Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán quốc tế trong thực tế, trường hợp thương vụ Việt Nam tại Pakistan.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.42 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việc sử dụng phương thức thanh toán quốc tế này hay một phương thức thanh toán
khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, cần xác định mức độ thường xuyên hay
không thường xuyên của các mối quan hệ thương mại. Thứ hai, cần xác định sự tín
nhiệm lẫn nhau cao hay thấp. Thứ ba, quy mô của hợp đồng thương mại hoặc dịch vụ
lớn hay nhỏ. Thứ tư, khả năng hàng hóa của người bán và khả năng tài chính của người
mua như thế nào. Thứ năm, cần xem xét thận trọng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
của mỗi nước tham gia trong hợp đồng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn
trong thanh toán. Các bên đối tác cần cân nhắc để chọn phương thức thanh toán cho
thích hợp trong mỗi hợp đồng thương mại.
Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh
toán quốc tế. Phương thức thanh toán chỉ rõ người bán dùng cách nào để thu tiền về,
người mua dùng cách nào để trả tiền. Người ta có thể có nhiều phương thức thanh toán
khác nhau, nhưng việc lựa chọn phương thức nào phải xuất phát từ yêu cầu của người
bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đủ số
lượng, chất lượng và đúng hạn.
Theo đề tài được phân công, nhóm 10 xin được trình bày về phương thức thanh
toán giao chứng từ trả tiền ngay – Cash Against Document – viết tắt là CAD. Nhóm
chúng tôi sẽ làm rõ về các vấn đề sau đây:
1. Khái niệm về phương thức
2. Quy trình thực hiện
3. Bộ chứng từ của phương thức CAD
4. Các bên tham gia cùng với quyền và nghĩa vụ của mình
5. Ưu nhược điểm của phương thức
6. Điều kiện áp dụng phương thức
7. So sánh với các phương thức khác
8. Vị trí của CAD
9. Rủi ro khi áp dụng phương thức này trong thực tế, trường hợp thương vụ Việt
Nam tại Pakistan
I. KHÁI NIỆM:
Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay là phương thức thanh toán trong đó nhà


nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho
nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình những chứng từ theo yêu cầu đã
được thỏa thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền.
Tài khoản tín thác là tài khoản ký quỹ do ngân hàng mở cho người nhập khẩu, dựa
trên mối quan hệ ủy thác của người nhập khẩu cho ngân hàng.
II. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ:
1. Khi các bên tham gia có cùng quan hệ với một ngân hàng (thường là ngân
hàng phục vụ người xuất khẩu):
Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán của phương thức CAD:
(1) Nhà nhập khẩu đến ngân hàng ở người xuất khẩu ký một bản ghi nhớ, đồng
thời thực hiện việc ký quỹ 100% trị giá của thương vụ để lập tài khoản ký thác.
Bản ghi nhớ sẽ là cơ sở để ngân hàng dịch vụ trả tiền theo chỉ thị của người
nhập khẩu, khi thực hiện thanh toán theo phương thức CAD. Nội dung chính của bản
ghi nhớ là:
- Nhà nhập khẩu cam kết ký quỹ đầy đủ 100% trị giá của thương vụ
- Các chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình khi lãnh tiền ở ngân hàng
- Thời hạn thanh toán
- Mức phí dịch vụ mà ngân hàng được hưởng và ai phải trả phí này (thường là
nhà xuất khẩu phải trả)
(2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu rằng: Nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài
khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động.
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại diện
nhà nhập khẩu.
Ngân hàng
Nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
(4) Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu
cầu để rút tiền.
(5) Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất khẩu
(6) Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện nhà nhập khẩu

2. Khi việc thanh toán diễn ra có sự tham gia của 2 ngân hàng trung gian:
Quá trình thực hiện phương thức này diễn biến như sau:
(1) Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, nhà nhập khẩu đến ngân
hàng phục vụ mình xin thực hiện dịch vụ CAD. Ngân hàng và nhà nhập khẩu sẽ thoả
thuận ký với nhau qua bảng ghi nhớ (memorandum), bao gồm những nội dung như sau:
+ Nhà NK, NM cam kết đặt cọc 100% giá trị lô hàng
+ NH mở TK tín thác cho NM
+ NH cam kết chỉ thanh toán tiền hàng cho NB khi họ xuất trình Bộ chứng từ
đầy đủ, hợp lệ & trong thời hạn thanh toán
+ Bên phải trả phí hoa hồng dịch vụ cho NH
Phương thức thanh toán: CAD.
Tên, địa chỉ của các đối tượng có liên quan.
Số tiền ký quỹ: 100% giá trị hợp đồng.
Những chứng từ yêu cầu.
Chi phí dịch vụ thực hiện phương thức CAD.
(2) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản ký thác đồng
thời thông báo cho nhà xuất khẩu biết về tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động thông
qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
(3) Nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng dưới sự kiểm soát của người đại diện
của nhà nhập khẩu tại nước nhà xuất khẩu.
(5) Ghi có
Nhà nhập khẩu
Importer
Nhà xuất khẩu
Exporter
Nhà xuất khẩu
Exporter
Ngân hàng phục vụ
nhà nhập khẩu
Exporter

Ngân hàng phục vụ
nhà xuất khẩu
Exporter
(6) bộ chứng từ
(3)hàng hóa, dịch vụ
(6) bộ
chứng từ
(2)
Quy trình thực hiện giao chứng từ trả tiền ngay
(1) (4)
(2)
(4) Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình yêu cầu xin
thanh toán.
(5) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu
của bản ghi nhớ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi có tài khoản của nhà xuất khẩu và
ghi nợ vào tài khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu.
(6) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu
thông qua ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
III. BỘ CHỨNG TỪ CẦN XUẤT TRÌNH CHO NGÂN HÀNG ĐỂ THANH
TOÁN:
1. Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức thanh toán CAD, khi hàng hóa được
giao trực tiếp cho người nhập khẩu:
- Thư xác nhận đã giao hàng cho người mua có đại diện ở nước xuất khẩu cấp
- Bản sao vận đơn và hóa đơn thương mại có xác nhận của đại diện người mua tại
nước xuất khẩu.
- 3 bản vận đơn gốc
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng hàng hóa
2. Bộ chứng từ sử dụng trong phương thức trả ngay sau khi giao hàng cho ngoại

quan.
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn
cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ
đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê
kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.
Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá
giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc
biệt khác.
+ Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo
quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ
quan hải quan.
- Thư xác nhận đã giao hàng cho người mua có đại diện tại nước xuất khẩu cấp
- Bản sao của hóa đơn giao nhận hàng hóa có xác nhận của người đại diện nhà
nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại gồm 3 bản sao được xác nhận bởi đại diện của nhà nhập
khẩu
- Biên bản nhận hàng của kho ngoại quan trên đó có xác nhận và chữ ký của người
đại diện bên nhà nhập khẩu
- Thư yêu cầu chuyển tiền của nhà nhập khẩu từ tài khoản tín thác
IV. CÁC BÊN THAM GIA VÀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN:
Bên
tham gia
Khái niệm Quyền Nghĩa vụ
Ngườ
i mua (nhà
nhập
khẩu)

Là người có nhu cầu
hàng hóa nên họ sẽ liên hệ
với bên bán để đặt đơn
mua những hàng hóa theo
yêu cầu của họ.
Yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài
khoản tín thác, số dư tài khoản bằng 100% giá trị
hợp đồng để thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đầy
đủ bên bán (nhà xuất khẩu).
Bên mua sẽ trả tiền trước cho bên bán
một số tiền từ 10% - 30% giá trị hơp đồng.
Sau khi ngân hàng thông báo là đã nhận
bộ chứng từ từ bên bán thi bên mua có nghĩa
vụ là trả nốt hết số tiền còn lại cho ngân hàng
để nhận được bộ chứng từ giao hàng.
Ngườ
i bán (nhà
xuất khẩu)
Là người có hàng
hóa sẽ liên hệ với bên
người mua để thỏa thuận
các điều khoản về hợp
đồng mua bán và chuyển
hàng hóa ra nước ngoài.
- Được nhận tiền hàng
- Trong trường hợp bên mua không hoàn
thành nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền
yêu cầu ngân hàng của bên mua trả lại bộ chứng
từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị

khác hoặc yêu cầu hãng tầu tái xuất lô hàng đi
nước khác hoặc đưa trả lại bên nước xuất khẩu.
Bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi được
ngân hàng thông báo là giữa họ và bên nhà
nhập khẩu đã thỏa thuận ký kết một hợp đồng
thì bên bán có nghĩa vụ là giao hàng cho
người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp
đồng, lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng.
Ngân
hàng bên
nhà xuất
Là ngân hàng phục
vụ nhà xuất khẩu
Nhận phí khi làm trung gian thanh toán - Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện
thương mại quốc tế.
- Tiến hành kiểm tra bộ chứng từ thanh
khẩu toán hàng xuất theo yêu cầu trong bản ghi nhớ
nếu thấy phù hợp thì thanh toán ghi có tài
khoản của nhà xuất khẩu và ghi nợ vào tài
khoản ký quỹ của nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng sẽ chuyển chứng từ cho nhà
nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà
nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
Ngân
hàng bên
nhà nhập
khẩu
Là ngân hàng phục
vụ nhà nhập khẩu
Nhận phí khi làm trung gian thanh toán - Tài trợ cho nhà nhập khẩu thực hiện

thương mại quốc tế.
- Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng
nhập.
Thực hiện chuyển tiền vào tài khoản ký
thác đồng thời thông báo cho nhà xuất khẩu
biết về tài khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động
thông qua ngân hàng nhà phục vụ xuất khẩu.

×