Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Y tế Cuộc Sống Mới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.16 KB, 38 trang )

“Kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty CP Y tế Cuộc
Sống Mới Việt Nam”
TRẦN THỊ THU HUYỀN
1
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Tiền lương là một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội, nó liên
quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc
đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Từ việc gắn tiền lương với kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và việc phát triển
cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời. Từ đó sẽ phục vụ đắc lực cho mục
đích cuối cùng là con người thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, làm cơ sở để từng
nâng cao đời sống lao động và cao hơn là hoàn thiện xã hội loài người.
Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu thực tiễn ta có thể nhận thấy vấn đề
tiền lương trong xã hội còn nhiều bất cập như trả lương chưa đúng người, đúng việc,
chưa đảm bảo được mức sinh hoạt tối thiểu cho người lao động, chưa đảm bảo được
sự công bằng trong công tác trả lương,…
Công ty CP Y tế Cuộc Sống Mới Việt Nam tuy mới thành lập được hơn 2 năm
nhưng cũng có đội ngũ nhân viên đông đảo, vấn đề tiền lương cũng là một vấn đề
đáng được lưu tâm đối với các cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên kế
toán tiên lương và các khoản trích theo lương tại công ty vẫn cần được hoàn thiện.
Trong quá trình thực tập tại công ty CP Y tế Cuộc Sống Mới Việt Nam, dựa
trên kết quả điều tra phỏng vấn em nhận thấy vấn đề kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương là một vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Tiền lương là một phần không thể thiếu đối với những người dân lao động trong
xã hội, đây là một vấn đề cấp thiết và rất được lưu tâm. Tuy nhiên hiện nay kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương vẫn nổi lên một số vấn đề: tình hình kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp, cơ quan đã phản ánh
đúng thực tế hay chưa? Tiền lương trả cho công nhân viên đã thực phản ánh đúng


năng lực làm việc của họ? Tại sao tiền lương thực tế vẫn chưa đủ nuôi sống người lao
động?,… Vì vậy nên em lựa chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty CP Y tế Cuộc Sống Mới Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
TRẦN THỊ THU HUYỀN
2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Tiền lương là một phạm trù kinh tế rất quan trọng và phức tạp, nó có mối quan
hệ tác động qua lại với các yếu tố: kinh tế, chính trị- xã hội của từng nước trong từng
thời kỳ. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang chế độ tự chủ kinh doanh, các
doanh nghiệp thực hiện tự hạch toán, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi và Nhà
nước không bù lỗ.
Mục đích của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là đảm bảo tiền
lương cho người lao động, tạo nên sự quan tâm vật chất, tinh thần đến kết quả lao
động của họ. Muốn vậy các doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện các hình thức tiền
lương, bởi bất kỳ một hình thức tiền lương nào cũng có những hạn chế nhất định và
những hạn chế này chỉ được bộc lộ sau những thời gian thực hiện: vì vậy tuỳ thuộc
vào từng loại hình kinh doanh, đặc điểm kinh doanh mà có kết quả áp dụng các hình
thức tiền lương cho phù hợp.
Mục tiêu lớn hơn cả là phản ánh đúng kết quả lao động, kết quả kinh doanh,
đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân của doanh nghiệp
phù hợp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động Để đảm bảo các yêu cầu này, thì
ngay bước đầu tiên việc xác định quỹ tiền lương phải đảm bảo tính khoa học. Phân
phối quỹ lương hợp lý là công việc khó khăn, giữa lao động quản lý và lao động trực
tiếp, giữa các lao động trong cùng một bộ phận, từng cá nhân sẽ đảm bảo tính công
bằng và có tác dụng khuyến khích người lao động.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề kế toán tiền lương và
các khoản trích theo
Không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty CP Y tế Cuộc Sống Mới
Việt Nam.

Thời gian: Các số liệu trong đề tài được lấy trong khoảng thời gian năm 2009,
đầu năm 2010.
TRẦN THỊ THU HUYỀN
3
1.5. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản về tiền lương
Khái niệm về tiền lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí nhân
công mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lợng công việc mà
họ đã cống hiến cho doanh nghiệp .
Ý nghĩa của tiền lương: Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động
được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho ngời lao động căn cứ vào thời gian,
khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất tiền lương là biểu hiện bằng
tìên của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích
tinh thần hăng hái lao động,kích thích và tạo mối quan tâm của ngời lao động đến kết
quả công việc của họ. Nói cách khác tiền lương, có ý nghĩa chính là một nhân tố thúc
đẩy năng suất lao động.
Khái niệm quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương: Là tổng số tiền lương công ty phải trả cho công nhân viên trong
danh sách công ty quản lý, sử dụng ở tất cả các khâu công việc bao gồm tiền lương,
cấp bậc, các khoản phụ cấp, tiền lương chính, tiền lương phụ.
Nội dung quỹ tiền lương:
- Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống bảng lương quy định - Tiền
lương trả theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và tiền khoán.
- Tiền lương công nhật trả lương cho ngời lao động phụ động.
- Tiền lương trả cho công nhân chế tạo sản phẩm không đúng quy định
- Tiền lương trả cho công nhân khi ngừng việc ngoài kế hoạch.
- Tiền lương trả cho công nhân trong điều động công tác, công nhân đi làm
nghĩa vụ.
Phân loại quỹ lương trong hạch toán: Để thuận tiện cho công tác hạch

toán nói riêng và quản lý nói chung, quỹ lương được chia làm hai loại:
- Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ chính bao gồm tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ cấp.
TRẦN THỊ THU HUYỀN
4
-Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho công nhân trong thời gian họ thực hiện
nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ được hưởng
theo quy định của chế độ.
1.5.2. Khái niệm và nội dung các khoản trích theo lương:
- Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ bảo hiểm xã hội
Nguồn hình thành : Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập vào
chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khấu trừ vào tiền lương của người
lao động theo chế độ quy định. Theo quy định hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp
tiến hành trích lập quỹ bảo hiểm xã hội, theo tỉ lệ quy định (22%) trên tổng số tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong tháng. Trong đó tính vào chi
phí của công ty (16%), khấu trừ vào tiền lương trong tháng (6%) của công nhân viên .
- Quỹ bảo hiểm y tế :
Mục đích: Quỹ bảo hiểm y tế được lập để phục vụ cho việc bảo vệ và chăm sóc
sức khoẻ cho người lao động như : Khám,và chữa bệnh.
Nguồn hình thành : theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, quỹ bảo hiểm
y tế được hình thành do trích lập theo tỉ lệ (4.5%) trên tổng số tiền lương đóng bảo
hiểm cho công nhân viên, trong đó được tính vào chi phí của công ty (3%) trừ vào
lương công nhân viên (1,5%). Bảo hiểm y tế được nộp lên cơ quan chuyên môn
chuyên trách (thường chủ yếu với hình thức mua bảo hiểm y tế ).
- Bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia BHTN bắt buộc bao gồm: người lao động làm việc theo

HĐLĐ hoặc HĐLV không thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; cán bộ
quản lí doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… không thực hiện HĐLĐ nhưng có
hưởng tiền lương, tiền công và đã tham gia BHXH bắt buộc; các cán bộ quản lí và
TRẦN THỊ THU HUYỀN
5
viên chức được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước
trước ngày 10/10/2003.
Mức đóng BHTN thuộc trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động và người lao
động là 2% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHTN. (đơn vị đóng 1%,
người lao động đóng 1%)
1.5.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.5.3.1. Tài khoản sử dụng
Trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, kế toán sử
dụng những tài khoản sau :
TK 334 : Phải trả công nhân viên
TK 338 : Phải trả phải nộp khác
và các tài khoản liên quan khác : 111, 112, 138, 622, 641
1.5.3.2. Phương pháp hạch toán
* TK 334 phản ánh các khoản phải trả CNV và tình hình thanh toán các khoản
đó (gồm: Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của CNV .
Kết cấu TK 334:
* Phương pháp hạch toán:
TRẦN THỊ THU HUYỀN
6
TK 334
- Bên nợ: Các khoản tiền
lương (tiền thưởng) và các
khoản khác đã ứng trước cho
CNV.
+ Các khoản khấu trừ

vào TL, tiền công của CNV
- Dư nợ (cá biệt) số tiền đã trả
lớn hơn số tiền phải trả CNV.
- Bên có: Các khoản tiền lương
(tiền thưởng) và các khoản
phải trả cho CNV
- Dư nợ ác khoản TK (tiền
thưởng) và các khoản khác còn
phải trả CNV.
Sơ đồ 2.1: Hạch toán các khoản phải trả CNV
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương thanh toán TL và các chứng
từ liên quan khác, kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả CNV và phân bổ vào chi phí
sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ thực hiện
trên "Bảng phân bổ tiền lương và BHXH". Kế toán ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí QLDN
Có TK 334: Phải trả CNV
- Tính ra số tiền lương phải trả CNV trong tháng, kế toán ghi:
+ Trường hợp thưởng cuối năm, thường thường kỳ:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334
TRẦN THỊ THU HUYỀN
7
TK 141,138,338,333
TK 334
TK 622
Các khoản khấu trừ vào
lương
CNV
TK111,112

TK 1512
TK 3331
Thanh toán TL và các khoản
khác cho CNV bằng TM,TGNH
Thanh toán TL bằng SP
TK 627
TK 641,642
TK 3383
TL phải trả CNSX
TL phải trả CN
phân xưởng
TL phải trả
NVBH, QLDN
BHXH phải trả
+ Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư,
thương NSLĐ:
Nợ TK 642: Chi phí QLDN
Có TK 334
- Tính ra số tiền ăn ca, tiền phụ cấp trả cho người lao động tham gia vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 334
- Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: khoản tạm ứng chi không hết, bồi
thường vật chất, BHXH, BHYT công nhân viên phải nộp, thuế thu nhập phải nộp
ngân sách Nhà nước.
Nợ TK 334: Tổng số khấu trừ
Có TK 141: Tạm ứng thừa
Có TK 333: Thuế thu nhập cá nhân
Có TK 338: Đóng góp của người lao động cho quỹ BHXH, BHYT.

- Khi thanh toán lương cho người lao động
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
- Nếu vì một lý do nào đó mà người lao động: Nợ TK 3384
Có TK 111, 112
* TK 338: Dùng để phản ánh các khoản trả, phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ
chức đoàn thể xã hội.
- Kết cấu TK 338
+ Phương pháp hạch toán
Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả CNV trong tháng, kế toán
trích BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
của các bộ phận sử dụng lao động.
Nợ TK 641: 20% lương NVBH
Nợ TK 642: 20% lương NVQLDN
TRẦN THỊ THU HUYỀN
8
Nợ TK 334: 8,5% tổng số lương tính BH
Có TK 338: Tổng số BHXH, BHYT, BHTN
Có TK 338 (8): 2% BHTN
Có TK 338 (3): 22% BHXH
Có TK 338 (4): 4,5% BHYT
- Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN cho các cơ quan quản lý quỹ:
Nợ TK 3388, 3383, 3384
Có TK 111, 112
- Khi tính ra BHTN cho người lao động
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
- Khi tính ra BHXH phải trợ cấp cho người lao động
Nợ TK 3383
Có TK 111, 112

- KHi thanh toán BHYT cho người lao động
Nợ TK 3384
Có TK 111, 112
- BHTN và BHXH vượt chi khi được cấp bù:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3388, 3383
- Thanh toán lương BHXH khi công nhân nghỉ ốm, thai sản
Nợ TK 3383
Có TK 334
1.6. Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp:
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty CP Y Tế Cuộc Sống Mới Việt Nam.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại công ty CP Y Tế Cuộc Sống Mới Việt Nam.
TRẦN THỊ THU HUYỀN
9
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP Y tế cuộc sống
mới Việt Nam
2.1. Phương pháp nghiên cứu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương:
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đây là phướng pháp rất quan trọng nhằm phục vụ việc nghiên cứu đề tài. Thu
thập thông tin, số liệu là công việc trong nghiên cứu khoa học. Mục đích là để làm cơ
sở lý luận khoa học hay luận chứng chứng minh giả thiết, hay tìm ra vấn đề cần
nghiên cứu. Cụ thể gồm có các phương pháp:
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: là phương pháp tìm hiểu chuyên sâu vấn đề
nghiên cứu. Có thể điều tra theo mẫu, hoặc phỏng vấn bằng những câu hỏi mở. Mục

đích của việc điều tra, phỏng vấn là lấy được các số liệu sơ cấp để xem những nhận
xét, đánh giá, ý kiến của những người trong cuộc, từ đó có được cái nhìn cụ thể, chính
xác hơn về vấn đề được điều tra từ đó đưa ra những kết luận chính xác hơn, thuyết
phục hơn, xát thực hơn. Đồng thời những giải pháp đưa ra cũng phù hợp với thực tế
hơn.
Phương pháp điều tra: Đối tượng được điều tra là các cán bộ nhân viên của
công ty, họ đều là những người có kinh nghiệp, trình độ chuyên môn cao. Phương
pháp này có ưu điểm là có thể phỏng vấn được nhiều người trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là khó có được những ý kiến riêng
của người được điều tra
Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ quản lý của
công ty. Ưu điểm của phương pháp này là có được những ý kiến chuyên sâu của
những người tham gia phỏng vấn, biết được thái độ của người tham gia phỏng vấn.
Nhược điểm của phương pháp này là mất nhiều thời gian, ý kiến đưa ra có thể không
chuẩn xác
- Phương pháp tổng hợp số liệu: là phương pháp thu thập những số liệu cần
thiết cho quá trình nghiên cứu, từ đó tổng hợp lại để phân tích, đánh giá. Có thể tổng
hợp số liệu bằng cách lấy thông tin từ công ty, từ những người có liên quan, nhằm
TRẦN THỊ THU HUYỀN
10
phản ánh một cách chính xác tình hình kế toán thực tế của đoanh nghiệp đồng thời có
những minh chứng rõ ràng trong quá trình điều tra.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết, ta cần có biện pháp xử
lý các dữ liệu đã thu thập được, chọn lọc thông tin, loại bỏ những thông tin không cần
thiết, chọn ra những thông tin cần thiết nhất để phục vụ cho bài viết. Đồng thời, sử
dụng phương pháp phân tích đánh giá để đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về
vấn đề được nghiên cứu.
Phân tích, xử lý dữ liệu dựa trên các thông tin, số liệu thu thập được, tình hình
thực tiễn của đơn vị. Sau đó kết hợp các lý luận đã học để có sự nhìn nhận, đánh giá

về các hiện tượng đã và đang diễn ra để từ đó có thể dự báo được các xu hướng trong
tương lai. Đây là phương pháp đòi hỏi trình độ lý luận, nắm chắc kiến thức kết hợp
với việc nắm bắt, cập nhật thường xuyên thực trạng, tình hình đang diễn ra của công
ty, của ngành. Để từ đó đưa ra những lý luận sắc bén và chính xác về mặt lý thuyết và
áp dụng cho tình hình thực tiễn.
2.2. Tổng quan về công ty CP Y Tế Cuộc Sống Mới Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần y tế Cuộc sống mới Việt Nam
- Địa chỉ doanh nghiệp: Số 1A, ngõ 3, Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
Mua bán thiết bị, máy móc ngành y tế
Cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng gia đình và cá nhân
Sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị
- Quy mô của doanh nghiệp (tổng số vốn và lao động của doanh nghiệp):
30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ đồng).
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
TRẦN THỊ THU HUYỀN
11
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Y Tế Cuộc Sống Mới Việt Nam
Niên độ tài chính năm 2009
Đơn vị tinh: Đồng
Chỉ tiêu 2008 2009
2009/2008
CL %
1. Doanh thu BH và
cung cấp DV
11.344.736.250 14.156.982.000 2.812.245.750 24,8
2. Các khoản giảm

trừ DT
3. Doanh thu thuần
(1-2)
11.344.736.250 14.156.982.000 2.812.245.750 24,8
4. Giá vốn hàng bán 9.254.017.215 11.822.821.333 2.568.804.118 27,7
5. Lợi nhuận gộp (3-
4)
2.090.719.035 2.334.160.667 243.441.632 11,6
6. Doanh thu tài
chính
1.535.759 2.567.829 1.032.070 67,202
7. Chi phí tài chính 0 34.848.355
8. Chi phí bán hang 320.415.800 420.535.850 100.120.050 31,2
9. Chi phí quản lý
DN
556.743.428 564.341.399 7.597.971 1,36
10. Lợi nhuận thuần
KD
1.215.095.566 1.317.002.892 101.907.326 8.4
11. Thu nhập khác 0 3.355.000
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác 3.355.000
14. Lợi nhuận trước
thuế
1.215.095.566 1.320.357.892 105.262.326 8,6
15. Chi phí TTNDN
hiện hành
340.226.758 330.089.473
(10.137.285) (3)
16. Chi phí TTNDN

hoãn lại
17. Lợi nhuận sau
thuế
874.868.808 990.268.419 115.399.611 13,1
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty cổ phần y tế Cuộc sống mới Việt Nam)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty niên độ năm 2009
TRẦN THỊ THU HUYỀN
12
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
toán
tài
chính
Phòng
nhân
sự
Phòng
hành
chính
Phòng
kế
hoạch
Tổng giám đốc
Bảng kết quả kinh doanh cho thấy: Doanh thu năm 2009 đạt mức 14.156.982.000
đồng tăng 24.8% so với năm 2008 tương ứng với 2.812.245.750 đồng, trong khi đó lợi
nhuận sau thuế năm 2009 là 990.268.419 tăng 13,1% tương ứng với 115.399.611
đồng. Như vậy tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận.

Về chi phí bán hàng: năm 2009 chi phí bán hàng là 420.535.850 tăng 31,2% so
với năm 2008, tương ứng tăng 100.120.050 đồng. Nguyên nhân chi phí bán hàng tăng,
theo như sự giải thích của trưởng phòng kinh doanh, đó là do công ty tăng các khỏan
chi phí liên quan đến nhân viên bán hàng, và thuê thêm địa điểm bán, do đó chi phí
bán hàng tăng lên.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp là
564.341.399 tăng 1,36% so với năm 2008. Các khoản chi phí quản lý ngày càng nở ra,
theo cách giải thích của các nhân viên phòng kế toán, các khoản chi cho tiếp khách, vé
máy bay cho cán bộ đi công tác chiếm khá nhiều trong khoản mục chi phí này.
Về chi phí hoạt động tài chính: năm 2009, công ty bắt đầu phát sinh hoạt động
vay ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy bắt đầu có phát
sinh chi phí lãi vay, năm 2009 là 34.848.355 đồng.
Nhìn tổng thể cho thấy, trên thực tế, công ty đang kinh doanh có lãi, tuy nhiên, ta
cũng thấy, tốc độ tăng lợi nhuận tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu, đồng nghĩa với
việc tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, đây là một vấn đề cần có sự
phân tích, tính toán để có giải pháp giảm thiểu chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn vốn của công ty, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Tình hình lao động của công ty được thể hiện ở bẳng sau:
STT Chỉ tiêu Số CNV Tỷ trọng
1 - Tổng số CNV
+ Nam
+ Nữ
40
16
24
40
16
24
2 - Trình độ
+ Trên đại học

+ Đại học
+ Cao đẳng
+ Trung cấp
10
20
6
4
10
20
6
4
Bảng 2.2. Bảng kê tình hình lao động tại công ty
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Bộ phận kế toán của công ty gồm có 4 người trong đó gồm 1 kế toán thuế, 1 kế
toán tổng hợp, 1 kế toán thuế, 1 thủ quỹ
Nhiệm vụ của phòng kế toán:
TRẦN THỊ THU HUYỀN
13
- Quản lý và thực hiện chặt chẽ chế độ tài vụ của công ty theo đúng nguyên tắc,
quy định của Nhà nước và ban giám đốc của công ty.
- Hoàn thành việc quyết toán sổ sách và báo cáo tài chính, lưu trữ và bảo mật hồ
sơ, chứng từ…
- Thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ tiền lương, thường theo qui định.
- Quản lý trực tiếp các quỹ của công ty theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình tài
chính cho giám đốc.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập được qua các phiếu điều tra
phỏng vấn
Tiến hành phát 10 phiếu điều tra phỏng vấn theo mẫu tại công ty ta thu được kết

quả sau:
2.3.1. Kết quả phiếu điều tra
Tiến hành phát 10 phiếu điều tra phỏng vấn theo mẫu tại công ty.
Đối tượng được điều tra: giám đốc, phó giám đốc, bộ quận quản lý, nhân viên
phòng kế toán
Thông qua kết quả thu được từ các phiếu điều tra phát ra cho phòng kế toán ta
thu được kết luận sau
- Hình thức ghi sổ áp dụng tại công ty là Nhật ký – sổ cái
TRẦN THỊ THU HUYỀN
Kế toán tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng
Kế toán công nợ và
tiền lương
Kế toán Thuế
Thủ Qũy
Kế toán tổng hợp
14
- Hình thức trả lương của công ty là trả lương theo thời gian
- Tình hình kế toàn tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty hiện
nay được đánh giá ở mức độ khá
- Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty hiện nay là kế toán sổ, kế toán
chủ yếu sử dụng phần mềm ghi sổ excel
- Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách tiền lương quy định về mức lương
tối thiểu đối với người lao động làm việc, ở cty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,
trang trại, hộ gia đình cá nhân và các tổ chức khác của việt nam có thuê mướn lao
động theo nghị định NĐ số 97/2009/NĐ-CP ngày 30-10-2009.
Kết quả phiếu điều tra phần dành cho Giám đốc, Phó Giám đốc, bộ phận quản lý
60% ý kiến cho rằng bộ phận quản lý chưa nắm bắt được tình hình kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại công ty, và luôn dám sát công tác kế toán tiền
lương

100% ý kiến cho rằng việc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty rất cần thiết
80% ý kiến cho rằng cần hạch toán chi tiết tiền lương và các khỏa trích theo
lương cho rõ ràng, rành mạch
2.3.2. Kết quả phỏng vấn
Đối tượng được phỏng vấn là giám đốc, phó giám đôc, bộ phận quản lý
100% ý kiến cho rằng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty có rất nhiều nhược điểm như: hình thức tổ chức công tác kế toán chưa có tính khoa
học. Kế toán tiền lương tại công ty chưa đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng. Sổ sách kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn rất phưc tạp, không rõ ràng…
80% ý kiến cho rằng để hoàn thiện kế toán tiên lương và các khoản trích theo
lương tại công ty, công ty cần phải hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty, sử dụng các phần mềm kế toán mới, nâng cao
trình độ nhân viên kế toán,…
100% ý kiến cho rằng công ty nên thay đổi hình thức tổ chức công tác kế toán
tiền lương tại công ty bằng cách sử dụng các phần mềm kế toán tiền lương hiện hành,
kết hợp với ghi sổ kế toán.

TRẦN THỊ THU HUYỀN
15
2.4.Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
2.4.1.Phương pháp xây dựng qũy lương tại công ty
Quỹ lương của công ty là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ CNV của công
ty. Hiện nay công ty xây dựng qũy tiền lương trên tổng doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ là 22%.
Hàng tháng sau khi tổng hợp toàn bộ doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ,
kế toán sẽ lấy tổng doanh thu đó nhân với 22% sẽ ra quỹ lương của công ty trong
tháng đó.
Doanh thu của công ty tháng 01 năm 2010 là 1.040.500.000đ
1.040.500.000đ x 22% = 228.910.000đ

Hàng tháng công ty sẽ tính ra thưởng cho CNV lấy từ quỹ thưởng khoản tiền
thưởng này góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho 1 lao động, khuyến khích họ
hăng say trong công việc với thời gian ngắn nhất. Tiền thưởng của công ty được tính
15% trên tổng quỹ lương: 15% x 228.910.000đ = 34.336.500đ.
Sau đó sẽ phân chia cho các bộ phận:
- Bộ phận QLDN sẽ là: 2% x 228.910.000 = 4.578.200 đ
- Bộ phận kinh doanh: 6% x 228.910.000 = 13.734.600 đ
- Bộ phận nhân sự: 2% x 228.910.000 = 4.578.200đ
- Bộ phận hành chính: 2% x 228.910.000 = 4.578.200đ
- Bộ phạn kế hoạch: 2% x 228.910.000 = 4.578.200đ
- Bộ phận kế toán: 1% x 228.910.000 = 2.289.100 đ
2.4.2.Nguyên tắc trả lương và phương pháp trả lương của công ty
Theo qui định của Nhà nước thì hệ số lương của các bậc đại học, cao đẳng,
trung cấp như sau:
- Đối với bậc cao học là 2,67
- Đối với bậc đại học là 2,34
- Đối với bậc cao đẳng là 2,1
- Đối với bậc trung cấp là 1,86
và mức lương cơ bản từ 1/4/2010 là 750.000đ, trước đó là 650.000đ
Ở công ty việc chi trả lương đều do thủ qũy thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào các
chứng từ "Bảng thanh toán tiền lương" và "Bảng thanh toán BHXH" để chi trả lương
TRẦN THỊ THU HUYỀN
16
và các khoản khác cho nhân viên trong công ty. Do qui mô còn nhỏ nên công ty chỉ áp
dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Cứ như vậy kế toán sẽ dựa vào hệ số lương, hệ số phụ cấp và sô ngày làm việc
của từng nhân viên đẻ tính ra tiền lương hàng tháng cho công nhân viên.
Chỉ tính lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ số lương
và hệ số phụ cấp của từng người cùng với bảng chấm công. Bảng chấm công dùng để
theo dõi thời gian làm việc của từng người trong tháng. Bảng chấm công do cán bộ

phụ trách có trách nhiệm chấm công cho từng người, cuối tháng sẽ chuyển về phòng
kế toán cùng với những chứng từ khác để tính ra số tiền lương phải trả cho cán bộ
công nhân viên.
Do doanh nghiệp là công ty cổ phần nên hệ số chức vụ quản lý doanh nghiệp
được tính như sau:
Chức danh Hệ số lương Hệ số phụ cấp
- Giám đốc
- Phó giám đốc
- Trưởng phòng
- Phó phòng
4,98
4,32
0,30
0,20
Bảng 2.3. Bảng tính hệ số lương, hệ số phụ cấp của công ty
TRẦN THỊ THU HUYỀN
17
BẢNG CHẤM CÔNG PHÒNG KINH DOANH
Tháng 1/2010
STT Họ và tên
Cấp bậc
lương hoặc
cấp bậc
chức vụ
Ngày trong tháng
Cộng
bảng
lương
sản
phẩm

Số
công
lương
thời
gian

công
nghỉ
việc
hưởng
100%
Số
công
nghỉ
việc
hưởng
100%
Số
công
hưởng
BH
XH
1 2 3 4 5 6 … 29 30 31
1 Nguyễn Tiến Dũng (2,67 +
0,30)
x X X X x X X X 30
2 Nguyễn Đức Phong (2,34 +
0,20)
x X X X x X X X 30
3 Nguyễn Ngọc Đức 2,34 x X X X x X X X 30

4 Nguyễn Thị Hương 2,34 x X 0 X x X X X 29
5 Đào Thanh Khoa 2,34 x X X X x X x X 30
6 Phạm Quỳnh Hoa 2,34 x X X X x X x X 30
7 Vũ Thị Hằng 2,10 0 X X X x X 0 X 28
8 Trương Thị Trang 2,10 x X X X x X x X 30
9 Lê Thị Lan 1,86 x X X X x 0 x X 29
10 Trần Văn Lực 1,86 x X X X x X x X 30
11 Đỗ Bích Thuỷ 2,10 x X X X x x x X 30
12 Vũ Thị Yến 2,34 x X X X x x x X 30
13 Vũ Thị Trang 2,34 x X 0 X x x x X 29
14 Lê Thị Vân 2,34 x X X X x x x X 30
15 Trần Thị Nga 2,34 x X X X 0 x x X 29
Bảng 2.4: Bảng chấm công bộ phận kinh doanh tháng 01/2010
TRẦN THỊ THU HUYỀN
18
Bộ phận: Quản lý doanh nghiệp
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 01 năm 2010
Đơn vị tính: đồng
STT Họ và tên
Chức
vụ
Lương chính
Tổng số
Tạm ứng
kỳ I
Các
khoản
khấu trừ
BH 8,5%

Tiền thưởng
Kỳ II thực
lĩnh
SC
Hệ số
lương
Lương cơ
bản
1 Trần Hữu Minh GĐ 30 4,98 650.000 3.237.000 1.000.000 275.145 1.526.066,7 3.487.921,7
2 Nguyễn Đức Tiến PGĐ 30 4,32 650.000 2.802.000 1.000.000 238.170 1.526.066,7 3.089.356,7
3 Trần Lệ Thu PGĐ 30 4,32 650.000 2.802.000 1.000.000 238.170 1.526.066,7 3.089.356,7
Tổng 90 1.950.000 8.841.000 3.000.000 751.485 4.578.200 9.666.635,1
Bảng 2.5: Bảng thanh toán lương bộ phận QLDN tháng 01/2010
Bộ phận: Phòng kinh doanh
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
TRẦN THỊ THU HUYỀN
19
Tháng 01 năm 2010
Đơn vị tính: đồng
TT Họ và tên
Chức
vụ
Lương chính
Phụ cấp
khác
Tổng số
Tạm ứng
kỳ I
Các khoản
khấu trừ

BH 8,5%
Thưởng
Kỳ II thực
lĩnh
SC Hệ số bậc Lương TT
1 Nguyễn Tiến Dũng TP 30 2,67 650.000 0,30 1.930.500 500.000 164.092,5 915.640 2.182.047,5
2 Nguyễn Đức Phong PP 30 2,34 650.000 0,20 1.651.000 500.000 140.335 915.640 1.926.305
3 Nguyễn Ngọc Lan NV 30 2,34 650.000 1.521.000 500.000 129.285 915.640 1.807.355
4 Nguyễn Thị Hương NV 29 2,34 650.000 1.470.300 500.000 124.975,5 915.640 1.760.964,5
5 Trần Thanh Huyền NV 30 2,34 650.000 1.521.000 500.000 129.285 915.640 1.807.335
6 Phạm Quỳnh Hoa NV 30 2,34 650.000 1.521.000 500.000 129.285 915.640 1.807.335
7 Vũ Đức Hiếu NV 28 2,10 650.000 1.274.000 500.000 108.290 915.640 1.581.350
8 Trương Thu Trang NV 30 2,10 650.000 1.365.000 500.000 116.025 915.640 1.664.615
9 Lê Ngọc Anh NV 29 1,86 650.000 1.168.700 500.000 99.339,5 915.640 1.485.000,5
10 Trần Văn Lực NV 30 1,86 650.000 1.209.000 500.000 102.765 915.640 1.521.875
11 Nguyên Văn Đông NV 30 2,10 650.000 1.365.000 500.000 116.025 915.640 1.664.615
12 Nguyễn Văn Hải NV 30 2,34 650.000 1.521.000 500.000 129.285 915.640 1.807.335
13 Vũ Thị Trang NV 29 2,34 650.000 1.470.300 500.000 124.975,5 915.640 1.760.964,5
14 Lê Thu Vân NV 30 2,34 650.000 1.521.000 500.000 129.285 915.640 1.807.335
15 Trần Đức Trung NV 29 2,34 650.000 1.470.300 500.000 124.975,5 915.640 1.760.964,5
Tổng 444 9.750.000 21.978.800 7.500.000 1.868.198 13.734.600 26.345.202
Bảng 2.6: Bảng thanh toán lương bộ phận kinh doanh tháng 01/2010
TRẦN THỊ THU HUYỀN
20
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 01/2010
Đơn vị tính: đồng
Bộ phận
Lương chính Lương BHXH
Tổng số Tạm ứng kỳ I

Số tiền
khấu trừ
BH 8,5%
Thưởng Kỳ II thực lĩnh
SC ST SC ST
Bộ phận QLDN 90
8.841.000
0 0
8.841.000
3.000.000
751.485 4.578.200 9.666.635,1
Bộ phận kinh doanh 444 21.978.800 0 0 21.978.800 7.500.000 1.868.198 13.734.600 26.345.202
Bộ phận nhân sự 148 8.106.800 0 0 8.106.800 2.500.000 689.078 4.578.200đ 9.495.922
Bộ phận hành chính 176 9.235.200 0 0 9.235.200 3.000.000 784.992 4.578.200đ 10.028.408
Bộ phạn kế hoạch 206 10.344.700 0 0 10.433.700 3.500.000 886.864,5 4.578.200đ 10.625.035.5
Bộ phận kế toán 119 6.240.650 0 0 6.240.650 2.000.000 530.455,25 2.289.100 5.999.294,75
Tổng 1.18
4
64.836.150 0 0 64.836.150 21.500.000 5.511.072,75 34.336.500đ 72.161.577,25
Bảng 2.7: Bảng thanh toán lương của công ty tháng 01 năm 2010
TRẦN THỊ THU HUYỀN
21
Hàng tháng công ty có hai kỳ trả lương vào ngày 15 và ngày 30.
Kỳ I:Tạm ứng cho CNV đối với những người có tham gia lao động trong tháng.
Kỳ II: Sau khi tính lương và các khoản phải trả cho CNV trong tháng của doanh
nghiệp. Kế toán sẽ trừ đi số tiền tạm ứng trước đây và thanh toán nốt số tiền còn lại
mà CNV được lĩnh trong tháng đó.
Khi muốn tạm ứng người có trách nhiệm của các bộ phận sẽ lập 1 giấy đề nghị
tạm ứng (mẫu trong phần phụ lục) và gửi lên cho thủ trưởng đơn vị để xin xét duyệt.
Trong giấy đề nghị tạm ứng phải ghi rõ số tiền tạm ứng, lý do tạm ứng. Sau đó giấy

đề nghị này sẽ được chuyển cho kế toán trưởng và kế toán trưởng xem xét và ghi ý
kiến đề nghị. Căn cứ vào quyết định của thủ trưởng và kế toán trưởng, kế toán thanh
toán lập phiếu chi kèm giấy đề nghị tạm ứng, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất
quỹ.
2.4.3. Hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty
a. Quỹ BHXH: Theo chế độ hiện hành BHXH phải được tính là 22% trên tổng
quỹ lương đóng BHXH. Trong đó 16% tính vào chi phí kinh doanh của công ty, 6%
do người lao động góp trừ vào lương công ty sẽ nộp hết 22% cho cơ quan bảo hiểm.
Tháng 01/2010 tổng quỹ lương tính bảo hiểm của công ty là: 64.836.150đ
Theo quy định công ty sẽ nộp BHXH với số tiền là:
64.836.150 x 22% = 14.263.953 đ
Trong đó NV đóng góp trừ vào lương là:
64.836.150 x 6% = 3.890.169đ
Còn lại 16% công ty tính vào chi phí:
14.263.953 - 3.890.169 = 10.373.784 đ
b. Quỹ BHYT: Dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian
khám chữa bệnh. BHYT được tính 4,5% trên tổng số tiền lương đóng BH trong đó:
3% tính vào chi phí của công ty, 1,5% tính vào lương của CNV
Tháng 01/2010 tổng quỹ lương tính bảo hiểm của công ty là: 64.836.150đ.
Theo qui định công ty sẽ nộp BHYT với số tiền:
64.836.150 x 4,5% = 2.917.626,75đ
TRẦN THỊ THU HUYỀN
22
Trong đó: Nhân viên chịu trừ vào lương 1,5%
64.836.150 x 1,5% = 972.542,25đ
Còn lại 3% công ty tính vào chi phí:
64.836.150 x 3% = 1.945.084,5đ
c. BHTN: để dự phòng trong cho nhân viên trong trường hợp thất nghiệp.
BHTN được tính 2% trên tổng quỹ lương đóng BH trong đó: 1% tính vào chi phí của
công ty, 1% tính vào lương của CNV

Quỹ lương đóng BH tháng 01/2010 của công ty là: 64.836.150đ thì 2% BHTN
được công ty tính vào chi phí là: 64.836.150 x 2% = 1.296.723đ
Trong đó: 1% mà doanh nghiệp phải nộp cấp trên là:
64.836.150 x 1% = 648.361,5đ
1% giữ lại tại doanh nghiệp là:
64.836.150 x 1% = 648.361,5đ
Như vậy: Hai khoản BHXH, BHYT, BHTN phải thu của nhân viên được tính
vào là 8,5% trừ luôn vào lương của người lao động khi trả lương.
Số tiền mà doanh nghiệp sẽ trừ vào lương của nhân viên là:
64.836.150 x 8.5% = 5.511.072,75đ
Cuối tháng kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho các bộ phận hạch toán
như sau:
* Ngày 15/11 tạm ứng lương kỳ I cho CNV:
Nợ TK 334 21.500.000 đ
Có TK 111 21.500.000 đ
* Ngày 28/01 tính ra số tiền lương phải trả cho nhân viên
Nợ TK 641: 21.978.800đ
Nợ TK 642: 42.857.350đ
Có TK 334: 64.836.150đ
* Ngày 28/01 tính ra các khoản phải trích theo lương
Nợ TK 641: 21.978.800 x 20% = 4.395.760đ
Nợ TK 642: 42.857.350 x 20% = 8.571.470đ
TRẦN THỊ THU HUYỀN
23
Nợ TK 334: 64.836.150 x 8,5% = 5.511.072,75đ
Có TK 338: 64.836.150 x 28,5% = 18.478.302,75đ
(Có TK 3388: 64.836.150 x 2% = 1.296.723đ
Có TK 3383: 64.836.150 x 22% = 14.263.953đ
Có TK 3384: 64.836.150 x 4,5% = 2.917.626,75đ)
* Tính ra số tiền từ quỹ khen thưởng, tiền trợ cấp BHXH từ qũy BHXH không

phản ánh vào chi phí:
Nợ TK 431: 10.373.784đ
Nợ TK 3383: 3.890.169đ
Có TK 334: 14.263.953 đ
* Khi thanh toán lương cho công nhân viên (ngày 30/01/2010)
Nợ TK 334 72.161.577,25đ
Có TK 111 72.161.577,25đ
* Khi nộp BHTN (2%), BHXH (22%), BHYT (4,5%) cho cơ quan quản lý
quỹ lương bằng chuyển khoản.
Nợ TK 338: 18.478.302,8đ
(Nợ TK 3388: 1.296.723đ
Nợ TK 3383: 14.263.953 đ
Nợ TK 3384: 2.917.626,75đ)
Có TK 112: 18.478.302,75đ
TRẦN THỊ THU HUYỀN
24
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 01 năm 2010
Đơn vị tính: đồng
STT
TK
GhiCó
TK
ghi nợ
TK 334 TK 338
Tổng 338 Tổng
Lương
chính
Phụ
cấp

Khác Cộng 3388 3383 3384
1 TK 641 21.978.800 21.978.800 219.788 3.516.608 659.364 4.395.760 26.374.560
2 TK 642 42.857.350 42.857.350 428.573,5 6.857.176 1.285.720,5 8.571.470 51.428.820
3 TK 338 3.890.169 3.890.169
4 TK 431 10.373.784đ 10.373.784
5 TK 334 648.361,
5
3.890.169 972.542,25 5.511.072.75 5.511.072.75
64.836.150 14.263.953 64.836.150 1.296.72
3
14.263.953 2.917.626,75
đ
18.478.302,75
đ
83.314.452,75
Bảng 2.8: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 01/2010

×