Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY PHÂN MÔN NHẠC LÍ TẬP ĐỌC NHẠC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRI PHƯƠNG .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.41 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2013 – 2014.
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỂ DẠY PHÂN MÔN NHẠC LÍ -TẬP ĐỌC NHẠC
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRI PHƯƠNG .
Người thực hiện: Lê Thị Ánh Hằng
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Nguyễn Tri Phương.
Tháng 4 năm 2014
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Phong Chương ngày 15 tháng 4 năm 2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2013-2014
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỂ DẠY PHÂN MÔN NHẠC LÍ-TẬP ĐỌC NHẠC
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRI PHƯƠNG.
I. Sơ lược lí lịch:
- Họ, tên: Lê Thị Ánh Hằng. Bí danh: Không. Nam,(Nữ): Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh: 14/11/1978.
- Quê quán: Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Trú quán: 146B - Phan Chu Trinh, phường Phước Vĩnh, TP Huế.
- Đơn vị công tác: trường THCS Nguyễn Tri Phương, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chức vụ: Giáo viên, Tổ phó tổ Xã hội B.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - CĐSP Âm nhạc.
- ĐHSP Giáo dục chính trị.
* Những thuận lợi, khó khăn của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ:


1. Thuận lợi:
- Bản thân luôn nhận được sự quan tâm của BGH nhà trường, của quý đồng
nghiệp, đặc biệt là sự trao đổi chân tình, thẳng thắn của tổ trưởng và các thành
viên trong tổ chuyên môn.
- Bản thân được đào tạo bài bản, được phân công công tác phù hợp với sở
trường, có kinh nghiệm trong công tác, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, trình độ
chuyên môn vững vàng, được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy và học mới,
có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Có mối quan hệ gần
gũi thân thiết với học sinh nên thường xuyên nắm bắt được những thông tin
2
phản hồi từ các em, nhờ vậy nên đã có những điều chỉnh nhằm phù hợp hơn
trong quá trình giảng dạy.
- Trong năm học vừa qua, bản thân cũng đã luôn cố gắng học hỏi để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Đã tham gia các buổi chuyên đề của
trường, của Phòng, chủ động xin dự giờ các đồng nghiệp ở các trường lân cận để
trao đổi, đúc rút thêm kinh nghiệm, thường xuyên lên mạng internet để tham
khảo thêm các tài liệu, các bài giảng của các thầy cô giáo cùng bộ môn trên cả
nước. Nhiệt tình tham gia các hội thi như giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp
huyện. cấp tỉnh.
-Luôn có tư tưởng chính trị vững vàng, hoàn thành tốt mọi công việc được
giao.
2. Khó khăn
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc còn nhiều hạn chế như: băng,
đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm
nhạc còn thiếu nhiều, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác còn rất ít,
giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học, chưa có phòng chức
năng dành riêng cho bộ môn, số phòng học được trang bị máy chiếu còn quá ít.
Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương phần lớn là con em gia đình
khó khăn, phụ huynh làm nghề nông hoặc buôn bán nhỏ, các em ít được quan
tâm đến việc học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng bởi tâm lý phân

biệt môn chính, môn phụ của xã hội ngày nay. Mặt khác, các hoạt động văn hóa-
văn nghệ diễn ra trên địa bàn còn rất hiếm, điều đó ảnh hưởng lớn đến khả năng
phát triển năng khiếu và thị hiếu thẩm mỹ của các em.
II. Sơ lược về tình hình đơn vị:
*Tóm tắt tình hình đơn vị :
Năm học 2013 -2014 trường THCS Nguyễn Tri Phương cùng với toàn
ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập của đất
nước.
Trường THCS Nguyễn Tri Phương nằm trên địa bàn xã Phong Chương, cơ
sở vật chất có 16 phòng, trong đó gồm 1 phòng ban giám hiệu, 1 phòng thư viện,
1 phòng thiết bị đồ dùng dạy học, 1 phòng hội đồng, 1 phòng văn thư và đội, 1
3
phòng chức năng bộ môn lí, kỹ ; còn lại 12 phòng học cho 18 lớp học hai ca
sáng và chiều .
Trường gồm 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên. được phân chia thành 6 tổ : 5
tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng. Trường có 1 chi bộ gồm 12 Đảng viên . Có
35/35 giáo viên đạt chuẩn ( đại học 27/35, cao đẳng 8/35 ). Có 4 giáo viên hiện
đang theo học đại học.
Kết quả năm học 2013-2014 chất lượng giáo dục của trường được nâng
cao, học sinh giỏi đạt 5,36 %, HS khá 37,3 % ( học kì I ) .Thi học sinh giỏi
Huyện đạt 4 giải (1 giải nhì môn sinh, 1 giải ba địa 8, 1 giải khuyến khích sử 9,
1 giải khuyến khích vật lí 8), thi viết chữ đẹp học sinh lớp 6 cấp Huyện đạt 3
giải (1 giải ba, 2 giải khuyến khích). Thi học sinh giỏi Tỉnh đạt 2 giải( 1 giải ba
môn Sinh và 1 giải khuyến khích môn Sử) Thi giáo viên viết chữ đẹp bậc THCS
đạt 1 giải khuyến khích, thi giáo viên giỏi Tỉnh đạt 2 giải (1 giải nhì môn Âm
nhạc, 1 giải có tiết dạy tốt nhất môn Âm nhạc) Có 4 giáo viên giỏi Tỉnh và 8
giáo viên giỏi Huyện .
Với đặc điểm tình hình đó, trong năm học qua, trường THCS Nguyễn Tri

Phương gặp những thuận lợi khó khăn như sau :
*Thuận lợi :
+Trường được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng mà trực tiếp là
chi bộ, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn chỉ đạo
của SGD&ĐT Thừa Thiên Huế và PGD&ĐT Phong Điền .
+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số luợng , đạt chuẩn, có tâm
huyết với nghề, yêu thương học sinh, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
để hoàn thành nhiệm vụ .
*Khó khăn :
+ Địa phương là vùng bãi ngang, thuộc vùng khó khăn trọng điểm của tỉnh
nên ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giáo dục của năm học, vấn đề xã hội
hoá giáo dục cũng gặp nhiều trở ngại.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học chưa đầy đủ, các nguồn lực
và điều kiện phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu .
+ Đa số giáo viên ở xa, ngoài địa phương, điều kiện đi lại sinh hoạt khó
khăn nên có phần ảnh hưởng đến công tác.
4
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy
mạnh và đạt hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy là một giờ
học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức- luyện tập kĩ năng sẽ được
cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học, giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào
bài học và chất lượng giờ học được nâng cao Tất cả các môn học đều có đặc
thù khác nhau, vì vậy, việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học
cũng khác nhau, nhưng nhìn chung, ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc
làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học, từng bước đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu
bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập
hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình nhằm
đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc là một sự đổi mới trong
phương pháp giảng dạy Âm nhạc ở cấp THCS. Hiện nay, ngoài các thiết bị nghe
-nhìn rất phong phú và hiện đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm cũng được
phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu và ứng dụng một chức năng nhỏ trong
các phần mềm ấy và đưa vào trong dạy Âm nhạc sẽ rất thuận tiện, bởi tính năng
chung của các phần mềm này là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải
có kiến thức chuyên sâu về máy tính, giáo viên có thể kết hợp các phần mềm
này trong giáo án điện tử, đảm bảo việc truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ
năng cho học sinh sẽ được thực hiện một cách sinh động.
Môn Âm nhạc ở bậc THCS được chia làm 3 phân môn đó là Học hát, Nhạc
lí-Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Trong đó phân môn Nhạc lí-Tập đọc
nhạc luôn là một thách thức đối với giáo viên, bởi phân môn này thường xuyên
đề cập đến những kiến thức lí thuyết khô khan, những thuật ngữ khó hiểu, xa lạ.
Ngoài ra, còn đòi hỏi các em phải giải mã, khám phá ra giai điệu của một đoạn
nhạc, một bài hát dựa vào những kí hiệu âm nhạc Đó là một một yêu cầu khó
khăn bởi đa số học sinh không có năng khiếu, môn Âm nhạc lại là một môn học
ít được coi trọng, các em thường có suy nghĩ đây chỉ là môn học nhằm giải trí
sau những giờ học Toán, Văn dầy căng thẳng nên ít chịu khó tìm tòi, suy nghĩ,
chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Vì thế nên mỗi khi đến phân môn Nhạc lí-Tập
5
đọc nhạc, đa số các em đều có cảm giác lo sợ, chán nản, giờ học trở nên căng
thẳng, nặng nề.
Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm qua, bản thân tôi đã luôn
nỗ lực tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp nhằm tạo ra những giờ học
sôi nổi, lôi cuốn học sinh, một trong những phương pháp đó là ứng dụng CNTT
vào soạn giảng, và rất đáng mừng là phương pháp này đã thu lại những kết quả
khả quan.Vì thế, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng CNTT
vào dạy học với đề tài cụ thể là “Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phân
môn Nhạc lí-Tập đọc nhạc ở trường THCS Nguyễn Tri Phương”.
IV. Những giải pháp chính của SKKN:

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học có thể
sử dụng rất nhiều các phương tiện dạy học như sau:
- Đèn chiếu Overhead.
- Video-projector.
- Phần mềm dạy học.
- Công nghệ kiểm tra trên vi tính.
- Sử dụng Internet
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bày việc sử dụng Video-projector
và phần mềm ENCORE vào soạn giảng phân môn Nhạc lí-Tập đọc nhạc.
*Giải pháp 1: Đối với Nhạc lí:
Minh họa kiến thức bằng âm thanh và hình ảnh: Giúp học sinh nghe được
âm thanh và quan sát hình ảnh để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của
kiến thức nhạc lí.
Ví dụ: Bài 3 – Tiết 9( lớp 9) Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng
- Để cho học sinh hiểu dịch giọng là gì? Giáo viên đàn cho học sinh nghe
và hát 1 câu hát trong bài hát “ Nụ cười” với 3 giọng khác nhau để các em cảm
nhận.
6
- Sau đó cho học sinh nghe và hát lại một lần trên máy.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Dịch giọng là gì?
- Học sinh trả lời:
=> Là sự chuyển dịch độ cao-thấp của một bài hát cho phù hợp với tầm
cử giọng của người hát.
Giáo viên đăt câu hỏi: Khi dịch giọng một bài hát hay bản nhạc em có nhận
xét gì?
- Học sinh quan sát trên màn hình để nhận xét
7
=>Khi dịch giọng, trên bản nhạc có thay đổi về hóa biểu và tên nốt nhạc
nhưng giai điệu, tính chất và lời ca của bài hát không thay đổi.
* Giới thiệu kiến thức: Mục tiêu là giúp học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm,

tính chất, tác dụng của những kiến thức nhạc lí.
Ví dụ: Bài 7 – Tiết 28 lớp 6) Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong
bản nhạc.
Giáo viên giới thiệu trên máy về “dấu nối, dấu luyến”: Cách viết, tác dụng,
sự khác nhau của hai loại dấu này.
Học sinh ghi nhớ
- Các kí hiệu tiếp theo trình bày tương tự.
8
- Sau đó giáo viên minh họa các bài hát cụ thể để học sinh quan sát, phân
biệt được các kí hiệu.
9
=> Qua hình ảnh, âm thanh giúp học sinh nhận ra vài trò của nhạc lí, phân
biệt được đặc điểm, tính chất, nội dung của bài học.
*Giải pháp 2: Đối với phần Tập đọc nhạc:
Ứng dụng phần mềm ENCORE vào soạn giảng.
Ưu điểm của phần mềm ENCORE là có thể tạo một bản tập đọc nhạc được
thực thi động giống y hệt bản tập đọc nhạc được in trong sách giáo khoa. Từ
cách thể hiện về hình thức lẫn kết cấu câu nhạc, ô nhịp , điều này giúp học sinh
dễ quan sát bởi các bài tập đọc nhạc đều được trích từ các ca khúc và thường là
rất ngắn. Bài tập đọc nhạc được thể hiện trên toàn màn hình giúp giáo viên có
thể hướng dẫn cách thực hiện các kí hiệu, cao độ, trường độ dễ dàng, học sinh
dễ nắm bắt. Phần mềm ENCORE khi được sử dụng để thực hiện bài tập đọc
nhạc sẽ có tiếng phách gõ và được hiển thị trên màn hình một cách chính xác, rõ
ràng. Chức năng biểu diễn theo các kí hiệu âm nhạc soạn sẵn được thực hiện tự
động, học sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các âm hình
tiết tấu. Với phần mềm này, nếu giáo viên tạo được bản tập đọc nhạc giống với
cách trình bày trong sách giáo khoa thì hiệu quả bài dạy sẽ rất tốt. Tập đọc nhạc
là một phân môn khó với đa số học sinh, nếu các em chuẩn bị bài ở nhà và khi
quan sát trên màn hình với cách trình bày giống y hệt các em đã soạn thì việc
thực hành bài tập đọc nhạc sẽ được tiến hành một cách dễ dàng. Phần mềm

ENCORE có khả năng hiển thị toàn màn hình, do đó giáo viên có thể tận dụng
10
tối đa diện tích của màn hình chiếu để hiển thị bài tập đọc nhạc rõ ràng bằng
cách sử dụng công cụ Custom View trên thanh công cụ và nhập vào tỉ lệ %
tương ứng. Để tạo sự chú ý ở một số kí hiệu, hình nốt đặc biệt, hay đơn giản là
muốn đổi màu sắc cho toàn bộ bài tập đọc nhạc để lôi cuốn hơn thì giáo viên có
thể sử dụng chức năng đổi màu sắc cho các đối tượng trong bản nhạc ở mục
Score Color (trình đơn View).
V. Kết quả và dự đoán ảnh hưởng có sức lan tỏa mà sáng kiến kinh
nghiệm mang lại trong phạm vi toàn Huyện.
Qua thực tế áp dụng đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy phân
môn Nhạc lí-Tập đọc nhạc ở trường THCS Nguyễn Tri Phương” tôi thấy chất
lượng dạy & học của cô trò chúng tôi đã tăng lên, đa số các em đều rất hứng thú,
tiết học Nhạc lí-Tập đọc nhạc được tiến hành nhẹ nhàng hơn, lôi cuốn hơn, phát
huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của HS.
Đối với bản thân, trình độ tin học của tôi được nâng lên rõ rệt, tôi đã thành
thạo hơn trong các kỹ năng soạn giảng, sử dụng máy móc, tìm kiếm và xử lí
thông tin, tư liệu, tài liệu dạy học. Đặc biệt năm học 2013-2014, tôi đã tham dự
hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, nhờ việc ứng dụng CNTT vào dạy học, tôi
đã vinh dự giành được 2 giải là Giải nhì (không có giải nhất) và giải “Giáo viên
có tiết dạy tốt nhất” trong môn Âm nhạc.
Với học sinh, khi được học và thực hành âm nhạc bằng những thiết bị công
nghệ và các phần mềm được ứng dụng, đa số các em đều rất thích thú và chất
lượng thực hành cũng cao hơn hẳn. Giờ học Nhạc lí-Tập đọc nhạc được tiến
hành nhẹ nhàng, lôi cuốn, đối với các em có năng khiếu thì việc tiếp thu và thực
hành bài học trở nên đơn giản và chất lượng hơn, còn các em chưa phát triển
được năng khiếu thì tích cực hơn trong học tập. Các em đã có sự chuyển biến rất
rõ ràng, tất cả học sinh đều không còn sợ giờ học Nhạc lí-Tập đọc nhạc như
trước, đa số các em đã mạnh dạn xung phong thể hiện các bài tập đọc nhạc trước
bạn bè, thầy cô, nhiều em đã tự sáng tác được lời mới phù hợp với giai điệu và

có ý nghĩa giáo dục tốt, kết quả học tập bộ môn Âm nhạc nhờ đó cũng được
nâng lên, cụ thể trong hai năm học gần đây không có học sinh nào trốn tiết, tất
cả các em đều được xếp loại Đạt.
Năm học Đạt Chưa đạt
11
2011-2012 98% 2%
2012-2013 100% 0%
2013-2014 100% 0%
Với kết quả đạt được như vậy, tôi hi vọng rằng phương này sẽ được các
thầy cô giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong toàn huyện Phong Điền áp dụng và sẽ
đạt được kết quả như mong muốn: Giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn mỗi
khi đến phân môn Nhạc lí-Tập đọc nhạc chứ không còn cảm thấy chán nản, lo
sợ nữa. Cũng thông qua đó, mối quan hệ giáo viên-học sinh sẽ ngày càng thân
thiện, gắn bó hơn. Nếu những giáo viên giảng dạy Âm nhạc chịu khó tìm hiểu
và ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy Nhạc lí-Tập đọc nhạc, chắc
chắn rằng sẽ góp phần tạo hứng thú và nâng cao chất lượng của học sinh đối với
phân môn này.
VI. Kết luận:
Trong những năm chưa có điều kiện để ứng dụng CNTT trong dạy học,
thiết bị dạy học chỉ có đàn và máy cassette, đối với những học sinh có năng
khiếu thì việc học có phần đơn giản, nhưng đa số học sinh khác thì giờ học nhạc
đối với các em là rất khó khăn, các em thường hay né tránh khi giáo viên yêu
cầu thực hành. Từ khi nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học với
tất cả các môn, chất lượng giờ dạy đã được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với
môn học và đã đạt được những kết quả rất tốt.
Nhu cầu ứng dụng CNTT là rất cần thiết với tất cả các bộ môn. Trước đây,
muốn thực hiện một giờ dạy có nhiều tranh ảnh, âm thanh để minh họa thì giáo
viên phải vất vả từ khâu chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị phòng học cho đến quá trình
lên lớp, thì nay, với các thiết bị công nghệ, việc chuẩn bị nhẹ nhàng hơn rất
nhiều. Vì thế, đầu tư cho CNTT trong trường học cũng chính là đầu tư để phát

triển giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học.
Thực tế từ công tác tôi xin nêu một vài kiến nghị như sau:
 Tiếp tục tăng cường hỗ trợ thiết bị CNTT cho trường học, tạo điều kiện
để nhà trường có kinh phí mua sắm thiết bị.
 Tập huấn về sử dụng các thiết bị phần mềm mới để tạo điều kiện cho
giáo viên có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu và sử dụng.
 Mua bản quyền các phần mềm đã được trãi nghiệm, tạo điều kiện cho
giáo viên được sử dụng phần mềm hợp pháp và đầy đủ tính năng. Đa số phần
mềm hiện nay đều tự tìm kiếm trên Internet hoặc có được từ các đĩa CD sao
12
chép bất hợp pháp. Phần mềm dạng này có thể hoạt động không ổn định và mất
đi một số tính năng quan trọng.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế trong những năm giảng dạy vừa
qua, việc ứng dụng CNTT có thể nói là không mới mẽ gì so với các ngành nghề
khác, nhưng với giáo dục, do còn hạn chế nhiều mặt như thiết bị, kinh phí… nên
cũng còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu và thử
nghiệm những phần mềm mới, sử dụng các thiết bị công nghệ sẵn có ở đơn vị
công tác, ứng dụng trong giảng dạy và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất
định. Song, đó chỉ mới là kinh nghiệm của một cá nhân nên tôi nghĩ rằng sáng
kiến kinh nghiệm này cũng chưa phải là hoàn hảo, sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót,
mong rằng trong quá trình xem xét, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp sẽ có
thêm những lời nhận xét, góp ý thật chân thành, bổ sung thêm những ý tưởng
hay hơn, bổ ích hơn nhằm thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học, để tất cả chúng ta-những giáo viên tâm huyết với nghề-có thêm hành
trang phục vụ cho chuyên môn của mình ngày càng tốt hơn nữa.
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG
Xếp loại:……………
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
HIỆU TRƯỞNG

Lê Thông
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN




XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN:
Xếp loại:…….
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
13

×