Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 47 trang )

Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
TÓM LƯỢC
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới
hiện nay thì xuất nhập khẩu đang là vấn đề đáng quan tâm nhất đối với các doanh nghiệp
nói chung. Đặc biệt là làm sao để tăng cường giá trị xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư
đó là vấn đề đáng quan tâm cho những nhà hoạch định chính sách. Nhìn nhận vấn đề xuất
nhập khẩu, đầu tư chúng ta không thể bỏ qua các tác động của môi trường đến hoạt động
xuất nhập khẩu trong đó có tỷ giá hối đoái, vấn đề này đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ cũng
như sự phân tích chính xấc từ các nhà hoạch định, các nhà quản lý vĩ mô. Từ đó sẽ phát
hiện ra những tồn tại vướng mắc để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong
hoạch định và diều hành chính sách tỷ giá hối đoái để nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn
định cán cân thương mại quốc tế, phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời giúp các doanh
nghiệp khắc phục những khó khăn do sự biến động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động
xuất nhập khẩu như ở Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel
Chuyên đề tốt nghiệp Đoàn Chiến-K45E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
LỜI CẢM ƠN
“ Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập
khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel” có thể
nói là đây là một đề tài kha mới mẻ và thực sự khó khăn đối với sinh viên, xong cùng với
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường và các cô, chú và các anh chị trong phòng
Kế hoạch công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel cùng sự góp ý của một số bạn
bè em đã hoàn thành bài chuyên đề của mình.
Trước hết, em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc với các thầy cô giáo trong nhà
trường đặc biệt là thầy giáo TS.Nguyễn Duy Đạt đã tận tình hướng dẫn em trong quá
trình hoàn thành bài chuyên đề này. Em rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của thầy
cô. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn trân thành đến chị Hương và các anh chị trong
phòng kế hoạch công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel đã cung cấp cho em
những số liệu của công ty tạo điều kiện và đưa ra những chỉ dẫn, góp ý trong quá trình
em tìm hiểu và thu thập thông tin để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình .
Với mong muốn hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu và bản than đã có rất nhiều cố


gắng song với trình độ và khả năng có hạn, không tránh khỏi những thiếu xót và còn
nhiều hạn chế. Vì vậy em rất mong được sự bổ sung góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo,
cùng các bạn đọc để bài chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Đoàn Chiến
Chuyên đề tốt nghiệp Đoàn Chiến-K45E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
MỤC LỤC
Tóm lược
Lời cảm ơn
Danh mục sơ đồ hình vẽ
Danh mục từ viết tắt.
1.5.2.2. Các chế độ tỷ giá hối đoái 7
a) Tỷ giá hối đoái cố định 7
Danh mục sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu:
Hình 1.1: Cung – cầu ngoại tệ và tỷ giá cân bằng …………………………………….………
5
Hình 1.2: Tác động của tỷ giá hối doái đến nền kinh tế…………………………………… .9
Hình 2.1: Doanh thu của Công ty đạt được các năm gần đây………………………………
20
Hình 2.2: Tỷ giá USD/VND từ 8/2008 tới 3/2009…………………………………… ………
23
Hình 2.2: Tỷ giá USD/VND từ 8/2008 tới 3/2009……………………………………………24
Hình 3.1 TỔNG HỢP CHỈ TIÊU DOANH THU TỪ 2009-2010…………………………36
Hình 3.2 :BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DOANH THU NĂM 2011…………………………………37
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh 2010 ……………………………………………………………15
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty Thương mại và xuất nhập
khẩu Viettel……………………………………………………………………………………… 21
Bảng 2.3: Doanh thu, lợi nhuận của công ty TM và XNK năm 2009,2010……………….26
Bảng3.1: Dự báo tỷ giá danh nghĩa một số ngoại tệ chủ chốt………………………………

31
Bảng 3.2 : CHỈ TIÊU CHỦ YẾU……………………………………………………………….35
Bảng 3.3: KẾT CẤU DOANH THU NĂM 2011………………………………………………36
Chuyên đề tốt nghiệp Đoàn Chiến-K45E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VND Đồng Việt Nam đồng
USD Đồng đô la Mỹ
EUR Đồng tiền chung châu âu Euro
JPY Đồng yên Nhật Bản
NHTW Ngân hàng trung ương
NHNN Ngân hàng nhà nước
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
TM & XNK Thương mại và xuất nhập khẩu
KH Kế hoạch
DT Doanh thu
TTTD Thị trường tự do
LNH Liên ngân hàng
TBVT Thiết bị viễn thông
TBĐC Thiết bị đầu cuối
CNTT Công nghệ thông tin
DN Doanh Nghiệp
KD Kinh doanh
TT Trung tâm
Chuyên đề tốt nghiệp Đoàn Chiến-K45E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “Một số giải pháp hạn chế

ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của
Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel”
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển cùng với xu hướng khu vực
hóa và toàn cầu hóa, việc buôn bán không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà dần dần mở
rộng trên phạm vi toàn thế giới, các vấn đề về xuất nhập khẩu, về đầu tư nước ngoài là
các chủ điểm rất được quan tâm trong các hội thảo vể kinh tế. Đặc biệt là khi Việt Nam
vừa trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì xuất nhập khẩu đang
là vấn đề đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó việc nghiên
cứu các nhân tố môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu để khắc
phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh doanh là một việc hết sức cần thiết,
trong đó việc biến động tỷ giá hối đoái chính là một nhân tố trực tiếp có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái là một trong
những vấn đề phức tạp và nhạy cảm mà đã có không ít nền kinh tế đã lâm vào tình trạng
khó khăn do biến động của tỷ giá hối đoái gây nên như Hoa Kỳ, Trung Quốc,…Sự biến
động của tỷ giá vượt khỏi khả năng dự đoán và chế ngự của nhà nước vì vậy các doanh
nghiệp cần xem xét ảnh hưởng của nó nhằm hạn chế được những tổn thất mà do sự biến
động tỷ giá gây ra
Như chúng ta thấy, hiện nay trên thế giới khủng hoảng tài chính tiền tệ đang diễn
ra rộng khắp đã dẫn đến lạm phát tăng cao, tỷ giá giữa các đồng tiền luôn biến động theo
chiều hướng khó dự đoán trước được. Một thực tế hiện nay đó là các công ty xuất nhập
khẩu trong nước đang phải chịu tác động kép khi mà đồng VNĐ ngày càng mất giá đối
với đồng USD trong khi trên thế giới đồng USD lại mất giá so với các đồng tiền khác.
Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất
nhập khẩu các thiết bị viễn thông với quy mô lớn, trong thời gian gần đây trước sự biến
động của tỷ giá hối đoái công ty đã bị ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu lợi nhuận thậm chí
giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu, các hoạt động thanh toán và
rất nhiều yếu tố khác cũng bị ảnh hưởng theo. Vì vậy để đảm bảo được hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu của công ty việc dự đoán trước biến động của tỷ giá và đưa ra các
giải pháp cấp bách để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái là hết sức cần

thiết.
Chuyên đề tốt nghiệp 1 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
1.2.Xác lập và tuyên bố đề tài:
Công ty TM & XNK Viettel tiền thân là Phòng Xuất Nhập khẩu của Công ty Điện
tử Viễn thông, thành lập năm 1989 (nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội). Đến năm
1999, Phòng Xuất Nhập khẩu được tổ chức lại thành Trung tâm Xuất Nhập khẩu và thực
hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Tháng 01/2005, thành lập Công ty Thương mại và Xuất
Nhập khẩu Viettel trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễn
thông Quân đội). Là một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị viễn
thông để phục vụ lắp đặt trong nước và xuất khẩu sang các nước lân cận như
Lào,Campuchia công ty đang là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động xuất
nhập khẩu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác trong đợt khủng hoảng tài chính
vừa qua công ty đã chịu tác động rất lớn từ việc biến động tỷ giá và gặp phải nhiều khó
khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.Cụ thể là việc nhập khẩu máy
móc từ Mỹ, Nhật Bản, EU với giá cao hơn do các đồng tiền công ty sử dụng trong thanh
toán quốc tế bị mất giá ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh của công ty.Trong quá
trình hoạt động kinh doanh công ty đã có nhiều biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của sự
biến động tỷ giá hối đoái song vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề này
-Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề với những kiến thức học được trong trường và kinh
nghiệm khi thực tập tại công ty em xin chọn đề tài :
“Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất
nhập khẩu thiết bị viễn thông của Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel”
làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
1.3.1 Mục tiêu lý thuyết:
- Tìm hiểu nguyên nhân biến động tỷ giá,các vướng mắc trong việc điều hành tỷ giá hối
đoái ở Việt Nam
- Tìm hiểu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung ở Việt

Nam
1.3.2.Mục tiêu thực tế:
-Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của công
ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel
-Đề ra các giải pháp giúp công ty né tránh khắc phục và hạn chế rủi ro về tỷ giá ở mức
thấp nhất
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề tốt nghiệp 2 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
-Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều vấn đề,
nhưng trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên cứu vào
những vấn đề sau đây:
-Về lý luận: lý luận của tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt
động xuất khẩu của một doanh nghiệp.
-Về thực trạng xuất nhập khẩu : Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel
nhập khẩu các thiết bị viễn thong từ rất nhiều nước như Mỹ, Nhật, EU…và xuất khẩu
sang nhiều nước khác như Lào,Campuchia,Hiti nhưng do khả năng và thời gian có hạn
em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
-Do công ty có cả hai hoạt động xuất và nhập khẩu nhưng hoạt động nhập khẩu
của công ty là chính do đó em chỉ xin nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của công ty
+Đối với thị trường nhập khẩu: em xin giới hạn thị trường nhập khẩu là thị trường
Mỹ
+Đối với mặt hàng xuất nhập khẩu: Do việc nhập khẩu các thiết bị viễn thông
chiếm tỷ trọng lớn nhất em xin đi sâu vào phân tích việc nhập khẩu mặt hang này
Về thời gian nghiên cứu em chỉ xin phân tích ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái
đến hoạt động nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty trong 2 năm gần đây.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản
1.5.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
-Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai

đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng
tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.
-Thông thường tỷ giá hối đoái được hiểu là số lượng đơn vị nội tệ cần thiết để mua
một đơn vị ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sang
một đồng tiền khác được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.
 Tỷ giá nội tệ (e) là lượng ngoại tệ cần thiết để mua một đồng nội tệ.
 Tỷ giá ngoại tệ (E) là lượng nội cần thiết để mua một đồng ngoại tệ.
 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà tại đó đồng tiền của một nước được đổi lấy
một đồng tiền của nước khác.
Ví dụ: nếu 20000 đồng đổi lấy được 1 đô la Mỹ thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 20000
đồng một đô la Mỹ, hay 0,00005 đô la Mỹ trên 1 đồng.
 Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ
của nước này lấy hàng hóa dịch vụ của nước khác.
Chuyên đề tốt nghiệp 3 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Vì các nhà kinh tế quan tâm tới đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, nên họ
chú ý tới mức giá chung chứ không xem xét từng loại giá riêng biệt. Như vậy, để tính tỷ
giá hối đoái thực tế cần sử dụng chỉ số giá của mỗi nước, tức là:
1.5.1.2.Khái niệm Thị trường ngoại hối
-Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế trong đó đồng tiền quốc gia này có thể
đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái được xác định dựa vào cung – cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
 Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối
-Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác
mua các sảnh phẩm được sản xuất ra tại nước A. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu
đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối.
-Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía bên
phải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở
lên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn.
 Cung về tiền trên thị trường ngoại hối

-Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải mua
một lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả. Lượng tiền này của
nước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế.
-Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên trên về phía
phải. Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được
nhập khẩu ngày càng nhiều.
Hình 1.1: Cung – cầu ngoại tệ và tỷ giá cân bằng
Chuyên đề tốt nghiệp 4 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Trong đó: * Q2Q3 là mức dư cung ngoại tệ
* Q1Q4 là mức dư cầu ngoại tệ
Qua hình vẽ ta thấy, tỷ giá hối đoái cân bằng tại E thì tại đó lượng cung ngoại tệ bằng
lượng cầu ngoại tệ.
1.5.1.3.Khái niệm xuất nhập khẩu:
XNK là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là
hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ
chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá
phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân
dân. XNK là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó
phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham
gia XNK không dễ dàng khống chế được. XNK là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài
nhằm phát triển sản xuất kinh doanh đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng
phức tạp hơn trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng
lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn,đồng tiền thanh toán bằng
ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các quốc gia khác
nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương.
Hoạt động XNK được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều
tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá XNK, thương nhân giao dịch, các bước tiến
hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng
hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các thanh

toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ,kỹ lưỡng đặt chúng
Chuyên đề tốt nghiệp 5 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
trong mối quan hệ lẫn nhau,tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao
nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Mặc dù XNK đem lại nhiều thuận lợi song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
+ Cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng XNK. Nếu không có sự
kiểm soát của Nhà nước một cách chặt chẽ kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán với
nước ngoài. Các hoạt động xấu về kinh tế xã hội như buôn lậu, trốn thuế, ép cấp, ép giá
dễ phát triển.
+ Cạnh tranh sẽ dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện
pháp không lành mạnh như phá haoaị cản trở công việc của nhau…việc quản lý không
chỉ đơn thuần tính toán về hiệu quả kinh tế mà còn phải chú trọng tới văn hoá và đoạ đức
xã hội.
1.5.2.Một số lý thuyết về tỷ giá hối đoái
1.5.2.1. Phân loại tỷ giá hối đoái
a)Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái song song:
Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái
thả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái cũng có thể được quy định bởi
các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Ở nhiều nước, cả thị trường
lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái khi đổi tại
ngân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ khách hàng lẻ thường chênh
lệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai lý do sau:
+ Đã được tính gộp cả phí dịch vụ
+ Có hai tỷ giá đồng thời, một tỷ giá hối đoái chính thức (có thể do cơ quan hữu trách
qui định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy đinh) và một tỷ giá không
chính thức (còn gọi là tỷ giá hối đoái song song hay tỷ giá chợ đen) do thị trường quyết
định.
Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quân
liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương

mại, và tỷ giá hạch toán. Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số ngân hàng
để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí
dịch vụ. Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân
hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song.
b)Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cả
hay tương quan lạm phát giữa hai nước.
Chuyên đề tốt nghiệp 6 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
- Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước
hoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:
- Tỷ giá hối đoái thực tế = (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài) / Giá nội
địa
c)Tỷ giá hối đoái song phương và Tỷ giá hối đoái hiệu lực:
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được gọi là tỷ giá hối đoái song phương. Còn tỷ
giá hối đoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều đồng tiền khác cùng
lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng thương mại lớn). Tỷ giá này được tính
dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng tiền X với
từng đồng tiền kia. Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng có loại danh nghĩa và loại thực tế.
1.5.2.2. Các chế độ tỷ giá hối đoái
a) Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu
chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một
đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như
vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào
cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền
cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá
hối đoái thả nổi.
 Ưu điểm:

-Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế
-Buộc chính phủ phải hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô
-Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế
 Hạn chế:
-Chế độ tỷ giá cố định làm mất tính chủ động của chính sách tiền tệ,khiến cho ngân hang
trung ương gặp khó khăn trong việc thay đổi lượng tiền cung ứng.
-Làm cho các quốc gia dễ dơi vào trạng thái “nhập khẩu lạm phát” không mong muốn
b)Tỷ giá hối đoái thả nổi
Chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi là một chính sách mà trong đó tỷ giá hối đoái
được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật của thị trường. Tỷ giá hối đoái
trong cơ chế này được hình thành trên cơ sở cung – cầu ngoại tệ trên thị trường. ngân
hàng nhà nước không có bất kỳ một tuyên bố hay cam kết nào về chỉ đạo, điều hành tỷ
giá trong chế độ.
Chuyên đề tốt nghiệp 7 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
 Ưu điểm của chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi:
-Giúp cán cân thanh toán cân bằng
-Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ
-Góp phần bình ổn kinh tế
 Hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi:
-Chính sách tỷ giá thả nổi là nguyên nhân của vấn đề đầu cơ làm méo mó,sai lệch thị
trường
-Chính sách này hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dung
c) Chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của nhà nước (bán thả nổi)
Đây là chế độ tỷ giá hối đoái có sự can thiệp của hai chế độ cố định và thả nổi. Ở
đó, tỷ giá được xác định và hoạt động theo quy luật thị trường, chính phủ chỉ can thiệp
khi có những biến động mạnh vượt quá mức độ cho phép.
1.5.3.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái
1.5.3.1.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương

mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia, nó là đòn bẩy điều tiết cung
cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh trong nước.
Việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu chi
ngoại tệ … Tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến giá cả hàng hóa trong nước mà còn
tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như đến xuất khẩu tư bản (vốn). Vì
vậy, nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hình 1.2: Tác động của tỷ giá hối doái đến nền kinh tế
Chuyên đề tốt nghiệp 8 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Để phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế ta đưa ra khái niệm khả
năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh = E*Po/P
Trong đó: Po: giá sản phẩm tính theo giá nước ngoài.
P: giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội tệ.
E: tỷ giá ngoại tệ
Với P và Po không đổi khi E tăng, E*Po sẽ tăng. Giá của sản phẩm nước ngoài trở
nên đắt tương đối so với giá của sản phẩm trong nước và ngược lại, giá của sản phẩm
trong nước trở nên rẻ, tương đối so với sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước do đó
có khả năng cạnh tranh cao hơn xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm đi dẫn đến xuất khẩu
ròng tăng, đường AD sẽ dịch chuyển sang phải, sản lượng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
1.5.3.2.Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội
của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và do vậy có tác động
như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các
nước có liên quan. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng vậy tỷ giá hối đoái có thể ảnh
hưởng tới mọi mặt của hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể như sau:
 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu:
Chuyên đề tốt nghiệp 9 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi thì giá cả nguyên vật liệu

xuất nhập khẩu sẽ thay đổi theo điều này sẽ gây ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập
khẩu bán ra
 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu:
Đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn tới
kim ngạch xuất nhập khẩu.Việc tỷ giá biến động tăng hoặc giảm sẽ làm cho kim ngạch
xuất nhập khẩu thay đổi theo.
 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp xuất
nhập khẩu
Khi tỷ giá biến động một doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu ảnh hưởng rất
lớn nhất là doanh thu và lợi nhuận.
 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu:
Cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là một yếu tố chịu tác động của sự biến
động tỷ giá, khi tỷ giá thay đổi công ty sẽ có các chính sách thay đổi cung, cầu hàng hóa
để đạt được doanh thu cao nhất
 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến việc thanh toán ngoại tệ trong hoạt dộng
xuất nhập khẩu:
Các nhà nhập khẩu thường phải sử dụng rất nhiều lượng ngoại tệ để thanh toán
tiền hàng cho nhà xuất khẩu, với một lượng nội tệ dự định sẽ mua lượng ngoại tệ cần
thanh toán trong tương lai thì sự biến động tỷ giá làm cho lượng tiền nội tệ cần mua ngoại
tệ đó tăng lên khiến nhà nhập khẩu thiếu tiền nội tệ và làm chậm việc thanh toán.
 Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu :
Trong hợp đồng thương mại quốc tế, biến động tỷ giá tới đồng tiền thanh toán
thường không được đề cập đến nhiều như các điều khoản khác. Việc xuất hiện dung sai
về thời gian trong khi biến động tỷ giá lại diễn ra nhanh và là vấn đề nhạy cảm buộc các
doanh nghiệp nhập khẩu phải tính đến rủi ro hối đoái khi đàm phán hợp đồng thương mại
quốc tế.
-Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến
1.5.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài:
a)Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu:
Với một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài thì sự thay đổi của tỷ giá

có tác động đến giá cả của hàng hóa đó từ đó ảnh hưởng đến các quyết định mua của
Chuyên đề tốt nghiệp 10 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu tài chính cũng như nhu cầu thị trường về mặt
hàng đó.
Hiện nay Việt Nam là nước có hệ thống mạng viễn thông khá phát triển trên thế
giới tuy nhiên các thiết bị viễn thông để phục vụ nhu cầu sử dụng của nước ta hiện nay
vẫn chưa sản xuất được và chủ yếu phải đi nhập khẩu từ các nước có nền khoa học tiên
tiến khác như Mỹ, Nhật, EU.Việc nhập khẩu các thiết bị viễn thông là hoàn toàn bắt buộc
với các tập đoàn viễn thông lớn như Viettel, Vinaphone, Mobiphohe và nó ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các tập đoàn này. Đối với tập đoàn viễn thông
Viettel hàng năm phải nhập khẩu một số lượng lớn các thiết bị viễn thông vì doanh
nghiệp đang trong quá trình nâng cấp và mở rộng mạng lưới viễn thông trên khắp cả
nước.Với thị trường nhập khẩu chính là Mỹ và thường phải sử dụng đồng tiến chính là
đồng đô la Mỹ (USD) trong thanh toán quốc tế, mà trong khi đó chính phủ Mỹ lại thực
hiện chính sách thả nổi đồng USD, nên tỷ giá hối đoái USD/VND ảnh hưởng đến giá cả
nhập khẩu các mặt hàng này.
b) Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp:
Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel là một công ty chuyên xuất nhập
khẩu các thiết bị viễn thông để phục vụ việc lắp đặt và nâng cấp mạng lưới viễn thông và
các thiết bị đầu cuối, khi tỷ giá hối đoái biến động, giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên
tuy nhiên giá sản phẩm bán ra thì không thể thay đổi hàng ngày theo tỷ giá được chính vì
vậy doanh thu lợi nhuận của công ty cũng sẽ thay đổi theo sự biến động của tỷ giá. Khi tỷ
giá tăng, giá cả các thiết bị viễn thông tăng công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc
hạn chế ảnh hưởng đó và dẫn đến việc doanh thu, lợi nhuận của công ty sẽ giảm sút
đáng kể. Và ngược lại khi tỷ giá giảm giá nguyên liệu giảm và doanh thu lợi nhuận của
công ty sẽ tăng theo.
c) Tác động của tỷ giá hối đoái đến nguồn cung ứng hàng nhập khẩu
-Đối với một công ty xuất nhập khẩu khi tỷ giá biến động công ty có thể đưa ra
các chính sách thay đổi cung cầu hàng hóa để hạn chế rủi ro biến động tỷ giá và có thể

đạt được doanh thu cao nhất cụ thể:
Khi tỷ giá thay đổi theo hướng có hại cho nhà nhập khẩu thì bên xuất khẩu có thể
sẽ giảm số lượng hàng xuất đó đi để giảm ảnh hưởng không tốt do biến động đó và tăng
lượng hàng nhập khẩu để tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu tỷ giá thay đổi theo hướng có lợi
cho nhà xuất khẩu thì nguồn cung ứng hàng nhập khẩu đó sẽ đẩy nhanh tiến trình xuất
khẩu hàng hóa để thu được thêm lợi nhuận từ việc biến động tỷ giá đó.
d)Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thanh toán trong xuất nhập khẩu
Chuyên đề tốt nghiệp 11 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Khi mua hàng hóa và nguyên liệu từ nước ngoài, doanh nghiệp thường phải thanh
toán bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hay một đồng tiền mạnh khác tùy theo thỏa
thuận giữa các bên. Ở Việt Nam chúng ta thường dùng đông USD trong thanh toán quốc
tế, mà chính phủ Mỹ thực hiện chính sách thả nổi đồng USD,nên tỷ giá hối đoái
USD/VND ảnh hưởng tới giá cả thanh toán các mặt hàng. Đối với các daonh nghiệp phải
mua USD với giá cao,thậm chí là phải mua USD trên thị trường chợ đen để nhập khâu thì
biến động tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu
Chuyên đề tốt nghiệp 12 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel là một công ty có quy mô khá lớn.
Do vậy, để phục vụ cho công việc nghiên cứu về tác động của tỷ giá tới hoạt động kinh
doanh tại Công ty, ta sử dụng phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn để thu thập
những thông tin cần thiết, từ đó đưa ra các nhận xét chính xác nhất.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu được thu thập gồm hai loại: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
 Dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp:đó là việc thu thập dữ liệu
dựa trên các nguồn thứ cấp.Loại này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích,
giải thích, thảo luận và diễn giải.
Dữ liệu được thu thập từ các nguồn: Số liệu từ công ty, báo chí, internet và các
nguồn khác.Việc thu thập dưc liệu thứ cấp này nhằm phục vụ quá trình đánh giá phân
tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của
công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel.
 Dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm các phương pháp sau:
-Phương pháp phỏng vấn: Được hiểu là phương pháp thu thập thông tin nhanh dựa
trên cách đưa ra những câu hỏi cho đối tượng được phỏng vấn để thu thập thông tin cần
thiết. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân những
tồn tại, đồng thời cũng là nêu lên một số đề xuất của người được phỏng vấn trong chuyên
đề.
-Quá trình điều tra phỏng vấn được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định mục đích nhiệm vụ của công tác điều tra.
Bước 2: Xác định đối tượng điều tra, đơn vị điều tra.
Trong quá trình thực tập làm báo cáo thực tập tổng quan tại Công ty, các đối tượng
được phỏng vấn bao gồm:
- Giám đốc Công ty
- Trưởng phòng tổ chức
- Trưởng phòng hành chính
Chuyên đề tốt nghiệp 13 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
- Trưởng phòng xuất nhập khẩu
- Trưởng phòng sản xuất kinh doanh
Bước 3: Xác định nội dung điều tra tức là chọn các tiêu thức điều tra.
Bước 4: Xác định thời gian và địa điểm phỏng vấn.
Bước 5: Lập biểu điều tra, hướng dẫn cách ghi.
-Phương pháp sử dụng các phiếu điều tra : Điều tra khảo sát qua phiếu điều tra là

phương pháp thu thập số liệu thông dụng nhất trong nghiên cứu kinh tế.Phương pháp này
dùng để lấy thông tin từ một số lượng lớn đối tượng trên một phạm vi rộng.Phương pháp
sử dụng phiếu điều tra với yêu cầu trên phiếu:Thu thập thông tin đầy đủ cần thiết, dễ
dàng cho người được điều tra.
Với hai phương pháp thu thập dữ liệu là điều tra phỏng vấn và sử dụng các phiếu
điều tra để thu thập các dữ liệu từ công ty và đánh giá được một cách khách quan tình
hình nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty.
2.1.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Cũng như phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu cũng có
rất nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thủ công,phương pháp thống kê phân
tích, phương pháp mô hình toán học…. trong phân tích nhưng trong giới chuyên đề này
em xin phân tích theo phương pháp thủ công:
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích dữ liệu: như trong báo cáo luận văn này
phân tích dữ liệu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến
hoạt động nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty thương mại và xuất nhập khẩu
Viettel để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những tác động của tỷ giá tới hoạt
động nhập khẩu của Công ty.
Bước 2: Lựa chọn tài liệu để phân tích: Đây là công đoạn khá phức tạp, ta cần lựa
chọn những tài liệu chính xác và phù hợp nhất. Đặc biệt khi thực hiện công việc điều tra
bằng phiếu điều tra phỏng vấn ta cần chú ý tính xác thực của những thông tin trên phiếu
điều tra mà đối tượng đã cung cấp.
Bước 3: Tiến hành lập báo cáo tổng hợp từ đó phát hiện ra những thiếu sót và đề
ra phương hướng giải quyết.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự tác động
của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thương mại và xuất
nhập khẩu Viettel.
2.2.1. Khái quát về công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel:
Chuyên đề tốt nghiệp 14 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Công ty TM & XNK Viettel tiền thân là Phòng Xuất Nhập khẩu của Công ty Điện

tử Viễn thông, thành lập năm 1989 (nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội). Đến năm
1999, Phòng Xuất Nhập khẩu được tổ chức lại thành Trung tâm Xuất Nhập khẩu và thực
hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Tháng 01/2005, thành lập Công ty Thương mại và Xuất
Nhập khẩu Viettel trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễn
thông Quân đội). Là một công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị viễn
thông để phục vụ lắp đặt trong nước và kinh doanh các thiết bị đầu cuối.
Năm 2010 trước sự biến động của tỷ giá hối đoái hoạt động kinh doanh của công
ty đã gặp nhũng khó khăn nhất định tuy nhiên công ty vẫn đạt được những thành công
nhất định như sau:
 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2010:
Thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh 2010
STT Tên chỉ tiêu
Năm 2010
Kế hoạch
(Triệu
đồng)
Mục tiêu Thực hiện
%
hoàn
thành
KH
1 2 3 4 5 6=5/3
1 Tổng giá trị tài sản 2 592 188 3 143 080 2 460 938 94,9%
2 Vốn chủ sở hữu 169 000 172 000 166 000 98,2%
3 Doanh thu 3 318 000 4 023 000 3 150 000 94,9%
4 Tổng chi phí
3 257 473 3 952 753 3 092 309 94,9%
5 Lợi nhuận trước thuế
60 527 70 247 57 691 95,3%

6 Lao động bình quân 1 380 1 380 1 302 94,3%
7 Tiền lương bình quân
5.56 6.59 5.21 93,7%
8 Thu nhập bình quân
6.28 7.31 6.23 99,2%
9
Năng suất lao động bình
quân 2 404 2 915 2 405 100%
10 Tổng giá trị đầu tư 27 279 27 279
21 963 80,5%
11 Khấu hao tài sản cố định 4 301 4 301
4 631 107,7%
 Đánh giá, nhận xét:
- Doanh thu 2010 đạt 3.150 tỷ đồng, bằng 94,9% KH phê duyệt, bằng 78,3% KH mục
tiêu, bằng 52,4% so với thực hiện năm 2009.
Chuyên đề tốt nghiệp 15 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
- Năng suất lao động bình quân đạt 2.405 tr.đồng/người/năm, bằng 100% so với KH
phê duyệt, bằng 82,5% so với KH mục tiêu, bằng 64,5% so với thực hiện năm 2009.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu là 1,83%, bằng 100,4% so với KH phê duyệt,
bằng 105,1% so với KH mục tiêu, bằng 108,8% so với thực hiện năm 2009.
- Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu BQ là 34,8%, bằng 97% so với KH phê duyệt,
bằng 85,3% so với KH mục tiêu, bằng 34,1% so với năm 2009.
- Vòng quay vốn lưu động là 8,66 vòng/năm, bằng 97,7% so với KH phê duyệt, bằng
93,2% so với KH mục tiêu, bằng 81,8% so với năm 2009.
2.2.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới sự biến động tỷ giá hối đoái:
 Nhóm nhân tố môi trường vi mô:
Bao gồm toàn bộ các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp: Khả năng thanh toán, khả năng
dự trữ, khả năng huy động vốn, nguồn nhân lực,…
-Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu phụ thuộc khá nhiều vào sự

biến động của tỷ giá hối đoái. Đối với một đơn hàng đã đặt trước, doanh nghiệp nhập
khẩu sẽ bị thua lỗ khi tỷ giá nội tệ giảm điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, tới
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
-Bên cạnh đó, khả năng dự trữ của doanh nghiệp rất quan trọng, nó đảm bảo quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục thông suốt. Đối với một
doanh nghiệp nhập khẩu, việc dự trữ đặc biệt quan trọng, bởi một đơn đặt hàng nếu bị lỡ
thì ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới doanh thu mà tới cả uy tín của doanh nghiệp và rộng
hơn là ảnh hưởng tới cả hình ảnh của một quốc gia.
-Khả năng huy động vốn: Để nhập khẩu mặt hàng này cần một lượng lớn vốn, do
vậy đòi hỏi công ty phải có khả năng huy động vốn tốt.Mặt khác do thị trường mà công
ty nhập khẩu chủ yếu sử dụng đồng USD trong thanh toán nên khi công ty huy động vốn
sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về đồng USD gây tăng giá đồng USD và ảnh hưởng trực tiếp
đến doanh thu của công ty.
-Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của công
ty.Vì kể cả khi đã có đủ mọi thuận lợi trong các lĩnh vực khác mà người thực hiện thiếu
năng lực chuyên môn, kém phẩm chất đạo đức sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nhập
khẩu các thiết bị viễn thông là hoạt động kinh doanh phức tạp đòi hỏi một đội ngũ dày
dặn kinh nghiệm và am hiểu nghiệp vụ. Vì vậy việc sắp xếp đúng người đúng việc là hết
sức quan trọng mà người lãnh đạo phải quan tâm.
Chuyên đề tốt nghiệp 16 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
 Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô:
Đó chính là các chính sách, các mục tiêu chung của quốc gia,các yếu tố như lạm phát,
cán cân thương mại… đã ảnh hưởng khá rõ rệt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
-Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái: Năm 2010 tỷ lệ lạm phát là 11.75% với
tỷ giá không đổi khi đó hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn nước ngoài theo quy luật
cung cầu người dân sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, làm cho
nhập khẩu có xu hướng tăng lên điều này dẫn đến cầu ngoại tệ tăng vọt và kéo theo giá
ngoại tệ tăng theo. Ngoài ra tỷ giá tăng lại làm cho nhu cầu dùng hàng xuất khẩu của

người nước ngoài giảm dẫn đến hoạt động xuất khẩu giảm sút và tiếp tục gây thiếu thốn
nguồn cung về ngoại tệ. Như vậy lạm phát làm ảnh hưởng cả đến cung và cầu ngoại tệ
gây tác động kép.
-Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: Cán cân thương mại của một
nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.Việt Nam là một
nước có tỷ lệ nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bố
cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2010 đã đạt 64,5 tỷ USD, và kim ngạch
xuất khẩu là 75 tỷ USD điều này cho thấy sự chênh lệch về cung và cầu USD vào khoảng
10 tỷ USD. Do nguồn cung từ các công ty xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu USD của
các công ty nhập khẩu do đó USD trở lên khan hiếm và đẩy tỷ giá USD tăng cao. Điều
này có cũng có thể xảy ra ngược lại nếu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tương
lai lớn hơn kim ngạch nhập khẩu. Nguồn cung USD sẽ lớn và làm giảm tỷ giá USD
xuống
-Sự kỳ vọng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: Người dân, các nhà đầu
cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch
trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị
trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ
vọng vào tương lai. Hiện nay ở Việt Nam dân chúng đang kỳ vọng vào đồng USD trong
tương lai sẽ tăng cao vì thế rất nhiều nhà đầu cơ đã thu mua tích trữ USD và đẩy giá USD
thị trường trọ đen tăng cao hơn hiều so với tỷ giá USD liên ngân hàng. Mặt khác, giá
ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin
đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương
mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng.
-Ngoài ra các chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của nhà nước cũng ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái
Một số dẫn chứng cụ thể:
Chuyên đề tốt nghiệp 17 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
+Năm 2008: Thị trường ngoại hối biến động mạnh và căng thăng tỷ giá
VND/USD trên thị trường tự do lên tới 19.400 đồng. Người dân găm tiền dự trữ với số

lượng lớn.Các doanh nghiệp xuất khẩu không bán USD, mặt khác ngân hàng trung ương
lại giữ mức cung quá thấp không đủ đáp ứng nhu cầu làm cho cầu về USD quá lớn làm
tăng giá USD và làm cho tỷ giá nội tệ giảm xuống cuối cùng làm giá cả hàng hóa nhập
khẩu tăng và kim ngạch nhập khẩu giảm sút.
+Năm 2009: Tình hình khan hiếm đồng USD tiếp tục được duy trì, các doanh
nghiệp xuất khẩu không chịu bán USD cho ngân hàng, việc mua USD của các doanh
nghiệp nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Xu hướng đồng USD tiếp tục tăng trong thời
gian tới.
+Năm 2010: Với hàng loạt chính sách điều hành của cơ quan quản lý tỷ giá đồng
USD đã giảm xuống 19.070 ( ngày 7/4/2010).
Các chính sách cụ thể đó là:
Ngày 30/12/2009 ngân hàng nhà nước ban hành thông tư hướng dẫn các tập đoàn ,
tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Chính sách này đã tạo
ra nguồn cung khá lớn về USD cho các ngân hàng trung ương.
Ngày 18/1/2010 Ngân hàng trung ương có quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm
mạnh tỷ lên dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.Việc này làm tăng
nguồn vốn khoảng 500 triệu USD để cho vay trên thị trường.
Tháng 3/2010 Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành thông tư quy định mức lãi
suất tiền gửi tối đa giảm từ 4% xuống 1% việc này buộc các tổ chức kinh tế phải xem xét
bán USD để chuyển sang VND với mức lãi xuất cao hơn.
Từ những luận điểm trên, ta có thể thấy được cả nhân tố vi mô và vĩ mô đều ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.3.Kết quả phân tích dữ liệu thu thập về tác động của tỷ giá hối đoái đến các hoạt
động xuất nhập khẩu của công ty
2.3.1.Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp
 Kết quả điều tra trắc nghiệm:
Số phiếu phát ra là 9 phiếu, sau khi điều tra phỏng vấn số phiếu thu về là 9.
 Kết quả đánh giá của chuyên gia:
Sau khi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là các nhà quản lý tại Công ty Thương
mại và xuất nhập khẩu Viettel, em nhận thấy hầu hết các chuyên gia đều có những quan

Chuyên đề tốt nghiệp 18 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
điểm tương đồng nhau, và có những đánh giá ngắn gọn, tổng quát nhất về tình hoạt động
sản xuất, kinh doanh của Công ty như sau:
Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel là một công ty chuyên nhập khẩu
các thiết bị viễn thông phục vụ mục đích lắp đặt và nâng cấp hệ thống viễn thông trong
nước.Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Mỹ.Cho nên các ý kiến đều
cho rằng sự biến động tỷ giá USD/VND tác động rất lớn đến hoạt động nhập khẩu của
công ty. Theo như kết quả điều tra phỏng vấn, có thể thấy trong 3 năm gần đây sự biến
động thất thường của tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng rất lớn tới giá cả cũng như kim ngạch
nhập khẩu của Công ty. Phần lớn vật tư, nguyên vật liệu dùng trong lắp đăt, xây dựng
mạng lưới viễn thông Công ty phải nhập khẩu, cho nên khi mà tỷ giá nội tệ có xu hướng
tăng đã khiến cho doanh thu của Công ty giảm. Hiện nay tỷ giá VND/USD đang tăng
mạnh cho nên theo các chuyên gia nhận định, trong khoảng 3 năm tới tỷ giá VND/USD
có xu hướng rất khó dự đoán. Mặt khác công ty còn gặp phải khó khăn nữa đó là cung
đồng USD trong nước còn hạn chế do các công ty xuất khẩu không chịu bán USD, trong
khi các doanh nghiệp nhập khẩu cần USD để nhập khẩu lại tìm kiếm nguồn cung rất khó
khăn. Chính vì điều này cho nên Công ty đã sử dụng khá nhiều công cụ để phòng ngừa và
kiểm soát rủi ro tỷ giá. Đó là lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, mua bảo hiểm hoặc là tăng
cường công tác dự trữ hàng hóa. Không chỉ vậy, Công ty còn thiết lập một bộ phận
chuyên nghiên cứu về vấn đề dự báo tỷ giá, mặc dù đã đạt được nhiều thành công nhất
định nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều thiếu xót.
Sau khi kết thúc công việc điều tra phỏng vấn, đồng thời qua thời gian thực tập tại
Công ty được tiếp xúc trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, với
các thông tin đã thu thập được, em xin được đánh giá về thực trạng tình hình sản xuất của
Công ty trong 2 năm gần đây.
2.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
2.3.2.1)Thực trạng hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông của
công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel:
Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel nhập khẩu các thiết bị viễn thông

chủ yếu từ thị trường Mỹ . Trong quá trình thực tập em đã thu thập số liệu phản ánh tình
hình xuất nhập khẩu của công ty cụ thể:
Chuyên đề tốt nghiệp 19 Đoàn Chiến-K43E5
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Hình 2.1: Doanh thu của Công ty đạt được các năm gần đây:
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy được những diễn biến khá rõ về tình hình
kinh doanh của Công ty 2 năm gần đây. Từ khi thành lập đến nay doanh thu của công ty
liên tục tăng cao từ năm 2006 doanh thu của công ty chỉ là 115 tỷ đồng đến năm 2008
tổng doanh thu của công ty đã là 2608 tỷ đồng và năm 2009 doanh thu của công ty tăng
rất cao 6185 tỷ đồng.
Đến năm 2010 doanh thu của công ty giảm sút chỉ còn 3190 tỷ đồng . Nhìn chung hiệu
quả kinh doanh năm 2010 giảm với năm 2009, thể hiện qua một số chỉ số đánh giá hiệu
quả:
Chỉ số ROA(LNST/Tổng Tài sản bình quân), ROE(LNST/VCSH bình quân) năm 2009
lần lượt là: 3,4%; 70,2 % và năm 2010 là: 2,7%; 26,1 %. Tuy nhiên chỉ số ROS
(LNST/Doanh thu thuần) năm 2010 có xu hướng tăng so với năm 2009: ROS năm 2009
là 1,3% và năm 2010 là 1,4%.
Đặc điểm chính nổi bật trong năm 2010 ảnh hưởng đến các chỉ số về hiệu quả kinh doanh
là chỉ tiêu doanh thu giảm 47,6 % so với năm 2009, tập trung vào một số hoạt động có
hiệu quả cao: Hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh thiết bị đầu cuối.
Cụ thể: Năm 2009, DT là: 6.016 tỷ, trong đó DT xuất nhập khẩu và TBĐC là: 4.254 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 71%.
Chuyên đề tốt nghiệp 20 Đoàn Chiến-K43E5
Tỷ đồng
Trường ĐH Thương mại Khoa Thương mại quốc tế
Năm 2010, DT là: 3.150 tỷ, trong đó DT xuất nhập khẩu và TBĐC là: 946,7 tỷ đồng, chỉ
chiếm tỷ trọng 30%.
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu thiết bị viễn thông của công ty Thương mại và xuất
nhập khẩu Viettel ( Đơn vị : USD)
STT TÊN HÀNG

NHẬP KHẨU
KH năm 2010
(USD)
Thực hiện
2010
Tỷ lệ
%TH/KH
%TH
2010/TH
2009
Thực hiện 2009
1 Thiết bị viễn
thông
211,103,200 254,320,204 120% 65.55% 388,000,000
2 Thiết bị đầu
cuối & Khác
78,910,581 69,895,647 89% 582.46% 12,000,000
Cộng 290,013,781 324,215,851 112% 81% 400,000,000
(Nguồn phòng kế hoạch – Công ty TM và XNK Viettel)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Thứ nhất : Năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là 400.000.000 USD lớn
hơn rất nhiều so với năm 2010 là 324.215.851 USD điều này cho thấy nhu cầu về nhập
khẩu của công ty đã giảm sút đáng kể do nhu cầu của thị trường trong thời gian này đang
bị hạn chế.
Thứ hai: năm 2010 công ty tăng cường nhập khẩu các thiết bị đầu và cuối và hạn chế
nhập các thiết bị viễn thông.Điều này cho thấy mạng lưới viễn thông của công ty phần
nào đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng và trong thời gian tới kim ngạch nhập khẩu mặt hàng
này có thể tiếp tục giảm.
2.3.2.2. Tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian gần đây:
Tỷ giá USD/VND

Chuyên đề tốt nghiệp 21 Đoàn Chiến-K43E5

×