Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí cho khu vực Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.51 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở các
đô thị, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo những nghiên cứu gần
đây, việc phơi nhiễm bụi có nồng độ trung bình năm vượt quá 50 µg/m
3
tại
126 thành phố trên thế giới có thể là nguyên nhân của khoảng 130 nghìn ca
tử vong sớm.
Chất lượng không khí nói chung và không khí đô thị nói riêng chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố. Các nguồn khí thải trong đô thị như công nghiệp,
giao thông, sinh hoạt, xây dựng có thể làm suy giảm chất lượng không khí.
Tuy nhiên, nếu trong thành phố có nhiều cây xanh, và diện tích mặt nước
(hồ, ao, sông) lớn thì chất lượng không khí cũng được cải thiện phần nào.
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, hai phương pháp vẫn được
thực hiện là phương pháp thực nghiệm và mô hình hóa. Đối với phương pháp
thực nghiệm, kết quả đo đạc các thông số đặc trưng cho môi trường không
khí nói chung và TSP nói riêng chính là giá trị cuối cùng tại điểm tiếp nhận.
Giá trị này đã tính đến tác động tổng hợp từ các nguồn phát thải có thể ảnh
hưởng đến điểm tiếp nhận và khả năng lọc giữ bụi của cây xanh, mặt nước.
Tuy nhiên thực tế số điểm đo ít hoặc số lần đo không nhiều, tần suất đo thấp
thì đánh giá dựa vào giá trị quan trắc chưa cho thấy bức tranh tổng quát về
chất lượng không khí vùng nghiên cứu. Phương pháp mô hình hóa có thể
khắc phục được điều này, song, kết quả tính toán được tại một điểm tiếp nhận
nào đó mới cho thấy giá trị nồng độ chất ô nhiễm do các nguồn thải chất ô
nhiễm gây ra mà chưa tính đến khả năng làm sạch không khí của các tác
nhân khác trong đó có cây xanh và mặt nước. Vì vậy, giá trị nồng độ tính
được theo mô hình sẽ có sự sai khác ít nhiều so với thực tế, phụ thuộc vào
độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước trong khu vực nghiên cứu.
1



Ngoại trừ TSP, Hà Nội chưa bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng bởi các chất
ô nhiễm khác. Tuy nhiên chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội có thể
bị suy giảm dưới các áp lực về dân số, công nghiệp, giao thông. Các nghiên
cứu về chất lượng không khí ở Hà Nội trên cơ sở ứng dụng phương pháp mô
hình hóa mới chỉ dừng ở mức đánh giá thông qua giá trị của các yếu tố gây
ô nhiễm từ các loại nguồn thải khác nhau. Trong khi đó, một số yếu tố môi
trường có ảnh hưởng tốt đến chất lượng không khí như cây xanh, mặt nước
chưa được đưa vào trong các bài toán đánh giá định lượng cụ thể. Vì vậy
việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí cho
khu vực Hà Nội có tính đến tổng hợp các yếu tố trên là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Đánh giá chất lượng môi trường không khí do ảnh hưởng của các loại
nguồn thải gây ra cho vực nội thành Hà Nội theo các kịch bản khác nhau.
b) Nghiên cứu, xây dựng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng môi
trường không khí có tính đến các yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm (độ che phủ của
cây xanh, mặt nước), làm cơ sở cho việc phân hạng chất lượng môi trường
không khí khu vực Hà Nội (cũ)
3. Nội dung nghiên cứu:
• Nghiên cứu tổng quan về chất lượng môi trường không khí, các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng không khí, các phương pháp đánh giá chất
lượng không khí và hiện trạng chất lượng môi trường không khí ở Hà
Nội.
• Lập sơ đồ phân vùng mức độ ô nhiễm cho môi trường không khí Hà Nội
(tính cho TSP) dựa vào mô hình ISC 3.
• Nghiên cứu, xây dựng qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường
không khí có tính đến các yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm (độ che phủ cây
xanh, diện tích mặt nước)
2


• Nghiên cứu thử nghiệm lập bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng không
khí theo qui trình trên cho khu vực nội thành Hà Nội (cũ), phục vụ công
tác quản lý, giám sát chất lượng môi trường thành phố Hà Nội.
• Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng không khí ở Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Luận án tập trung làm rõ chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội do
ảnh hưởng đồng thời của các nguồn gây ô nhiễm như nguồn công
nghiệp, giao thông, sinh hoạt và các yếu tố có vai trò làm sạch không
khí như cây xanh, mặt nước. Thông số được lựa chọn để nghiên cứu và
tính toán là TSP
• Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nội thành Hà Nội cũ. Kích thước vùng
nghiên cứu trong phạm vi 20km x20km
5. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp mô hình hóa với phần mềm có bản quyền ISC và phương
pháp tính tần suất vượt chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí.
• Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) để tính mật độ che phủ
của cây xanh, diện tích mặt nước, mật độ đường giao thông và xây dựng
các bản đồ chuyên đề, bản đồ tổng hợp.
• Phương pháp chập bản đồ môi trường và công cụ GIS: Ứng dụng trong
xây dựng chỉ số đánh giá tổng hợp và bản đồ tổng hợp
7. Những đóng góp mới của luận án
a) Lần đầu tiên các yếu tố có lợi cho môi trường không khí như độ che
phủ của cây xanh và diện tích mặt nước được tính đến trong bài toán đánh
giá chất lượng không khí ở Việt Nam một cách định lượng.
b) Lần đầu tiên đưa ra qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường
không khí có tính đến tác động tổng hợp của cả các yếu tố gây ô nhiễm
(nguồn phát thải chất ô nhiễm) và yếu tố cải thiện chất lượng môi trường
không khí (cây xanh, mặt nước).
3


c) Kết hợp hệ phương pháp mô hình hóa, công cụ GIS, phương pháp chập
bản đồ môi trường để xây dựng chỉ số tổng hợp và bản đồ đánh giá chất
lượng môi trường không khí cho một khu vực đô thị.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a) Góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới trong đánh giá tổng hợp
chất lượng môi trường không khí, trong đó có tính đến yếu tố cây xanh, mặt
nước – yếu tố có thể giảm thiểu ô nhiễm hữu hiệu.
b) Cung cấp cơ sở khoa học trong thiết kế khu vực bảo tồn, trồng cây
xanh, bảo tồn diện tích mặt nước tăng cường loại bỏ các chất ô nhiễm nhằm
cải thiện sức khỏe của cộng đồng.
c) Có thể ứng dụng phương pháp đánh giá tổng hợp vào giải quyết các
bài toán thực tiễn đối với môi trường không khí như: Đánh giá tác động môi
trường, qui hoạch môi trường, qui hoạch mạng lưới điểm quan trắc, qui
hoạch không gian phân bố vùng cách ly vệ sinh công nghiệp, phục vụ công
tác giám sát, cảnh báo ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí trên địa bàn
thành phố Hà Nội và mở rộng cho các tỉnh thành khác trên phạm vi cả nước.
8. Cấu trúc luận án
Luận án được bố cục làm 3 chương chính cùng với phần mở đầu, kết luận
và tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG LUẬN ÁN

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, luận án đã nghiên cứu tổng quan về các vấn đề
chung liên quan đến chất lượng không khí như các khái niệm về chất
lượng không khí, ô nhiễm không khí, các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng không khí như yếu tố khí tượng, độ che phủ của cây xanh và diện
tích mặt nước; khái quát về các phương pháp đánh giá chất lượng môi
4


trường không khí, tình hình nghiên cứu về chất lượng môi trường không
khí trên Thế giới và ở Việt nam; hiện trạng chất lượng không khí ở Hà
Nội.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của luận án tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
không khí ở Hà Nội là các nguồn gây ô nhiễm như công nghiệp, giao thông
và các yếu tố có vai trò làm sạch không khí như cây xanh, mặt nước. TSP
được lựa chọn là chất ô nhiễm để nghiên cứu và tính toán trong luận án.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án là khu vực thành
phố Hà Nội cũ và xung quanh với các nguồn thải có khả năng ảnh hưởng
đến chất lượng không khí trên địa bàn thành phố. Khu vực nghiên cứu được
khoanh vùng bởi một lưới ô vuông, mỗi ô có kích thước 250 m x 250 m,
tương đương với diện tích vùng nghiên cứu 20km x 20km.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp mô hình hóa trong đánh giá chất lượng môi trường
không khí
2.2.1.1 Cơ sở lý thuyết về lan truyền chất ô nhiễm trong không khí
Trong trường hợp tổng quát, trị số trung bình nồng độ chất ô nhiễm trong
không khí phân bố theo thời gian và không gian được mô tả từ phương trình
xuất phát của vận chuyển, khuyếch tán rối và biến đổi hóa học đầy đủ như
sau:
CC
z
C
K
zy
C

K
yx
C
K
xz
C
V
y
C
V
x
C
V
t
C
zyxzyx
βα
−+










+













+










=


+


+



+


(2.1)
Dựa trên cơ sở lý thuyết khuếch tán và phương trình vi phân tổng quát,
các nhà khoa học như Gauss, Sutton, Berliand theo cách giải riêng của mình
đã đưa ra được các công thức tính nồng độ chất ô nhiễm phân bố trong không
5

gian và các công thức tính nồng độ cực đại cũng như các khoảng cách đạt
cực đại tương ứng.
2.2.1.2. Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3
Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3 là một mô hình dạng Gauss. Nồng
độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y, z được tính theo công thức sau:

















σ

σ
σπ

2
yz
ys
y
5.
0exp
u
2
QKVD
(2.2)
Trong đó:
χ: Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m
3
);
Q: Lượng phát thải của chất ô nhiễm ở điều kiện tiêu chuẩn (g/s);
K: Hệ số chuyển đổi, giá trị mặc định K= 1.106 nếu Q là g/s và nồng độ chất
ô nhiễm là μg/m
3

D: Đại lượng vô thứ nguyên đặc trưng cho biến đổi vật lý và hóa học của
chất ô nhiễm trong quá trình lan truyền.
V: Thành phần (vô thứ nguyên) đề cập đến ảnh hưởng của chiều cao ống
khói, độ cao điểm tiếp nhận, …;
σ

y
, σ
z
: Độ lệch chuẩn của phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo phương ngang
và thẳng đứng (m);
u
s
: Tốc độ gió trung bình tại độ cao phát thải (m/s).
2.2.1.3. Mô hình Sutton
Mô hình Sutton là một dạng cải tiến của mô hình Gauss, nồng độ chất ô
nhiễm tại mặt đất được tính thông qua công thức:
( )
















+
−=


− 2
2
2
2
2
2
1
exp

.2
0,,
zy
nn
zy
C
H
C
y
xxCCu
M
yx
C
π
(2.3)
Trong đó:
M: Công suất nguồn thải (mg/s)
6

u: Tốc độ gió trung bình tại mặt đất (m/s)

C(x,y,0): Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m
3
)
C
y
, C
z
: Các hệ số khuếch tán rối suy rộng của Sutton
n: liên quan đến chỉ số tầng kết nhiệt
2.2.2. Phương pháp tính tần suất vượt chuẩn
Nội dung chính của phương pháp tần suất vượt chuẩn là tính tần suất
những ngày xuất hiện nồng độ chất ô nhiễm lớn hơn nồng độ cho phép để
xác định mức ô nhiễm do các nguồn thải công nghiệp gây nên trong một chu
kỳ thời gian. Trong phương pháp này, nồng độ chất ô nhiễm được tính từ mô
hình Sutton hay Berliand theo từng kỳ quan trắc khí tượng 4 obs (4 kỳ một
ngày) với một chuỗi số liệu đủ dài trong vòng 1 đến 5 năm. Ở mỗi kì quan
trắc, ứng với các giá trị như tốc độ gió, nhiệt độ, lượng mây đo được ta sẽ
ước lượng được các thông số Cy, Cz, n trong mô hình Sutton hay k
0
, k
1
, n
của mô hình Berliand dựa vào bảng phân loại cấp ổn định của Tunner, được
phát triển bởi Passquil. Từ đó, có thể tính được giá trị nồng độ chất ô nhiễm
tại mặt đất C(x,y,0) theo từng kỳ quan trắc. Giá trị nồng độ trung bình ngày
bằng trung bình cộng của giá trị nồng độ tính theo 4 kì quan trắc. So sánh giá
trị này với tiêu chuẩn cho phép ta sẽ tính được tần suất số ngày có nồng độ
vượt tiêu chuẩn trong một chu kì thời gian nào đó (có thể là năm hoặc mùa)
tại một địa điểm xác định. Kết quả tính toán được thể hiện dưới dạng sơ đồ
hoặc bản đồ sẽ cho ta một bức tranh tổng quát về sự phân bố ô nhiễm đối với

khu vực nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp tính toán và xây dựng bản đồ chuyên đề bằng
công cụ GIS
• Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho mô hình tính toán lan truyền ô
nhiễm
• Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm
• Xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng
không khí
7

2.2.4. Phương pháp chập bản đồ môi trường
Phương pháp này được sử dụng trong luận án để xây dựng qui trình đánh
giá chất lượng không khí tổng hợp có tính đến các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng không khí ở Hà Nội (ô nhiễm do nguồn thải công nghiệp và
giao thông) cũng như các yếu tố có ảnh hưởng tốt đến chất lượng không khí
(cây xanh, mặt nước).
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả ứng dụng mô hình ISC 3 để đánh giá chất lượng môi trường
không khí khu vực Hà Nội (tính cho TSP).
3.1.1. Các kịch bản tính toán.
- Kịch bản 1: Trường hợp tính cho năm 2007 (năm cơ sở).
Tính toán sự phân bố nồng chất chất ô nhiễm cho thành phố Hà Nội (cũ)
với số liệu phát thải năm 2007 được xem như là năm cơ sở để tính toán: Các
nguồn gây ô nhiễm giai đoạn này chủ yếu là nguồn công nghiệp, nguồn giao
thông và nguồn sinh hoạt. Trong đó, các nguồn thải công nghiệp (trên địa
bàn Hà Nội cũ) được xem là những nguồn gây ô nhiễm chính.
- Kịch bản 2: Trường hợp tính cho năm 2010.
Các nguồn phát thải giai đoạn này bao gồm: nguồn điểm công nghiệp,
nguồn giao thông (nguồn đường), nguồn sinh hoạt và xây dựng (nguồn mặt).

Năm 2010, các nhà máy hướng tới mục tiêu giảm lượng thải 50%, di chuyển
toàn bộ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng ra khỏi thành phố
theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội
- Kịch bản 3: Dự báo mức độ ô nhiễm TSP cho năm 2020.
Jica đã đã đưa ra dự báo về lượng thải chất ô nhiễm không khí cho năm
2020 theo hai kịch bản là phát thải thấp và phát thải cao. Phát thải thấp là
trường hợp có biện pháp giảm phát thải, kiểm soát được mức phát thải. Phát
thải cao là trường hợp có thể xảy ra khi không kiểm soát được quá trình phát
thải chất ô nhiễm. Dựa vào dự báo của JICA và coi nguồn điểm không tác
8

động đáng kể đến chất lượng không khí, dự án AIRPET đã mã hóa nguồn
thải chính thành 3 dạng và ước tính công suất phát thải cho từng loại nguồn:
• Nguồn mặt do phát thải từ sinh hoạt, giao thông phân tán, xây dựng;
• Nguồn mặt do phát thải từ các khu, cụm công nghiệp lớn;
• Nguồn đường tập trung từ các đường giao thông mật độ cao;
Luận án đã sử dụng những số liệu ước tính nguồn phát thải của AIRPET
để dự báo mức độ ô nhiễm không khí khu vực nghiên cứu ở Hà Nội cho năm
2020.
3.1.2. Kết quả tính toán và nhận xét
• Kết quả tính theo kịch bản 1: Trong giai đoạn 2007, khu vực Hà
Nội cũ đã bị ô nhiễm TSP trên diện rộng, đặc biệt là các vùng xung quanh
khu công nghiệp Thượng Đình (quận Thanh Xuân), Vĩnh Tuy – Mai
Động (Hai Bà Trưng), thị trấn Văn Điển (H. Thanh Trì)… Giá trị cực đại
của TSP ở những khu vực này tương đối cao, có thể >2- 3 lần Qui chuẩn cho
phép và vùng ô nhiễm rộng. Một trong những nguyên nhân chính gây nên
mức độ ô nhiễm TSP cao là do những khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh
nhất và chịu tác động tổng hợp của nhiều nguồn từ các khu công nghiệp nêu
trên - đây là những khu, cụm công nghiệp cũ, phần lớn công nghệ lạc hậu,
hiệu suất đổi mới thiết bị thấp. Khu vực khu phố cổ cũng có dấu hiệu ô nhiễm

TSP do hoạt động đun nấu kinh doanh, sinh hoạt với mức độ cao.
• Kết quả tính theo kịch bản 2: Nhìn chung trong năm 2010, mức độ
ô nhiễm TSP giảm đi nhiều so với năm 2007. Vùng ô nhiễm quanh các khu
công nghiệp đã giảm đi đáng kể do một số nguồn thải công nghiệp đã ngừng
hoạt động. Một số vùng ô nhiễm mới xuất hiện do phát thải nguồn mặt nhưng
mức độ không cao.
• Kết quả tính theo kịch bản 3. Kết quả tính phân bố nồng độ TSP vào
năm 2020 theo hai trường hợp phát thải thấp và phát thải cao cho thấy: Nhìn
chung, khả năng ô nhiễm TSP đã giảm nhiều cả về diện tích và mức độ ô
9

nhiễm so với năm 2007 và 2010. Tuy nhiên, ô nhiễm TSP có thể vẫn xảy ra
trên diện rộng khi thiếu các giải pháp kiểm soát. Nếu kiểm soát phát thải tốt,
có thể giảm đáng kể vùng có chất lượng không khí kém.

Hình 3.1. Phân bố nồng độ TSP trung bình 1 giờ cao nhất ở khu vực
thành phố Hà Nội (cũ) năm 2007
Nhận xét chung: Kết quả tính toán sự phân bố TSP theo mô hình ISC 3
theo 3 trường hợp khác nhau đã cho thấy bức tranh tổng quát về mức độ ô
nhiễm TSP trong các giai đoạn khác nhau. Diễn biến của TSP không tuân
theo qui luật và phụ thuộc vào sự tăng giảm của các nguồn trong khu vực
nghiên cứu. Giá trị tính được chưa tính tới khả năng lọc giữ bụi của cây xanh
và mặt nước.
3.2. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí
tổng hợp có tính đến yếu tố giảm nhẹ bụi.
3.2.1. Phương pháp luận.
Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí bằng mô hình
hóa cho thấy bức tranh tổng quát về môi trường không khí khu vực nghiên
cứu. Một trong những hạn chế của phương pháp này là giá trị nồng độ chất
ô nhiễm nói chung và TSP nói riêng tính được tại điểm tiếp nhận chưa tính

đến khả năng lọc giữ bụi của cây xanh và mặt nước. Do vậy kết quả tính toán
10

sẽ có sự sai khác ít nhiều so với giá trị thực thế. Để khắc phục hạn chế trên,
chúng tôi đề xuất một phương án đánh giá tổng hợp chất lượng không khí
(tính riêng cho TSP). Trong phương pháp này, các yếu tố gây ô nhiễm
(nguồn thải công nghiệp, giao thông) và yếu tố cải thiện chất lượng môi
trường không khí (cây xanh, mặt nước) đều đã được tính đến. Các công cụ
và phương pháp được sử dụng để tính toán và đánh giá là mô hình hóa theo
cách tính tần suất vượt chuẩn, GIS và chập bản đồ môi trường.
3.2.2. Xây dựng qui trình đánh giá chất lượng môi trường không khí
có tính đến yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm.
Bước 1: Phân vùng khu vực nghiên cứu
Chia khu vực nghiên cứu thành mạng lưới các ô vuông, sao cho các yếu
tố cần xét được xem là có giá trị đồng nhất trong ô. Kích thước mỗi ô có thể
là 250m x 250m.
Bước 2: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
không khí khu vực đô thị Hà Nội, lựa chọn chỉ tiêu đánh giá.
- Yếu tố gây ô nhiễm: Bao gồm ô nhiễm do các nguồn thải điểm công
nghiệp (đặc trưng là các ống khói của nhà máy), ô nhiễm do giao thông.
- Yếu tố cải thiện chất lượng môi trường không khí: đặc trưng bởi độ che
phủ cây xanh và diện tích mặt nước
Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng môi trường không khí được lựa chọn như
sau:
• Chỉ tiêu tần suất vượt chuẩn P (%): là phần trăm số ngày có nồng độ chất
ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm do các nguồn
thải công nghiệp gây ra.
• Chỉ tiêu mật độ đường (km/km
2

): Sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm
do giao thông gây ra liên quan đến mức độ phát thải ô nhiễm từ các
phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường. Những khu vực
có mật độ đường lớn có khả năng phát thải ô nhiễm cao.
11

• Chỉ tiêu về tỉ lệ diện tích che phủ cây xanh và diện tích mặt nước (%) :
Mật độ che phủ của cây xanh được tính bằng tổng diện tích che phủ của
cây xanh trong mỗi ô trên diện tích toàn ô vuông (%). Tỷ lệ diện tích
mặt nước được tính bằng tổng diện tích mặt nước trong mỗi ô trên diện
tích toàn ô vuông (%).
Mật độ đường, độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước có thể
tính được nhờ một số phần mềm GIS như Arc GIS.
Bước 3. Xây dựng các bản đồ chuyên đề theo các chỉ tiêu đã lựa chọn:
P, mật độ đường, mật độ che phủ cây xanh, tỉ lệ diện tích mặt nước.
• Giá trị của các yếu tố (đặc trưng bởi các chỉ tiêu) được tính cho từng ô
vuông và phân chia theo cấp độ.
• Cho điểm theo mức độ ảnh hưởng tới môi trường không khí của các yếu
tố (cho điểm theo cấp độ)
• Xây dựng các bản đồ chuyên đề cho từng yếu tố
Bước 4: Xác định hệ số quan trọng (tầm quan trọng) của mỗi yếu tố môi
trường.
Bước 5: Xây dựng bản đồ tổng hợp.
Bản đồ tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiến hành chồng xếp các bản
đồ chuyên đề của các yếu tố môi trường nói trên có tính đến tầm quan trọng
của các yếu tố theo công thức:
(3.4)
Trong đó: I là chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng môi trường không khí
cho từng ô; Ri là cấp (hạng) tương ứng với chỉ tiêu (yếu tố) thứ i trong ô
được tính; Wi là trọng số tương ứng với yếu tố i; n là số nhân tố ảnh hưởng.

Căn cứ vào chỉ số tính được cho từng ô của toàn bộ mạng lưới, tiến hành
phân hạng chất lượng môi trường không khí của toàn khu vực nghiên cứu.
i
n
i
i
RWI

=
=
1
¦
12

3.2.3. Ứng dụng qui trình đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường
không khí có tính đến yếu tố giảm nhẹ đối với TSP
3.2.3.1. Xây dựng các bản đồ chuyên đề
1) Bản đồ phân bố mức độ ô nhiễm TSP do nguồn thải công nghiệp
Mô hình Sutton theo phương pháp tính tần suất vượt chuẩn đã được sử
dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm TSP do các nguồn thải điểm công nghiệp
gây ra. Số liệu đầu vào để tính toán bao gồm:
- Số liệu khí tượng: Luận án sử dụng dãy số liệu liên tục trong 3 năm từ
2007-2010 tại trạm Láng (Hà Nội), với 4 kỳ quan trắc trong trong ngày
(1h, 7h, 13h, 19h) bao gồm các yếu tố sau: Hướng gió được tính theo 16
hướng, mỗi hướng cách nhau 22,5
o
; Tốc độ gió (m/s); Nhiệt độ không
khí (
0
C); Lượng mây tổng quan (tính bằng phần mười bầu trời)

• Số liệu nguồn thải: Tọa độ nguồn thải, công suất nguồn thải M (mg/s),
độ cao ống khói h (m), đường kính miệng ống khói d (m), nhiệt độ khí
thải tại miệng ống khói Tr (
o
K), tốc độ phụt tại miệng ống khói (m/s)
• Tiêu chuẩn để tính toán: QCVN 5937-2005. Chỉ tiêu cho phép đối với
TSP trong thời gian 24 giờ là 0,2mg/m
3

Luận án đã đưa ra được bản đố ô nhiễm TSP đối với khu vực Hà Nội
theo mùa và cả năm. Mùa nóng bao gồm các tháng 4-9; mùa lạnh gồm các
tháng 10-12 năm trước và 1-3 năm sau.
Xét chung cho cả năm (hình 3.3), thành phố Hà Nội bị ô nhiễm bụi lơ
lửng ở mức độ cao, nhiều nơi có tới 40% số ngày trong năm vượt Qui chuẩn
cho phép như phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc, Nhân Chính
(quận Thanh Xuân), Thanh Nhàn, Minh Khai, Phố Huế (quận Hai Bà Trưng)
, Thanh Liêt ( Huyện Thanh Trì). Nếu coi tần suất 10% số ngày trong năm
có nồng độ vượt qui chuẩn làm căn cứ để đánh giá mức độ ô nhiễm thì diện
tích chịu ô nhiễm TSP khá lớn do tác động tổng hợp của các nguồn trên địa
bàn thành phố và vùng phụ cận.
13

Có thể thấy rõ vai trò của các hướng gió thịnh hành trong năm đối với sự
lan truyền của TSP. Do hướng gió đông nam, đông bắc, đông là những
hướng gió có tần suất lớn nhất trong năm nên những khu vực có mức độ ô
nhiễm cao chủ yếu nằm về phía Tây, Tây Bắc, Bắc Tây bắc, phía Tây nam
của các khu công nghiệp lớn như Thượng Đình, Vĩnh Tuy - Mai Động.
Phạm vi ảnh hưởng của các chất ô nhiễm có sự khác khau giữa mùa nóng
và mùa lạnh. Vào mùa lạnh, khả năng lan truyền chất ô nhiễm xa hơn so với
mùa nóng. Mức độ ô nhiễm vào mùa lạnh cũng cao hơn so với mùa nóng.

Giá trị tần suất vượt chuẩn lớn nhất có thể lên tới 50% ở các khu vực kể trên.


Mức độ
ô nhiễm
Tần suất xuất
hiện nồng độ
TSP vượt
TCCP (P%)
Điểm
đánh
giá
Rất cao
P>40
5
Cao
30<
≤P
40
4
Trung
bình
20<
≤P
30
3
Nhẹ
10<
≤P
20

2
Rất nhẹ
0 <
≤P
10
1

Hình 3.3. Bản đồ mức độ ô nhiễm
TSP
Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức
độ ô nhiễm công nghiệp đối với
TSP

2) Xây dựng bản đồ mật độ đường giao thông.
14

Mật độ đường trong khu phố cổ cao đạt từ 10-16km/km
2
. Khu vực có mật
độ đường tương đối cao ở gần trung tâm thành phố (5-10km/km
2
). Khu vực
xa trung tâm (Quận Thanh Xuân, Cầu Giấy) và ngoại thành Hà nội mật độ
đường từ 2-5 km/km
2
. Kết quả tính mật độ cho thấy phù hợp với số liệu của
JICA trước đây. Mật độ giao thông được chia thành 5 mức như bảng 3.4 dưới
và cho điểm đánh giá theo từng mức. Thang đánh giá được cho từ thấp đến
cao tương ứng với khả năng gây ô nhiễm thông qua mật độ giao thông từ
thấp đến cao.


Hình 3.7. Bản đồ mật độ đường giao thông khu vực nội thành Hà
Nội.
Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá mật độ đường giao thông

Phân cấp mật độ
đường giao thông
Mật độ đường giao
thông (km/km
2
)
Điểm đánh
giá
15

Rất cao
16< G ≤ 34
5
Cao
10< G ≤ 16
4
Trung bình
5< G ≤ 10
3
Thấp
2< G ≤5
2
Rất thấp
0 < G ≤2
1


3) Xây dựng bản đồ phân bố tỉ lệ diện tích che phủ cây xanh khu vực Hà Nội
Tỉ lệ diện tích che phủ của cây xanh với qui mô tính toán là 625m
2
(tương
ứng với diện tích 1 ô vuông) đạt từ 20 -50% trở lên chủ yếu ở các quận Cầu
giấy, Hoàn Kiếm, Ba đình và một số phường thuộc quận Hai Bà Trưng gần
trung tâm thành phố. Tỉ lệ 5-20% nằm rải rác trong nội thành Hà Nội. Các
khu vực có tỉ lệ dưới 1% chủ yếu ở các tuyến phố cổ 36 phố phường (Quận
hoàn Kiếm) và một số tuyến đường chính thuộc Quận Thanh Xuân, Đống
Đa (tuyến đường Tây sơn – Nguyễn Trãi).
Tỷ lệ che phủ của cây xanh được chia làm 5 mức và được cho điểm như
trong bảng 3.5. Tỉ lệ che phủ của cây xanh càng thấp sẽ nhận giá trị điểm số
càng cao và ngược lại.
Bảng 3.5: Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ che phủ của cây xanh
Mức độ che phủ
của cây xanh
Tỷ lệ che phủ cây
xanh C (%)
Điểm đánh
giá
Rất cao
C >45
1
Cao
30 <
≤C
45
2
Trung bình

15 <
≤C
30
3
Thấp
10 <

C
15
4
Rất thấp
0 <
≤C
10
5
16


4) Xây dựng bản đồ phân bố tỉ lệ diện tích mặt nước khu vực Hà Nội
Tỉ lệ phần trăm diện tích mặt nước được tính trong từng ô vuông (có diện
tích 625m
2
) , được chia làm 5 mức và được cho điểm như trong bảng 3.6.
Tỉ lệ phần trăm diện tích mặt nước càng thấp sẽ nhận giá trị điểm số càng
cao và ngược lại. Tỷ lệ diện tích tại các vùng có mặt nước dao động từ 1 -
20% nằm rải rác ở tất các các phường, xã trong thành phố. Nhìn chung tỉ lệ
diện tích mặt nước (sông, hồ, ao, đầm) trong khu vực nghiên cứu thấp. Quận
Tây Hồ và huyện Thanh Trì là hai khu vực mà nhiều nơi có tỉ lệ diện tích
mặt nước đạt từ 40%.


Hình 3.9. Bản đồ phân bố tỉ lệ diện tích mặt nước khu vực nghiên cứu (qui
mô tính cho 1 lưới)
Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ diện tích mặt nước
Tỷ lệ diện tích mặt
nước theo cấp độ
Tỷ lệ diện tích mặt
nước M (%)
Điểm đánh
giá
Rất cao
80 < M ≤100
1
17

Cao
60 <
≤M
80
2
Trung bình
40 <
≤M
60
3
Thấp
20 <
≤M
40
4
Rất thấp

≤M
20
5

3.2.3.2.Bước đầu đánh giá tổng hợp chất lượng không khí khu vực đô thị Hà
Nội có tính đến các yếu tố giảm nhẹ TSP.
Bản đồ tổng hợp chất lượng không khí được xây dựng trên cơ sở chồng
xếp các bản đồ chuyên đề theo nguyên lý như đã trình bày ở công thức (3.4).
Trọng số tương ứng với các yếu tố môi trường Wi được lựa chọn như sau:
Wi= 3,0; 3,5; 2,0; 1,5; (tổng các trọng số bằng 10) tương ứng với W
1
(đối
với ô nhiễm do công nghiệp); W
2
(ô nhiễm giao thông); W
4
(đối với cây
xanh); W
5
(đối với mặt nước). Kết quả tính toán chỉ số tổng hợp thể hiện chất
lượng môi trường không khí được biểu diễn trên bản đồ cả năm. Chất lượng
không khí được phân hạng từ thấp đến cao dựa theo thang điểm như ở bảng
3.8
Bảng 3.8. Phân cấp đánh giá chất lượng không khí tổng hợp khu vực
Hà Nội cũ (tính cho TSP)
Cấp đánh giá chất lượng
không khí (tính cho TSP)
Chỉ số tổng hợp (I)
Thấp
40 - 50

Trung bình
30 - 40
Khá
20 - 30
Cao
10 - 20
Các khu vực có chất lượng môi trường kém nhất bao gồm khu vực
phường Nhân Chính, một phần phường Trung Hoà, phần phía tây của
phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc (Q.Thanh Xuân) và các
18

phường Thanh Nhàn, Quỳnh Lôi, Minh Khai (Hai Bà Trưng), Mai Động,
Đồng tâm, Giáp bát (Hoàng Mai). Trên bản đồ cho thấy, chất lượng không
khí ở đây được đánh giá là thấp và trung bình. Đây là những khu vực chịu
tác động tổng hợp của nhiều nguồn bao gồm cả giao thông và công nghiệp,
đặc biệt là chịu ô nhiễm khá cao do hoạt động từ các khu công nghiệp
Thượng Đình, Vĩnh Tuy – Mai động. Các yêú tố có lợi cho môi trường như
diện tích che phủ của cây xanh và mặt nước ít, không đáng kể so với diện
tích cả khu vực. Do đó chất lượng không khí không được cải thiện nhiều.
Các khu vực thuộc quận Hai Bà Trưng gồm các phường Trần Hưng Đạo,
Ngô Thì Nhậm, mặc dù ô nhiễm do công nghiệp không nặng như các khu
vực trên, nhưng mật độ giao thông ở đây tương đối lớn. Do vậy, có thể nói
khu vực này bị ô nhiễm khá nặng do giao thông. Tuy nhiên, trên các tuyến
đường lớn trong khu vực này đều có cây xanh với độ che phủ lớn nên chất
lượng không khí ở đây được cải thiện, chất lượng không khí được đánh giá
ở mức trung bình.
Khu vực phường Thuỵ Khuê, Cống vị (Ba đình), Nghĩa đô, Nghĩa Tân,
Thượng Thanh (Long Biên) , Sài Đồng, Bát Tràng (Gia Lâm), Tam Hiệp,
Tả Thanh Oai (Thanh Trì) chất lượng không khí cũng xếp vào loại trung
bình.

Đặc biệt, chất lượng không khí thấp vào loại 2 phải kể đến là ở các khu
phố cổ. Nếu chỉ nhìn vào bản đồ ô nhiễm công nghiệp thì khu vực này có
chất lượng không khí tốt. Trong khi đó, bản đồ mật độ giao thông, bản đồ
mật độ cây xanh, diện tích mặt nước chỉ ra đây lại là khu vực có mật độ
đường giao thông cao nhất trong khu vực Hà Nội và tỉ lệ diện tích không
gian xanh thuộc loại tương đối thấp. Vì vậy trên bản đồ tổng hợp chất lượng
không khí khu vực này chỉ ở mức trung bình.
Nhìn chung, các quận nội thành mới như Tây Hồ, Long Biên, Gia Lâm
chất lượng không khí còn khá tốt. Một số khu vực trong nội thành cũ có chất
lượng không khí tương đối tốt như khu vực Quảng trường Ba Đình, Ngọc
19

Khánh, Cống Vị, Khu vực Hồ Thiền Quang, Khương Mai, Khương Đình,
Đại Kim ( Thanh Xuân). Đây là những khu vực có tỉ lệ che phủ cây xanh và
diện tích mặt nước tương đối cao.

Hình 3.10. Bản đồ tổng hợp đánh giá chất lượng không khí khu
vực Hà Nội (cũ), tính đến các yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm (cả năm)
3.2.4. Khả năng ứng dụng của phương pháp đánh giá tổng hợp chất
lượng không khí
3.2.4.1. Ý nghĩa của bản đồ tổng hợp chất lượng không khí
Bản đồ chất lượng không khí tổng hợp có thể chỉ ra được tình trạng không
khí ở những khu vực khác nhau trong thành phố ở mức chất lượng không
khí tốt, trung bình hay kém. Chồng xếp các bản đồ thích hợp khác nhau sẽ
chỉ ra được chất lượng không khí tại những khu vực nhạy cảm trong thành
phố (các điểm nóng). Tùy vào mục đích sử dụng mà bản đồ này có những ý
nghĩa khác nhau, chẳng hạn như:
20

- Cung cấp thông tin cho người ra quyết định cân nhắc khi lựa chọn thêm

các dự án có khả năng phát thải chất ô nhiễm trong khu vực nếu như chất
lượng không khí khu vực ở mức kém hay trung bình;
- Cung cấp thông tin trong việc đặt trạm quan trắc chất lượng môi trường
không khí chính xác hơn (vì tại vị trí đặt trạm đã tính đến cả khả năng lọc bụi
của cây xanh và mặt nước);
- Cung cấp thông tin trong việc lựa chọn đầu tư vào các biện pháp cải
thiện chất lượng không khí;
- Là cơ sở khoa học trong việc thiết kế qui hoạch hệ thống cây xanh;
- Cung cấp thông tin cho cộng đồng về chất lượng không khí, đặc biệt
trong những quyết định đầu tư về bất động sản hay những dự án liên quan
đến sức khỏe cộng đồng.
3.2.4.2.Khả năng ứng dụng của phương pháp
• Trong trường hợp thiếu số liệu: có thể sử dụng phương pháp đánh giá
tổng hợp chất lượng môi trường không khí như đã đề xuất thông qua
cách đánh giá gián tiếp về mật độ đường giao thông, hay mật độ dân số
và chồng xếp các bản đồ chuyên đề của các yếu tố này (phương pháp
chập bản đồ môi trường) để cho kết quả tổng hợp.
• Xây dựng cơ sở khoa học để thiết kế khu vực trồng cây xanh hợp lý: Nếu
xây dựng được bản đồ mật độ dân số chi tiết đến cấp phường hay khu
dân cư, kết hợp với bản đồ tổng hợp có tính đến các yếu tố mật độ dân
số và chất lượng không khí, chúng ta có thể chỉ ra được những khu vực
cần thiết phải trồng thêm cây xanh.
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất chất lượng môi trường
không khí ở Hà Nội
3.3.1. Xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết định để quản lý chất lượng
không khí đô thị ở Hà Nội: Hệ thống này dựa trên hệ thống mô hình hóa
khuếch tán chất ô nhiễm, bản đồ kỹ thuật số và cơ sở dữ liệu có liên quan để
21

ước tính lượng khí thải và phân bố không gian của các chất ô nhiễm không

khí với sự trợ giúp của một phần mềm GIS.
3.3.2. Áp dụng “Hệ thống kiểm soát phát thải cho các thành phố đang
phát triển” đối với Hà Nội: Hệ thống này bao gồm 4 thành phần chính là
Hệ thống chỉ đạo và kiểm soát; Đánh giá các phương án kiểm soát; Kiểm
soát nguồn thải điểm; Kiểm soát nguồn thải di động.
3.3.3. Giải pháp liên quan đến cây xanh mặt nước
a) Lựa chọn sử dụng cơ chế tự nhiên như cây xanh, diện tích mặt nước
để giảm bớt chất ô nhiễm dưới góc độ sinh thái trong các đô thị. Cần nghiên
cứu, qui hoạch lựa chọn những điểm phù hợp trồng cây xanh trong thành
phố
b) Lựa chọn những loại cây trồng phù hợp, vừa có chức năng làm đẹp đô
thị, vừa có chức năng hấp thu bụi và các khí độc cao, đồng thời không phải
là những loại cây có khả năng phát thải ra VOCs gây ô nhiễm không khí.
c) Cần phải duy trì và phát triển cây xanh, bảo tồn mặt nước trong các đô
thị và các khu công nghiệp. Diện tích cây xanh cần đạt tỉ lệ 10-15% tổng diện
tích trong các khu công nghiệp và 15%-20% tổng diện tích trong đô thị.
d) Cần thực hiện nghiêm túc và đúng tiến độ việc Qui hoạch mạng lưới
không gian cây xanh và mặt nước đã được đưa ra trong Chương trình phát
triển tổng thể thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam (HAIDEP) năm
2007.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Luận án đã tiến hành phân tích, lựa chọn mô hình khuếch tán ISC 3 (có
bản quyền) để tính toán mức độ ô nhiễm không khí do tổng hợp các
nguồn điểm, nguồn đường, nguồn mặt (công nghiệp, giao thông, sinh
hoạt, xây dựng) gây ra đối với khu vực Hà Nội cũ. Các kịch bản khác
nhau đã được sử dụng để tính toán là năm 2007 (năm cơ sở), năm 2010
và dự báo cho năm 2020. Kết quả tính toán cho thấy sự biến động của
TSP không theo qui luật, phụ thuộc vào độ tăng giảm của các nguồn.
22


Năm 2007, nhiều khu vực ở Hà Nội bị ô nhiễm TSP, trong đó ô nhiễm
chủ yếu là do các nguồn thải công nghiệp tại những khu công nghiệp cũ
như Thượng Đình, Vĩnh Tuy – Mai Động và do giao thông. Mức ô
nhiễm TSP tương đối cao ở những khu vực này, có thể gấp 2-3 lần Qui
chuẩn cho phép. Năm 2010 ở một số khu vực quanh các khu công
nghiệp trên, khả năng ô nhiễm bụi đã giảm đi nhiều cả về diện và mức
độ ô nhiễm do một số nguồn thải cũ đã bị di dời hoặc giảm lượng thải.
Tuy nhiên, một số vùng ô nhiễm mới xuất hiện do phát thải nguồn mặt
bao gồm các hoạt động xây dựng và hoạt động sinh hoạt của người dân
ở một số khu vực đô thị hóa, mặc dù mức độ ô nhiễm không cao. Đến
năm 2020, môi trường không khí bị ô nhiễm TSP chủ yếu do ảnh hưởng
của các nguồn mặt và nguồn đường, không chịu ảnh hưởng của các
nguồn thải điểm do định hướng phát triển công nghiệp Hà Nội tập trung
vào những ngành ít phát thải chất ô nhiễm không khí. Nếu như có những
biện pháp quản lý và kiểm soát tốt, vào năm 2020 khu vực nội thành Hà
Nội không bị ô nhiễm TSP. Một hạn chế của kết quả tính theo mô hình
nói chung và ISC nói riêng là chưa phản ánh giá trị thực tế tại điểm tiếp
nhận do chưa tính đến khả năng lọc giữ bụi của cây xanh mặt nước.
2. Luận án đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng một qui trình đánh giá tổng
hợp chất lượng không khí có tính đến các yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm.
Theo phương pháp này, lần đầu tiên tác động tổng hợp của nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, cả yếu tố có lợi như
độ che phủ của cây xanh, mặt nước và yếu tố gây ô nhiễm như nguồn ô
nhiễm do công nghiệp, giao thông, …đã được tính đến trong bài toán
đánh giá chất lượng môi trường không khí. Mức độ ô nhiễm do công
nghiệp đã được tính toán thông qua chỉ tiêu tần suất những ngày có nồng
độ chất ô nhiễm vượt qui chuẩn. Ô nhiễm do giao thông được đánh giá
gián tiếp qua chỉ tiêu mật độ đường. Mức độ ô nhiễm do công nghiệp và
giao thông được phân làm 5 cấp và được đánh giá thông qua thang điểm
23


từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ ô nhiễm từ thấp đến cao. Yếu tố cây
xanh và mặt nước được định lượng thông qua việc tính toán tỉ lệ che
phủ của cây xanh và tỉ lệ diện tích mặt nước. Mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố này được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, tương ứng với tỉ
lệ diện tích cây xanh và tỉ lệ diện tích mặt nước từ cao xuống thấp. Ngoài
cách cho điểm các yếu tố có ảnh hưởng, còn xét tới trọng số (tầm quan
trọng) của chúng. Chất lượng không khí tổng hợp được đánh giá thông
qua chỉ số tổng hợp I và được phân hạng từ thấp đến cao, thể hiện bằng
các mầu trên bản đồ tổng hợp.
3. Bước đầu nghiên cứu xây dựng bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng
môi trường không khí cho thành phố Hà Nội theo qui trình đã đề xuất
đối với TSP. Luận án đã tiến hành phân hạng chất lượng môi trường
không khí Hà Nội theo cấp độ từ thấp đến cao. Những khu vực được
đánh giá là có chất lượng môi trường xấu nhất bao gồm một số phường
thuộc quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Khu phố cổ. Nhìn chung, các
quận nội thành mới như Tây Hồ, Long Biên có chất lượng môi trường
không khí tương đối tốt. Các khu vực gần hồ, sông, có diện tích che phủ
cây xanh lớn có chất lượng không khí tốt như khu vực Ngọc Khánh, Hồ
Tây, Lăng Bác Hồ. Đây là những khu vực có độ che phủ cây xanh và
diện tích mặt nước lớn.
4. Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi
trường không khí ở Hà Nội như: giải pháp về xây dựng một hệ thống hỗ
trợ quản lý chất lượng môi trường không khí, giải pháp về bảo tồn cây
xanh mặt, tăng diện tích mặt nước trên địa bàn Hà Nội.
KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc thiết kế, lựa chọn khu vực phù
hợp trồng cây xanh.
2. Ước tính khả năng lọc bụi của cây xanh ở Hà Nội.


24

×