Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Hạch toán các nghiệp vụ kế toán tại công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 84 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
NH N XÉT C A GIÁO VIÊN H NG D NẬ Ủ ƯỚ Ẫ
H và tên: ọ Ph m Ng c Tràạ ọ
L p:ớ KT5-K12
n v th c t p:Đơ ị ự ậ Công Ty TNHH M t Thành Viên Th ng M i Và Xây D ngộ ươ ạ ự
S 3ố
Giáo hiên h ng d n:ướ ẫ Th.s L ng Th Thúyươ ị
Nh n xét chung c a Giáo viên h ng d n:ậ ủ ướ ẫ




















…………….,Ngày… tháng… n m 2013ă
GIÁO VIÊN H NG D NƯỚ Ẫ
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực


tập
1
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
2
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
2 NCTT Nhân công trực tiếp
3 SXC Sản xuất chung
4 TSCĐ Tài sản cố định
5 GTGT Giá trị gia tăng
6 DN Doanh nghiệp
7 SX Sản xuất
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
9 SP Sản phẩm
10 PS Phát sinh
11 TK Tài khoản
12 BHXH Bảo hiểm xã hội
13 BHYT Bảo hiểm y tế
14 KPCĐ Kinh phí công đoàn
15 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
16 CT Công trình
17 CP Chi phí
18 STT Số thứ tự
19 CT Chứng từ
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực

tập
3
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, trong nền kinh tế thị trường, môi
trường kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào cũng ngày càng cạnh tranh quyết
liệt. Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp đều tự tìm cho mình một hướng đi, một
chiến lược phát triển riêng. Xong cho dù áp dụng bất kể chiến lược nào thì hạch
toán kế toán luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ
quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính, kế toán là một
lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức
thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt
quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhà nước, mà còn vô cùng cần
thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp
Trong quá trình học tập rèn luyện tại trường chúng em đã được tiếp cận
và trang bị cho mình các kiến thức về tài chính kế toán. Tuy nhiên, do giới hạn
về thời gian và chương trình giảng dạy chúng em vẫn chưa được tiếp cận trực
tiếp với những chứng từ sổ sách thực tế. Vì vây, để thực hiện “học đi đôi với
hành" tạo điều kiện cho chúng em tiếp cận với thực tế kết hợp với lý thuyết
mình đã họ.
Thực tập chính là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế, được áp
dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường. Là quá trình để mỗi sinh
viên chúng em được củng cố sâu sắc hơn về mặt lý thuyết và giúp cho chúng em
tránh khỏi những bỡ ngỡ khi ra trường. Trong thời gian này, chúng em được tiếp
cận với tình hình hoạt động của Doanh nghiệp, cũng như có thể quan sát, học
tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
những sinh viên sắp ra trường.
Khoảng thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương
Mại Và Xây Dựng Số 3, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo, các anh chị
phòng kế toán của công ty và sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Th.s

Lương Thị Thúy, em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
4
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
động và công tác tổ chức kế toán tại công ty. Bài báo cáo thực tập của em gồm
ba phần:
Phần 1: Tổng quan chung về công ty TNHH Một Thành Viên Thương
Mại Và Xây Dựng Số 3.
Phần 2: Hạch toán các nghiệp vụ kế toán tại công ty TNHH Một Thành
Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3.
Phần 3: Một số nhận xét và đánh giá tại công ty TNHH Một Thành Viên
Thương Mại Và Xây Dựng Số 3.
Do trình độ và thời gian có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cô giáo Lương Thị
Thúy cũng như các anh chị trong phòng kế toán của Công Ty TNHH Một Thành
Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3 để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sv: Phạm Ngọc Trà
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
5
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ XẬY DỰNG SỐ 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Một
Thành Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI
VÀ XÂY DỰNG SỐ 3.
Công ty TNHH Một Thành Viên TM Và XD Số 3 được thành lập theo

giấy phép đăng ký kinh doanh số 2004000020 ngày 13/03/2007 do Sở kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp, và có thay đổi đăng ký giấy phép kinh doanh lần
3 ngày 25 tháng 12 năm 2009.
- Giám đốc Công ty: Đỗ Văn Đạt
- Địa chỉ: Thôn Mới, Xã Nghĩa Hồ, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 0240.3883.053
Fax: 0240.3790.755
-Số tài khoản 430-10-00-000-115-9 tại Phòng giao dịch Lục Ngạn Ngân
hàng đầu tư và Phát triển Bắc Giang
- Vốn điều lệ : 1.500.000.000đ (Một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn)
- Mã số thuế: 2400373384
Là một công ty trẻ, thời gian thành lập không lâu song Công ty TNHH Một
Thành Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3 đã có những bước phát triển đáng
kể. Với đặc điểm là một công ty sản xuất và gia công cơ khí kiêm kinh doanh
thương mại, sản phẩm của công ty là các loại cửa cho công trình như cửa cuốn,
hoa sắt, tay vịn cầu thang cửa tự động, cửa nhôm, cửa kính, cửa thủy lực,… Để
sản xuất ra các loại cửa này phần lớn nguyên vật liệu của công ty mang tính đặc
trưng như các loại bản lề, tay co, khuỷu thủy lực, các loại nhôm, kính và khung
thép… các sản phẩm này đang ngày càng có vị thế trên thị trường trong nước
cũng như nước ngoài.
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
6
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trải qua gần bảy năm tồn tại và phát triển, công ty đang từng bước trưởng
thành và hoàn thiện. Với bước đầu, công ty chỉ tập trung vào những công trình
xây dựng nhỏ, cải tạo các công trình dân dụng, công nghiệp đào đắp nền… cho
đến nay công ty đã mở rộng các loại hình sản xuất kinh doanh, công ty tiến hành
nhận và đầu tư vào các hạng mục lớn như xây dựng và trang bị nội ngoại thất,
xây dựng các công trình khu giải trí, trường học…

Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm và loại hình kinh doanh, công ty mạnh
dạn tìm kiếm hướng phát triển mới nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Công ty đã mở rộng quan hệ liên doanh liên kết với nhiều đơn vị khác, công ty
cũng là đại lý tiêu thụ sản phẩm cho một số hãng khác trong ngành xây dựng
như : hãng sơn ICI Levis, hãng xi măng Hoàng Thạch…
Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp
nhân.
Với những kinh nghiệm vững chắc công ty đặt ra phương trâm phát triển
sản xuất kinh doanh trong uy tín và năng lực của mình, mong muốn khách hàng
hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, thương mại dịch vụ…
Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, ngành kinh tế của đất nước ngày càng
phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Trước tình hình đó,
dưới sự nhạy bén năng động của các cấp lãnh đạo, Công ty đã kết hợp nhịp
nhàng ở các khâu thu mua, sản xuất, tiêu thụ phát huy công suất tối đa, đáp ứng
mọi nhu cầu hòa chung với cơ chế thị trường.
1.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu và đặc thù mặt hàng kinh doanh
Các ngành nghề kinh doanh bao gồm:
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công trình thủy
lợi.
- Lắp đặt hệ thống thiết bị điện nước.
- San lấp mặt bằng.
- Mua bán vật liệu xây dựng.
- Cửa sắt, sen hoa mái tôn, khung nhôm cửa kính-cửa gỗ.
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
7
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ.
- Kinh doanh xây lắp công trình điện lưới dưới 3,5 KW
- Dịch vụ mua sắm hàng hóa, thiết bị văn phòng, y tế.

- Trang trí nội ngoại thất các công trình.
- Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch
- Kinh doanh vận tải xe, máy dân dụng
• Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ:
Sản phẩm chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách hàng, không
thể sản xuất dự trữ nên khối lượng công việc không được ổn định. Tuy nhiên khi
có việc khối lượng lại rất lớn vì vậy cần huy động một lực lượng lao động cung
máy móc và nguyên vật liệu cho phù hợp. Trong trường hợp này sử dụng lao
động thời vụ là một giải pháp tốt đồng thời có thể thuê các đơn vị bạn hoặc
khoán sản phẩm.
Công việc sản xuất diễn ra ở nhiều nơi, vì vậy bố trí tổ chức các xí nghiệp
thành các tổ đội xây dựng, các tổ đội chuyên môn độc lập, tự bảo quản tài sản
của đội và có tính tự chủ tương đối cao là phù hợp và dễ phân công công việc.
Giao hạch toán tới từng xí nghiệp là cách thức làm việc khá táo bạo và tránh sự
chồng chéo trong nghiệm vụ của từng xí nghiệp trong công ty.
Mỗi sản phẩm xây dựng có đặc thù riêng về địa điểm, cách thức xây dựng,
khối lượng công việc, điều kiện phục vụ nguyên vật liệu nên không thể xác định
được các bước công việc, bản mô tả công việc, định mức lao động. Do đó hoạt
động đánh giá thực hiện công việc phải dựa vào các tiêu chuẩn riêng đặc thù
của từng ngành xây dựng.
Với quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến được áp dụng cho việc sản xuất
sản phẩm, mang lại hiệu quả cao cho DN, công ty ngày càng chiếm lĩnh,mở
rộng thị trường ra phạm vi các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy công ty đã trở
thành nhà thầu chủ đạo lắp đặt hệ thống cho hầu hết các công trình lớn như:
Công trình làng quốc tế Thăng Long, trị giá trên 2 tỷ đồng.
Công trình Bắc Giang trị giá trên 650 triệu đồng.
Công trình Silk Hải Phòng trị giá trên 450 triệu đồng.
Công trình Cái Lân (Quảng Ninh) trị giá trên 300 triệu đồng.
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập

8
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Ngoài ra công ty còn là nhà thầu lắp đặt cho nhiều công trình xây dựng dân dụng khác.
STT
Tên công trình đã và đang thực hiện Năm thực
hiện
Giá trị hợp
đồng
1 Cầu bản xã Qúy Sơn 2007 70.800.000
2 Đập ba chân Kiên Lao 2007 58.760.669
3 Sửa chữa đập Thùng Thình 2008 48.864.766
4 Nhà chức năng trường mầm non xã Quý Sơn,
Huyện Lục Ngạn
2008 129.418.000
5 Trường mầm non Nghĩa Hồ 2012 374.976.000
6 Nhà chức năng trường THCS xã Nghĩa Hồ 2009 594.199.000
7 XD hạng mục phù trợ khối giáo dục và y tế
trung tâm cụm xã Đèo Gia- Huyện Lục Ngạn –
Tỉnh Bắc Giang.
2009 427.921.000
8 Bổ sung nối dài đường điện 0.4 KV Đồng Giao,
nhà văn hóa Đồng Giao, nhà văn hóa thôn Bắc
1, nhà văn hóa thôn Bắc 2, nhà lớp học một
phòng mầm non Phi Lề- Bắc 2, Nhà lớp học một
phòng thôn Đồng Giao xã Quý Sơn.
2009 856.648.000
9 Nhà lớp học 2 tầng 8 phòng trường Tiểu Học
Trù Hựu Khu lẻ -Huyện Lục Ngạn
2007 -
2010

947.400.000
10 Nhà ở giáo viên trường THCS xã Quý Sơn-
Huyện Lục Ngạn
2007 -
2010
141.380.000
11 Nhà văn hóa Nghĩa Hồ - huyện Lục Ngạn T02/ 2011 302.000.000
12 Kè tràn đập thông xã Trù Hựu- Huyện Lục
Ngạn
T3/2012 895.427.000
13 Rãnh thoát nước xã Quý Sơn –Huyện Lục Ngạn T5/2012 81.726.000
Biểu 1: CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN
Đó là một trong những thành quả mà công ty đã thu được trong quá trình hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, Thành quả đó đạt được chính là nhờ
sự vun đắp, xây dựng của từng thành viên trong công ty và sự định hơngs đúng
đắn của ban giám đốc công ty với phương châm hoạt động: Luôn phấn đấu đạt
dịch vụ chất lượng tốt nhất
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
9
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Ngoài các dự án cung cấp thiết bị giải pháp trên công ty còn triển khai nhiều
hợp đồng cung cấp thiết bị điện nước khác. Công ty có quan hệ với hàng trăm
khách hàng và luôn để lại cho khách hàng niềm tin tưởng ở khả năng chuyên
môn, lòng nhiệt tình chu đáo. Công ty đã và đang đứng vững trên phạm vi hoạt
động trên, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa đất nước.
1.3 Đặc điểm tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty THHH Một
Thành Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3.
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Công ty có một mô hình tổ chức quản lý hoạt dộng theo cấu trúc kết hợp. các bộ

phận công ty được chia thành các phòng ban theo chức năng hoạt động có qua
hệ với nhau được đặt dưới sự chỉ đạo chung của giám đốc công ty thể hiện qua
sơ đồ sau:
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
10
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Sơ đồ 1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
Giám đốc
Phòng kỹ
thuật
Phòng kinh
doanh
Phòng TC-HC
Đội xây lắp Đội sản xuất
Đội
XD
số 1
Đội
XD
số 2
Đội
XD
số 3
Đội
XD
số 4
Tổ

mộc
Tổ
sắt
Tổ
nhôm
kính
Cửa hàng điện
nước
Cửa hàng vật
liệu xây dựng
11
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.3.2 Chức năng, quyền hạn của từng bộ phận:
Giám đốc công ty: Giám đốc là người trực tiếp điều hành công việc của
công ty có các nhiệm vụ sau:
- Quyết định các công việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh của
công ty bao gồm kí kết hợp đồng, tổ chức và điều hành hoạt động kinh
doanh.
- Tổ chức kế hoạch kinh doanh và đầu tư của công ty.
- Tổ chức kế hoạch sản xuất đảm bảo kĩ thuật, chất lượng sản phẩm.
- Miễn nhiệm, bổ nhiệm, cách chức các chức danh trong công ty.
- Quyết định các mức lương và phụ cấp của người lao động trong công
ty.
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan của công ty.
Phòng TC- HC: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện mọi hoạt động
quản trị của công ty.
- Lập kế hoạch sử dụng lao động đúng chức năng.
- Tổ chức đòa tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ và nâng cao tay
nghề cho công nhân.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng lao động.

- Vận hành hệ thống lương thưởng, chế độ đãi ngộ theo đúng quy
định của công ty.
- Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh
giá thực hiện công việc tại các đơn vị.
- Theo dõi và giải quyết các chế độ BHXH, BHYT… cho toàn bộ
nhân viên trong công ty.
- Theo dõi, cập nhật, quản lí hồ sơ sổ sách của toàn bộ lao động trong
công ty.
- Thực hiện các công việc khác Có liên quan hoặc theo yêu cầu.
Phòng kinh doanh:
- Thu thập, phân tích thông tin, nghiên cứu thị trường.
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
12
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ Công
Ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3.
Công ty có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, trong đó sản
xuất xây dựng là hoạt động sản xuất chính. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện môt
số hoạt động phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất chính như:, Cung ứng
vật tư, tư vấn thiết kế và giám sát công trình xây dựng… Tuy nhiên, ở Công ty
các khâu này không khép kín và không liên kết chặt chẽ vì các xí nghiệp ở xa
nhau và xa công trình xây dựng.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty TNHH Một Thành
Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3 có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2:Quy trình công nghệ sản xuất
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
13
Đấu thầu

và nhận
xây lắp
Giao nhận công
trình, hạng mục
công trình hoàn
thành
Lập kế
hoạch xây
lắp công
trình
Tiến hành
thi công
Mua sắm
vật liệu,
thuê nhân
công
Thanh lý hợp đồng
bàn giao công trình
Duyệt, quyết toán
công trình, hạng
mục công trình
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Giải thích quy trình:
 Giai đoạn đấu thầu công trình
Giai đoạn dự thầu: Chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời thầu tới
công ty, công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán. Căn cứ vào biện
pháp thi công hồ sơ kỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và các
điều kiện khác công ty phải làm các thủ tục sau:
 Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công.
 Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu.

 Giấy bảo lãnh dự thầu của ngân hàng.
 Cam kết cung ứng tín dụng.
 Giai đoạn trúng thầu công trình
Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả mà
công ty đã trúng.
 Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng.
 Lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết.
 Thực hiện bảo lãnh- thực hiện hợp đồng của ngân hàng.
 Tạm ứng vốn theo hợp đồng và luật xây dựng quy định.
 Giai đoạn thi công công trình.
 Lập và báo cáo biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi
công trước chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận.
 Bàn giao và nhận tim mốc mặt hàng.
 Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập.
 Giai đoạn nghiệm thu công trình
 Giai đoạn nghiệm thu từng phần: Công trình xây dựng thường có
nhiều giai đoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Vì
vậy công ty và chủ đầu tư thường quy định nghiệm thu công trình theo
từng giai đoạn. Công ty cùng chủ đầu tư xác định giá trị công trình đã
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
14
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
hoàn thành và ký vào văn bản nghiệm thu công trình theo từng giai
đoạn đã ký trong hợp đồng. Thường thì khi nghiệm thu hoàn thành,
từng giai đoạn chủ đầu tư lại ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếp
theo của công trình.
 Tổng nghiệm thu và bàn giao: Lúc này công trình đã hoàn thành theo
đúng tiến độ và giá trị khối lượng trong hợp đồng, công ty sẽ thực hiện
thủ tục sau:

- Lập dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt.
- Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95% giá trị công trình cho công
ty, giữ lại 5% gia trị bảo hành công trình ( hoặc thông qua ngân hàng bảo
lãnh cho công ty).
 Giai đoạn thanh lý hợp đồng.
Là thời gian bảo hành công trình đã hết, công trình đảm bảo giá trị hợp
đồng đã thỏa thuận giữa hai bên. Lúc này công ty nhận 5% giá trị công trình
còn lại và hai bên là chủ đầu tư và công ty ký kết vào văn bản thanh lý hợp đồng
đã ký theo quy định của pháp luật, chấm dứt quan hệ kinh tế giữa chủ đầu tư và
công ty tại thời điểm văn bản thanh lý có hiệu lực.
1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của 3 năm gần đây
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
15
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 3
QUA CÁC NĂM 2010, 2011, 2012
Biểu 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

số
Thuyết
minh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ

1 VI.25 10.494.574.357 11.096.866.639 15.991.397.207
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu
2 157.490.342 194.362.840 19.034.654
3. Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
10 10.337.084.015 10.902.503.799 15.972.362.553
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 8.231.890.785 8.515.056.090 10.256.084.320
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
20 2.105.193.225 2.387.447.709 5.716.278.233
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
21 VI.26 119.754.392 124.452.158 199.634.200
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 1.060.578.554 1.116.092.725 1.922.584.055
Trong đó: Chi phí
lãi vay
23 920.876.950 957.513.889 1.042.425.417
8. Chi phí bán hàng 24 1.057.868.325 1.162.914.784 1.429.815.020
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
25 867.430.789 971.375.948 1.036.620.305
10. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
30 760.930.051 738.483.590 1.526.893.053
11. Thu nhập khác 31 21 2.197.568.326 2.376.829.092 300.055.044
12. Chi phí khác 32 22 31.785.407 30.774.904 422.859.701

SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
16
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chỉ tiêu

số
Thuyết
minh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
13. Lợi nhuận khác 40 2.165.782.919 2.346.054.188 392.804.657
14. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
50 1.404.852.868 1.607.570.598 1.404.088.396
15. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
51 393.358.803 401.892.649 351.022.099
16. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại
52
17. Lợi nhuận sau
thuế TNDN
60 1.011.494.065 1.205.677.949 1.053.066.297
18. Lãi cơ bản trên
cổ phiếu
70
* Tỷ suất lợi nhuận năm 2012:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất LN trên DT = x100%
Doanh thu thuần

Tỷ suất LN trên DT =
%100x
DT
LN
TT
=
1.404.088.396
100%
15.972.362.553
x
= 8,79%
Tỷ suất LN trên DT =
%100x
DT
LN
ST
=
1.053.066.297
100%
15.972.363.553
x
= 6,59%
* Tỷ suất lợi nhuận năm 2011:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất LN trên DT = x100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất LN trên DT =
%100x
DT
LN

TT
=
%100
799.503.902.10
598.570.607.1
x
= 14,74%
Tỷ suất LN trên DT =
%100x
DT
LN
ST
=
%100
799.503.902.10
949.677.205.1
x
= 11,06%
* Tỷ suất lợi nhuận năm 2010:
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
17
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất LN trên DT = x100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất LN trên DT =
%100x
DT
LN

TT
=
100
015.084.337.10
868.852.404.1
×
= 13,59%
Tỷ suất LN trên DT =
%100x
DT
LN
ST
=
100
015.084.337.10
065.494.011.1
×
= 9,79%
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong doanh thu, tỷ suất
này càng lớn Có nghĩa là lãi càng lớn, qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu ta thấy, năm 2011 doanh thu bán hàng thấp hơn năm 2012 nhưng thu nhập
khác năm 2011 lại lớn hơn năm 2012 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu năm 2011 lớn hơn năm 2012. Doanh thu bán hàng năm 2010 thấp hơn năm
2011, các chi phí cũng thấp hơn năm 2011 nên làm cho tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu năm 2010 thấp hơn năm 2011.
Qua tính toán ta thấy được cứ 1 đồng doanh thu ở năm 2010 Có 0,1359đ lợi
nhuận trước thuế (hoặc chỉ Có 0.0979 đ lợi nhuận sau thuế), cứ 1 đồng doanh
thu ở năm 2012 0.1474 đ lợi nhuận trước thuế (hoặc chỉ Có 0.1106 đ lợi nhuận
sau thuế), còn năm 2012 đạt thấp hơn : Cứ 1 đồng doanh thu chỉ Có 0.0879 đ lợi
nhuận trước thuế (hoặc 0.0659 đ lợi nhuận sau thuế).

SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
18
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN 2: HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 3
1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và sơ đồ
Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Và Xây Dựng Số 3 tổ chứa bộ
máy kế toán tài chính theo hình thức tập chung (tất cả các công việc đều thực
hiện tập chung ở phòng kế toán). Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập
hoạt động theo quy chế riêng ( được chủ động quản lý thu chi theo quy định của
công ty), có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản riêng tại ngân hàng.
1.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH 1 Thành Viên Thương Mại Và
Xây Dựng Số 3.
Sơ đồ 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán:
Là công cụ điều hành quản lí, kiểm tra việc tính toán ghi chép phản ánh của
kế toán xem có đảm bảo tính chính xác, kịp thời, rõ ràng của các nghiệp vụ kinh
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
bán
hàng và
tiền
lương

Kế toán
bán
hàng và
tiền
lương
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Thủ
quỹ
Kế toán
vật tư
thành
phẩm
Kế toán
vật tư
thành
phẩm
19
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
tế, đề xuất ý kiến tham mưu cho lãnh đạo để ra phương pháp giải quyết các tình
huống một cách kịp thời, hợp lí.
Kế toán trưởng
Chức năng:Giúp Giám đốc thực hiện chế độ hiện hành về thuế, thống kê kế

toán kinh doanh từ công ty xuống các phân xưởng giúp giám đốc giám sát
chuyển đổi hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao, chịu trách nhiệm
trước công ty về công tác kế toán tài chính.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức công tác kế toán,công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê phù
hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế
quản lý,không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác thống kê kế toán.
+ Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác,trung thực,kịp thởi,đầy đủ
toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tính toán và trích nộp đầy đủ,kịp thời các khoản phải nộp ngân sách,các
khoản phải nộp cấp trên,các quỹ để tại công ty và thanh toán đúng hạn các
khoản vay.
+ Xác định kịp thời đúng chế độ,kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ,chuẩn bị đầy
đủ và kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết.
+ Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính kế toán ,thống kê và quyết
toán của công ty theo đúng chế độ quy định.
+ Tổ chức kiểm tra xét duyệt các báo cáo kế toán , thống kê báo cáo kế toán của
các đơn vị cấp dưới gửi lên.
+ Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ , thể lệ trực tiếp
tài chính , kế toán nhà nước và quy định của cấp trên về thống kê , thông tin
kinh tế cho các bộ phận , cá nhân Có liên quan trong công ty.
+ Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán ,dữ bí mật cá tài liệu
và số liệu thuộc bí mật nhà nước .
+ Thực hiện kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng nâng cao trình độ công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ , nhân viên kế toán trong công ty.
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
20
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp chứng từ vào sổ kế toán tổng hợp, hạch toán

giá thành và xác định kết quả lỗ, lãi,
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán công Nợ đối với
khách hàng mua và bán.
Kế toán bán hàng và tiền lương: ghi chép và phản ánh kịp thời, chính
xác số lượng hàng hóa tiêu thụ, đông thời căn cứ vào bảng chấm công và số
lượng sản phẩm hoàn thành để tính lương cho các bộ phận.
Kế toán vật tư + thành phẩm: chịu trách nhiệm về những phần nhập xuất
vật tư, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lí, thu chi tiền mặt khi Có phiếu thu chi hợp
lệ và phản ánh vào sổ sách.
1.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán doanh nghiệp áp dụng theo năm và bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty thực hiện tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
Chứng từ kế toán mà công ty sử dụng: biên bản kiểm kê, hóa đơn giá trị
gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có…….
Hình thức kế toán mà công ty áp dụng: Công ty áp dụng theo hình thức
Nhật ký chung
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
21
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SƠ ĐỒ 2.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC SỔ NKC
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra


SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
22
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
Sổ nhật ký
đặc biệt
Nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Bảng cân
đối số phát
sinh
Báo cáo tài
chính
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
QUY TRÌNH GHI SỔ
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nhiệm vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
vào số đã ghi trên Nhật ký chung để ghi vào các sổ Cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. nếu đơn vị có mở sổ , thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ thẻ
chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các

chứng từ, dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nhiệm vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký
đặc biệt. định kỳ (3,5,10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các
tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ
được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt ( nếu có)
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát
sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
2- Giới thiệu các phần hành kế toán trong công ty
2.1-Kế toán quản trị
2.1.1- Khái niệm và nội dung của kế toán quản trị
a. Khái niệm
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích va cung cấp các thông
tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong
nội bộ đơn vị kế toán
Chức năng của kế toán quản trị là cung cấp thông tin về hoạt động của
một đơn vị, một tổ chức. Trong doanh nghiệp, thông tin kế toán không những
cần thiết cho người ra quyết định quản lý ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần
thiết cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp.
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
23
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
Thông tin kế toán quản trị cung cấp nhằm 3 mục đích :
(1) Cung cấp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
(2) Hoạch định các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp
(3) Kiểm soát kết quả hoạt động của doanh nghiệp
b. Nội dung

Kế toán quản trị bao gồm nhiều nội dung, khi xem xét các khiá cạnh
khác nhau thì kế toán quản trị phản ánh những nội dung khác nhau, có thể xem
xét ở hai khía cạnh khác sau :
-Nếu xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung câp bao gồm :
+ Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh (lao động, hàng tồn kho,
TSCD)
+ Kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm
+ Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh
+ Kế toán quản trị các hoạt động đầu tư tài chính
+ Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp
- Nếu xét quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với các chức năng quản
lý :
+ Chính thức hóa các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế
+ Lập dự toán chung và dự toán chi tiết
+ Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu
+ Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị
Sử dụng thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định của nhà
quản trị trong doanh nghiệp
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
24
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán – Kiểm toán
SƠ ĐỒ 2.3:
Muốn có được những quyết định đúng cần phải có đầy đủ các thông tin
cần thiết chính xác. Vì vậy cần thiết phải có kế toán quản trị nhằm cung cấp
thông tin phịc vụ cho nhà quản lý ra quyết định
2.1.3- Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Bộ phận kế toán quản trị có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin để cung cấp
hoạt động quản trị của tổ chức. Bộ phận kế toán quản trị của doanh nghiệp được
chia thành ba lĩnh vực :

- Kế toán dự toán : có nhiệm vụ xây dựng các định mức tiêu chuẩn, lập dự
toán ngân sách và thực hiện đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý
- Kế toán phân tích đánh giá : có nhiệm vụ, phân tích đánh giá kết quả
thực hiện của toàn bộ doanh nghiệp và từng bộ phận trong doanh nghiệp
- Kế toán nghiên cứu dự án : có nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến
các ý tưởng đầu tư hay ý tưởng tổ chức kinh doanh của nhà quản trị để cung cấp
thông tin nhằm giúp nhà quản trị có cơ sở lựa chọn phương án tối ưu
SV: Phạm Ngọc Trà - Lớp: KT5-K12 Báo cáo thực
tập
Lập kế hoạch
Đánh giá Ra quyết định Thực hiện
Kiểm tra
Bắt đầu
25

×