Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng- Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.59 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe tâm thần của trẻ em là nguồn lực giúp các em sống khỏe mạnh, là
nền tản cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân ứng phó một cách tự tin và hiệu
quả trước những thách thức, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khỏe tâm thần giúp các
em có một sinh khí để hoạt động tích cực, thành đạt trong cuộc và trong các mối
quan hệ xã hội trên nền tảng công bằng và tôn trọng lẫn nhau.
Ngày nay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em là một trong ba chương
trình lớn của chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (Tai nạn, Nhiễm khuẩn và Sức khỏe
tâm thần). Cùng với những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội, đô thị hóa nhanh,
quá trình toàn cầu hóa về thông tin … đã tác động nhiều đến tâm lý con người nói
chung và đặc biệt là trẻ em nói riêng. Tỷ lệ trẻ em bị rối loạn tâm thần và các bệnh
liên quan đến sức khoẻ tâm thần ngày càng tăng cao tạo gánh nặng phải giải quyết
cho xã hội. Tại các trường học, do áp lực học tập và các vấn đề về tâm lý lứa tuổi
mới lớn nên học sinh gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, như:
stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, rối loạn hành vi, tự sát, các biểu hiện suy nhược và
rối loạn dạng cơ thể khác
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và
thanh thiếu niên chưa được nhà nước và các ban ngành quan tâm, đặt ngang tầm
quan trọng mà nó cần có. Nên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế trong việc
chăm sóc nâng cao sức khoẻ tâm thần nói riêng và sức khoẻ nói chung.
Trường THCS Tân Trường – Cẩm Giàng – Hải Dương là một trường nằm ở
trung tâm của Huyện Cẩm Giàng có điều kiện kinh tế phát triển. Ở địa bàn của
trường có các khu công nghiệp, dịch vụ mới được xây dựng và phát triển đã khiến
đời sống của người dân ngày càng khá giả, tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với một
số vấn đề xã hội cấp bách: tệ nạn xã hội nảy sinh, nhiều lao động dư thừa… Điều
này ảnh hưởng đến quá trình giáo dục cho thế hệ trẻ của Huyên. Trường THCS
Tân Trường là ngôi trường có truyền thống dạy tốt – học tốt của tỉnh Hải Dương.
Trong những năm qua, nhà trường đã có những hoạt động thi đua học tốt, phát
động học sinh tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá, các phong trào Đoàn –
Hội, thông qua những hoạt động này đã bồi đắp tinh thân hiếu học, và nâng cao


sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần cho các em học sinh trong trường. Nhưng do
ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội, áp lực học tập, thi cử, hiện tượng thương
mại hoá giáo dục… điều này đã tạo nên những áp lực đối với học sinh và nảy sinh
các vấn đề về sức khoẻ tâm thần của học sinh tại trường. Tỷ lệ học sinh trong
trường có những biểu hiện về sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, lo âu hoặc bị rối
loạn hành vi: bạo lực, nghiện game … ngày càng tăng lên. Điều đó đã ảnh hưởng
đến kết quả học tập cũng như sức khoẻ, tương lai của các em. Vấn đề này được nhà
trường rất quan tâm và đã có nhiều biện pháp khắc phục, nhưng đều chưa đạt hiệu
quả.
Là một sinh viên ngành công tác xã hội, trước thực trạng và lý do trên nên tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với
vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-
Hải Dương” nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần cho
các em học sinh tại trường THCS Tân Trường tỉnh Hải Dương. Qua đó phần nào
giúp nhà trường, phụ huynh học sinh có các biện pháp chăm sóc nâng cao chất
lượng sức khoẻ tâm thần của các em.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung và sức khoẻ tâm thần trẻ em nói
riêng đã được nhiều nhà khoa học, tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu. Có
thể kể đến một số công trình và tác giả tiêu biểu:
- Hoàng Cẩm Tú, Quách Thuý Minh, Nguyễn Hồng Thuý nghiên cứu về “ Nguyên
nhân rối loạn hành vi và bị ngược đãi của trẻ em và vị thành niên” - đề tài cấp
Bộ, 1999.
- Hoàng Cẩm Tú “Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn đề xuất chiến lược
chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam từ 2001-2010”
- TS. Nguyễn Thị Thanh Bình (Trường ĐHSP TP HCM) nghiên cứu về “sức khoẻ
tâm thần trẻ em.” Tháng 12, 2007.
- TS. Lã Thị Bưởi, CN Lã Linh Nga, CN Đặng Thanh Hoa (Trung tâm nghiên
cứu và phát triển cộng đồng) nghiên cứu về ‘Bước đầu nhận xét các hoạt
động chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em dựa vào phòng khám TUNA”. Năm

2007.
- TS. Văn Thị Kim Cúc nghiên cứu “vài suy nghĩ qua một số ca trầm cảm ở sinh
viên”
- TS. Lê Thị Kim Dung, TS. Lã Thị Bưởi, TS. Đinh Đăng Hoè và cs ( Trung tâm
nghiên cứu và phát triển cộng) nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến
SKTT của học sinh ở một số trường THCS.
- ThS. Lê Thị Ngọc Dung ngiên cứu ‘Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức
khoẻ tinh thần trẻ em ở TP Hồ Chí Minh.”
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về vấn đề sức khoẻ tâm thần
trẻ em, những nguyên nhân tác động, và tìm hiểu về những hoạt động chăm sóc
sức khoẻ tâm thần trẻ em tại một số trung tâm và bệnh viên cũng như đưa ra
những biện pháp can thiệp phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em tại
Việt Nam, như: can thiệp dựa vào cộng đồng phòng chống rối nhiễu tâm trí,
nghiên cứu thử nghiệm tìm kiếm chiến lược với chi phí giá thành hiệu quả trong
chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người dân tại các vùng nghèo và bất lợi, chăm
sóc sức khoẻ tâm thần, qua sử dụng thực phẩm phi hoá chất và phòng chống
thiếu hụt vi chất, và nghiên cứu định hướng chính sách cho chăm sóc sức khoẻ
tâm thần tại Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ
em ở các khía cạnh, mức dộ khác nhau. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
cứu vấn đề vai trò của Công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe
tâm thần trẻ em. Do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã
hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân
Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Nhằm phân
tích tình hình sức khỏe tâm thần trẻ em, và vận dụng phương pháp của Công tác xã
hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương.

3.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em là học sinh tại tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương.
Thời gian: Từ 01/2012 - 04/2012
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS
Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương, cụ thể là tại trường học các cấp trên địa bàn
xã: những thành tựu và hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần của học
sinh trong trường. Từ đó vận dụng có hiệu quả những biện pháp của công tác xã hội
nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống lý luận có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Tìm hiểu thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân
Trường
Biện pháp can thiệp của Công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề sức
khỏe tâm thần trẻ em.
5. Giả thuyết khoa học
Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường chưa
được quan tâm đúng mức.
Những hoạt động trợ giúp của nhân viên Công tác xã hội sẽ có tác động tích cực
trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của Trường THCS Tân Trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài cần sử dụng phối hợp các hệ
thống phương pháp sau:
6.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu liên quan gồm:
- Các tư liệu, tạp chí thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em.
- Các bài viết nghiên cứu của các cơ quan về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm

thần trẻ em.
6.2. Phương pháp quan sát
Quan sát nhằm thu thập thông tin , quan sát xung quanh nhà trường để xem
nhà trường đã có những biện pháp nào để nâng cao kiến thức cho học sinh về sức
khỏe tâm thần như các hoạt động vui chơi giải trí,lồng ghép vào các môn học …
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để điều tra thông tin về các vấn đề SKTT trẻ
em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng- Hải Dương, các dịch vụ chăm sóc SKTT
trẻ em tại đây từ trước cho tới nay. Và những nhu cầu của các em học sinh trong vấn đề
chăm sóc SKTT.
6.4. Phương pháp Công tác xã hội
7. Đóng góp khoa học của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận sâu sắc. Thông qua nghiên cứu này,
nâng cao kiến thức sức khỏe tâm thần cho gia đình, nhà trường, xã hội; nhìn nhận
của toàn xã hội về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em được tốt hơn.
Vấn đề phòng ngừa những hành vi rối loạn tâm thần trẻ em từ góc độ khoa học, mô
tả và đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết của khoa học công tác xã hội. Góp
phần vào hệ thống nghiên cưu sức khỏe tâm thần trẻ em.
Đồng thời, những kiến thức từ thực tế được bổ sung làm phong phú thêm kho
tàng kiến thức lý thuyết Công tác xã hội trong việc nâng cao sức khỏe tâm thần trẻ
em.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Công tác xã hội là một khoa học mang tính ứng dụng cao, thông qua mô
hình công tác xã hội phát triển cộng đồng có thể thấy Công tác xã hội giúp ích
nhiều cho quá trình cải thiện những vấn đề xã hội trong thực tiễn, hỗ trợ các
chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và sức khỏe tâm thần trẻ
em. Đồng thời, từ thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại
trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương có thể đưa ra những khuyến
nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng và ban nghành liên quan có những biện

pháp tốt hơn chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, ngăn ngừa các hành vi rối loạn
liên quan ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em.
8. Bố cục đề tài
Chương 1. Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thực trạng hoạt độngchăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại
trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Chương 3. Một số biện pháp Công tác xã hội nhằm nâng cao sức khỏe tâm
thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Nội Dung.
Chương I. Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Những vấn đề cơ bản về sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Với thuật ngữ đơn giản nhất, sức khỏe tâm thần là khả năng "đương đầu và
thích ứng với những căng thẳng của cuộc sống theo một cách thức có thể chấp
nhận được" (Anderson, 1994). Những con người có sức khỏe tâm thần lành mạnh
có khả năng thực hiện thành công những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày,
giải quyết các vấn đề, thiết lập các mục tiêu, thích ứng với thay đổi và yêu thích
cuộc sống. Họ hiểu được chính mình, tự đinh hướng và chịu trách nhiệm về những
hành động của mình. Nói tóm lại, người có sức khỏe tâm thần lành mạnh có khả
năng đương đầu tốt.
1.1.2. Sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.2.1. Khái niệm
Sức khỏe tâm thần trẻ em không chỉ là một trạng thái sức khỏe không có rối
loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, có
hành vi lành mạnh phù hợp với chuẩn mực xã hội và có được sự cân bằng và hòa
hợp giữa bản than trẻ em với môi trường xung quanh và môi trường xã hội.
Đặc điểm của SKTTTE.
1. Trẻ có một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Trẻ đạt được niềm tin và giá trị vào bản thân, vào phẩm chất và giá trị của
người khác.

3. Trẻ có khả năng ứng sử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình
huống.
4. Trẻ có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển một cách thỏa đáng các mối
quan hệ.
5. Trẻ có khả năng tự hàn gắn để duy trì, cân bằng khi có các sự cố gây mất
thăng bằng, căng thẳng, stress.
1.1.2.2. Một số vấn đề về sức khoẻ tâm thần trẻ em
- Một số biểu hiện về rối loạn tâm thần ở trẻ em: Tự kỷ, Trầm cảm, Suy
giảm tâm trí (chậm khôn, tâm trí chậm phát triển), Các biểu hiện nhiễu tâm, Loạn
tâm
- Một số biểu hiện rối loạn hành vi liên quan tới vấn đề SKTT trẻ em: Rối
nhiễu hành vi, Rối loạn nhân cách, Sử dụng chất gây nghiện
1.1.2.3. Nguyên nhân
- Di truyền, bẩm sinh
- Từ chính bản thân các em
- Từ gia đình
- Từ xã hội
1.2. Công tác xã hội
1.2.1. Khái niệm Công tác xã hội
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
"Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng
tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo
những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Kể thêm 1 vài định nghĩa khác
1.2.2. Chức năng Công tác xã hội
CTXh trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải
của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng bằng phương pháp tác ngiệp chuyên
nghiệp.
CTXH huy động, liên kết và phát huy nguồn lực trợ giúp đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn.

CTXH nghiên cứu dự báo và phòng ngừa nhằm hạn chế sự phát sinh, gia tăng
các vấn đề xã hội và đối tượng có vấn đề xã hội.
1.2.3. Phương pháp Công tác xã hội
Phương pháp CTXH bao gồm: CTXH cá nhân, CTXH nhóm và phương pháp
phát triển cộng đồng. Trong đó nhấn mạnh đến phương pháp CTXH cá nhân được
vận dụng trong đề tài, và đưa ra các lý thuyết tiếp cận, tiến trình tác nghiệp trong
CTXH cá nhân.
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em ở các nước trên Thế giới
1.3.2. Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em ở Việt Nam
Bao gồm công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trên thế giới như: Tại Pháp,
Singapo, Trung Quốc, Mỹ và công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại Việt
Nam ở một số bệnh viện và trung tâm.
Chương 2. Thực trạng hoạt độngchăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại
trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
2.1. Tổng quan chung về trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải
Dương
Tổng quan chung về địa bàn, lịch sử và truyền thống của trường THCS Tân
Tường – Cẩm Giàng – Hải Dương. Một số hoạt động dạy và học và đoàn, hội của
nhà trường.
2.2. Những biểu hiện sức khỏe tâm thần của học sinh trường THCS Tân
Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
2.2.1. Những biểu hiện tích cực
Giống như các trẻ em khác, học sinh trường THCS Tân Trường có sự phát
triển bình thường về thể chất và tinh thần. Các em học sinh của trường có những
biểu hiện tích cực thể hiện có SKTT tốt như:
- Các em có khả năng và năng lực nhận thức tốt.
- Có sự hòa nhập và giao tiếp cởi mở.
- Có những hành vi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi.
- Có sự lạc quan, có biểu hiện thể hiện lòng tự trọng, yêu quý bản thân.

2.2.2. Những biểu hiện tiêu cực
Do nhiêu nguyên nhân khác nhau, học sinh trường THCS Tân Trường có một
bộ phần học sinh có biểu hiện của những vấn đề SKTT mà các em gặp phải như:
Rối loạn tâm thần: Tự kỷ, trầm cảm.
Rối loạn hành vi: Nghiện game, bạo lực học đường, tự tử, bỏ nhà và bỏ học,
co mình lại, có những cơn giận dữ, nói dối, trộm cắp, có hành vi hung tính.
Sử dụng chất gây nghiện: Hút thuốc lá, hít keo chó.
2.2.3. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực về sức khỏe tâm thần
của học sinh tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới các vấn đề SKTT học sinh tại trường
THCS Tân Trường: Nguyên nhân từ xã hội, nhà trường, gia đình và nguyên nhân
từ bản thân các em học sinh.
2.2.4. Ảnh hưởng của những vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh
trường THCS Tân Trường
Những biểu hiện về vấn đề SKTT học sinh tại trường THCS Tân Trường đã
để lại những hậu quả rất lớn đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng và bản thân
các em học sinh. Ảnh hưởng nặng nề nhất là đối với các em học sinh, các em còn
rất nhỏ, các em còn cả tương lai phía trước đòi hỏi sự quan tâm của gia đình, nhà
trường, địa phương quan tâm tới vấn đề SKTT của các em nhằm tránh những hậu
quả của vấn đề này gây ra.
2.3. Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm học sinh tại trường THCS Tân
Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm
thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại trường THCS Tân Trường cũng
như các cấp bậc học trên địa bàn xã Tân Trường luôn được quan tâm, có sự kết
hợp hành động từ các phía nhà trường, gia đình, cộng đồng địa phương và đạt được
những kết quả quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tree m là học
sinh của trường.
2.3.2. Một số hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em

tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Trong công tác chăm sóc SKTT trẻ em tại trường THCS Tân Trường vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế từ trong nhà trường, địa phương, gia đình học sinh dẫn đến
tình trạng các vấn đề SKTT học sinh của trường gặp phải.
Chương III. Một số biện pháp Công tác xã hội nhằm nâng cao sức khỏe
tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
3.1. Biện pháp chung
3.1.1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục, giáo viên nhà
trường, phụ huynh và các tổ chức xã hội tại trường THCS Tân Trường-Cẩm
Giàng-Hải Dương
Các lực lượng giáo dục vẫn chưa nhận thức sâu sắc, toàn diện về nhiệm vụ
bảo vệ và chăm sóc SKTT cho các em hoc sinh. Tồn tại này cần được giải quyết
triệt để nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ
và chăm sóc SKTT cho trẻ em vì nhận thức là vấn đề then chốt mà những vấn đề
tồn tại khác sẽ dần dần được khắc phục khi các lực lượng giáo dục có nhận thức
đúng đắn về vai trò, ý nghĩa nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc SKTT cho trẻ em.
3.1.2. Phát triển các hoạt động tư vấn tâm lý trẻ em như là biện pháp
giúp can thiệp sớm, phòng ngừa các vấn đề sưc khỏe tâm thần cho học sinh
Địa phương và nhất là trường học trong xã cần phát triển hoạt động tư vấn
tâm lý trẻ em như biện pháp giúp can thiệp sớm, phòng ngừa vấn đề SKTTTE.
Trọng tâm của công tác này là phát hiện và giải quyết các xung đột gia đình và
những rắc rối trong quan hệ của bố mẹ trẻ, giúp ngăn ngừa hữu hiệu những ảnh
hưởng đến sức khỏe tinh thần trẻ em và những hậu quả có hại về sau.
3.1.3. Nâng cao vai trò nhận thức, tự giáo dục của học sinh
Cần giáo dục, trang bị cho các em học sinh các kiến thức, các kỹ năng và bản
lĩnh để vượt qua những chướng ngại đầu đời của trẻ một cách thuận lợi. Theo các
chuyên gia tâm lý, để giúp ngăn ngừa hữu hiệu những hậu quả có hại cho sức khoẻ
tinh thần trẻ em, các bậc cha mẹ ngoài sự quan tâm còn cần phải giáo dục hướng
dẫn kỹ năng sống cho các em.
3.1.4. Liên kết các tổ chức y tế, giáo dục, các tổ chức xã hội của xã Tân

Trường để tạo thành một mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
Cần có sự liên kết phối hợp, hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, trường học nỗ
lực chung của cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội và các ban ngành đoàn thể và các
cơ khác trong xã. Nhà trường liên kết với ngành y tế trong phổ biến kiến thức dịch
tễ, kiến thức y tế, kiến thức về SKTTTE cho giáo viên, tổ chức khám sức khoẻ
tinh thần định kỳ cho trẻ em.
3.1.5. Bồ dưỡng đội ngũ nhà tâm lý, tham vấn viên cho trẻ em
Để chăm sóc và bảo vệ SKTTTE cần giáo dục trang bị những kỹ năng sống
một cách hiệu quả cho trẻ em, giáo viên và phụ huynh học sinh cần có những hiểu
biết về đặc điểm tâm lý của trẻ, để có những ứng xử phù hợp, cũng như cần ý thức
về quyền của các em, tôn trọng cá tính mỗi em trong việc rèn luyện những kỹ năng
sống, để giúp các em biết hành động ứng xử phù hợp.
3.1.6. Tăng cường tách nhiệm đối với các lực lượng giáo dục
Để bảo vệ và chăm sóc SKTT trẻ em, cần bắt đầu từ gia đình, nhà trường, xã
hội, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau mà cần sự liên kết tốt giữa gia đình,
nhà trường và xã hội. Các bậc cha mẹ cần sớm trang bị cho trẻ những kiến thức về
kỹ năng sống để làm chủ bản thân và tự bảo vệ SKTT cho chính mình. Nhà trường
cần cải thiện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải sức ép học tập
lên học sinh.
3.1.7. Xây dựng cơ sở vật chất, nơi vui chơi cho trẻ em
Chính quyền địa phương cần quan tâm tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có môi
trường sinh hoạt, vui chơi, giải trí lành mạnh, xây dựng các công trình văn hóa, thư
viện, nhà văn hóa, nhà truyền thống, viện bảo tàng, rạp chiếu phim, công viên, sân
thể thao… Đây cũng là cách giúp các em hồi phục sức lực và tinh thần, phát triển
hài hòa, quân bình về thể chất và tinh thần, tránh stress, rồi nhiễu
3.2. Vận dụng Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp về sức khỏe
tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
3.2.1. Trường hợp
Trường hợp là emm Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 7B trường THCS Tân
Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương. Gia đình em sống tại phố Ghẽ, bố mẹ làm ăn

buôn bán nên không có thời gian chăm sóc em. Gần đây em có dấu hiệu trầm cảm,
sống khép kín và ít giao tiếp với bạn bè.Theo thầy cô, em đến lớp nhưng cũng chỉ
ngồi một chỗ, lúc nào cũng thấy em buồn, hỏi không nói, học sa sút, bài tập không
hoàn thành. Theo bố mẹ ngoài giờ đến trường em chỉ ở nhà ngồi trong phòng, sai
bảo điều gì thì rất chậm chạp, ăn uống kém và có dấu hiệu làm hại bản thân như:
bứt tóc một cách khó hiểu, đấm tay vào tường … trên người em có một số vết thâm
tím. Em cảm thấy bị bố mẹ bỏ rơi, em rất cần sự quan tâm chăm sóc của gia đình,
nhất là từ mẹ của em.
3.2.2. Tiến trình trợ giúp
Trong phần này em nêu từng bước 1,( trong đó nhấn mạnh đến bước 2
(nhận diên vấn đề - ghi rõ vấn đề TC gặp phải; bước 4 đánh giá chẩn đoán và
bước 5))…
Tiến trình trợ giúp em Nguyễn Thị Hoa được thực hiện theo tiến trình Công
tác xã hội cá nhân gồm 7 bước tác nghệp với thân chủ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Các vấn đề về SKTT trẻ em tại trường THCS Tân Trường đang ngày một trở
thành một vấn đề cấp bách cần giải quyết. Cần có biện pháp tốt nhất và hiệu quả
nhất cho việc chăm sóc và bảo vệ SKTT trẻ em, theo tôi là biện pháp phòng ngừa,
phát hiện nguy cơ , điều trị bằng liệu pháp tâm lý, liệu pháp gia đình.
Kiến nghị với trường THCS Tân Trường:
- Nhà trường, gia đình cần quan tâm đến đời sống tình cảm và giao tiếp ứng
xử của học sinh, phải thực sự coi đây là một trong những mặt quan trọng trong
giáo dục nhân cách học sinh. Cần cải thiện và tăng cường hơn mối quan hệ giữa
thầy cô với học sinh và giữa học sinh với nhau trong nhà trường. Giao tiếp sư
phạm là một trong những kiến thức cơ bản cần bồi dưỡng hằng năm cho giáo viên.
- Thành lập và tổ chức hoạt động của phòng tư vấn học đường giúp các em họ
sinh có thể bày tỏ và giải quyết những khó khăn về mọi mặt trong cuộc sống, đặc
biệt là vấn đề SKTT của học sinh.
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của phụ
huynh về tâm lí của học sinh, vai trò của gia đình đối với sự phát triển SKTT của

học sinh.
- Trong việc đổi mới giáo dục, đào tạo của nhà trường không chỉ chú ý nội
dung mà còn cầnquan tâm đối với phương thức học tập, tăng cường sự hợp tác
giữa thầy – trò, trò – trò theo các phương pháp dạy học khoa học, phương pháp
cùng tham gia, phương pháp sư phạm tương tác.
Kiến nghị với các tổ chức xã hội trong địa bàn xã trường THCS Tân Trường
hoạt động:
- Đổi mới hoạt động của các tổ chức Đoàn - Đội sao cho thật bổ ích và lý thú,
thu hút được đông đảo học sinh tích cực tham gia vào sinh hoạt chung của tập thể
lớp, trường. Tổ chức các hoạt động xã hội để hình thành, củng cố và tăng cường
các mối quan hệ tích cực của trẻ với xã hội;
- Các tổ chức xã hội quan tâm và giúp đỡ cho học sinh trong trường (thăm hỏi,
động viên, trao học bổng) đó cũng là cách giúp cho các em có một cuộc sống tinh
thần trong sáng, khỏe mạnh; Cần tạo sân chơi bổ ích, các sinh hoạt lành mạnh,
cùng phối hợp và tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ và chăm sóc SKTT trẻ
em của đại phương nhằm tạo học sinh có sức khỏe tâm thần lành mạnh.
- Mọi thành viên trong xã hội cần thấy rõ nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe tâm thần
cho trẻ là nhiệm vụ của toàn dân, đặc biệt là cha mẹ học sinh. Xã hội phải đấu
tranh để cho tấc cả các em đều có quyền được hưởng tuổi thơ hạnh phúc một cách
tốt nhất.
- Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cho hoạt động bảo
vệ và chăm sóc SKTT cho học sinh.
Các cơ quan ban ngành tại địa phương phối hợp với nhau xây dựng những
chương trình dành cho trẻ trong dịp hè, đó là tăng cường các hoạt động vui chơi,
giải trí, rèn luyện kỹ năng sống; tạo môi trường quản lý, chăm sóc, giáo dục bổ ích,
lành mạnh cho học sinh trương THCS Tân Trường.
Nói chung, tất cả các hoạt động mà các ban ngành, đoàn thể, trường học,…sẽ
nâng cao đời sống sức khỏe tâm thần trẻ em của trường THCS Tân Trường nói
riêng và học sinh trên địa bàn xã Tân Trường nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo chuyên đề Sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam, T.s
Nguyến Thanh Hương – trường Đại học y tế Cộng đồng, 2010.
[2] Báo cáo tổng quan trường THSC Tân Trường 2010-2011
[3] Báo Phụ Nữ, Bảy triệu trẻ em Việt Nam bị rối nhiễu tâm lý, 20/03/2007.
[4] Báo Thanh Niên TP.HCM ngày 16/4/2005, bài Phát triển mạnh các mô
hình đội, nhóm hỗ trợ kỹ năng sống.
[5] Bộ Y tế – Tổng cục thống kê – UNICEF – WHO - 2005, Điều tra quốc gia
về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội – 2005.
[6] Các rối loạn tâm thần thực thể,TS. BS Đặng Hoàng Hải - 2011, trường Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
[7] Đặng Hoàng Minh – Khoa Sư phạm, ĐHQGHN, Can thiệp sức khoẻ tinh
thần trẻ em ở trường học tại một số nước Châu Á và phương Tây, Kỷ yếu hội thảo
tháng 12- 2007.
[8] Đề cương chi tiết học phần Sức khỏe tâm thần trẻ em – Khoa CTXH, ĐH
Sư phạm Hà Nội.
[9] Giáo trình nhập môn Công tác xã hội cá nhân, Th.s Nguyễn Duy nhiên-
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.
[10] Giáo trình Sức khỏe tâm thần, Lâm Xuân Điền.
[11] Hội thảo “Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em
Việt Nam”.
[12] Lê Văn Hồng chủ biên, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm, 1995.
[13] Tâm lý học dị thường và lâm sàng, Paul Rennet - 2008.
[14] Tâm thần học, Bùi Đức Trình, Đại học Y khoa Thái Nguyên.
[15] Tâm thần học, Đại học Y khoa Huế - 2008.
- Hoàng Cẩm Tú, Quách Thuý Minh, Nguyễn Hồng Thuý nghiên cứu về “ Nguyên
nhân rối loạn hành vi và bị ngược đãi của trẻ em và vị thành niên” - đề tài cấp
Bộ, 1999.
- Hoàng Cẩm Tú “Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn đề xuất chiến lược
chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam từ 2001-2010”
- TS. Nguyễn Thị Thanh Bình (Trường ĐHSP TP HCM) nghiên cứu về “sức khoẻ

tâm thần trẻ em.” Tháng 12, 2007.
- TS. Lã Thị Bưởi, CN Lã Linh Nga, CN Đặng Thanh Hoa (Trung tâm nghiên
cứu và phát triển cộng đồng) nghiên cứu về ‘Bước đầu nhận xét các hoạt
động chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em dựa vào phòng khám TUNA”. Năm
2007.
- TS. Văn Thị Kim Cúc nghiên cứu “vài suy nghĩ qua một số ca trầm cảm ở sinh
viên”
- TS. Lê Thị Kim Dung, TS. Lã Thị Bưởi, TS. Đinh Đăng Hoè và cs ( Trung tâm
nghiên cứu và phát triển cộng) nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến
SKTT của học sinh ở một số trường THCS.
- ThS. Lê Thị Ngọc Dung ngiên cứu ‘Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức
khoẻ tinh thần trẻ em ở TP Hồ Chí Minh.”

×