Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

kế toán nguyên vật liệu tồn kho ở Công ty cổ phần phát triển xây dựng D&C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.45 KB, 31 trang )

GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
“kế toán nguyên vật liệu
tồn kho ở Công ty cổ phần
phát triển xây dựng D&C

Nguyễn Thị Thanh –
1
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG I:
TNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, sản
phẩm của ngành xây dựng là những công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn,
kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiện khác
đều phải di chuyển theo địa điểm xây dựng. Từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng
làm cho công tác quản lý, sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ phức tạp vì chịu ảnh
hưởng lớn của môi trường bên ngoài nên cần xây dựng định mức cho phù hợp với điều
kiện thi công thực tế. Quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố khách quan của mọi
nền sản xuất xã hội.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân, hàng năm tổng kinh phí ngân sách chi lĩnh vực này chiếm tới 80%
vốn đầu tư của cả nước.
Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị
lớn, thời gian sử dụng lâu dài có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là những
công trình có tính thẩm mỹ cao thể hiện phong cách, lối sống của dân tộc đồng thời có
ý nghĩa quan trọng về văn hóa xã hội.
Trong bối cảnh nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển đổi kinh tế dẫn tới
khối lượng công việc của ngành xây dựng cơ bản tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao để
quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát
vốn,muốn được như vậy từng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ ngay từ khâu mua
và sử dụng nguyên vật liệu.Tại công ty cổ phần phát triển xây dựng D & C vấn đề


quản lý và sử dụng nguyên vật liệu đang là vấn đề nóng bong chính vì vậy hạch toán
kế toán nguyên vật liệu tồn kho là một phần cơ bản của công tác kế toán, lại càng có ý
nghĩa đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng và xã hội nói chung.
Chính vì vậy hạch toán nguyên vật liệu tồn kho phải được tổ chức tốt để giúp
doanh nghiệp thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình xuất nhập nguyên vật liệu về
số lượng và giá trị. Hạch toán nguyên vật liệu tồn kho là trợ thủ đắc lực cho giám đốc
đưa ra quyết định hợp lý phân bổ và sử dụng nguyên vật liệu, đáp ứng kịp thời cho
từng công trình giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ
Căn cứ vào thực tiễn công tác kế toán nguyên vật liệu tồn kho của Công ty cổ
phần phát triển xây dựng D&C đồng thời căn cứ vào trình độ chuyên môn, chuyên
ngành đào tạo của mình, em đã lựa chọn vấn đề : “kế toán nguyên vật liệu tồn kho ở
Nguyễn Thị Thanh –
2
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
Công ty cổ phần phát triển xây dựng D&C ” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của mình.
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu cho doanh nghiệp
Mục tiêu lý luận : Đi sâu tìm hiểu rõ hơn một số vấn đề về kế toán nguyên vật
liệu tồn kho tại công ty .
Mục tiêu thực tiễn:
- Làm rõ thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tồn kho của Công ty
- Đóng góp một số ý kiến chủ quan của bản thân nhằm thiện hơn nữa công tác kế
toán nguyên vật liệu tồn kho của các Công ty mà cụ thể là công tác kế toán nguyên vật
liệu tồn kho của Công ty cổ phần phát triển xây dựng D&C.
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cho bản thân
Thông qua việc nghiên cứu tình hình và thực trạng kế toán nguyên vật liệu tồn
kho tại công ty mục tiêu nghiên cứu làm rõ và hiểu hơn giữa lý luận và thực tiễn, giúp
cho bản thân có thêm hiểu biết về thực tế.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi CTCP phát triển xây dựng D&C
Phạm vi thời gian : Nghiên cứu trong năm 2010
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TỒN KHO
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản kế toán nguyên vật liệu theo Chuẩn mực số 02
1.5.1.1 Nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là những đối tượng lao động, thể hiện
dưới dạng vật hóa là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật
chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm mới làm ra.
1.5.1.2. Nguyên vật liệu tồn kho
Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động, thường xuyên
biến động. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các doanh nghiệp sản
xuất phải thường xuyên mua NVL và xuất dùng cho sản xuất. Mỗi loại sản phẩm sản xuất
được sử dụng từ nhiều thứ, nhiều loại vật liệu khác nhau, được nhập về từ nhiều nguồn và
giá cả của vật liệu thường xuyên biến động trên thị trường. Bởi vậy để tăng cường công tác
quản lý, vật liệu phải được theo dõi chặt chẽ tất cả các khâu từ khâu thu mua bảo quản, sử
Nguyễn Thị Thanh –
3
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
dụng tới khâu dự trữ. Nguyên vật liệu tồn kho là những loại nguyên vật liệu mua vào nhập
kho xuất dùng nhưng chưa sử dụng hết hoặc để dự trữ nhằm vào mục đích sử dụng khác.
1.5.2 Kế toán nguyên vật liệu theo quyết định số 48/2006 QĐ - BTC
1.5.2.1.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tồn kho
A. Chứng từ sử dụng:
Chứng từ thường được sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu thường bao gồm:

Hóa đơn bán hàng (nếu tính thuế theo phương pháp trực tiếp ), hóa đơn thuế giá trị gia
tăng (nếu tính thuế theo phương pháp khấu trừ), phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, phiếu xuất kho tùy theo nội dung
và nghiệp vụ cụ thể.
B.Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 152- nguyên vật liệu: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có,
tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết từng loại,
nhóm tùy theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán.
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ
(mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đánh giá tăng…)
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong
kỳ( xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt….)
Dư (nợ): Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)
Thủ tục: Căn cứ vào giấy báo cáo nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết, khi hàng về
đến nơi có thể lập ban kiểm nhận để kiểm nhận vật liệu thu mua cả về số lượng, chất
lượng quy cách… Ban kiểm nhận căn cứ vào kết quả kiểm nhận thực tế ghi vào “ Biên
bản kiểm nhận vật tư”. Sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập “Phiếu xuất kho” vật tư trên cơ
sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho. Thủ kho
sẽ ghi sổ vật liệu thực nhập vào phiếu rồi chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi
sổ.Trường hợp phát hiện thừa, thiếu sai quy cách, thủ kho phải báo cho bộ phận cung
ứng biết cùng người giao lập biên bản.
C.Trình tự hạch toán:
* Trường hợp mua và nhập trong tháng( hàng và hóa đơn cùng về)
Căn cứ vào hóa đơn biên bản kiểm nhận và phiếu nhập kho kế toán ghi tăng bên
nợ của các tài khoản 152 – Giá thực tế nguyên vật liệu(chi tiết từng loại),133- Thuế
GTGT được khấu trừ, đồng thời ghi tăng bên có tài khoản 111,112,331…Tổng giá
thanh toán và loại tiền phải trả.
- Trường hợp hàng thừa so với hóa đơn: về nguyên tắc khi phát hiện thừa, đơn vị
phải làm văn bản báo cho bên liên quan biết để cùng xử lý. Về mặt kế toán ghi như sau:
Nếu nhập kho toàn bộ kế toán ghi tăng bên nợ cho các tài khoản 152 (chi tiết

nguyên vật liệu) - giá mua chưa có thuế GTGT TK 133 (1331) - thuế giá trị gia tăng
Nguyễn Thị Thanh –
4
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
tính theo số hóa đơn, đồng thời ghi tăng bên có các TK 111,112, 331 - Tổng giá thanh
toán TK 338 (3381) – Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT.
Khi xác định được nguyên nhân do người bán giao thừa:
+ Nếu doanh nghiệp mua tiếp số thừa, kế toán ghi tăng bên nợ cho các tài khoản 338
(3381) - Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT 133 -Thuế GTGT của số hàng thừa. Đồng
thời ghi tăng bên có của tài khoản 111,112, 331 - Tổng giá thanh toán số hàng thừa.
+ Nếu trả lại cho người bán kế toán ghi tăng bên nợ cho các tài khoản 338 (3381)
– Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT, đồng thời ghi tăng bên có cho tài khoản 152
(chi tiết nguyên vật liệu) – Trả lại số thừa
Nếu không xác định được nguyên nhân: kế toán ghi tăng thu nhâp, ghi tăng bên
nợ cho tài khoản 338(3381) – Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT, đồng thời ghi
tăng bên có cho tài khoản 721 – Số thừa không rõ nguyên nhân
+ Nếu nhập theo hóa đơn kế toán ghi tăng bên nợ cho các tài khoản 152( chi tiết
nguyên vật liệu) – Giá mua theo hóa đơn chưa có thuế GTGT,133(1331)- thuế GTGT
tính theo hóa đơn , đồng thời ghi tăng bên có tài khoản 111,112,331- tổng giá thanh
toán theo hóa đơn.Số thừa coi như giữ hộ người bán và kế toán ghi tăng bên nợ cho tài
khoản 002, đồng thời ghi tăng cho bên có tài khoản 002.
Căn cứ vào cách xử lý cụ thể hạch toán:
+ Nếu doanh nghiệp mua tiếp số hàng thừa chưa có thuế GTGT kế toán ghi tăng
bên nợ cho các tài khoản 152- Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT, 133(1331) –
Thuế GTGT của số hàng thừa, đồng thời ghi tăng bên có tài khoản 111,112,331- tổng
giá thanh toán số hàng thừa.
+ Nếu thừa không rõ nguyên nhân kế toán ghi tăng thu nhập ghi tăng bên nợ cho
tài khoản 152 - Trị giá hàng thừa chưa có thuế GTGT, đồng thời ghi tăng bên có 721 -
Số thừa chưa rõ nguyên nhân.
- Trường hợp hàng thiếu so với hóa đơn, kế toán chỉ phản ánh số hàng thực nhận số

thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nhận, thong báo cho bên bán biết hoặc ghi sổ: Khi nhập kế
toán ghi tăng bên nợ cho các tài khoản 152- Trị giá thực nhập chưa có thuế GTGT ( chi tiết
nguyên vật liệu),138(1381) – Trị số giá thiếu không có thuế GTGT TK 133 (1331) - Thuế
GTGT theo hóa đơn, đồng thời ghi tăng bên có tài khoản 111,112,331 - tổng giá thanh toán.
Khi xác định được nguyên nhân:
+ Nếu người bán giao thiếu số hàng kế toán ghi tăng bên nợ cho tài khoản 152 –
người bán giao thiếu số hàng , đồng thời ghi tăng bên có cho tài khoanar 138(1381) –
xử lý số thiếu.
+ Nếu người bán không còn hàng ghi tăng bên nợ cho các tài khoản 111,112,331-
số tiền người bán trả lại hoặc số tiền trả người bán.Đồng thời ghi tăng bên có cho tài
khoản 138(1381) – xử lý số thiếu,133(1331) – thuế GTGT của số hàng thiếu.
Nguyễn Thị Thanh –
5
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Nếu người chịu trách nhiệm bồi thường kế toán ghi tăng bên nợ các tài khoản
138(1388) – cá nhân phải bồi thường, ghi tăng bên có cho các TK 138(1381)- xử lý số
thiếu,133(1331) – thuế GTGT của số thiếu.
+ Nếu số hàng thiếu không xác định được nguyên nhân kế toán ghi tăng bên nợ
cho tk 821 – trị giá số hàng thiếu không rõ nguyên nhân, ghi tăng bên có cho tk
138(1381) – xử lý số thiếu.
- Trường hợp hàng mua chưa có hóa đơn (hàng về trước hóa đơn về sau): Khi
nhận được phiếu nhập kho chưa có hóa đơn, kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ
hàng chưa có hóa đơn để chờ hàng về. Nếu đến cuối tháng hóa đơn về thì kế toán ghi
sổ như bình thường như trường hợp hàng và hóa đơn cùng về. Nếu đến cuối tháng vẫn
chưa có hóa đơn thì căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán ghi sổ theo giá tạm tính: ghi
tăng bên nợ cho tk152(chi tiết vật liệu) – theo giá tạm tính,đồng thời ghi tăng bên có
331 – phải trả cho khách hàng. Sang tháng sau, khi nhận được hóa đơn, kế toán tính
giá thực tế nếu có chênh lệch thì điều chỉnh giá tạm tính thành giá thực tế
- Trường hợp hóa đơn về nhưng hàng chưa về: Trước hết kế toán lưu hóa đơn
vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì kế toán ghi

tăng bên nợ cho các tài khoản 151 – trị giá hàng mua theo hóa đơn chưa có thuế
GTGT,133(1331)- thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đồng thời ghi tăng bên có cho
tk 111,112,331 – tổng giá thanh toán.
Sang tháng sau khi hàng về kế toán ghi tăng bên nợ cho các tk 152 – Nếu nhập
kho ( chi tiết nguyên vật liệu),621,627 – xuất kho cho sản xuất ở phân xưởng, đồng
thời ghi tăng bên có tk151 – hàng đi đường kỳ trước đã về.
- Trường hợp thanh toán trước thời hạn được hưởng chiết khấu, kế toán ghi tăng
bên nợ cho các tk 111,112,331- số hàng được hưởng chiết khấu, đồng thời ghi tăng
bên có tk 711 – thu nhập hoạt động tài chính.
- Trường hợp doanh nghiệp được người bán chấp nhận giảm giá, phần giảm giá
hàng mua được hưởng, kế toán ghi giảm trị giá hàng mua bằng cách ghi tăng bên nợ
cho các tk111,112,331 – số giảm giá được hưởng, đồng thời ghi tăng bên có tk151 –
giá trị hàng mua ghi giảm.
- Trường hợp người bán hàng giao hàng không đúng quy cách mẫu mã chất
lượng theo hợp đồng. Doanh nghiệp trả lại hàng mua cho người bán kế toán ghi tăng
bên nợ 111,112,331- tổng giá thanh toán, đồng thời ghi tăng bên có cho các tk152 – trị
giá hàng mua trả lại không có thuế GTGT,133(1331) – thuế GTGT của hàng trả lại.
- Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu chỉ có hóa đơn thông thường
hoặc không có hóa đơn nhưng có bản kê mua hàng thì được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào theo tỉ lệ nhất định 3% hoặc 5 %. Số thuế GTGT đầu vào khấu trừ = Tổng giá
thanh toán của các loại vật tư hàng hóa x tỉ lệ suất
Nguyễn Thị Thanh –
6
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
D. Sổ kế toán:
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có lien quan đến doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong luật Kế toán, Nghị
định số 129/2004/ND- CP ngày 31/5/2005 của chính phủ quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành luật kế toán và chế độ kế toán này
Hình thức kế toán Nhật ký chung
* Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế
toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng
nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Sơ đồ số 01 -
Phụ lục 01).
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu
đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt
liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát
sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp
trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào
nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ

Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
Nguyễn Thị Thanh –
7
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh
tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ
Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Sơ đồ số 02 -
Phụ lục 02).
(a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu
của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một
dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập
cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phát
sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ
Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(b) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu
của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ
Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước

và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn
cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kế toán tính ra
số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
(c) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ
Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột
“Phát sinh” ở phần NK
=
Tổng số phát sinh Nợ
của tất cả các Tài khoản
=
Tổng số phát sinh Có của
tất cả các Tài khoản
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản
(d) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,
số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu
khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư
Nguyễn Thị Thanh –
8
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ
được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi
sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Sơ đồ số 03 –
Phụ lục 03).
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ
ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó
được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ
ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh
Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái
lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và
bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng
số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư
của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản
Nguyễn Thị Thanh –
9

GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
trên bảng tổng hợp chi tiết.
Hình thức kế toán trên máy vi tính
* Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm
kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết
hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ
quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính
theo quy định.
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết
kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không
bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Sơ đồ số 04 –
Phụ lục 04).
(a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(b) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng
hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực
theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay.

1.5.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trường hợp tăng nguyên vật liệu
A. Tăng nguyên vật liệu do mua ngoài
- Trường hợp hàng và hóa đơn cùng về căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho kế
toán ghi tăng bên nợ cho tk 152 – nguyên vật liệu đồng thời ghi tăng bên có cho các tài
khoản 111,112 – tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, 141 – tạm ứng, 331 – phải trả người
bán, 311 – vay ngắn hạn.
- Trường hợp hàng về chưa có hóa đơn: Nếu có trong tháng về nhập kho nhưng
Nguyễn Thị Thanh –
10
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
đến cuối tháng vẫn chưa nhận được hóa đơ, kế toán sẽ ghi giá vật liệu nhập kho theo
giá tạm tính ghi tăng bên nợ cho tk152 – nguyên vật liệu đồng thời ghi tăng bên có tk
331 – phải trả người bán.
Khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành điều chỉnh giá tạm ứng theo giá thực tế (giá
ghi trên hóa đơn ) theo số chênh lệch giữa hóa đơn và giá tạm tính cụ thể kế toán ghi
tăng bên nợ 152 – nguyên vật liệu, ghi tăng bên có 331- phải trả người bán. Nếu chênh
lệch sẽ ghi đỏ
- Trường hợp hàng đang đi đường nếu trong tháng nhận được hóa đơn cuối tháng
hàng vẫn chưa về nhập kho, kế toán phải phản ánh giá trị hàng đang đi đường vào tk
151 “ Hàng mua đang đi đường” , kế toán ghi tăng bên nợ cho tk 151 – hàng mua đang
đi đường đồng thời ghi tăng bên có các tk 111,112 – tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Kế toán phải mở sổ theo dõi số hàng đang đi đường cho tới khi hàng về. Hàng
tháng sau khi hàng đi đường về nhập kho hoặc chuyển giao cho các bộ phận sản xuất
hay khách hàng…tùy từng trường hợp kế toán ghi tăng bên nợ cho các tk 152 – nguyên
vật liệu, 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, 641 – chi phí bán hàng, 642 – chi phí
quản lý doanh nghiệp,632 – giá vốn hàng bán đồng thời ghi tăng bên có tk 151 – hàng
mua đang đi đường
- Phản ánh số thuế nhập khẩu (nếu có). Kế toán ghi tăng bên nợ tk152 – nguyên vật
liệu, đồng thời ghi có tk333(3333) – thuế và các khoản phải nộp nhà nước (thuế XNK)

- Khi thanh toán chi người bán, người cung cấp NVL nếu được dưởng chiết khấu
mua hàng thì số chiết khấu mua hàng được hưởng và số thanh toán người bán được ghi
tăng bên nợ tk 331 – phải trả người bán , đồng thời ghi tăng bên có các tk 152 –
nguyên vật liệu,111,112 – tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,141 – tạm ứng
B, Tăng do nhập kho vật liệu , tự chế hoặc thuê ngoài gia công, chế biến căn cứ
vào giá thực tế nhập kho kế toán ghi tăng bên nợ tk 152 – nguyên vật liệu đồng thời
ghi tăng bên có tk 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(chi tiết tự gia công chế
biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến.
C, Tăng do nhận góp vốn liên doanh của đơn vị khác, được cấp phát, quyên tặng
kế toán ghi tăng bên nợ cho tài khoản 152 – nguyên vật liệu đồng thời ghi tăng bên có
cho tk 411- nguồn vốn kinh doanh.
D, Tăng do thu hồi vốn kinh doanh kế toán ghi tăng bên nợ cho tk 152 – nguyên
vật liệu, đồng thời kế toán ghi tăng bên có cho các tk 128 – đầu tư ngắn hạn, 222 – góp
vốn liên doanh.
E, Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa : Nếu xác định số vật liệu thừa là của
doanh nghiệp nhưng đang còn chờ giải quyết kế toán ghi tăng bên nợ tk 152 – nguyên
vật liệu, đồng thời ghi tăng bên có tk 338 (3381) phải trả nộp khác (tài sản thừa chờ
giải quyết) khi có quyết định xử lý, tùy vào việc quyết định ghi giảm chi phí hay tính
Nguyễn Thị Thanh –
11
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
vào thu nhập bất thường kế toán ghi tăng bên nợ tk 338(3381) – phải trả nộp khác (tài
sản thừa chở giải quyết) đồng thời ghi tăng bên có cho các tk 621 – chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, 627 – chi phí sản xuất chung,641 – chi phí bán hàng,721 – thu nhập bất
thường. Nếu quyết định xử lý ngay thì không cần phải phản ánh qua tài khoản
338(3381) mà kế toán ghi thẳng tăng bên nợ cho 152 – nguyên vật liệu đồng thời ghi
tăng bên có các tk 621,627,641. Nếu vật liệu thừa khi kiểm kê xác định không phải của
doanh nghiệp thì giá trị vật liệu thừa được phản ánh vào tài khoản ngoài bảng cân đối
kế toán tk 002 – vật tư hàng hóa nhận gửi hộ hoặc gia công.
F, Trường hợp vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm không hết nhận lại kho,

kế toán ghi tăng bên nợ 152 – nguyên vật liệu, đồng thời ghi tăng bên có tk 621 – chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp.
G, Tăng giá vật liệu do đánh giá lại căn cứ vào số chênh lệch ghi tăng bên nợ tk
152 – nguyên vật liệu đồng thời ghi tăng bên có tk 421 – chênh lệch đánh giá lại tài
sản, phản ánh số thu về cho thuê đồ dùng.
Trường hợp giảm nguyên vật liệu
a, Xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm cho công tác xây dựng
cơ bản, cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh khác. Căn cứ vào giá thiết kế xuất kho
tính cho từng đối tượng kế toán ghi tăng bên nợ cho các tk 621 – chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, 627 – chi phí sản xuất chung,641 – chi phí bán hàng, 642 – chi phí quản
lý doanh nghiệp,241 – xây dựng cơ bản dở dang. Đồng thời ghi tăng bên có tài khoản
152 – nguyên vật liệu
b, Xuất kho vật liệu góp vốn liên doanh với đơn vị khác
- Trường hợp doanh nghiệp góp vốn liên doanh với đơn vị khác bằng vật liệu thì
phải căn cứ vào giá trị vốn góp do hợp đồng liên doanh xác định để phản ánh vào
tk128 – đầu tư ngắn hạn khác (nếu là góp vốn liên doanh ngắn hạn) hoặc tk 222 – vốn
góp liên doanh. Đồng thời phải xác định số chênh lệch giữa đơn vị vốn góp với thực tế
xuất kho (giá trị ghi sổ kế toán của doanh nghiệp) để phản ánh vào tk 412 – chênh lệch
đánh giá lại tài sản. cụ thể được kế toán hạch toán như sau:
+ Nếu giá trị vốn góp lớn hơn giá thực tế xuất kho kế toán ghi tăng bên nợ cho
TK 128 – đầu tư ngắn hạn ( giá trị vốn góp), TK 222- góp vốn liên doanh, đồng thời
ghi tăng bên có TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản(theo số chênh lệch tăng), TK
152 – nguyên vật liệu ( theo giá thực tế)
+ Nếu giá trị góp vốn nhỏ hơn giá thực tế kế toán ghi tăng bên nợ TK 128 – đầu
tư ngắn hạn ( giá trị vốn góp ),TK 222- góp vốn liên doanh, đồng thời ghi tăng bên có
TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản (theo số chênh lệch giảm), TK 152 – nguyên
vật liệu (theo giá thực tế).
c, Xuất kho vật liệu để bá, cho vay căn cứ vào giá thực tế xuất kho kế toán ghi
Nguyễn Thị Thanh –
12

GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
tăng bên nợ các tk 632 – Giá vốn hàng bán,138(1388) – phải thu khác đồng thời ghi
tăng bên có tài khoản 152 – nguyên vật liệu.
d, Giảm giá trị do đánh giá lại căn cứ vào số chênh lệch do đánh giá lại kế toán
ghi tăng bên nợ tk 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản đồng thời ghi tăng bên có tk
152 – nguyên vật liệu.
Trường hợp hao hụt mất mát nguyên vật liệu
Vật liệu mất mát, thiếu hụt trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản. Trong
trường hợp này phải xác định nguyên nhân và trách nhiệm vật tư đơn vị và người chịu
trách nhiệm bảo quản, sử dụng rồi tùy theo nguyên nhân cụ thể và quá trình xử lý kế
toán ghi sổ từng trường hợp như sau:
Nếu đã rõ nguyên nhân
+ Do ghi chép nhầm lẫn, cân đo đong đếm sai cần phải chữa, điều chỉnh lại sổ kế
toán theo đúng phương pháp quy định.
+ Nếu thiếu hụt trong định mức thì tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán
ghi tăng bên nợ tk 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời ghi tăng bên có tk
152 – nguyên vật liệu.
+ Nếu thiếu hụt ngoài định mức, do người chịu trách nhiệm vật chất gây nên kế
toán ghi tăng bên nợ cho các tk111 – tiền mặt,138 (1388) – phải thu khác, 334 – phải
trả công nhân viên, 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời ghi tăng bên có tài
khoản 152 – nguyên vật liệu.
Nếu chưa rõ nguyên nhân
Khi chưa rõ nguyên nhân thiếu hụt mất mát kế toán ghi tăng bên nợ các tài khoản
138 (1388) - phải thu khác (tài sản thiếu chờ xử lý) , đồng thời ghi tăng bên có tk 152 -
nguyên vật liệu. Khi có quyết định xử lý,tùy từng trường hợp kế toán ghi tăng bên nợ
các tài khoản 138(1388) - phải thu khác, 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời
ghi tăng bên có tk 138 (1388) – phải thu khác (tài sản thiếu chờ xử lý).
Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thương xuyên - Sơ đồ
1.5 - Phụ lục 05).
Nguyễn Thị Thanh –

13
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO TẠI
CÔNG TY C PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG D & C
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp quan sát thực tế:
Quan sát thường mang lại những thông tin có đặc tính mô tả. Quan sát bao gồm
cả việc chuẩn bị và thực hiện thu thập thông tin cá biệt, tức là quan sát không chỉ được
xem xét như một trong các phương thức thu thập và ghi nhận thông tin cá biệt mà còn
được coi là một quy trình xử lý thông tin từ khâu thiết kế chương trình, nội dung đến
khâu thực hiện thu thập thông tin.
Quan sát thực tế là một trong những phương pháp cụ thể mà đề tài sử dụng để thu
thập thông tin và ghi chép mọi yếu tố có liên quan đế đối tượng nghiên cứu là kế toán
nguyên vật liệu.
Để thực hiện được thông tin cần thiết đáp ứng được mục tiêu của đề tài, mỗi
quan sát từ khâu chuẩn bị tới thực hiện có thể tiến hành qua sáu bước:
Bước 1: Xác định sơ bộ khách thể quan sát, tức là phải xác định được quan sát
ai? Quan sát cái gì? Cụ thể đề tài quan sát công việc kế toán nguyên vật liệu của nhân
viên phòng kế toán.
Bước 2: Xác định thời gian quan sát, địa điểm và thời điểm quan sát, cách thức
tiếp cận đối tượng. Cụ thể đề tài quan sát tại công ty cổ phần phát triển XD D & C
trong thời gian thực tập tại công ty.
Bước 3: Lựa chọn cách thức quan sát.
Bước 4: Tiến hành quan sát và thu thập thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
Bước 5: Thực hiện việc ghi chép các ấn tượng từ quan sát.
Bước 6: Tiến hành kiểm tra lại thông tin bằng cách trao đổi với những người có
trong tình huống quan sát, sử dụng những số liệu có liên quan, quan sát lại…

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Nguyên vật liệu phục vụ cho thi công công trình bao gồm nhiều loại nguyên vật
liệu có tính chất là nội dung khác nhau. Do quá trình xây lắp khá phức tạp nên việc tổ
chức thi công công trình hợp lý là vô cùng quan trọng. Hiện nay, ở nước ta, việc tổ
Nguyễn Thị Thanh –
14
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
chức thi công được thực hiện phổ biến theo hình thức khoán gọn các công trình, hạng
mục công trình cho các đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp xây lắp nên phương pháp thu
thập dữ liệu về nguyên vật liệu được đề tài sử dụng để thu thập thông tin cần thiết một
cách hợp lý, khoa học, đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và đầy đủ.
Trong đề tài, phương pháp thu thập số liệu được sử dụng để tập hợp số liệu thứ
cấp thông qua các sách báo, trên các website, trên các phương tiện truyền thông, các số
liệu từ phòng kinh tế - kế hoạch, phòng tài chính- kế toán của CTCP phát triển XD D
& C…, tiến hành tổng hợp số liệu và phân tích đánh giá tổng hợp phục vụ cho việc
mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.1.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phương pháp này sử dụng mẫu câu hỏi điều tra được đặt ra cho các nhân viên
phòng kế toán của công ty. Các câu hỏi đưa ra đi sâu vào việc tìm hiểu về hình thức kế
toán, chính sách kế toán mà công ty áp dụng. Đồng thời tìm hiểu về phương thức hạch
toán nguyên vật liệu tồn kho của công ty. Các phiếu điều tra phỏng vấn được phát cho
5 nhân viên phòng kế toán của công ty cổ phần phát triển xây dựng D & C. Quá trình
nghiên cứu chia thành 3 bước:
Bước 1: Xác định nguồn thông tin cần thu thập và đối tượng cần phỏng vấn tại
công ty.
Bước 2: Khảo sát thực tế tình hình nguyên vật liệu tại công ty thông qua các câu
hỏi phỏng vấn liên quan đến chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng, việc vận
dụng hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và tuân thủ Chế độ kế toán hiện hành tại
công ty. Đồng thời thu thập các chứng từ kế toán và sổ kế toán có liên quan đến kế
toán nguyên vật liệu tồn kho.

Bước 3: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích xử lý, từ đó rút ra
các nội dung cần nghiên cứu.
Đề tài hướng tới phỏng vấn hai nhóm đối tượng là nhân viên phòng kế toán để
hiểu rõ hơn về kế toán nguyên vật liệu tồn kho tại công ty, đồng thời phỏng vấn nhà
quản lý công ty để tìm hiểu về mức độ đáp ứng yêu cầu công ty của kế toán nói chung
và kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
Nhìn chung, từ kết quả phỏng vấn có thể thấy kế toán nguyên vật liệu tồn kho
của công ty được thực hiện đúng với chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng. Công
việc kế toán được phân định rõ cho từng nhân viên kế toán. Tuy nhiên do đặc thù của
ngành xây lắp công trình là việc thi công thường được tiến hành ở xa công ty nên việc
tập hợp chứng từ kịp thời còn nhiều khó khăn, do đó việc tập hợp tồn kho nguyên vật
liệu hiện tại tại phòng kế toán chưa được nhanh chóng…
Nguyễn Thị Thanh –
15
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
2.2. ĐÁNH GIÁ TNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO TẠI CTCP PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG D & C
2.2.1. Tình hình trong nước:
Hiện nay trong tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước đội ngũ kế toán
được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu. Công tác kế toán có tốt mới đảm bảo nguồn
vốn ít bị thất thoát mang lại lợi nhuận và hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp.Từ các
nguồn tin em thu thập được trên sách báo, các ấn phẩm và một số website như:
www.webketoan.com.vn, www.giaxaydung.vn …cho thấy tình hình kế toán nguyên
vật liệu nói chung được các nhà đầu tư hết sức chú ý từ khâu mua nguyên vật liệu,
phân bố xuất dùng cho tới khâu bảo quản dự trữ trong kho đều được hạch toán theo
dõi một cách chi tiết có khoa học.Tuy nhiên ở rất nhiều các doanh nghiệp vấn đề thất
thoát, hao hụt nguyên vật liệu vẫn chưa được quán triệt một cách triệt để gây lãng phí
nhiều làm giảm chất lượng thi công trình gây thiệt hại cho doanh nghiệp, cho nhà
nước.Một số doanh nghiệp lơ là trong khâu mua, mua phải nguyên vật liệu kém chất

lượng hoặc lựa chọn nhà cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu thi công của công trình
làm kéo dài tiến độ thi công. Mặt khác các doanh nghiệp cũng không kiểm soát chặt
chẽ khâu bảo quản nguyên vật liệu tồn kho. Chính vì vậy hạch toán kế toán nguyên vật
liệu tồn kho có vai trò sống còn của các doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại và phát
triển nguyên vật liệu phục vụ để doanh nghiệp tạo ra sản phẩm phải đảm bảo.
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới kế toán nguyên vật liệu
a, Môi trường vi mô
- Môi trường thể chế luật pháp:
Các nhân tố thuộc về cơ chế quản lý của nhà nước chi phối trực tiếp tới kế toán
nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Các quy định kế toán đối với từng loại hình doanh
nghiệp, về khấu hao đối với từng loại tài sản, thời gian sử dụng có ý nghĩa quan
trọng điều chỉnh chế độ kế TSCĐ của doanh nghiệp.Các chính sách của nhà nước sẽ
có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh
nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh
tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng
- Môi trường Kinh tế:
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và
sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên
yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.Các yếu tố tác động
đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định hình thành
TSCĐ theo nguồn nào. Các chính sách kinh tế của chính phủ Giảm thuế, trợ cấp trợ
Nguyễn Thị Thanh –
16
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
giúp doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh gặp khủng hoảng, giúp doanh nghiệp vượt
qua khó khăn.
- Môi trường Công nghệ:
Công nghệ làm cả thế giới thay đổi. Hàng loạt các sản phẩm mới ra đời tích hợp
nhiều tính năng và dịch vụ. Thay đổi công nghệ làm tăng thêm chi phí hao mòn vô
hình tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải giảm thời gian khấu

hao tài sản, tăng cường đầu tư nâng cấp TSCĐ
- Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường:
Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển, một doanh
nghiệp muốn được thị trường chấp nhận phát triển và không bị đào thải buộc doanh
nghiệp đó phải không ngừng phát nguyên vật liệu là một yếu tố nòng cốt để tạo nên
sản phẩm của doanh nghiệp. Để tạo ra sản phẩm kịp thời cung cấp ra thị trường khâu
cung cấp nguyên vật liệu phải được đáp ứng nhanh chóng, vấn đề bảo quản và hạn chế
nguyên vật liệu tồn kho tránh thất thoát hao hụt giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi
phí có lợi nhuận. Chính vì vậy kế toán nguyên vật liệu tồn kho cần được các doanh
nghiệp quan tâm nhiều hơn.
b, Môi trường vĩ mô
Khái quát chung về doanh nghiệp
-Tên công ty : Công ty cổ ph}n phát tri~n xây dựng D&C
- Tên giao dịch : Công ty JSC D&C
- Địa chỉ trụ sở chính: 155 Nguyễn Trãi – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội.
- Điện thoại: 043.5588628
- Fax: 043.5588629
- E-mail:
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Ban giám đốc công ty:
1. Tổng giám đốc công ty :
Kỹ sư xây dựng : Nguyễn Thạc Sơn
2. Phó tổng giám đốc công ty
Kỹ sư xây dựng: Đỗ Văn Ngọc
3. Phó tổng giám đốc phụ trách máy thi công
Kỹ sư xây dựng: Đỗ Quang Huy
4. Giám đốc tài chính
Cử nhân kinh tế: Phạm Mai Hương
5. Kế toán trưởng
Cử nhân kinh tế: Lều Thị Thu Hương.

- Năm thành lập: 2005
Nguyễn Thị Thanh –
17
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Giấy chứng nhận kinh doanh số 0103020547 cấp ngày 07/11/2005 do sở kế
hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Các lOnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
+ Xây dựng nền móng công trình, hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông.
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, mua bán máy móc thiết bị xây dựng.
+ Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng, gia công cơ khí, chế tạo thiết bị.
+ Kinh doanh các thiết bị trang trí nội, ngoại thất công trình.
+ Mua bán hoá phẩm phục vụ ngành xây dựng.
+ Vận tải hàng hoá.
Quy mô doanh nghiệp:
+ Tổng số vốn 44 tˆ đồng
+ Tổng số lao động 189 người.Trong đó:
- Trình độ đại học : 25 người
Kỹ sư xây dựng : 15
Kỹ sư địa chất, trắc đạc: 5
Kỹ sư kinh tế xây dựng: 2
Cử nhân kinh tế: 4
- Trình độ cao đẳng: 3 người
Xây dựng: 1
Địa chất, trắc đạc: 2
- Trình độ trung cấp: 2 người
Xây dựng: 1
Kinh tế: 1
- Công nhân lành nghề: 159 công nhân
Lái máy: 12 công nhân
Thợ hàn: 15 công nhân

Thợ điện: 5 công nhân
Lắp ráp cẩu: 2 công nhân
Công nhân lao động phổ thông: 125 công nhân
2.3. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO
TẠI CÔNG TY
2.3.1. Chính sách kế toán tại công ty cổ ph}n phát tri~n xây dựng D & C
Để phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty, Công ty dùng hình thức kế
toán chứng từ ghi sổ, theo trình tự như sau:
Nguyễn Thị Thanh –
18
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
Sơ đồ 06: Sơ đồ luân chuy~n chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
- Chứng từ gốc: là những chứng từ như giấy đề nghị xuất, nhập nguyên vật liệu.
Tất cả những chứng từ trên phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng, Tổng giám đốc
mới được thực hiện hạch toán.
- Các bảng kê chứng từ ghi sổ
- Các sổ kế toán chi tiết như sổ quỹ tiền mặt, sổ công nợ, sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ quỹ, kiêm báo cáo quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
- Bảng kê tổng hợp chi tiết
- Sổ cái
- Bảng cân đối phát sinh
- Hệ thống các báo cáo tài chính
- Các bảng theo dõi phải trả, phải nộp như: sổ theo dõi BHXH, theo dõi thuế
GTGT được khầu trừ
- Phương pháp tính nguyên giá và khấu hao TSCĐ
- Nguyên giá: theo giá thực tế

Nguyễn Thị Thanh –
19
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Các báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát
sinh
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng
từ gốc
Sổ quỹ tiền mặtSổ, thẻ kế toán chi tiết
GVHD: Đào Ngọc Hà Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Hạch toán theo từng tháng
- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC
2.3.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tồn kho tại công ty cổ ph}n phát tri~n
xây dựng D & C
2.3.2.1. Quy trình nhập kho nguyên vật liệu
Thủ tục nhập kho: Khi nguyên vật liệu mua về kế toán nguyên vật liệu và nhân
viên của phòng kinh doanh vật tư và các phòng khác có liên quan tiến hành tham gia
kiểm nghiệm. Căn cứ vào hóa đơn bên bán hàng, phòng kinh doanh vật tư xem xét
kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn. Nếu hóa đơn đảm bảo được tính hợp lý, hợp
lệ và nguyên vật liệu mua về kiểm nghiểm đảm bảo được đúng số lượng, chủng loại
nguyên vật liệu được nhập kho. Trong vòng 3 ngày khi vật tư nhập kho nhân viên tiếp
liệu và thủ kho phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra đánh giá chất lượng sản
phẩm lập song biên bản nghiệm thu, phiếu nhập kho và ghi chép đầy đủ vào thẻ kho
Định kỳ khoảng 3 -5 ngày kế toán xuống kho nhận chứng từ, khi nhận phiếu
nhập kho nào kế toán kiểm tra việc vào thẻ kho của thủ kho đối với phiếu nhập kho đó

xem có đúng tên, đúng thẻ, đúng số lượng thực nhập và nội dung nhập kho của loại vật
tư đó, ký vào thẻ kho trước khi nhận phiếu nhập kho.
Kế toán căn cứ vào nội dung phiếu nhập kho. Ghi đơn giá hạch toán của từng
loại nguyên vật liệu nhập, xác định trị giá vốn nguyên vật liệu kho theo giá hạch toán
của phiếu nhập kho đó(chỉ tính cho số lượng thực nhập). Chuyển phiếu nhập kho sau
khi đã tính trị giá nhập theo giá hạch toán sau đó kế toán tiến hành tính toán ghi trị giá
mua nguyên vật liệu của phiếu đó theo giá hóa đơn.Cuối tháng căn cứ vào các chứng
từ nhập kho trong tháng kế toán kho tổng hợp giá trị nhập kho theo giá hóa đơn, đồng
thời tiến hành đối chiếu với kế toán thu mua trước khi lập báo cáo kế toán tháng đó
Trích tài liệu của công ty: Công ty cổ phần phát triển xây dựng D & C có quy
định khi mua nguyên vật liệu về nhập kho đều phải có hóa đơn kèm theo.Trong tháng
2/2010 công ty mua thep của công ty vật tư tổng hợp Hà Tây về phục vụ cho sản xuất.
Hóa đơn của đơn vị bán theo mẫu hóa đơn GTGT sau:
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
AM/ 2006 B
0078318
Liªn 2: Giao kh¸ch hµng
Nguyễn Thị Thanh –
20
GVHD: o Ngc H Khoa K toỏn Kim toỏn
Ngày 1 tháng 2 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Công ty Vật t Tổng hợp Hà Tây.
Địa chỉ: 126 Quang Trung - Hà Đông - Hà Tây
Số tài khoản:
Mã số thuế: 0502322288
Họ tên ngời mua hàng: Đỗ Quang Huy
Tên đơn vị: Công ty cổ phần phát triển xây dựng D & C
Số tài khoản: Mã số thuế:0102456899
Hình thức thanh toán: 40% trả ngay bằng tiền tạm ứng, 60% cha thanh toán
STT Tên hàng hoá Đơn vị tính Số lợng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3=1 x 2
1
Thép AII ị 14
Kg 5.000 14100 70.500.000
Cộng
70.500.000
Cộng tiền hàng: 70.500.000
Thuế GTGT (5%): 3525.000
Tổng tiền hàng
74.025.000
Số tiền viết bằng chữ: by mi bn triu khụng trm hai lm nghỡn ng chn./
Nguyên vật liệu của công ty khi mua về trớc khi nhập kho phải đợc ban kiểm
nghiệm lập biên bản kiểm nghiệm nếu đạt tiêu chuẩn về số lợng, chất lợng, quy cách,
phẩm chất của nguyên vật liệu nh trong hợp đồng thì mới đợc nhập kho,
Đơn vị: Công ty Cổ phần phát triển xây dựng D & C
Địa chỉ: 153 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Phiếu nhập kho
Ngời giao hàng: Đỗ Quang Huy
Theo hoá đơn số: 0078318
Nhập tại kho: Kim Khí
STT Tên, quy cách
vật t
Đơn vị
tính
Số lợng Đơn giá Thành tiền
1
Thép AII ị
Kg 5.000 14100 70.500.000
Tổng cộng
Tổng số tiền (bằng chữ): by mi triu nm trm nghỡn ng chn./

Nguyn Th Thanh
21
Ngời mua hàng
(ký, họ tên)
Đã ký
Ngời bán hàng
(ký, họ tên)
Đã ký
Thủ trởng đơn vị
(ký, họ tên)
Đã ký
Mẫu số 01 - VT
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trởng BTC
Ngày 1/2/2010
Số: 20-
Nợ:
Có:
GVHD: o Ngc H Khoa K toỏn Kim toỏn
Phiu nhp kho ny c lp thnh ba liờn:
+ Liên thứ nhất thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán.
+ Liên thứ hai giao cho nhân viên tiếp liệu gửi kèm với hoá đơn số 0078318 liên
cho kế toán thanh toán.
+ Liên thứ ba đợc lu ở phòng Kinh doanh Vật t.
a, Chứng từ sử dụng: Phiu nhp kho, húa n giỏ tr gia tng( húa n mua
nguyờn vt liu vo), Biờn bn kim nhn vt t, Húa n bỏn hng
b, Tài khoản sử dụng:
+ TK 1521: Nguyên vật liệu chính (Thép P18 đen ị 14)
+ TK 1522: Nguyên vật liệu phụ (Sơn chống rỉ)
+ TK 1523: Nhiên liệu (Xăng)

- Tài khoản 133 (1331): Thuế GTGT đợc khấu trừ
- Tài khoản 331: Phải trả ngời bán
- Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác nh: TK 641, TK 642.
c, Trình tự hạch toán:
Khi mua vật liệu về nhập kho, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu): Giá mua cha có thuế GTGT.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đợc khấu trừ.
Có TK liên quan (111, 112, 331): Tổng giá thanh toán.
Các chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua vật liệu (vân chuyển, bốc dỡ)
đợc ghi tăng giá thực tế của vật liệu bằng bút toán:
Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu): Chi phí thu mua cha có thuế GTGT.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đợc khấu trừ (nếu có).
Có TK liên quan (111, 112, 331): Tổng giá thanh toán.
Trờng hợp mua vật liệu cuối tháng cha về doanh nghiệp, căn cứ vào hoá đơn đã
nhận, kế toán ghi tăng giá trị hàng mua đang đi đờng:
Nợ TK 151: Giá mua cha có thuế GTGT.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đợc khấu trừ.
Có TK liên quan (111, 112, 331): Tổng giá thanh toán.
Trờng hợp mua vật liệu ở các tháng trớc, tháng này về nhập kho, căn cứ vào
hoá đơn và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu): Trị giá vật liệu nhập kho.
Có TK 151: Trị giá hàng đi đờng đã kiểm nhận.
Khi thanh toán tiền hàng, số chiết khấu thanh toán đợc hởng (nếu có) sẽ ghi
tăng thu nhập hoạt động tài chính:
Nợ TK liên quan (111,112,331).
Có TK 711: Chiết khấu thanh toán đợc hởng.
Nguyn Th Thanh
22
Phụ trách vật t

(Ký, họ tên)
Đã ký
Ngời giao hàng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Đã ký
Kế toán trởng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Thủ trởng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Nhập, ngày 1 tháng 2 năm 2010
GVHD: o Ngc H Khoa K toỏn Kim toỏn
Trờng hợp thu mua vật liệu đợc giảm giá hay vật liệu mua về xuất trả lại cho
ngời bán, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (111,112,331): Tổng giá thanh toán.
Có Tk 152 (chi tiết vật liệu): Giá mua cha kể thuế.
Có TK 133 (1331): Thuế GTGT tơng ứng với số giảm giá và hàng
mua trả lại.
Khi mua nguyên vật liệu từ bên ngoài về nhập kho sẽ phát sinh thuế GTGT đầu vào
đối với NVL. Khi đó kế toán sẽ phản ánh khoản thuế này vào bên nợ của TK 133.
Trích tài liệu của công ty: Theo hoá đơn GTGT số 0078318 của Công ty Vật t
tổng hợp Hà Tây, khi Công ty CPPTXD D&C mua nguyên vật liệu thép AII ị 14 thì
công ty phải chịu thuế GTGT. Khi có hoá đơn thì tổng số tiền công ty phải thanh toán
là 74.025.000 đồng trong đó có tiền hàng (Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu):
70.500.000đồng. Tiền thuế GTGT phải nộp (5%): 3.525.000 đồng.
Kế toán sẽ phản ánh những nghiệp vụ này bằng định khoản:

Nợ TK 152 :70.500.000
Nợ TK 133 : 3.525.000
Có TK 331 : 74.025.000
Số thuế GTGT đợc khấu trừ sẽ đợc kế toán phản ánh trên các NKCT có liên quan.
d, Sổ kế toán:
theo dừi tỡnh hỡnh nhp nguyờn vt liu v thanh toỏn vi ngi bỏn.
Kế toán sử dụng sổ ghi chi tiết tài khoản 331 - Phải trả cho ngời bán và Nhật ký
Chứng từ số 5 - ghi có TK 331.
- Sổ chi tiết tài khoản 331 - Phải trả ngời bán
Sổ này đợc mở để theo dõi tình hình thanh toán giữa công ty với từng ngời bán. Mỗi
đơn vị đợc mở một trang sổ nhất định tức là theo từng đối tợng thanh toán, mỗi hoá đơn đ-
ợc ghi tại một dòng, cuối tháng tiến hành cộng sổ và tính ra số d cuối kỳ.
2.3.2.2. Quy trỡnh xut kho nguyờn vt liu
Tại Công ty Cổ phần phát triển xây dựng D & C, vật t chỉ đợc cấp phát theo văn
bản kế hoạch tháng, quý, căn cứ vào định mức và hạn mức vật t đã đợc duyệt. Phòng
Kinh Doanh Vật t chỉ đợc phép cấp vật t tháng này khi đơn vị sử dụng đã thanh toán
song vật t đó của tháng trớc.
Nếu đơn vị sử dụng thực hiện thanh toán song vật t của tháng trớc theo quy định
thì trong tháng này nếu có nh cầu sẽ đợc tính căn cứ vào định hạn mức cho đơn vị sử
dụng. Trên các phiếu phải tên, quy cách, khối lợng vật t, mục đích sử dụng, đơn vị lĩnh,
lĩnh tại kho nào, ngày cấp phát.
Phiếu lĩnh vật t đợc viết thành ba liên :
+ Liên thứ nhất đợc lu giữ tại Phòng Kinh Doanh Vật t.
+ Liên thứ hai thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển cho Phòng Tài Chính
Kế Toán để hạch toán.
+ Liên thứ ba ngời nhận vật t giữ kiểm tra số lợng, chất lơng, quy cách, chủng
loại nguyên vật liệu.
Ngời lĩnh nguyên vật liệu phải kiểm tra tiêu chuẩn nguyên vật liệu một cách kỹ lỡng
theo yêu cầu trớc khi đa nguyên vật liệu ra khỏi kho. Khi đa làm đầy đủ mọi thủ tục, đảm
bảo nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu, thì nguyên vật liệu mới đợc xuất kho.

Định kỳ kế toán xuống kho nhận chứng từ, thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp của phiếu xuất, kiểm tra phản ánh, ghi chép nghiệp vụ xuất kho thủ kho vào các
Nguyn Th Thanh
23
GVHD: o Ngc H Khoa K toỏn Kim toỏn
sổ sách, đảm bảo chính xác về quy cách , số lợng, khối lợng đã xuất kho giữa thẻ kho
và nội dung trên phiếu xuất kho. Sau khi nhận đợc phiếu xuất kho, kế toán tiến hành
phân loại theo nơi dùng và đối tợng sử dụng. Phân loại song, kế toán tiến hành ghi đơn
giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất kho cho từng loại vật t trên phiếu xuat kho và
xác định giá nguyên vật liệu đã xuất theo giá hạch toán của mỗi phiếu xuất.
Cuối tháng, khi nhận và tính toán, xác định song toàn bộ trị giá kho nguyên vật
liệu theo giá hạch toán của toàn bộ phiếu xuất trong tháng, kế toán tổng hợp trị giá vốn
xuất kho theo giá hạch toán trên phạm vi sử dụng, đối tợng sử dụng.
Tài liệu công ty: Khi có yêu cầu xuất nguyên vật liệu, phòng kinh doanh vật t
tiến hành lập phiếu xuất kho theo mẫu sau:
Đơn vị: Công ty Cổ phần phát triển xây dựng D & C
Địa chỉ: 153 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Phiếu xuất kho

Họ và tên ngời nhận hàng: Anh Dũng
Đơn vị: Công trờng Sa La
Lý do xuất kho: phục vụ công trờng đổ cọc bê tông móng
Xuất tại kho: Kho Sa La
STT Tên, quy cách
vật t
Đơn vị
tính
Số l-
ợng
Đơn giá Thành

tiền
1
Thép AII ị 14
Kg 3000 14100 42.300.000
2
Thép AII ị 30
Kg 2500 14300 35.750.000
Tổng cộng 78.050.000
Viết bằng chữ: by tỏm triu khụng trm nm mi nghỡn ng chn./
Phiếu xuất kho này đợc lập thành 3 liên
a, Chứng từ sử dụng:
Phiu xut kho kiờm vn chuyn ni b, phiu yờu cu xut nguyờn vt liu,
phiu xut vt t theo hn mc, phiu xut kho.
b, Tài khoản sử dụng:
152 Chi tit vt liu
641 Chi phớ qun lý
642 Chi phớ bỏn hng
Nguyn Th Thanh
24
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trởng BTC
Xuất, ngày 2 tháng 2 năm 2010
Số: 37
Nợ:
Có:
Phụ trách vật t
(ký, họ tên)
Đã ký
Ngời nhận hàng
(Ký, họ tên)

Đã ký
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Đã ký
Kế toán trởng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Thủ trởng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Ngày 2/2/2010
Mẫu số 02 - VT
GVHD: o Ngc H Khoa K toỏn Kim toỏn
241 Tp hp chi phớ sa cha ln
c, Trình tự hạch toán:
Vật liệu của Công ty đợc xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khi
xuất dùng nguyên vật liệu kế toán văn phòng Công ty phải theo dõi chi tiết Tài khoản
621 - Chi phí NVL trực tiếp cho từng công trình, nếu xuất vật liệu cho bộ phận quản
lý đơn vị thì hạch toán vào Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung, nếu xuất cho bộ
phận quản lý Doanh nghiệp thì đợc hạch toán vào tài khoản 642 - Chi phí quản lý
Doanh nghiệp.
Khi xuất dùng vật liệu kế toán ghi:
Nợ TK 621 (Chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 627 (Chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 642 (Chi phí vật liệu phục vụ văn phòng công ty)
Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ
Có TK 336 Phải trả nội bộ
Khi xuất dựng nguyờn vt liu phc v cho cỏc hot ng k toỏn ghi
Nợ TK 641 (6412): Tập hợp chi phí bán hàng.
Nợ Tk 642 (6422): Tập hợp chi phí QLDN.

Có TK 152 (chi tiết vật liệu): Giá thực tế vật liệu xuất dùng.
Trờng hợp xuất dùng vật liệu để sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413. Chi tiết công trình): Tập hợp chi phí sửa chữa lớn.
Có TK 152 (chi tiết vật liệu): Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng.
Giá trị vật liệu xuất sử dụng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau, căn cứ
vào phiếu nhập kho hay biên bản kiểm kê, kế toán ghi giảm chi phí:
Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu): Trị giá nguyên vật liệu không sử dụng hết.
Có TK liên quan (641,642,241).
Các trờng hợp khác làm giảm vật liệu (thiếu trong định mức, thiếu chờ xử lý,
đánh giá giảm, xuất bán, xuất giá vốn liên doanh)cũng đợc kế toán ghi giá thực tế
vật liệu giảm ở bên Có TK 152 (chi tiết vật liệu) đối ứng với bên Nợ của các TK có
liên quan.
d, Sổ kế toán :
Hàng tháng, vào cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tiến hành ghi sổ và chuyển sổ
số liệu đó cho các phần hành kế toán có liên quan khác nh: kế toán tổng hợp, kế toán
tính giá thành, kế toán xác định kết quả kinh doanh, kế toán tiền mặt tiền gửi.
2.3.2.3. Tn kho nguyờn vt liu
Hng tháng kế toán theo dõi từng thứ, nhóm, loại nguyên vật liệu trên cùng sổ số
d từ kho gửi lên. Sổ số d đợc mở cho cả năm và đợc mở cho từng loại nguyên vật liệu,
mỗi loại dành riêng cho một trang sổ nhất định, đợc ghi theo từng nhóm nguyên vật
liệu và ghi từng quý.
Định kỳ, kế toán xuống kho nhận các chứng từ kiểm tra đối chiếu việc ghi chép
của thủ kho trên thẻ kho, sau đó ghi giá trên các chứng từ, các nghiệp vụ xuất kho thì
trên các phiếu xuất kho sẽ ghi theo giá hạch toán.
Khi nhận sổ số d của thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho cuối mỗi
tháng trong quỹ do thủ kho tính ở sổ số d và đơn giá hạch toán, tính ra giá trị tồn kho
để ghi vào cột số tiền trên sổ số d.
Nguyn Th Thanh
25

×