Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản địa chính xã vũ di huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản địa chính
xã Vũ Di - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phỳc”
Người thực hiện: ĐỖ TUẤN ANH
Lớp: QLA
Khoá: 53
Ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn: ThS. PHẠM VĂN VÂN
Địa điểm thực tập: VĂN PHÒNG ĐKQSDĐ TỈNH VĨNH PHÚC
Thời gian thực tập: Từ 01/01/2012 đến 25/04/2012
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập khóa luận tốt nghiệp, lời đầu tiên em xin chân
thành cảm ơn những người đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Phạm
Văn Vân – Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn những lời khuyên, định hướng quý báu của các
thầy cô trong khoa Tài Nguyên và Môi Trường trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn cỏc bỏc, cỏc chỳ, các anh, các chị ở Văn
phòng Đăng ký QSDĐ Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lời cho em thu thập số
liệu, thực hiện đề tài được tốt nhất.
Cảm ơn gia đình và bạn bố đã quan tâm động viên em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012
Sinh viên


Đỗ Tuấn Anh

i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ vi
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của để tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 3
PHẦN II
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Khái quát về địa chính, bản đồ địa chính 4
2.1.1. Địa chính 4
2.1.2. Bản đồ địa chính 5
2.2.1. Lưới khống chế tọa độ và độ cao 7
2.2.2. Tỷ lệ bản đồ địa chính 8
2.2.3. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia trong thành lập bản đồ địa chính8
2.2.4. Phân mảnh bản đồ địa chính 10
2.2.5. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ địa chính 14
2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 15
2.3.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa 15
2.3.2. Phương pháp đo vẽ ảnh chụp hàng không và kết hợp đo vẽ trực tiếp
ngoài thực địa 15

ii
2.3.3. Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ bổ sung trên
nền bản đồ cùng tỷ lệ 17
2.4. Tình hình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính 18
2.4.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ 18
2.4.2. Tình hình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính ở Việt Nam 19
2.4.3. Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc 20
2.5. Giới thiệu về phần mềm MICROSTATION và FAMIS 22
2.5.1. Giới thiệu về phần mềm MICROSTATION 22
2.5.2. Giới thiệu về phần mềm FAMIS 23
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1. Nội dung nghiên cứu 27
3.3. Phạm vi nghiên cứu 28
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 29
4.1.2. Các nguồn tài nguyên 30
4.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất xã Vũ Di 34
4.2. Tình hình tư liệu khu đo hiện có 36
4.2.1. Tư liệu bản đồ hiện có của khu đo 36
4.2.2. Khảo sát lưới địa chính 37
4.3. Thành lập bản đồ địa chớnh bằng phần mềm FAMIS 39
4.3.1. Đo vẽ lưới 39
4.3.2. Đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc 42
4.3.3. Xử lý số liệu 43
4.3.4. Thao tác cơ sở dữ liệu đo trên phần mềm FAMIS 44
4.3.5. Đánh giá độ chính xác cho tờ bản đồ địa chính thành lập được 55
iii

4.3.6. In ấn và lưu trữ 57
4.3.7. Nhận xét kết quả của quá trình thành lập bản đồ địa chính bằng phần
mềm MICROSTATION và FAMIS 57
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1. Kết luận 58
5.2. Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Tỷ lệ bản đồ địa chính 8
Bảng 2.2: Tóm tắt thông số chia mảnh 14
Bảng 2.3: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ địa chính 14
Bảng 4.1: Thực trạng hệ thống dân cư xã Vũ Di 32
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 xã Vũ Di 36
Bảng 4.3: Tọa độ, độ cao các điểm GPS cấp I 39
Bảng 4.4: Kết quả tính toán bình sai lưới kinh vĩ xã Vũ Di 40
Bảng 4.5: Phân mảnh bản đồ địa chính xã Vũ Di 50

v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 4.1: Vị trí các điểm địa chính cấp 1 bằng GPS xã Vũ Di 41
Hình 4.2: Lưới khống chế đo vẽ xã Vũ Di 42
Hình 4.3: Phân mảnh bản đồ địa chính xã Vũ Di 51
Hình 4.4: Kết quả đo đạc địa chính thửa 55
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng
phương pháp toàn đạc 16
Sơ đồ 4.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm FAMIS 39

vi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của để tài
Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là điều kiện cơ bản cho quá trình
phát triển, quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng
của nhà nước, là yếu tố quyết định tương lai của nền kinh tế phát triển, đảm bảo
mục tiêu ổn định chính trị - xã hội.
Trước đây, ở nước ta việc sử dụng đất đai trên cả nước hầu hết đều mang
tính tự phát, theo tập quán canh tác của mỗi địa phương do đó hiệu quả sử dụng
đất chưa cao và nguồn tài nguyên đất mất tính bền vững.
Hiện nay, do nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên đất, Nhà nước
có những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai và sử dụng
có hiệu quả. Cùng với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta đã sử
dụng máy tính để thành lập cơ sở dữ liệu quản lý đất đai và hệ thống thông tin
đất đai nhằm cập nhật, sửa chữa và bổ sung kịp thời những thay đổi hợp pháp
của đất đai hằng ngày và định kỳ, nó trở thành công cụ đắc lực cho ngành quản
lý đất đai. Để thực hiện chức năng tư liệu, pháp lý và thuế khoá, ngành quản lý
đất đai có một công cụ rất cơ bản đó là bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính thể
hiện chính xác vị trí, kích thước, diện tích, chất lượng của thửa đất trong các đơn
vị hành chính và các yếu tố địa lý có liên quan trong một hệ toạ độ thống nhất.
Do vậy việc ứng dụng các phần mềm để thành lập bản đồ số địa chính sẽ
giỳp chỳng ta quy hoạch, quản lý đất đai được tốt hơn, hợp lý hơn, trên cơ sở đú
giỳp cho ngành quản lý đất đai thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho nhân dân và các ban ngành sử dụng đất một cách thuận tiện. Trước
những thay đổi lớn lao về việc sử dụng đất vào những mục đích khác nhau, thì
việc nắm chắc quỹ đất để sử dụng cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao là
một việc làm cần thiết và cấp bách của các ban ngành nói chung và ngành quản
lý đất đai nói riêng.
1

Hòa chung cùng xu thế phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường, với
mục đích ứng dụng công nghệ tin học vào việc xây dựng bản đồ địa chính phục
vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Được sự phân công của Khoa Tài
nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cùng sự hướng
dẫn trực tiếp của thầy giỏo Th.S Phạm Văn Vân - Giảng viên bộ môn Trắc địa
bản đồ và Thông tin địa lý, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Ứng dụng phần mềm FAMIS thành lập bản địa chính xã Vũ Di -
huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phỳc”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở toán học, quy trình, quy phạm thành lập bản đồ địa chính
- Sử dụng công nghệ hiện đại (công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử) để
xây dựng lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết.
- Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất đai, thu hồi đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở.
- Tạo ra các sản phẩm như bản đồ địa chính, các loại hồ sơ kỹ thuật thửa
đất… phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh.
- Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất
trong phạm vi xã.
- Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế
xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước.
- Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất
đai.
- Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất đai, thu hồi đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở.
2
1.2.2. Yêu cầu

- Nắm được cách thức sử dụng máy GPS và máy toàn đạc điện tử trong
công tác đo đạc bản đồ địa chính.
- Nắm được quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng hai phần mềm:
MICROSTATION và FAMIS.
- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất.
- Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù
hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất.
- Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí điểm, các
đường đặc trưng, diện tích các thửa đất.
- Sản phẩm là bản đồ địa chính và các sản phẩm liên quan phải đảm bảo
đúng theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.

3
PHẦN II
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về địa chính, bản đồ địa chính
2.1.1. Địa chính
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người vấn đề chiếm hữu và sử
dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất là những vấn đề nảy sinh trong quan
hệ giữa con người với con người liên quan đến đất đai và luôn được các giai cấp
cầm quyền quan tâm. Để đảm bảo thực hiện quyền sở hữu đất, quyền sử dụng
đất mà đo đạc địa chính, quản lý địa chính và quản lý đất đai ra đời và phát triển
không ngừng trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trỡnh đụ khoa học kỹ thuật.
Khái niệm địa chính: Theo truyền thống, địa chính được xem như là
“trạng thái hộ tịch của quyền sở hữu đất đai”. Ngày nay địa chính được hiểu
là tổng hợp các tư liệu và văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại số
lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, sử dụng đất và những kiến trúc
phụ thuộc kèm theo.
Quản lý địa chính: Đó là hệ thống các biện pháp giúp co cơ quan nhà

nước nắm chắc được thông tin đất đai, quản lý được quyền sở hữu và sử dụng
đất đai. Nội dung quản lý địa chính bao gồm: điều tra đất đai, đo đạc lập bản
đồ địa chính, đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân loại
đất, phân hạng đất và định giá đất… Nó có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý
đất đai, lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất, hoạch định chính sách
đất đai, thu thuế…
Đo đạc địa chính: Đo đạc địa chính là đo đạc với độ chính xác nhất định để
xác định các thông tin về đơn vị đất đai như ranh giới, vị trí phân bố, ranh giới
sử dụng đất, diện tích, phân hạng chất lượng đất… Đo đạc địa chính là công tác
kỹ thuật cơ sở quan trọng trong quản lý địa chính, là nội dung trọng tâm của
quản lý địa chính đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác các thông tin đất đại. Sản
4
phẩm của đo đạc địa chính là bản đồ địa chính và các văn bản mang tính kỹ
thuật pháp lý cao phục vụ trực tiếp cho quản lý địa chính và quản lý đất đai.
2.1.2. Bản đồ địa chính
2.1.2.1. Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính gốc: là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện
trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành
thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập
theo khu vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong
một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi
một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và
cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ
bằng phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực
địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ
đó cú. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh
bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ
sung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn,

để thể hiện hiện trạng vị trí, hình thể, diện tích và loại đất của cỏc ụ thửa có tính
ổn định lâu dài và dễ xác định ở thực địa.
Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng
chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt,
các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị
trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai
cấp tỉnh xác nhận.
5
2.1.2.2. Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính
a. Mục đích của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập làm cơ sở để:
- Thực hiện đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù giải
phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp (xã, huyện, tỉnh).
- Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến
động của từng thửa đất.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân
cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng, làm cơ
sở để đo vẽ các công trình ngầm.
- Thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp đất đai.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng dữ liệu đất đai các cấp.
b. Yêu cầu của bản đồ địa chính
- Thể hiện đúng hiện các thửa đất: chính xác, rõ ràng cả về mặt địa lý, pháp
lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng và các loại.
- Chọn tỷ lệ bản đồ phù hợp với vùng đất, loại đất.
- Có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiều phù hợp để các yếu tố trên
bản đồ biến dạng nhỏ nhất.

- Thể hiện đầy đủ, chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các
đường đặc trưng, diện tích các thửa đất
- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chính xác và chặt chẽ.
- Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính ( dạng bản đồ giấy, bản đồ
số ) phải thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cập nhật và lưu trữ.
6
2.1.2.3. Nội dung của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên
bản đồ cần thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung đáp ứng nhu cầu quản lý nhà
nước về đất đai.
Nội dung bản đồ địa chính gồm:
- Điểm khống chế tọa độ và độ cao.
- Địa giới hành chính các cấp.
- Ranh giới thửa đất.
- Loại đất.
- Cụng trỡnh xõy dựng trên đất.
- Ranh giới sử dụng đất.
- Hệ thống giao thông.
- Mạng lưới thủy văn.
- Địa vật quan trọng.
- Mốc giới quy hoạch.
- Dáng đất.
Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa hình cần phải
đầy đủ, chính xác. Mức độ tỷ mỉ của nội dung bản đồ phải phù hợp với quy phạm
thành lập bản đồ địa chính, mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm của khu vực.
2.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
2.2.1. Lưới khống chế tọa độ và độ cao
- Lưới tọa độ và độ cao Nhà nước các hạng: hạng I, hạng II, hạng III, hạng
IV. Độ chính xác giảm dần từ hạng I xuống hạng IV.
- Lưới tọa độ địa chính cấp I, II : lưới độ cao kỹ thuật. Để phục vụ công tác

thành lập bản đồ địa chính người ta xây dựng lưới tọa độ địa chính cơ sơ bằng
các thêm vào các điểm lưới hạng I, hạng II Nhà nước bằng công nghệ GPS.
Lưới địa chính cơ sở có tọa độ chính xác đạt tiêu chuẩn hạng III nhà nước, mật
độ điểm đảm bảo như lưới hạng IV Nhà nước. Để đo vẽ bản đồ, bình đồ phải
7
tăng dày lưới khống chế trắc địa bằng cách xây dựng lưới tọa độ địa chính cấp I,
cấp II được thành lập bằng phương pháp tam giác đo góc, đo cạnh bằng công
nghệ GPS, bằng phương pháp lưới đường chuyền.
- Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh: được xác định nhằm tăng dày
thêm các điểm tọa độ, độ cao đến mức cần thiết để đảm bảo cho việc tăng dày
lưới trạn đo hoặc tăng dày lưới điểm đo vẽ ảnh để đo vẽ. Lưới khống chế đo vẽ
được phát triển dựa trên các điểm tọa độ địa chính trở lên đối với lưới khống chế
đo cấp 1 và từ lưới khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ
cấp 2. Lưới khống chế đo vẽ bao gồm : lưới đường chuyền kinh vĩ ( KV ) cấp 1
và cấp 2, hoặc công nghệ GPS.
2.2.2. Tỷ lệ bản đồ địa chính
Bảng 2.1 : Tỷ lệ bản đồ địa chính

Loại đất Khu vực đo vẽ Tỷ lệ bản đồ
Đất ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 1:200
Thành phố, Thị xã, Thị trấn 1:500
Dân cư nông thôn 1:1.000
Đất nông nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ 1:2.000, 1:1.000
Đồng bằng Nam Bộ 1:5.000, 1:2.000
Đất lâm nghiệp Đồi núi 1:5.000, 1:10.000
Đất chưa sử dụng Núi cao 1:10.000
2.2.3. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia trong thành lập bản đồ địa chính
Để đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin
đất đai, bản đồ địa chính trong toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ
sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và

chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ
8
quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ tới mức có thể ảnh hưởng của biến dạng
phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ.
Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia là cơ sở toán học mà mỗi quốc gia phải
có để thể hiện một cách thống nhất và chính xác số liệu đo đạc và bản đồ phục
vụ cho công tác quản lý ranh giới lãnh thổ và quản lý quỹ đất quốc gia một cách
có hiệu quả.
Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử
dụng múi chiếu Gauss (Hệ quy chiếu HN - 72). Từ tháng 7 năm 2000 Tổng cục
địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ nhà nước
VN - 2000 nên sau này sẽ chính tức sử dụng múi chiếu UTM trong ngành địa
chính. Từ đó Bản đồ địa chính được quy định thành lập trên cơ sở Hệ quy chiếu
và Hệ tọa độ quốc gia VN - 2000.
Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 cú cỏc tham số chính như sau:
- E-lớp-xụ-ớt quy chiếu: Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 toàn cầu có kích
thước như sau:
+ Bán trục lớn: a = 6.378.137,000 m
+ Độ dẹt: f = 1/298,257223563
+ Tốc độ góc quay trục :
ω
= 7292115,0 x 10
11
rad/s
- Điểm gốc tọa độ quốc gia: điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện nghiên
cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội;
- Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản: lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM
quốc tế.
- Chia múi và phân mảnh hệ thống bản đồ cơ bản: theo hệ thống lưới chiếu
hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện

hành có chú thích danh pháp UTM quốc tế.
- Phép chiếu UTM được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trờn mỳi chiếu
3
0
, sai số (hệ số) trên kinh tuyến giữa cỏc mỳi là k
0
= 0,9999
9
2.2.4. Phân mảnh bản đồ địa chính
Theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính ban hành ngày 10 tháng 11 năm
2008 bản đồ địa chính được chia và đánh số phiên hiệu mảnh theo nguyên tắc
sau:
Bản đồ 1:10.000
Dựa theo lưới ô vuông tọa độ chẵn km, bắt đầu từ đường xích đạo và kinh
tuyến trục của tỉnh chia khu đo thành các ô vuông kích thước thực tế 6x6 km.
Tọa độ đường khung của tờ bản đồ tỷ lệ 1:10.000 theo trục X phải chia hết cho
6, cũng theo hướng trục Y có một đường khung bản đồ trùng với kinh tuyến
trục của tỉnh (giá trị tọa độ Y có một đường khung bản đồ trùng với kinh tuyến
trục của tỉnh (giá trị tọa độ của y của đường khung trừ đi 500km sẽ chia hết cho
6). Mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1:10.000, kích thước bản vẽ
là 60x60 cm, diện tích đo vẽ tối đa là 3.600 ha. Số hiệu của tờ bản đồ 1:10.000
gồm 8 chữ số: hai số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch ngang (-), ba số tiếp theo là
số chẵn km tọa độ X, ba số sau là số chẵn km tọa độ Y của điểm gúc Tõy - Bắc
tờ bản đồ. VD: 10-352 551
Bản đồ 1:5.000
Chia mảnh bản đồ là 1:10.000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước
là 3x3 km, ta có một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000. Kích thước của bản vẽ là 60x60
cm, tương ứng với diện tích tối đa đo vẽ là 900ha ở thực địa.
Số hiệu của tờ bản đồ 1:5.000 được đánh theo nguyên tắc tương tự như tờ
bản đồ tỷ lệ 1:10.000 nhưng không có 10 số mà chỉ có 6 số, đó là tọa độ chẵn

kilomet của gúc Tõy – Bắc mảnh bản đồ địa chính 1:5.000. VD: 352 551

2355
10
2352
2349
2346
2343
545 548 551 554 557

Bản đồ 1:2.000
Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1:5.000 làm cơ sở chia thành 9 ô vuông, mỗi ô
vuông có kích thước thực tế là 1x1 km, ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1:2.000
có kích thước khung bản vẽ là 50x50 cm, diện tích đo vẽ thực tế tối đa là
100ha.
Các ô vuông được đánh số bằng chữ số Arập từ 1 đến 9 theo nguyên
tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của tờ bản đồ tỷ lệ 1:2.000
là số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:5.000 thêm gạch nối (-) và số hiệu ô vuông. VD:
352 551-9
1 2 3
4 5 6
7 8 9
11
Bản đồ 1:1.000
Lấy tờ bản đồ 1:2.000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có
kích thước 500x500 ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000. Kích thước của bản
vẽ tỷ lệ 1:1.000 là 50x50, diện tích đo vẽ thực tế tối đa là 25ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000 gồm số hiệu
tờ bản đồ 1:2.000, thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 352 551-9-d


Bản đồ 1:500
Lấy tờ bản đồ 1:2.000 làm cơ sở chia thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có
kích thước thực tế là 250x250m tương ứng vớimột tờ bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích
thước của bản vẽ là 50x50 cm, tương ứng với diện tích đo vẽ tối đa là 6,25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trên
xuống dưới, từ trái sang phải. Số hiệu tờ bản đồ 1:500 gồm số hiệu tờ 1:2000,
thêm gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. VD: 352 551-9-(7)
1 2 3 4
5 6 7 8
9 10 11 12
13 14 15 16
a b
c d
12
Bản đồ tỷ lệ 1:200
Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1:2.000 làm cơ sở chia thành 100 ô vuông. Mỗi ô
vuụng có kích thước thực tế là 100x100m tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1:200.
Kích thước của bản vẽ là 50x50 cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 1,0 ha.
Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trên xuống
dưới, từ trái sang phải. Số hiệu tờ bản đồ 1:200 gồm số hiệu tờ bản đồ 1:2.000,
thêm ký hiệu ô vuông vào sau ký hiệu tờ bản đồ 1:2.000. VD: 352 551-9-30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
- - - - - - - - - 30
- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - -

- - - - - - - - - -
- - - - - - - - - 100
Tên gọi của mảnh bản đồ: tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là tên của
đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) đo vẽ bản đồ.

13
Bảng 2.2: Tóm tắt thông số chia mảnh
Tỷ lệ bản
đồ
Cơ sở
chia
mảnh
Kích
thước bản
vẽ(cm)
Kích thước
thực tế (m)
Diện
tích đo
vẽ (ha)
Ký hiệu
thêm vào
1:10000 Khu đo 60ì60 6000ì6000 3600
1:5000 1:10000 60ì60 3000ì3000 900
1:2000 1:5000 50ì50 1000ì1000 100 1ữ9
1:1000 1:2000 50ì50 500ì500 25 a, b, c, d
1:500 1:2000 50ì50 250ì250 6,25 (1)…(16)
1:200 1:2000 50ì50 100ì100 1,0 1ữ100
2.2.5. Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ địa chính
Độ chính xác của bản đồ địa chính phụ thuộc vào độ chính xác của kết quả

đo, độ chính xác vẽ bản đồ và độ chính xác tính diện tích.
Người bình thường có thể phân biệt được khoảng cách giữa hai điểm là 0,1
mm trên bản đồ. Vì vậy khoảng cách 0,1 mm trên bản đồ gọi là độ chính xác tỷ
lệ bản đồ.
Bảng 2.3: Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ địa chính
Tỷ lệ bản đồ Độ chính xác của bản đồ (mm)
1:200 0,02
1:500 0,05
1:1000 0,1
1:2000 0,2
Tỷ lệ bản đồ càng lớn trên bản đồ càng thể hiện được nhiều chi tiết địa
hình, địa vật, độ chính xác càng cao. Ngược lại bản đồ tỷ lệ càng nhỏ, các yếu tố
địa hình, địa vật chỉ thể hiện khái quát.
Bản đồ có tỷ lệ lớn mức độ chi tiết càng cao, rất tốt cho người sử dụng.
Song khi bản đồ có tỷ lệ càng lớn thỡ cụng đo vẽ càng lớn, giá thành bản đồ
14
càng cao. Mặt khác tỷ lệ bản đồ càng lớn, kích thước tờ bản đồ sẽ tăng lờn, gõy
bất tiện cho người sử dụng.
Với những lý do trên việc lựa chọn 1 tỷ lệ phù hợp khi đo vẽ một khu vực
cần phải cân nhắc tính toán kỹ.
2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
2.3.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa
- Phương pháp toàn đạc: đõy là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực
địa, là phương pháp cơ bản nhất để thành lập bản đồ địa chính từ tỷ lệ 1: 2000
đến 1: 200.
Phương pháp này sử dụng các loại máy kinh vĩ, thước dây và mia hoặc cỏc
mỏy toàn đạc điện tử. Việc đo đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thực địa, số đo
sẽ được xử lý bằng các phần mềm để vẽ bản đồ được thể hiện ở sơ đồ 2.1.
Việc sử dụng các phần mềm đồ hoạ để xử lý số liệu đo trên thực địa thành
lập số rất thuận tiện, cho độ chính xác khá cao đáp ứng được yêu cầu quản lý

đất hiện nay.
2.3.2. Phương pháp đo vẽ ảnh chụp hàng không và kết hợp đo vẽ trực tiếp
ngoài thực địa
Thành lập Bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa có
ưu điểm là người đo vẽ tiếp cận trực tiếp với các đối tượng cần đo vẽ, điều tra để
thể hiện trên bản đồ và có thể đo vẽ cả những vùng địa vật phức tạp bị che
khuất. Tuy nhiên phương pháp trên tốn kém nhiều công sức, tiến độ thi công
chậm bởi chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu nên hiệu quả kinh tế
chưa cao.
Xây dựng phương án
kỹ thuật đo đạc thành lập
bản đồ địa chính
Thành lập lưới toạ độ địa
chính cấp 1,2
Thành lập lưới toạ độ địa
chính cơ sở
Lập lưới khống chế đo vẽ
Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa
Biên vẽ bản đồ gốc địa chính
Đánh số thửa, tách diện tích.
Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất
15
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng
phương pháp toàn đạc
Nhược điểm của phương pháp Thành lập Bản đồ địa chính bằng phương
pháp ảnh hàng không và kết hợp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa là độ chính xác
16
bản đồ được thành lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố của tấm ảnh bay chụp như: độ
phủ của dải bay (độ phủ ngang, độ phủ dọc, độ nét, chất liệu tấm ảnh, tỷ lệ tấm
ảnh bay chụp. Ngoài ra còn chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện địa hình và điều

kiện ngoại cảnh khi bay chụp, quá trình làm nội nghiệp nhiều nhầm lẫn trong
việc đoán vật thể cũng như nhiều sai sót trong khi định vị tấm ảnh.
Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp ảnh hàng
không:
- Phương pháp phối hợp
- Đo vẽ lập thể trờn mỏy toàn năng chính xác
- Phương pháp giải tích
- Phương pháp đo ảnh số.
2.3.3. Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ bổ sung trên nền
bản đồ cùng tỷ lệ
Phương pháp này thực chất là biên tập lại các yếu tố nội dung bản đồ địa
chính phù hợp với nội dung bản đồ địa chớnh cơ sở và hiệu chỉnh (chấp nhận)
các yếu tố nội dung bản đồ địa chính mới ở thời điểm đo vẽ.
Trong phương pháp này, khi đo vẽ chi tiết bổ sung (trên cơ sở bản đồ gốc
mới biên tập, biên vẽ lại). Ngoài cơ sở khống chế đo vẽ cũ (nếu còn tồn tại ở
ngoài thực địa) được phép sử dụng vị trí các địa vật đó cú trờn bản đồ làm điểm
trạm đo. Trường hợp địa vật phức tạp và mức độ bổ sung nhiều cần xây dựng
lưới khống chế mới.
Phương pháp này chỉ áp dụng để bổ sung các yếu tố ở khu vực đất lâm
nghiệp, khu vực trồng cây lâm nghiệp và đất chưa sử dụng ở khu vực miền núi,
ở tỷ lệ 1:5000, 1:10000.
Phương án này là phương án chính để kiểm kê diện tích tự nhiên đối với
cỏc xó ở vùng núi, vùng cao, vựng sõu, vựng xa, các hải đảo và ở các khu vực
chưa có điều kiện đo vẽ bản đồ địa chính chính quy.
17
2.4. Tình hình đo đạc và thành lập bản đồ địa chính
2.4.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ
- Luật đất đai 2003
- Nghị định số 19/NĐ-CP ngày 16/09/2004 của Chính phủ quy định về việc
quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới và mốc giới địa giới

hành chính các cấp.
- Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia Việt Nam VN-2000.
- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính ( nay là Bộ Tài
Nguyên và Môi trường ) ban hành ngày 20/06/2001 về việc hướng dẫn áp dụng
hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.
- Nghị định số 12/2002/NĐ-Cp ngày 21/01/2012 của Chính phủ về hoạt
động đo đạc bản đồ.
- Quyết định số 212/2003/QĐ-TTg ngày 12/07/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về danh mục bí mật nhà nước, độ tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và Môi
trường.
- Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 12/07/2000 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt “ Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành
Tài nguyên và Môi trường ” trong đó cú cỏc nội dung về lĩnh vực đo đạc bản đồ.
- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000,
1/5000, 1/10000 ban hành theo quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày
10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
18

×