Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm thể dục Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả môn chạy bền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.16 KB, 15 trang )

A – PHẦN MỞ ĐẦU.

I – Lý do chọn đề tài:
“Dân giàu thì nước mạnh” “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu”.
Với lời dạy quí báo của Hồ Chí Minh. Đảng và nhà nước ta lấy đó làm nền
tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai, nguồn nhân
lực dồi dào của đất nước.
Trong giáo dục phát triển toàn diện, ngoài các mặt như: Đức – Trí – Mĩ
dục…còn có giáo dục thể chất cho các em, là một bộ phận quan trọng góp phần
hình thành con người mới phát triển toàn diện cân đối về mọi mặt, đặc biệt đối
với học sinh thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước Đảng
và nhà nước ta rất quan tâm trú trọng đến công tác giáo dục thể chất trong nhà
trường, coi sức khoẻ là vốn quí nhất của con người. Muốn có một lực lượng trẻ,
khoẻ, năng động, sáng tạo, ngay từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng họ phải được
giáo dục phát triển toàn diện, khoẻ mạnh về thể chất, phẩm chất đạo đức trong
sáng, phát triển về trí tuệ để khi trưởng thành họ phát huy tác dụng đáp ứng
được nhu cầu to lớn của mình là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của dân tộc, sẳn sàng bước vào cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đây chính là mục tiêu chính của Đảng và nhà nước ta khi đưa chương trình giáo
dục thể chất vào hệ thống giáo dục trong nhà trường phổ thông.
Mục đích giáo dục thể chất là giáo dục những kỷ năng vận động cơ bản cho
các em. Quan trọng hơn đó là phát triển các tố chất vân động như: Sức nhanh –
mạnh – bền – khéo léo – mềm dẻo…Đi sâu vào vấn đề thể chất trong trường
THCS đó là việc sử dụng phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp và nâng cao
các tố chất thể lực cho học sinh.
Vậy làm như thế nào để thực hiện được các nhiệm vụ đó. Là giáo viên đang
trực tiếp giảng dạy, tôi luôn suy nghỉ và trăn trở sử dụng phương pháp như thế
nào để năng cao hiệu quả, chất lượng giờ học thể dục?
1


Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục thể chất và của trường
THCS Giục Tượng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp giảng
dạy nhằm nâng cao hiệu quả môn chạy bền”

II – Nhiệm vụ của đề tài:
- thông qua thực tế giảng dạy chương chạy bền, và đánh giá thực trạng thể
lực học sinh trường THCS Giục Tượng.
- Tôi đã nghiên cứu và sử dụng một số phương pháp tập luyện để đạt kết quả
cao hơn.

III – Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- Học sinh lớp 8 trường THCS Giục Tượng.
- Các giờ học chính khoá và ngoại khoá.
- Các đợt tập huấn và thao giảng.
- Các tiết dự giờ, thăm lớp.

2
B – PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I:
I – Cơ sở lý luận:
- giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng không thể
thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thể chất có tác dụng
tích cực tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, hoàn thiện những phẩm chất cần thiết cho học sinh nhằm tạo
con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp
hoá – hiện đại hoá đất nước, giữvững an ninh quốc phòng. Đó là lớp người phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng
về đạo đức.đã từ lâu Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm coi trọng vị trí
công tác và tác dụng của giáo dục thể chất và coi như một mặt trong mục tiêu

giáo dục toàn diện của nhà trường XHCN. Giáo dục thể chất trường học các cấp
giữ vị trí và có ý nghĩa quan trọng, then chốt trong chiến lược phát triển TDTT
nước nhà.
- Đặc điểm tâm sinh lý lưá tuổi học sinh THCS (12 – 15 tuổi). Ở tuổi này quá
trình lan toả hưnh phấn trong hệ thần kinh trung ương vẫn chiếm ưu thế so với
ức chế, nhưng không mạnh như những tuổi trứơc đó. Các em đã biết kiềm chế ở
mức nhất định những hành động theo bản năng.
Nếu như ở tuổi 12 – 13 các em còn mang đậm phong cách, nếp suy nghĩ và
hành động của học sinh tiểu học, thì đến tuổi 14 – 15 các em đã chững chạc lên
nhiều theo như người lớn, các em có nhiều dự kiến, ước mơ và hay so sánh, các
em trai thường thích phô trương về sức mạnh và trí tuệ của mình, các em gái dể
xúc cảm, ngượng ngùng, rụt rè nên hoạt động kém tự nhiên.
- Ở các em học sinh THCS những kỹ năng động tác cơ bản được hình theo cơ
chế phản xạ có điều kiện. Vì vậy đối với các em các bài tập phải sắp xếp phù
hợp với nhu cầu dựa theo thứ tự tù dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.Khi
học sinh nắm, hiểu được kỹ thuật động tác sẽ tăng dần độ khó hơn nhưng vẫn
đảm bảo yêu cầu vừa sức đối với học sinh.
3
Các nhóm cơ của học sinh phát triển dẫn theo lứa tuổi, hệ thống các cô quan,
bộ phận cơ thể phát triển chưa đồng đều và cân đối. Vì vậy khi giảng dạy các
nội dung của bài tập, trò chơi vận động phải đang xen nhau hợp lý, sinh động,
hấp dẫn, định mức, định lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng, thể
trạng của từng học sinh.
Các bài tập tương đối khó, nặng, phức tạp cần phải hết sức chú ý đặc điểm
phát triển cơ thể của học sinh. Nên giảm mức độ nội dung, số lần cũng như
cường độ tập luyện cho phù hợp.
- Đối với các em học sinh THCS cần phát triển một cách toàn diện hài hoà
các tố chất thể lực: Sức nhanh – mạnh – bền – dẻo – khéo léo… vì vậy cần cho
các em nắm thật chắc những kỹ năng kỹ xảo vận động không chỉ có ý nghĩa thực
tế trong cuộc sống mà còn có ý nghĩa phát triển chung cho cơ thể. Tuổi các em

rất nhạy bén và hiếu động. Khi giảng dạy cần phải quản lí và tổ chức chặt chẽ,
nghiêm túc thực hiện các bài tập, tập luyện có hệ thống: Học mới ôn cũ, dạy
từng phần, từng nội dung sau đó mới tiến hành dạy hoàn chỉnh. Có như thế học
sinh mới tiếp thu, lĩnh hội một cách hiệu quả những kỹ năng kỹ xảo vận động cơ
bản trong nội dung chương trình quy định.
II - Thực trạng vấn đề:
- Công tác giáo dục thể chất trường THCS Giục Tượng – Huyện Châu Thành
– Kiên Giang đã có những tiến bộ đáng kẻ. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu,
giảng dạy và học tập của nhà trường chúng tôi đối với môn thể dục vẫn còn
nhiều điểm hạn chế: số giáo viên giảng dạy môn thể dục là 3 giáo viên, có một
số bài tập luyện chưa đảm bảo được nội dung yêu cầu, Sân bãi, dụng cụ tập
luyên còn thiếu. Giáo viên giảng dạy chủ yếu các nội dung trong chương trình
bắc buộc như: Đội hình đội ngũ, chạy, nhảy, đá cầu còn các môn tự chọn khi
giảng dạy còn rất nhiều bắt cập, trở ngại.
Đối với các em giờ thể dục có ý nghĩa và tác dụng thực tế trong công tác
giảng dạy giáo dục thể chất nhà trường hiện nay. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa
có biện pháp nào giúp ích được cho các em, chưa có sức cuốn hút các em vào
học môn này một cách tự giác và thường xuyên, liên tục. Do điều kiện kinh tế xã
4
hội, hoàn cảnh gia đình…các em chỉ học ở trường không được tập luyện thường
xuyên ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy mà thể lực các em phát triển
không ổn định, lâu dài.
Chương trình giáo dục Thể chất trong nhà trường phổ thông phải thực hiện
được các nhiệm vụ sau:
+ Bảo vệ củng cố tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc ,thúc đẩy
quá trình và khả năng phát triển; Cơ thể của các em phù hợp quy luật tâm sinh lý
lứa tuổi và giới tính.
+ Phát triển toàn diện các tố chất thể lực như:
- Sức nhanh
- Sức mạnh

- Sức bền
- Sự khéo léo.
+ Thông qua giờ dạy giáo dục cho các em tính tổ chức kỷ luật, tác phong
nhanh nhẹn và nếp sống thật thà lành mạnh, tinh thần đồng đội.
Nhìn chung đại bộ phận các giờ học thể dục trong các nhà trường còn ảnh
hưởng nhiều về sân bãi, thời tiết nên nhiều tiết dạy chưa đạt yêu cầu cao, một
phần do cơ sở vật chất, trang thiết bị và cũng do học sinh chưa sát định tốt động
cơ học tập, cũng như người phu huynh học sinh hiểu chưa hết tác dụng của việc
tập luyện TDTT.
Tôi dựa vào bảng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để đánh giá tố chất thể lực
của học sinh trường THCS Giục Tượng.
Mức Nội dung Nam Tuổi Nữ Tuổi
12 13 14 15 12 13 14 15
Chạy 60m(giây) 11,5 11,10 10,5
10,1
0 12,2 11,9 11,9 11,3
Đạt Bật xa 160 170 180 190 150 155 160 160
Chạy 500m(giây) 130 125 120 115 140 136 132 128
Chạy 60m(giây) 10,5 10,2 9,8 9,5 11,4 11,2 11,0 10,8
Khá Bật xa 170 180 190 200 160 165 170 170
Chạy 500m(giây) 120 115 110 105 125 122 119 116
Chạy 60m(giây) 10,0 9,5 9,2 9,0 10,6 10,4 10,2 10,0
5
Giỏi Bật xa 185 195 205 210 170 175 180 180
Chạy 500m(giây) 110 5105 100 95 116 114 112 110

Thực trạng về chất lượng môn chạy bền những năm học trước thành tích
không được tốt. Qua khảo sát chất lượng đầu năm (Kiểm tra thể lực) thì tỉ lệ học
sinh đạt được ở môn chạy bền như sau:
Lớp 8/1 Lớp 8/2

Sỉ số G K TB Y Sỉ số G K TB Y
28 8 11 5 4 32 8 12 6 6
Tỉ lệ % 28,6 39,3 17,9 14,3 25 37,5 18,8 18,8
Vì thế tôi đã mạnh dạn sử dụng một số biện pháp sau.
III - Giải quyết vấn đề
1 - Yêu cầu chung:
Trong quá trình giảng dạy theo phân phối chương trình thì nội dung “chạy
bền” học sinh được học xuyên suốt cả năm học. Hầu hết học sinh đều cảm thấy
ngại và chán vì các em phải thực hiện cự ly tương đối dài, trong khoảng thời
gian nhất định bắt buộc các em phải có sự nỗ lực về ý trí, cơ bắp để vươn lên
chiến thắng sự mệt mỏi.
Với tình hình thực tế trong trường thì sân tập luyện cho nội dung này không
đủ tiêu chuẩn, sân hẹp, đường chạy ngắn, nắng bụi.
Vì vậy làm thế nào để lôi cuốn học sinh tham gia tập luyện say mê, nhiệt
tình, đạt kết quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa ra các phương pháp tập luyện môn
này như sau:
2 - Cách thức và phương pháp tập luyện:
2.1- Phải kết hợp chặt chẽ giờ học chính khoá và ngoại khoá, thể dục buổi
sáng.
- Sau những tiết đã học trên lớp tiếp thu những kỹ thuật mới thì học sinh
phải tự giác, tích cực tham gia tập luyện Thể dục buổi sáng và các buôỉ tập
ngoại khoá ôn lại những kỹ thuật đã học và luyện tập những bài mà giáo viên chỉ
định, hướng dẫn sau từng tiết học .
6
VD: Sau tiết 3 giáo viên hướng dẫn và giao bài tập về nhà cho các em tập
vào các buổi sáng.
- Ôn lại kỹ thuật đánh tay 3 - 5 phút .
- Ôn lại kỹ thuật:
+ Chạy bước nhỏ 2 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi 2 lần x 15m

+ Chạy đạp sau 2 lần x 15m
+ Chạy gót chạm mông 2 lần x 15m
+ Chạy biến tốc 2 lần x 15m
+ Chạy bền 2 lần x15m .
Trong các nội dung tập luyện trên lớp cũng như tập luyện ở nhà, giáo viên nên
khuyến khích học sinh tham gia tập luyện và có thể kiểm tra khuyến khích nhắc
nhở kịp thời động viên học sinh nên có từ 2 - 3 buổi tập / tuần.
Tham gia các hoạt động ngoại khoá như đá bóng, bóng chuyền, cầu lông, đá
cầu. Nhằm tăng cường phát triển sức bền. Qua đó giúp cho học sinh nắm vững
và củng cố thêm về kỹ thuật và đạt kết quả tốt khi kiểm tra.
Trong giờ học trên lớp giáo viên phải luôn tạo hưng phấn cho học sinh bằng
các trò chơi vận động vừa phải nhằm bổ trợ cho bài học đạt hiệu quả hơn.
- Có nhiều phương pháp luyện tập để rền luyện thân thể, cơ thể phải chụi
một lượng vận động nhất định và có sự tiêu hao thể lực nhất định sẽ dẫn tới mệt
mỏi. Do đó sau khi tập luyện học sinh phải có thời gian nghỉ ngơi nhất định
giảm bớt mệt mỏi, hồi phục năng lực làm việc. Điều đó đòi hỏi khi sử dụng
phương pháp dạy học phải định lượng vận động phù hợp và luân phiên kết hợp
với nghỉ ngơi.
Trong dạy học TDTT có nhiều phương pháp như: Phương pháp luyện tập lặp
lại, luyện tập biến đổi, luyện tập tuần hoàn, luyện tập trò chơi và thi đấu, luyện
tập tổng hợp, luyện tập tập trung chú ý…
- Tuỳ tình hình và điều kiện thực tể của từng tiết dạy, sân bãi, thời tiết…Tôi
đã ứng dụng và thường xuyên đưa phương pháp luyện tập trò chơi và thi đấu,
7
phương pháp luyện tập tổng hợp vào các tiết dạy thể dục của lớp 8/1để làm thực
nghiệm.
* Phương pháp trò chơi và thi đấu: Để học sinh tham gia tập luyện tích cực,
chủ động, phát huy sự đoàn kết tương hỗ giữa các em trong đội, nhóm. Mang
tính đua tranh, khẩn trương dẫn tới đối kháng, lượng vận động khá lớn, phát huy
hết mức tái trí và sức sáng tạo của từng cá nhân, tập thể. Vì vậy nó có khả năng

động viên tính tích cực, phát triển các tố chất thể lực trong đó có môn chạy bền.
* phương pháp luyện tập tổng hợp: Luyện tập trong điều kiện liên tục hoặc
luyện tập biến đổi. Nó có tác dụng khá nhiều mặt: Phát triển các tố chất thể lực,
nâng cao trình độ tập luyên, bồi dưỡng phẩm chất ý chí, năng lực vận động và
những kỹ chiến thuật tổng hợp.
VD: Ở lớp 8 Tiết 15:
- Chạy ngắn: Luyện tập nâng cao kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao sau xuất
phát, trò chơi chạy đổi (xuất phát thấp chạy đổi).
- Bài thể dục: Ôn từ nhịp 1 – 17.
- Chạy bền: Trò chơi “người thừa thứ ba”.
Với 2 lớp 8 cùng học buởi sáng.
VD:
Tiết 1 lớp 8/1 sau phần khởi động chung, khởi động chuyên môn chuyển
sang phần nội dung chạy ngắn, Bài thể dục sau đó là phần chạy bền với trò chơi
“người thừa thứ ba”.
Tiết 2 với lớp 8/2 sau phần khởi động chung, khởi động chuyên môn tôi
chuyển cho học sinh chơi trò chơi ngay tạo không khí vui vẻ thoải mái, sau đó
tôi chuyển học bài thể dục và nội dung chạy ngắn tôi thấy các em tiếp thu rất
nhanh và có hiệu quả bài học.
2.3 Thay đổi cách thức tổ chức tập luyện, đội hình tập luyện.
VD: Tiết 17.
- Chạy ngắn: tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật xuất phát thấp - chạy lao - chạy
giữa quãng; Học giai đoạn về đích.
- Thể dục: Ôn từ nhịp 1 – 17; Học từ nhịp 18 – 25.
8
- Chạy bền: luyện tập chạy bền.

Sau phần tập hợp báo cáo sỉ số, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Giáo viên
cho học sinh chuyển đội hình từ 4 hàng ngang thành đội hình vòng tròn. Khởi
động bài thể dục tay không, xoay các khớp ép dọc, ép ngang, chạy buớc nhỏ tại

chỗ, chạy nâng cao đùi. Có thể di chuyển theo vòng tròn tại chỗ đánh tay 1 - 3
phút .

X x x x x x
X x x x x x GV
X x x x x x
X x x x x x
x
Đội hình nhận lớp Đội hình khởi động .

Sau phần khởi động giáo viên thể hiện nội dung yêu cầu và học kỹ thuật chạy
cự ly ngắn cho học sinh di chuyển theo hình thức nuớc chảy.
Tiếp theo giáo viên cho học sinh chạy nhẹ nhàng về đội hình 4 hàng ngang
để học bài thể dục (bài thể dục liên hoàn 36 nhịp). Giáo viên cho lớp chia nhóm
tổ tập luyện nội dung đã học cán sự lớp điều khiển giáo viên quan sát sửa sai.
Sau đó cho học sinh ôn tập từ nhịp 01 – 17(10 – 15 lần). Tiếp theo giáo viên làm
mẫu và phân tích kỹ thuật từ nhịp 18 – 25 sau đó hướng dẫn cho học sinh tập
luyện. Quan sát sửa sai cho học sinh.
Sau nội dung bài thể dục chuẩn bị chuyển sang nội dung chạy bền giáo viên
nhắc nhở học sinh những điểm cần lưu ý .Khi triển khai cho cả lớp quay bên
phải (hoặc trái) cho học sinh chạy lần lượt từ hàng số 1 đến hàng số 4 giáo viên
quan sát và nhắc nhở học sinh thực hiện.
Sau nội dung chạy bền giáo viên tập hợp học sinh về một hàng ngang để thả
lỏng. Yêu cầu thả lỏng tích cực. Sau đó là phần củng cố bài giáo viên gọi học
9
sinh thực hiện nhịp 01 - 25 của bài thể dục liên hoàn gọi học sinh nhận xét. Tiếp
theo giao bài tập về nhà yêu cầu học sinh chạy bền vào các buổi sáng.

x x x x x
x x x x x

x x x x x
x x x x x
X
Đội hình thả lỏng.
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
X
Đội hình xuống lớp .
Qua quá trình thay đổi cách thức tổ chức tập luyện tôi thấy học sinh rất vui,
hăng hái học tập tiếp thu động tác nhanh. Sau buổi tâp học sinh không cảm thấy
mệt mỏi, thoải mái vui vẻ
Đối với những tiết sau nhiệm vụ là tập luyện nâng cao năng lực chạy bền thì
cách tổ chức tập luyện giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo từ cách tập
hợp báo cáo đến thả lỏng nên bố trí thời gian và hình thức tổ chức tập luyện một
cách hợp lý, khoa học để tạo ra không khí vui vẻ, hứng thú cho từng tiết
học.Vậy giáo viên cần phải:
- Sử dụng dây đích .
- Đồng hồ bấm giây (báo thành tích)
- Nâng dần khối lượng mới tập
10
- Kết hợp chặt chẽ giữa ngoại khoá và chính khoá
- Động viên khích lệ kịp thời
Luôn thay đổi cách thực tế tổ chức đội hình tập luyện khối lượng và cường
độ tập vận động có vẻ như mới vì học sinh có ưu điểm là luôn thích cái mới
cũng nên lồng ghép một số trò chơi tạo hưng phấn hoặc những trò chơi mang
tính thả lỏng vào cuối buổi tập .

IV - Kết quả thực nghiệm:

- Qua một thời gian học của năm học 2010 - 2011 tôi đã thử nghiệm lớp 8/1
kết quả cho thấy không còn học sinh nào yếu kém, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng
lên một cách rõ rệt. Tinh thần học tập của các em khá tốt, các em nghiêm túc
hăng hái tham gia tập luyện thể dục chính khoá và ngoại khoá.
Còn lớp 8/2 vẫn còn học sinh có điểm yếu không đạt mức rèn luyện thân thể
tỉ lệ khá giỏi đạt tỉ lệ thấp hơn .
Lớp 8/1 Lớp 8/2
Sỉ số G K TB Y Sỉ số G K TB Y
28 12 13 3 32 12 10 8 2
Tỉ lệ % 42,9 46,4 10,7 37,5 31,3 25 6,3
C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1 - Kết luận:
- Qua quá trình giảng dạy tôi thấy muốn đạt kết quả cao giáo viên cần khéo
léo kết hợp nhuần nhuyễn linh hoạt các giờ học chính khoá và ngoại khoá, thể
dục buổi sáng …
- Một số phương pháp như: Phương pháp luyện tập trò chơi và thi đấu,
phương pháp luyện tập tổng hợp…tuỳ điều kiện thực tể vận dụng vào các tiết
dạy trong chương trình.
- Phải luôn coi học sinh là nhân vật trung tâm thầy cô là người tổ chức, các
em chủ đạo tiếp thu kiến thức, làm cho giờ học sôi nổi, gây được hứng thú niềm
say mê trong giờ học.
11
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể lồng ghép giới thiệu cho học
sinh nhưng vận động viên có tên tuổi trong và ngoài nước.
- Khuyến khích động viên học sinh kịp thời nhằm phát huy tính năng động
của từng cá nhân.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã rút ra trong quá
trình giảng dạy. Tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào giảng dạy môn
thể dục (phần chạy bền) có hiệu quả tốt hơn
2 - Đề xuất:

Môn giáo dục thể chất trong các nhà trường hiện tại đã và đang được quan
tâm chú ý hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ nhưng địa điểm,
sân tập (nhà đa năng) chưa có nên còn rất hạn chế học sinh tập luyện chưa được
thoải mái hiệu quả chưa được cao.
Vì vậy muốn học sinh học tốt môn giáo dục thể chất, tôi đề nghị vối các cấp
tạo điều kiện hơn nữa về địa điểm và phương tiện dạy học để học sinh tập luyện
đầy đủ hơn về tất cả các môn và thể thao tự chọn nâng cao dần chất lượng và đạt
được thành tích cao hơn nữa.
Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí để cho sáng kiến kinh nghiệm
của tôi được hoàn thiện hơn cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn .

Giục tượng, ngày 06 tháng 04 năm 2011
Người viết
Trần Quang Dũng

12
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ BAN THI ĐUA TRƯỜNG.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xếp loại:
13
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO HUYỆN.

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xếp loại:
14
MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU.
I – Lý do chọn đề tài: trang 1
II – Nhiệm vụ của đề tàii: trang 2
III – Đối tượng nghiên cứu
B - PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I:
I – Cơ sở lý luận: trang 2
II - Thực trạng vấn đề: trang 3
III - Giải quyết vấn đề: trang 6
IV - Kết quả thực nghiệm: trang
10
C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1- Kết luận: trang 11
2 - Đề xuất:

15

×