1
LỜI CẢM ƠN
Bài nghiên cứu này được hòan thành nhờ sự nỗ lực cố gắng của em, sự áp
dụng những kiến thức học được ở trường, sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô
khoa Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế trường Đại Học Lạc Hồng, đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của thầy Ths Nguyễn Văn Dũng, thầy đã có những góp ý và hướng dẫ
n
rất quý báo để em hòan thiện bài nghiên cứu này. Về phía công ty nơi em đang làm
việc và thực tập, em đã được sự ủng hộ nhiệt tình từ ban giám đốc công ty TNHH
Technopia Việt Nam, các cô, chú, anh, chị các phòng ban và đặc biệt là công nhân,
những người đang trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
Nhân đây cho em gởi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trường đại học lạc hồng,
thầy, cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh Qu
ốc Tế và đặc biệt là thầy Ths Nguyễn Văn
Dũng.
Cho em gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô, chị, anh, chú đang làm việc tại công ty TNHH
Technopia Việt nam đặc biệt là anh Lê Văn Long phó tổng giám đốc công ty, anh đã
có những đóng góp chân tình, cung cấp số liệu và cho em tiếp cận với số liệu làm cơ
sở để phân tích hoàn thành đề tài.
Cuối cùng cho em gởi lời chúc sức khỏe và những lời chúc tốt
đẹp nhất
đến quý thầy, cô trường Lạc Hồng, các anh, chị, cô, chú đang làm việc tại công ty
TNHH Technopia Việt Nam kính chúc các anh, chị, cô, chú tràn đầy sức khỏe để tiếp
tục gắn bó làm việc vì bản thân, sự phát triển của công ty và vị sự phát triển của đất
nước. Kính chúc công ty ngày càng làm ăn thành đạt và ngày càng phát triển.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi
quan hệ so sánh giữa một ch
ỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào
(lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của
một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội.
Tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi nước, mỗi ngành khác nhau trong từng giai
đoạn khác nhau mà áp dụng chỉ tiêu năng suất lao động theo phương thức khác nhau,
được tính toán bằng chỉ tiêu đầu ra khác nhau.
Ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng
(tính toàn bộ giá trị của sản phẩm tương tự như chỉ tiêu giá trị sản xuất ngày nay)
được đưa vào chế độ báo cáo thống kê của các doanh nghiệp trong các ngành công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,... ngay từ những năm đầu mới thành lập ngành
thống kê. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung có những năm năng su
ất lao động
được coi là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch nhà nước của doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng.
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, lao động đóng vai trò quyết định, sự thành
công của một đơn vị kinh doanh lệ thuộc rất lớn vào việc tổ chức, sử dụng có hiệu
quả lực lượng lao động.
Vì tầm quan tr
ọng của năng suất lao động và là một người quản lý trực tiếp bộ phận
đóng gói, trực tiếp liên quan đến năng suất lao động nên em trọn đề tài “ Một số giải
pháp tăng năng suất lao động tại bộ phận đóng gói thành phẩm tại công ty TNHH
Technopia Việt Nam từ nay đến năm 2012” làm đề tài nghiên cứu, đây là đề tài về
năng suất lao động, mặc dù đã c
ố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
hướng dẫn nhưng do kiến thức hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sai sót, em kính
3
mong được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô trong trường, các anh chị cô chú
trong công ty để em hoàn thành đề tài được tốt hơn, đề tài nghiên cứu năng suất lao
động tại công ty TNHH Technopia Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất lao động.
Đề tài đã áp dụng thực tế vào công ty, bước đầu đã giảm thao tác tại một số công
đoạn trong quá trình sản xuất thông qua đó đã giảm
được nhân lực, tiết kiệm chi phí
nhân công lao động.
Đề tài sẽ được áp dụng vào thực tế tại công ty và sẽ được xem xét đánh giá tính hiệu
quả từ nay cho đế cuối năm 2010, tiếp bước theo đề tài sắp tới em dự định nghiên cứu
về đề tài “ Một số giải pháp để tạo sự gắn bó giữa công nhân viên lao động với
doanh nghiệp” nhằm tạo ra sự ổn định về
lực lượng lao động, nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
VÕ THÀNH TRUNG.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách
tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ
giá thành sản phẩm. Cải tiến năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu nêu
trên. Có thể nói, cải tiến năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghi
ệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng
các nguồn lực và trong việc đạt được mục tiêu. Năng suất được hiểu một cách chung
nhất và cơ bản nhất như sau:
− Cải tiến năng suất là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển.
− Nâng cao năng suất luôn đồng hành với đảm bảo chất lượ
ng.
− Năng suất nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí.
− Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cải tiến năng suất.
− Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nâng cao năng suất, phát
triển doanh nghiệp.
Đề tài gồm 4 chương:
− Chương 1: Tổng quan về đề tài.
+ Trong chương này trình bày lý do chọn đề tài.
+ Tư liệu được sử dụng để phân tích, làm cơ sở để nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu.
− Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng suất lao động.
+ Nêu bật lên một số khái niệm về năng suất lao động.
+ Những yếu tố tác động trực ti
ếp đến năng suất lao động.
+ Vai trò và ý nghĩa của việc tăng năng suất.
+ Cách tính năng suất.
+ Các lọai hình sản xuất.
− Chương 3: Nêu hiện trạng năng suất lao động hiện tại tại bộ phận
đóng gói thành phẩm tại công ty TNHH Technopia việt nam.
5
− Chương 4: Một số giải pháp chính nhằm nâng cao năng suất lao
động.
− Kiến nghị.
− Kết luận.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Yếu tố khách quan.
Chúng ta nói nhiều đến sự thay đổi ? Có hai câu hỏi được đặt ra: thay đổi cái
gì và làm gì để cái đó thay đổi? Không phải sự thay đổi nào cũng tích cực, ví dụ: phá
sản cũng là một sự thay đổi. Mỗi sự thay đổi
đều kéo theo vô khối chi phí, vì vậy, nếu
nó không mang lại lợi ích gì thì hiển nhiên chúng ta sẽ bị thiệt hại. Vì thế “thay đổi
cái gì ?” thực sự là một câu hỏi nghiêm túc đối với mọi tổ chức.
Bạn có thể đưa ra những thay đổi về công nghệ, về mô hình tổ chức, về
chính sách khen thưởng hoặc cách thức tiếp thị mới để mở rộng thị phần… Nhưng
một tổ chức có n
ăng suất lao động thấp không bao giờ có năng lực cạnh tranh trong
một thị trường mở như hiện nay.
Vì vậy, sự giảm bớt thời gian cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm là một
trong những thay đổi quan trọng nhất mà mọi tổ chức phải lưu tâm.
Có thời, chúng ta luôn nhấn mạnh đến lợi thế giá nhân công Việt Nam rẻ, đây là một
s
ự ngộ nhận. Việc xem xét giá nhân công chỉ có ý nghĩa, nếu đặt nó trong mối tương
quan với năng suất lao động. Nếu một kỹ sư Ấn Độ nhận lương cao gấp đôi kỹ sư
Việt Nam, nhưng năng suất lao động có thể cao gấp ba, thì thực chất giá nhân công
của Ấn Độ rẻ hơn. Năng suất lao động cao đã cho phép Hoa Kỳ có khả năng cạnh
tranh vớ
i cả những quốc gia có mức lương chỉ bằng 1/5: ví dụ năng suất cao đã làm
cho đơn giá một đơn vị sản phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ thấp hơn cả Malaysia hay
Philippine.
Hệ quả của năng suất lao động là rất trực tiếp. Một cá nhân có năng suất lao động
kém thì lương sẽ thấp. Một công ty có năng suất lao động kém thì giá thành sản phẩm
sẽ cao và chỉ
số lợi nhuận thấp. Một quốc gia có năng suất lao động kém thì sẽ ngày
càng tụt hậu so với những quốc gia có năng suất lao động cao hơn.
6
Có 3 sự kiện đáng chú ý trong hầu hết các tổ chức:
− Năng suất đang ở mức thấp và các nhà quản lý biết về điều đó, nhưng
không có ai cảm thấy mình buộc phải làm điều gì đó để nâng cao năng
suất.
− Năng suất rất khác nhau giữa những người đang làm cùng một việc và
được trả lương ngang nhau.
− Công ty không có một tiến trình nào mang tính hệ
thống để cải thiện
năng suất theo thời gian.
Hầu hết các công ty đều có kế hoạch tiếp thị, kế hoạch mua hàng, kế hoạch
bán hàng, kế hoạch đầu tư trang thiết bị, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất,… Nhưng
rất ít công ty có kế hoạch nâng cao năng suất nguồn lực quan trọng bậc nhất là con
người.
Làm gì để nâng cao năng suất của m
ột tổ chức? Đây phải là một quá trình lâu dài và
liên tục, có mục tiêu, có kế hoạch, có xem xét đánh giá,… Ở đây tôi xin lưu ý, lương
khoán sản phẩm là hình thức khuyến khích nhân viên chủ động tăng năng suất tốt
nhất. Vì vậy, bất kỳ công việc nào, nếu có thể quy thành số lượng đơn vị sản phẩm,
thì nên trả lương khoán. Riêng đối với những công việc không thể khoán thì cũng cần
thường xuyên thi chuyên môn
để tìm ra những người có năng suất cao hơn để trả
lương cao hơn. Công nghệ lạc hậu cũng không thể cho năng suất cao. Nếu chúng ta
cứ dùng mãi cái cày chìa vôi thì không thể tiến đến những cánh đồng 10 tấn, 20 tấn.
Vì vậy đổi mới công nghệ là rất cần thiết để nâng cao năng suất.Với cá nhân, làm thế
nào để có thể nâng cao năng suất lao động? Nếu bạn thực tâm muốn thay đổi thì
đây
không phải việc quá khó! Ngoài công việc, trong cuộc sống, những việc như đi lại,
đọc sách, ăn uống, nghỉ ngơi,… chiếm của bạn rất nhiều thời gian. Vì thế chúng ta
cũng nên nghĩ cách cải thiện năng suất ở những chuyện này. Tại sao bạn mua xe
máy? Đơn giản vì xe máy nó giúp bạn đi nhanh hơn. Ngày nay có rất nhiều sách và
bạn muốn biết nhiều thì phải đọc nhiều. Nế
u bạn biết cách đọc nhanh hơn, bạn sẽ đọc
được nhiều hơn. Việc nghỉ ngơi cũng cần có năng suất. Có người cứ lên giường là
trằn trọc thao thức rồi mộng mị hoảng loạn, tối đi nằm sớm, sáng dậy trễ, nhưng cơ
thể vẫn mệt mỏi. Nhưng nếu bạn biết cách ngủ thật sâu, thì 4-5 tiếng là quá đủ để con
người bắt đầu một ngày mới đầy sảng khoái.
7
Năng suất lao động là cái quyết định sức mạnh của một tổ chức. Ngày xưa, Lê Nin đã
từng nói, sự ưu việt của Chủ nghĩa Xã hội phải thể hiện ở năng suất lao động. Tiếc
rằng, chúng ta đã không theo được lời dạy của Người, dẫn đến sự sụp đổ của cả một
hệ thống xã hội lý tưởng. Vớ
i những công việc đơn giản như lao động chân tay, sự
khác biệt về năng suất lao động không lớn, nhưng với những công việc trí tuệ, sự
khác biệt về năng suất lao động là vô hạn. Tóm lại năng suất có vai trò quan trọng
trong mọi lĩnh vực từ việc cá nhân cho đến sản suất của cải vật chất. lao động có năng
suất tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghi
ệp.
Yếu tố chủ quan.
− Do qui mô sản xuất ngày càng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực càng tăng.
− Nếu tăng năng suất lên 20% đồng nghĩa với việc giảm tuyển dụng để
đáp ứng nhu cầu sản suất.
− Năng suất lao động tại bộ phận đóng gói của công ty thấp hơn so với
một số công ty trong cùng lĩnh vực sản su
ất.
− Do yêu cầu phải nân cao năng suất lao động nhằm nân cao năng lực.
cạnh tranh từ ban giám đốc nhà máy.
2.1 Những tư liệu được sử dụng.
Những tư liệu được xử dụng để nghiên cứu năng suất hiện chủ yếu từ các
nguồn sau:
− Báo cáo hằng tháng của bộ phận đóng gói 2006,2007,2008 và 6 tháng
đầu năm 2009.
− Năng suấ
t bình quân của bộ phận đóng gói hằng năm.
− Dữ liệu báo cáo của các công ty cùng nghành trong tập đoàn cùng thời
điểm.
− Cơ sở dữ liệu quan sát được thực tế hằng ngày (từ phiếu ghi nhận tự
thiết lập).
3.1 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được áp dụng chủ yếu ở bên dưới. Phương pháp này dựa trên
việc phân tích kết cấu bước công vi
ệc từ các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn
công việc và thông qua việc chụp ảnh cá nhân ngày làm việc và bấm giờ
bước công việc của công nhân để tính mức lao động cho bước công việc.
8
Bên cạnh đó, còn sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các ảnh
hưởng đến năng suất lao động.
− Phương pháp quan sát.
− Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
− Phương pháp thống kê.
4.1 Phạm vi nghiên cứu:
− Năng suất lao động.
− Năng suất lao động tại bộ phận đóng gói và những yếu tố ảnh hưởng
đến năng suấ
t lao động từ đó có những giải pháp cho những yếu tố này.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG
2.1 Một số khái niệm về năng suất lao động, những yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động.
2.1.1 Một số khái niệm về năng suất lao động:
− Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống,
đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản
xuất) và m
ột chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu
khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh
tế - xã hội.
− Năng suất lao động là năng lực của người lao động được thể hiện bằng
số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc có thể hoàn thành trong
một đơn vị thời gian hay s
ố thời gian cần thiết để tạo ra một đơn vị sản
phẩm hoặc khối lượng công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất
định.
9
− Hiệu quả lao động được xác định theo thời gian qui định với sản phẩm
hoàn thành.
− Xét theo quan điểm “ Nhấn mạnh vào đầu ra” thì: Sản phẩm và dịch vụ
đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, kể cả những
mong muốn hiện tại và tương lai, hiện có hoặc tiềm ẩn.Giảm thiểu tác
động xấu tới môi trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hộ
i.
Thoả mãn người lao động trong doanh nghiệp.
− Xét theo quan điểm “Nhấn mạnh vào việc giảm chi phí thông qua áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp quản lý, các tính toán
chi phí hợp lý. nhằm hạ giá thành sản phẩm.
− Xét theo quan điểm hướng vào việc tạo ra giá trị: giảm thiểu những
khâu, công đoạn không tạo ra giá trị gia tăng; không ngừng nghiên cứu,
tái thiết kế, phát triển sản phẩm để
nâng cao giá tri cho sản phẩm [6-
trang 22].
− Xét theo quan điểm làm đúng việc ngay từ đầu và luôn làm đúng: đảm
bảo định hướng đúng sản phẩm, kiểm soát quá trình chế tạo theo đúng
hướng.
Như vậy, nếu quan tâm đến khái niệm năng suất một cách đúng đắn và vận
dụng những triết lý cơ bản thì sự phát triển của năng suất sẽ thực sự kh
ẳng
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất chỉ có nghĩa khi
được gắn liền với cụm từ "Cải tiến". "Cải tiến", "phát triển" hay "Nâng
cao" là những yếu tố rất quan trọng thể hiện sự tiến lên không ngừng của
nhân loại.
2.1.2 Những yếu tố tác động tới năng suất:
Năng suất chịu tác động c
ủa nhiều yếu tố: môi trường kinh tế - chính trị -
xã hội, cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tình hình thị trường,
trình độ công nghệ, hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của doanh
nghiệp, mối quan hệ lao động - quản lý, khả năng về vốn, phát triển nguồn
lực... Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất có thể đượ
c chia thành hai
nhóm: nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình
10
hình thị trường, cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước; những yếu tố
bên trong bao gồm lao động, vốn, công nghệ [3-trang 15].
Tình hình và khả năng tổ chức quản lý sản xuất.
Ngoài các yếu tố bên ngoài tác động, các yếu tố tác động từ bên trong nội
bộ tổ chức có thể cải tiến và thay đổi được để tăng năng suất của doanh
nghiệp. Theo quan điểm củ
a các nhà nghiên cứu năng suất, trong các yếu
tố nêu trên có 3 yếu tố được coi là cơ bản nhất trong cải tiến năng suất, đó
là:
− Người lao động: Con người được coi là nguồn gốc của sự cải tiến. Nâng
cao năng suất là quá trình tư duy và tạo ra sự thay đổi trong thiết kế, sản
xuất, phân phối, sử dụng, duy trì và loại bỏ sản phẩm. Trong suốt quá
trình này, con người đóng vai trò quan tr
ọng nhất vì chỉ con người mới
nghĩ ra được các thay đổi và thực hiện chúng. Đặc biệt trong thời đại
mà kiến thức, sự sáng tạo và đổi mới được coi là vũ khí cạnh tranh
mạnh nhất thì vai trò của con người hay nói cụ thể hơn là người lao
động - càng trở nên quan trọng hơn. Trước nhiều cách thức họ nghĩ về
tổ chức, vai trò, mong muốn của họ, công việc, giá trị và tầ
m nhìn của
họ hình thành nên hành vi và sự tham gia vào các quá trình hoạt động,
mà năng suất phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, hành vi và sự tham gia
vào các quá trình như vậy.
− Vai trò của Lãnh đạo: Người lãnh đạo thúc đẩy và thực hiện cải tiến.
Người lãnh đạo tổ chức chính là người ra quyết định và lựa chọn sản
phẩm, dịch vụ, công nghệ, hệ thống, phương pháp, là người huy động
và phát triển nguồn lự
c, định hướng cho tổ chức và tạo ra môi trường
quyết định sự phát triển [5-trang 12]
− Công nghệ và các quá trình kinh doanh: Công nghệ và các quá trình
kinh doanh là các yếu tố then chốt. Công nghệ là yếu tố then chốt quyết
định sự thành công vì một lý do đơn giản, một công ty không có thể
đứng vững được nếu trang bị cho mình những thiết bị cũ kỹ, công nghệ
lạc hậu giữa một thời đại phát triển nhanh chóng về công nghệ
. Bên
cạnh đó, các quá trình kinh doanh cũng có vai trị quan trọng vì chỉ có
11
định hướng tốt, quản lý tốt mới tạo được những cơ hội thích ứng với
những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, nhu cầu của con người và
xã hội [4-trang 9].
3.1 Quá trình phát triển của quản trị năng suất lao động.
Quản trị năng suất lao động bắt đầu từ thời cổ đại khi con người tiến hành
xây dựng Vạn Lý Trường Thành , Kim Tự Tháp, Đườ
ng Xá …..
Tới những năm 1770, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Anh,
rồi lan sang phần còn lại của Châu Âu và nước Mỹ. Nhiều phát minh khoa
học mang tính cách mạng ra đời đã làm thay đổi nhanh chóng công cụ lao
động và phương pháp sản xuất, tạo điều kiện chuyển hóa từ lao động thủ
công sang cơ khí. Song hành với phát minh khoa học kỹ thuật là những
khám phá quan trọng về khoa học quản lý, tạo đ
iều kiện hoàn thiện tổ chức
quản lý sản xuất.
Năm 1776 Adam Smith đề cập đến lợi ích của phân công lao động trong
cuốn “ Của cải của các quốc gia” từ đó, quá trình chuyên môn hóa sản xuất
được tổ chức, ứng dụng đã đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể.
Năm 1790, lý thuyết trao đổi lấp lẫn giữa các chi tiết, bộ phận c
ủa Eli
Whitney đã đóng góp to lớn cho vấn đề nân cao năng lực sản xuất xã hội,
mở ra khả năng phân công hợp tác giữa các doanh nghiệp, điều đó có tác
động sâu sắc tới quan niệm quản trị sản xuất, năng xuất lao động và qui mô
doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong giai đoạn này.
Năm 1911, bằng việc công bố học thuyết “Quản Lý Khoa Học” Frederick
Winslow Taylor đã tạo ra một b
ước ngoặc cơ bản trong tổ chức hoạt động
sản xuất ở các doanh nghiệp. quá trình sản xuất phải được hợp lý hóa thông
qua quan sát, đo lường, ghi chép, phân tích và cải tiến phương pháp làm
việc. trên cơ sở đó tiến hành chia nhỏ công việc thành những bước đơn
giản để giao cho một cá nhân thực hiện. Như vậy, muốn tổ chức sản xuất
thì trước hết phải lập k
ế hoạch, hướng dẫn, phân công công việc hợp lý.
Nhờ áp dụng phương pháp của ông, năng suất lao động giai đoạn này tăng
lên nhanh chóng.
12
Sang những năm 30 của thế kỷ 20, luận thuyết của Taylor đã ở giới hạn tối
đa và bộc lộ những nhược điểm cơ bản. các công ty luôn vắc kiệt sức lao
động của công nhân khi đi tiềm kiếm hiệu quả. Người lao động không chỉ
được xem xét ở khía cạch kỹ thuật thuần túy như một bộ phận kéo dài của
máy móc thiết bị mà là thự
c thể sáng tạo có nhu cầu tâm lý, tình cảm riêng.
Mọi vấn đề về xã hội, hành vi, tâm lý, tình cảm riêng. Mọi vấn đề xã hội,
hành vi, tâm lý con người được nghiên cứu và đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhằm khai thác khả năng vô tận của riêng họ trong việc nâng cao năng suất
tao động, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất [1-
trang 20].
4.1 Vai trò và ý nghĩa của năng suất lao độ
ng.
− Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng quan trọng thể hiện trình độ
sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự hiệu quả sử dụng
lao động và kết quả của quá trình sản xuất.
− Nâng cao năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm và giảm thời
gian cần thiết trong sản xuất sản phẩm.
− Để đ
ánh giá trình độ của người lao động.
5.1 Các cách tính năng suất lao động: Có 3 cách tính.
Năng suất lao động tính theo đơn vị hiện vật (Wh).
Đây là năng suất lao động mà kết quả của quá trình sản xuất được tính theo
dạng hiện vật như lượng sản phẩm sản xuất….
W
h
= Q/CN
Trong đó: Q: số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc
CN: số lượng công nhân sản xuất.
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị công việc do một người lao động hoàn thành
trong đơn vị thời gian.
Đánh giá trực tiếp giá trị năng suất lao động.
Năng suất lao động tính bằng giá trị.
13
W
g
= G/CN
Trong đó: G: tổng giá trị sản lượng hay doanh thu.
CN: số lượng công nhân sản xuất.
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị công việc do một người lao động tạo ra trong
một đơn vị thời gian.
Năng suất lao động tính bằng thời gian Wt.
W
t
= T/Q
Trong đó: T: tổng thời gian sản xuất.
Q: Số lượng sản phẩm sản xuất trong đơn vị thời gian.
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm
Thông thường người ta áp dụng “Năng suất lao động tính bằng thời gian Wt”
để tính năng suất lao động.
6.1 Phân loại các loại hình sản xuất.
6.1.2 Sơ đồ quá trình sản xu
ất.
Giá trị gia tăng
Phản hồi
Phản hồi Phản hồi
Sơ đồ 2.1: Quá trình sản suất
Trong thực tiễn có rất nhiều kiểu, dạng sản xuất khác nhau. Sự khác biệt về
kiểu, dạng sản xuất có thể do sự khác biệt về trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ
tổ chức sản xuấ
t, về tính chấtsản phẩm... Mỗi kiểu, dạng sản xuất đòi hỏi phải áp
dụng một phương pháp quản trị thích hợp. Do đó phân loại sản xuất là một yếu
Đầu vào
Kiểm tra
Đầu ra Quá trình chuyển hóa
14
tố quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất
phù hợp. Cũng vì lý do trên, việc phân loại này phải được tiến hành trước khi
thực hiện một dự án quản trị sản xuất. Sản xuất của một doanh nghiệp được đặc
trưng trước hết bởi sản phẩm của nó. Tuy nhiên người ta có thể thực hiện phân
loại s
ản xuất theo các đặc trưng sau đây:
− Số lượng sản phẩm sản xuất.
− Tổ chức các dòng sản xuất.
− Mối quan hệ với khách hàng.
− Kết cấu sản phẩm.
− Khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm.
6.1.3 Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại. Phân loại theo
số
lượng sản xuất và tính chất lặp lại là một cách phân loại có tính
chất giao nhau. Theo cách phân loại này ta có :
− Sản xuất đơn chiếc.
− Sản xuất hàng khối.
− Sản xuất hàng loạt thông qua quá trình sản xuất các doanh nghiệp
chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành kết quả đầu ra quá trình sản xuất.
− Đất đai.
− Lao động.
− Vốn.
− Trang thiết bị.
−
Nguyên nhiên vật liệu.
− Tiến bộ khoa học.
− Nghệ thuật quản trị các yếu tố đầu vào.
− Sản phẩm hữu hình: Ti vi, tủ lạnh, máy móc, thiết bị...
− Dịch vụ: Bữa tiệc, tư vấn pháp lý, chăm sóc sức khoẻ...Kết quả đầu ra ở
đây cần chú ý số lượng lớn hay nhỏ có tính chất tương đối, chúng tuỳ
thuộc vào đặ
c điểm của từng loại sản phẩm. Với một số lượng sản
phẩm nào đó người ta còn phải kể đến tính chất lặp lại của quá trình sản
xuất.
15
Sản xuất đơn chiếc: Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh
nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhưng sản
lượng mỗi loại được sản xuất rất nhỏ. Thường mỗi loại sản phẩm người ta
chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc. Quá trình sản xuất không lặp lại,
th
ường được tiến hành một lần nên chúng có một số đặc điểm cơ bản sau:
− Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và khâu sản xuất thường không được
tách rời. Không có sự chế tạo, thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa vào
sản xuất như ở trong các loại hình sản xuất cao hơn.
− Quy trình công nghệ thường được lập ra một cách sơ sài, trong nhiề
u
trường hợp chúng cần được chính xác hoá nhờ kinh nghiệm của người
công nhân.
− Trình độ nghề nghiệp của người công nhân cao vì họ phải làm nhiều
loại công việc khác nhau. Nhưng do không được chuyên môn hoá nên
năng suất lao động thường thấp.
− Máy móc thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu là các thiết bị vạn năng
được sắp xếp theo từng loại máy có cùng tính năng, tác dụng phù hợp
với nhữ
ng công việc khác nhau và thay đổi luôn luôn.
− Đầu tư ban đầu nhỏ và tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Đây là
ưu điểm chủ yếu của loại hình sản xuất này.
Sản xuất hàng khối: Đây là loại hình sản xuất đối lập với loại hình sản xuất
đơn chiếc, diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được
sản xuất ra ít th
ường chỉ có một vài loại sản phẩm với khối lượng sản xuất
hàng năm rất lớn. Quá trình sản xuất rất ổn định, ít khi có sự thay đổi về
kết cấu sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật gia công sản phẩm cũng như nhu cầu
sản phẩm trên thị trường. Sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện, xi
măng... là nhữ
ng ví dụ tương đối điển hình về loại hình sản xuất này. Các
doanh nghiệp có loại hình sản xuất này thường có những đặc điểm chính
sau:
− Vì gia công chế biến ít loại sản phẩm, với khối lượng lớn nên thiết bị
máy móc thường là các loại thiết bị chuyên dùng hoặc các thiết bị tự
16
động, được sắp xếp thành các dây chuyền khép kín cho từng loại sản
phẩm.
− Khâu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất như thiết kế sản phẩm, chế tạo các mẫu
thử sản phẩm và quy trình công nghệ gia công sản phẩm được chuẩn bị
rất chu đáo trước khi đưa vào sản xuất đồng loạt. Như vậy khâu chuẩn
bị kỹ thuật sản xu
ất và khâu sản xuất là hai giai đoạn tách rời.
− Do tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền nên trình độ chuyên môn hoá
người lao động cao, mỗi người công nhân thường chỉ thực hiện một
nguyên công sản xuất ổn định trong khoảng thời gian tương đối dài nên
trình độ nghề nghiệp của người lao động không cao nhưng năng suất
lao động thì rất cao.
− Chất lượng sản phẩm ổ
n định, giá thành hạ. Đây là những ưu điểm lớn
nhất của loại hình sản xuất này.
− Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu vào các thiết bị chuyên dùng rất lớn. Đây
là nhược điểm lớn nhất của loại hình sản xuất này, khi nhu cầu thị
trường thay đổi, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc chuyển đổi sản
phẩm. Do vậy, chúng thường chỉ
được áp dụng đối với các sản phẩm
thông dụng có nhu cầu lớn và ổn định.
Sản xuất hàng loạt (Sản xuất loại nhỏ và loại trung bình) – Batch sản xuất
hàng loạt là loại hình sản xuất trung gian giữa sản xuất đơn chiếc và sản
xuất hàng khối, thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có số chủng loại
sản phẩm được sản xuất ra tươ
ng đối nhiều nhưng khối lượng sản xuất
hàng năm mỗi loại sản phẩm chưa đủ lớn để mỗi loại sản phẩm có thể được
hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Mỗi bộ phận sản xuất phải gia
công chế biến nhiều loại sản phẩm được lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Với mỗi
lo
ại sản phẩm người ta thường đưa vào sản xuất theo từng "loạt" nên chúng
mang tên "sản xuất hàng loạt". Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong
ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, dệt may, điện dân dụng,
đồ gỗ nội thất... với những đặc trưng chủ yếu sau:
− Máy móc thiết bị chủ yếu là thiết bị vạn năng được sắp x
ếp bố trí thành
những phân xưởng chuyên môn hoá công nghệ. Mỗi phân xưởng đảm
17
nhận một giai đoạn công nghệ nhất định của quá trình sản xuất sản
phẩm hoặc thực hiện một phương pháp công nghệ nhất định.
− Chuyên môn hoá sản xuất không cao nhưng quá trình sản xuất lặp đi
lặp lại một cách tương đối ổn định nên năng suất lao động tương đối
cao.
− Vì mỗi bộ phận sản xuất gia công nhiều loạ
i sản phẩm khác nhau về
yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ nên tổ chức sản xuất thường rất
phức tạp. Thời gian gián đoạn trong sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất dài,
sản phẩm tồn kho trong nội bộ quá trình sản xuất lớn... Đó là những vấn
đề lớn nhất trong quản lý sản xuất loại hình này.
− Đồng bộ hoá sản xuất giữa các bộ
phận sản xuất là một thách thức lớn
khi xây dựng một phương án sản xuất cho loại hình sản xuất này.
− Vì là một loại hình trung gian của hai loại hình trên nên nó cũng có
những đặc điểm trung gian của sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng
khối.
6.1.4 Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất:
Theo cách phân loại này chúng ta có ba dạng sản xuất chủ yếu sau đây:
−
Sản xuất liên tục.
− Sản xuất gián đoạn.
− Sản xuất theo dự án.
− Trong thực tế còn có thể có các dạng sản xuất trung gian.
Sản xuất liên tục (Flow shop).
Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một
khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào
đó. Thiết bị được lắp
đặt theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất
thẳng dòng. Vì các xưởng được sắp xếp thẳng dòng nên tiếng Anh gọi là Flow shop.
Trong dạng sản xuất này, máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ
để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt. Để
hạn ch
ế sự tồn ứ chế phẩm và khơi thông dòng chuyển sản phẩm trong nội bộ quá
18
trình sản xuất, cân bằng năng suất trên các thiết bị và các công đoạn sản xuất phải
được tiến hành một cách thận trọng và chu đáo.
Dạng sản xuất liên tục thường đi cùng với tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ
bằng hệ thống vận chuyển hàng hoá tự động. Tự động hoá nhằm đạt được một giá
thành sản phẩm thấp, một mứ
c chất lượng cao và ổn định, mức tồn đọng chế phẩm
thấp và dòng luân chuyển sản phẩm nhanh.
Trong các doanh nghiệp dạng sản xuất liên tục bắt buộc phải thực hiện phương pháp
sửa chữa dự phòng máy móc thiết bị (sửa chữa trước khi máy hỏng) để tránh sự gián
đoạn hoàn toàn của quá trình sản xuất.
Sản xuất gián đoạn (Job shop).
Sản xuất gián đ
oạn là một hình thức tổ chức sản xuất ở đó người ta xử lý, gia công,
chế biến một số lượng tương đối nhỏ sản phẩm mỗi loại, song số loại sản phẩm thì
nhiều, đa dạng. Quá trình sản xuất được thực hiện nhờ các thiết bị vạn năng (máy
tiện, máy phay). Việc lắp đặt thiết bị được thực hiệ
n theo các bộ phận chuyên môn
hoá chức năng. Bộ phận chuyên môn hoá chức năng là bộ phận ở đó tập hợp tất cả
các máy móc, thiết bị có cùng chức năng, cùng nhiệm vụ (máy tiện, máy phay,...)
dòng di chuyển của sản phẩm phụ thuộc vào thứ tự các nguyên công cần thực hiện.
Trong dạng sản xuất này người ta bố trí các bộ phận theo nhiệm vụ (Job shop), máy
móc thiết bị.
Có khả năng th
ực hiện nhiều công việc khác nhau, nó không phải là để chuyên môn
hoá cho một loại sản phẩm vì vậy tính linh hoạt của hệ thống sản xuất cao. Ngược lại
rất khó cân bằng các nhiệm vụ trong một quá trình sản xuất gián đoạn. Năng suất của
các máy không bằng nhau làm cho mức tồn đọng chế phẩm trong quá trình sản xuất
tăng lên. Công nghiệp cơ khí và công nghiệpmay mặc là những ví dụ điển hình về
dạng sản xuất này.
Sản xuất theo dự án.
19
− Sản xuất theo dự án là một loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độc
nhất (Ví dụ: đóng một bộ phim, đóng một con tàu, viết một cuốn
sách,...) và vì lẽ đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất, không lặp lại.
− Nguyên tắc của tổ chức sản xuất theo dự án là tổ chức thực hiện các
công việc và phối hợp chúng sao cho giảm thời gian gián
đoạn, đảm
bảo kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn. Trong dạng sản
xuất này quá trình sản xuất không ổn định, cơ cấu tổ chức bị xáo trộn
rất lớn do chuyển từ dự án này sang dự án khác, tổ chức sản xuất phải
đảm bảo tính chất linh hoạt cao để có thể thực hiện đồng thời nhiều dự
án sả
n xuất cùng một lúc. Sản xuất theo dự án có thể coi như một dạng
đặc biệt của sản xuất gián đoạn.
6.1.5 Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng.
Theo cách phân loại này chúng ta phân biệt hai dạng sản xuất chính sau:
− Sản xuất để dự trữ.
− Sản xuất khi có yêu cầu ( đặt hàng).
Sản xuất để dự trữ.
Sản xuất để dự tr
ữ sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp xảy ra khi:
− Chu kỳ sản xuất lớn hơn chu kỳ thương mại mà khách hàng yêu cầu.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm
vào gia công cho tới khi sản phẩm hoàn thành và có thể giao cho khách
hàng. Chu kỳ thương mại đó là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng
có yêu cầu cho đến khi yêu cầu đó được phục v
ụ (thoả mãn), nói một
cách khác, từ khi khách hàng hỏi mua đến khi nhận được sản phẩm. Khi
chu kỳ sản xuất dài hơn chu kỳ thương mại, cần phải sản xuất trước
(dựa trên kết quả của quá trình dự báo nhu cầu) để thoả mãn nhu cầu
của khách hàng nhanh nhất ngay khi xuất hiện một yêu cầu.
− Các nhà sản xuất muốn sản xuất một khối lượng lớn để gi
ảm giá thành.
− Nhu cầu về các loại sản phẩm có tính chất thời vụ, trong các giai đoạn
nhu cầu sản phẩm trên thị trường thấp, sản phẩm không tiêu thụ được,
20
các nhà sản xuất không muốn ngừng quá trình sản xuất, sa thải công
nhân, vì vậy họ quyết định sản xuất để dự trữ rồi tiêu thụ cho các kỳ
sau, khi nhu cầu trên thị trường tăng lên.
Sản xuất theo yêu cầu.
− Theo hình thức này quá trình sản xuất chỉ được tiến hành khi xuất hiện
những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy nó tránh
được sự tồ
n đọng của sản phẩm cuối cùng chờ tiêu thụ. Dạng sản xuất
này hiện nay được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn dạng sản xuất để
dự trữ bởi vì nó giảm được khối lượng dự trữ, giảm các chi phí tài
chính nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Vì
vậy hãy lựa chọn hình thức sản xuất này khi có thể.
−
Trong thực tế, hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp tồn tại khá nhiều, ở
đó người ta tận dụng thời hạn chấp nhận được của khách hàng để lắp
ráp hoặc thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm,
hoặc để cá biệt hoá tính chất của sản phẩm (phần này được thực hiện
theo những yêu cầu của khách hàng). Giai đ
oạn đầu được thực hiện
theo phương pháp sản xuất để dự trữ.
6.1.6 Phân loại theo quá trình hình thành sản phẩm.
− Quá trình hình thành sản phẩm cũng được coi là một trong những căn
cứ để phân loại sản xuất của doanh nghiệp. Theo cách phân loại này
người ta phân biệt bốn quá trình hình thành sản phẩm trong sản xuất sau
đây:
− a. Quá trình sản xuất hội tụ: Trong trường hợp này một s
ản phẩm được
ghép nối từ nhiều cụm, nhiều bộ phận, tính đa dạng của sản phẩm cuối
cùng nói chung là nhỏ, nhưng các cụm, các bộ phận thì rất nhiều. Số
mức kết cấu có thể thay đổi từ một đến hàng chục, ví dụ sản xuất các
sản phẩm đồ điện dân dụng và sản phẩm cơ khí,....
− b. Quá trình sản xuất phân k
ỳ: Đó là trường hợp mà các doanh nghiệp
xuất phát từ một hoặc một vài loại nguyên vật liệu nhưng lại cho ra rất
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ trong công nghiệp sữa, từ một
21
loại nguyên liệu là sữa sản phẩm cuối cùng bao gồm nhiều loại với
những quy cách và bao bì khác nhau như pho mát, sữa chua, bơ,....
− c. QTSX phân kỳ có điểm hội tụ: Đó là trường hợp các doanh nghiệp
xuất phát từ nhiều các bộ phận, các cụm, các chi tiết tiêu chuẩn hoá
hình thành một điểm hội tụ rồi xuất phát từ điểm hội tụ đó sản phẩm
cu
ối cùng của doanh nghiệp lại rất nhiều loại và đa dạng thậm chí cũng
nhiều loại như các yếu tố đầu vào.VD: Công nghệ sản xuất ô tô.
− Thông thường để quản lý loại doanh nghiệp này ta có thể áp dụng các
phương pháp khác nhau đối với các phần khác nhau. Ví dụ: Quản lý sản
xuất để dự trữ đối với các phần hội tụ, quản lý sản xuất theo đơn hàng
đố
i với các phần phân kỳ. Kết cấu loại này thường gặp trong công nghệ
sản xuất ô tô,.... Từ các chi tiết bộ phận tiêu chuẩn hoá người ta hình
thành nhiều kiểu truyền động khác nhau (hộp số) và nhiều loại mui xe,
kính chắn giá khác nhau,...
− d. Quá trình sản xuất song song: Các doanh nghiệp có ít loại sản phẩm,
ít loại nguyên liệu, các thành phẩm cuối cùng được tập hợp từ rất ít các
yếu tố, thậm chí từ một y
ếu tố. Công nghiệp bao bì là một ví dụ điển
hình về loại cấu trúc này. Một yếu tố đầu vào có 1 hoặc 1 số yếu tố đầu
ra.
6.1.7 Phân loại theo tính tự chủ.
22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI BỘ
PHẬN ĐÓNG GÓI THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH TECHNOPIA VIỆT NAM.
3.1 Tổng quan về công ty.
Hình 3.1: Hình chụp toàn cảnh công ty năm 2007.
− Nhà máy đặt tại số 7, đường 15A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai, Việt
Nam, cách Tp Hồ Chí Minh 30 km.
Sơ lược về công ty TNHH Technopia Việt Nam.
− Điện thoại: 0613 – 836499.
− Fax : 0613 – 836498.
− Website: www.texchemgruop.com.
− Công ty TNHH Technopia Việt Nam Là công ty 100% vốn nước ngoài
thuộc tập đoàn Techem Malaysia. Công ty được thành lập vào năm
1994 với nhà máy đặt tại KCN Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai và v
ăn
phòng giao dịch tại Tòa nhà E.Town 2, thành phố Hồ Chí Minh.
23
− Giấp phép kinh doanh số: 472043000403, cấp bởi Ban Quản Lý Các
Khu Công Nghiệp Đồng Nai.
− Giấy chứng nhận ISO 9001:2002 cấp năm 2002.
Vốn điều lệ, Diện tích đất thuê: 33.655 m
2
.
− Diện tích nhà xưởng: 20.000 m
2
− Đầu tư ban đầu: 4.515.500 USD.
• Vốn pháp định: 2.500.000 USD.
• Vốn vay: 2.015.000 USD.
− Tăng vốn đầu tư lần 1 theo giấy phép điều chỉnh số: 1092/GPĐC do Bộ
kế hoạch và đầu tư cấp ngày 28/02/1998 là 10.000.000 USD.
− Trong đó:
• Vốn pháp định: 4.000.000 USD.
• Vốn vay: 6.000.000 USD.
− Bắt đầu chính thức hoạt động từ tháng 12 năm 1995.
− Tăng vốn đầ
u tư lần 2: do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 12/04/2008
là 18.000.000 USD.
• Diện tích nhà xưởng: 30.000 m
2
− Trong đó:
• Vốn pháp định: 10.000.000 USD.
• Vốn vay: 8.000.000 USD.
Lĩnh vực kinh doanh.
− Nhang muỗi.
+ Năng suất 1 năm: 600,000 thùng (500 khoanh nhang đôi/thùng/năm)
+ Năng suất hiện tại (năm 2009): 90%.
− Bình xịt:
+ Năng suất 1 năm: 468,000 thùng (24 bình/thùng)/năm.
+ Năng suất hiện tại (năm 2009): 35%.
24
General
Director
Asst General
Mgr
Purchasing
QA
HR&Adm
Engineering
Production
Blending
Punching
Accountant
Local OEM
Export
Business Unit
Packing
Aerosol
Sơ đồ tổ chức công ty.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty
Thời gian làm việc và nghỉ giải lao tại công ty:
− Công ty làm việc 3 ca:
• Ca 1 từ 6:00 – 14:00.
• Ca 2 từ 14:00 – 22:00.
• Ca 3 từ 22:00 – 6:00.
− Thời gian làm việc.
• (1) Ca làm việc 8h: 8 giờ x 60 phút = 480 phút.
− Giải lao.
• (2) Giải lao và ăn cơm: 45 phút.
• (3) Nghỉ cuối gi
ờ: 5 phút.
• (4) Thời gian chuẩn bị: 10 phút.
25
Thời gian làm việc : = (1) – (2) – (3) – (4) = 420 phút = 7giờ/ca sản xuất.
420
45
5
10
Tổng thời gian có thể sản xuất Ăn cơm Nghỉ cuối giờ Chuẩn bị
Đồ thị 3.1
4.1 Hoạt động kinh doanh chính.
Các sản phẩm Jumbo đang sản xuất và tiêu thụ tại thị trường trong nước
bao gồm:
− Nhang trừ muỗi Jumbo.
− Bình xịt côn trùng Jumbo.
− Máy đuổi muỗi Jumbo.
− Sản xuất theo hợp đồng gia công.
Xuất khẩu qua các nước:
− Malaysia, Korea, Cambodia, Taiwan.