điều được đảm bảo rằng nhà xuất khẩu giao
hàng thì họ mới phải trả tiền hàng.
- Nhà xuất khẩu yên tâm và sẽ đảm bảo được thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ . Việc thanh
toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng
từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán cho dù nhà nhập khẩu họ có thanh
toán hay không thanh toán.Chính vì điều này mà nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh, tránh

hiện tượng ứ đọng vốn.
+ Nhược điểm
Quy trình tiến hành thanh toán rất tỷ mỷ ,quá máy móc,các bên tiến hành đều rất thận trọng
trong việc kiểm tra chứng từ , Chỉ cần một lỗi nhỏ trong chứng từ đều sẽ bị từ chối thanh
toán. Chính vì điều này mà hiện nay một số doanh nghiệp có những đối tác thân tín thì họ sẽ
không áp dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
 Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với các đối tác làm ăn
không quen biết, không có tính lâu dài,những đối tác có uy tín không cao
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản trị
thanh toán xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc
Giang.
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu:
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong bài viết này chủ yếu là phương pháp thu
thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra phỏng vấn nhân viên trong công ty, qua các đối
tác bạn hàng của công ty, qua quan sát thực tế hoạt động kinh doanh, hoạt động làm việc
trong quá trình thực tập tại công ty. Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp là các dữ
liệu từ nguồn dữ liệu nội bộ công ty bao gồm bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty, các dữ liệu từ phòng kế toán, phòng XNK , phòng kinh doanh , ban kiểm soát tại công ty.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 16
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
2.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài nghiên cứu thông qua việc thu thập, xử lý thông tin, phân tích những thông tin sơ cấp
và thứ cấp qua đó xác định và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị thanh toán xuất khẩu
của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm giúp hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán tại
công ty . Các thông tin thu thập được trong suốt quá trình thực tập cũng như trong cả thời
gian tiến hành viết bài viết này.

Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu (bảng phụ lục)
Các bước thu thập và xử lý dữ liệu:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
- Bước 2: Tổng hợp số liệu
- Bước 3: Phân tích thực trạng
- Bước 4: Đánh giá thực trạng
- Bước 5: Đề xuất các giải pháp
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động
thanh toán quốc tế của công ty:
2.2.1 Những vấn đề về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang:
2.2.1.1 Giới thiệu về công ty ( lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Bắc Giang)
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang tên giao dịch quốc tế là BAC GIANG IMPORT
EXPORT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt :Imexco BacGiang
Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Văn Cừ + Số 2 Nguyễn Thị Lựu – Thành Phố Bắc Giang- Tỉnh Bắc
Giang. Điện thoại (84)2403854225 Fax ( 84) 2403855879.
Được cấp giấy phép hoạt động ngày 1/4/ 2005 trên cơ sở chuyển đổi từ công ty xuất nhập
khẩu Bắc Giang. Là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Công ty đã kế thừa điều
kiện cơ sở vật chất , kỹ thuật trang thiết bị , nguồn nhân lực của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Bắc Giang cũ.
Sau hơn 5 năm hoạt động và phát triển , công ty đã không ngừng lớn mạnh , bằng chính lỗ
lực của mình , công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang đã vươn lên giữ vị trí quan trọng
trong hoạt động kinh doanh , xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Bắc Giang.
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang được điều hành bởi hội đồng quản trị đứng đầu
là giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, sau là ban kiểm soát và các phòng ban chi
nhánh trực thuộc. Công ty đã có những mạng lưới kinh doanh phủ rộng khắp.
 Cơ cấu bộ máy tổ chức, các phòng ban

 Hội đồng quản trị gồm có: chủ tịch hội đồng kiêm giám đốc công ty , các phó giám đốc và
các phó chủ tịch hội đồng quản trị
 Ban kiểm soát:có 1 trưởng ban và 2 ủy viên
 Các phòng ban.
Sơ đồ bộ máy tổ chức (xem Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức )
Tổng số cán bộ công nhân viên công ty : 210 người
Số nhân lực có trình độ đại học và trên đại học: 30 người
2.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Công ty cổ phần XNK Bắc Giang là doanh nghiệp sản xuất và thương mại lớn của tỉnh Bắc
Giang trực thuộc Sở thương mại và Du lịch Bắc Giang , Công ty chuyên kinh doanh trong
các lĩnh vực Xuất khẩu, Nhập khẩu và nhận uỷ thác XNK, sản xuất giấy in, tấm lợp, nhận
làm nhà phân phối hoặc đại lý mua bán hàng hoá cho khách hàng trong và ngoài nước, kinh
doanh nội thương và đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất ( đặc biệt là sản xuất hàng xuất
khẩu ).
 Về Xuất khẩu: các mặt hàng nông sản như: gạo, rau quả, dược liệu,gia vị, hương vị, hàng thủ
công mỹ nghệ và nhiều hàng công nghệ phẩm khác.
 Về nhập khẩu: nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất công nông nghiệp phân bón thuốc trừ
sâu hoá chất nông nghiệp, nguyên phụ liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, kim loại máy móc
thiết bị công nghệ xe gắn máy phương tiện vận tải.
 Về uỷ thác XNK: các loại hàng hoá được nhà nước cho phép.
 Về kinh doanh nội thương như: đại lý hàng hoá trong nước ( bán ô tô cho Vinaxuki và Cty
Chiến Thắng ), tổ chức chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Về lĩnh vực đầu tư
hoặc tham gia đầu tư trong các tổ chức liên doanh để xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh
hàng hoá dịch vụ ( đặc biệt là sản xuất hàng hoá hướng xuất khẩu ). Trong giai đoạn từ
2006-2009, công ty đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như nông sản, lợn sữa, cao su sang
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 18
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
Trung Quốc, gạo, cà phê, mì tôm sang Châu Âu; nhập khẩu các loại ô tô, mô tô, máy công
trình, rơ-moóc, dây điện, đồng ca-tốt, giấy mực in, linh kiện máy tính từ Mỹ, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Italy và các nước ASEAN.

2.2.1.3 Tình hình thanh toán trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2009
 Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
(xem Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc
Giang năm 2008-2009 )
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy hoạt động của công
ty tăng trưởng không đều qua các năm, doanh thu giảm qua các năm và năm trước cao hơn
so với năm sau. Riêng doanh thu năm 2009 đạt 88.846 triệu đồng giảm 0,89% so với năm
2008. Tuy nhiên, cùng với sự giảm đáng kể của doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng giảm
tương ứng và có phần giảm nhanh hơn so với doanh thu, giá vốn hàng bán năm 2009 là
60.976 triệu đồng tương ứng giảm 0,82% so với năm 2008. Nguyên nhân có sự đi xuống của
doanh thu và giá bán vốn hàng bán là do tình hình xuất nhập khẩu của công ty trong năm
2008 chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến động tỷ giá hối đoái của đồng USD trên thị trường
ngoại hối, công ty phải mua USD với giá rất cao (có thời điểm phải mua USD với tỷ giá
19.322 VND/USD) để thanh toán tiền hàng cho nước ngoài khi nhập khẩu các nguyên vật
liệu , máy móc Tuy nhiên do tỷ lệ giảm xuống của giá vốn hàng bán chậm hơn tỷ lệ giảm
của doanh thu nên tính lợi nhuận gộp của năm 2009 công ty vẫn lãi nhiều hơn năm 2008 là
2.720 triệu đồng (tương ứng 1,11%)
Mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhưng doanh thu từ hoạt động tài
chính tăng lên đáng kể là 253 triệu đồng (trđ) trong khi đó chi phí tài chính và chi phí bán
hàng, chi phí quản lý năm 2009 lại giảm hơn so với năm 2008 tương ứng lần lượt là 0.87%;
0.79%; 0.85%. Nguyên nhân có sự giảm về chi phí này là do công ty đã đầu tư nhiều các
khoa học kỹ thuật vào quản lý doanh nghiệp và cắt giảm bớt những chi phí bán hàng không
cần thiết , tinh giảm bộ máy quản lý,.
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy công ty luôn kinh doanh có hiệu
quả, lợi nhuận sau thuế luôn dương năm sau có lợi nhuận cao hơn năm trước. Mặc dù nền
kinh tế thế giới năm 2008 – 2009 ở trong giai đoạn suy thoái, nền kinh tế Việt Nam còn phát
triển chưa ổn định nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có bước tăng trưởng vững
chắc. Công ty kinh doanh nhiều các mặt hàng khác nhau, hơn nữa các mặt hàng cũng chịu
ảnh hưởng không lớn của khủng hoảng tài chính vừa qua. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh tăng cao từ năm 2008 là 7060 trđ đến năm 2009 tăng lên 13.265 trđ tăng tương ứng
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
188% vì công ty có thu nhập tài chính cao. Bên cạnh đó, năm 2009 công ty có chi phí khác
cao hơn rất nhiều năm 2008 tăng 334 trđ tương ứng đó là thu nhập khác lại giảm 397 trđ nên
làm cho lợi nhuận khác của năm 2009 bị âm (208) nhưng lợi nhuận thuần công ty đạt được
vẫn cao 13.265,0 trd.
Như vậy, nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP XNK BG
là rất khả quan, có hiệu quả cao. Mặc dù tình hình kinh tế trong nước chưa thoát khỏi cuộc
suy thoái kinh tế nhưng nếu công ty kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn
đầu vào, kiểm soát tốt các mặt hàng nhập khẩu của mình thì tình hình hoạt động của công ty
sẽ tốc độ tăng trưởng cao và phát triển vững chắc.
 Thực trạng thanh toán quốc tế đối với mặt hàng nông sản tại công ty CP XNK BG
Bảng 2.2 doanh số thanh toán quốc tế tại công ty CP XNK BG
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
D số TTQT 3,45 Triệu USD 3,54 Triệu USD 4,67 Triệu USD
Tốc độ phát triển 2,61% 31,92%
( Nguồn : phong kế toán công ty cổ phần XNK Bắc Giang)
Bảng trên cho ta thấy sự tăng trưởng hoạt động TTQT công ty qua các năm 2007 đến
2009 . Doanh số TTQT năm 2009 cao gấp 131,92% so với năm 2008. Tuy nhiên, ta cũng
nhận thấy rằng năm 2008 tốc độ tăng trưởng TTQT của công ty vẫn tăng 2,61% so với năm
2007 nhưng tốc độ tăng không cao ,điều này là do sự suy thoái kinh tế thế giới đã làm cho số
lượng đơn hàng của công ty giảm đi, làm doanh thu giảm mạnh.Công ty đã sử dụng thanh
toán trong xuất khẩu có tốc độ tăng cao năm 2007 doanh số thanh toán quốc tế của công ty
chỉ đạt 3,45 triệu USD Myxm nhưng tới năm 2009 đã là 4,67 triệu USD Mỹ.
Ta có thể thấy tốc độ tăng trưởngcủa thanh toán quốc tế tại công ty khá nhanh khi kinh tế
phục hồi , năm 2009 31,92% so với năm 2008.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 20
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
Trong thanh toán quốc tế công ty đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau ,
nhưng chủ yếu là thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng cao,
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại công ty CP XNK BG ( Số
liệu từ năm 2007 - 2009)

( Nguồn : Phòng kế toán công ty cổ phần XNK Bắc Giang.)
Qua biểu đồ ta thấy công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C và phương
thức chuyển tiền tuy nhiên tỷ trọng thanh toán bằng L/C giảm dần qua các năm và thanh toán
bằng phương thức nhờ thu có chiều hướng tăng nhanh Ngoài 3 hình thức thanh toán chủ
yếu thì công ty còn sử dụng phương thức thanh toán khác như thanh toán qua biên giới đặc
biệt là với Trung Quốc ,Lào. Đối với phương thức thanh toán chuyển tiền thì hiện nay công
ty vẫn chú trọng và là một trong những phương thức thanh toán chủ yếu của công ty .
2.2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới hoạt
động thanh toán trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản
2.2.2.1 Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp đối với hoạt động thanh toán
quốc tế
Mặt hang
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 22
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
Bảng 2.3 :Bảng kết quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Bắc Giang.
Các chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Gạo Tấn 520 680 790 850

Vải thiều Tấn 6000 5700 6000 12000
Cao su
thiên nhiên
Tấn 1200 1580 1545 2100
Lạc nhân Tấn 90 100 130 170
Sắn lát Tấn 200 230 320 400
Qua bảng số liệu thống kê ta thấy năm 2006 khi công ty mới được thành lập , chính vì vậy
việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện về
cơ sở hạ tầng , trang thiết bị vẫn chưa được đầu tư một cách đầy đủ .Điều này đã hạn chế
việc sản xuất kinh doanh của công ty . Năm 2008 khi mà tình hình kinh tế thế giới gặp phải
suy thoái điều này đã làm cho các thị trường lớn của công ty như Mỹ , Châu Âu …chỉ nhập
khẩu hàng cầm chừng. Năm 2009 khi mà kinh tế thế giới có bước phát triển phục hồi trở lại,
các đối tác của công ty đã có chiều hướng nhập khẩu tăng dần .
Do tỉnh Bắc Giang không phải là tỉnh sản xuất gạo phục vụ cho xuất khẩu , nên công ty phải
thu mua gạo tại các tỉnh khác,phục vụ cho xuất khẩu,điều này đã làm hạn chế khả năng xuất
khẩu mặt hàng gạo của công ty. Đối với một số mặt hàng nông sản như Vải thiều ,
- Nguồn nhân sự
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang có đội ngũ cán bộ công nhân viên có
bề dầy kinh nghiệm , cộng thêm một tinh thần nhiệt huyết với công việc.
Tuy nhiên công ty vẫn còn thiếu cán bộ nhân viên giỏi về chuyên môn trong lĩnh vực thanh
toán, nhiều khâu thanh toán còn vướng mắc,điều này đã làm chậm tiến độ thanh toán , đã làm
gây khó khăn cho đối tác và khó khăn cho doanh nghiệp.
Do trình độ và kiến thức về thanh toán quốc tế còn yếu kém, các nghiệp vụ thanh toán quốc
tế còn yếu chính vì điều này đã gây ra những rủi trong hoạt động thanh toán quốc tế của
công ty. Do thiếu cán bộ nhân viện có kinh nghiệm trong đàm phán thương mại quốc tế ,
chính vì vậy mà việc thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn do phải chịu thua thiệt trong các
cuộc đàm phán.
- Nguồn tài chính: Công ty được thành lập với số vốn điều lệ gần 12 tỷ VNĐ. Trong đó vốn
do nhà nước là 41 % , vốn do cán bộ công nhân viên công ty đóng góp là 27% , còn lại là
vốn thể nhân ,, pháp nhân ngoài công ty đóng góp 32%. Mỗi năm công ty sẽ tăng thêm 2 tỷ

VNĐ do huy động thêm vốn đóng góp của các cổ đông lợi nhuận giữ lại …
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2010
- Kỹ thuật , công nghệ: Ngày nay trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao,
càng hiện đại , nắm bắt được điều này Công ty đã vận dụng những tiến bộ kỹ thuật công
nghệ vào sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ còn
nhiều yếu kém , nhiều hạn chế do đội ngũ nhân sự còn thiếu và yếu cả về chuyên môn , kỹ
thuật .Thiếu kinh phí đào tạo cho việc ứng dụng công nghệ mới…
- Văn hóa doanh nghiệp: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang được thành lập đã kế
thừa văn hóa của công ty xuất nhập khẩu Bắc Giang cũ , mặt khác công ty cũng tạo ra cho
mình văn hóa mang bản sắc riêng của doanh nghiệp mình.
- Các điều kiện cơ sở vật chất của công ty:
Công ty hiện nay do vốn còn yếu kém, nên việc đầu tư choc ơ sở kỹ thuật , trang thiết bị …
còn chưa được đầu tư đúng mức.
2.2.2.2 Tác động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp đối với hoạt động thanh toán
quốc tế của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp
trong nước nói chung cũng như ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty CP XNK
BG nói riêng bao gồm các chính sách của nhà nước về hoạt động XNK, tình hình phát triển
kinh tế của đất nước trong thời gian qua, sự bất ổn của nền kinh tế thế giới trong thời gian
qua đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty. Cụ thể đó là cuộc
khủng hoảng kinh tế vừa qua ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính của nước Mỹ lan sang các
nước châu âu rồi dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực vậy, vì nước Mỹ và các nước
trong cộng đồng Châu Âu là những nước lớn trên thế giới đã có những tác động nhất định
đến nền kinh tế chung trên thế giới, cụ thể là ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam vì các
nước này cũng là những nước đối tác lớn của Việt Nam.
Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới,
đặc biệt là EU và Nhật Bản – đây lại là hai thị trường XNK quan trọng của Việt Nam. Do tác
động của khủng hoảng kinh tế đã cho thấy tính chất tiêu cực của XNK ở Việt Nam bị ảnh

hưởng nói chung và công ty CP XNK BG nói riêng. Hoạt động XNK cũng bị giảm sút, cụ
thể là hoạt động nhập khẩu các mặt hàng bị biến động giảm trong năm 2008 làm ảnh hưởng
chung đến hoạt động của công ty. Như vậy, từ trên ta có thể nói rằng cuộc khủng hoảng tài
chính đã lan rộng vào Việt nam làm nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái đáng kể và hoạt động
của các doanh nghiệp trong đó có công ty CP XNK BG cũng bị ảnh hưởng trông thấy.
 Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm:
- Môi trường vĩ mô : Văn hóa xã hội chính trị, kinh tế, chính sách nhà nước.
- Môi trường nghành: Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 24
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mai Quốc Tế
 Môi trường vĩ mô
Kinh tế .
Việt nam là một nước nông nghiệp , chính vì vậy các sản phẩm về nông nghiệp mà nước ta
tạo ra là rất lớn , điều đó đã tại điều kiện cho việc xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường
nước ngoài như thị trường Mỹ , Nhật Bản ,Trung Quốc , Châu Âu…
Hiện nay Chính phủ coi nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn mang tính
chủ lực , vì vậy chính phủ đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu
nông sản ra nước ngoài.
Trong năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt khoảng 8,1 tỷ USD
tăng 122,73% so với năm 2008 (kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2008 là
6,6 tỷ USD và năm 2007 là khoảng 6,08 tỷ USD).Một số mặt hàng có mức tăng đột biến so
với năm 2008 (như hạt điều đạt kim ngạch 850 triệu USD, rau quả ước đạt 350 triệu USD,
chè ước đạt 180 triệu USD, đáng chú ý là mặt hàng sắn xuất khẩu đạt kỷ lục với giá trị kim
ngạch đạt 800 triệu USD ). Tuy nhiên, do đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp trong xuất
khẩu nông sản, nên mức tăng không bù được cho sự sụt giảm của nhóm hàng nông sản chính.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng sụt giảm mạnh khối lượng xuất khẩu năm 2009 là trên 1
triệu tấn nhưng giá trị kim ngạch chỉ đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, lượng xuất khẩu của năm
2008 chỉ 1 triệu tấn, nhưng kim ngạch đạt tới 2,2 tỷ USD.
HOÀNG VĂN HIỆP MSV: 06D130346 TMQT 25

×