Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo sáng kiến Sử dụng phần mềm học tập rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.37 KB, 16 trang )

SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên : Bùi Thị Hằng
Chức vụ : Giáo viên
Năm vào ngành : 2009
Thành tích đạt được: Giải khuyến khích trong ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo
dục và Đào tạo Quốc Oai lần thứ II với nội dung: phần mềm tính điểm.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống
máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, Tin học bao hàm tất cả các
nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng,
Tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng
dụng tin học văn phòng.
Công nghệ thông tin (CNTT) (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là
ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. CNTT là ngành sử dụng máy tính
và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông
tin. Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ
49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học,
các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông
- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương
trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích
cho tất cả các môn học khác.
1) Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ Công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động
lớn đến công cuộc phát triển của kinh tế và xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của CNTT cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng
CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa
và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và hòa nhập với thế giới
nói chung.


Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên môn tin học đã được đưa vào trong
nhà trường nhằm giúp học sinh được làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ
2
sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Sau khi hoàn thiện bộ
sách giáo khoa và phân phối chương trình của môn Tin học ở cấp THCS, thì trong năm
2011 – 2012 nhiều trường ở cấp THCS đã được trang bị thêm máy vi tính nhằm phục vụ
tốt hơn cho việc học tập của học sinh, qua đó cho thấy được tầm quan trọng của tin học
và việc nhà nước ta đã và đang tạo nền móng CNTT vững chắc chuẩn bị cho nguồn nhân
lực CNTT của đất nước trong tương lai.
2) Tầm quan trọng của các kỹ năng thực hành trong Tin học:
Về bản chất môn Tin học là môn học bổ trợ nhằm giúp học tốt các môn học khác
thông qua sự trợ giúp của máy tính. Nhưng muốn đạt được mục đích đó thì trước hết học
sinh phải nắm vững các kỹ năng thực hành, vì chỉ khi đã nắm vững và thực hiện thành
thạo được các kỹ năng thực hành thì việc ứng dụng máy tính vào việc học các môn học
khác mới phát huy tác dụng nếu không sẽ dẫn đến phản tác dụng của máy tính.
Trong chương trình Tin học ở THCS, môn tin học lớp 6 có thể được xem là nền tảng
để học môn tin học vì ở chương trình lớp 6 các em sẽ bước đầu làm quen với các kiến
thức căn bản về tin học (thông tin, chương trình,…) đặc biệt là sẽ bước đầu hình thành
và rèn luyện các kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính (sử dụng chuột, bàn phím, …) cho
học sinh, đây là những kỹ năng cơ bản nhưng lại rất quan trọng của môn tin học, vì chỉ
khi học sinh đã nắm vững các kỹ năng này thì học sinh mới học tốt môn Tin học ở lớp 6,
và đó sẽ là tiền đề quan trọng giúp học sinh học tốt ở các lớp tiếp theo, qua đó sẽ phát
huy được tác dụng của máy tính một cách tốt nhất.
Ở chương trình tin học 6 có dành ra 1 chương cho học sinh làm quen và rèn luyện
các kỹ năng thực hành thông qua các phần mềm học tập vui nhộn và hấp dẫn. Qua đó
càng cho thấy được tầm quan trọng của việc phải rèn luyện các kỹ năng thực hành trong
môn tin học nói chung và ở lớp 6 nói riêng.
Vì tất cả những vấn đề nêu trên, chính là lý do để tôi chọn đề tài “Sử dụng phần
mềm học tập rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 6” .
3

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã cố gắng nghiên cứu và đưa ra một số
biện pháp nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành thông qua một số phần
mềm học tập ở lớp 6 trường THCS Tuyết Nghĩa - Quốc Oai – Hà Nội.
III. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI :
Qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy vấn đề này đã được nhiều người
quan tâm và đều nhận ra cần có những phương pháp nào đó để giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng thực hành, vì đây là nền tảng để học sinh có thể tiếp thu và học tốt môn tin học
ở những năm tiếp theo nhưng chưa có những nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Nên
tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp dạy học mới vào học sinh của mình đang
giảng dạy để giúp các em tiếp cận tốt hơn với máy tính và qua đó giúp các em có thể học
tốt hơn môn tin học ở lớp 6 nhằm tạo nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo
cũng như ứng dụng máy tính vào học các môn học khác.
IV. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Phạm vi đề tài là giới hạn trong việc theo dõi, nghiên cứu và đề ra một số biện pháp
giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua một số phần mềm học tập ở khối 6
trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc Oai – Hà Nội năm học 2011 - 2012.
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Nhớ vị trí của các nhóm phím trên bàn phím.
- Rèn luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay nhằm tăng tốc độ gõ phím.
Rèn luyện thao tác sử dụng chuột máy tính
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Khảo sát thực tế việc giảng dạy môn tin học lớp 6 ở trường THCS Tuyết Nghĩa – Quốc
Oai – Hà Nội, đề ra một số biện pháp giúp học sinh học rèn luyện kỹ năng thực hành
thông qua một số phần mềm học tập ở lớp 6.
- Tham khảo ý kiến của các thầy cô giảng dạy môn tin học 6 ở một số trường THCS
trong huyện Quốc Oai – Hà Nội.
- Kiểm tra thao tác thực hành của học sinh trong quá trình thực hành.
4
- Sử dụng bảng đối chiếu.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Thế nào là thao tác ?
- Thao tác là sự khởi động của chân tay để làm một công việc nào đó.
2. Thao tác với máy tính là gì ?
- Là cách sử dụng máy tính bao gồm thao tác sử dụng chuột, bàn phím để mở các
chương trình ứng dụng hay truy cập Internet.
3. Thao tác với bàn phím:
- Bàn phím là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để gõ chữ, và thực hiện các chức
năng của máy tính.
* Thao tác với bàn phím là cách sử dụng bàn phím bằng mười đầu ngón tay, người sử
dụng phải nhớ đúng vị trí các nút chữ cái, nhớ được chức năng của từng phím trên bàn
phím để gõ và thực hiện chức năng của máy tính một cách nhanh chóng và chính xác.
4. Thao tác với chuột:
- Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều chỉnh và làm việc
với máy tính.
* Các thao tác chuột cơ bản :
- Định vị con trỏ (Pointing).
- Chọn (select) một đối tượng.
- Mở, chạy (Open, Run) một tệp tin hoặc chương trình.
- Kéo và thả (drag and drop).
- Chọn một đoạn văn bản (text select).
5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Thuận lợi:
- Về phía nhà trường: Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường
đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy vi tính,
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
- Về phía giáo viên: Giáo viên được đào tạo chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng
yêu cầu cho việc dạy và học môn tin học ở bậc THCS.

- Về phía học sinh: Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh
vực mới nên học sinh rất hứng thú học tập, nhất là những tiết thực hành.
2. Khó khăn:
- Về phía nhà trường: Tuy đã được cấp thêm máy vi tính (20 máy) nhưng do có nhiều
máy tính (5 máy) qua thời gian dài sử dụng đã xuống cấp nên rất hay hỏng hóc, ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là trong các giờ thực hành,
vì thế đã gây ra không ít khó khăn cho học sinh trong việc rèn luyện các kỹ năng thực
hành.
- Về phía giáo viên: Do một số máy tính đã xuống cấp nên khi thực hành thường gặp sự
cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy vi tính, không thực hành được nên giáo viên
khó áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm giúp học sinh rèn luyện tốt các thao
tác thực hành.
- Về phía học sinh: Do đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường
là chủ yếu, dẫn đến việc tự rèn luyện các kỹ năng thực hành với các em khi ở nhà còn rất
hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính thụ động.
3. Thực trạng – nguyên nhân:
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát khối lớp 6 (lớp 6c) trường THCS Tuyết
Nghĩa – Quốc Oai – Hà Nội thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm
tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Số HS Tỷ lệ
Nhanh và chính xác 5/35 14.2 %
6
Chính xác 10/35 28.6 %
Thao tác chậm 10/35 28.6 %
Không thực hiện được 10/35 28.6 %
* Nguyên nhân:
Phần thực hành ở lớp 6 chủ yếu gồm 2 thao tác chính: Thao tác với bàn phím và thao
tác với chuột.

- Thao tác với bàn phím: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh thao tác với bàn
phím chậm là không nhớ chính xác vị trí các phím nằm ở khu vực nào trên bàn phím,
mỗi lần muốn sử dụng phím nào học sinh lại phải tìm từng phím làm chậm thao tác. Học
sinh thường không gõ được bàn phím bằng 10 ngón tay mà chỉ sử dụng 1 hoặc 2 ngón
tay dẫn đến việc gõ phím rất chậm.
- Thao tác với chuột máy tính: Nguyên nhân chủ yếu là do các em mới tiếp xúc với
chuột máy tính nên các em rất dễ nhầm lẫn các thao tác với các nút trên chuột máy tính,
từ đó dẫn đến việc học sinh còn lúng túng khi sử dụng làm cho thao tác sử dụng chuột
của mình bị chậm và không chính xác.
Để khắc phục những hạn chế trên, nâng cao dần chất lượng học tập của bộ môn
Tin học quả là một bài toán khó. Là vấn đề đáng quan tâm của tất cả những người thầy
có tâm huyết với nghề dạy học.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, là một giáo viên đang
công tác tại trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn luyện kỹ năng thực hành
cho học sinh lớp 6.
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Biện pháp nhớ vị trí của các nhóm phím trên bàn phím:
- Ở trên lớp, khi giới thiệu về bàn phím cũng như các chức năng, cánh sử dụng của các
phím ở bài 6 “Học gõ mười ngón”, giáo viên vừa giới thiệu vừa cho học sinh quan sát
bàn phím trên máy tính của mình đang sử dụng tại phòng máy, giới thiệu đến đâu giáo
viên yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình lớn sau đó tìm và xác định các phím, nhóm
phím đó trên bàn phím của mình.
- Nhằm giúp cho học sinh dễ nhớ cũng như tạo thêm hứng thú học tập cho học sinh, giáo
viên thực hiện một cuộc thi vui cho học sinh có nội dung như sau:
7
* “Thi ghép bàn phím”:
+ Giáo viên chia lớp học ra thành 4 nhóm (mỗi nhóm từ 6 đến 8 học sinh).
+ Giáo viên sử dụng các bàn phím cũ đã hỏng nhưng vẫn còn nhìm thấy rõ các phím.
Giáo viên sẽ tháo rời các phím và yêu cầu các nhóm thi với nhau xếp lại bàn phím hoàn
chỉnh. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc.

*“Thi gõ phím trên bàn phím trắng”
+ Giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm (2 học sinh/máy). Nhưng các ký tự và ký
hiệu trên bàn phím sẽ được che lại.
+ Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh gõ lại một nội dung nào đó, ví dụ gõ lại câu :
“Non Song Viet Nam co tro nen ve vang hay khong. Chinh la nho cong lao hoc tap cua
cac chau” (Học sinh gõ không có dấu, nhưng có phân biệt chữ hoa và chữ thường).
Nhóm nào thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc.
Giáo viên có thể thưởng cho học sinh thắng cuộc điểm số, hoặc một món quà ý nghĩa để
cổ vũ các em thực hành tốt hơn.
2. Rèn luyện gõ bàn phím bằng mười ngón tay:
- Trong phần này, giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh biết tác dụng của việc gõ phím
bằng mười ngón tay sẽ giúp cho việc gõ phím nhanh hơn và chính xác hơn.
- Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi đúng, cách đặt hai bàn tay lên
bàn phím để luyện gõ phím nhanh bằng mười ngón. Giáo viên khi giới thiệu nên thực
hiện mẫu cho học sinh quan sát sẽ giúp học sinh dễ hình dung thao tác và dễ thực hiện
hơn. Khi học sinh đã thực hiện đúng giáo viên sẽ yêu cầu thực hiện lần lượt các bài
luyện tập gõ mười ngón tay ở bài 6 “Học gõ mười ngón”. Sau khi học sinh đã thực hiện
xong tất cả các bài luyện tập giáo viên sẽ chuyển qua cho học sinh thực hiện lại các bài
luyện tập đó một lần nữa nhưng trên “bàn phím trắng”. Việc thực hành đó sẽ giúp học
sinh nhớ lại chính xác vị trí các phím hơn, từ đó học sinh sẽ tăng được tốc độ gõ bàn
phím.
- Kế tiếp, để tăng hứng thú học tập cho học sinh giáo viên sẽ tận dụng phần mềm học tập
vui nhộn và hấp dẫn trong chương trình để giúp học sinh luyện gõ phím đó là phần mềm
Mario ở bài 7 của chương 2. Trong bài này, giáo viên sẽ cho học sinh luyện tập từ mức
8
đơn giản đến nâng cao theo từng mức ở sách giáo khoa. Trong quá trình luyện tập, giáo
viên chú ý học sinh là phải gõ chính xác trước rồi mới chuyển sang gõ nhanh. Ở bài này
giáo viên sẽ tổ chức cho tất cả học sinh tham gia cuộc thi gõ phím trong quá trình luyện
tập với hình thức như sau: Sẽ căn cứ vào tổng số ký tự gõ đúng của học sinh khi kết thúc
các mức luyện tập để xếp hạng. Và sẽ tạo sự cạnh tranh trong quá trình luyện tập của

học sinh để được thứ hạng cao. Khi đó học sinh sẽ tích cực luyện tập hơn và qua đó các
kỹ năng gõ phím càng lúc càng hoàn thiện hơn qua từng mức luyện tập, tốc độ gõ phím
cũng sẽ tăng lên qua từng mức.
- Do đa số học sinh không có điều kiện trang bị máy tính ở nhà nên giáo viên có thể yêu
cầu học sinh vẽ bàn phím máy tính ở SGK ra khổ giấy to bằng kích thước bàn phím máy
tính thật trong phòng máy và yêu cầu học sinh về nhà tự luyện tập cách đặt tay lên bàn
phím, thao tác với các hàng phím bằng mười ngón tay nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ
năng gõ bàn phím bằng mười ngón.
3. Rèn luyện thao tác sử dụng chuột máy tính:
- Khi giáo viên giới thiệu chuột máy tính, giáo viên vừa mô tả chuột máy tính vừa chỉ
cho học sinh quan sát chuột máy tính có tại máy của mình, giáo viên giới thiệu có mấy
loại chuột máy tính và giáo viên có thể đặt các câu hỏi: Tại phòng máy chúng ta đang sử
dụng loại chuột máy tính nào? Trên thân chuột có những phím nào? Chức năng của các
phím đó? Tay đặt lên chuột như thế nào? Sau đó giáo viên thực hiện mẫu việc cầm chuột
như thế nào là đúng, cách di chuyển chuột sao cho nhanh và chính xác, để học sinh quan
sát và thực hiện theo.
- Ở phần này, sách giáo khoa có phần mềm Mouse Skills để học sinh rèn luyện các thao
tác với chuột. Phần mềm gồm 5 mức luyện tập:
+ Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột.
+ Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột.
+ Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột.
+ Mức 4: Luyện thao tác nháy chuột phải.
+ Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột.
9
Để tăng hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên sẽ chia nhóm lớp học cho các
nhóm thi với nhau xem nhóm nào thực hiện nhanh hơn và chính xác hơn, kết quả cuộc
thi sẽ thông qua kết quả tổng điểm luyện tập sau khi thực hiện xong tất cả các mức luyện
tập.
V. HIỆU QUẢ MỚI:
Khi áp dụng những biện pháp đã nêu ở trên kết quả học tập của học sinh tiến bộ hẳn,

các thao tác thực hành nhanh hơn và chính xác hơn.
Cụ thể tôi đã thực hiện khảo sát và thống kê thông qua các bài tập thực hành sau giờ
thực hành, các bài kiểm tra 15 phút, các bài thực hành 1 tiết,… cuối học kì 2 của học
sinh khối 6 (lớp 6c) năm học 2011 – 2012 ở trường THCS Tuyết Nghĩa kết quả thu được
là:
Mức độ thao tác
Sau khi thực hiện đề tài
Số HS Tỷ lệ
Nhanh và chính xác 16/35 45.7 %
Chính xác 17/35 48.6 %
Thao tác chậm 2/35 5.7 %
Không thực hiện được 0/35 0 %
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc rèn luyện kỹ năng
thực hành cho học sinh lớp 6 thông qua một số phần mềm học tập đã trình bày ở trên
giúp các em không những nắm vững các kiến thức mới cũng như các thao tác mới, mà
còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng hơn,… So
với khảo sát ở đầu năm học tỷ lệ học sinh thực hiện thao tác nhanh và chính xác tăng lên
(tăng 31.5 %), tỷ lệ học sinh thực hiện chính xác thao tác tăng lên (tăng 20%), tỷ lệ học
sinh thực hiện thao tác chậm giảm (giảm 22,9%) và không còn học sinh không thực hiện
được thao tác.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để giúp HS học rèn luyện tốt các kỹ năng thực hành thông qua một số phần mềm
học tập giáo viên cần:
10
- Giới thiệu rõ và hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác cơ bản đối với từng thiết bị
nhằm giúp học sinh khỏi nhầm lẫn và thực hiện tốt hơn các thao tác. Giới thiệu phải đi
đôi với thực hành để học sinh dễ hình dung thao tác và thực hiện chính xác hơn.
- Tận dụng tối đa các phần mềm học tập trong chương trình giúp học rèn luyện kỹ năng
thực hành thông qua các trò chơi và tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh.
- Tận dụng những phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh ảnh, các bàn phím, chuột…)

nhằm giúp học sinh phân biệt rõ ràng các thao tác thực hành tránh sự nhầm lẫn giữa các
thao tác.
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành ở nhà cho học sinh.
- Tạo sự tranh đua học tập giữa các em học sinh.
11
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN:
Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Đặc biệt, để hướng ứng cuộc
vận động của ngành giáo dục “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”. Với cương vị của một người làm công tác dạy học thì quả thật vấn đề
nâng cao chất lượng dạy học còn gặp rất nhiều khó khăn, luôn trăn trở thường trực đối
với bản thân.
Đúng vậy, học phải luôn luôn đi đôi với hành, học sinh phải được thực hành
nhiều thì chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao, còn học mà không thực hành thì
chẳng qua đó chỉ là lý thuyết xuông. Là một giáo viên dạy môn Tin học tôi luôn mong
muốn học sinh của mình được thực hành nhiều hơn, kể cả trên lớp và tự thực hành ở nhà
để đạt được hiệu quả cao trong học tập.
Tôi tin tưởng rằng những biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành này sẽ có tác
động lớn đến chất lượng giảng dạy trên lớp của giáo viên, cũng như chất lượng học tập
của học sinh.
2. KIẾN NGHỊ:
Thông qua đề tài này, tôi có một số kiến nghị sau:
- Về phía nhà trường: Tham mưu với các cấp quản lí của ngành và địa phương trang bị
thêm hoặc sửa chửa các máy vi tính cũ, tranh ảnh, phương tiện (máy chiếu) để phục vụ
tốt hơn cho việc học tập của các em được thuận lợi hơn.
- Về phía giáo viên: Không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm, học tập thêm các phần
mềm học tập mới phục vụ việc giảng dạy được tốt hơn. Kiến nghị BGH trường tham
mưu với phòng GD thường xuyên mở các lớp tập huấn các phần mềm mới hổ trợ việc
giảng dạy môn tin học như phần mềm Violet, … để hổ trợ tốt hơn việc giảng dạy môn
tin học.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhất mà bản thân tôi tự nghiên cứu và áp dụng
trong quá trình giảng dạy nhằm giúp HS có thể rèn luyện tốt hơn các thao tác thực hành
đồng thời là cơ sở, nền tảng tạo sự hứng thú học tập cho học sinh ở những năm tiếp theo,
12
rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học giáo dục và các anh chị đồng nghiệp
để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và qua đó làm cơ sở để giúp học sinh rèn luyện thao
tác thực hành tốt hơn thông qua một số phần mềm học tập, qua đó sẽ học tốt hơn môn
tin học 6 cũng như trong những năm tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Quốc Oai, ngày 17 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện
Bùi Thị Hằng
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trang Web: Vn.answers.yahoo.com
2) Trang Web: WW.buaxua.vn
3) Trang Web: Vi.vikipedia.org\wiki\tinhoc
4) Trang Web: Tailieu.vn
5) Trang Web: Vi.wiktionary.org
14
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2
2) Tầm quan trọng của các kỹ năng thực hành trong Tin học: 3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 4
III. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI : 4
IV. PHẠM VI ĐỀ TÀI: 4
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 4
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
B. PHẦN NỘI DUNG 5

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 5
1. Thế nào là thao tác ? 5
2. Thao tác với máy tính là gì ? 5
3. Thao tác với bàn phím: 5
4. Thao tác với chuột: 5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 6
1. Thuận lợi: 6
2. Khó khăn: 6
3. Thực trạng – nguyên nhân: 6
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 7
1. Biện pháp nhớ vị trí của các nhóm phím trên bàn phím: 7
2. Rèn luyện gõ bàn phím bằng mười ngón tay: 8
3. Rèn luyện thao tác sử dụng chuột máy tính: 9
V. HIỆU QUẢ MỚI: 10
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 10
C. PHẦN KẾT LUẬN 12
1. KẾT LUẬN: 12
2. KIẾN NGHỊ: 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ









15




















16

×