Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cổ phần Vietcombank 2008 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.54 KB, 28 trang )

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 2008 - 2012
Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam từ 2007 đến 2012 đã trải qua một giai đoạn vô cùng
khó khăn. Nếu như từ năm 2000 đến 2007, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt với
mức tăng bình quân (CAGR) là 6,7%/năm thì trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng này chỉ
đạt 4,5%. GDP năm 2012 chỉ đạt mức tăng trưởng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Bên cạnh nguyên nhân ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm
2008, cơ cấu tăng trưởng kinh tế với động lực chủ yếu dựa trên tăng trưởng vốn và lao động,
thiếu đầu tư chiều sâu đã khiến cho nền kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng và gây nên tình
trạng lạm phát cao, tạo nên bong bóng tài sản đầu tư và có khả năng gây bất ổn trong dài
hạn. Nếu như trong giai đoạn 2000 – 2006 lạm phát tăng nhưng thường duy trì ở mức hợp lý
dưới 10% và vẫn tạo được đà tăng trưởng tốt thì từ năm 2007 đến nay, diễn biến lạm phát rất
thất thường với biên độ dao động quá lớn đã phần nào thể hiện những bất ổn về cơ cấu kinh
tế, đòi hỏi phải có những chính sách đột phá nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng. Chính vì
vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, hai vấn đề chính của nền
kinh tế đã được cập và được xác định là mục tiêu cần giải quyết: (i) ổn định kinh tế vĩ mô
được đặt lên hàng đầu, và (ii) định hướng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc thay đổi về cơ cấu kinh tế đòi hòi một chiến lược dài hạn trong khi
ngắn hạn, nền kinh tế đang cần ngay những giải pháp tức thời để bình ổn. Chính vì vậy, mục
tiêu trước mắt trong giai đoạn hiện nay của Chính phủ là phải tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, phá băng cho thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu và bình ổn thị trường tài
chính, tránh nền kinh tế rơi vào trạng thái giảm tăng trưởng và đình đốn
Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn vẫn là nguồn lực chính cho tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam. Thống kê cho thấy tỷ lệ tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng, tổng
dư nợ tiền gửi với GDP đều tăng mạnh trong các năm gần đây. Tỷ lệ M2/GDP và dư nợ tín
dụng/GDP ở Việt Nam ở mức cao trong so sánh tương quan với các nền kinh tế thuộc cùng
nhóm như Thái Lan, Indonesia, Srilanka, Philipines. Tuy nhiên, thị trường vốn vẫn phụ
thuộc chủ yếu vào kênh ngân hàng bởi TTCK còn non trẻ và quy mô nhỏ. Thị trường chứng
khoán tuy đã hoạt động được trên 10 năm nhưng việc huy động vốn trên TTCK của các
doanh nghiệp vẫn còn thấp và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường.
1
Hiện nay, toàn hệ thống có 5 NHTM NN, 1 NHCSXH, 35 NHTMCP, 50 Chi nhánh


NHNN, 4 Ngân hàng liên doanh, 5 NH 100% vốn NN, 49 Văn phòng đại diện NHNN, 18
Công ty tài chính, 12 Công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra còn có gần 1000 quỹ tín dụng hợp
tác trên khắp địa bàn các tỉnh thành. Với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì số lượng các
TCTD như vậy là quá nhiều và dẫn đến tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ và gây nên một số
hạn chế trong hệ thống như sau:
* Thanh khoản kém
Trước nhu cầu huy động vốn tăng cao để đáp ứng đòi hỏi tăng trưởng chung của toàn
bộ nền kinh tế, trong giai đoạn 2005-2007, NHNN đã chấp nhận cho phép 13 ngân hàng
được chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị. Các ngân hàng này trước khi chuyển
đổi, vốn điều lệ chỉ có khoảng vài chục đến vài trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, theo yêu cầu vốn
điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ vào năm 2011, các NHTM này đã buộc phải tăng vốn chủ sở hữu
lên 10-20 lần chỉ trong vòng chỉ 5 năm. Trong các năm gần đây, tỷ lệ cho vay trên huy động
luôn ở mức cao và điều này dẫn đến rủi ro lớn cho hệ thống. Nhiều NHTMCP do mới
chuyển đổi từ các NH nông thông nên chưa đủ năng lực cạnh tranh, trong bối cảnh khó khăn
phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút khách hàng nhưng vẫn không đảm bảo thanh
khoản. Nhiều TCTD quá phụ thuộc vào thị trường 2 dẫn tới sự kém hiệu quả trong quá trình
luân chuyển dòng vốn trên thị trường.
* Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý
Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý một phần bắt nguồn từ chính sách tiền tệ nới lỏng các
năm trước. Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, tăng trưởng tín dụng đều ở mức rất cao trong đó
có những năm đột biến như 2008 tăng trên 27%, 2009 tăng trên 45%, năm 2010 tăng trên
31%. Khi những đồng tiền giá rẻ có sẵn trên thị trường, các doanh nghiệp sẽ kỳ vọng vào
tương lai tiếp tục “tươi đẹp”. Vì thế, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh phát triển
các dự án trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp, v.v…
Mặt khác, do rất nhiều ngân hàng thực chất là “sân sau” của các doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, nên việc cho vay bất động sản, phát triển cơ sở
hạ tầng chiếm tỉ trọng rất lớn ở các ngân hàng này. Cơ cấu nguồn vốn vì vậy bị phân bổ
không hợp lý giữa cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn; giữa cho vay đầu tư trong lĩnh vực
bất động sản và cho vay đầu tư các ngành sản xuất khác.
* Tỷ lệ nợ xấu cao

2
Suốt trong giai đoạn 5 năm vừa qua, ngành ngân hàng vẫn được đánh giá là có hiệu
quả tương đối so với các ngành sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên, đến năm 2012, hiệu
quả hoạt động của các NH đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Đặc biệt là nhiều NH không trích lập dự
phòng đầy đủ với các khoản nợ xấu cũng như các khoản đầu tư ngoài ngành. Các khoản trích
lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo tài chính của các NH chưa phản ánh đúng thực chất
tình hình khó khăn hiện tại. Đến cuối quý II, Thống đốc công bố nợ xấu thực tế của hệ thống
NHTM có thể lên đến 10%, thay vì mức 3% như các ngân hàng báo cáo. Con số này cũng
tương đương với nhận định của nhiều tổ chức tài chính và Ngân hàng Nước ngoài.
* Cơ cấu sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng
Do trình độ quản trị của nhiều ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ không theo kịp với đà
tăng tài sản nên dẫn đến việc chất lượng tín dụng của các ngân hàng này kém. Một lý do
khác khiến cho chất lượng tín dụng ở các ngân hàng này kém là vì chúng thường là “sân sau”
của các tập đoàn, cả nhà nước lẫn tư nhân, vì để tăng vốn chủ sở hữu lớn như vậy các ngân
hàng này buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các tập đoàn này. Một vấn đề khác nảy
sinh khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh của nhóm ngân hàng này là chính các tập
đoàn đằng sau các ngân hàng này cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu
cầu. Hệ quả là vốn vay của các tập đoàn bị sử dụng sai mục đích. Đây là một trong những
nguyên nhân chủ chốt khiến cho nợ xấu, nợ quá hạn dắt dây trong toàn bộ hệ thống các tổ
chức tín dụng của Việt Nam. Những bất cập này đã khiến các chính sách điều hành của
Chính phủ trong thời gian gần đây phải hướng tới việc tái cơ cấu thị trường tài chính, minh
bạch và lành mạnh hóa để giải quyết thực trạng ứ động vốn trên thị trường.
3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ
chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng
thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá,
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng
TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua

việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã
chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Tên công ty bằng tiếng Việt:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
Tên công ty bằng tiếng Anh:
JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM.
Tên giao dịch: VIETCOMBANK
Tên viết tắt: VCB
Mã số doanh nghiệp: 0100112437 Đăng ký lần đầu ngày 02/06/2008;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP
Hà Nội cấp ngày 02/6/2008 (đăng ký lần đầu).
Đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 10/01/2012
Vốn điều lệ (Vốn đầu tư của chủ sở hữu): 23.174.170.760.000 đồng
Bằng chữ: Hai mươi ba nghìn một trăm bảy mươi bốn tỷ một trăm bảy mươi triệu bảy
trăm sáu mươi nghìn đồng.
Mã cổ phiếu: VCB
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 2.317.417.076
Các công ty thành viên:
- Công ty Cho thuê Tài chính NHTMCPNT Việt Nam
- Công ty TNHH Chứng khoán NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
- Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank
Bước vào thời kỳ đổi mới, Vietcombank đã bước đầu trở thành một ngân hàng thương
mại đa năng, có hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và có mối quan hệ ngân hàng đại lý trên
4
khắp thế giới. Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là “chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế”, Vietcombank đã từng bước thoát khỏi tư duy bao cấp, xóa bỏ
những rào cản cơ chế để tiếp cận, hội nhập với thị trường tài chính - tiền tệ thế giới; thực
hiện tốt vai trò bảo lãnh, hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước, thực thi chính

sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), góp phần vào việc ổn định tiền tệ, kiềm chế
lạm phát, điều hành tỷ giá và tăng cường dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Đầu những năm 90 Vietcombank đã chính thức tham gia vào thị trường tiền tệ thế
giới, gia nhập tổ chức SWIFT; là thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á, của tổ chức thẻ
quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế
(Master Card, Visa…). Bên cạnh đó, Vietcombank đã tăng cường đầu tư, hiện đại hóa, nâng
cao trình độ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực
khác bằng việc thành lập các công ty liên doanh, các công ty trực thuộc Với lợi thế về
nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ, Vietcombank đã tham gia tài trợ vốn cho hàng loạt các
dự án thuộc các lĩnh vực then chốt của quốc gia như điện lực, dầu khí, hàng không, viễn
thông
Vietcombank đã xây dựng và thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu mà trọng tâm là
nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro, tiếp tục đổi mới công nghệ, đưa nhiều tiện ích
ngân hàng mới vào phục vụ khách hàng và sẵn sàng cho quá trình hội nhập.
Trên nền tảng công nghệ hiện đại, Vietcombank từng bước cung ứng cho thị trường
những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao như VCB online & connect 24, VCB Money, I-
Banking, Home Banking, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment, VCB Global Trade…,
tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng nền tảng thanh toán điện tử ở Việt Nam, dần thay
thế “văn hóa tiền mặt” bằng “văn minh thẻ và dịch vụ thanh toán hiện đại”.
Dịch vụ thanh toán điện tử này tại Vietcombank được hỗ trợ bởi hệ thống mạng lưới của
NHNT rộng khắp trên cả nước với 80 chi nhánh, hơn 200 phòng giao dịch, 2 công ty trực
thuộc và một đơn vị sự nghiệp; đã vươn ra thị trường quốc tế với 1 công ty con và 2 văn
phòng đại diện tại nước ngoài. Vietcombank đã có quan hệ đại lý với gần 2000 ngân hàng và
định chế tài chính tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
5
Vietcombank năm 2007 trở thành một đơn vị đi tiên phong trong ngành ngân hàng về
thực hiện chủ trương cổ phần hóa DNNN. Vietcombank đã thực hiện thành công việc phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 26/12/2007. Thời điểm IPO diễn ra trong giai
đoạn khó khăn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng một lần nữa Vietcombank
đã khẳng định thành công về thương hiệu, uy tín và tầm nhìn với gần 97% lượng phát hành,

được bán hết cho khoảng 9000 nhà đầu tư với mức giá bình quân 107,6 ngàn đồng/1 cổ
phiếu.
Với những thuận lợi sau khi chuyển đổi sang hình thức cổ phần trong năm 2007,
Vietcombank đã có điều kiện để nâng cao năng lực tài chính, thay đổi mô hình tổ chức, quản
trị phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhờ đó, quản trị ngân hàng của Vietcombank đã hiệu quả
và minh bạch hơn, vị thế cạnh tranh được nâng cao, đồng thời có thêm nhiều cơ hội để nắm
vai trò nòng cốt trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng và giữ thị phần lớn chi phối.
Cùng những bước tiến vượt bậc về năng lực tài chính, Vietcombank còn tạo một bước
ngoặt quan trọng thông qua việc ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate
Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho – Tập đoàn tài chính lớn thứ ba tại Nhật Bản vào
tháng 9/2011. Loại bỏ tới 42 tổ chức tài chính để lựa chọn Mizuho, Vietcombank khẳng định
Mizuho thực sự là một đối tác chiến lược đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khá “khắc nghiệt” mà
Vietcombank đã đặt ra. Đó là một định chế tài chính có thế mạnh về những lĩnh vực mà
Vietcombank đang cần phát triển, có quy mô và năng lực tài chính tầm cỡ quốc tế, có kinh
nghiệm đầu tư thành công tại khu vực, và quan trọng nhất là đảm bảo không có xung đột lợi
ích với chiến lược phát triển của Vietcombank.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Vietcombank luôn xác định rõ và hướng tới
việc xây dựng một ngân hàng hoạt động chuẩn mực, tuân thủ các quy định của pháp luật và
bắt nhịp với các thông lệ quốc tế, đảm bảo hoạt động an toàn và bền vững. Uy tín, chất lượng
và hiệu quả hoạt động của Vietcombank không chỉ được khách hàng trong nước đánh giá cao
mà còn được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Liên tục nhiều năm liền từ 2000-2012,
Vietcombank đã vinh dự được các tạp chí, tổ chức danh tiếng như The Banker, Financial
Time, EuroMoney… bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
6
Với mục tiêu xuyên suốt là “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì
cộng đồng”, Vietcombank tiếp tục khẳng định vị thế với mảng kinh doanh lõi là hoạt động
ngân hàng thương mại, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong kinh doanh, đồng thời phát triển trên
nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị theo chuẩn mực
quốc tế.
7

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH BCTC NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ
NĂM 2008 - 2012
I. Phân tích khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn
1.1 Về tổng tài sản:
Tổng tài sản của Ngân hàng VCB giữ vững xu hướng tăng trưởng đều qua các năm từ
2008 đến năm 2012.
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản
222,089,52
0
255,495,883 307,496,070 366,722,279 414,475,073
Tốc độ tăng 15.04% 20.35% 19.26% 13.02%
Bảng 1: Tổng tài sản của VCB từ năm 2008 - 2012
Nếu năm 2008 tổng tài sản của toàn hàng là khoảng hơn 222 ngàn tỷ VND thì đến năm
2012, tổng tài sản đã gia tăng lên đến hơn 414 ngàn tỷ, mức tăng trưởng hơn 85% trong thời
gian 4 năm. Với những biến động lớn về điều kiện kinh tế vĩ mô và của ngành tài chính ngân
hàng nói riêng là kết quả đáng ghi nhận bước đầu. Trong khoảng thời gian được cho là khó
khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam kể từ sau đổi mới 1986 đến nay, tổng tài sản của chủ sở
hữu mà trong trường hợp này hơn 75% là thuộc Nhà nước đã được giữ vững và phát huy
hiệu quả. Trên bình diện tăng trưởng tổng tài sản thì đây là chỉ tiêu tích cực đối với một
“Doanh nghiệp nhà nước”, loại hình doanh nghiệp vốn luôn gắn liền với hình ảnh trì trệ, kém
hiệu quả.
Biểu 1: Tổng tài sản của VCB từ năm 2008 - 2012
8
Tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng qua các năm được thể hiện chi tiết trong biểu đồ sau:
Biểu 2: Tốc độ tăng tổng tài sản của VCB từ năm 2008 - 2012
Qua các số liệu trên có thể nhận thấy VCB luôn giữ vững ở tổc độ tăng trưởng khá cao,
ở mức trên 10% đặc biệt là trong 2 năm 2010 – 2011 gần 20%. Đây là giai đoạn nền kinh tế
Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng có sự phục hồi nhẹ sau khủng hoảng kinh

tế thế giới những năm 2007 – 2008 nhờ các biện pháp kích cầu của Chính phủ. Tuy nhiên,
sang đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn suy giảm và ngành
Ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động của mình nên tốc độ tăng
trưởng của VCB cũng có sự suy giảm còn 13% trong năm 2013. Theo báo cáo tài chính soát
xét đến tháng 6 năm 2013, tổng tài sản của Ngân hàng đã tăng lên hơn 436 ngàn tỷ. So với
cuối năm 2012 thì mức tăng trưởng chỉ khoản hơn 5%. Vậy là, mặc dù thuộc nhóm những
Ngân hàng TMCP lớn nhất cả nước và có lợi thế cạnh tranh riêng đã chứng minh qua kết quả
tăng trưởng của các thời kỳ, VCB vẫn nằm trong xu hướng khó khăn chung của ngành Ngân
hàng trong hai năm gần đây và điều này đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tổng tài
sản.
1.2 Về tổng nguồn vốn:
Tương ứng với tổng tài sản thì nguồn tài trợ của VCB được bao gồm:
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng nợ phải trả
208,040,29
6
238,676,242 286,706,559 337,940,349 372,770,095
Vốn chủ sở hữu 13,945,829 16,710,333 20,669,479 28,638,696 41,553,063
Tổng nguồn vốn 221,986,12 255,386,575 307,376,038 366,579,045 414,323,158
9
5
Bảng 2: Tổng nguồn vốn của VCB từ năm 2008 - 2012
Nguồn tài trợ cho tài sản dựa trên vốn huy động (nợ phải trả) luôn chiếm tỷ trọng cao
và tăng ổn định qua các năm (trên 90%) trong tồng cơ cấu nguồn trong khi vốn chủ sở hữu
chiếm phần còn lại khoảng 10%. Vốn chủ sở hữu của VCB có xu hướng tăng chậm từ 6%
năm 2008 đến năm 2010 là 10%, vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do việc tăng thặng dư vốn
cổ phần và việc trích lập các quỹ (chiếm trên 30% vốn chủ sở hữu). Vốn điều lệ của VCB từ
năm 2008 đến năm 2010 tương đối ổn định với phần vốn góp của nhà nước chiếm 90.72%.
Trong năm 2011 VCB phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn của các cổ đông hiện

hữu khoảng 4,364 tỷ đồng và vẫn đảm bảo cơ cấu vốn của Nhà nước là 90.72%. Đặc biệt
trong năm 2012 VCB đã chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược nước ngoài là
Mizuho Corporate Bank, Ltd tăng thêm vốn điều lệ 3,416 tỷ đồng, theo đó VCB là 1 trong 3
ngân hàng (Agribank và BIDV) có mức vốn điều lệ trên 1 tỷ USD.
Biểu 3: Tổng nguồn vốn của VCB từ năm 2008 - 2012
1.3 Phân tích cơ cấu tài sản
Không giống với những doanh nghiệp trong các ngành khác, đặc thù trong hoạt động cơ
bản của ngân hàng là huy động và cho vay. Do đó, nguồn doanh thu và chi phí luôn đi liền
với quá trình gia tăng của tổng tài sản. Doanh thu của Ngân hàng sẽ không thể tăng trưởng
mà không đi kèm với nó là sự tăng trưởng trong tổng tài sản – chủ yếu là các khoản vay và
nguồn huy động từ người gửi tiền.
ĐVT: Triệu đồng, %
10
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tiền gửi tại NHNN
13.76% 9.85% 2.68% 2.90% 3.80%
Cho vay khách hàng
50.79% 55.43% 57.50% 57.11% 58.19%
Chứng khoán đầu tư
18.72% 12.77% 10.67% 8.03% 18.94%
Tiền, vàng và cho vay
các TCTD khác 13.67% 18.57% 25.90% 28.63% 15.85%
Bảng 3: Cơ cấu tài sản của VCB từ năm 2008 - 2012
Xuất phát từ đặc thù của ngành, tài sản lớn nhất của một ngân hàng thương mại thông
thường là các khoản cho vay khách hàng. Từ năm 2008 – 2012 cho vay khách hàng luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó khoản
mục tiền gửi và cho vay TCTD khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao qua các năm, mặc dù
năm 2012 đã sụt giảm xuống còn 15.85%. Thay vào đó chứng khoán đầu tư lại tăng mạnh từ
8.03% năm 2011 lên 18.94% năm 2012.
Biểu 4: Cơ cấu tài sản của Ngân hàng VCB qua các năm từ 2008 – 2012.

Có thể nhận thấy rằng, về cơ bản, cơ cấu tài sản của VCB phản ánh những đặc điểm tài sản
của một ngân hàng thương mại truyền thống. Theo đó, phần lớn tài sản được nằm ở các
khoản cho vay khách hàng với tỷ trọng bình quân khoảng 56% qua các năm. Hoạt động tín
dụng của VCB trong thời gian từ năm 2008 – 2011 luôn có sự tăng trưởng cao khoảng 23%,
tuy nhiên do những biến động của nền kinh tế vĩ mô cùng với việc điều hành chính sách tiền
tệ của NHNN mà tốc độ tăng dư nợ tín dụng của VCB trong năm 2011 và 2012 giảm, tốc độ
tăng năm 2012 là 15.16% cao hơn tốc độ tăng của ngành khoảng 5.5%.
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
11
Tốc độ tăng dư nợ 25.56% 24.85% 18.44% 15.16%
Tỷ lệ nợ ngắn hạn 52.61% 52.04% 53.57% 58.88% 62.01%
Tỷ lệ nợ trung hạn 12.03% 12.83% 11.70% 10.66% 10.41%
Tỷ lệ nợ dài hạn 35.35% 35.12% 34.74% 30.46% 27.59%
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ của VCB từ năm 2008 - 2012
Tỷ trọng dư nợ của VCB tập trung chủ yếu đối với cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay
trung dài hạn giảm dần qua các năm, điều này thể hiện VCB đang cơ cấu lại thời hạn vay nợ
tương ứng với nguồn vốn huy động (chủ yếu là ngắn hạn) để hạn chế tình trạng mất cân đối
sử dụng nguồn.
Khoản mục có tỷ trọng lớn tiếp theo là chứng khoán đầu tư, trung bình khoảng 13.83%.
Trong giai đoạn 2008 – 2012 ta thấy rõ sự dịch chuyển xu hướng đầu tư của VCB, cụ thể:
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Trái phiếu CP 53.52% 40.69% 31.83% 42.28% 24.79%
Tín phiếu kho bạc, tín phiếu
NHNN 0.00% 0.00% 0.00% 2.57% 54.42%
CK nợ của TCTD trong nước 23.14% 31.43% 42.96% 48.51% 18.30%
CK nợ của TCKT trong nước 2.29% 0.00% 3.69% 4.41% 1.47%
CK vốn của TCTD trong nước 0.03% 0.06% 0.00% 0.12% 0.18%
CK vốn của TCKT trong nước 0.03% 0.06% 0.00% 0.12% 0.18%

CK nợ do tổ chức NN phát hành 6.08% 8.16% 0.00% 0.00% 0.00%
Các khoản đầu tư ủy thác tổ chức
NN 14.18% 18.99% 19.92% 0.00% 0.00%
Các khoản đầu tư ủy thác tổ chức
trong nước 0.00% 0.62% 1.59% 1.99% 0.65%
CK khác 0.74% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
Bảng 5: Cơ cấu chứng khoán đầu tư của VCB từ năm 2008 - 2012
Năm 2008 – 2010 VCB chuyển dần danh mục đầu tư chứng khoán từ trái phiếu chính
phủ chuyển sang chứng khoán nợ (trái phiếu) do các TCTD khác trong nước phát hành và
các khoản ủy thác đầu tư của tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên trong năm 2011 và 2012 với
những bất ổn của nền kinh kinh tế thì đầu tư vào trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc đã
được VCB quan tâm hơn, điều đó là do VCB chú trọng hơn đến việc đảm bảo các chỉ tiêu an
toàn hoạt động, đã nâng tỷ lệ sở hữu tín phiếu kho bạc nhằm mở rộng dự trữ thanh khoản thứ
cấp, trái phiếu chính phủ và tí phiếu kho bạc đã trở thành trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn,
an toàn cho các tổ chức tín dụng nói chung và VCB nói riêng. Hơn nữa các khoản chứng
khoán đầu tư của VCB hầu hết đều là đầu tư vào chứng khoán nợ (trái phiếu chính phủ
12
24.79%, tín phiếu kho bạc 54.42%, chứng khoán nợ của TCTD 18.3%), riêng chứng khoán
vốn thì VCB chỉ đầu tư dài hạn và chủ yếu đầu tư vào các NHTM khác như Eximbank,
Saigonbank, Mbbank, OCB, … do đó danh mục đầu tư của VCB tương đối an toàn.
Khoản mục tiền gửi và cho vay TCTD khác chiếm thứ 3 trong tổng tài sản, bình quân
20.53% trong giai đoạn 2008 – 2012.
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tiền gửi tại TCTD khác 49% 98% 100% 68% 92%
Cho vay TCTD khác 51% 2% 0% 32% 8%
Bảng 6: Cơ cấu tiền gửi và cho vay TCTD khác của VCB từ năm 2008 - 2012
Trong năm 2008 và 2011 trước tình hình lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng cao thì
VCB cũng đẩy mạnh việc cho vay trên thị trường 2, cho vay TCTD khách chiếm trên 30%
tổng tiền gửi và cho vay TCTD. Tuy nhiên đến năm 2009 – 2010 tình hình thanh khoản của

các NHTM sụt giảm nghiêm trọng và năm 2012 hệ thống Ngân hàng cho vay rất ít, nguồn
vốn huy động dồi dào. Do đó VCB đã giảm cho vay liên ngân hàng mà tăng lượng tiền gửi
tại các TCTD. Tỷ trọng tiền gửi VND của VCB tại các TCTD khác từ năm 2008 – 2011
chiếm trên 50% là trước đây tình hình lãi suất VND trên thị trường 2 tương đối cao. Đến
năm 2012 khi NHNN điều chỉnh giảm 5% so với cuối năm 2011 thì VCB cũng thay đổi cơ
cấu tiền gửi, theo đó tiền gửi ngoại tệ chiếm 95% tiền gửi các TCTD khác.
Theo khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013 của Công ty Kiểm toán KPMG
dựa trên số liệu cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2012 thì về cơ bản, VCB
có cơ cấu tài sản tương tự với Ngân hàng khác trong ngành. Theo đó, năm 2012 dư nợ cho
vay khách hàng chiếm hơn 50% tổng tài sản, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác
chiếm khoảng 14% và chứng khoán đầu tư khoảng 14%.
13
Biểu 5: Cơ cấu tài sản của ngành ngân hàng qua các năm từ 2011 – 2012
Điểm đáng lưu ý là theo khảo sát ngành của KPMG thì tỷ trọng của cấu phần tiền gửi
và cho vay tổ chức tín dụng có sự sụt giảm khá lớn từ 20% tổng tài sản năm 2011 xuống còn
14% năm 2012. VCB cũng diễn ra xu hướng tương tự khi tỷ trọng của thành phần này trong
hai năm được khảo sát lần lượt là 28.6% và 15.9%. Điều này được lý giải là do sự gia tăng
tương ứng của nguồn vốn huy động từ dân cư của toàn ngành nói chung. Sự tăng trưởng của
số dư tiền gửi khách hàng đã giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động trên thị trường
2 (thị trường liên ngân hàng) của các ngân hàng vừa và nhỏ vốn luôn là người đi vay ròng
trong khi VCB lại là bên cho vay ròng.
1.4 Phân tích cơ cấu vốn huy động
14
Biểu 6: Cơ cấu huy động của Ngân hàng VCB qua các năm từ 2008 – 2012
Biểu đồ trên cho thấy cơ cấu nguồn nợ phải trả của VCB qua các năm (không bao
gồm nguồn vốn chủ sở hữu). Theo đó, khoản mục tiền gửi của khách hàng luôn chiến tỷ
trọng cao trong các năm được phân tích, bình quân khoản 72.3% tổng nguồn vốn huy động
của Ngân hàng.
Khoản mục có tỷ trọng lớn tiếp theo là tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng. Tỷ
trọng của khoản mục này được giữ ở mức trung bình khoản 14.6% tổng nguồn vốn huy động

của VCB. Điểm đáng chú ý là số dư tiền gửi/nhận vay của VCB từ các tổ chức tín dụng khác
luôn nhỏ hơn số dư tiền gửi/cho vay của VCB đối với các tổ chức tín dụng.
Cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng theo khảo sát ngành Ngân hàng của KPMG
năm 2013 ta có biểu đồ sau:
15
Biểu 7: Cơ cấu huy động của ngành ngân hàng qua các năm từ 2011 – 2012
Đối chiếu với cơ cấu nguồn nợ phải trả của VCB qua các năm ta nhận thấy rằng, kết
cấu của các khoản mục nợ phải trả của Ngân hàng cơ bản phản ánh đặc điểm chung của
ngành với hai khoản mục chính chiếm tỷ trọng cao nhất là huy động từ TT1 (70% tổng nợ
phải trả trong năm 2012) – trong khi VCB là 76.3% trong năm 2012; huy động từ TT2 (15%
tổng nợ phải trả năm 2012) trong khi VCB là 9.1%. Điểm đáng chú ý là tỷ trọng của khoản
mục huy động từ TT2 của VCB có phần thấp hơn đến gần 6 điểm phần trăm theo số liệu
tuyệt đối so với đặc điểm chung của ngành.
Đi sâu vào phân tích khoản mục huy động và cho vay trên thị trường liên ngân hàng
của VCB sẽ cho ta cái nhìn sau hơn về hoạt động của ngân hàng này.
16
Biểu 8: Cơ cấu huy động – cho vay TT2 của Ngân hàng VCB qua các năm từ 2008 – 2012
Biểu đồ trên cho thấy mức chênh lệch, cho vay trên thị trường liên ngân hàng của
VCB qua các năm 2008 – 2012 dựa trên số liệu tại thời điểm 31/12 qua các năm.
Một điểm có thể nhận thấy là tổng quy mô huy động và cho vay TT2 trong năm 2012
của VCB có sự sụt giảm so với năm trước đó mặc dù vẫn giữ nguyên đặc điểm cho vay ròng
trên thị trường này. Trước hết, điều này được lý giải là do sự hồi phục trong nguồn huy động
từ dân cư nên làm giảm nhu cầu huy động trên TT2 đối với VCB cũng như các ngân hàng
khác. Tiếp đến là sự thay đổi trong chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước. Với sự ra
đời của Thông tư 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/9/2013 quy định rằng các Ngân
hàng chỉ có thể đi vay trên TT2 nếu không có nợ quá hạn trên 10 ngày đối với các khoản vay
TT2 trước đó. Thêm nữa, thông tư yêu cầu trích lập dự phòng đối với các khoản vay TT2
cũng phần nào làm giảm tính hấp dẫn của các khoản vay này. Cuối cùng là, các ngân hàng
thường có quy trình phê duyệt và xếp hạng tín dụng khác nhau. Cùng với sự không ổn định
của các điều kiện kinh tế và các hoạt động sáp nhập của các NHTM trong tương lai gần đã

khiến cho các ngân hàng cẩn trọng hơn khi cho đối tác vay và làm giảm tổng quy mô giao
dịch trên thị trường nói chung và của ngân hàng VCB nói riêng.
17
Biểu 9: Cơ cấu vay/cho vay ròng trên TT2 dựa trên số dư đến 31/12/2011
Điều có thể dễ dàng nhận thấy là do quy mô hoạt động và năng lực huy động của một
trong những Ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam (gọi là Ngân hàng Quốc doanh là vì
chủ sở hữu nhà nước vẫn chiếm đến hơn 70% tổng sổ cổ phần). Do vậy, thông qua tình
trạng cho vay ròng của VCB có thể giúp chúng ta đi đến nhận định rằng vấn đề thanh khoản
đối với ngân hàng này sẽ không thật sự là vấn đề lớn vì VCB luôn là người cung ứng thanh
khoản cho các Ngân hàng nhỏ hơn trên thị trường.
Dựa trên số liệu thống kế đến 31/12/2011 của các Ngân hàng trong ngày, ta có thể dễ
dàng nhận thấy rằng, VCB là một trong số ít các NHTM là người cho vay ròng trên thị
trường 2 và còn là “người chơi” lớn trên thị trường cùng với các NHTM khác như ACB,
BIDV, Agribank
Qua biểu đồ trên cũng có thể nhận thấy rằng, các NHTM cho vay ròng thường là các
Ngân hàng lớn, khả năng huy động từ TT1 dồi dào và có hiệu quả hoạt động được chứng
minh qua thời gian.
II. Phân tích chất lượng hoạt động
18
Vì phần lớn tài sản của Ngân hàng tập trung vào khoản mục cho vay khách hàng nên
phần này sẽ đi sâu vào phân tích chất lượng các khoản cho vay khách hàng.
2.1 Chất lượng tín dụng:
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Dư nợ 112,792,965 141,621,126 176,813,906 209,417,633 241,162,675
Nhóm 1 92.67% 91.86% 87.26% 83.26% 83.68%
Nhóm 2 2.71% 5.67% 9.91% 14.71% 13.92%
Nhóm 3 0.82% 0.31% 0.58% 0.60% 1.30%
Nhóm 4 0.72% 0.28% 0.17% 0.31% 0.50%
Nhóm 5 3.07% 1.88% 2.08% 1.12% 0.60%

Bảng 7: Cơ cấu nhóm nợ của VCB từ năm 2008 - 2012
Từ năm 2010 theo yêu cầu của NHNN và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, VCB đã áp
dụng hệ thống đánh giá tín dụng theo phương pháp định tính mới, giúp phân loại tín dụng
dựa trên cả số lượng và chất lượng. Hệ thống đánh giá mới này được áp dụng từ năm 2011,
chính vì vậy mà việc phân loại nợ của VCB được chuẩn xác hơn dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn
của VCB cũng tăng đáng kể từ 12.74% năm 2010 lên 16.74% năm 2011 và nợ quá hạn vẫn
duy trì khoảng 16.32% vào năm 2012.
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ nợ quá hạn 7.33% 8.14% 12.74% 16.74% 16.32%
Tỷ lệ nợ xấu 4.61% 2.47% 2.83% 2.03% 2.40%
Dự phòng chung 761,510 1,072,050 1,278,370 1,464,435 1,734,769
Dự phòng cụ thể 3,413,832 3,553,070 4,410,712 3,863,719 3,557,929
Sử dụng dự phòng 463,705 261,711 306,069 3,840,360 3,583,060
Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn, trích lập dự phòng của VCB từ năm 2008 - 2012
Để phòng ngừa rủi ro tín dụng thì VCB cũng đã chủ động trích lập dự phòng tủi ro, cụ
thể trong 3 năm gần đây mức trích lập dự phòng hơn 5,000 tỷ đồng, tương đương với lợi
nhuận trước thuế của Ngân hàng. Nhờ đó khi năm 2010 khi nợ xấu tăng cao đến mức 2.83%
thì năm 2011 VCB đã sử dụng quỹ dự phòng để xử lý 3,840 tỷ đồng nên tỷ lệ nợ xấu năm
2011 giảm xuống còn 2.03%. Tuy nhiên trong năm 2012 với tình hình kinh tế khó khăn,
hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, phá sản thì nợ xấu của VCB cũng tăng cao buộc VCB
phải sử dụng 3,583 tỷ đồng để xử lý nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 vẫn tăng hơn
năm 2011 và đang ở mức 2.4%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của VCB đang ở dưới mức giới hạn cho
phép nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao, đặc biệt là các khoản nợ nhóm 2 và 3 vẫn tăng nên
19
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của VCB. Tuy nhiên với dự phòng cụ thể đã trích
trong năm 2012 là 3,558 tỷ đồng thì vẫn đảm bảo cho VCB xử lý các khoản nợ nhóm 4 và 5
khoảng 2,665 tỷ đồng sẽ đảm bảo cho phần nào lợi nhuận và chất lượng tín dụng của VCB.
2.2 Tính thanh khoản
Tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (LDR) của VCB có xu hướng tăng nhanh, từ 48% năm 2007 lên

89% tại 2012. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng đột biến trong năm 2009 từ 55% lên 80% là do
tăng trưởng cho vay tăng mạnh lên trên 25% trong khi tiền gửi khách hàng lại giảm gần 14%
so với năm 2008.
So với các ngân hàng lớn trong cùng ngành, tỷ lệ này của VCB khá an toàn, vẫn thấp hơn
100% nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của VCB không cao.
Biểu 10: Tỷ lệ LDR của VCB so với các ngân hàng khác
Khả năng thanh khoản của VCB luôn được đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên
tổng tài sản ở mức khá cao (36,42%) so với các ngân hàng đang niêm yết, chỉ sau SHB
(38,94%) và EIB (38,69%). Những tài sản thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền
vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác) có khả năng chuyển thành tiền mặt một
cách nhanh chóng, đảm bảo tốt cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Như vậy, khả năng
VCB gặp vấn đề về thanh khoản là không cao. Tuy nhiên, khả năng thanh khoản thường tỷ lệ
nghịch với khả năng sinh lời, do đó hệ số thanh khoản cao cũng chưa hẳn là một tín hiệu tốt
đối với hoạt động của một ngân hàng.
20
Biểu 11: Tài sản thanh khoản của VCB so với các ngân hàng khác
2.3 Hệ số an toàn vốn
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 94% 93% 93% 92% 90%
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1,492% 1,428% 1,387% 1,180% 897%
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 6% 7% 7% 8% 10%
Bảng 9: Tỷ lệ vốn của VCB từ năm 2008 - 2012
Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có xu hướng tăng dần và ở mức cao so với ngành
(chỉ kém NVB 14,53%) do với quy mô tài sản ngày càng mở rộng thì nhu cầu tăng vốn của
VCB sẽ ngày càng tăng để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH của VCB tương đối cao từ năm 2008 đến năm 2010, tuy
nhiên trong năm 2011 và 2012 khi VCB thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều
lệ, cũng như việc tăng cường trích lập các quỹ và lợi nhuận giữ lại thì tỷ lệ này có xu hướng
giảm trong giai đoạn từ năm 2011 – 2012. Nhìn chung với đặc thù của hoạt động kinh doanh

Ngân hàng thì tỷ lệ nợ phải trả / vốn chủ sở hữu của VCB so với các Ngân hàng lớn vẫn còn
thấp hơn. cụ thể tỷ lệ tỷ lệ nợ phải trả / vốn chủ sở hữu trong năm 2012 của VCB là 897%,
EIB 976%, CTG 989%, BIDV 1,729%
Trong vài năm trước, VCB gặp vấn đề về việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do
có nhiều khoản đầu tư góp vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng bắt đầu duy t• được CAR theo đúng
quy định kể từ năm 2010, đặc biệt năm 2011 đạt 11,4%, giúp ngân hàng có thể đảm bảo
được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm các hoạt động kinh
doanh của mình.
21
2.4 Khả năng sinh lời
ĐVT: Triệu đồng, %
MBB VCB ACB CTG
2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011
201
2
2010 2011 2012
ROA
1.6% 1.5% 1.3% 1.4% 1.1% 1.1% 1.1% 1.1%
0.5
%
0.9% 1.4% 1.2%
ROE
19.0% 22.0% 18.0% 20.6% 14.7% 10.6% 20.5% 26.8% 7.3% 18.7% 21.9% 18.3%
NIM
3.3% 3.8% 3.8% 2.7% 3.5% 2.7% 2.4% 3.0%
4.1
%
3.4% 4.4% 3.7%
Bảng 10: ROA, ROE, NIM của VCB so với các Ngân hàng khác 2010 - 2012
ROA, ROE có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay và ở mức thấp so với các ngân

hàng đang niêm yết trên sàn cho thấy hiệu quả hoạt động của VCB không cao. Nguyên nhân
chính của sự sụt giảm này xuất phát từ việc tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh
(năm 2010 tăng trưởng 7,5% nhưng năm 2011 tốc độ tăng trưởng chỉ 0.88% và năm 2012 tốc
độ tăng trưởng là 3.81%, trong khi vốn chủ sở hữu liên tục được bổ sung qua các năm, từ 21
nghìn tỷ năm 2010 lên gần 42 nghìn tỷ vào cuối năm 2012; tổng tài sản cũng có tốc độ tăng
trưởng giảm nhưng mức giảm ít hơn lợi nhuận sau thuế, từ tăng trưởng 20% năm 2010
xuống còn 13% tại thời điểm cuối năm 2012. Mặt khác, do tài sản thanh khoản chiếm một tỷ
trọng lớn trong tài sản của VCB đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB
khiến cho các tỷ lệ sinh lời của VCB thấp hơn so với các ngân hàng trong cùng ngành.
* Tỷ lệ NIM của VCB
Tỷ lệ NIM của VCB có xu hướng tăng từ 2,7% năm 2010 lên 3,5% trong năm 2011
và giảm trở lại vào năm 2012, chỉ còn 2.7%. So với các ngân hàng đang niêm yết ở mức
trung bình.
22
Biểu 12: ROA, ROE, NIM của VCB so với các ngân hàng khác
2.5 Cơ cấu thu nhập của VCB:
ĐVT: Triệu đồng, %
Thu nhập 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi thuần 74.39% 69.09% 70.17% 75.34% 71.87%
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 8.89% 10.52% 12.14% 9.16% 9.11%
Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối 10.70% 9.76% 4.81% 7.15% 9.76%
Lãi/Lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh -3.66% 1.95% 0.16% -0.04% 0.50%
Lãi/Lỗ thuần từ mua bán -0.94% 1.84% 2.30% 0.15% 1.36%
23
chứng khoán đầu tư
Thu nhập từ hoạt động góp
vốn mua cổ phần 6.18% 4.21% 4.22% 6.08% 3.07%
Thu nhập từ hoạt động khác

4.43% 2.62% 6.21% 2.16% 4.31%
Bảng 11: Cơ cấu thu nhập của VCB từ năm 2008 - 2012
Cơ cấu các khoản thu nhập của VCB vẫn đến từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống,
trong đó thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trung bình trên 72% tổng thu
nhập. Thu nhập lãi thuần của VCB có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2011, trong đó
năm 2011 tăng cao nhất là 62.1% so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012 thu nhập lãi
thuần lại giảm 4.8% so với năm 2011.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng là một thế mạnh của VCB, tỷ trọng của nguồn
thu nhập này trong tổng thu nhập của VCB có xu hướng tăng từ năm 2010 đến nay. Năm
2011 hoạt động kinh doanh nghoại hối chiếm 7.15% tổng thu nhập và tăng 110% so với năm
2010. Đến năm 2012, tốc độ tăng thu nhập của hoạt động này giảm chỉ còn 26% so với năm
2011 nhưng lại chiếm 9.76% trong tổng thu nhập. Với chiến lược mở rộng và đa dạng hóa
các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản
phẩm phái sinh và cấu trúc khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại
tệ…, trong tương lai kỳ vọng khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB sẽ
đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.
Thu nhập từ dịch vụ của VCB chiếm tỷ trọng tương đối cao so với các Ngân hàng
trong cùng hệ thống, chiếm 9.11% trong tổng thu nhập hoạt động. Hoạt động dịch vụ của
VCB chủ yếu đến từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán thẻ và đang có xu
hướng giảm dần do các nền kinh tế trên thế giới gặp khủng hoảng khiến cho hoạt động xuất
nhập giảm. Với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng
cao, có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới, hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu của VCB vẫn duy trì được đà tăng trưởng và giữ vị trí đứng đầu trong ngành.
Trong năm 2011 nền kinh tế thế giới và trong nước bất ổn, Nhà nước hạn chế việc cho vay
nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của VCB. Tuy
nhiên, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB năm 2011 vẫn tăng 25,5% so với năm
trước, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tính đến năm
2012, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VCB giảm 8% so với cùng năm 2011 và đạt 1,388
24
tỷ đồng. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm này là do khó khăn chung của nền kinh tế, đặc

biệt là hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn trong thời gian qua đã khiến mảng dịch vụ ngân
hàng của VCB bị ảnh hưởng.
Đồng thời với chiến lược đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở rộng
mạng lưới bán lẻ, tăng cường hoạt động ngân hàng điện tử internet/sms/phone/ mobile
banking; Triển khai mô hình bán hàng chủ động trên toàn hệ thống, tỷ trọng thu nhập ngoài
lãi của VCB được kỳ vọng sẽ gia tăng bên cạnh các hoạt động truyền thống của ngân hàng.
2.6 Hiệu quả hoạt động
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi thuần 6,622,038 6,498,666 8,188,413 12,421,680 10,954,093
Tốc độ tăng -1.86% 26.00% 51.70% -11.81% -1.86%
Chi phí hoạt động 2,600,049 3,493,917 4,544,416 5,699,837 6,015,636
Tốc độ tăng 34.38% 30.07% 25.43% 5.54% 34.38%
Tỷ lệ chi phí/ TN 39.26% 53.76% 55.50% 45.89% 54.92%
Bảng 12: Hiệu quả hoạt động của VCB từ năm 2008 - 2012
Tỷ lệ chi phí/thu nhập lãi thuần của VCB có xu hướng tăng từ năm 2008 đến năm
2010 là do trong giai đoạn này mặc dù thu nhập của VCB có tăng (thậm chí giảm trong năm
2009) nhưng chi phí lại luôn tăng với tốc độ cao, điều này là do trong giai đoạn này VCB
đầu tư mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cũng như đầu tư vào hạ tầng
công nghệ, hơn nữa chi phí tiền lương cho CBNV cũng chiếm tỷ trọng lớn. VCB có bộ máy
tổ chức lớn và mức tiền lương trả cho CBNV cao thứ hai trong hệ thống ngân hàng vào cuối
năm 2011 (sau VietinBank), trung bình chiếm đến 57% tổng chi phí. Năm 2011 mặc dù chi
phí hoạt động tăng 25.43% nhưng tốc độ tăng của thu nhập cao hơn (51.7%) nên tốc độ tăng
tỷ lệ chi phí / thu nhập có giảm so với năm 2010. Năm 2012 thu nhập lãi thuần của VCB
giảm 11.81% so với năm 2012 trong khi đó chi phí hoạt động lại tăng 5.54% nên tỷ lệ này
tăng trở lại gần 55%. Việc chi phí hoạt động trong năm 2012 tăng chủ yếu ở khoản mục tài
sản (chi phí sửa chữa, nâng cấp điểm giao dịch, chi phí khấu hao) tăng 15.29%, trong khi đó
chi phí lương chỉ tăng 5.17% (các năm trước tăng khoảng 25%/năm).
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Chi phí lương 1,539,014 1,983,950 2,569,733 3,188,514 3,353,516
Tốc độ tăng 28.91% 29.53% 24.08% 5.17%
Chi về tài sản 548,006 755,935 902,410 1,091,815 1,258,784
25

×