Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường trung học cơ sở Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.96 KB, 145 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của sinh viên, mang tính khoa học
và tổng hợp, thể hiện kết quả tập và khả năng nghiên cứu của sinh viên trong suốt
thời gian theo học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội
với đề tài “Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe
tâm thần trẻ em tại trường Trung học cơ sở Tân Trường-Cẩm giàng-Hải Dương”
em đã nhân được sựu giúp đỡ quý báu của các thầy cô, bạn bè. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: Ban chủ nhiệm
khó Công tác xã hội trương Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Dặc biệt
em xin gửi lời cám ơn sâu ắc tới cô Nguyễn Thị Mai Hương, if đã hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt thời gian làm và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.(lỗi chính tả quá
nhiều)
Đồng thời em xin gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô
giáo, các phụ huynh, sinh viên tại trường đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện khóa luận. Do kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian có hạn nên trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận mặc dù đã cố gắng nhưng khóa luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhân được sự đóng góp của các thầy
cô giáo và bạn bè.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2014
Sinh viên
Đặng Thị Mây
1
ĐỀ TÀI
“ Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe
tâm thần trẻ em tại trường trung học cơ sở Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải
Dương”
Danh mục chữ viết tắt
THCS: Trung học cơ sở


SKTT: Sức khỏe tâm thần
SKTTTE: Sức khỏe tâm thần trẻ em
RLTT: Rối loạn tâm thần
CTXH: Công tác xã hội
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe tâm thần của trẻ em là nguồn lực giúp các em sống khỏe mạnh, là
nền tản cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân ứng phó một cách tự tin và hiệu
quả trước những thách thức, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khỏe tâm thần giúp các
em có một sinh khí để hoạt động tích cực, thành đạt trong cuộc và trong các mối
quan hệ xã hội trên nền tảng công bằng và tôn trọng lẫn nhau.
Ngày nay chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em là một trong ba chương
trình lớn của chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (Tai nạn, Nhiễm khuẩn và Sức khỏe
tâm thần). Cùng với những biến động về kinh tế, văn hóa, xã hội, đô thị hóa nhanh,
quá trình toàn cầu hóa về thông tin … đã tác động nhiều đến tâm lý con người nói
chung và đặc biệt là trẻ em nói riêng. Tỷ lệ trẻ em bị rối loạn tâm thần và các bệnh
liên quan đến sức khoẻ tâm thần ngày càng tăng cao tạo gánh nặng phải giải quyết
cho xã hội. Tại các trường học, do áp lực học tập và các vấn đề về tâm lý lứa tuổi
mới lớn nên học sinh gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, như:
stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, rối loạn hành vi, tự sát, các biểu hiện suy nhược và
rối loạn dạng cơ thể khác
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và
thanh thiếu niên chưa được nhà nước và các ban ngành quan tâm, đặt ngang tầm
quan trọng mà nó cần có. Nên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế trong việc
chăm sóc nâng cao sức khoẻ tâm thần nói riêng và sức khoẻ nói chung.
Trường THCS Tân Trường – Cẩm Giàng – Hải Dương là một trường nằm ở
trung tâm của Huyện Cẩm Giàng có điều kiện kinh tế phát triển. Ở địa bàn của
trường có các khu công nghiệp, dịch vụ mới được xây dựng và phát triển đã khiến
đời sống của người dân ngày càng khá giả, tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với một

số vấn đề xã hội cấp bách: tệ nạn xã hội nảy sinh, nhiều lao động dư thừa… Điều
này ảnh hưởng đến quá trình giáo dục cho thế hệ trẻ của Huyên. Trường THCS Tân
Trường là ngôi trường có truyền thống dạy tốt – học tốt của tỉnh Hải Dương. Trong
3
những năm qua, nhà trường đã có những hoạt động thi đua học tốt, phát động học
sinh tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá, các phong trào Đoàn – Hội, thông
qua những hoạt động này đã bồi đắp tinh thân hiếu học, và nâng cao sức khoẻ thể
chất cũng như tinh thần cho các em học sinh trong trường. Nhưng do ảnh hưởng
của điều kiện kinh tế, xã hội, áp lực học tập, thi cử, hiện tượng thương mại hoá
giáo dục… điều này đã tạo nên những áp lực đối với học sinh và nảy sinh các vấn
đề về sức khoẻ tâm thần của học sinh tại trường. Tỷ lệ học sinh trong trường có
những biểu hiện về sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, lo âu hoặc bị rối loạn hành
vi: bạo lực, nghiện game … ngày càng tăng lên. Điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả
học tập cũng như sức khoẻ, tương lai của các em. Vấn đề này được nhà trường rất
quan tâm và đã có nhiều biện pháp khắc phục, nhưng đều chưa đạt hiệu quả.
Là một sinh viên ngành công tác xã hội, trước thực trạng và lý do trên nên tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với
vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-
Hải Dương” nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần cho
các em học sinh tại trường THCS Tân Trường tỉnh Hải Dương. Qua đó phần nào
giúp nhà trường, phụ huynh học sinh có các biện pháp chăm sóc nâng cao chất
lượng sức khoẻ tâm thần của các em.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung và sức khoẻ tâm thần trẻ em nói
riêng đã được nhiều nhà khoa học, tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu. Có
thể kể đến một số công trình và tác giả tiêu biểu:
- Hoàng Cẩm Tú, Quách Thuý Minh, Nguyễn Hồng Thuý nghiên cứu về “ Nguyên
nhân rối loạn hành vi và bị ngược đãi của trẻ em và vị thành niên” - đề tài cấp
Bộ, 1999.
4

- Hoàng Cẩm Tú “Nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn đề xuất chiến
lược chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam từ 2001-2010”
- TS. Nguyễn Thị Thanh Bình (Trường ĐHSP TP HCM) nghiên cứu về “sức
khoẻ tâm thần trẻ em.” Tháng 12, 2007.
- TS. Lã Thị Bưởi, CN Lã Linh Nga, CN Đặng Thanh Hoa (Trung tâm nghiên
cứu và phát triển cộng đồng) nghiên cứu về ‘Bước đầu nhận xét các hoạt
động chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em dựa vào phòng khám TUNA”. Năm
2007.
- TS. Văn Thị Kim Cúc nghiên cứu “vài suy nghĩ qua một số ca trầm cảm ở sinh
viên”
- TS. Lê Thị Kim Dung, TS. Lã Thị Bưởi, TS. Đinh Đăng Hoè và cs ( Trung tâm
nghiên cứu và phát triển cộng) nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến
SKTT của học sinh ở một số trường THCS.
- ThS. Lê Thị Ngọc Dung ngiên cứu ‘Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức
khoẻ tinh thần trẻ em ở TP Hồ Chí Minh.”
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về vấn đề sức khoẻ tâm thần
trẻ em, những nguyên nhân tác động, và tìm hiểu về những hoạt động chăm sóc
sức khoẻ tâm thần trẻ em tại một số trung tâm và bệnh viên cũng như đưa ra
những biện pháp can thiệp phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em tại
Việt Nam, như: can thiệp dựa vào cộng đồng phòng chống rối nhiễu tâm trí,
nghiên cứu thử nghiệm tìm kiếm chiến lược với chi phí giá thành hiệu quả trong
chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người dân tại các vùng nghèo và bất lợi, chăm
sóc sức khoẻ tâm thần, qua sử dụng thực phẩm phi hoá chất và phòng chống
thiếu hụt vi chất, và nghiên cứu định hướng chính sách cho chăm sóc sức khoẻ
tâm thần tại Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ
em ở các khía cạnh, mức dộ khác nhau. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
5
cứu vấn đề vai trò của Công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe
tâm thần trẻ em. Do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã

hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân
Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Nhằm phân
tích tình hình sức khỏe tâm thần trẻ em, và vận dụng phương pháp của Công tác xã
hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em là học sinh tại tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Tại trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương.
Thời gian: Từ 01/2012 - 04/2012
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS
Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương, cụ thể là tại trường học các cấp trên địa bàn
xã: những thành tựu và hạn chế trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần của học
sinh trong trường. Từ đó vận dụng có hiệu quả những biện pháp của công tác xã hội
nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống lý luận có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Tìm hiểu thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân
Trường
6
Biện pháp can thiệp của Công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề sức
khỏe tâm thần trẻ em.
5. Giả thuyết khoa học
Việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường chưa
được quan tâm đúng mức.

Những hoạt động trợ giúp của nhân viên Công tác xã hội sẽ có tác động tích cực
trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của Trường THCS Tân Trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài cần sử dụng phối hợp các hệ
thống phương pháp sau:
6.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu liên quan gồm:
- Các tư liệu, tạp chí thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em.
- Các bài viết nghiên cứu của các cơ quan về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ
em.
6.2. Phương pháp quan sát
Quan sát nhằm thu thập thông tin , quan sát xung quanh nhà trường để xem
nhà trường đã có những biện pháp nào để nâng cao kiến thức cho học sinh về sức
khỏe tâm thần như các hoạt động vui chơi giải trí,lồng ghép vào các môn học …
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để điều tra thông tin về các vấn đề SKTT trẻ
em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng- Hải Dương, các dịch vụ chăm sóc SKTT
trẻ em tại đây từ trước cho tới nay. Và những nhu cầu của các em học sinh trong vấn đề
chăm sóc SKTT.
6.4. Phương pháp Công tác xã hội
7. Đóng góp khoa học của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
7
Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận sâu sắc. Thông qua nghiên cứu này,
nâng cao kiến thức sức khỏe tâm thần cho gia đình, nhà trường, xã hội; nhìn nhận
của toàn xã hội về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em được tốt hơn.
Vấn đề phòng ngừa những hành vi rối loạn tâm thần trẻ em từ góc độ khoa học, mô
tả và đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết của khoa học công tác xã hội. Góp
phần vào hệ thống nghiên cưu sức khỏe tâm thần trẻ em.
Đồng thời, những kiến thức từ thực tế được bổ sung làm phong phú thêm kho

tàng kiến thức lý thuyết Công tác xã hội trong việc nâng cao sức khỏe tâm thần trẻ
em.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Công tác xã hội là một khoa học mang tính ứng dụng cao, thông qua mô
hình công tác xã hội phát triển cộng đồng có thể thấy Công tác xã hội giúp ích
nhiều cho quá trình cải thiện những vấn đề xã hội trong thực tiễn, hỗ trợ các
chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và sức khỏe tâm thần trẻ
em. Đồng thời, từ thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại
trường THCS Tân Trường–Cẩm Giàng–Hải Dương có thể đưa ra những khuyến
nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng và ban nghành liên quan có những biện
pháp tốt hơn chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, ngăn ngừa các hành vi rối loạn
liên quan ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em.
8.3. Bố cục đề tài
Chương 1. Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thực trạng hoạt độngchăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại
trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
Chương 3. Một số biện pháp Công tác xã hội nhằm nâng cao sức khỏe tâm
thần trẻ em tại trường THCS Tân Trường-Cẩm Giàng-Hải Dương
8
NI DUNG
CHNG 1. C S Lí LUN V C S THC TIN CA TI
1.1. Nhng vn c bn v vn sc khe tõm thn tr em
1.1.1. Khỏi nim sc khe tõm thn
1.1.1.1. Sc khe
Khái niệm sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái khoẻ mạnh hoàn hảo về thể
chất, tinh thần và chức năng xã hội của mỗi con ngời trong suốt quá trình sinh
9
trởng, tồn tại và phát triển mà không đơn thuần chỉ là không ốm đau hay bệnh
tật.
Một ngời khỏe mạnh phải đảm bảo ba yếu tố: Có thể lực tốt, tinh thần tốt và

thực hiện đợc các chức năng xã hội.
+ Thứ nhất, con ngời có thể chất và tình trạng thể lực tốt: tức là đợc đảm bảo về
dinh dỡng, các chỉ số về cơ thể (chiều cao, cân nặng) và các cơ quan của cơ thể
phát triển bình thờng, cân đối, phù hợp với lứa tuổi, giới theo mức chuẩn thể
lực chung của xã hội. Nh vậy, ngời quá béo, quá gầy, quá cao, quá thấp đều có
sức khỏe thể chất không tốt.
Từ sự phát triển khỏe mạnh về thể lực là điều kiện cơ bản để có thể thực hiện
chức năng duy trì nòi giống của con ngời với các thế hệ kế tiếp khỏe mạnh và
là điều kiện để học tập, tiếp nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng đảm bảo thực hiện
lao động sản xuất ra của cải vật chất, của cải tinh thần cho xã hội.
+ Thứ hai, con ngời có đời sống tinh thần và tâm lý ổn định, lành mạnh: Không
bị đe dọa, ép buộc làm những điều mà bản thân không muốn hay làm những
điều có hại cho chính mình vì sự thiếu hiểu biết; Đợc sống trong môi trờng an
toàn, không có áp lực về tâm lý và tình cảm, đợc tự do quyết định những vấn đề
liên quan đến cuộc sống, công việc, hạnh phúc gia đình dựa trên giá trị xã hội
và đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý của họ.
+ Thứ ba, đợc đảm bảo về giá trị và thực hiện đầy đủ chức năng xã hội: Con
ngời đợc tạo điều kiện và đảm bảo thực hiện những mong muốn, hành động để
đạt đợc những giá trị xã hội cao nhất mà họ có thể đạt đ ợc về học vấn, văn hóa,
tay nghề, việc làm, quan hệ và vị trí xã hội. Các giá trị xã hội mà cá nhân đạt đ-
ợc là cơ sở để họ có ý thức, thái độ, trách nhiệm đúng đắn với bản thân, cộng
đồng, trong đó có thái độ, hành vi dân số, hoạt động tình dục cũng nh thực hiện
quá trình sinh sản phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Nh vy, sc khe bao gm mt trng thỏi vt lý v tinh thn min nhim
c mt cỏch tng i s lo lng v au n, giỳp cho cỏ nhõn hot ng mt
10
cách tốt nhất có thể trong môi trường sống của mình. Có sức khỏe tức là có khả
năng thích ứng với môi trường hoặc chịu đựng được trước những biến đổi của nó.
(René Dubos).
1.1.1.2. Sức khỏe tâm thần

Với thuật ngữ đơn giản nhất, sức khỏe tâm thần là khả năng "đương đầu và
thích ứng với những căng thẳng của cuộc sống theo một cách thức có thể chấp
nhận được" (Anderson, 1994). Những con người có sức khỏe tâm thần lành mạnh
có khả năng thực hiện thành công những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày,
giải quyết các vấn đề, thiết lập các mục tiêu, thích ứng với thay đổi và yêu thích
cuộc sống. Họ hiểu được chính mình, tự đinh hướng và chịu trách nhiệm về những
hành động của mình. Nói tóm lại, người có sức khỏe tâm thần lành mạnh có khả
năng đương đầu tốt.
Sức khỏe tinh thần biểu hiện ở chỗ con người cảm thấy hài lòng, thỏa mãn,
vui tươi, yêu đời, tự tin, từ đó mà quản lí được hành vi của mình và cư xử đúng
mực và tôn trọng mọi người xung quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về giá trị của bản
thân…, có ý nghĩa quan trọng vô cùng trong đời sống con người nói riêng và xã
hội nói chung. Về phần mình, sức khỏe tinh thần tác động trở lại đến sức khỏe thể
chất : con người lạc quan, mãn nguyện với mình và với môi trường xung quanh sẽ
có một sức khỏe tốt hơn. Con người có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt sẽ làm
cho xã hội lành mạnh, ít tệ nạn; tránh được bệnh tật và đặc biệt là các bệnh tâm
thần; và ngược lại, một xã hội lành mạnh, tươi đẹp sẽ làm cho các cá nhân trong xã
hội đó có nhiều cơ hội thụ hưởng một sức khỏe tinh thần tốt. Sức khỏe tinh thần
không chỉ ảnh hưởng lên cuộc sống cá nhân mỗi người, mà còn làm cho họ có khả
năng ứng phó nhanh nhẹn và thích hợp với các khó khăn của cuộc sống. Khi ấy,
con người sẽ hạnh phúc với cuộc sống gia đình, thành công trong công việc, hài
hòa trong diện mạo, lạc quan yêu cuộc sống, yêu đồng loại, yêu thiên nhiên…
11
Sức khỏe tâm thần gắn liền với sức khỏe thể chất, và cũng quan trọng như sức
khỏe thể chất nhằm đem lại sự khỏe mạnh cho các cá nhân, xã hội và đất nước.
Những hành vi liên quan đến sức khỏe tồn tại trên một phạm vi rất rộng, thường có
liên quan đến thể liên tục của sức khỏe - bệnh tật.
Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: những đặc điểm vốn có của bản
thân mỗi người (thể chất, tinh thần), sự nuôi dưỡng thời thơ ấu và hoàn cảnh sống.
Khi rắc rối nảy sinh ở bất kỳ một trong ba lĩnh vực này, nguy cơ hình thành những

hành vi đương đầu không hiệu quả gia tăng. Nếu những hành vi không hiệu quả
hay không thích nghi tốt gây cản trở các hoạt động thường ngày, suy giảm khả
năng phán xét, hay biển đổi thực tế, thì người đó được coi là bị bệnh tâm thần.
Một rối loạn tâm thần (hay bệnh tâm thần) là sự xáo trộn khả năng đương đầu hiệu
quả của một người gây ra những hành vi không phù hợp và các chức năng bị suy
giảm.
SKTT bao gồm hai khía cạnh:
• SKTT tốt: Đạt các chuẩn phát triển tâm lý bình thường của lứa tuổi mình, và
không có biểu hiện tổn thương về nhận thức-cảm xúc và hành vi.
• SKTT bị tổn thương có 2 nhóm rối loạn:
- Các rối loạn tâm thần nặng, mãn tính hoặc các khuyết tật về tâm thần như
tâm thần phân liệt, loạn thần cảm xúc, tự kỷ, di tật tâm thần…(10-20%)
- Các trạng thái không thoải mái về tâm lý do căng thẳng bởi các chấn thương
tâm lý từ phía môi trường sống gia đình, trường học, văn hoá xã hội, cộng đồng
nh rối loạn ngủ, biếng ăn, mệt mỏi, giảm chú ý, quá hiếu động, giảm sút học tập,
thiếu hứng thú, xa lánh, ngại giao tiếp, lo sợ hốt hoảng, buồn chán, tự tử đến rối
12
loạn hành vi chống đối, làm trái pháp luật, nghiện hút (chiếm tỷ lệ lớn từ 80-90%
trong SKTT).
Như vậy rối loạn SKTT có rất nhiều dạng, cũng giống như các rối loạn thực
thể. Các rối loạn SKTT là rất thông thường. Theo số liệu của WHO năm 2001, cứ
bốn người thì có 1 người có vấn đề về SKTT ở một thời điểm nào đó trong cuộc
đời. Dưới sự giúp đỡ của WHO, các quốc gia đã xây dựng chiến lược chăm sóc
SKTT toàn diện, bao gồm cả việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người
dân và giảm bớt các định kiến không hợp lý. Ở Việt Nam, năm 2000, Bộ Y tế đã
xây dựng chương trình quốc gia về chăm sóc SKTT cộng đồng cũng như đưa ra
mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con người.
Như vậy, sức khỏe tâm thần là một khái niệm rộng hơn bệnh tâm thần. Mỗi
nền văn hóa lại có những định nghĩa khác nhau về bệnh tâm thần. Việc xác định
bệnh tâm thần sẽ tác động đến cách thức trị liệu. [7]

1.1.2. Sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.2.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần trẻ em
 Trẻ em:
Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 tại Điều 1 quy định:
“Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Theo
quy định, trẻ em có hai đặc trưng, một là công dân Việt Nam và hai là độ tuổi được
xác định là dưới 16. Như vậy, những người có quốc tịch Việt Nam dưới 16 tuổi là
đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là
"mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi
trưởng thành được quy định sớm hơn. Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai
trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành.
13
Trẻ em được có bốn nhóm Quyền
• Quyền được sống còn
• Quyền được bảo vệ
• Quyền được phát triển
• Quyền được tham gia
 Sức khỏe tâm thần trẻ em:
Sức khỏe tâm thần trẻ em không chỉ là một trạng thái sức khỏe không có rối
loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, có
hành vi lành mạnh phù hợp với chuẩn mực xã hội và có được sự cân bằng và hòa
hợp giữa bản than trẻ em với môi trường xung quanh và môi trường xã hội.
Đặc điểm của SKTTTE:
1. Trẻ có một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Trẻ đạt được niềm tin và giá trị vào bản thân, vào phẩm chất và giá trị của
người khác.
3. Trẻ có khả năng ứng sử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
4. Trẻ có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển một cách thỏa đáng các mối
quan hệ.

5. Trẻ có khả năng tự hàn gắn để duy trì, cân bằng khi có các sự cố gây mất
thăng bằng, căng thẳng, stress.
Chăm sóc SKTT cho trẻ em là một trong ba chương trình lớn của chăm sóc
sức khoẻ (tai nạn, nhiễm khuẩn, SKTT) cùng với những biến động về kinh tế, văn
hoá, xã hội, đô thị hoá nhanh, toàn cầu hoá về thông tin, nền công nghiệp phát
triển, cạnh tranh thị trường đã tác động nhiều đến tâm lý con người nói chung và
trẻ em nói riêng làm cho tỷ lệ RLTT tăng cao gây ra gánh nặng cho toàn xã hội.
Một số nghiên cứu cho thấy trầm cảm, lo âu ở Mỹ là 10-18%, úc 10%, Singapo
13,5%. RLHV ở Mỹ 13%, úc 9%, Singapo 10%. Tự sát : trong số những người tự
sát có 10% trẻ em(Mỹ). Ở Việt Nam, nhu cầu chăm sóc SKTT của trẻ em đang có
xu hướng gia tăng theo nhịp độ phát triển của xã hội. Gần đây, những rối loạn hành
vi tập thể như đua xe, ngất tập thể (120 học sinh ở Xuân Ang), tự tử tập thể ở Hải
Dương khiến mọi người chúng ta phải giật mình lo lắng.
14
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, việc chăm sóc SKTT cho trẻ em và TTN chưa
được nhà nước và các ngành liên quan, đặt ngang tầm quan trọng mà nó cần có.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe xã
hội. Rối nhiễu tâm trí trẻ em tại Việt Nam cũng đang ngày càng gia tăng và tỷ lệ
khá cao, chiếm khoảng 20% trẻ em (Trần Tuấn và cs, 2003).
Sức khoẻ tâm thần trẻ em là nguồn lực giúp các em sống khoẻ mạnh, là nền
tảng cho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân ứng phó một cách tự tin và hiệu quả
trước những thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần giúp các em
có một sinh khí để hoạt động tích cực, thành đạt trong cuộc sống và trong các mối
quan hệ xã hội trên nền tảng công bằng và tôn trọng lẫn nhau.
Những rối loạn cảm xúc (emotinal disorder) như lo âu (anxiousness), trầm
cảm làm giảm sút đáng kể sự phát triển và khả năng học tập của học sinh. Các rối
loạn hành vi (behavioral disorder) phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển về mặt xã hội
và có thể dẫn tới mắc các chứng bệnh tâm thần về lâu dài. Thông thường thời điểm
các gia đình phát hiện ra con em mình bị bệnh thì đã quá muộn. Các em đã bị mắc
các chứng bệnh về tâm thần khó chữa trị. Chính vì vậy, điều quan trọng là chúng ta

cần can thiệp sớm giải quyết các xung đột gia đình, nhà trường, những rắc rối trong
quan hệ của bố mẹ, thầy cô giáo, những người xung quanh với trẻ. Giải tỏa xung
đột sẽ giúp ngăn ngừa hữu hiệu những hậu quả có hại cho sức khoẻ tinh thần trẻ
em trong tương lai.
1.1.2.2. Các giai đoạn phát triển tâm thần trẻ em
Giai đoạn 0-36 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bứt phá lần thứ nhất trong cuộc đời và là lần bứt phá nhanh
nhất. Về thể chất, trẻ đạt các thành tựu cơ bản khi 2 tuổi, tạo cơ sở sinh lí để hình
thành và phát triển các chức năng tâm lí của trẻ lên ba.
15
Các thành tựu tâm – sinh lý của trẻ trước 3 tuổi là sự hình thành và vận hành
các phản xạ có tính bẩm sinh; sự trưởng thành các giác quan; sự hình thành và phát
triển các cấu trúc nhận thức giác - động, phát triển tri giác, trí nhớ và tư duy hành
động với đồ vật; sự hình thành và phát triển mối tương tác giữa trẻ với người chăm
nuôi và đồ vật xung quanh, qua đó hình thành các mối quan hệ mẹ con, các xúc
cảm – tình cảm xã hội ban đầu; sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ban đầu; sự
hình thành và phát triển ý thức về bản thân, dẫn đến sự khủng hoảng của trẻ lên ba.
Đặc điểm nổi bật trong sự hình thành và phát triển tâm lí của trẻ giai đoạn từ 0
đến 3 tuổi là sự hình thành các cấu trúc tâm lí sơ đẳng, riêng lẻ, không ổn định,
được bắt đầu từ các chức năng tâm – sinh lí mang tính bẩm sinh. Các tác nhân ảnh
hưởng chủ yếu là sự trưởng thành của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và các tương
tác giữa trẻ với người thân (đặc biệt là người mẹ) và với đồ vật xung quanh. Vì
vậy, thái độ và sự chăm sóc của người lớn, môi trường dinh dưỡng và vận dộng
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Giai đoạn 3-6 tuổi (tuổi mẫu giáo)
Cấu trúc nhận thức của trẻ mẫu giáo phát triển theo logic hình ảnh tinh thần
– kí hiệu – biểu tượng. Vốn biểu tượng về sự vật là thành tựu nổi bật trong nhận
thức. Hoạt động tri giác có vai trò chủ đạo. Vốn ngôn ngữ cơ bản phong phú về
ngữ nghĩa và ngữ pháp. Số lượng từ rất lớn. Câu hoàn chỉnh, đủ để trẻ độc lập
trong giao tiếp và chuẩn bị cho học tập trong trường phổ thông.

Tính duy kỉ là đặc trưng nổi bật trong sự phát triển tâm lí tuổi mẫu giáo. Nó
có trong mọi lĩnh vực phát triển: nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các hoạt động của trẻ. Tác nhân chủ yếu để khắc phục tính duy kỉ là
quá trình xã hội hóa trẻ em thông qua sự tương tác tích cực giữa trẻ với người lớn.
16
Tính hay sợ hãi chiếm vị trí trong tình cảm của trẻ mẫu giáo, nhất là ở những
trẻ hay bị dọa dẫm, chúng thường rơi vào tình trạng căng thẳng và lo sợ. Sự sợ hãi
ở trẻ có thể bị lây nhiễm từ người lớn. Sự sợ hãi ảnh hưởng đến tình trạng thể lực
và tâm lí của trẻ trong quá trình phát triển. Tuy nhiên sự lo sợ cho người khác lại là
biểu hiện một khả năng đồng cảm rất cần được phát triển ở trẻ em.
Giai đoạn 6-12 tuổi (tuổi nhi đồng)
Tốc độ phát triển thể chất diễn ra chậm hơn so với các lứa tuổi trước. Quá
trình phát triển êm ả, đồng đều theo xu hướng hoàn thiện về giải phẫu và chức
năng của cơ thể, để chuẩn bị bước sang giai đoạn thứ hai với sự nhảy vọt là tuổi
dậy thì. Ảnh hưởng của sự phát triển thể chất đến phát triển tâm lí của tuổi nhi
đồng không lớn và không trực tiếp như ở tuổi ấu nhi và mẫu giáo.
Đối với trẻ tiểu học, thầy, cô giáo là người có đầy quyền lực và là thần tượng
trực tiếp. Trẻ có nhu cầu cao được bắt chước và noi theo các hành vi ứng xử của
thầy cô giáo. Học tập và tương tác xã hội là tác nhân quan trọng nhất chi phối sự
phát triển tâm lí nhi đồng. Sự cải tổ hoạt động và tương tác dẫn đến cải tổ lại hoạt
động nhận thức: Chuyển trọng tâm từ duy kỉ sang nhận thức thế giới theo chuẩn
bên ngoài. Tính có chủ định chiếm ưu thế. Các hành động nhận thức được tổ chức
theo mục đích xác định. Hình thành và phát triển các thao tác trí tuệ (thao tác tư
duy) cụ thể.
Sự phát triển lòng vị tha và hung tính là hai mặt trong sự hình thành và phát
triển xúc cảm – tình cảm của học sinh tiểu học. Sự phát triển đặc trưng tâm lí này
gắn với các chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó hình thành các hành vi đạo đức đúng
đắn của trẻ em.
Trẻ em phát triển với tốc độ nhanh chóng và liên tục thay đổi những khả
năng tinh thần, xã hội và cảm xúc. Mỗi giai đoạn cuộc đời bắt chuyển tiếp sang

17
giai đoạn khác. Trong thực tế, không có sự phân chia rõ ràng về thời gian hay sự
phát triển. Nhiều vấn đề tâm thần - cảm xúc được chẩn đoán trong giai đoạn trưởng
thành có nguồn gốc từ những trải nghiệm thời thơ ấu. Trong các xã hội ngày nay,
"một số lượng lớn trẻ em và trẻ emcó những rối loạn hành vi hay cảm xúc nghiêm
trọng không nhận được trị liệu tâm thần hay trị liệu không phù hợp với những nhu
cầu của các em". Các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần đóng
một vai trò quan trọng trong việc nhận biết và trị liệu những vấn đề sức khỏe tâm
thần bởi vì không có yêu thương và hỗ trợ của mọi người chúng ta nhiều trẻ phải
chịu thất bại.
Những vấn đề sức khỏe tâm thần ở thời thơ ấu được nhóm vào 7 loại bao
gồm:
1.Những vấn đề môi trường: Nghèo đói, vô gia cư, xâm hại trẻ em, bạo lực.
2.Những vấn đề trong những tương tác giữa cha mẹ - con cái: Mâu thuẫn giữa
cha mẹ và con cái, cha mẹ không có khả năng đáp ứng những nhu cầu của trẻ
3.Những vấn đề về cảm xúc: Lo lắng, trầm cảm, những rối loạn thực thể
(những dấu hiệu/ triệu chứng với những nguyên nhân tâm lý), rối loạn căng thẳng
sau sang chấn.
4.Những vấn đề về hành vi: Rối loạn tăng động giảm tập trung, rối loạn ứng
xử.
5.Những vấn đề về ăn uống hay bài tiết: Chứng chán ăn, chứng cuồng ăn,
chứng đái dầm.
6.Những vấn đề phát triển: Chậm phát triển trí tuệ, những rối loạn học tập,
những rối loạn giao tiếp.
7.Những rối loạn phát triển lan tỏa: Tự kỷ, rối loạn phân ly thời thơ ấu, tâm
thần phân liệt.
18
Giai đoạn 12-18 tuổi
Tong giai đoạn này trẻ phải đạt được sự hiểu biết và tự kiểm soát và đồng thời
học cách đương đầu với việc sống và trưởng thành trong một thế giới biến động.

Hầu hết những vấn đề phổ biến của tuổi vị thành niên đều thuộc hai loại: những
vấn đề nảy sinh từ chính bản thân trẻ và những vấn đề có nguồn gốc từ môi trường
bên ngoài.
Giai đoạn này là giai đoạn để trẻ em phát triển những sức mạnh cá nhân và
những kỹ năng xã hội mà thúc đẩy hoạt động chức năng hiệu quả trong thế giới của
người trưởng thành. Đó là một giai đoạn liên quan đến những khuynh hướng cảm
xúc to lớn, một trọng tâm tập trung vào bản thân, và những khuynh hướng tình dục
và hung hăng gia tăng. Trong nỗ lực để đương đầu với những thay đổi này, trẻ em
tham gia vào một loạt các hành vi. Một số giúp các em thích nghi thành công,
trong khi những hành vi khác lại đưa đến những kết quả tiêu cực. Đây là thời gian
"thử nghiệm" những hành vi mới, và bất kỳ một định nghĩa nào về sức khỏe tâm
thần phải cân nhắc thực tế này. Định nghĩa về sức khỏe tâm thần, đặc biệt với trẻ
em bao gồm hai phần:
- Có sự bất thường trong những lĩnh vực tâm lý, cảm xúc, hành vi và xã hội.
- Hoạt động chức năng tối ưu hay tình trạng hạnh phúc trong các lĩnh vực tâm lý và
xã hội.
Từ bất thường có nghĩa là một suy yếu trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó
cho thấy rằng những vấn đề mà trẻ em phải đối mặt quá nghiêm trọng đến nỗi
không thể hay sẽ không tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Khi những khó khăn của thanh thiếu niêm làm suy giảm kết quả học tập ở trường,
biểu hiện xã hội, công việc hay de dọa đến sức khỏe, sẽ tồn tại một vấn đề về sức
19
khỏe tâm thần. Những rối loạn tâm thần tác động đến trẻ em được liệt kê trong
bảng dưới đây:
Những rối loạn hành vi: Rối loạn ứng xử, rối loạn tăng động giảm chú ý.
Những rối loạn cảm xúc: Rỗi nhiễu lo âu, những rối loạn tâm trạng (trầm cảm,
rối loạn căng thẳng sau sang chấn, những ý định và dự tính tự tử).
Những rối loạn ăn uống: Chứng biếng ăn, chứng cuồng ăn.
Lệ thuộc hóa chất: Lạm dụng rượu, chất kích thích, caffein, cần sa, cocain,
nicotine, chất gây ảo giác, thuốc phiện.

Những rối loạn nhân cách: Rỗi nhiễu chống đối, rỗi nhiễu ranh giới, rối loạn
ám ảnh bắt buộc, rối loạn nhân cách ảo.
Tâm thần phân liệt: Hoang tưởng, ảo giác.
Những rối loạn tình dục: Rối loạn bản sắc giới, những hành vi tình dục không
phù hợp.
Những rối loạn khác ở tuổi vị thành niên: Rối loạn điều chỉnh, những vấn đề
liên quan đến xâm hại hay sao nhãng. [7]
1.1.2.3. Một số vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em
Những biểu hiện có vấn đề SKTT trẻ em thường được thấy dưới hai dạng rối
loạn tâm thần và rối loạn hành vi liên quan đến vấn đề SKTT.
 Một số biểu hiện cụ thể của bệnh sức khỏe tâm thần trẻ em như:
Tự kỷ
20
Tự kỷ xuất phát từ chữ Hy lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân trong tâm
thần học, được Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu chứng cơ bản của
bệnh tâm thần phân liệt. Triệu chứng tự kỷ là nét cơ bản của các triệu chứng âm
tính trong tâm thần phân liệt. Người bệnh mất đi phần lớn các chức năng giao tiếp
và tương tác với môi trường xã hội. Biểu hiện như là thu kín vào bên trong, khó
giao tiếp, khó tương tác. Chứng tự kỷ ở trẻ em biểu hiện bằng sự sút kém nghiêm
trọng và lan tỏa các chức năng tâm thần trên các phương diện:
- Các chức năng tương tác xã hội kém phát triển nghiêm trọng.
- Chức năng ngôn ngữ phát triển chậm và lệch lạc bất thường.
- Hành vi và ứng xử nghèo nàn, định hình, lặp đi lặp lại.
Trầm cảm
Hầu như ai cũng có lúc cảm thấy buồn chán và cảm giác buồn chán là chuyện
bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi một đứa trẻ cảm thấy buồn chán quá
thường xuyên, quá nhiều, hoặc quá lâu, em có thể mắc một chứng bệnh rối loạn
cảm xúc gọi là trầm cảm.
Một số dấu hiệu trầm cảm của trẻ em là học sinh trường THCS Tân Trường có
thể biểu hiện dưới dạng tâm trạng buồn chán, cáu giận hoặc cực kỳ nhạy cảm. Một

số dấu hiệu của bệnh trầm cảm là:
- Thường xuyên cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng, có lỗi hoặc tự ti.
- Ít quan tâm hơn tới các hoạt động mà trước đây các em đã từng vui thích.
- Thiếu sinh lực và sự nhiệt tình, và thường xuyên cảm thấy chán nản
- Khó tập trung chú ý
- Xa lánh những người lớn hoặc giao tiếp kém
- Thường xuyên cảm thấy khó chịu trong cơ thể, thí dụ như đau đầu, nhức mỏi
cơ, đau bụng, hoặc mệt mỏi
- Có tâm trạng tức giận, cáu gắt, thù hận hoặc các hành vi nguy hiểm nghiêm
trọng hơn
- Bật khóc, la hét, kêu la hoặc cáu giận mà không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên nghỉ học hoặc có kết quả học tập kém
• Suy giảm tâm trí (chậm khôn, tâm trí chậm phát triển)
21
Suy giảm tâm trí (chậm khôn) là phát triển không đầy đủ những khả năng
tâm – vận động và trí khôn.
Trong khám lâm sàng, nhằm chẩn đoán chậm khôn cần chú ý những dấu
hiệu sau:
-Chậm tâm – vận động: sau 3 tháng cổ chưa cứng, sau 9 tháng chưa ngồi
được, 18-20 tháng vẫn chưa đi được. Nhìn toàn thân sẽ thấy đứa trẻ có cách
phản ứng kém (chảy dãi, mắt nhìn buồn, thiếu chú ý và thiếu linh lợi đối với
môi trường, cử chỉ vụng về )
- Chậm nhận thức – thực hành: Ví dụ, chậm trong nhận biết cá hình dáng,
màu sắc, chậm đạt được các hoạt động tinh tế
- Chậm ngôn ngữ
- Không học được
Chậm khôn có nhiều mức độ khác nhau:
- Chậm khôn trầm trọng: chiếm khoảng 7% số trẻ chậm khôn.
- Chậm khôn không nặng: có IQ khoảng 20-34. Chiếm khoảng 18% số trẻ
chậm khôn.

- Chậm khôn vừa: có IQ khoảng từ 35-49. Chiếm khoảng 25% số trẻ chậm
khôn.
- Chậm khôn nhẹ: có IQ khoảng 50-70. Chiếm 50% số trẻ chậm khôn.
• Các biểu hiện nhiễu tâm
Nhiễu tâm là một tập hợp các rối loạn tâm lí có những tính chất chung sau
đây:
- Có những rối nhiễu hành vi tương đối nhẹ.
- Người bệnh ý thức được tính chất bệnh lí của rối loạn .
- Các yếu tố tâm lí có vai trò là nguồn gốc phát sinh ra rối nhiễu.
- Luôn có một trạng thái lo hãi và lúc này hay lúc khác trong sự tiến triển
của bệnh.
Theo từ điển Tâm lí học: Nhiễu tâm là những biểu hiện bất thường xuất hiện
một cách cố định, kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nhưng chưa
đến mức rối loạn nhân cách.
Các loại nhiễu tâm
22
Chứng lo âu và lo sợ: thường có mặt trong hầu hết các nhiễu tâm. Lo âu là
một kích động tâm lý nặng nề và đau đớn do một sự sợ hãi khá rõ gây ra. Lo
âu là một sự đau đớn tỉnh táo.
Chứng ám sợ - ám ảnh: Chứng ám sợ là một sự sợ sệt mang tính chất lo lắng
gây ra bởi một đối tượng hoặc một tình huống nhất định mà trong đó không
có gì nguy hiểm. Sự lo sợ, chỉ xuất hiện khi có mặt của những vật hay tình
huống gây ám sợ.
• Loạn tâm
Loạn tâm là những rối nhiễu tâm lí nặng, gây tan rã nhân cách, làm cho
người bệnh mất định hướng, mất khả năng tiếp xúc và cắt đứt mối quan hệ
với môi trường, tự co mình lại (tự tỏa), không còn cảm nhận các sự vật, hiện
tượng một cách bình thường, có hoang tưởng, có những ứng xử lệch lạc,
không ý thức được bệnh của mình, mất thích nghi xã hội.
Các dạng loạn tâm ở trẻ em:

- Loạn tâm phát triển: mắc từ các thàng đầu, năm đầu sau khi sinh, luôn mắc
phải dưới 3 tuổi.
- Loạn tâm thiếu hòa hợp sớm: Mắc phải trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi.
- Loạn tâm tan rã cấu trúc hay tâm thần phân liệt ở trẻ em. Trẻ thường mắc
phải vào khoảng 5 đến 6 tuổi.
Sự co mình lại
Đây là hành vi từ chối tiếp xúc khá rõ một cách có ý thức, mang tính chất
phản ứng. Sự co mình lại thường do trẻ sợ hãi, hoặc chống đối ẩn mình trong thế
giới riêng của mình, hoặc để trừng phạt những người xung quanh hay tự trừng phạt
mình. Gồm các biểu hiện:
Chứng câm (chứng không nói): chứng câm không nói thường là kết quả của
một sự cảm xúc hoặc một sự ức chế, nên chứng câm thường mang tính nhất thời.
23
Từ chối đi học: trẻ từ chối đến trường, thường gặp ở những trẻ bị ức chế sợ
phải rời xa gia đình để tiếp xúc với môi trường nhà trường. Có những trẻ lúc đầu
háo hức được đi học, khi gặp khó khăn trong học tập, trong quan hệ với thầy cô
giáo và bạn bè đã từ chối đến trường.
 Một số biểu hiện rối loạn hành vi liên quan tới vấn đề SKTT trẻ em:
Rối nhiễu hành vi
Là những rối loạn hành vi tạo thành một thực thể bệnh lí riêng của mình, có
thể chỉ là một hành vi riêng lẻ hay một số hành vi phối hợp với nhau.
Phân loại các rối nhiễu hành vi: Rối nhiễu hành vi là những rối loạn hành vi
tạo thành một thực thể bệnh lí riêng của mình, có thể chỉ là một hành vi riêng lẻ
hay một số hành vi phối hợp với nhau.
Để xác định hành vi không bình thường phải căn cứ vào các chuẩn mực như
chuẩn mực thống kê, chuẩn mực hướng dẫn (tự so cới những quy định của một tập
thể người về đạo đức, xã hội), chuẩn mực chức năng (so với những mục đích mà cá
nhân đặt ra). Từ những chuẩn mực trên có thể phán xét về sự bình thường hay dị
thường của một hành vi, song cần chú ý đến những khả năng dung nạp của môi
trường. Ví dụ: Đánh nhau, đua xe, trôm cắp, nói đôi, trốn nhà

- Các rối nhiễu hành vi bản năng: Là các rối loạn có nguồn gốc từ bản thân
trẻ em, cộng thêm những yếu tố tác động tiêu cực trong quá trình sống làm cho vấn
đề trở nên nghiêm trọng. Ví dụ: Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn tình
dục
- Các rối nhiễu hành vi tự động: Là những rối nhiễu hành vi mà bản thân trẻ
em không kiểm soát được. Ví dụ: Đái dầm, ỉa đùn
24
- Các rối nhiễu hành vi vận động: Là một vận động không tự chủ, đột ngột,
nhanh, lặp đi lặp lại không có mục đích rõ ràng. Các hành vi được cảm nhận nhưng
không thể cưỡng lại được. Nó có khi tự phát mất đi, có khi tồn tại, kéo dài hay tái
phát ở tuổi trưởng thành. Ví dụ: Mút ngón tay, cắn móng tay, chứng bứt tóc (nhổ
tóc)
Rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách là sự biến đổi tính nết đến mức làm cho sự thích nghi với
môi trường sinh hoạt, học tập và công tác bị cản trở.
Những rối loạn nhân cách liên quan chủ yếu đến cảm xúc, hành vi, các trường
hợp trí tuệ phát triển ở mức độ cao. Sự phát triển tốt trí tuệ cũng không điều chỉnh
được các rối loạn tính nết của họ.
Các dạng rối loạn nhân cách
Nhóm A: Với dấu hiệu đặc trưng là có những biểu hiện lập dị, nhóm A bao
gồm: Rối loạn nhân cách kiểu Paranoid (thường có những biểu hiện rát nhạy cảm),
rối loạn nhân cách kiểu phân liệt (thường có những hành vi lập dị)
Nhóm B: Thường có những biểu hiện kịch tính xúc động hoặc bất thường (Rối
loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách kịch tính, rối loạn nhân cách
tự yêu mình).
Nhóm C: Thường có biểu hiện lo lắng, sợ hãi (Rối loạn nhân cách tránh né,
rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách xung đột ám ảnh). [7]
Sử dụng chất gây nghiện
Là hành vi trẻ em sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá, rượu
bia những trẻ em có hành vi này có biểu hiện sức khỏe không tốt, ảnh hưởng xấu

tới học tập và quá trình sống của các em. Các em lao có cuộc sống đầy kịch tính và
25

×