Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tóm tắt luận văn GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KỲ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.38 KB, 24 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nguyễn Thị Nhung
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN THẦN KỲ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 60 31 01
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp
Cơ quan : Khoa kinh tế chính trị - ĐHKT
Hà Nội – Năm 2014
2
MỞ ĐẦU
.1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những vấn đề mà các quốc gia trên thế giới quan tâm hàng đầu
là phát triển kinh tế. Tuy nhiên phát triển kinh tế không chỉ bao gồm sự tăng
trưởng kinh tế mà còn có cả tiến bộ về mặt xã hội. Do đó, muốn đạt mục tiêu này,
các nước phải quan tâm đến phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần
cho sự cải thiện phúc lợi xã hội. Khi thành quả tăng trưởng kinh tế được phân
phối công bằng, hợp lý, tăng trưởng nhanh sẽ giúp tăng thu nhập của cả nước,
nhờ đó cải thiện chất lượng cuộc sống như kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong trẻ
em và giảm tình trạng suy dinh dưỡng, giáo dục và văn hóa phát triển, tạo nhiều
công ăn việc làm. Tuy nhiên, bản thân nó chưa giải quyết được các vấn đề phúc
lợi xã hội cho dù các chương trình phát triển kinh tế có được kết hợp, lồng ghép
để giải quyết các vấn đề như đói nghèo, tệ nạn xã hội Vì vậy, cần đến vai trò của
nhà nước trong giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội. Hoạt động phúc lợi được giải
quyết tốt nó lại có tác dụng góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển kinh
tế.
Nếu như các yếu tố tăng trưởng kinh tế, chính trị xã hội là những điều
kiện khác quan cần phải xem xét khi nghiên cứu phúc lợi xã hội thì yếu tố quyết


định đến thành công trong lĩnh vực này lại phụ thuộc vài các chính sách và biện
pháp mà chính phủ các nước thi hành. Vấn đề trên đã được Nhật Bản chú trọng
giải quyết ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là trong giai đoạn phát
triển thần kỳ ( 1953 – 1973). Trong giai đoạn này, Nhật Bản không chỉ quan tâm
đến thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những chỉ số tăng trưởng ngoạn
mục;mà còn đạt được những thành công đáng kể trong việc đáp ứng phúc lợi con
người. Hệ thống phúc lợi xã hội của Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban
hành quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1847, sau đó lần lượt các luật liên quan
đến vấn đề phúc lợi xã hội ra đời như: Luật hưu trí, luật bảo hiểm y tế, luật phúc
3
lợi xã hội, luật vô gia cư Trong đó, một phần chi tiêu cho phúc lợi xã hội lấy từ
ngân sách nhà nước, còn lại nguồn cung cấp chính là các công ty và tập đoàn kinh
tế. Nhờ đó, nguồn lực cho thực hiện phúc lợi xã hội ở Nhật Bản hết sức to lớn,
tạo điều kiện cho mở rộng mức độ bao phủ của hệ thống phúc lợi. Trên thực tế,
mô hình này của Nhật Bản đã được nhiều quốc gia đang phát triển nghiên cứu và
học hỏi.
Ở Việt Nam, giải quyết các vấn đề phúc lợi vốn được Đảng và Nhà nước
quan tâm từ lâu. Sau gần ba mươi năm đổi mới, nước ta đạt được nhiều thành tựu
trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ờ nước ta cũng xuất hiện nhiều vấn đề mới
như khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng
nhanh, một số vấn đề phúc lợi xã hội chưa được quan tâm đúng mức như vấn đề
người già, người tàn tật, trẻ em
Việc nghiên cứu vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản sẽ đem lại
cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích . Tuy vậy, Việt Nam cần học tập
những gì trong giải quyết phúc lợi xã hội cho phù hợp với thực trạng phát triển
kinh tế hiện nay ? Đó là lý do, tôi chọn đề tài “Giải quyết vấn đề đề phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghiệm cho
Việt ” để làm luận văn thạc sỹ.
.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích

Trên cơ sở phân tích lý luận chung về phúc lợi xã hội và phân tích thực
trạng giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển “thần kỳ”,
luận văn sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm và chỉ rõ khả năng vận dụng kinh
nghiệm Nhật Bản vào giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau
đây:
− Phúc lợi xã hội là gì?
4
− Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ đã có những thành công
và hạn chế gì trong việc giải quyết phúc lợi xã hội ?
− Có thể rút ra bài học gì cho Việt Nam trong việc giải quyết phúc lợi
xã hội giai đoạn 2014 -2030 từ việc nghiên cứu giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật
Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ?
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra
là:
− Làm rõ khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của phúc lợi xã hội
− Nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, lịch sử của Nhật bản giai
đoạn phát triển “thần kỳ” và thực trạng giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội của
Nhật Bản trong giai đoạn này.
− Từ điểm tương đồng và khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa của
Việt Nam và Nhật Bản; rút ra những bài học kinh nghiệm trong giải quyết vấn
đề phúc lợi xã hội cho Việt Nam giai đoạn 2014 -2030.
.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc giải quyết các vấn đề phúc
lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ ( 1953 – 1973) và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong
giai đoạn phát triển thần kỳ (1953 -1973) . Rút ra bài học kinh nghiệm và khả

năng áp dụng cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2014 -2030)
.4 Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Phân tích, đánh giá tình hình giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội của
Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ 1953 -1973.
Tác giả đưa ra một số vận dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay từ
kinh nghiệm giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển
thần kỳ.
.5 Kết cấu luận văn
5
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 4 chương :
Chương 1: Tổng quan về phúc lợi xã hội
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản
Chương 4: Bài học kinh nghiệm giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội của
Nhật Bản và khả năng vận dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÚC LỢI XÃ HỘI
1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề phúc lợi xã hội.
Có thể kể đến các công trinh như
∗ Nhóm nghiên cứu về phúc lợi xã hội nói chung phải kể đến
Nguyễn Duy Dũng (1998) chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản, Hà Nội, Nhà xuất bản khoa học xã hội. Cuốn sách nghiên cứu về
sự hình thành và phát triển phúc lợi xã hội ở Nhật Bản, các hình thức và biện
pháp phúc lợi xã hội ở Nhật Bản. Tuy nhiên, công trình này chưa phân tích giải
quyết phúc lợi xã hội ở từng thời kỳ nhất định. Từ đó, chưa thấy thực trạng của
giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ.
Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng (1998) “một số vấn đề phúc lợi xã
hội của Nhật Bản và Việt Nam” Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản. Cuốn sách này

được biên tập trên cơ sở tập hợp 17 bài báo nghiên cứu một số vấn đề phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách này mới chỉ phân tích vấn đề
phúc lợi xã hội của Nhật Bản và Việt Nam những năm gần đây.
Trần Thị Nhung(2002), tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội. Đề tài đi sâu nghiên cứu tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản;
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Nhật Bản từ sau chiến
tranh. Tuy nhiên đề tài vẫn chưa đưa ra bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu
6
giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản. Từ đó chưa đưa ra khả năng vận
dụng cho Việt Nam.
Đỗ Thiên Kính (2005) “ Kinh nghiệm Nhật Bản trong việc xây dựng hệ
thống phúc lợi xã hội”, đề tài cấp Viện – Viện khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài
đã phân tích hệ thống phúc lợi của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển các chính sách phúc lợi xã hội.
∗ Nhóm công trình nghiên cứu về an sinh xã hội
Đinh Công Tuấn ( 2008), “hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học xã hội , Hà Nội. Trên cơ sở
nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU điển hình như Anh,
Pháp, Đức, Thụy Điển tác giả đã phân tích, đánh giá những thành công và hạn
chế của các hệ thống đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định hệ
thống an sinh xã hội của Việt Nma trong thời gian tới.
Mới đầy có hội thảo với chủ đề: Bảo đảm an sinh xã hội - Kinh nghiệm
Nhật Bản” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội đã cung cấp nhiều kinh nghiệm
quý báu của Nhật Bản trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội làm cơ sở
thực tiễn cho việc vận dụng vào Việt Nam.
Nhật Bản cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu mag tính hệ thống về an
sinh xã hội của đất nước, điển hình là : Shuzo Nishimura (2011) “ an sinh xã hội
ở Nhật Bản”, Viện Dân số và An sinh xã hội Nhật Bản; Toshiaki Tachibanaki

(2006 ) “cải cách an sinh xã hội Nhật Bản trong thế kỷ 21” Đại học Kyoto.
Tóm lại, những nghiên cứu này đã đề cập đến những khái niệm cơ bản và
đưa ra những đánh giá ban đầu về hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật Bản. Tuy
nhiên các công trình chưa đánh giá được thực trạng của giải quyết phúc lợi xã
hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ 1953 -1973. Trong phạm vi của
luận văn, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu cở sở lý luận chung về phúc lợi xã hội. Tác
giả sẽ đưa ra thực trạng giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản giai đoạn phát triển
thần kỳ. Từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đặc biệt, tác giả sẽ
7
đưa ra khả năng vận dụng trong việc giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản để
phù hợp với thực tế hiện nay.
1.2 Khái niệm và đặc điểm của phúc lợi xã hội
1.1. Khái niệm phúc lợi xã hội
Ở Việt Nam và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, khái niệm
phúc lợi xã hội được hiểu là: “phúc lợi là những lợi ích mà người lao động và các
thành viên trong gia đình đưọc hưởng từ thành quả lao động của mình thông qua
việc đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng
lao động và chất lượng cuộc sống” [10]
Tuy nhiên, ở Nhật Bản việc sử dụng hai khái niệm phúc lợi xã hội và an
sinh xã hội có nội dung là như nhau. Hai khái niệm này cũng bao hàm lẫn nhau.
Do vậy ở Nhật Bản hiện nay, khi sử dụng khái niệm phúc lợi xã hội cũng đồng
nghĩa với với việc được hiểu là sử dụng khái niệm an sinh xã hội, và/ hoặc ngược
lại. Nhưng theo thời gian, thì khái niệm phúc lợi xã hội được sử dụng nhiều hơn
và trở thành quan niệm chính thống được dùng trong văn bản nhà nước Nhật Bản.
[8].
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm phúc lợi xã hội
trong báo cáo điều tra phúc lợi xã hội và giáo dục quốc tế lần thứ V năm 1971.
1.2. Những đặc điểm cơ bản của phúc lợi xã hội
Trên thực tế, do tính phức tạp và đa dạng của vấn đề nên đến nay vẫn chưa
có định nghĩa nào hoàn chỉnh về phúc lợi xã hội. Ở các quốc gia khác nhau có thể

định nghĩa khác nhau về phúc lợi xã hội. Điểm đáng lưu ý cách hiểu về phúc lợi
xã hội lại quyết định các hình thức, biện pháp cụ thể được áp dụng trong thực tế
của mỗi nước. Ta có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về phúc lợi xã hội như
sau:
Thứ nhất, mục tiêu của phúc lợi xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống,
tạo lập công bằng xã hội.
8
Thứ hai, đối tượng của phúc lợi xã hội là những người có hoàn cảnh khó
khăn, không may mắn như người tàn tật, người già, trẻ em; tiếp đến là các cá
nhân, thành viên khác trong xã hội.
Thứ ba, chính sách phúc lợi xã hội là những chính sách xã hội nhằm đảm
bảo cho mọi người được sống trong công bằng, bình đẳng. Chính sách phúc lợi
xã hội góp phần ổn định và phát triển xã hội.
.
Thứ tư, phúc lợi xã hội được thực hiện thông qua chế độ phân phối bằng
các hình thức như trợ cấp, giúp đỡ, tạo điều kiện để mỗi người tự vươn lên hòa
nhập cộng đồng.
Thứ năm, sự phát triển của phúc lợi xã hội phụ thuộc vào nỗ lực của nhà
nước, các cá nhân và toàn xã hội trong điều kiện kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tính cộng đồng, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội
Sự khác biệt về khái niệm phúc lợi xã hội ở mỗi quốc gia là do sự khác
biệt về các yếu tố kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Nói cách khác, kinh tế,
chính trị và văn hóa xã hội là những yếu tố ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội.
1.2.1 Yếu tố kinh tế
Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở vật chất để giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội.
Kinh tế tác động đến vấn đề phúc lợi xã hội thông qua hai con đường. Sự tăng
trưởng kinh tế đồng nghĩa với sự gia tăng trong tổng thu nhập quốc dân và kéo
theo sự gia tăng trong ngân sách dành cho phúc lợi xã hội. Điều đó có nghĩa là
kinh tế càng phát triển, tỉ lệ chi cho phúc lợi xã hội sẽ càng tăng.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế nhanh, thiếu bền vững kết hợp với những
khuyết tật cơ chế thị trường sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực: khoảng cách
giàu nghèo, một bộ phận dân cư do nhiều nguyên nhân sẽ rơi vào hoàn cảnh cần
sự giúp đỡ của xã hội khi đó các chính sách phúc lợi xã hội giữ vai trò điều hòa
quyền lợi và nghĩa vụ, đóng góp và hưởng thị của các cá nhân, tập thể, cộng
đồng, tầng lớp trong xã hội.
9
1.2.2 Yếu tố hính trị
Yếu tố chính trị đóng vai trò quyết định trong việc thực hiên chính sách
phúc lợi xã hội. Nhà nước điều tiêt các hoạt động phúc lợi xã hội thông qua chức
năng lập pháp, tư pháp và hành pháp.
1.2.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
Yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội thông qua yếu tố
chính trị và kinh tế. Mỗi xã hội khác nhau có đặc điểm văn hóa, xã hội khác
nhau. Các đặc điểm văn hóa, xã hội ấy ảnh hưởng quan trọng đến cơ cấu và thể
chế chính trị mỗi quốc gia.
1.3Cấu trúc hệ thống phúc lợi xã hội
Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của phúc lợi xã hội có nhiều cách tiếp
cận và quan điểm khác nhau. Tác giả sử dụng quan điểm phân chia cấu trúc của
hệ thống phúc lợi xã hội thành hai bộ phần gồm: bảo hiểm xã hội và bảo trợ ( cứu
trợ) xã hội.
.3.11 Bảo hiểm xã hội
Như vậy, Bảo hiểm xã hội “là biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao dộng do gặp phải những biến cố làm giảm hoặc
mất khả năng lao động, mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ
sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an
sinh xã hội.” [13,tr114].
∗ Bảo hiểm y tế
Theo quy định tại khoản 1, điều 2 luật bảo hiểm y tế của Việt Nam thì bảo
hiểm y tế: “ là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức

khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia” [13,tr245].
∗ Bảo hiểm ốm đau
Đối với người lao động, bảo hiểm ốm đau nhằm hỗ trợ kinh phí chữa trị
bệnh tật, duy trì cuộc sống hàng ngày đề người lao động nhanh chóng quay trở lại
làm việc. Đối với người sử dụng lao động, bảo hiểm ốm đau gắn kết trách nhiệm
10
của ngưởi chủ đối với người lao động khi sử dụng lao động. Từ chỗ bảo đảm
cuộc sống, tâm lý cho người lao động để họ nhanh quay trở lại sản xuất, tăng
năng suất lao động. Đối với nhà nước, cũng như bảo hiểm xã hội nó có ý nghĩa
lớn về chính trị, kinh tế, xã hội.
∗ Bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản là một bộ phận của bảo hiểm xã hội bắt buộc, “bao gồm
tổng hợp các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức
khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động
nói chung khi nuôi con sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai” [13,tr149].
∗ Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp
Chế độ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp là một bộ phận của bảo hiểm
xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, “ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là
chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế
thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động
mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp” [13,tr167].
∗ Bảo hiểm hưu trí
Theo nghĩa chung nhất: “chế độ hưu trí được hiểu là chế độ bảo hiểm xã
hội đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan
hệ lao động nữa. Dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các
quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã
hội, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia lao động nữa” [13,tr181]
∗ Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất: “là chế độ bảo hiểm xã hội đối với người thân nhân trong

của người lao động đang tham gia lao động hoặc đã tham gia quan hệ lao động
nay đang hưởng bảo hiểm, đang chờ bảo hiểm mà bị chết ( có thể gọi tắt là thân
nhân của người lao động). Chế độ này nhằm trợ giúp một phần tiền tang lễ và
trợ giúp cho thân nhân của người lao động khi mất đi người trụ cột trong gia
đình” [13,tr182].
11
∗ Bảo hiểm thất nghiệp
Theo công ước số 102 của ILO năm 1952, bảo hiểm thất nghiệp: “được
hiểu là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, có mục đích hỗ
trợ thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập do thất nghiệp” [13,tr210].
1.3.2 Bảo trợ (cứu trợ) xã hội
Ở Việt Nam, theo cách hiểu thông thường, bảo trợ xã hội là “sự giúp đỡ
thêm bằng tiền, hoặc các điều kiện khác sinh sống thích hợp để đối tượng được
giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình hoặc gia đình,
sớm hòa nhập với cộng đồng” [3, tr311].
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Vấn đề phúc lợi xã hội có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:
xã hội học, kinh tế học, triết học, công tác xã hội Kinh tế học nghiên cứu về
vấn đề phúc lợi xã hội ở khía cạnh kết quả, hiệu quả của phúc lợi xã hội về mặt
kinh tế và tài chính. Chuyên ngành quản lý nghiên cứu khía cạnh quản lý, tổ
chức và hành chính về giải quyết phúc lợi. Kinh tế chính trị học nghiên cứu vấn
đề phúc lợi xã hội ở khía cạnh quyền lực (vai trò của nhà nước), chính sách và thể
chế giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội.
Luận văn, sẽ tiếp cận vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản giai
đoạn phát triển thần kỳ (1953 -1973) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam dưới
góc độ kinh tế chính trị. Cụ thể vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội được xem xét
trên cơ sở hệ thống phúc lợi xã hội hay một thiết chế thực hiện Đồng thời nghiên
cứu xem sự tác động của kinh tế, chính trị, xã hội đến phúc lợi xã hội như thế

nào. Từ thực trạng giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội của Nhật Bản trong giai đoạn
phát triển thần kỳ 1953 -1970 để phân tích khả năng vận dụng vào thực tế cho
Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
12
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu truyền thống của kinh tế
chính trị là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm
phương pháp luận chung để nghiên cứu vấn đề của luận văn. Với phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đối tượng nghiên cứu được đặt trong
mối tương quan tác động nhiều chiều và xem xét đầy đủ các khía cạnh trong các
hoàn cảnh khác nhau.
Cụ thể, trong chương 1: luận văn nghiên cứu hệ thống phúc lợi xã hội có
cấu trúc như thế nào? Trong hệ thống phúc lợi xã hội được chia làm hai phần là
bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội. Khi nghiên cứu bảo hiểm xã hội, tác giả phân
tích hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội theo khuyến cáo của tổ chức quốc tế.
Cũng trong chương 1, luận văn nghiên cứu những yếu tố nào tác động đến phúc
lợi xã hội. Mối quan hệ giữa phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế. Xem xét tăng
trưởng nhanh tác động đến giải quyết phúc lợi xã hội như thế nào và ngược lại.
Đồng thời, khi giải quyết tốt vấn đề phúc lợi xã hội có tác động trở lại tăng
trưởng kinh tế hay không.
Trong chương thứ 3, luận văn nghiên cứu vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội
ở Nhật Bản trong giai đoạn phat triển thần kỳ (1953 -1973). Để đánh giá được
thành công và hạn chế của việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản, tác
giả phải xem xét bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị trong giai đoạn này có tác
động gì đến việc giải quyết phúc lợi. Đồng thời việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã
hội có những tác động nào ngược lại tới kinh tế, xã hội, chính trị giai đoạn này.
Ở chương 4, sau khi nghiên cứu thực trạng giải quyết phúc lợi xã hội ở
Việt Nam hiện nay, từ kinh nghiệm giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản , tác
giả đưa ra khả năng vận dụng vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản cho

Việt Nam hiện nay. Bởi vì tất cả các kinh nghiệm giải quyết phúc lợi xã hội của
Nhật Bản không để áp dụng được ở Việt Nam mà phải xem xét bài học ấy có phù
hợp với thực tế Việt Nam trong giai đoạn này không?
2.2.2. Các phương pháp cụ thể
13
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm phương
pháp trừu tượng hóa khoa học, lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp là phương
pháp nghiên cứu trực tiếp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phúc lợi xã hội.
Luận văn sử phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích chương
lý luận chung về phúc lợi xã hội. Phương pháp này đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố
ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình và hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những
cái điển hình, bền vững, ổn định trong hiện tượng , trên cơ sở đó nắm lấy cái bản
chất của các hiện tượng.
Cụ thể, ở chương 1, tác giả sẽ đưa ra các quan điểm khác nhau về phúc lợi
xã hội đồng thời phân tích các quan điểm ấy. Để làm rõ khái niệm phúc lợi xã
hội, tác giả so sánh với khái niệm an sinh xã hội có sự giống khác nhau như thế
nào. Cuối cùng trên quan điểm của mình để đưa ra khái niệm về phúc lợi xã hội.
Ở chương 3, từ lý luận chung về phúc lợi xã hội, tác giả triển khai phân tích
những yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến việc giải quyết phúc lợi xã hội
ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ 1953 -1973. Dựa trên thực trạng
giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản giai đoạn phát triển thần kỳ, tác giả đánh
giá tổng hợp thành công và hạn chế của vấn đề. Khi đánh giá thực trạng, tác giả
phải lựa chọn những vấn đề điển hình để đánh giá thực trạng. Ví dụ, khi phân tích
bảo hiểm y tế, từ thực trạng của ngân sách nhà nước Nhật Bản luôn thâm hụt,
đồng thời các chi phí bảo hiểm y tế tăng lên; tác giả đã đưa ra đánh giá chi phí
cho bảo hiểm y tế tăng lên đây cũng là nguyên nhân làm ngân sách quốc gia luôn
trong tình trạng thâm hụt. Một nguyên nhân nữa mà chi phí bảo hiểm y tế tăng là
do chi phí y tế cho người già ở Nhật Bản trong giai đoạn này là miễn phí.
Phương pháp logic – lịch sử: nhằm khám phá ra bản chất và quy luật nội
tại chi phối sự phát triển của lịch sử, đồng thời còn phản ánh được một cách khái

quát lịch sử sự vật ở những nét chủ yếu. Trong phạm vi luận văn được tác giả sử
dụng để phân tích khái niệm phúc lợi xã hội. Tác giả đưa ra các khái niệm của các
tác giả khác nhau. Các quan niệm này bắt đầu có vào thời gian nào, từ xa cho đến
quan niệm đến thời gian hiện nay. Các quan niệm từ đơn giản đến phức tạp. Kế
14
thừa kết quả nghiên cứu một số quan điểm về phúc lợi xã hội của các tác giả đi
trước để đưa ra khái niệm về phúc lợi xã hội và cấu trúc của phúc lợi xã hội.
Đồng thời khi phân tích thực trạng giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Bản, luận
văn đi phân tích cấu trúc phúc lợi xã hội được hình thành ở thời gian nào, ai là
người ban hành. Quá trình phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật Bản có
những vấn đề gì. Dựa vào đó tác giả rút ra những thành công và hạn chế của Nhật
Bản trong giải quyết phúc lợi xã hội. Từ đó tác giả dựa vào những kinh nghiệm
và khả năng vận dụng giải quyết phúc lợi xã hội cho Việt Nam.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: quá trình nhận thức là quá trình sử
dụng kết hợp, xen kẽ giữa phân tích và tổng hợp. Phân tích cho ta nhận thức cụ
thể về mặt riêng lẻ của vấn đề nghiên cứu. Tổng hợp cho ta nhận thức về sự hoàn
chỉnh, thống nhất của vấn đề trên cơ sở kết hợp một cách biện chứng các kết quả
nghiên cứu cơ bản của luận văn. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của hệ thống
phúc lợi xã hội Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ, tác giả đánh giá được
thành công và hạn chế của việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở nước này. Khi
nghiên cứu thực tế giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Việt Nam, luận văn tổng
hợp các kết quả nghiên cứu vấn đề giải quyết phúc lợi xã hội để đưa ra một số
gợi ý về chính sách cho phúc lợi xã hội ở Việt Nam phù hợp với giai đoạn hiện
nay.
Để phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu, luận văn còn kết hợp sử
dụng phương pháp thống kê – so sánh. Đề tài sử dụng phương pháp mô tả, để
nghiên cứu, đánh giá thực trạng của giải quyết vấn đề phúc lợi ở Nhật Bản trong
giai đoạn phát triển thần kỳ; từ đó có thể đưa ra khả năng vận dụng cho Việt
Nam.
Luận văn sử dụng các số liệu thống kê hàng năm của tổng cục Thống kê,

các số liệu đã công bố của Ngân hàng thế giới để phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài luận văn.
Chương 1: luận văn sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá những
quan điểm của các học giả và các trường phái lý luận về phúc lợi xã hội, rút ra
15
vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ, những vấn đề cần được bổ sung và những
nghiên cứu mới.
Chương 3: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp logic, sơ đồ, biểu đồ,
phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh để phân tích bối cảnh kinh tế, chính trị,
xã hội của Nhật Bản thời kỳ phát triển thần kỳ, các chính sách phúc lợi mà Nhật
Bản đã thực hiện được. Từ đó, đề tài đi sâu đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề
phúc lợi xã hội ở Nhật Bản.
Chương 4: sử dụng phương pháp khái quát hóa, rút ra kinh nghiệm của
Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở giai đoạn phát triển thần
kỳ. Sau khi đi phân tích những điểm tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và
Nhật Bản để đưa ra những vận dụng phù hợp cho Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở NHẬT BẢN
TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THẦN KỲ
3.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1953 -1973
3.1.1. Bối cảnh kinh tế
Giai đoạn 1951 – 1973 đánh dấu thời kỳ tăng trưởng nhanh của Nhật Bản
kéo dài hơn suốt hơn 20 năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế trong
giai đoạn này trên 10% [3]. Chính trong thời kỳ này, kinh tế Nhật Bản đã đuổi kịp
các nền kinh tế tiên tiến của thế giới.
3.1.2. Bối cảnh chính trị - xã hội
Bắt đầu từ 25 tháng 06 năm 1950 khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Nhật
Bản đã trở thành hậu cần cho quân đội Mỹ. Khi hiệp ước San Francisco enterd có
hiệu lực, Nhật Bản đã trở thành một nước có chủ quyền chính thức. Ngày 15

tháng 11 năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do đã được thành lập. Từ 1955 -1993,
Nhật Bản có hai chính đảng là: Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xã hội Nhật Bản.
16
3.2. Tình hình giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật Bản giai đoạn 1953 -
1973
3.2.1. Các chương trình bảo hiểm xã hội
∗ Các chương trình bảo hiểm y tế
Luật bảo hiểm y tế được ban hành lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1922.
Đến năm 1961, Nhật Bản đã thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, bao gồm bảo hiểm
sức khỏe cho công nhân ( ra đời từ những năm 1920) và bảo hiểm y tế quốc gia.
∗ Bảo hiểm hưu trí
Giai đoạn 1953 -1973 là giai đoạn đặt nền móng cho kỷ nguyên phúc lợi
người già. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đã đem lại nguồn tài chính đáng kể cho
nhà nước, tạo điều kiện để nước này quan tâm đến một vấn đề ít được đề cập
trước đây – phúc lợi người già.
∗ Bảo hiểm thất nghiệp ( bảo hiểm việc làm)
Trong thời kỳ 1953 -1973, Nhật Bản không đưa thêm luật nào về bảo hiểm
lao động mà chỉ dựa vào luật bảo hiểm thất nghiệp ban hành năm 1947 nhằm đảm
bảo cuộc sống cho người thất nghiệp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trong
chương trình khắc phục tình hình thất nghiệp quốc gia luật này chính thức được
hủy bỏ vào năm 1975 và được thay thế bằng luật bảo hiểm việc làm nhằm đảm
bảo mức thu nhập cơ bản cho người thất nghiệp.
3.2.2 Bảo trợ ( cứu trợ) xã hội
∗ Chế độ phúc lợi đối với người già
Trước chiến tranh thế giới thứ hai tuổi thọ bình quân của người dân Nhật
Bản là 50 tuổi. Đến năm 1960 con số này tăng lên là năm 65,5 tuổi, nữ là 70,2
tuổi; năm 1970 tương ứng là 69,3 và 74,7[4,tr125]. Thực trạng trên đòi hỏi Nhật
Bản phải quan tâm đến đối tượng dân cư này.
∗ Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ trẻ em
17

Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ và trẻ em đã được thay đổi trong quan niệm.
Trước đây Nhật Bản cho rằng việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em thuộc về gia
đình. Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, Chính phủ đã thay đổi và ban hành luật
phúc lợi trẻ em (năm 1947), luật phụ cấp nuôi dưỡng trẻ em (năm 1961).
∗ Chế độ phúc lợi đối với người có thu nhập thấp
Theo tài liệu các nhà nghiên cứu Việt Nam về lĩnh vực phúc lợi xã hội ở
Nhật Bản thì chưa có khái niệm người “nghèo” ở đất nước này. Các nhà nghiên
cứu Nhật Bản thường sử dụng khái niệm “người có thu nhập thấp”. Ở Nhật Bản
có hai loại chính sách nhằm hỗ trợ cho đối tượng này, Thứ nhất, đó là chính sách
đối với người có thu nhập thấp, và thứ hai là chính sách hỗ trợ của cộng đồng. Hệ
thống hỗ trợ cộng đồng được thực hiện trên cơ sở của “ Luật bảo hộ cuộc sống”
( năm 1946). Từ năm 1948 -1960 chế độ đảm bảo cuộc sống theo “luật bảo hộ
cuộc sống” được tính theo phương pháp mới xác định mức sống tối thiểu dựa
trên: chi phí về thực phẩm, quần áo,một số đồ gia dụng tối thiểu. Đến năm 1950
luật này được sửa đổi với những nội dung sau: nhà nước trách nhiệm cung cấp sự
trợ giúp cho tất cả người dân có nhu cầu, tùy theo mức sống tối thiểu.
∗ Chế độ phúc lợi đối với người tàn tật
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cũng phải đối mặt với một vấn
đề khá lớn - vấn đề người tàn tật. Để hỗ trợ và đảm bảo phúc lợi cho người tàn
tật, Nhật Bản đã ban hành nhiều luật bao gồm: Luật đào tạo hướng nghiệp (1958),
luật trợ cấp cho các quân nhân bị thương tật đã nghỉ hưu (1963) Năm 1970, luật
cơ bản về các biên pháp đối phó liên quan tới những người bị khuyết tật về mặt
thể lực và trí lực được thông qua
3.3. Đánh giá việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản giai
đoạn 1953 -1973
3.3.1. Những thành công trong việc giải quyết phúc lợi xã hội của Nhật
Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ
3.3 1.1. Thành công trong việc giải quyết bảo hiểm xã hội
∗ Bảo hiểm y tế
18

Thứ nhất, chi phí của chính phủ cho các chương trình bảo hiểm sức khỏe
tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai, tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân tăng nhiều lần
Thứ ba, dịch vụ chăm sóc y tế ngày càng đa dạng, phong phú
∗ Bảo hiểm đối với người già (bảo hiểm hưu trí)
Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản luôn xem xét, cải cách chế độ hưu trí
cũng như đưa ra các mức tiền hưu khác nhau với những đối tượng, độ tuổi, mức
đóng góp khác nhau.
Thứ hai, mặc dù số tiền hưu còn thấp, song đại đa số người già ở Nhật
Bản vẫn phải dựa vào đồng lương hưu trí, xem đây là nguồn đảm bảo chính cho
cuộc sống của mình.
Thứ hai, Nhật Bản đã xác lập quyền hưu trí của người vợ (chồng) không
làm việc của những người lao động làm thuê
∗ Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp phần nào giải quyết được thu nhập cũng như những
dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm
3.3 1.2. Thành công trong việc giải quyết hỗ trợ xã hội
∗ Thành công trong hỗ trợ đối với người già
Thứ nhất, thực hiện chăm sóc người già miễn phí
Thứ hai, các chương trình chăm sóc người già được các cấp chính quyền
địa phương cùng phối hợp hành động; với nhiều hình thức khác nhau và phong
phú
∗ Thành công trong hỗ trợ người tàn tật
Thứ nhất, các chương trình trợ giúp về mặt kinh tế thường xuyên được
Nhật Bản quan tâm
Thứ hai, trợ giúp đa dạng về mặt vật chất và phi vật chất của các cấp
chính quyền
∗ Thành công trong hỗ trợ người có thu nhập thấp
19
Thứ nhất, Nhật Bản đưa ra các chuẩn mực hỗ trợ khác nhau căn cứ vào

tính chất yêu cầu, yếu tố tuổi tác, giá cả sinh hoạt
Thứ hai, các chương trình hỗ trợ người có thu nhập phần nào cải thiện
được cuộc sống của đối tượng này
∗ Thành công trong phúc lợi bà mẹ trẻ em
Thứ nhất, phúc lợi bà mẹ trẻ em ỏ Nhật Bản đã kết hợp tốt các hoạt động
xã hội cộng đồng, gia đình, công ty trong lĩnh vực này.
Thứ hai, nhà nước Nhật Bản luôn điều chỉnh chế độ phụ cấp trẻ em và cải
thiện môi trường sống xung quanh
3.3.2. Những hạn chế trong việc giải quyết phúc lợi của Nhật Bản
trong giai đoạn phát triển thần kỳ.
3.3.2.1Những hạn chế trong việc giải quyết bảo hiểm xã hội
∗ Hệ thống bảo hiểm y tế
Thứ nhất, chi phí cho y tế và chăm sóc sức khỏe tăng nhanh hơn nhiều so
với thu nhập quốc dân, làm cho hệ thống bảo hiểm sức khỏe quốc gia luôn ở tình
trạng thâm hụt ngân sách.
Thứ hai, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản tương đối cao và hệ
thống y tế được phân bố khá đồng đều khắp cả nước song vẫn tồn tại sự bất bình
đẳng giữa các vùng.
∗ Hệ thống bảo hiểm hưu trí
Thứ nhất, hệ thống bảo hiểm khá phức tạp
Thứ hai, Mặc dù chế độ hưu trí Nhật Bản luôn được cải cách, song nhìn
chung mức lương hưu của người già vẫn còn thấp, so với nhu cầu cuộc sống và
so với các quốc gia phát triển khác.
3.3.2.1Những hạn chế trong việc giải quyết cứu trợ xã hội
∗ Dịch vụ chăm sóc người già
Thứ nhất, việc miễn phí chăm sóc người già là một trong nguyên nhân làm
ngân sách nhà nước trong tình trạng thâm hụt.
20
Thứ hai, Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống phúc lợi xã hội cho người
già đa tầng cấp, tuy nhiên các dịch vụ này chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp.

∗ Hệ thống phúc lợi đối với người có thu nhập thấp
Thứ nhất, các thủ tục xin trợ giúp khá phức tạp và mất thời gian đối với
người xin trợ giúp
Thứ hai, những người có thu nhập thấp nhận được sự quan tâm và được
hưởng nhiều lợi ích xã hội song sự bất bình đẳng vẫn còn là vấn đề khá gay gắt.
CHƯƠNG 4
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÚC LỢI
XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
4.1. Bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết phúc lợi xã hội của
Nhật Bản
4 1.1. Kinh nghiệm trong việc giải quyết các chính sách bảo hiểm xã
hội
∗ Đối với bảo hiểm y tế
∗ Đối với bảo hiểm hưu trí
∗ Đối với bảo hiểm thất nghiệp ( bảo hiểm việc làm)
4 1.2. Kinh nghiệm trong việc giải quyết các chính sách hỗ trợ xã hội
∗ Dịch vụ chăm sóc người già
∗ Chế độ phúc lợi người tàn tật
∗ Chế độ phúc lợi đối với người có thu nhập thấp
∗ Chế độ phúc lợi đối với bà mẹ trẻ em
4.2. Một vài nét về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giải
quyết phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay
4 2.1. Những thành công và hạn chế của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
hiện nay
21
∗ Chế độ bảo hiểm y tế
Thứ nhất, hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam tuy mới được triển khai nhưng
số lượng người tham gia bảo hiểm y tế tăng, phạm vi và quyền lợi của người
tham gia bảo hiểm y tế từng bước được mở rộng.

Thứ hai, quỹ bảo hiểm y tế đảm bảo thu chi
− Hạn chế:
Thứ nhất, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở một số nhóm dân cư còn thấp
Thứ hai, hệ thống cung ứng dịch y tế còn nhiều khó khăn.
Thứ ba, mức đóng và quyền lợi bảo hiểm y tế chưa hài hòa
∗ Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
∗ Thành công:
Thứ nhất, Số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng.
Thứ hai, hình thành được một quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà
nước để chi trả cho người lao động khi bị thất nghiệp.
∗ Hạn chế:
Thứ nhất, thủ tục và các quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp còn rườm rà,
khó khăn.
∗ Chế độ bảo hiểm hưu trí
4 2.2. Thành công và hạn chế trong hoạt động bảo trợ ( cứu trợ )xã hội
ở Việt Nam hiện nay
∗ Thành công:
Thứ nhất, cơ sở bảo trợ xã hội ngày càng phát triển.
Thứ hai, chính sách trợ giúp xã hội đã góp phần quan trọng ổn đinh đời
sống cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
∗ Hạn chế
Thứ nhất, mức chuẩn để tính trợ cấp còn thấp
Thứ hai, công tác quản lý chính sách hỗ trợ xã hội còn nhiều hạn bất cập
4.3. Khả năng vận dụng ở Việt Nam hiện nay
22
4 3.1. Khả năng vận dụng các chính sách bảo hiểm xã hội
∗ Bảo hiểm y tế - cần từng bước thực hiện hiện bảo hiểm y tế toàn
dân.
∗ Bảo hiểm hưu trí - Xây dựng hệ thống hưu trí đa trụ cột, đa tầng
∗ Bào hiểm thất nghiệp -

4 3.2. Khả năng vận dụng các chính sách hỗ trợ xã hội
∗ Phúc lợi người già
Phát triển dịch vụ chăm sóc người già ở nhiều cấp độ khác nhau,
phối hợp tốt giữa vai trò cộng đồng – gia đình và cá nhân người cao tuổi.
∗ Phúc lợi bà mẹ, trẻ em
Thứ nhất, cải thiện môi trường sống xung quanh trẻ em.
Thứ hai, xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em có sự phối hợp
giữa các cấp chính quyền và khuyến khích các tổ chức cộng đồng, tình nguyện
tham gia.
Thứ ba, tiến hành cải cách giái dục đảm bảo cho học sinh phát triển toàn
diện, kể cả lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc nuôi dưỡng trẻ em
trong chương trình giáo dục trường học.
∗ Phúc lợi người tàn tật
Thứ nhất, phối hợp sự trợ giúp của nhà nước và sự trợ giúp đỡ cộng đồng.
Thứ hai, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về kinh tế và vật chất
đối với người tàn tật.
Thứ ba, hoạt động phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm cần được quan tâm
hơn nữa.
∗ Phúc lợi người có thu nhập thấp
Thứ nhất, nhà nước cần tăng cường tạo công ăn việc làm bằng cách giới
thiệu và tìm công ăn việc làm thêm cho người có thu nhập thấp.
Thứ hai, phối hợp hỗ trợ từ phía cộng đồng và nhà nước trong việc trợ
giúp người có thu nhập thấp.
23
Thứ ba, xây dựng các luật, thông tư về phúc lợi người có thu nhập thấp
cũng như cải cách thủ tục xin trợ giúp.
KẾT LUẬN
Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia. Mô hình nhà nước phúc lợi gắn với sự phát triển của một số
nước trong nhiều thập kỷ qua đã đem lại sự thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế

cho các nước này.
Nhờ biết giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội, Nhật Bản đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong giai đoạn 1953 -1973. Tuy nhiên, người dân chưa nhận
được mức hưởng tương xứng giữa phúc lợi xã hội với thành quả tăng trưởng kinh
tế.
Những thành công của Nhật Bản có thể nói là bài học kinh nghiệm quý
báu cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế do có nhiều điểm tương
đồng về điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh
những tương đồng, những điểm khác biệt giữa hai nước và hoàn cảnh thực tế ở
nước ta đòi hỏi việc áp dụng cần có sự điều chỉnh phù hợp. Điều quan trọng trước
hết là cần đẩy mạnh đổi mới kinh tế để tạo tiềm lực vật chất cho việc nâng cao
phúc lợi xã hội. Đối với các hoạt động phúc lợi xã hội, mỗi hình thức cụ thể có
thể áp dụng những kinh nghiệm riêng tương ứng phù hợp với đặc điểm, thực tế.
Điều cốt yếu là cần thực hiện thể chế hóa hoạt động phúc lợi thông qua hệ thống
luật, khuyến khích sự tham gia của tư nhân để san sẻ gánh nặng cho nhà nước
trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế.
Những bài học kinh nghiệm mà tác giả khái quát từ việc nghiên cứu hệ
thống phúc lợi xã hội Nhật Bản giai đoạn phát triển thần kỳ 1953 -1973 và chỉ ra
khả năng vận dụng vào thực tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trong đề tài
này còn khiêm tốn và chỉ mang ý nghĩa tham khảo. Đề tài mới chỉ dừng lại
nghiên cứu ở một giai đoạn nhất định 1953 -1973 của Nhật Bản trong giải quyết
phúc lợi xã hội cho nên chưa xem xét đầy đủ việc giải quyết phúc lợi xã hội ở
Nhật Bản từ khi hình thành cho đến nay. Trong đó nghiên cứu về bảo hiểm thất
24
nghiệp chưa sâu vì ở giai đoạn này Nhật Bản mới triển khai .Đây cũng là hướng
nghiên cứu tiếp ở các công trình sau

×