Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.16 KB, 8 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong
những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử nói chung và trong xét xử vụ án dân sự
nói riêng. Nguyên tắc này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có giá trị
pháp lý cao và được đảm bảo thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, việc đảm bảo thực hiện
nguyên tắc này ở nước ta vẫn còn một số bất cập, hạn chế, khiến cho nguyên tắc này
chưa thực sự phát huy được hết ý nghĩa của nó.
NỘI DUNG
I, LÝ LUẬN CHUNG
1, Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật
1.1, Khái niệm
Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một nguyên
tắc cơ bản trong Luật TTDS Việt Nam, thể hiện tư tưởng, định hướng trong hoạt động
xét xử các vụ việc dân sự. TP và HTND độc lập khi xét xử, tự mình quyết định việc giải
quyết các vụ việc dân sự mà không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của cá nhân, cơ quan,
tổ chức nào cũng như của chính các thành viên HĐXX và tự chịu trách nhiệm về quyết
định của mình. Tuy nhiên, độc lập không có nghĩa là tùy tiện mà phải căn cứ vào pháp
luật để xét xử.
Ngoài việc tuân theo các quy định của pháp luật, TP và HTND chỉ tuân thủ các
quy tắc xét xử. Điều này nhằm tránh mọi sự lạm dụng quyền lực của các TP, cũng như
để cho các TP tránh được mọi áp lực từ phía các cơ quan Nhà nước.
Độc lập xét xử là một nguyên tắc Hiến định. Trong TTDS, TA độc lập ngay từ khi
đương sự nộp đơn khởi kiện lên TA và TA thụ lý đơn khởi kiện. TP và HTND tuy độc
lập xét xử nhưng phải trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. TA chỉ thụ
1
lý vụ án khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của
đương sự. Trong quá trình tố tụng, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung các
yêu cầu của mình; có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án không trái
pháp luật và đạo đức xã hội. Như vậy, TA mặc dù giữ vai trò chủ định, độc lập xét xử và
chỉ tuân theo pháp luật, song việc giải quyết vụ án dân sự vẫn phải dựa trên cơ sở tôn


trọng sự thỏa thuận giữa các bên đương sự về việc giải quyết vụ án.
1.2, Ý nghĩa
Nguyên tắc này là cơ sở , nền tảng để xây dựng, thực hiện các quy phạm khác
của pháp luật TTDS . Đồng thời, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
xét xử các vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và công cuộc
cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cụ thể:
Thứ nhất, đây là một trong những nguyên tắc nền tảng để tiến tới xây dựng nhà
nước pháp quyền, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của nhân dân, ổn định các quan hệ kinh tế - xã hội trong giao lưu dân sự.
Thứ hai, việc thực hiện đúng và đầy đủ nguyên tắc này góp phần đảm bảo, nâng
cao chất lượng xét xử; khẳng định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của TP và HTND
trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự.
Bên cạnh đó, độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật còn bảo đảm một môi
trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh, các quyền cơ bản của mỗi con người trong xã
hội được đảm bảo, góp phần vào công cuộc phòng chống tham nhũng.
2, Cơ sở pháp lý của nguyên tắc
Đây là một nguyên tắc Hiến định, được quy định từ Hiến pháp năm 1959. Tại
Hiến pháp năm 1992, nguyên tắc TP và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nói
chung được quy định tại Điều 130. Sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của TP và
HTND trong lĩnh vực TTDS nói riêng được quy định tại Điều 12 BLTTDS: “Khi xét xử
vụ án dân sự, TP và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật…”.
2
II, NỘI DUNG NGUYÊN TẮC
1, Khi xét xử, TP và HTND độc lập
1.1, Khi xét xử, TP và HTND độc lập với các yếu tố bên ngoài
1.1.1, Khi xét xử, TP và HTND độc lập với VKS
Xét xử vừa là hoạt động chấp hành pháp luật, vừa là hoạt động áp dụng pháp
luật. Do vậy, TA phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trước khi áp
dụng đối với các đối tượng khác. Để đảm bảo được điều này thì hoạt động xét xử của
TA được đặt dưới sự giám sát của VKS.

Theo khoản 1 Điều 197 Điều 234 BLTTDS 2004, Kiểm sát viên có quyền phát
biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của TP,
HĐXX; việc chấp hành pháp luật của người tham gia TTDS… Tuy nhiên, những ý kiến
này chỉ mang tính chất khuyến nghị và không có ý nghĩa trực tiếp làm thay đổi hành vi
tố tụng và phán quyết của HĐXX. Khi xét xử, TP và HTND phải căn cứ vào các tài
liệu, chứng cứ đã được kiếm tra, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, đối chiếu với các quy
định của pháp luật và trên cơ sở nhận định, đánh giá của mình để ra bản án, quyết định
giải quyết vụ án dân sự và có quyền kết luận khác với ý kiến của VKS. Hoạt động kiểm
sát xét xử trong TTDS của VKS không làm ảnh hưởng tới nguyên tắc TP và HTND xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
1.1.2, Khi xét xử TP và HTND độc lập với TA các cấp
Việc chỉ đạo của Chánh án đối với việc giải quyết vụ việc dân sự không phải là
duyệt án mà chỉ là định hướng, hướng dẫn các TP áp dụng đúng pháp luật. Quyền quyết
định cuối cùng vẫn thuộc về HĐXX, nếu sai, HĐXX phải chịu trách nhiệm về phán
quyết của mình. Nguyên tắc trao đổi án cũng chỉ giúp TP xem xét vụ án ở nhiều góc
cạnh, hạn chế những sao sót chứ không bắt buộc TP phải tuân theo.
Trong mối quan hệ giữa các cấp xét xử: Trong xét xử phúc thẩm, HĐXX phúc
thẩm hoàn toàn độc lập với những nhận định của TA cấp sơ thẩm về nội dung của vụ án.
HĐXX phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho TA cấp sơ thẩm
3
xét xử lại vụ án, nhưng không có quyền yêu cầu TA cấp dưới công nhận hay bác bỏ
những chứng cứ nào trong quá trình xét xử lại vụ án, cũng như không có quyền yêu cầu
TA cấp dưới xét xử theo những nhận định của mình. TA cấp sơ thẩm khi xét xử lại vụ án
thì vẫn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Các hướng dẫn của TA cấp trên đối với TA cấp dưới thông qua việc tổng kết kinh
nghiệm xét xử không phải là hướng dẫn hay chỉ đạo việc xét xử một vụ án cụ thể mà
chỉ có ý nghĩa là đường lối xét xử chung, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
1.1.3, Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập trong mối quan hệ với nguyên tắc
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng

lãnh đạo Nhà nước và xã hội…”. Sự độc lập của TP và HTND trong xét xử không mâu
thuẫn với quy định này. Vì Đảng lãnh đạo chặt chẽ cơ quan tư pháp về mặt chính trị, tư
tưởng và tổ chức cán bộ nhưng Đảng không can thiệp vào hoạt động xét xử từng vụ án
cụ thể của TA. Mọi sự can thiệp trái pháp luật của cá nhân Đảng viên và của cấp ủy
Đảng vào hoạt động xét xử của TP và HTND đều là nhận thức không đúng về vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử của TA.
1.1.4, Khi xét xử TP và HTND độc lập với các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá
nhân và dư luận xã hội
Một nguyên tắc cơ bản trong xét xử là xét xử công khai, mọi người đều có quyền
tham dự, TP và HTND phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân nhưng không vì
sức ép của báo chí và dư luận xã hội mà xét xử không khách quan, gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
1.2, Khi xét xử, TP và HTND độc lập với các yếu tố bên trong.
Bên cạnh sự độc lập với các yếu tố bên ngoài, nguyên tắc này còn đòi hỏi chính
các thành viên của HĐXX cũng phải độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem
xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ và đưa ra các kết luận về vụ án, mà không phụ thuộc
vào quan điểm của các thành viên khác trong HĐXX.
4
HTND là đại diện của nhân dân tham gia xét xử, giám sát, chế ước và hạn chế
tiêu cực trong hoạt động của TA, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do
đó, HTND khi xét xử phải độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và ngang quyền với TP.
TP và HTND hỗ trợ nhau giải quyết vụ việc dân sự, song vẫn có sự độc lập với
nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, chứng cứ làm cơ
sở cho việc giải quyết yêu cầu của đương sự.
Trong quá trình nghị án, TP không được lấy quyền do mình là chủ tọa phiên tòa
mà áp đặt ý kiến, nhận định lên HTND. HTND cũng không được dựa vào ưu thế số
đông để giải quyết vụ án theo quan điểm của riêng họ.
Sự độc giữa TP và HTND có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt
động xét xử được tiến hành một cách nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên, phải
hiểu độc lập không có nghĩa là hoàn toàn tách biệt với nhau.

2, Khi xét xử TP và HTND chỉ tuân theo pháp luật
Đây chính là giới hạn của hoạt động xét xử. Độc lập xét xử không đồng nghĩa với
xét xử tùy tiện. Sự độc lập trong hoạt động xét xử đòi hỏi TP phải có trách nhiệm xét xử
đúng pháp luật, phải ngăn chặn được sự lạm dụng địa vị pháp lý trong quan hệ tố tụng.
Khi xét xử, TP và HTND phải xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các
tình tiết của vụ án để có thể áp dụng chính xác pháp luật. Áp dụng luật phải sáng tạo,
linh hoạt đối với từng trường hợp chứ không được rập khuôn máy móc.
TP và HTND chỉ tuân theo pháp luật , cả luật nội dung và luật hình thức. Hoạt
động xét xử thể hiện trực tiếp thái độ của nhà nước đối với ác vụ án cụ thể. Do đó, hoạt
động xét xử phải chính xác, công minh trong việc vận dụng và áp dụng pháp luật, “tôn
trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân” (khoản 1 Điều 13 BLTTDS)
3, Mối quan hệ giữa độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau.
Độc lập và điều kiện tiên quyết để TP và HTND chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Và
ngược lại, chỉ tuân theo pháp luật là cơ sở cần thiết để TP và HTND được độc lập khi
5

×