Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nhãn sinh thái và khả năng áp dụng công cụ này trong quản lý môi trường tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.51 KB, 12 trang )

Đề tài: Nhãn sinh thái và khả năng áp dụng công cụ này trong quản lý
môi trường tại Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn cả về kinh tế, xã hội
và môi trường. Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, môi trường bị ô nhiễm
nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số không ngừng tăng lên…
Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có những hướng đi mới, những giải pháp để khắc
phục, vượt qua những khó khăn này. Phát triển bền vững đã được rất nhiều quốc gia
trên thế giới quan tâm từ rất lâu. Đó là mấu chốt để chúng ta hướng tới một xã hội
tốt đẹp hơn. Một trong những cách để thực hiện phát triển bền vững là sản xuất và
tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường hay còn gọi là các sản phẩm
Xanh, sản phẩm sinh thái. Đó chính là cơ hội cho những “dự định xanh” còn dang
dở và cũng là cơ hội để cứu hành tinh đã chạm ngưỡng 7 tỷ người.
Sản phẩm thân thiện với môi trường đang hiện hữu ngày càng nhiều trong đời
sống của chúng ta, đặc biệt ở các nước phát triển. Đi vào đời sống người dân Việt
1
Nam chưa lâu nhưng chúng tôi tin rằng cùng với xu hướng trên toàn thế giới, các
sản phẩm Xanh này sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam, trở thành xu hướng tất yếu.
Tất nhiên, cùng với xu hướng này sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của
chúng ta, đồng thời cũng đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cho công tác quản lý công
cụ nhãn sinh thái ở Việt nam.
Trong quá trình hội nhập hiện nay, nhãn sinh thái càng có ý nghĩa khi chúng
ta tham gia vào các thị trường lớn và mạnh trên thế giới với những hàng rào kĩ thuật
chặt chẽ. Nhãn sinh thái làm cho các doanh nghiệp nhận thức ra được yêu cầu của
việc nâng cao chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn theo
hướng phát triển bền vững.
I.Khái niệm về Nhãn sinh thái:
1.1.Nhãn sinh thái là gì?
Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với
môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những


cách hiểu tương đối phổ biến như sau:
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái
được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường
của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá
vòng đời sản phẩm”.
Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế
giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát
2
hành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi
trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”.
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự
khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới
dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói,
trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”
Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu
tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong
một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu
vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản
phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi
trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh
thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.
Như vậy, có thể hiểu: Nhãn sinh thái, còn gọi là nhãn môi trường, là loại
nhãn mác cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi
trường của sản phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.
Dán nhãn sinh thái là một phương pháp để công nhận sự thân thiện với môi
trường được thực hiện trên thế giới. Một “nhãn sinh thái” đánh dấu một sản phẩm
đáp ứng những tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu về môi trường nhất định. Khác với những
biểu tượng xanh hay những lời tuyên bố của nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ, một
nhãn sinh thái được một tổ chức thứ ba trao cho những sản phẩm và hàng hoá được
xác định là đáp ứng các chỉ tiêu môi trường nhất định. Ví dụ như khi nhận biết hay

3
mua một sản phẩm có nhãn ENERGY STAR®, người mua biết rằng sản phẩm đáp
ứng được tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng của EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
(the US. EPA)
ENERGY STAR là một sự hợp tác giữa Bộ Năng lượng Mỹ, Cơ quan bảo vệ
môi trường Mỹ, các nhà sản xuất, các dịch vụ địa phương, và những người bán lẻ,
khuyến khích các sản phẩm tiết kiệm năng lượng bằng cách dán nhãn ENERGY
STAR và giáo dục người tiêu dùng về lợi ích của tiết kiệm năng lượng.
Trên thế giới, việc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái là rất quen thuộc.
Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra thêm từ 10% – 17% chi phí để mua các sản phẩm có
dán nhãn sinh thái. Các nước phát triển trên thế giới đều rất chú trọng đến mức độ
thân thiện với môi trường của các sản phẩm.
1.2.Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các
tiêu chuẩn môi trường.
Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh
được.
Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự
tín nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài
nghi khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng
thực bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng thực bằng những
phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là những phương pháp
được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, hoặc được đưa ra xem
xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại. Đồng thời, những
4
phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này cũng phải đảm bảo xác
định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của sản phẩm.
Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều
Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công bố
phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO thừa
nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ dẫn

đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái cần
phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có nhận
thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu dùng,
nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.
Nhãn sinh thái có thể so sánh.
Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so
sánh, ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10% nhưng có những nhãn sinh thái
không được xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn
phải có khả năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so
với các sản phẩm có cùng chức năng.
-Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt
động thương mại.
Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về
phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp thực
hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc chứng
5
nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một khía cạnh
hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt này.
- Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên
những định hướng thị trường.
Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn tạo sự cạnh tranh giữa những
người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ
mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ
ngày càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn
các lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công
nghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
hơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.
II. Khả năng áp dụng Nhãn sinh thái trong quản lý môi trường tại Việt
Nam.
1. Thực trạng áp dụng công cụ nhãn sinh thái ở Việt Nam

1.1. Vì sao phải áp dụng nhãn sinh thái.
Việt Nam là nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn như thủy sản, dệt may
hay nông sản. Các mặt hàng xuất khẩu đã mang lại cho nước ta một nguồn thu
ngoại tệ lớn nhưng nếu so với tiềm năng thì các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể
làm nhiều hơn thế. Một công cụ giúp cho các sản phẩm của Việt Nam tăng giá trị
trên thị trường quốc tế chính là nhãn sinh thái.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật
Bản…đều phải chịu những kiểm duyệt khắt khe về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ
6
sinh thực phẩm và các quy định về bảo vệ môi trường. Đã rất nhiều lần, các mặt
hàng Tôm xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại vì vi phạm về chất kháng sinh, những
mặt hàng hoa quả và nông sản của Việt Nam thường vi phạm các tiêu chuẩn về chất
bảo vệ thực vật …Điều này làm giảm giá trị và làm mất uy tín của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường quốc tế. Nếu hàng hóa Việt Nam chứng minh được chất lượng
đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu thì chắc chắn cơ
hội tăng trưởng trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn.
Không chỉ đối với các hàng hóa xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước hiện
nay cũng đang quan tâm nhiều hơn đối với các quy định về môi trường của sản
phẩm. Các hàng hóa, dịch vụ sẽ tạo được thiện cảm và niềm tin với người tiêu dùng
nhiều hơn nếu chúng là sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây cũng là cách đảm
bảo một sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Cơ hội phát triển cho các hàng hóa được dán nhãn sinh thái là rất lớn nhưng
tại thị trường Việt Nam điều này còn rất mới mẻ. Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên
và Môi trường, tại Việt Nam chỉ có khoảng 5% hàng hóa đủ tiêu chuẩn để dán nhãn
sinh thái và tính đến nay thì chưa có mặt hàng nào được dán nhãn sinh thái. Việt
Nam cũng đang xây dựng những tiêu chuẩn để có thể dán nhãn sinh thái cho hàng
hóa. Theo kế hoạch thì đến năm 2020 sẽ có 10% số sản phẩm xuất khẩu và 50%
hàng hóa tiêu dùng nội địa được cấp nhãn sinh thái. Như vậy, con đường để cho các
hàng hóa Việt Nam được chứng minh là đủ các tiêu chuẩn môi trường còn rất dài.
7

Hiện nay trên thế giới, có khoảng hơn 30 quốc gia trong đó nổi bật là Mỹ,
EU, Nhật Bản và trong khu vực Đông Nam Á thì có Thái Lan, Singapore là đã có
nhãn sinh thái trên các sản phẩm của nước mình.
Việc gia nhập WTO càng thúc đẩy Việt Nam phải nhanh chóng đưa các quy
định về nhãn sinh thái vào áp dụng nếu không muốn bị thụt lùi sâu hơn so với các
nước khác. Những chính sách từ phía chính phủ sẽ là tiền đề để cho các doanh
nghiệp mạnh dạn hơn trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình.
2. Khả năng áp dụng Nhãn sinh thái trong quản lý môi trường tại Việt
Nam.
Nhằm tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản
phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận . Ngày 05
tháng 3 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Quyết định số
253/QĐ-BTNMT phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái hay Chương trình
nhãn môi trường xanh Việt Nam
- Nhãn sinh thái Việt nam mang biểu tượng một con chim đang nằm trong tổ
ấm giữa một lùm cây lớn, ở phía trên là một dòng sông gợn sóng xanh. Những hình
ảnh này ẩn dụ ý nghĩa thân thiện môi trường, bảo vệ sinh thái, quản lý và sử dụng
tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nói lên giá trị của các sản phẩm mang
“nhãn xanh Việt nam”
- Việt Nam đề ra 3 mục tiêu chính sẽ được tập trung thực hiện tăng trưởng
xanh.
8
Thứ nhất, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển năng lượng tái tạo.
Thứ hai, xanh hóa sản xuất, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát
triển kết cấu hạ tầng bền vững và áp dụng phổ biến sản xuất sạch.
Thứ ba, xanh hóa lối sống và tiêu dùng, tạo dựng đô thị hóa bền vững, xây
dựng nông thôn mới với lối sống thân thiện với môi trường và thúc đẩy tiêu dùng
bền vững, xây dựng lối sống xanh.
a)Thuận lợi:

- Một sản phẩm hoặc dịch vụ được cấp nhãn sinh thái tức là nó được công
nhận ở một mặt nào đó có ý nghĩa với môi trường. Như vậy nó sẽ tác động vào
người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông minh sẽ hiểu rằng sản phẩm được cấp nhãn
sinh thái có lợi cho môi trường và cho sức khỏe, do đó, người ta sẽ có xu hướng sử
dụng những sản phẩm này nhiều hơn. Như vậy, nhãn sinh thái một mặt giúp cho
doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa trên thị trường, có cơ hội hội nhập
cao hơn vào thị trường thế giới. Đồng thời, nhãn sinh thái cũng giúp cho người tiêu
dùng nhận ra rằng đây là sản phẩm tốt cho chính họ. Cả hai bên người tiêu dùng và
doanh nghiệp cùng có lợi. Và như thế, đương nhiên về mặt xã hội thì nền kinh tế
quốc gia được phát triển khi các doanh nghiệp phát triển tốt.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập hiện nay, nhãn sinh thái càng có ý nghĩa
khi chúng ta tham gia vào các thị trường lớn và mạnh trên thế giới với những hàng
rào kĩ thuật chặt chẽ. Nhãn sinh thái làm cho các doanh nghiệp nhận thức ra được
yêu cầu của việc nâng cao chất lượng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh
hơn theo hướng phát triển bền vững.
9
Theo kết quả điều tra 98% người tiêu dùng chọn sản phẩm có dán nhãn sinh
thái (nhãn xanh Việt Nam) nếu hai loại cùng giá và 75% vẫn chọn sản phẩm có dán
nhãn dù giá đắt hơn 10%. "Điều đó mở ra một tương lai tươi sáng cho môi trường
và cho "công cuộc" dán nhãn"
-Một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong bối cảnh thế giới
có xu hướng chuyển từ tăng trưởng "nóng” sang tăng trưởng xanh là tận dụng kinh
nghiệm của các nước đi trước để chọn ra mô hình và hướng đi đúng đắn trong việc
phát triển đất nước theo hướng tăng trưởng “xanh”. Đồng thời tranh thủ sự hợp tác,
hỗ trợ của các nước tiên tiến trên thế giới và các tổ chức quốc tế.
Đối với Việt Nam, việc tiếp cận tăng trưởng xanh còn quá chậm mặc dù cách
đây 10 năm trong chiến lược phát triển từ 2001-2010 cũng đã đề cập tới vấn đề này.
Là một nước đi sau, thách thức của Việt Nam là không nhỏ khi mà công nghệ còn
lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và thải ra nhiều khí thải. Chẳng hạn, tại Mỹ, cam
kết tới năm 2020 sẽ sử dụng 25% lượng điện sản xuất từ năng lượng sạch, Trung

Quốc là 16% trong khi tại Việt Nam con số này chỉ 3,5% vào năm 2010 và đến năm
2015 là 4,5%, đến năm 2020 tiến tới 6%. Thuận lợi của một nước đi sau có thể tận
dụng các bài học và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các nước tiên tiến trên thế giới
và các tổ chức quốc tế.
b)Khó khăn:
- Triển khai chương trình Nhãn sinh thái ở Việt Nam thực sự cũng gặp nhiều
khó khăn.Sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng thấp,
nó phản ánh các doanh nghiệp của chúng ta có năng lực tương đối yếu so với thế
10
giới. Đó cũng là một cản trở cho chương trình nhãn sinh thái. Ở nước ta hiện nay, tỉ
lệ chi cho môi trường trong các sản phẩm rất thấp. Các doanh nghiệp phải đạt được
các yêu cầu bảo vệ môi trường thì mới được gắn nhãn, nghĩa là phải bỏ ra một
khoản tiền để đầu tư vào tới mức 20% tổng chi phí sản phẩm dành cho hàng hóa.
Đó chính là khó khăn về mặt tài chính. Những khó khăn về nội lực doanh nghiệp,
về tài chính, về nguồn lực tri thức và công nghệ là bài toán đang đặt ra cho chương
trình nhãn sinh thái Việt Nam .
Để hắc phục khó khăn trên: Chính phủ đã ban hành nghị định số 04 về ưu
đãi hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là một trong những văn bản cấp Chính
phủ lớn đầu tiên đưa ra nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản
xuất kinh doanh liên quan đến bảo vệ môi trường. Ví dụ như: Những ưu đãi về thuế
thu nhập, thuế xuất khẩu, về hỗ trợ tiêu thụ và hỗ trợ về giá cho doanh nghiệp đối
với những sản phẩm được cấp nhãn sinh thái, hỗ trợ về mặt quảng bá sản phẩm.
-Bộ tiêu chuẩn cụ thể ở Việt Nam cho việc cấp nhãn xanh cần phải chuẩn hóa
hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.
Kết luận
Năm 2011 đã khép lại với dấu ấn về một năm của những thảm hoạ thiên nhiên gây
thiệt hại nặng nề về vật chất cũng như con người cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Đó cũng là lời nhắc nhở của "mẹ thiên nhiên" trước sự tàn phá môi trường quá
11
nhanh chóng của con người: Không còn nhiều thời gian, hãy bắt đầu ngay từ hôm

nay trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.
12

×