Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tăng cường công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.71 KB, 25 trang )

Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng vừa kết thúc thắng lợi. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức
phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt
qua khó khăn, thách thức để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Cuộc bầu cử là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, có ý nghĩa quan trọng của đất
nước, của địa phương; nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây
dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dânViệc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu xứng đáng đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và
HĐND các cấp nhiệm kỳ mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2011.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII là sự kiện chính trị trọng đại của đất
nước. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và
bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 được tỉnh Thái Nguyên nói
chung và huyện Phú Bình nói riêng coi là một trong những nhiệm vụ không chỉ
của tất cả các cấp, các ngành, toàn thể nhân dân và là nhiệm vụ trọng tâm của
ngành công tác tư tưởng - văn hoá năm 2011. Cuộc bầu cử sắp diễn ra có những
thuận lợi to lớn đó là sự đông tình ủng hộ của toàn thể nhân dân ta. Tuy nhiên, cũng
gặp nhưng khó khăn, thách thức không nhỏ, có khi là sự chống phá của các thế lực
thù địch. Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND
các cấp công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và
bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cần được đặt lên hàng đầu.
Đây là lần đầu tiên nhân dân cả nước đi bầu cử QH và HĐND các cấp trong cùng
một ngày, công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử có vì thế càng có vai trò và ý
nghĩa vô cùng to lớn.
Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội
khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 bước đầu đã


đạt được những kết quả to lớn tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để có cơ sở
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phục vụ cho cuộc bầu cử em
đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Tăng cường công tác tuyên truyền trước
thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2011 - 2016 ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài báo cáo
thực tập.
1
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về vai trò của công tác
tuyên truyền và công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử bài tiểu luận xin đề xuất
một số giải pháp nhằm công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội
khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 ở huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tuyên truyền và vai
trò công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử
đại biểu HĐND các cấp.
- Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc
hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 ở huyện
Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền trước thềm
bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2011 – 2016 ở huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu
cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử (từ lúc triển khai công
tác tuyên truyền 16/02/2011 đến trước bầu cử 22/4/2011).
- Địa điểm: Tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
2
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng cộng sản Việt Nam.
4.2. Phương pháp phương nghiên cứu
Về phương pháp luận, những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
đề tài này là: phương pháp phân tích và tổng hợp, quan sát , thống kê, nghiên cứu
tài liệu.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài nhằm củng cố nhận thức của bản thân. Từ đó vận dụng
những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao, hoàn thiện nghiên cứu đề tài.
6. Kết cấu nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,phần nội dung
đề tài kết cấu làm 3 chương.
3
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
B. NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về công tác tuyên truyền và
vai trò của công tác tuyên truyền
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm tuyên truyền
Trong tiếng Latinh, “tuyên truyền” (Propaganda) là truyền bá, truyền đạt một

quan điểm nào đó.
Trong tác phẩm Người tuyên truyền và cách tuyên truyền, chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng: “tuyên truyền là đem một gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo,
dân làm”.
1.1.2. Khái niệm công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của công tác tư
tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đườn lối chiến lược, sách lược trong quần
chúng, xây dựng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình
thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theo thế giới
quan và niềm tin đó.
Trong công tác tư tưởng của Đảng và nhà nước ta, công tác tuyên truyền là
hoạt động truyền bá chủ nghĩ Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và những tinh hoa văn hóa dân tộc
và nhân loại…làm cho chúng trở thành nhân tố chi phối, thống trị đời sống tinh thần
xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
1.2. Vai trò của công tác tuyên truyền đối với bầu cử đại biểu Quốc hội
khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp
Công tác tuyên truyền có vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng và nhà nước ta. Vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền thể hiện ở
chỗ, nó truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng xã hội, khơi dậy tính sáng tạo của
quần chúng, động viên quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây
dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2011-2016 là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, có ý nghĩa quan trọng của
đất nước ta nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đây là lần đầu tiên nhân
dân cả nước đi bầu cử QH và HĐND trong cùng 1 ngày. Vì vậy, công tác tuyên
truyền đặc biệt là công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử có vai trò vô cùng quan

trọng.
Công tác tuyên truyền làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong
tỉnh nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 là bầu ra
những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân tham gia cơ quan quyền lực cao nhất, góp phần xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Công tác tuyên truyền góp phần to lớn làm cho mọi cử tri nắm vững quyền và
nghĩa vụ của công dân trong bầu cử, ứng cử, nắm vững tiêu chuẩn đại biểu Quốc
hội, đại biểu HĐND để lựa chọn, bầu được những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng
vào Quốc hội, vào Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2011-
2016.
Như vậy, Công tác tuyên truyền đóng góp thiết thực vào việc tổ chức thành
công cuộc bầu cử, góp phần tham gia bảo đảm sự đồng bộ trong bố trí, sắp xếp cán
bộ trong hệ thống chính tri; tạo không khí phấn khởi thi đua lao động sản xuất trong
nhân dân ngay từ những tháng đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của
Đảng.
5
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
1.3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử
đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Xuất phát từ vai trò của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và
bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được tiến hành vào ngày 22 tháng 5 năm 2011. Năm 2011 là
năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội ( 2011 - 2015),
cũng là năm đầu tiên cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp được thực hiện trong cùng một ngày. Đây là sự kiện trọng đại, là
ngày hội của nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung; là ngày hội lớn để

nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những
người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của nhân dân trong Quốc hội. Cuộc bầu cử này sẽ góp phần tạo sự đồng bộ trong
việc bố trí, sắp xếp cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt của Đảng trong các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; là dịp
để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
1.3.2. Xuất phát từ vai trò to lớn của công tác tuyên truyền đối với cuộc bầu cử
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đang đến gần. Để nhân dân hiểu hết được ý nghiã và tầm
quan trọng của cuộc bầu cử thì công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu.
Công tác tuyên truyền góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân
tộc trong huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa,
tầm quan trọng của cuộc bầu cử; hiểu rõ bối cảnh mới, yêu cầu mới cao hơn đối với
tổ chức, hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp; nắm vững nội dung chủ yếu các
văn bản của Đảng, Nhà nước về tổ chức cuộc bầu cử; tạo sự thống nhất nhận thức và
6
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
hành động trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, từ đó động viên các tầng lớp nhân dân
nêu cao tinh thần làm chủ, tự giác, chủ động tham gia chuẩn bị và tiến hành thắng lợi
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh
Thái Nguyên nhiệm kỳ 2011 – 2016.
1.3.3. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn
Phú Bình là huyện trung du - miền núi phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Huyện
hiện có 5 dân tộc sinh sống ổn định, lâu đời: Kinh, Tày, Nùng, H’Mông, dao. Mỗi
dân tộc có phong tục, tập quán khác nhau; có những bản sắc văn hoá riêng nhưng
đều sống gắn bó, đoàn kết. Sự phân bố dân cư không đồng đều trên địa bàn huyện: ở
một số xã miền núi như Bàn Đạt, Đồng Liên, Tân Khánh, Tân Hòa…dân cư rất thưa
thớt. Trình độ nhận thức, trình độ dân trí của người dân nơi đây còn thấp. Các thế
lực thù địch thường lợi dụng đặc điểm này để tuyền truyền luận điểm sai trái, nói

xấu Đảng, nói xấu chế độ, kích động quần chúng nhân dân chống phá sự lãnh đạo
của Đảng và nhà nước ta. Đây là điều gây khó khăn cho công tác bầu cử sắp tới.
Như vậy, những đặc điểm này vừa tạo ra những thuận lợi to lớn tuy nhiên cũng
tạo ra khó khăn không nhỏ cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu
cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2011 – 2016.
7
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
Chương 2. Công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội
khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên nhiệm kỳ 2011 - 2016
2.1. Khái quát chung huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
1.1. Vị trí địa lý - Địa hình
* Về vị trí địa lý
Phú Bình là huyện trung du phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện
cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 30km, phía Bắc giáp
huyện Đồng Hỷ, phía Tây Nam giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), phía Tây giáp
huyện Phổ Yên. Với vị trí địa lý này tạo điều kiện thuận lợi cho viêc giao lưu, phát
triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.
Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm 21 xã và 1 thị trấn, có 7 xã được xếp
vào diện xã miền núi. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyên là 249,36 km2, dân số
tại thời điểm 1/4/2005 là 142.218 người, trong đó có hơn 80.000 lao động
* Về Địa hình
Phú Bình là huyện trung du - miền núi. Địa hình không phức tạp lắm so với
các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Phú Bình cho canh tác
nông - lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các huyện trung
du miền núi khác trong tỉnh.
Hầu hết các xã trong huyện đều là các xã trung với địa hình đồi núi thấp
thuận lợi cho việc trồng các loại công nghiệp như vải, nhãn và các loại cây ăn
quả khác. Ngoài ra vẫn có diên tích đất nông nghiệp để trồng lúa và hoa màu.
Một số xã có địa hình nhiều núi cao như Tân Thành, Bàn Đạt, Tân Hoà, Đông

Liên khó khăn trong giao thông đi lại và phát triển kinh tế, chủ yếu là phát
triển lâm nghiệp
1.2. Về kinh tế - xã hội
1.2.1. Về kinh tế
Kinh tế tăng trưởng khá và tương đối đồng đều ở các ngành, lĩnh vực và các
thành phần kinh tế; một số chỉ tiêu tăng cao hơn cùng kỳ và tiếp tục có bước tăng
trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu hút nguồn lực đầu
tư cho phát triển và thu ngân sách đạt khá.
Hiện nay, Phú Bình đã được cấp có thẩm quyền quy hoạch 1 khu công nghiệp
và 2 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 420ha. Trong đó, KCN Điềm Thụy rộng
350ha, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp
Việt Nam. KCN này được UBND tỉnh giao cho Công ty cổ phần Châu Á Thái Bình
Dương làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án này đang được triển khai các
bước để giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng. Phú Bình cũng đã đưa ra danh
mục 21 dự án kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2010-2020. Đến nay, nhiều dự án trong
danh mục này đã được các nhà đầu tư đăng ký tham gia, và đang đẩy mạnh tiến độ
8
Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
thực hiện. Đây là những điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong giai đoạn 2005 -
2010 là 7,8%/năm trong đó:
- Công nghiệp xây dựng: 8,99%
- Nông, lâm, ngư nghiệp: 5,44%
- Dịch vụ: 18,31%
- Thu nhập bình quân đầu người từ 2,39 triệu đồng/người/năm của năm
2001 lên 3,21 triệu đồng/người/năm 2005.
Cơ cấu kinh tế cũng đã có sự dịch chuyển đáng kể, cụ thể :
Công nghiệp
Xây dựng

Nông, lâm, ngư
nghiệp
Dịch vụ
7,46% 76,94% 15,61%
- Giá trị Sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 19 096 triệu đồng
- Sản xuất nông nghiệp: Lãnh đạo huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu
mùa vụ, đưa các loại giống cây trồng, cây con có năng suất, chve cảmất lượng
cao vào sản xuất..
- Về thu - chi ngân sách: Đã tăng cường xử lý nợ đọng và thất thu ngân
sách; đẩy mạnh cải cách các thủ tục về thuế, tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với việc nộp thuế và tích cực đổi
mới phương thức quản lý thuế. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt trên 13.305
triệu đồng. Tổng chi ngân sách: 72.063 triệu đồng. Nhìn chung, các khoản chi
đều thực hiện theo kế hoạch, không chỉ đảm bảo về thu và chí, mà còn nộp ngân
sách cho tỉnh.
1.2.2. Về văn hóa - xã hội
Lĩnh vực văn hóa - xã hội ở huyện Phú Bình tronh những năm qua có những
chuyển biến tích cực, cụ thể như sau :
Công tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế
hoạch hoá gia đình và các chính sách với người có công, gia đình chính sách tiếp tục
được tập trung quan tâm, thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Các chương trình
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn và các chính
sách trợ giúp trực tiếp về sản xuất và đời sống cho dân tộc thiểu số, người nghèo
được đẩy mạnh, tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình 135, Chương trình
134 kịp thời và hiệu quả.
* Về dân cư- lao động : Dân số Phú Bình tại thời điểm 1/4/2005 là 142.218
người, trong đó có hơn 80.000 lao động. Mật độ dân số bình quân 206 người/
km2 nhưng phân bố không đều. Về dân tộc, Phú Bình có 5 dân tộc sinh sống ổn
9

Dương Thị Hạnh - lớp CTTT K27A2
định, lâu đời: Kinh, Tày, Nùng, H’Mông, dao. Mỗi dân tộc có phong tục, tập
quán khác nhau nhưng đều sống gắn bó, đoàn kết.
* Về tình hình tôn giáo: Phú Bình có công giáo và phật giáo. Trong đó, việc
thờ tự của phật giáo còn mang tính tự phát. Trên địa bàn huyện có một nhà thờ
của đạo công giáo, đây là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng cho bà con giáo dân.
Tình hình tôn giáo trong những năm qua không có gì bất ổn. Các tín đồ tôn
giáo vẫn sống hòa hợp, thống nhất trong khối đại đoàn kết dân tộc.
* Về giáo dục và đào tạo: tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, toàn
ngành triển khai công tác thanh tra toàn diện các trường để duy trì nề nếp kỷ
cương dạy và học; tổ chức triển khai phong trào thi đua thực hiện hoàn thành
tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học 2009-2010, kết quả học sinh đã tốt nghiệp THPT
đạt 84,92% và hệ bổ túc THPT đạt 27,36%.
* Công tác Quân sự địa phương và an ninh trật tự: Thường xuyên duy trì
nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng
nắm tình hình địa bàn, thường xuyên kiểm tra. Tình hình an ninh, chính trị và
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được duy trì và nhìn chung ổn định.
2.2. Kết quả của công tác tuyên truyền trước thềm bầu cử đại biểu Quốc
hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên nhiệm kỳ 2011 - 2016
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.1.1.1. Thành tựu
Thứ nhất, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên
truyền bầu cử
Với địa bàn rộng, dân số đông nên công tác tuyên truyền bầu cử chuẩn bị bầu
cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại huyện
Phú Bình gặp nhiều khó khăn nhất định, do vậy cả hệ thống chính trị từ huyện đến
cơ sở đã vào cuộc với một tinh thần khẩn trương, dân chủ và đúng qui trình, đúng
luật.
Ngay sau khi có chủ trương của Trung ương, của Tỉnh, Huyện ủy Phú Bình

đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt Chỉ thị số 50-CT/TW ngày
05/01/2011của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và
bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; tiến hành thành lập Uỷ ban bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dânvà phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại các địa phương trong huyện. Ngay sau đó
Uỷ ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Phú Bình đã ban hành Quyết định
số 423-QĐ/HU ngày 18/02/2011 về việc thành lập Tổ công tác thông tin - tuyên
truyền, giúp việc Uỷ ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Phú Bình nhiệm
kỳ 2011-2016; Tổ công tác thông tin - tuyên truyền Ủy ban bầu cử ĐBHĐND huyện
Phú Bình nhiệm kỳ 2011-2016 ban hành Kế hoạch tuyên truyền bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XIII và đại biểu HDND các cấp tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2011-
2016
10

×