Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tiểu luận Một số vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin Ngữ cảnh xã hội của thời đại CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.26 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
***
BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI VỀ CNTT
Đề tài:
Ngữ cảnh xã hội của thời đại CNTT
Giáo viên giảng dạy: Trần Doãn Vinh
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Liên
Cao Thị Việt Hoà
Phùng Thị Nguyệt
Nguyễn Thị Hồng Xiêm
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Lời mở đầu
CNTT được Chính phủ chọn là một trong bốn ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước. Mặc dù, lĩnh vực CNTT đã có những thành tựu đáng kể trong
những năm gần đây, nhưng chúng ta chỉ mới ở giai đoạn ban đầu xây dựng
ngành kinh tế công nghiệp này.
Bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới tiếp tục phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu. Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia sâu vào các chương trình của
ASEAN, hướng tới việc thiết lập một cộng đồng ASEAN vững mạnh tiếp tục
phát triển quan hệ đối tác chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên của APEC.
Tất cả đều là những vận hội mới cho phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế, là cơ hội lớn cho ngành CNTT-TT Việt Nam.
CNTT-TT, mạng Internet đã làm cho khoảng cách trên thế giới ngày
càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động
kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn
cầu. Sự hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá đang
diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự hình thành những loại
hình dịch vụ mới, tạo ra khả năng mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển
kinh tế xã hội.


Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, đưa
xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ
kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc
chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin.
Xu thế biến đổi to lớn đó đang đặt ra cho mọi quốc gia những cơ hội và
thách thức hết sức to lớn. Nắm bắt cơ hội, với ý chí và quyết tâm cao, có sự
chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Chính phủ chúng ta có thể tận dụng tiềm năng
CNTT-TT để chuyển dịch nhanh cơ cấu nhân lực và cơ cấu kinh tế xã hội
theo hướng xây dựng một xã hội thông tin, kinh tế dựa trên tri thức, góp phần
quan trọng rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước.
CNTT-TT phải được hiểu như một cơ sở hạ tầng của tất cả các công
nghệ trong thế kỷ 2l cũng như máy móc có vai trò như vậy trong thế kỷ 20.
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 2 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Trong thế kỷ 21, điều tất yếu là tất cả các ngành phải chấp nhận CNTT-TT
như là phương tiện chính để đảm bảo hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh.
Do đó, ứng dụng CNTT vào các ngành là điều cốt yếu và là vấn đề cấp bách
phải làm càng sớm càng tốt.
CNTT phải trở thành nhân tố chủ chốt góp phần giải phóng tiềm năng
của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tạo ra năng suất và hiệu quả trong các doanh
nghiệp, làm giầu những ý tưởng mới và phát triển ngày càng nhiều các giá trị
mới.
I. Lịch sử hình thành và phát triển ngành CNTT
Từ những thập kỉ cuối thế kỷ XX, công nghệ thông tin và truyền thông
đã có những bước phát triển vũ bão và đã đem lại những thay đổi lớn lao cho
cuộc sống, đưa nhân loại vào một thời đại mới - thời đại công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin ra đời vào khoảng những năm giữa của thế kỉ XX trên cơ
sở của nền công nghiệp điện tử và chất bán dẫn. Năm 1971 đánh dấu một mốc
lịch sử quan trọng khi Intel đưa ra con chip bán dẫn (hay còn gọi là bộ vi xử

lí) đầu tiên. Cho tới nay nền công nghiệp công nghệ thông tin đã phát triển
qua 4 giai đoạn:
a. Hệ hệ thống trung tâm (Systems-centric system) 1964 đến 1981
b. Hệ máy tính cá nhân trung tâm (PC-centric system) từ 1981 đến 1994
c. Hệ mạng trung tâm ( Network- centric system) từ 1994 đến 2005
Hệ Nội dung dự án trung tâm ( projected content-centric system) dự
đoán phát triển trong khoảng 2005 đến 2015.
Tóm lại, Công nghệ thông tin có thể được coi là một công nghệ của đời
sống. Sự ra đời của nó thực sự đã tạo ra một bước tiến thần kì trong lịch sử
trước đây, đưa loài người sang một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của khoa học
và công nghệ.
II. Toàn cảnh CNTT
1. Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới
Trong những năm gần đây, sự thay đổi nhanh chóng của CNTT-TT
khiến trong phương thức xếp hạng có nhiều thay đổi, nhiều chỉ tiêu xếp hạng
mới được bổ sung, còn trong các chỉ tiêu cũ thì các tiêu chí đánh giá cũng có
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 3 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
những thay đổi nhất định. Nói chung các thứ hạng của Việt nam không có các
thay đổi lớn.
Trong 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế xếp hạng
các quốc gia hàng năm về các tiêu chí liên quan đến CNTT - Viễn thông. Các
bảng xếp hạng quan trọng thuộc về ITU (International Telecommunication
Union), Ngân hàng Thế giới, Diễn dàn Kinh tế Thế giới (World Economic
Forum - WEF), các tổ chức của Liên hiệp quốc (United Nation) như UNDP,
UNCTAD, UNPAN và các tổ chức tư vấn như IDC, BSA…
Chỉ số Nền kinh tế Tri thức (Knowledge Economy Index – KEI và
Knowledge Index - KI): Innovation + Education + ICT, tăng 14 bậc
Trong xu thế “phẳng hóa” và dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức, cùng
với việc Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO, việc đánh giá và

xếp lọai các quốc gia theo tiêu chuẩn hàm lượng tri thức quốc gia và độ chín
của nền kinh tế tri thức được chú trọng. Viện Ngân hàng Thế giới (Word
Bank Institute – WBI) đưa ra 2 chỉ số lọai này: chỉ số tri thức (KI –
Knowledge Index) và chi số Kinh tế Tri thức (Knowledge Economy Index –
KEI). Chỉ số KI dựa trên 3 yếu tố: Mức độ đổi mới (innovation), Hệ thống
giáo dục và CNTT – xem đây là 3 yếu tố quan trọng đặc trưng cho Tri thức,
còn chỉ số KEI thì bổ sung thêm một yếu tố nữa là các ưu đãi thu hút đầu tư,
nhằm “đánh giá các yếu tố liên quan đến về môi trường sử dụng tri thức để
phát triển kinh tế”. Trong số 132 quốc gia được xếp hạng công bố tháng
4/2007, Việt Nam được xếp thứ 99/132 về KEI, thứ 95/132 về KI – đều tăng
14 hạng so với năm trước đó. Điểm KI của Việt nam là 2.82, còn điểm KEI là
2.69, xếp trong đội hình các quốc gia nhóm 2 từ dưới lên (điểm tối đa là 10,
nhóm 1 có điểm từ 0 đến 2).
Chỉ số Cơ hội CNTT – ICT Opportunity Index (ICT-OI): tăng 5 bậc
Đây là chỉ tiêu do ITU (International Telecommunication Union) kết
hợp 2 chỉ số trước đây là Digital Access Index (ITU) và Digital Divice Index
(của Orbicom - mạng thông tin của UNESCO). Chỉ tiêu này được ITU thực
hiện và công bố vào tháng 2/2007, được xem là chỉ số đo mức độ phát triển
xã hội thông tin của từng quốc gia thay thế cho chỉ số xã hội thông tin
(Information Society Index) do IDC và Word Times thực hiện trước đây. Chỉ
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 4 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
tiêu ICT Opportunity Index – ICT-OI được tính cho 183 quốc gia và chia làm
4 nhóm: High (ICT-OI từ 249 điểm trở lên) gồm 29 nước – trong đó có 6
nước châu Á là Nhật bản, Hàn quốc, Singapore và Hồng kông, Đài loan,
Macao (thuộc Trung quốc), Upper (150 đến 248 điểm) gồm 28 nước, Medium
(68 đến 148 điểm) gồm 63 nước và Low (dưới 68 điểm) gồm 63 nước. Việt
nam được 76.66 điểm, xếp thứ 111/183, gần cuối nhóm Medium, tăng 5 bậc
và 11 điểm so với xếp hạng tương tự năm trước đó.
Chỉ số này tính toán dựa trên các yếu tố chính liên quan đến Mật độ

thông tin (gồm hạ tầng mạng và giáo dục đào tạo) và Sử dụng thông tin (các
số liệu liên quan đến mật độ máy tính, số người dùng Internet, số gia đình có
TV, số người kết nối mạng băng thông rộng và dung lượng thông tin thực tế
chuyển qua mạng). Chỉ số này được công bố trong báo cáo Measuring the
Information Society 2007, sau đó công bố lại trong World Information Report
2007.
Chỉ số cơ hội số – Digital Opportunity Index (DOI): tụt 3 bậc và
chưa đạt điểm trung bình
Chỉ số này do ITU công bố tháng 5/2007, khác chỉ số ICT-OI là không
tính đến giáo dục, mà chỉ dựa trên các chỉ tiêu phát triển CNTT và viễn thông.
Chỉ tiêu này năm 2007 được xếp cho 181 nước, Việt nam xếp hạng thứ
126/181 với điểm số là 0.29 - chưa đạt được điểm số trung bình thế giới là
0.40. So với lần xếp hạng trước đó (thứ hạng 123), Việt nam tụt 3 bậc dù tăng
được 0.1 điểm (0.28 lên 0.29). ITU cũng công bố bản đồ thế giới và từng khu
vực trong đó màu sắc từng quốc gia phản ánh độ lớn/nhỏ của chỉ số này. Đậm
màu nhất (cao nhất) là khu vực Bắc Mỹ, Tây, Âu, Nhật bản và Australia.
Chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index – NRI 2006-
2007): tụt hạng thêm 7 bậc
Theo định nghĩa của World Economic Forum (WEF), NRI là ''mức độ
chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát
triển của CNTT”. Chỉ số này do WEF công bố trong Global Information
Technology Report hàng năm và được tính từ ba yếu tố: môi trường điều phối
và kinh tế vĩ mô cho CNTT, sự sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp và chính
phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng CNTT, và mức độ sử dụng CNTT. Năm
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 5 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
2002 trong xếp hạng chỉ có 75 nước, năm 2003 có 82 nước, năm 2004 có 102
nước, năm 2005 có 104 nước, năm 2006 có 115 nước và năm 2007 lên đến
122 nước.
Năm 2007, WEF bổ sung thêm một số tiêu chí con để đánh giá được

chính xác hơn.
Trong xếp hạng 2007 được công bố trong Global Information
Technology Report 2006-2007 tháng 3/2007, Mỹ từ vị trí dẫn dầu xuống thứ
7 dành chỗ cho Đan mạch. Một số nước trong khu vực châu Á - Thái bình
dương vẫn có vị tốt, trong đó Hồng kông, Đài loan, Nhật bản, Australia và
Hàn quốc giữ vị trí thứ 12, 13, 14, 15 và 19. Ấn độ và Trung quốc bị tụt hạng
(Ấnđộ: tụt 4 hạng, Trung quốc: tụt 9 hạng).
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 6 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Xếp hạng NRI của Việt nam năm 2006-2007 là 82/122, tụt thêm 7 bậc
so với năm 2006 (75/115). Một trong các nguyên nhân tụt hạng của Việt nam
là bị đánh giá không cao trong đa số các tiêu chí bổ sung thêm. Trong bảng
xếp hạng, có một nước mới được bổ sung (Barbados) và xếp hạng 40, một số
nước năm trước xếp sau Việt nam nhưng năm nay xếp thứ hạng tốt hơn
(Macedonia, Algeria, Guatemala, Peru, Marocco, Ucraine, Serbia,
Dominican) – cũng có 2 nước (Pakistan, Namibia) năm ngóai hơn Việt nam
nhưng năm nay xếp sau Việt nam.
Trong báo cáo của WEF cũng xếp nhóm các nước dựa trên GDP đầu
người, gồm 5 nhóm: dưới 2000 USD, 2000-3000 USD, 3000-9000 USD,
9000-17000 USD và trên 17000 USD. Các nước nhóm thấp (dưới 2000 USD)
nói chung thứ hạng NRI không cao. Qua đó có thể thấy có sự liên quan mật
thiết giữa mức đô phát trểin kinh tế và NRI, với mức độ phát trểin kinh tế
thấp, khó có thể có thứ hạng NRI cao được. Việt nam là một trong 44 nước
thuộc nhóm này thấp (GDP/đầu người< 2000 USD), trong nhóm này chỉ có
một quốc gia có xếp hạng NRI trên 50 là Ấn độ (44).
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 7 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness – EIU Index
2007): tăng 1 bậc
Đây là xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit (thuộc tạp

chí The Economist – Anh) phối hợp với IBM Institute for Business Value.
Năm nay, các tiêu chí đánh giá được thay đổi cho phù hợp với xu thế phát
triển công nghệ cùng với việc bổ sung thêm các yêu tố “phi công nghệ” –
được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc triển khai các
ứng dụng CNTT-TT. Tiêu chí về cơ sở hạ tầng được bổ sung thêm yếu tố
phương thức kết nối, trong đó nhấn mạnh vai trò của kết nối băng rộng, đồng
thời đánh giá sự cam kết của chính phủ trong việc triển khai thẻ nhận dạng số
(digital indentity card). Với tiêu chí về sự chấp nhận dịch vụ điện tử của
doanh nghiệp và cá nhân thì ngòai thương mại điện tử thông thường được bổ
sung thêm các dịch vụ của chính phủ. Năm 2007 bổ sung thêm tiêu chí về
chính sách và tầm nhìn của chính phủ - xem đây là một trong các yếu tố quan
trọng trong việc phát triển CNTT. Các tiêu chí khác liên quan đến môi trường
kinh doanh, các điều kiện văn hóa - xã hội, môi trường pháp lý không có thay
đổi lớn.
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 8 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Năm 2007, chỉ số của các nước đều tăng và khoảng cách số (digital
divide) giữa các quốc gia đã thu hẹp lại hơn (khỏang cách giữa quốc gia tốt
nhất và kém nhất từ 6.08 điểm giảm xuống 5.80 điểm). Yêu cầu về kết nối
mạng không chỉ giới hạn ở việc kết nối được hay không mà cần phải quan
tâm đến chất lượng kết nối: tốc độ, độ an tòan, tính tiện lợi. Kết nối băng
thông rộng đã trở nên phổ biến.
Trong báo cáo The 2007 e-readiness Ranking công bố tháng 4/2007,
Việt nam xếp hạng thứ 65 trong tổng số 69 nước – tăng 1 bậc so với năm
trước (3.73 điểm – tăng so với điểm 3.12 của năm 2006). Vị trí của Việt nam
trong danh sách năm 2003 và 2002 là 56/60, 2004 là 60/65, 2005 là 61/65 và
2006 là 66/68.
Về tiêu chí về chính sách và tầm nhìn của chính phủ, Việt nam được xếp
hạng 58/69.
Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm: giảm 2%, tăng 1 bậc nhưng

không còn đứng cuối bảng
Tháng 5/2007, BSA và IDC công bố báo cáo Piracy Study Report 2007
về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2006. Trung quốc
giảm tỷ lệ vi phạm 4%, và giảm 10% trong 3 năm - được xem như một điểm
sáng trong bức tranh vi phạm phần mềm chung. Nga cũng giảm được 3% sau
1 năm và 7% sau 3 năm. Số nước được khảo sát là 102 – tăng thêm 5 nước so
với năm trước.
Máy PC có thương hiệu được bán trong năm tăng 13%, còn máy không
có thương hiệu giảm 2%. Do số các máy có thương hiệu thông thường đều có
cài sẵn phần mềm bản quyền nên điều này góp phần giảm tỷ lệ vi phạm. Tuy
nhiên việc phát triển Internet - đặc biệt là Internet băng rộng lại tạo điều kiện
vi phạm bản quyền qua việc tải phần mềm qua mạng nhiều hơn. Tỷ lệ vi
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 9 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
phạm phần mềm thế giới vẫn giữ con số 35% (con số này giữ nguyên trong 3
năm qua), tổng giá trị vi phạm tăng lên 15% và đạt con số gần 40 tỷ USD.
Các nước khu vực châu Mỹ La tinh, châu Á, Đông Âu, Trung đông và
châu Phi tiêu thụ 1/3 số máy tính tòan cầu, nhưng chi phí mua phần mềm chỉ
chiếm 10% chi phí phần mềm tòan cầu.
Báo cáo của Liên minh Doanh nghiệp Phần mềm BSA cho biết tỷ lệ vi
phạm của Việt nam năm 2006 là 88%, tiếp tục giảm thêm được 2% nữa trong
trong bối cảnh tỷ lệ vi phạm trung bình củqa châu Á tăng thêm 1% so với
năm trước – như vậy là sau 2 năm Việt nam giảm được 4%. Đây cũng là năm
đầu tiên Việt nam không còn đứng ở cuối danh sách với tỷ lệ vi phạm cao
nhất thế giới nữa, mà được xếp ở vị trí trên 4 nước Zimbabwe, Azerbaijan,
Moldova và Armenia, tuy nhiên do số quốc gia được đánh giá tăng lên, thứ
hạng của Việt nam từ 97 tụt thêm 1 bậc thành 98. Năm trước, Zimbabwe
đứng cùng vị trí cuối bảng với Việt nam, còn 3 nước Azerbaijan, Moldova và
Armenia năm nay là lần đầu tiên được đưa vào danh sách (4 nước này có tỷ lệ
vi phạm bản quyền phần mềm là 91%, 94%, 94% và 95%).

Dù giảm về % nhưng giá trị vi phạm của Việt nam tăng khá cao, từ 38
triệu USD lên 96 triệu USD, với mức độ vi phạm trung bình trên
1USD/người/năm. Nếu tính giá trị vi phạm trên đầu người thì mức trung bình
châu Á cao hơn Việt nam 3 lần và mức trung bình thế giới cao hơn Việt nam
6 lần.
Tổng hợp
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 10 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
2. Tình hình ứng dụng và phát triển CNTT-TT tại Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng cao và hàng hàng loạt chuyến viếng thăm,
làm việc, mở các trung tâm sản xuất, dịch vụ tại Việt Nam của các đại
gia công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới như Microsoft, Intel, IBM
và mới đây nhất là Google, Ebay đã khẳng định phần nào bức tranh
sáng sủa của ngành CNTT Việt Nam.
Một sự kiện cũng rất quan trọng là việc Việt nam trở thành thành viên
chính thức của WTO, cùng với việc chính thức tham gia toàn diện vào hiệp
định ITA với lộ trình giảm thuế cho các sản phẩm dịch vụ CNTT, trong đó
các sản phẩm đang có thuế nhập khẩu 5% sẽ giảm đều trong 3 năm về 0%
trong năm 2010, các sản phẩm có thuế nhập khẩu 10% sẽ giảm đều trong 5
năm về 0% vào trong năm 2012 và các sản phẩm thuế xuất 20%-30% sẽ giảm
đều trong 7 năm để về 0% vào năm 2014.
A. Tình hình CNTT
- Tình hình xuất/nhập khẩu CNTT: đều tăng, nhưng nhịp điệu
chậm lại, riêng phần mềm xuất nhập khẩu vẫn tăng tốt.
+ Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng 13.9% và kim
ngạch xuất khẩu tăng 18.3%. Tốc độ tăng trưởng có chậm lại khá nhiều so với
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 11 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
năm trước (năm 2005 con số tăng trưởng xuất khẩu/nhập khẩu là 59% và
36%). Trong năm 2006, kim ngạch nhập khẩu đạt con số 1 tỷ 412 triệu USD,

kim ngạch xuất khẩu đạt con số 1 tỷ 233 triệu USD.
+ Danh sách top các quốc gia nhập khẩu CNTT vào Việt nam vẫn không
thay đổi, tuy nhiên có một số điểm nổi bật:
- Singapore dành lại vị trí nước xuất khẩu số 1 vào Việt nam, với 471
triệu USD, tăng 13.2% và chiếm 33.4% kim ngạch nhập khẩu CNTT chính
ngạch vào Việt nam. Trong 5 năm qua, vị trí này chuyển qua lại giữa
Singapore và Nhật bản. Năm 2006 Nhật bản đứng thứ 2 với kim ngạch 399
triệu USD.
- Hai vị trí tiếp theo thuộc về Hong kong và Trung quốc – giữ nguyên vị
trí của năm trước. Tuy nhiên Trung quốc tăng rất mạnh (45.8%) với kim
ngạch 121 triệu USD.
- Lần đầu tiên 5 nước có kim ngạch nhập khẩu vào Việt nam lớn nhất
đều vượt ngưỡng 100 triệu USD (năm 2003 có 1 nước, 2004: 2 nước, 2005: 3
nước và 2006: 5 nước). Trung quốc và Đài loan lần đầu tiên vượt ngưỡng 100
triệu USD.
7 nước có kim ngạch nhập khẩu vào VN lớn nhất 2002-2006 (ĐV: triệu
USD)
Phần mềm nhập khẩu tăng đáng kể: từ 18 triệu USD năm 2005 lên 30
triệu USD năm 2006 – nhờ động thái tuân thủ bản quyền của một số cơ
quan/doanh nghiệp lớn. Con số này dự kiến sẽ tăng lên khá cao trong những
năm tới.
Giá trị gia công/dịch vụ phần mềm xuất khẩu năm 2006 tiếp tục tăng
mạnh (50%), vượt ngưỡng 100 triệu USD, đạt con số 105 triệu USD - trong
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 12 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
đó có sự đóng góp khỏang 15 triệu USD của dịch vụ BPO. Bốn năm liên tiếp
gia công/xuất khẩu phần mềm Việt nam giữ được tốc độ tăng trưởng từ
50%/năm trở lên.
Giá trị phần cứng xuất khẩu đạt con số 1 tỷ 233 triệu USD, trong đó xuất
khẩu chủ đạo vẫn là các công ty 100% vốn nước ngoài, đứng đầu năm nay là

Canon - Việt nam (máy in, trên 650 triệu USD năm 2006 so với con số 450
triệu USD năm 2005). Trong báo cáo Tòan cảnh 2006, chúng tôi đã nhận định
“dự kiến trong năm 2006 Canon sẽ vượt Fujitsu về kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm CNTT” – điều này đã trở thành hiện thực, đến cuối năm 2006, Canon
đã trở thành doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngòai có doanh thu xuất khẩu
lớn nhất Việt nam không chỉ trong ngành CNTT. Doanh số xuất khẩu của
Fujitsu năm nay chưa đạt được 500 triệu USD – thấp hơn con số 515 triệu
USD của năm trước– lý do đưa ra là sự cạnh tranh trên quy mô toàn cầu của
các sản phẩm cùng loại sản xuất tại Trung quốc.
- Thị trường CNTT Việt nam: vượt ngưỡng 1 tỷ USD, tăng 22.6%,
trong đó phần mềm/dịch vụ tăng 43.9%.
Thị trường CNTT Việt nam năm 2006 đạt con số 1 tỷ 15 triệu USD, tăng
22.6% - gấp hơn lần 3 tỷ lệ tăng trưởng chung của thế giới - trong đó phần
cứng tăng 15.8%, phần mềm/dịch vụ tăng 43.9%. Chi tiêu cho phần cứng tăng
trưởng không cao do giá phần cứng giảm khá nhanh, chi tiêu cho phần mềm
bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút của thị trường phần mềm chính phủ trong năm
2006. Dù thị trường phần mềm chính phủ do kế họach 2006-2010 triển khai
chậm nên tăng chậm, tốc độ tăng trưởng của thị trường phần mềm vẫn cao do
dịch vụ nội dung số bù lại.
Đây là các con số tăng trưởng ấn tượng, cao hơn mức độ tăng trưởng
GDP và vượt mức tăng trưởng trung bình của Châu Á và thế giới. Dự báo của
IDC cho biết các năm sau con số tăng trưởng ở Việt nam chỉ ở mức 13-15%
(chưa tính dịch vụ nội dung số). Các ngành công nghiệp phần cứng, phần
mềm muốn tăng trưởng mạnh 35-40%/năm không thể chỉ dựa vào thị trường
trong nước mà phải hướng đến xuất khẩu.
Thị trường CNTT Việt nam 2000-2006 (triệu USD)
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 13 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Sản phẩm CNTT ưa chuộng nhất 2007 bao gồm 33 chủng loại sản phẩm
- dịch vụ CNTT, được chia làm 7 nhóm, có thêm 5 nhóm được bổ xung , đó

là: máy xem video số cầm tay, webcam, bộ nhớ hệ thống Ram, switch – hub,
bàn phím chuột. Cụ thể là:
- Hp đoạt giải máy tính để bàn, thay thế FPT.
- Asus đoạt giải Bo mạch chủ, thay thể cho Gigabyte.
- Canon đoạt giải Router ADSL, thay thế Zoom.
- Linksys đoạt giải Bộ kết nối Wifi, thay thế LinhPro.
- Soundmax đoạt giải Loa máy tính, thay thế Creative.
- VDC đoạt giải Dịch vụ kết nối Internet ADSL, thay thế FPT.
Điểm nổi bật của kết quả năm nay là sự tụt hậu của FPT Elead, thương
hiệu máy tính Việt Nam duy nhất nằm trong Top 3.
Thương hiệu PC hàng đầu Việt Nam - FPT Elead phải chấp nhận
nhường lại chỗ cho đối thủ mạch hơn - HP.
Ngoài một số thương hiệu lớn như HP, Elead, Dell, IBM- Lenovo,
Robo, Acer, CMS chiếm tới hơn 90% số phiếu thì phần nhỏ nhoi còn lại phải
chia sẻ cho gần 50 thương hiệu khác, mà chủ yếu là sản phẩm của các doanh
nghiệp Việt Nam với quy mô nhỏ, phân tán.
- Công nghiệp CNTT: tăng trưởng 22.1%, trong đó công nghiệp
phần mềm tăng 32%
Tổng giá trị ngành Công nghiệp CNTT Việt nam (không tính công
nghiệp điện tử gia dụng và viễn thông) năm 2006 là 1.74 tỷ USD - tăng 22.1%
so với năm 2005. Trong các báo cáo Tòan cảnh những năm trước, công
nghiệp phần mềm/dịch vụ bao gồm cả công nghiệp nội dung số và dịch vụ
đào tạo. Luật CNTT tách công nghiệp nội dung số và dịch vụ đào tạo ra khỏi
công nghiệp phần mềm/dịch vụ. Trong báo cáo năm nay tạm thời chúng tôi
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 14 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
vẫn chưa tách doanh số công nghiệp nội dung số, doanh số dịch vụ đào tạo ra
khỏi doanh số phần mềm dịch vụ và vẫn tạm hiểu phần mềm/dịch vụ bao gồm
cả công nghiệp nội dung số và dịch vụ đào tạo.
Giá trị công nghiệp CNTT Việt nam 2002-2006 (triệu USD)

* Công nghiệp phần mềm/dịch vụ CNTT: doanh số vượt ngưỡng 350
triệu USD
Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ Việt nam đạt doanh số 360 triệu
USD trong năm 2006, trong đó 255 triệu USD từ thị trường nội địa (chiếm
70.1%) và 105 triệu USD từ gia công xuất khẩu (chiếm 29.9%), tăng 44% so
với năm trước. Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 50%, thị trường phần
mềm/dịch vụ trong nước tăng 41.6%.
Nếu vẫn giữ được nhịp độ phát triển này, doanh số công nghiệp phần
mềm năm 2007 sẽ vượt ngưỡng 500 triệu USD – là mục tiêu chúng ta đã dự
kiến đạt trong năm 2005. Chậm 2 năm so với kế họach, tuy nhiên chúng ta hy
vọng các năm sau sẽ đi nhanh hơn nhiều.
Trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, VTC với lợi thế của các kênh
truyền hình số đã vượt qua VASC (VietnamNet Media Group) dành vị trí số
1.
* Công nghiệp phần cứng: Canon vươn lên vị trí số 1
Công nghiệp phần cứng đạt 1.38 tỷ USD, trong đó chủ yếu phục vụ xuất
khẩu với kim ngạch 1 tỷ 233 triệu USD và 147 triệu USD cho thị trường trong
nước. Phần đóng góp quan trọng ở đây là của các công ty 100% vốn nước
ngoài sản xuất ở Việt nam để xuất khẩu đi các nước khác.
Hầu hết các thương hiệu máy tính trong nước có doanh số 2006 dưới 5
triệu USD, chỉ có 2 công ty sản xuất máy tính thương hiệu Việt nam hàng đầu
có doanh số vượt ngưỡng 10 triệu USD còn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao,
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 15 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
trong đó FPT Elead tăng trưởng 35.8% với doanh số 18.2 triệu USD, CMS
tăng trưởng 49.5% với doanh số 13.9 triệu USD.
Canon vượt qua Fujitsu trở thành nhà sản xuất phần cứng lớn nhất. Năm
2006 được đánh dấu bởi việc các công ty CNTT phần cứng đa quốc gia tăng
cường đầu tư vào Việt Nam, trong đó có thể kể đến dự án của Intel (Tp HCM,
trên 1 tỷ USD), việc tăng vốn và mở thêm cơ sở sản xuất của Nidec Với sự

xuất hiện thêm các nhà đầu tư lớn này, kỷ lục xuất khẩu của Canon chắc chỉ
giữ được 1-2 năm nữa.
- Phát triển Internet: tăng 25%, đứng thứ 17 thế giới về số lượng
người dùng, nhưng thứ 93 thế giới về tỷ lệ người dùng.
Sau 12 tháng (tháng 5/2006 đến tháng 5/2007), số thuê bao Internet quy
đổi tăng 27%, số người dùng Internet tăng 25%. Đây là tốc độ tăng trưởng
không cao, các năm trước thường duy trì tốc độ tăng mỗi năm gấp đôi. Năm
trước cũng duy trì tốc độ tăng trên 80%. Một trong những nguyên nhân khiến
tỷ lệ sử dụng Internet trong nước còn thấp chính là cước phí sử dụng còn cao
trong khi chất lượng, tốc độ và độ an toàn của hạ tầng mạng chưa đáp ứng
được nhu cầu của người dùng
Tỷ lệ người dùng Internet trên số dân hiện nay của Việt nam gần đạt con
số 20%, tăng thêm 4% sau 1 năm. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ người dùng
Internet thế giới chỉ tăng thêm 1.5%. Nếu giữ được nhịp độ tăng trưởng này,
năm 2008 sẽ đạt được mục tiêu 25% đặt ra trong Qui hoạch phát triển Viễn
thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 sớm hơn 2 năm.
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 16 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Theo số liệu thống kê của VNNIC, trong 12 tháng qua có sự đảo chiều
trong thị phần Internet Việt nam. Nếu như thị phần Internet của VNPT liên
tục giảm sút trong các năm 2004, 2005, 2006 thì trong 12 tháng qua, thị phần
của VNPT tăng đột biến từ 43% lên 53% - chủ yếu dựa vào việc tăng số
người dùng ở các điạ phương, trong khi thời gian qua FPT Telecom – nhà
cung cấp thứ 2 mới chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường tại 2 thành phố lớn là
Hà nội và HCM.
Vị trí thứ 3 thuộc về Viettel. Ba nhà cung cấp hàng đầu này đang chia xẻ
86% thị trường Internet Việt nam – cũng là tỷ lệ thị trường của năm 2006.
Khoảng cách giữa FPT Telecom và Viettel đang thu hẹp lại, rất có khả năng
sau 1 năm nữa Viettel sẽ dành vị trí thứ 2 từ FPT Telecom trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ Internet.

Dung lượng kết nối Internet quốc tế vẫn giữ được nhịp điệu tăng 150%
sau 12 tháng, từ 5795Mbps lên 8703Mbps, trong đó đầu mối kết nối chính là
VNPT quản lý trên 4805Mbps, ở vị trí thứ 2 là FPT Telecom trên 1860 Mbps,
sau đó là Viettel 1483Mbps. Ba doanh nghiệp này chiếm gần 95% dung lượng
kết nối Internet Việt nam đi quốc tế.
Trong năm 2005, số kết nối Internet băng rộng ADSL tăng gần 300% so
với năm 2004, đạt con số 227.000 thuê bao. Đến năm 2006, số thuê bao
Internet băng rộng tăng 250% đạt con số 577.000 thuê bao, và đến tháng
5/2007 đạt con số 753.000 thuê bao. Sau 12 tháng, số kết nối băng rộng tăng
hơn 2 lần (tháng 5/2006: 310 ngàn). Cùng với Internet băng rộng, việc triển
khai rộng các điểm truy cập WIFI trong năm 2006 - nổi bật là 5000 điểm truy
cập của FPT Telecom - cũng là điểm đáng chú ý.
- Đào tạo nguồn nhân lực CNTT – tiếp tục chuyển biến về chủ
trương, vấn đề là tốc độ thực hiện chủ trương.
Một chủ trương quan trọng là cam kết của Việt nam khi tham gia WTO
mở cửa cho giáo dục quốc tế và chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo
nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học công nghệ. Quyết tâm này được thể
hiện quyết liệt hơn qua phát biểu của Thủ tướng chính phủ tháng 11/2006:“
Hướng chính ở đây là: Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học
thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 17 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo”. Các trường đại học nước
ngòai đã chính thức được phép liên kết mở cơ sở tại Việt nam, và từ tháng
1/2009 được phép mở trường với 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Quy chế Đại học Tư thục được ban
hành năm 2005. Trong năm 2006, có 6 trường đại học tư thục được thành lập
(Bà rịa Vũng tàu, Tây đô, Chu Văn An, FPT, Kiến trúc Đà nẵng và Hoa sen) -
trong đó một trường nâng cấp đồng thời chuyển đổi lọai hình từ cao đẳng bán
công. Trong 6 tháng đầu năm 2007 chỉ thêm một trường đại học tư thục mới

được thành lập là Đại học Kinh tế Công nghiệp Long an. Cũng trong thời gian
từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007, có 12 trường đại học công lập khác được
thành lập trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng hoặc các cơ sở đào tạo
trước đó – trong đó có trường Đại học CNTT thuộc Đại học Quốc gia Tp
HCM (tháng 6/2006) trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Phát triển CNTT. 19
trường mới này đều tham gia đào tạo các ngành liên quan đến CNTT trình độ
đại học, nâng số trường đại học đào tạo cử nhân/kỹ sư CNTT lên 98. Các
trường cao đẳng bớt đi, nhưng được bổ sung các trường cao đẳng nghề nên
vẫn tăng. Trong năm 2006-2007 mở thêm được 12 trung tâm đào tạo CNTT
liên kết với nước ngòai đào tạo và cấp bằng Diploma.
Theo kết quả giám định kỹ năng kỹ sư CNTT cơ bản căn cứ vào tiêu
chuẩn của Nhật Bản tại Trung tâm sát hạch và hỗ trợ đào tạo VITEC thuộc Bộ
Khoa học Công nghệ, từ năm 2001 đến 2005, trong 2.285 kỹ sư tham gia thi
chỉ có 367 người được cấp chứng chỉ (tỷ lệ 16,06%).
Nhận xét của chúng tôi trong báo cáo Tòan cảnh CNTT trước đây 1 năm
thiết nghĩ vẫn còn nguyên giá trị: “Những điều này tạo tiền đề cho các bước
phát triển về nguồn nhân lực CNTT trong các năm 2006-2010, tuy nhiên
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 18 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
chuyển biến thực sự diễn ra với tiến độ chậm, chưa theo kịp đòi hỏi của thực
tế, và việc khắc phục khoảng cách giữa nhu cầu nhân lực và khả năng đáp ứng
của hệ thống đào tạo vẫn đang và sẽ bức thiết”.
- An toàn thông tin cần được chú trọng
Trong bối cảnh tiến trình hội nhập, vấn đề an ninh mạng và bảo mật dữ
liệu đang trở nên rất được quan tâm ở Việt Nam. Khi cơ sở hạ tầng và các
công nghệ mạng đã đáp ứng tốt các yêu cầu về băng thông, chất lượng dịch
vụ, đồng thời thực trạng tấn công trên mạng đang ngày một gia tăng thì vấn
đề bảo mật càng được chú trọng hơn. Không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ
Internet, các cơ quan chính phủ mà các doanh nghiệp, tổ chức cũng có ý thức
hơn về an toàn thông tin.

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2007, đã có hơn 20 website bị tấn
công với các hình thức tấn công phổ biến là tấn công trực tiếp, gián tiếp
và tấn công tên miền.
Số lượng máy tính ở Việt Nam bị nhiễm virus trong tháng 2/2007 là
2.094.000 máy tính. Số lượng virus mới xuất hiện trong tháng vừa qua là 197.
Số lượng virus xuất hiện trung bình trong 1 ngày là 7,04 virus.
Theo thống kê có tới 26% website tại Việt Nam có thể gặp nguy
hiểm với hình thức tấn công trực tiếp. Đưa dẫn chứng từ BKIS, trong
năm 2006, trong tổng số 340 website của các cơ quan, doanh nghiệp có
tên tuổi mà BKIS kiểm tra thì có tới 90 trong số đó có lỗ hổng. Đó cũng là
lý do giải thích tại sao chỉ riêng 2006, Việt Nam đã có 235 trang web có
tên miền .vn bị các hacker ngoại "ghé thăm". Rồi tình hình thương mại
điện tử Việt Nam "điêu đứng" vì tội phạm mạng. Đã có hàng loạt cuộc
tấn công trên mạng hướng vào các doanh nghiệp hoạt động Thương mại
điện tử gây nhiều trở ngại cho thị trường còn rất non trẻ của Việt Nam.
2006 cũng là năm đã bước đầu hình thành những đường dây tội phạm
công nghệ cao xuyên lục địa, khép kín, chuyên đánh cắp tài khoản tín
dụng, rửa tiền và hành xử theo luật riêng của giới cashout
Gác lại một năm 2006 đầy sóng gió, những vấn đề "nóng" của an ninh
mạng 2007 tập trung chủ yếu ở vấn đề bảo mật thiết bị di động. Sự phổ biến
của điện thoại thông minh trong năm này sẽ thôi thúc tội phạm chuyển mục
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 19 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
tiêu từ môi trường máy tính sang thiết bị di động. Những công nghệ kế nối
không dây như Bluetooth và Wifi đang ẩn chứa nhiều mối đe dọa. Rồi còn
xuất hiện cách phát tán virus qua thẻ nhớ hay còn gọi là SMishing
Chính vì vậy, thị trường an ninh mạng Việt Nam tuy quy mô nhỏ nhưng
có tiềm năng sẽ tăng trưởng thuộc vào hàng cao nhất trên thế giới. Dự báo
của Frost & Sullivan cho thấy, thị trường an ninh bảo mật mạng ở Việt
Nam, từ nay đến 2011, sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 32%.

- Chính sách CNTT – các tiền đề phát triển
Cú hích quan trọng của ngành CNTT về nội lực đó là việc Thủ tướng
Chính phủ sẽ trực tiếp làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT. Việc
lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ đảm nhận cương vị này được kỳ vọng
sẽ mang lại những đột phá phát triển mới, mạnh mẽ và hiệu quả hơn, cho ứng
dụng và phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn tới.
Trong thời gian qua (tháng 6/2006 đến tháng 6/2007), nhiều văn bản liên
quan đến kế hoạch 2006-2010, cùng nhiều luật khác đã được thông qua và
hướng dẫn thực hiện, trong đó quan trọng nhất có thể kế đến:
• Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về thương mại điện tử.
• Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 169/2006QĐ-TTg ngày
17/7/2006 quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT của các cơ
quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
• Luật CNTT chính thức được Quốc hội thông qua ngày 22/6/2006 và có
hiệu lực từ 01/01/2007.
• Nghị định của Chính phủ số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 Quy
định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số.
• Nghị định của Chính phủ số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 quy định
chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật CNTT về Công nghiệp
CNTT .
• Quyết định của Chính phủ số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 Phê
duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm
2010.
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 20 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
• Quyết định của Chính phủ số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03/5/2007 Phê
duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm
2010.

• Quyết định số 13/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính
Viễn thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển CNTT-TT vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
• Quyết định số 14/2007/QĐ BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính
Viễn thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển CNTT-TT vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
• Quyết định số 15/2007/QĐ BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính
Viễn thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển CNTT-TT vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Lần đầu tiên tất cả các khu vực trọng điểm đều có quy họach về CNTT
riêng cho khu vực mình. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên chỉ số Vietnam ICT
Index được công bố xếp hạng các địa phương, bộ ngành trong việc ứng dụng
và phát triển CNTT. Nếu được làm tốt và duy trì đều đặn – đồng thời có tham
khảo tiêu chí đánh giá của quốc tế – chỉ số này sẽ giúp ích các địa phương,
các bộ ngành biết được vị trí của mình đang ở đâu trong bản đồ CNTT Việt
nam để định hướng phát triển.
Việc Việt nam gia nhập WTO trong năm 2006 và chuẩn bị thực hiện các
điều khoản trong ITA (miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm CNTT-TT) cũng
đang được tiến hành khẩn trương để tham gia tòan diện vào sân chơi CNTT
tòan cầu - một sân chơi bắt buộc, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng
không ít thách thức.
B. Ứng dụng CNTT tại Việt Nam
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) trong các ngành, lĩnh
vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam
điện tử với công dân điện tử, CPĐT, DN điện tử, giao dịch và TMĐT để Việt
Nam đạt trình độ trung bình trong ASEAN. Để đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
1. Hệ thống tổ chức chỉ đạo và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
CNTT được đổi mới và tăng cường.
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 21 -

Ngữ cảnh của xã hội CNTT
Tháng 12/2002, Ban Chỉ đạo Chương trình Hành động triển khai Chỉ thị
58 giai đoạn 2001 - 2005 được thành lập (còn gọi là Ban Chỉ đạo Quốc gia về
CNTT) do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban (từ 9/8/2000, Ban Chỉ đạo do
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Trưởng ban). Nhiều Bộ, ngành, cơ quan
Đảng và địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo CNTT của mình.
Trong năm 2002, Bộ Bưu chính, Viễn thông được thành lập và được
giao thống nhất quản lý nhà nước về về viễn thông và CNTT. Hiện tại, 63/64
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có sở bưu chính, viễn thông chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và CNTT tại địa
phương. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh và thành phố
trực thuộcTrung ương, các tổng công ty 91 đều đã cử cán bộ lãnh đạo phụ
trách CNTT theo tinh thần của Chỉ thị 58.
2. Môi trường pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT được cải
thiện
Chỉ thị 58 là nền tảng cho sự ra đời của nhiều cơ chế, chính sách thuận
lợi, thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta. Hơn 30 văn bản
quy phạm pháp luật về CNTT và truyền thông (CNTT&TT) đã được xây
dựng và phê duyệt như: Luật giao dịch điện tử, Luật CNTT, Pháp lệnh Bưu
chính, Viễn thông, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển công nghiệp phần
mềm, các nghị định của Chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet, ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, quy
định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
CNTT về công nghiệp CNTT, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
CNTT, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và biện
pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm, bổ sung sản
phẩm máy tính vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm, thống
nhất dùng bộ mã các ký tự chữ Việt theo theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001
trong trao đổi thông tin điện tử giữa các tổ chức của Đảng và Nhà nước1.

Nhiều Bộ, ngành cũng đã ban hành các văn bản thúc đẩy ứng dụng và phát
triển CNTT của đơn vị mình, hoặc trong lĩnh vực quản lý của đơn vị. Từ năm
2006, trong mục lục ngân sách nhà nước đã có dòng chi riêng cho CNTT.
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 22 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
(Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT được ban hành từ năm
2001 đến nay trong Phụ lục 1 Báo cáo Tổng kết 5 năm 2001 - 2005 thực hiện
Chỉ thị 58 của Bộ chính trị).
Pháp lệnh bưu chính, viễn thông với tinh thần xóa bỏ độc quyền doanh
nghiệp (DN) trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là một giải pháp đột phá tạo
điều kiện cho việc phát triển nhanh, mạnh các loại hình dịch vụ viễn thông đa
dạng, với chất lượng ngày một cao, giá ngày một rẻ, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của xã hội. Các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp
phần mềm với các ưu đãi cao đã có sức thu hút mạnh các DN đăng ký kinh
doanh và đầu tư trong lĩnh vực này.
3. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước đã có
bước phát triển mới, góp phần đổi mới lề lối làm việc, hiện đại hóa nền
hành chính, tạo tiền đề cho việc phát triển chính phủ điện tử.
Ứng dụng CNTT phục vụ công tác nghiệp vụ, quản lý và điều hành đã
tương đối phổ biến và ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong hệ thống
các cơ quan Đảng Quốc hội, Bộ, ngành và địa phương. Việc cung cấp thông
tin về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, các chính
sách và hướng dẫn thủ tục hành chính trên mạng được triển khai ngày một tốt
hơn, là một bước tiến hướng tới chính phủ điện tử (CPĐT) ở Việt Nam. Trước
năm 2000 số các bộ, ngành và địa phương có trang tin điện tử chính thức có
rất ít, thì hiện nay 22/26 bộ và cơ quan ngang bộ, 56/64 tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương đã có trang tin điện tử chính thức. Các trang tin điện tử của
Đảng (nay là Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam), Quốc hội, một số Bộ,
ngành và địa phương được cập nhật thông tin thường xuyên. Trang tin điện tử
Chính phủ (nay là Cổng thông tin điện tử của Chính phủ) được khai trương

1/2006 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu
tìm hiểu thông tin từ các cơ quan công quyền. Trang thông tin điện tử của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về đấu thầu, khai trương 12/2005, cung cấp các thông tin
công khai về đấu thầu góp phần quan trọng tạo sự minh bạch, công bằng và
thuận lợi cho các bên tham gia đấu thầu, là cơ sở tiến tới xây dựng hệ thống
đấu thầu điện tử. Cổng Thương mại điện tử Quốc gia được Bộ Thương mại
khai trương 12/2005 hỗ trợ các DN tham gia thương mại điện tử (TMĐT),
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 23 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
trong tương lai sẽ là đầu mối cung cấp các dịch vụ công trên mạng như cấp
phép, khai chứng nhận xuất xứ. Một số địa phương như Lào Cai, TP. Hồ Chí
Minh cũng đã xây dựng các sàn giao dịch TMĐT tử hỗ trợ DN tại địa
phương. Một số dịch vụ hành chính công bước đầu được thử nghiệm trên
mạng ở một số ngành và địa phương như hải quan, thuế, TP. Hồ Chí Minh và
Đồng Nai.
4. Ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quan trọng trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh và là yếu tố sống còn đối với các ngành đòi hỏi
hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, hàng
không,
Ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh đã
trở thành yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của nhiều DN. Theo Báo cáo
TMĐT Việt Nam 2005 của Bộ Thương mại, kết quả điều tra trên 504 DN với
các quy mô và loại hình khác nhau trên phạm vi cả nước cho thấy: 89% DN
có kết nối Internet, trong đó 80% sử dụng băng thông rộng; 46,2% DN có các
trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế, trong đó có
khoảng 50 sàn TMĐT/siêu thị điện tử. Ứng dụng CNTT chuyên dụng đã được
sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thiết kế xây
dựng, giao thông, cơ khí, công nghiệp in ấn, ngành dệt, làm khuôn mẫu trong
ngành nhựa, tính toán trong các ngành dầu khí, khí tượng, thủy lợi v.v…
+ Lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Trong ngành Ngân hàng, hơn 85% các nghiệp vụ đã được xử lý bằng
máy tính với các mức độ khác nhau. Hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến,
hiện đại, liên ngân hàng, xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế được đưa vào
sử dụng từ 5/2002. Hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thanh toán bằng thẻ
thông minh (SMARTCARD, VISA CARD, ) đang từng bước được triển
khai tại nhiều tổ chức ứng dụng. Hệ thống thanh toán hiện đại không chỉ
mang lại lợi ích cho ngành ngân hàng mà còn cho cả toàn bộ nền kinh tế - xã
hội, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
Trong kế hoạch ứng dụng CNTT ngành tài chính giai đoạn 2006-2010,
Bộ Tài chính xác định: Trong thời gian tới, CNTT và thống kê trước hết vẫn
là những công cụ hỗ trợ không thể thiếu và ngày càng quan trọng trong công
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 24 -
Ngữ cảnh của xã hội CNTT
tác quản lý tài chính quốc gia, đồng thời sẽ vượt lên vai trò hỗ trợ, trở thành
một trong những động cơ dẫn dắt, thúc đẩy tiến trình cải cách và hiện đại
hóa”.
Các tổ chức tài chính và ngân hàng trong nước không còn cách nào khác
là phải chạy đua ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất
lượng dịch vụ mới mong thu hút được khách hàng. Điều này làm cho quá
trình chuyển đổi ứng dụng CNTT trong các tổ chức này tại Việt Nam hiện
đang diễn ra khá mạnh. Có hơn 80% nghiệp vụ ngân hàng và hơn 85% giao
dịch của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam được thực hiện bằng máy tính và
các ứng dụng CNTT hiện đại
Một số ngân hàng Việt Nam cũng triển khai Internet Banking nhưng chủ
yếu ở dịch vụ hỏi đáp thông tin tài khoản. Với dịch vụ này, chỉ cần qua
Internet khách hàng có thể thực hiện một số giao dịch mà không cần trực tiếp
đến các phòng giao dịch của Techcombank: quản lý các giao dịch tài khoản
và tra cứu thông tin về tài khoản; thực hiện thanh toán chuyển khoản trực
tuyến; tra cứu các khoản vay và khoản tiết kiệm với ngân hàng; liên hệ trực
tuyến với ngân hàng và đăng ký sử dụng sản phẩm, dịch vụ trực tuyến…

Thực tế ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng còn thấp, mặt khác đã
tạo ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp các giải pháp. Bên cạnh đó, thị trường
này còn nhiều tiềm năng bởi thời gian tới lĩnh vực tài chính-ngân hàng sẽ còn
phát triển mạnh. Hiện Việt Nam chỉ có khoảng bảy triệu tài khoản cá nhân
được mở tại các ngân hàng, hơn ba triệu máy ATM được lắp đặt.
Việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng là một trong những
đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà việc
ứng dụng CNTT trong nhiệm vụ này là yếu tố quan trọng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam là nước đi sau về công nghệ thanh
toán so với các nước phát triển. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu là đến cuối năm
2010, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế đạt mức phát hành 15 triệu thẻ,
70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự
chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020
con số này đạt gần 30 triệu thẻ và 95% các điểm chấp nhận thanh toán thẻ.
Liên - Nguyệt - Hoà - Xiêm - 25 -

×