Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
A. MỞ ĐẦU
I - Đặc vấn đề
1.Thực trạng của vấn đề
Năm học 2012 - 2013, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 3B. Đây là lớp học có độ tuổi đồng đều. Tổng số học sinh là 34 em , diện
chính sách khơng có,1 số em có diện hồn cảnh khó khăn .
Qua khảo sát thực tế đầu năm học, tôi nhận thấy việc đọc của học sinh còn
nhiều hạn chế: đọc chậm, vừa nhẩm vừa đọc, phát âm chưa chuẩn, đọc chưa trơi
chảy, chưa lưu lốt. Trong đó, việc phát âm chưa chuẩn một số từ ngữ có âm, vần,
thanh dễ phát âm sai là tình trạng phổ biến nhất. Đó là những tình trạng cịn tồn tại
đặc biệt là của học sinh lớp tôi chủ nhiệm khiến tơi ln băn khoăn, trăn trở và tìm
biện pháp khắc phục. Cụ thể qua việc khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
* Hạn chế:
- Một số em đọc còn chậm, vừa nhẫm vừa đọc, còn ê a, ngắc ngứ.
- Các em đọc sai các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai.
- Đa số học sinh chưa biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
*Kết quả cụ thể:
- Điểm 10: không có
- Điểm 9: 2 em
- Điểm 8: 4 em
- Điểm 7: 6 em
- Điểm 6: 10 em
- Điểm 5: 3 em
- Điểm dưới 5: 9 em
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Phân mơn Tập đọc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc
tiểu học, vì mơn này có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ môn như: Trau
dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm
thẩm mỹ, phát triển các năng lực trí tuệ, hỗ trợ tốt cho phân mơn tiếp cận ( Tập làm
văn, Chính tả, Luyện từ và câu).
Thực chất của vấn đề cảm thụ văn học ở nhà trường là giáo dục thẩm mỹ cho
học sinh bằng văn học. Khâu rèn đọc và khâu cảm thụ văn học là hai vấn đề quan
trọng nhất trong tiết dạy tập đọc, ln có quan hệ mật thiết với nhau. Đọc trơi chảy,
Đoàn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
mạch lạc giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn, và ngược lại, học sinh cảm thụ được
bài văn thông qua phần đọc trơi chảy, mạch lạc. Có đọc đúng, đọc trơi chảy thì học
sinh mới học tốt các phân mơn cịn lại của bộ mơn Tiếng Việt nói riêng và các mơn
học ở bậc tiểu học nói chung. Có thể nói phân môn Tập đọc là một trong những phân
môn quan trọng mà không một học sinh tiểu học nào dễ dàng bỏ qua. Vì vậy mà tơi
mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3” để làm sáng kiến
kinh nghiệm của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Lớp 3B, Trường Tiểu học Nhơn Hải, Năm học 2012 - 2013.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lí luận và thực tiển:
Qua tìm hiểu và kinh nghiệm của bản thân, tơi nhận thấy tình trạng này xảy
ra bởi do những nguyên nhân sau:
- Học sinh ham chơi hơn ham học, chưa có thái độ học tập đúng đắn., chưa
chịu khó học tập.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, chưa có ý
thức tự rèn đọc.
- Giáo viên chưa chú ý rèn đọc, kèm cặp những học sinh học yếu thiếu thường
xuyên và chưa kiên trì.
- Phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở thường xuyên việc học của con em
mình.
- Nguyên nhân chủ yếu của việc phát âm sai ở học sinh là do ngôn ngữ riêng
của địa phương, và "Cái phương ngữ " đó được các em sử dụng tương đối nhiều khi
giao tiếp ( nói và viết) , khiến người đọc, người nghe khó hiểu. Trong khi những
người gần gũi với các em, tiếp xúc với các em hằng ngày như ông, bà, cha , mẹ,
anh , chị, … của các em cũng nói sai. Khi đến trường, nơi các em học tập, nhận thức
ghi nhớ lại cũng có khơng ít giáo viên phát âm sai ( do phương ngữ) . Vì thế, một số
em cịn đọc sai là lẽ đương nhiên.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
* Các biện pháp tiến hành
- Trước tiên, tôi phân loại đối tượng học sinh để nắm được trình độ của từng
em, và thu được kết quả như đã nêu ở phần trên.
Đoàn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
- Để chuẩn bị kĩ việc rèn đọc cho học sinh , bản thân tơi đã kiên trì phấn đấu
để thực hiện tốt các mặt như: Đọc mẫu thật diễn cảm, biết "nghe" và "phát hiện " để
nhận xét, uốn nắm và hướng dẫn các em đọc đúng.
- Có những biện pháp gợi mở, dẫn dắt khéo léo, phù hợp giúp học sinh
hiểu bài văn, cảm thụ tốt bài văn.
tìm
Để từ đó các em có khả năng đọc đúng , trơi chảy và lưu loát ( thể hiện nội
dung cảm thụ bằng giọng đọc) , có cơ sở để trau dồi cách diễn đạt bằng ngôn ngữ
( thể hiện những cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết) .
Để đọc mẫu tốt, tôi đã rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kỹ thuật đọc
và năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài văn, bài thơ để cảm thụ sâu
sắc nhất , tinh tế nhất. Từ đó sẽ tìm được cách đọc hay, hấp dẫn đối với học sinh.
* Thời gian tạo ra giải pháp :
Học kì I - Năm học 2012 - 2013
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu :
Những năm gần đây cùng với sự phát triển và đầu tư của sự nghiệp giáo dục
đòi hỏi chất lượng giáo dục phải đầu tư và có hiệu quả. Trường chúng tơi đã qua
Đồn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
những năm phấn đấu việc dạy đọc, bên cạnh những thành công cũng còn nhiều hạn
chế, kỹ năng đọc của các em chưa được như mong muốn. Kết quả đọc của các em
chưa cao. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư
tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Vì thế giáo viên
cần đọc bài tập đọc với giọng thế nào? làm thế nào chữa lỗi phát âm cho học sinh để
các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, hiểu nội dung văn bản được đọc.
Làm thế nào phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu để cho những gì đọc được tác
động vào chính cuộc sống của các em. Đó là điều tơi ln băn khoăn, trăn trở, đã
thúc đẩy tôi suy nghĩ và đầu tư chăm lo chất lượng dạy học của mình, thúc đẩy khả
năng học của học sinh để theo kịp thời kỳ giáo dục cơng nghiệp hố hiện đại hố đất
nước.
II. Mơ tả giải pháp của đề tài :
1. Thuyết minh tính mới:
Trong tiết dạy Tập đọc, học thuộc lịng, tơi thường chọn những tiếng, từ học
sinh hay phát âm sai để hướng dẫn học sinh đọc luyện tiếng khó. Với những tiếng
đọc sai do phương ngữ, tôi thường đọc mẫu một đến hai lần, thậm chí tơi cịn đọc
mẫu nhiều lần, rồi cho học sinh đọc lại. Nếu học sinh đọc không được, tôi lại phải
hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn.
Ví dụ : Khi đọc các từ: "nhuần nhuyễn" , "trời chuyển tiết" tôi hướng dẫn các
em đọc từng tiếng như thế nào, lưỡi và môi, tiếng nào đọc phải cong lưỡi, tiếng nào
đọc phải trịn mơi. Với những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã thì phát âm như thế
nào ?
Cơng việc này quả thật cơng phu, địi hỏi mất nhiều thời gian nên yêu cầu cả
giáo viên và trị phải kiên trì, cố gắng.
Để luyện cho học sinh đọc đúng, tương đối chuẩn không phải chỉ trong một
số tiết là xong, mà có khi phải thực hiện trong cả một học kỳ hoặc cả một năm học.
Về hoạt động nối tiếp của kế hoạch bài dạy ở tiết tập đọc, học thuộc lịng, tơi
thường dự kiến trị chơi đọc đúng, đọc nhanh cho các em luyện tập. Trong các tiết
học luyện, tơi cịn cho các em sưu tầm, tìm tiếng các em hay đọc sai ( do phương
ngữ), các em tự nêu cách khắc phục ở người đọc. Vì vậy học sinh lớp tơi thực hiện
phần rèn đọc ở các tiết học rất có hiệu quả , đặc biệt các em rất thích học tiết luyện
thêm, thích được chấm điểm thi luyện đọc, thi tổ chức trò chơi trong phần luyện đọc.
* Đối với các bài thơ
Mỗi thể thơ có một cách tổ chức ngơn ngữ riêng, một cách đọc riêng. Tôi đã
chú ý khai thác các điểm khác nhau của mỗi thể thơ để tìm cách đọc đúng và hay
Đoàn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
nhất. Khi luyện đọc cho học sinh, tôi hướng dẫn cụ thể cách đọc làm rõ tính cách
điệu của thơ mà vẫn giữ nguyên vẻ tự nhiên của giọng đọc, tranh lên bổng, xuống
trầm một cách máy móc, giả tạo, cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ, phù hợp với nội
dung bài đọc.
Ví dụ
"…Về thăm q ngoại lịng em
Thêm u cuộc sống, thêm yêu con người
Em ăn hạt gạo lâu rồi,
Hôm nay mới gặp những người làm ra.
Những người chân đất thật thà,
Em thương như thể thương bà ngoại em".
( Về quê ngoại - Sách Tiếng Việt 3 -Tập 1)
* Đối với văn xuôi:
Thơ phản ảnh hiện thực bằng phương pháp trữ tình, cịn văn xi phải ánh
hiện thực bằng phương thức tự sự, miêu tả (ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của
tác giả). Mà ngôn ngữ của tác giả chính là lời dẫn chuyện, kể, tả,… Khi đọc cần
nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng ở cuối câu kể
vv. Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, nên phải đọc với giọng đối
thoại ( ngơn ngữ nói) .
Ví dụ :
"… Nghe đằng trước có tiếng hỏi:
- Bé con đi đâu sớm thế?
Kim Đồng nói:
- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.
Trả lời xong, Kim Đồng quay lại gọi:
- Gìa ơi! Ta đi thơi! Về nhà cháu còn xa đấy!...”
(Người liên lạc nhỏ-Sách Tiếng Việt 3- Tập1)
Để học sinh có cách đọc đúng, đọc hay tơi lưu ý học sinh một số yêu cầu sau:
+ Ngắt giọng biểu cảm:
Là cách ngắt giọng thiên về tình cảm, về sự rung động nội tâm mà không phụ
thuộc vào dấu câu, cách ngắt giọng này phụ thuộc vào tâm hồn người đọc.
Ví dụ:
Đồn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
"…
Rồi người ấy nghẹn ngào:
- Mẹ tôi là người miền Trung… Bà đã qua đời hơn tám năm rồi.
Nói đến đây người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đơi mơi mím chặt lộ vẻ đau
thương. Cịn Thun, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau mắt
rớm lệ …"
( Giọng quê hương - Sách Tiếng Việt 3 -Tập 2)
Ơ đoạn văn này, tôi cho học sinh đọc thể hiện ngắt giọng bằng nội tâm và
cảm xúc của riêng mình. Cách ngắt giọng của các em có khác nhau nhưng đều thể
hiện nỗi thương nhớ mẹ, yêu quý quê hương của các nhân vật trong bài tập đọc.
+ Chọn ngữ điệu thích hợp :
Tiếng Việt có kho ngữ điệu phong phú và đa dạng. Tơi đã vận dụng điều đó
vào đọc đúng, đọc hay bài văn, bài thơ . Đó là sắc thái giọng đọc ( Vui buồn, trang
trọng, dịu dàng, hồn nhiên,vv). Đó là tốc độ đọc, cách ngắt giọng, độ mạnh, độ dài
của giọng khi đọc.
Ngồi ra cịn dùng nét mặt, ánh mắt, nụ cười và các yếu tố phi ngôn ngữ tác
động đến người nghe ( phân môn Kể chuyện)
2. Khả năng áp dụng
- Thời gian áp dụng có hiệu quả từ học kì I năm học 2012- 2013 cho đến nay
- Đề tài này có khả năng thay thế giải pháp hiện có
- Khả năng áp dụng trong phạm vi lớp 3B và khối 3 của trường Tiểu học Nhơn
Hải
Đặc biệt trong tiết dạy tập đọc, tơi ln tạo khơng khí lớp vui tươi, thoải mái
để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng đợi chờ và chú ý khi nghe giáo
viên đọc. Ngồi ra, tơi cịn chú ý kỹ năng đọc thầm có chất lượng ở học sinh, giao
nhiệm vụ đọc và nêu câu hỏi định hướng, hoặc có biện pháp kiểm tra đánh giá cụ
thể. Tránh tiến hành qua loa, chiếu lệ.
Với một số em có thói quen đọc chậm, ê a , ngắc ngứ .Tôi kiên quyết sửa trên
lớp bằng hình thức cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần, có thể được đọc nhiều
lần ở yêu cầu bài tập, nội dung bài tập trong các phân môn khác ( Toán, Tập làm
văn, Luyện từ và câu…)
Một số em có năng lực đọc cịn hạn chế , tơi đã kiên trì luyện đọc từng bước,
kể cả cho các em thực hành nhiều ở tiết luyện nói ( phân mơn Tập làm văn).
Ví dụ :
Đồn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
Lúc đầu tôi luyện đọc cho các em từng tiếng mà các em hay đọc sai, sau đó là
cả câu, cả đoạn, rồi cả bài.
Việc cho các em học sinh thảo luận tập thể, thảo luận nhóm về cách đọc một bài
cũng là một việc làm bổ ích, vì phát huy tính tích cực của học sinh .
Việc nhận xét cách đọc của bạn cũng là một cách hay để phát huy tính sáng
tạo của học sinh khi đọc.
Về kỹ thuật đọc và biểu thị tình cảm, tơi để học sinh tự chủ, không áp đặt. Từ
những câu phát biểu, đề xướng cách đọc của học sinh, tôi dựa vào đấy rồi sửa chữa
và nhắc lại cách đọc để học sinh hiểu, nắm kĩ chính xác cách đọc.
Ví dụ :
Em này tơi yêu cầu đọc một đoạn của bài, em khác lại chỉ đọc một tiếng khó
hoặc một câu đối thoại. Có khi tôi để các em tự lựa chọn những câu, những đoạn mà
em thích nhất và đọc lên.
Trong khi các em đọc, tơi đã kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách đọc cho học sinh
một cách chân thành, cụ thể. Để động viên học sinh đọc tốt, tơi khuyến khích các
em đọc biểu lộ tình cảm riêng mang tính sáng tạo, khơng rập khn, bắt chước giáo
viên.
Giờ tập đọc có thêm u cầu đọc thuộc lịng, tơi dành thời gian và khuyến
khích học sinh học thuộc, đọc diễn cảm tốt vài câu hoặc một hay hai đoạn tại lớp
để gây hứng thú cho việc học sinh học tiếp ở nhà.
Việc kiểm tra, ôn luyện học sinh đọc thuộc, nhớ lâu, đọc tốt nhiều bài văn, bài
thơ đã học cũng là một biện pháp mà tôi thường xuyên quan tâm bằng nhiều hình
thức ( trên lớp, ở nhà, ngoại khố).
- Về hoạt động ngoại khoá: Để thúc đẩy cho việc rèn đọc tốt, tơi đã tổ chức
cho từng nhóm, từng cá nhân thi đọc đúng, đọc hay, tổ chức đọc đóng vai trong các
bài có nhiều nhân vật.
Các giải pháp bổ trợ:
- Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của
học sinh , đặc biệt là những em học yếu.
- Giáo viên luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và đồng nghiệp.
- Phụ huynh cần dành nhiều thời gian để quan tâm, động viện các em.
- Học sinh phải nêu cao ý thức tự học, tự rèn, tích cực học tập.
- Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập.
Đoàn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
- Tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu buổi, các bổi học ngoại khố có chất lượng:
Thi đua nhóm đơi cách đọc một đoạn văn, đoạn thơ hay các từ ngữ khó.
- Cán bộ phụ trách học tập của lớp phải nhiệt tình, có năng lực để quản lí lớp.
- Học sinh phải nêu cao tinh thần phê và tự phê để cùng nhau tiến bộ.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội
Sau gần một năm giảng dạy ở lớp 3B , với những biện pháp nêu trên, việc học
của lớp tôi đã đạt được những kết quả như sau:
- Học sinh hứng thú hơn trong việc đọc và cảm thấy yêu thích phân mơn này.
Số học sinh đọc chưa đạt u cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh trung bình về
phần đọc đã được nâng loại.
Khảo sát bài tập đọc: “ Buổi học thể dục” , tôi thu được kết quả như sau:
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh đọc trôi chảy, ngắt nhịp đúng lúc, nhấn giọng đúng chỗ, lên
xuống, nhanh chậm tuỳ lúc với bài văn.
- Nhiều em đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai.
- Khơng cịn học sinh đọc ê a, ngắc ngứ.
- Nhiều em đã biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
- Một số em khơng chỉ đọc trơi chảy, đọc lưu lốt mà cịn diễn đạt tình ý cơ
bản của bài văn bằng giọng đọc có xúc cảm .
- Các em đọc thầm nhanh hơn.
* Hạn chế:
- Bên cạnh đó có một số em tốc độ đọc cịn chậm, đơi lúc cịn phát âm sai các
từ ngữ có âm, vần, thanh khó đọc .
- Một số em chưa biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
* Kết quả cụ thể:
- Điểm 10: 5
- Điểm 9: 10 em
- Điểm 8: 6 em
- Điểm 7: 9 em
- Điểm 6: 3 em
- Điểm 5: 1 em
- Điểm dưới 5: khơng có
Đồn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
C. KẾT LUẬN
Sự thành công trên là do tôi đã trực tiếp chỉ đạo đến từng học sinh trong lớp,
kết quả đạt được mặc dầu chưa thật cao nhưng đó là bước khởi đầu của học sinh với
sự cố gắng rèn luyện vươn lên cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên
chủ nhiệm và sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh đã nhắc nhở các em trong việc học
bài ở nhà. Tôi nhận thấy giáo dục các em bằng tình cảm chân thành, bằng tấm lịng
say mê nghề nghiệp của những người giáo viên đứng trên bục giảng.
- Ln tham khảo tài liệu có liên quan đến bộ môn Tiếng Việt để lựa chọn
phương pháp đầu tư thích hợp vào từng giờ dạy để phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ năng giao tiếp để học sinh lĩnh hội
kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
- Phải tôn trọng nhân cách học sinh.
Mặt khác giáo viên phải luôn kết hợp biện pháp giáo dục, luôn tranh thủ vận
động các gia đình hội phụ huynh, các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường,
kết hợp với khả năng sư phạm sẵn có của bản thân để tìm ra phương pháp tối ưu nhất
giúp các em học tập tốt. Khi thực hiện dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp tơi thấy
Đồn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
dễ dạy và học sinh rất hứng thú học tập, không nhàm chán có tiến bộ cả về tâm lý và
khả năng tiếp thu môn tập đọc.
Đặc biệt trong thời đại hiện nay giáo dục tiểu học là rất quan trọng vì "Bậc
tiểu học là bậc học nền tảng" phải đổi mới giáo dục là tiền đề cho sự phát triển xã
hội mà con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Bởi vậy nâng cao chất lượng
dạy học trong Tiếng Việt nói chung và phân mơn tập đọc nói riêng trong trường học
là rất quan trọng vì học tốt mơn này các em mới có nền móng để học tập tốt các môn
học khác.
Trên đây là một số việc làm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu
phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp tôi. Bước đầu đã mang lại kết quả khả
quan so với yêu cầu. Song tơi thấy cơng tác tìm hiểu nghiên cứu các biện pháp để
dạy cho học sinh không dừng lại ở mơn tập đọc, cần phải tìm hiểu thêm nhiều môn
học khác nữa.Tôi rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý để sáng kiến này
được hồn thiện hơn.
Người thực hiện
Đoàn Văn Thạnh
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHUN MƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHƠN HẢI
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đồn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đoàn Văn Thạnh
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
.......................................................................................
Trang 1
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
..................................................................................
Trang 1
1. Thực trạng .......................................................................................... Trang 1
2. Ý nghĩa và tác dụng ............................................................................ ....Trang 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ .. Trang 2
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................................... ..........
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Trang 2
...................................................................Trang 2
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp .....................
Trang 2,3
B. NỘI DUNG .................................................................................. ............. Trang 4
I. MỤC TIÊU ....................................................................................... .......Trang 4
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI .............................................. ........Trang 4
1. Tính mới của đề tài................................................................................... Trang 4,5,6
2. Khả năng áp dụng
.................................................................................. Trang 6,7,8
3. Lợi ích kinh tế xã hội ............................................................................... Trang 8,9
C. KẾT LUẬN .........................................................................................
--------------------------
Đoàn Văn Thạnh
Trang 10
Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3
Đoàn Văn Thạnh