Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu tại công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.36 KB, 64 trang )

Trường đại học Thương Mại
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MARKETING MỤC
TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY KDQT
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, Marketing đã trở thành một hoạt động cốt yếu và
phổ biến trong quản trị kinh doanh của các công ty ở các nước có nền kinh thế thị
trường bởi vì nó chính là một công cụ hữu hiệu tạo ra khả năng cạnh tranh cho các
doanh nghiệp, Marketing mang đến cho doanh nghiệp sự năng động linh hoạt
trong kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường và tạo cho doanh nghiệp có cái
nhìn đầy đủ và đúng đắn về thị trường và vị trí của họ đang có được trên thị
trường. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, khi mà các doanh
nghiệp phải hoạt động trong một môi trường hoàn toàn xa lạ về văn hóa, chính trị,
pháp luật… và nhiều yếu tố khác nữa, nếu không có marketing thì doanh nghiệp
không thể nào vượt qua các rào cản đó.
Các công ty kinh doanh phải y thức được rằng, thị trường thuộc về người
mua, chúng ta phải bán cái thị trường cần chứ không bán cái chúng ta có. Muốn
vậy, công ty cần phải nắm được nhu cầu thị trường và dự đoán được những xu
hướng phát triển của nó, khả năng của công ty có thể vươn tới những khách hang
nào, tức là những đoạn thị trường nào phù hợp nhất cho mình. Bởi vì, nhu cầu tiêu
dùng thì rất đa dạng, nhưng nguồn lực của công ty thì có hạn, một công ty không
thể nào vươn tới tất cả các thị trường, chính vì thế mà họ cần phải lựa chọn cho
mình một hay một vài đoạn thị trường để tiến hành kinh doanh Xu hướng của các
công ty kinh doanh quốc tế hiện nay là họ không là marketing đại trà nữa, mà thay
vào đó họ chỉ tập trung vào một vài phân khúc thị trường mà họ có thể đáp ứng
một cách tốt nhất nhu cầu của khách hang trong đó để nhằm đem lại hiệu quả kinh
doanh cao hơn
Cùng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như vậy, công ty TNHH Pangrim
Neotex, tuy là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, mới thành lập
được 14 năm nhưng cũng đã thu được những thành công nhất định khi xuất khẩu
hang hóa sang thị trường EU.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5


Trường đại học Thương Mại
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là
vấn đề thị trường và marketing, do đó còn nhiều hạn chế trong việc lựa chọn thị
trường mục tiêu xuất khẩu
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài, về mặt lý luận, em sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung:
- Marketing mục tiêu xuất khẩu
Luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu marketing mục tiêu xuất khẩu hang vải
kaki, vải thô trên thị trường EU của công ty TNHH Pangrim Neotex
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn sẽ nghiên cứu hệ thống cơ sở lý thuyết marketing mục tiêu xuất
khẩu hang hóa.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing mục tiêu xuất khẩu hang vải sợi
bong, vải kaki của công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường EU
- Và đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển marketing mục tiêu xuất
khẩu tại công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường EU
1.4.Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình thực hiện
marketing mục tiêu xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH Pangrim
Neotex
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các hoạt động
marketing mục tiêu xuất khẩu của công ty TNHH Pangrim Neotex trên thị trường
mục tiêu là EU
Về thời gian nghiên cứu : Số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu chủ yếu
là từ 2008 đến 2010 và kiến nghị giải pháp dụng sẽ triển khai trong giai đoạn
2011-2014
Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về marketing mục tiêu xuất khẩu hang
hóa của công ty TNHH Pangrim Neotex sang thị trường EU
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại

1.5.Kết cấu luận văn nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, từ
viết tắt, kết luận, các tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn của em có 4
chương
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 2:Ly luận cơ bản về marketing mục tiêu xuất khẩu của công ty
kinh doanh quốc tế.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng nghiên
cứu
- Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
CH ƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING MỤC TIÊU XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ
2.1.Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm và cơ sở về xuất khẩu hàng hóa
2.1.1.1. Khái niệm:
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là
lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai
quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ
sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích
cực tham gia mở rộng hoạt động này.
2.1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động XK
a. Vai trò:
Bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia vào hoạt động TMQT đều phải tính
đến hiệu quả thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu. Trong cơ chế thị trường “
hoạt động xuất nhập khẩu ” tạo sự chuyển dịch về cơ cấu mặt hang và cơ cấu thị
trường nội địa theo hướng tích cực,là khâu trung gian trong quá trình đứa nền kinh

tế trong nước hòa nhập với môi trường kinh doanh TMQT.
Xuất nhập khẩu có tính chất hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, thể hiện ở
chỗ:
- Hoạt động XNK một mặt có vị trí trung gian nối kết tình hình sản xuất kinh
doanh trong nước với nhu cầu tiêu dùng quốc tế, mặt khác lại tạo nguồn vốn chủ
yếu cho XK.
- Họa động NK lại xuất phát từ khâu nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng nội
địa để đi đến quyết định NK. Đồng thời có vai trò tích cực thúc đẩy XK tại chỗ tạo
đầu vào cho hoạt động sản xuất hang hóa XK, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động XK.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
- Hiểu rõ được vai trò của XNK thì mối quan hệ biện chứng giữa XK và NK
thì chính phủ mỗi nước sẽ có cơ sở khoa học để xác định được chính sách TMQT
cho quốc gia mình nhằm điều chỉnh các hoạt động TMQT từng giai đoạn nhất
định để từ đó đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia đó.
b. Nhiệm vụ của xuất khẩu
- XK phải có tác động tích cực, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức
sống cho xã hội.
- XK phải có tác dụng thúc đẩy phát triển và tạo điều kiện cho các ngành liên
quan có cơ hội phát triển.
- Xk phải thúc đẩy mở rộng được các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, giao lưu
buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới
c. Hiệu quả thu được từ hoạt động XK hàng hóa.
- Tạo nguồn tài chính cho hoạt động NK, duy trì và thúc đẩy hoạt động NK,
đảm bảo sự cân bằng của cán cân thanh toán ngoại thương. Chính hoạt động XK
buộc các nhà sản xuất trong nước phải tiết kiệm trong sản xuất nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của hang XK trên thị trường quốc tế. Việc bán ra nước ngoài sẽ
hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong nước phát triển. Đồng thời XK cũng tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ
vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so
sánh của nền kinh tế trong nước.
2.1.2. Khái niệm về marketing mục tiêu
Thị trường tổng thể luôn gồm một số lượng lớn khách hàng với nhu cầu và
đặc tính tiêu dùng khác nhau. Chính vì vậy sẽ không có một doanh nghiệp nào có
đủ khả năng với tới tất cả các khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, doanh nghiệp
không chỉ có một mình trên thương trường. Họ luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ
cạnh tranh khác cùng với những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một
doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh trên một phương diện nào đó trong việc
thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà thôi. Doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được nhu
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
cầu và mong muốn của khách hàng bằng những nỗ lực Marketing nổi trội hơn đối
thủ cạnh tranh của mình khi họ lựa chọn được thị trường mục tiêu phù hợp
2.1.2.1. Những quan điểm về marketing mục tiêu
Trong lịch sử phát triển ly thuyết Marketing kinh doanh không phải ngay từ
đầu người ta đã phát hiện ra nhất thiết phải phân chia thị trường cũng như các ưu
điểm của nó. Trên thực tế để đến đươc với quan điểm phải phân đoạn thị trường
trong kinh doanh các nhà kinh doanh đã phải trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoàn đầu Marketing đại trà: trong giai đoạn này, nhà kinh doanh tiến
hành sản xuất đại trà, phân phối đại trà, kích thích tiêu thụ đai trà cùng một loại
hàng hóa cho toàn bộ thị trường. Quan điểm này cho rằng làm như vậy sẽ tiết kiệm
được chi phí sản xuất cũng như giảm giá thành và hình thành được một thị trường
tiềm năng lớn tối đa.
- Giai đoạn Marketing hàng hóa khác nhau: Trong giai đoạn này, người bán
sản xuất hay hay nhiều mặt hàng khác nhau với các đặc tính, bao gói, chất lượng
khác nhau, những hàng hóa này không những được thừa nhận là được ưa thích
trên nhiều phần thị trường khác nhau mà còn tạo ra sự phân phối chủng loại hàng
hóa cho người mua.

- Giai đoạn Marketing mục tiêu: Trong giai đoạn này người bán xác định
ranh giới các đoạn thị trường, lựa chọn trong đó một hay một vài đoạn thị trường
rồi nghiên cứu sản xuất các mặt hàng và thiết lập hệ thống marketing-mix cho
từng đoạn thị trường đã chọn.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
2.1.2.2. Marketing mục tiêu đòi hỏi 3 biện pháp cơ bản
Sơ đồ 2.1 Các biện pháp marketing mục tiêu
- Phân đoạn thị trường thành những nhóm người mua rõ ràng. Những nhóm
người này có thế đòi hỏi những mặt hàng hay hệ thống marketing-mix
riêng. Công ty xác định các phương thức phân đoạn thị trường, xác định
các đặc điểm thị trường thu được và đánh giá mức độ hấp dẫn của từng
đoạn thị trường
- Lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu: Đánh giá và lựa chọn một hay
nhiều đoạn thị trường để đưa hàng hóa xâm nhập vào.
- Xác định vị trí của hàng hóa trên thị trường: Đảm bảo hàng hóa có vị trí
cạnh tranh trên thị trường và soạn thảo chi tiết hệ thống marketing-mix
Ngày nay, xu thế chuyển dần các quan điểm marketing đại trà, marketing
hàng hóa khác nhau sang marketing mục tiêu đang khá phổ biến, marketing mục
tiêu đã thể hiện rõ những ưu điểm của mình, nó giúp cho người bán phát hiện đầy
đủ hơn những khả năng Marketing hiện có. Với mỗi thị trường mục tiêu người sản
xuất có thể sản xuất một loại hàng hóa phù hợp
Để đảm bảo chiếm lĩnh có hiệu quả từng thị trường như vậy người bán có thể
thay đổi giá, kênh phân phối, nỗ lực quảng cáo. Thay vì phân tán nỗ lực Marketing
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5

Phân đoạn thị trường Lựa chọn thị trường mục tiêu Xác định vị trí hàng hóa trên thị trường
1.Xác định
nguyên tác
phân đoạn thị

trường.
2.Xác định
các đặc điểm
của các phần
thị trường
3. Đánh giá mức độ hấp
dẫn của các khúc thị
trường.
4. Lựa chọn một hay nhiều
đoạn thị trường
5. Giải quyết việc xác định vị trí
hàng hóa trong từng đoạn thị
trường mục tiêu.
6. Xây dựng hệ thống marketing-
mix cho từng đoạn thị trường mục
tiêu
Trường đại học Thương Mại
của mình, người bán có thể tập trung vào những người mua quan tâm nhiều đến
việc mua hàng.
2.2. Một số lý thuyết về phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu
Sơ đồ 2.2 Quy trình của marketing mục tiêu xuất khẩu
2.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh xuất khẩu là một loạt các thủ tuc và kỹ
thuật được đưa ra để giúp các nhà xuất khẩu có đầy đủ thông tin cần thiết về thị
trường từ đó đưa ra quyết định chính xác về các chính sách marketing-mix. Hiểu
một cách rộng hơn, nghiên cứu thị trường là quá trình thiết kế có hệ thống, phân
tích và thông báo những số liệu và kết quả tìm được về một tình huống thị trường
cụ thế mà công ty đang gặp phải.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Phân đoạn thị trường xuất khẩu
Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Định vị thị trường xuất khẩu
Trường đại học Thương Mại
Nghiên cứu thị trường ngày nay càng đóng vai trò quan trọng giúp các nhà xuất
khẩu đạt hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, việc xác định
phương pháp nghiên cứu là rất cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay, có các phương pháp sau:
a. Nghiên cứu tại bàn
Bao gồm việc thu thập thông tin các nguồn tư liệu có hoặc không xuất bản.Sử
dụng tối đa phương pháp nghiên cứu tại bàn sẽ giúp cho việc nghiên cứu tiết kiệm
được thời gian, sức lực và tài chính so với các phương pháp khác.
Đây là phương pháp phổ thông nhất về nghiên cứu thị trường. Chìa khóa của sự
thành công của nghiên cứu tại bàn là phát hiện ra các nguồn thông tin tin cậy, đầy
đủ và triệt để khai thác các nguồn thông tin đó.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, cần thu thập thông tin về các tổ chức quốc tế,
các sách báo, tạp chí thương mại thế giới hoặc thu thập từ các niêm giám thống kế
hoặc từ quan hệ với các bạn hàng hoặc bộ phận tư vấn thị trường của phòng
thương mại và công nghiệp
Nghiên cứu tại bàn cho phép đánh giá được khái quát về tình hình thị trường về
dung lượng, cơ cấu, sự phát triển và xu hướng của thị trường.
b. Nghiên cứu tại hiện trường
Đây là một phương pháp khá quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Doanh
nghiệp xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp thị trường từ đó thu thập các thông tin cần đến.
Việc thu thập và xử ly thông tin là quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều kỹ năng, hao
tốn nhiều thời gian công sức và tiền của. Các thông tin xảy ra vào thời điểm khác
nhau vì vậy phải có cách phản ứng linh hoạt, kịp thời với sự thay đổi đó.
Nghiên cứu hiện trường có thế dùng phương pháp thăm dò điều tra trọng điểm,
điều tra chọn mẫu hoặc phiếu điều tra phỏng vấn hoặc thông qua hội chợ triển
lãm… Thông gua nghiên cứu hiện trường doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm bắt

được các thông tin phong phú đa dạng về nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản
phẩm…
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
Sau khi xác định được phương pháp nghiên cứu thị trường thích hợp, nhà xuất
khẩu phải xác định nội dung nghiên cứu. Quá trình này gồm:
* Quyết định mặt hàng xuất khẩu
Mục đích của bước này là lựa chọn ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất.
Muốn vậy phải trả lời các câu hỏi sau:
- Thị trường nước ngoài đang cần gì?
-Sản phẩm đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống?
- Các đối thủ cạnh tranh là ai?
- Xu hướng biến động giá? Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán?
- Tỷ suất ngoại tệ của mặt hang đó.
* Xác định dung lượng thị trường
Dung lượng thị trường là khối lượng một sản phẩm mà thị trường nhất định tiêu
dùng trong một khoảng thời gian nhất định( thường là 1 năm)
Dung lượng tiêu thụ của thị trường luôn thay đổi vì chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố, đó là:
- Sự vận động của vốn kinh tế của các quốc gia, chu kỳ sản xuất, tính thời
vụ, tình hình phân phối và lưu thông hàng hóa.
- Luật pháp, chính trị ở các quốc gia, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, văn
hóa xã hôi…
- Trạng thái đầu cơ, điều kiện tự nhiên…
*Nghiên cứu giá sản phẩm trên thị trường xuất khẩu
Việc xác định đúng giá, dự đoán chính xác xu hướng biến động của giá cả trong
kinh doanh xuất khẩu có y nghĩa rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong xác định giá phải lựa chọn được cách tính giá phù hợp được với thị
trường chấp nhận song cũng đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà xuất khẩu. Đồng

thời cũng phải xét đến các nhân tố tác động đến tính biến động của giá cả trên thị
trường như:
- Nhân tố chu kỳ của nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
- Nhân tố lũng đoạn giá.
- Nhân tố cạnh tranh
- Nhân tố lạm phát.
2.2.2. Phân đoạn thị trường xuất khẩu
Cũng giống như các công ty kinh doanh quốc tế khác, doanh nghiệp không thể
nào đáp ứng được tất cả nhu cầu thị trường do nó rất phong phú và đa dạng, số
lượng khách hàng rất lớn, thường bị phân tán về mặt địa ly và có những khác biệt
trong mua sắm. Vì thế, doanh nghiệp cần tìm ra đoạn thị trường mà mình có thể
phục vụ tốt nhất thay vì phục vụ tất cả khách hàng. Để làm được điều này, doanh
nghiệp cần phân chia thị trường của mình ra các thành phần nhỏ, đánh giá điểm
manh, điểm yếu của mình trên mỗi đoạn tạo điều kiện để lựa chọn đoạn thị trường
thích hợp tập trung nỗ lực marketing của mình vào thị trường đó.
Trong kinh doanh quốc tế, thường sử dụng các tiêu thức sau:
- Phân đoạn thị trường theo địa ly: là chia thị trường thành các nhóm khách hàng
có vùng vị trí địa ly như vùng, quốc gia, miền… rồi những khu vực này lại được
đánh giá theo tiềm năng phát triển của chúng bằng cách khảo sát cả vấn đề như xu
hướng phát triển, tình hình kinh tế.
- Phân đoạn theo nhân khẩu học: là phương thức sử dụng những số liệu thống kê
để phân đoạn thị trường gồm: tuổi, cơ cấu, nghề nghiệp, giới tính….
- Phân đoạn theo đồ thị tâm ly: là cách chia thị trường người tiêu dùng thành
những nhóm khác nhau căn cứ vào tầng lớp xã hôi, lối sống, nhân cách.
- Phân đoạn theo hành vi: là cách chia khách hang theo những cơ hội sử dụng của
họ, những lợi ích được tìm kiếm, mức giá, sự thỏa mãn, sự trung thành với nhãn
hiệu, giai đoạn sẵn sang mua.
- Phân đoạn theo đối tượng khách hang :

+ Khách hang là người tiêu dung cuối cùng
+ Khách hang là tổ chức.
Ngoài ra còn có cách phân đoạn khác như: phân đoạn theo sản phẩm hay kênh
phân phối.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
* Có 3 phương pháp để phân đoạn thị trường:
- Phương pháp phân đoạn một giai đoạn: sử dụng một tiêu thức phân đoạn.
- Phương pháp phân đoạn hai giai đoạn: doanh nghiệp sử dụng một tiêu thức cơ
bản để phân đoạn thị trường. Sau đó, giai đoạn hai dùng thêm một tiêu thức hỗ trợ
để tiếp tục chia nhỏ thị trường.
- Phương pháp phân đoạn nhiều giai đoạn: phương pháp này sử dụng một tiêu thức
cơ bản để phân đoạn thị trường sau đó sử dụng nhiều hơn hai tiêu thức phân đoạn.
Thông thường thì phương pháp phân đoạn theo hai hay nhiều giai đoạn được sử
dụng phổ biến.
Việc phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp hiểu thấu đáo hơn về từng đoạn thị
trường, đặc biệt là nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Phân đoạn thị
trường sẽ tạo điều kiện cho việc định vị có hiệu quả, nâng cao độ chính xác trong
việc sử dụng các công cụ của marketing, giúp sử dụng hiệu quả hơn ngân sách
marketing.
2.2.3. Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Việc chọn một chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu là chiến lược chủ chốt
trong chính sách marketing xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu. Thực tế,hiện
nay có hai chiến lược lựa chọn và mở rộng thị trường mà các công ty xuất khẩu
thường áp dụng
a. Các chính sách lựa chọn thị trường hoạt động chuyên nghiệp
b. Phương pháp mở rộng và thu hẹp thị trường xuất khẩu
• Phương pháp mở rộng
Sự lựa chọn thị trường thường dựa vào sự tương đồng giữa các cơ cấu thị
trường của các quốc gia về đặc tính chính trị, xã hội, kinh tế hoặc văn hóa nhằm

mục đích để cho nhà xuất khẩu mở rộng thị trường của mình, giới thiệu được ở
mức tối đa những sản phẩm hoặc những thông số thị trường xuất khẩu mới. Đây là
một dạng lựa chọn thị trường dựa trên kinh nghiệm
• Phương pháp thu hẹp:
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
Phương pháp này được sử dụng khi lựa chọn thị trường tốt nhất được bắt
đầu từ tổng số thị trường các quốc gia bị phân chia vào các nhóm nước trong khu
vực dựa trên các tiêu chí về chính trị, kinh tế, ngôn ngữ. Phương pháp thu hệp
được hiểu là sự bảo vệ có hệ thống tất cả các thị trường. Điều này dẫn tới việc
ngay lập tức phải loại bỏ những thị trường nào kém hứa hẹn nhất, điều tra những
thị trường khác có nhiều triển vọng hơn.
Việc lựa chọn thị trường mục tiêu trước tiên cần đánh giá được các đoạn thị
trường thông qua các yếu tố: quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, mức
độ hấp dẫn về cơ cấu của đoạn thị trường, mục tiêu và nguồn tài chính của công
ty. Sau khi đánh giá thị trường, công ty tiến hành lựa chọn thị trường hay là quyết
định phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào. Có 5 phương án để doanh
nghiệp lựa chọn:
- Tập trung vào 1 khúc thị trường: công ty sử dụng 1 khúc thị trường để tiến
hành kinh doanh.
- Chuyên môn hóa có chọn lọc: công ty lựa chọn một số khúc thị trường, mỗi
khúc đều có sự hấp dẫn khách quan vè phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực
của công ty.
- Chuyên môn hóa sản phẩm, dịch vụ: công ty sản xuất và bán một loại dịch
vụ nhất định để bán cho một số khúc thị trường.
- Chuyên môn hóa thị trường: công ty tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu
cầu của một nhóm khách hàng cụ thể.
- Phục vụ toàn bộ thị trường: Công ty phục vụ tất cả nhóm khách hàng, tất cả
các yêu cầu mà họ cần đến.
2.2.4. Định vị thị trường mục tiêu xuất khẩu

Định vị thị trường là việc thiết kế các sản phẩm, dịch vu và hình ảnh
doanh nghiệp để có được vị trí khác biệt trong tâm trí khách hàng tại thị trường
mục tiêu. Nó cũng là việc tạo ra hay duy trì sự khác biệt rõ nét được khách hàng
chú y và đánh giá cao.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
Xác định vị thế của sản phẩm là việc phát triển một dịch vụ và marketing
mix để chiếm được một vị trí cụ thể trong tâm trí khách hang tại thị trường mục
tiêu.
Định vị phải đáp ứng được 3 yêu cầu sau:
- Tạo một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, trong tâm trí khách hàng ở thị
trường mục tiêu. Hình ảnh trong tâm trí khách hàng là sự kết hợp giữa nhận thức
và đánh giá của khách hàng về công ty cũng như sản phẩm dịch vụ của công ty,
Đó là tập trung các ấn tương, cảm giác và kinh nghiệm của khách hàng đã có được
về sản phẩm đó.
- Lựa chọn vị thế của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.
Hình ảnh về sản phẩm trong tâm trí khách hàng không chỉ được tạo nên bởi bản
thân sản phẩm, dịch vụ và hoạt động marketing của doanh nghiệp mà còn do
tương quan so sánh với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược định vị sẽ không
dừng ở việc tạo dựng một hình ảnh mà còn phải lựa chọn cho hình ảnh đó một vị
trí trên thị trường mục tiêu.
- Tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
Quy trình định vị trải qua 5 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị tài liệu: xác định những lợi ích quan trọng nhất đem lại
cho khách hàng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.
- Bước 2: Quyết định: hình ảnh mà công ty mong muốn tạo ra trong tâm trí
khách hàng tại thị trường mục tiêu. Hình ảnh đã chọn phải xây dựng dựa trên cơ
sở các lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
- Bước 3: Khác biệt hóa: tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp so với sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

- Bước 4: Thiết kế: thiết kế các khác biệt vào sản phẩm và truyền đạt các
khác biệt trong các khâu tuyên bố về vị thế sản phẩm và các mặt của marketing
mix
- Bước 5: Thực hiện: thực hiện tốt những gì đã hứa với khách hàng tiềm
năng.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
Để xác định vị thế cho mình các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương
pháp.
- Xác định vị thế dựa trên những nét đặc trưng ở sản phẩm ở đây cần xây
dựng mối liên quan trưc tiếp giữa các mặt nổi trội của sản phẩm và lợi ích khách
hàng mong muốn.
- Xác định vị thế dựa trên giải pháp, lợi ích, nhu cầu: tạo sự liên hệ gần gũi
với nhu cầu và các vấn đề liên quan.
- Xác định vị thế cho các trường hợp sử dụng cụ thể của khách hàng.
- Xác định vị thế đối trọng với các sản phẩm khác: dựa trên sự so sánh với
sản phẩm của đối thủ.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu
Việc nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề của marketing trong TMQT luôn là
một đề tài cần được quan tâm. Một phần do xu hương các ngành trên thế giới nói
chung thường chưa coi trọng các kỹ năng Marketing.
Trong thời gian từ 2001-2010 có các luận văn nghiên cứu về marketing mục
tiêu sau:
- Hoàn thiện Marketing mục tiêu của Công ty giầy Thuỵ Khuê tại thị trường
EU năm 2001.
- Hoàn thiện Marketing mục tiêu theo định hướng xuất khẩu tại Công ty Vật
tư bưu điện I (COKYVINA) năm 2001
- Hoàn thiện Marketing mục tiêu xuất khẩu than ANTHRACITE tại Tổng
công ty Than Việt Nam – VINACOAL năm 2001
- Hoàn thiện marketing mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất

nhập khẩu INTIMEX năm 2001
- Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty thiết bị điện tử giao thông vận tải,
năm 2001
- Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty dầu khí Hà Nội năm 2001
- Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty bánh kẹo Hải Châu năm 2001
- Hoàn thiện marketing mục tiêu tại Công ty xe đạp xe máy Đống Đa Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
- Hoàn thiện marketing mục tiêu của Công ty kinh doanh vận tải lương thực
năm 2001
- Hoàn thiện marketing mục tiêu của Công ty cổ phần dệt 10-10, Tạ Phương
Mai, năm 2002
- Hoàn thiện marketing mục tiêu ở Công ty thương mại và tin học Việt
Chiến, Pham Thị Hòa, năm 2003
- Hoàn thiện marketing mục tiêu của Công ty kính Đáp Cầu - Bắc Ninh,
Phạm Thị Thúy Hằng, năm 2004
- Hoàn thiện chiến lược marketing mục tiêu của khách sạn Bảo Sơn, Nguyễn
Thi Hương Trà, năm 2005
- Hoàn thiện chiến lược marketing mục tiêu tại công ty du lịch lâm nghiệp và
dịch vụ VIFOR TOUR, Hoàng Thị Toan, 2005
- Hoàn thiện marketing mục tiêu của ngân hang đầu tư và phát triển, Phạm
Thị Hoàng Yến, 2005.
- Hoàn thiện marketing mục tiêu của công ty TNHH nhà nước 1 thành viên
Dệt 19/5, Đoàn Thị Thu Hà, 2006
- Hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty Sông Đà 12, Lê Thị Hiền, 2006
- Hoàn thiện marketing mục tiêu tại chi nhánh công ty TNHH cà phê Trung
Nguyên Hà Nôi, Lê Thị Huyền Trang, 2006.
- Hoàn thiện chiến lược marketing mục tiêu tại khách sạn Fortuna Hà Nôi,
Trần Thị Thúy, năm 2007


Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING MỤC TIÊU XUẤT KHẨU
SANG EU CỦA CÔNG TY TNHH PANGRIM NEOTEX
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thức cấp: là những thông tin đã được thu thập và xử l để phục vụ một
mục đích trước đó từ nguồn nội bộ và bên ngoài, Thu thập dữ liệu thứ cấp không
tốn kém, dễ tiếp cận nhất là dữ liệu nội bộ, không tốn nhiều thời gian để có được
thông tin
Căn cứ vào nội dung phát triển marketing mục tiêu xuất khẩu em thu thập thông
tin từ các nguồn:
+ Phòng tổ chức: cơ cấu tổ chức, sơ đồ các phòng ban, giới thiệu quá trình hình
thành và phát triển.
+ Phòng kế toán: số liệu về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, lợi nhuận
+ Phòng kinh doanh: thông tin về khách hang mục tiêu.
+Và các thông tin bên ngoài doanh nghiệp: báo chí, internet….
- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập qua phương pháp: điều tra và phỏng vấn.
- Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp 2 người: Trưởng phòng kinh doanh, phó
phòng kinh doanh
+ Mục đích: tìm hiểu sâu những phương thức, chính sách thực hiện marketing
xuất khẩu của công ty, những khó khăn nảy sinh từ thị trường EU
- Điều tra khảo sát: 5 nhân viên phòng xuất nhập khẩu
+ Mục đích : tìm ra một số vấn đề có lien quan đến quá trình xuất khẩu
3.1.2. Phương pháp xử ly dữ liệu
a. Phương pháp so sánh.
- So sánh giữa ly thuyết và thực tế việc thực hiện và xây dựng chiến lược
marketing xuất khẩu tại công ty để thấy được sự khác biệt từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.

Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
- So sánh kết quả kinh doanh 2009-2010 để thấy sự tăng, giảm chỉ tiêu: tổng
doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận… để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
b. Phương pháp đánh giá: Là phương pháp đánh giá sự tăng, giảm của chỉ tiêu
trong phần dữ liệu thứ cấp thu thập đươc, từ đó phân tích để rút ra kết luận.
- Đánh giá sự tăng giảm của các chỉ tiêu tỏng bảng kinh doanh.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới hoat động marketing xuất
khẩu của công ty.
b. Phương pháp tổng hợp, thống kê: là việc tổng hợp, thống kê các câu trả lời
trong phần điều tra phỏng vấn nhà quản trị, Tính % sự lựa chọn đối với phần điều
tra và nghiên cứu tổng hợp thống kê các y kiến phỏng vấn.
c. Phương pháp ngoại suy xu thế
Ngoại suy (Extrapolation) là dựa trên những số liệu đã có về một đối tượng được
quan tâm để đưa ra suy đoán hoặc dự báo về hành vi của đối tượng đó trong tương
lai. Đây là phương pháp dự báo tương đối đơn giản, ít chi phí. Phương pháp này
có thể dự báo được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
đến hoạt động marketing mục tiêu xuất khẩu sản phầm dệt may ( sợi,
cotton…)
3.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Pangrim Neotex
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH PANGRIM NEOTEX
- Địa chỉ : Phường Bến Gót, TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
- Trụ sở chính : 23F Good Morning Shinhan Tower 23-2 Yeouido-Dong,
Youngdungpo-Gu, Seoul, 150-712 Korea
- Điện thoại : (84-210) 844138-845917-846759
- Fax: (84-210) 845322-845916-845884
- Email:
- Giám đốc : Ông Shin Hyun Kap
- Vốn điều lệ : 79.674.591,80 USD

Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
- Giấy phép thành lập số 1433A/GP ngày 20/2/1997 do sở kế hoạch và đầu
tư cấp.
- Số lao động: 2000 người trong đó có 165 người có trình độ đại học
- Cơ cấu lao động của công ty như sau
Bảng 3.1 Cơ cấu lao động của công ty TNHH Pangrim Neotex
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ
Tổng số lao động trong công ty
Trong đó: Lao động Nam
Lao động Nữ
Lao động trực tiếp sản xuất
Trong đó: Công nhân bậc 1
Công nhân bậc 2
Công nhân bậc 3
Công nhân bậc 4
Công nhân bậc 5
Lao động gián tiếp
Trong đó: Trình độ Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
2042
798
2391
1661
620
351
245
281
164

339
165
50
124
100%
25%
75%
100%
37,32%
21,13%
14,75%
16,91%
9,87%
100%
48,67%
14,74%
36,57%

Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Pangrim Neotex
Là một trong những doanh nghiệp có 100% vốn FDI đầu tư sớm nhất vào
thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ, Công ty hữu hạn PangRim Neotex được
đánh giá là một trong những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp của nước ngoài
vào Phú Thọ có hiệu quả nhất.
- Năm 1993, công ty bắt đầu xây dựng tại thành phố Việt Trì nhà máy liên hợp sợi
và dệt ở khu vực phường Nông Trang (thành phố Việt Trì).
- Đến năm 1996 tại phường Bến Gót, Việt Trì ban lãnh đạo đầu tư xây dựng tiếp
một nhà máy nhuộm với tổng vốn đầu tư ban đầu cho 2 giai đoạn là 30 triệu USD.
Sau đó, để cải tiến, tạo ra những sản phẩm mới, hàng năm công ty tái đầu tư thông

qua việc bổ sung thiết bị máy móc mới, mở rộng sản xuất, đầu tư nhà xưởng.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Các phó giám đốc
Các nhà máy
sản xuất
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng
marketing
Phòng tài
chính - kế
toán
Bộ phận quản
lý sản xuất
Các phân
xưởng sản
xuất
Phòng
nghiên cứu
thị trường
Phòng
chăm sóc
khách hàng
Giám đốc
Trường đại học Thương Mại
Những sản phẩm sợi, dệt, nhuộm của Công ty đều đạt chất lượng cao, nhiều sản
phẩm cao cấp cũng được sản xuất ra tại đây.
- Công ty đã 2 lần được nhận giải thưởng Rồng Vàng (vào năm 2003 và năm
2006) - Giải thưởng hàng năm do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với
Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức nhằm tôn vinh những

đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế
Việt Nam. Đây là một nỗ lực lớn khẳng định thương hiệu của Công ty.
Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất và kinh doanh sợi bong, vải bong, sợi pha, vải sợi bong, xơ polyester.
sợi. vải 100% cottom
Sản xuất và kinh doanh máy, thiết bị ngành may và hoàn tất các loại vải, sản phẩm
may được sản xuất tại Việt Nam
Thi trường xuất khẩu chính là EU, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Bangladesh, Srilanka
* Các sản phẩm xuất khẩu chính sang EU của công ty
Tên hàng Chất lượng Màu sắc
VN1813 60%polyester,40% cotton Black,blue,white,ruby,
stell, grey
VN 1796 70%polyester,30%
cotton
Navy,grey,blue
VN 1702 65%polyester,35%
cotton
Black,blue,stell
VN 1925 75%polyester,25%
cotton
White,ruby,blue
VN 1888 72%polyester,28%
cotton
Grey,black
VN 3737 74% Blue,stell, white
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
polyester,26%cotton
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Pangrim Neotex từ năm
2008-2010

Do đầu tư với số tiền lớn nên thời điểm ban đầu - khi mới đưa nhà máy vào sản
xuất, vận hành, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, với quyết tâm
của ban lãnh đạo Công ty và sự đồng thuận của lãnh đạo tỉnh và người lao động
công ty đã nhanh chóng khắc phục được khó khăn và làm ăn có lãi. Khác với một
số công ty nước ngoài khác, số lãi trên công ty không gửi về Công ty mẹ mà dùng
để tái đầu tư, mở rộng sản xuất tại Phú Thọ. Hiện nay công ty đang chuyển sang
đầu tư chiều sâu để tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao, đa dạng hoá cac
thương phẩm giao dịch, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, đồng
thời tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về tài chính của Công ty, thì trong hơn
100 triệu USD đầu tư mở rộng sản xuất những năm vừa qua thì 30% là vốn vay
ngân hàng và 30% là từ phần lãi để lại tái đầu tư. Những năm gần đây, nộp thuế
của Công ty cho tỉnh Phú Thọ là hơn 20 triệu USD.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh chủ yếucủa công ty TNHH Pangrim Neotex từ năm
2008-2010
STT Các
chỉ
tiêu
ĐVT
Năm So sánh
2008 2009 2010 2009-2008 2010-2009
+/- % +/- %
1 Tổng
doanh
thu
Nghìn
USD
59.956 63.205 71.542 3.249. 8.337
2 Tổng

chi phí
USD 48.934.676,4 54.023.192,56 60.817.854,2 6.794.661,64 4.641.247,44
3 Nộp
ngân
sách
USD 19.568.901 20.087.156,9 21.156.782 518.255,9 1.069.625,1
4 Lợi
nhuận
USD 10.726.128,4 9.183.686,5 10.724.145,8 -1.542.441,9 1.540459,3
5 Số lao
động
Người 1893 1925 2042 32 75
Nguồn: Công ty TNHH Pangrim Neotex

Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
Từ bảng thống kê về tình hình kinh doanh của công ty TNHH Pangrim Neotex
trong các năm từ 2008-2010 cho ta thấy:
- Tổng doanh thu năm 2009 đạt 63.205.000 USD tăng 3.249.000 đạt 105,14$
so với năm 2008. Trong đó:
• Doanh thu tại thị trường Mỹ đạt 31.678.346 USD chiếm tỷ trọng 50,12%
trong tổng doanh thu năm 2009, tăng 1.682.359,2 USD so với năm 2008
• Doanh thu tại thị trường Nhật Bản đạt 13.228.806,5 USD chiếm tỷ trọng
20,93% trong tổng doanh thu,tăng 0,75% so với năm 2008
• Doanh thu tại thị trường EU đạt 18.297.847,5 USD chiếm tỷ trọng 28,95%
trong tổng doanh thu năm 2009, giảm 0,84% so với năm 2008
- Tổng doanh thu năm 2010 đạt 71.542.000 USD tăng 8.337.000 USD đạt
111,6% so với năm 2009. Trong đó.
• Doanh thu tại thị trường Mỹ đạt 35.069.888,4 chiếm tỷ trọng 49,02% trong
tổng doanh thu năm 2010, tăng 1.682.359,2 USD so với năm 2009, nhưng

tỷ trọng trong tổng doanh thu đã giảm 1,1%
• Doanh thu tại thị trường Nhật Bản đạt 12.099.120,8 USD chiếm tỷ trọng
21,01% trong tổng doanh thu năm 2010 tăng 1.802.167,7 USD so với năm
2009
• Doanh thu tại thị trường EU đạt 21.441.137,4 USD chiếm tỷ trọng 29,97%
trong tổng doanh thu năm 2010, tăng 3.143.289,9 USD so với năm 2009
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào những tháng đầu quý IV năm
2008, làm sụt giảm nghiêm trọng nền kinh tế thế giới, các siêu cường quốc như
Mỹ, Nhật Bản, EU rơi vào khủng hoảng trầm trọng, mà các siêu cường quốc đó lại
là khách hàng chính của công ty Pangrim Neotex, mặt khách tình trạng lạm phát
lên cao, thất nghiệp diễn ra tại nhiều quốc gia, người dân thắt chặt chi tiêu nên ảnh
hưởng rất nhiều tới công việc kinh doanh của công ty. Điều này lý giải tại sao tỷ
trọng xuất khẩu hang dệt may vào Mỹ năm 2010 giảm 1,1% so với năm 2009.
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5
Trường đại học Thương Mại
3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt đông marketing mục
tiêu xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty TNHH Pangrim Neotex
3.2.2.1. Đặc điểm của thị trườngxuất khẩu- EU
- EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu phong phú và đa dạng:
Với 15 quốc gia với khoảng 375 triệu người, chiếm 6,5% dân số thế giới. EU là
thị trường tiêu thụ khá lớn và đa dạng các sản phẩm may mặc. Mức tiêu thụ ở thị
trường này đối với hang dệt may khá cao khoản 17kg/người/năm.Tuy vây, thị
trường EU không hoàn toàn đồng nhất, 15 quốc gia trong EU với ngôn ngữ phong
tục tập quán, tôn giáo khác nhau,khác về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi
tác, sở thích…sẽ có nhu cầu rất khác nhau về các loại vải may mặc. Thị trường EU
chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn mỗi nước có một bản sắc riêng. Do đó cần
nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của người dân nơi đây.
- Thị trường EU là một trong những thị trường lớn của các doanh nghiệp dệt may
tại Việt Nam. Hàng năm, EU nhập trên 80 tỷ USD mặt hang dệt may . Đặc biệt
đây là thị trường tương đối khắt khe về chất lượng sản phẩm. Đây là một thị

trường tương đối lớn và là thị trường quan trọng đòi hỏi công ty phải có các chính
sách để thúc đẩy xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay, hạn ngạch mà
EU cấp cho Việt Nam mỗi năm khoảng 30 nghìn tấn mặt hàng dệt may, trị giá trên
600 triệu USD. Việt Nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng
12/1992 .Ngày 16/7/1996 tại Bruxen- Bỉ chúng ta đã ký hiệp định “ Buôn bán
hàng dệt may ”. Trong hiệp định ghi rõ danh mục hang hóa và kim ngạch Việt
Nam được đưa vào EU tổng cộng 151 nhóm hàng trong đó có 108 nhóm hàng theo
hạn ngạch và 43 nhóm hàng phi hạn ngạch. Đặc biệt, hiệp định còn quy định rõ
Việt Nam và EU sẽ xem xét đến khả năng tăng số lượng có tính đến nhu cầu của
ngành công nghiệp dệt EU và khả năng xuất khẩu vải của Việt Nam.
- EU là cộng đồng dân cư với nhiều nền văn hóa khác nhau lâu đời. Điều đó
đã khiến đây trở thành thị trường với nhiều nền văn hóa – xã hội đặc sắc. Nó tạo
lên nét đắc sắc của từng quốc gia thành viên, bên cạnh đó là những nét chung của
các nước trong cùng một khu vực. Đặc biệt đây là khu vực có nền dân trí cao nhất
Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: HMQ1 – K5

×