Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.27 KB, 15 trang )

Bài tập lớn học kỳ Môn Luật Tố tụng hình sự
LỜI MỞ ĐẦU
Bánh xe thời gian không ngừng quay, cùng với đó dòng lịch sử cũng
không ngừng thay đổi, trong guồng quay đấy của lịch sử ta dễ dàng nhận thấy sự
thay đổi rõ nét của pháp luật qua các giai đoạn phát triểu khác nhau của xã hội
loài người. Pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở bảo vệ tốt nhất quyền
và lợi ích của công dân. Đặc biệt trong luật TTHS quyền và nghĩa vụ của những
người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng luôn là những nhiệm
vụ được đặt ra hàng đầu. Vậy theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, quyền và nghĩa
vụ của người bị hại được quy định ra sao? Việc thực thi những quy định đó trong
thực tiễn như thế nào? Đây chính là lí do em chọn đề bài: Quyền và nghĩa vụ của
người bị hại trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại” làm tiểu luận của mình. Với
trình độ hiểu biết cũng như kiến thức còn hạn chế bài làm của em không tránh
khỏi những thiếu sót, kinh mong thầy cô quan tâm chỉ bảo để bài làm của em có
thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I) NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI
BỊ HẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ.
1. Khái niệm người bị hại.
Người bị hại là một thuật ngữ quen thuộc trong khoa học pháp lí về TTHS.
Tuy nhiên hiểu thế nào là người bị hại, phân biệt người bị hại với những chủ thể
khác trong TTHS thì cho đến nay vẫn không có sự thống nhất trong pháp luật
TTHS của các nước. Chẳng hạn luật TTHS của cộng hòa pháp, Liên bang Nga
hay Việt Nam dùng thuật ngữ “ người bị hại”, trong khi đó luật TTHS Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa thì dùng thuật ngữ “người tố cáo”. Ngoài ra người bị hại
còn được gọi là “người bị thiệt hại”, hay gọi là “nạn nhân”, hay “dân sự nguyên
cáo”
.
.Vì vậy, để có khái niệm thống nhất và đầy đủ về người bị hại cần xem xét
dưới nhiều khía cạnh khác nhau


(1)
:
- Dưới góc độ ngôn ngữ :có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể
trong xã hội, chịu sự tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác
động nào khác khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính
họ. Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật
chất và không cần phải giới hạn mức độ thiệt hại.
- Dưới góc độ ngôn ngữ pháp lý :thì người bị hại là “người bị thiệt hại về thể
chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là
(1)
Lê Tiến Châu, Người bị hại trong Tố tụng hình sự, tạp chí Khoa học pháp lí, số 1/2007.
Nguyễn Thị Thoa- MSSV: 341203 Page 1
Bài tập lớn học kỳ Môn Luật Tố tụng hình sự
thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản
chứ không thể là pháp nhân”
(1)
- Dưới góc độ pháp luật thực định: Điều 51 Bộ luật TTHS Việt Nam quy định:
“Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây
ra”. Pháp luật một số nước cũng có quy định tương tự. Chẳng hạn, Điều 53 Bộ
luật TTHS Liên bang Nga quy định: “Người bị hại là người bị tội phạm gây thiệt
hại về tinh thần, thể chất hoặc tài sản. Người tiến hành điều tra, dự thẩm viên,
thẩm phán, tòa án ra quyết định công nhận là người bị hại”. Còn khoản 1 Điều 43
Bộ luật TTHS của Tiệp khắc trước đây quy định: “Người bị hại là người bị tội
phạm gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản, tinh thần hoặc những thiệt hại khác”.
Điều đó cho thấy pháp luật các nước có sự thống nhất trong định nghĩa người bị
hại. Tuy nhiên những quy định trên chưa làm rõ những vấn đề quan trọng như:
thiệt hại do tội phạm gây ra có bao hàm những thiệt hại gián tiếp? Thiệt hại đó có
mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội? ....
Để hiểu rõ hơn khái niệm người bị hại, cần phân biệt với một số khái niệm
đồng nghĩa hoặc giáp ranh như: người bị hại với nạn nhân, người bị hại với đối

tượng tác động của tội phạm. Đây là những khái niệm gần nhau nhưng không
đồng nhất với nhau. Tuy nhiên do giới hạn nên trong bài làm của mình em không
đi vào phân tích sự khác biệt của các khái niệm đã nêu.
Tóm lại, từ những lập luận trên, ta có thể đề xuất khái niệm về người bị hại
như sau: “Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Khái niệm này bao hàm các đặc điểm của
người bị hại như sau:
- Thứ nhất, về chủ thể, người bị hại là cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức khác;
- Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, thiệt
hại về tinh thần, thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt
hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.
- Thứ ba, thiệt hại của người bị hại phải là đối tượng tác động của tội
phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây
ra cho người bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa người bị hại và
nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.
- Thứ tư, người bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người
bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.
2. Cơ sở của việc quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị hại.
(1): Tạp chí khoa học pháp lý, số 4 năm 2001
Nguyễn Thị Thoa- MSSV: 341203 Page 2
Bài tập lớn học kỳ Môn Luật Tố tụng hình sự
- Cơ sở pháp lí
Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng, vấn đề con
người là trung tâm của mọi cuộc cách mạng và tiến bộ xã hội. Chẳng vậy mà triết
học Mác- Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung đã đề cập đến
những vấn đề cơ bản của quyền con người và trở thành học thuyết về giải phóng
con người và xã hội loài người. Chế định quyền con người được ghi nhận tại
nhiều văn bản pháp lí của nhiều quốc gia trên thế giới. Bao trùm lên phạm vi toàn
thế giới là Hiến chương liên hợp quốc năm 1945 hay tuyên ngôn toàn thế giới về

nhân quyền 1948...Ở Việt Nam, Đảng nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề con
người. Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung
năm 2001 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ vê tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”. Người bị hại là
người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra, quyền
và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm nặng nề. Vì vậy việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị hại cần chú trọng. Muốn bảo vệ những người bị hại
này phải quy định cho họ tham gia và hoạt động tố tụng. Sự tham gia của họ vào
hoạt động tố tụng sẽ bảo đảm quyền công dân trước pháp luật và góp phần trừng
trị tội phạm, giữ gìn sự nghiêm minh của pháp luật. Muốn bảo vệ người bị hại
cần quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại khi tham gia TTHS.
- Cơ sở thực tiễn:
Trên thực tế, có nhiều lí do khác nhau mà quyền và lợi ích của người chưa
được bảo vệ tốt và kịp thời do nhiều nguyên nhân. Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ
tập trung vào việc trừng trị kẻ phạm tội mà chưa chú trọng tới quyền và lợi ích
của người bị hại, phần nữa do nhận thức của người tiến hành tố tụng và người bị
hại còn hạn chế. Trong quá trình giải quyết vụ án dường như cơ quan có thẩm
quyền chưa xem người bị hại như một bên của quá trình tố tụng . Trong khi đó
việc tham gia của người bị hại vào quá trình tố tụng sẽ cung cấp những tình tiết
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Sự thiệt
hại của người bị hại khó hoặc không thể khôi phục như ban đầu nên họ phải được
bồi thường để bù đắp phần nào cho sự tổn thất của mình. Tuy nhiên vấn đề tham
gia tố tụng của người bị hại chưa được đảm bảo. Vì vậy cần có những quy định
của luật TTHS rõ ràng và cụ thể để tạo cơ sở cho người bị hại thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình.
II) QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH.
1. Quyền của người bị hại.
1.1. Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
Nguyễn Thị Thoa- MSSV: 341203 Page 3

Bài tập lớn học kỳ Môn Luật Tố tụng hình sự
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 2 Điều 51 BLTTHSTTHS năm 2003 quy
định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: Đưa ra tài
liệu, đồ vật, yêu cầu”.
Nội dung: Người bị hại có quyền:
- Thứ nhất, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật: Người bị hại trong nhiều trường
hợp là người chứng kiến cụ việc xảy ra, biết các tình tiết liên quan đến hành vi
phạm tội, cho nên những tài liệu, đồ vật mà người bị hại hoặc người đại diện hợp
pháp của họ đưa ra thường có độ chính xác, có ích cho quá trình giải quyết vụ án.
Ví dụ: giấy khám chữa bệnh, hóa đơn tiền viện phí và tiền thuốc...
- Thứ hai, quyền yêu cầu: Người bị hại có thể đưa ra những yêu cầu trong
các giai đoạn tố tụng khác nhau. Ví dụ: yêu cầu cơ quan điều tra thu thập thêm
chứng cứ để định tội, yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, yêu cầu giám
định hoặc giám định lại nếu có căn cứ cho rằng kết quả giám định trước không
đúng sự thật, yêu cầu khởi tố vụ án trong 1 số trường hợp, rút đơn yêu cầu khởi
tố.
Cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật,
yêu cầu của người bị hại. Sự đảm bảo này được luật hóa tại điều 122 BLTTHS:
“Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết
yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận
yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do.”
Ý nghĩa : Pháp luật quy định người bị hại có quyền đưa ra “tài liệu, đồ vật,
yêu cầu” nhằm đảm bảo nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10
BLTTHS) và nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án( Điều 19
BLTTHS), qua đó, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án, bảo vệ quyền và lợi
ích của người bị hại, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.2. Quyền được thông báo về kết quả điều tra
Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 2 điều 51 BLTTHS quy định : Người bị hại
hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền “Được thông báo về kết quả điều

tra”. Theo đó, người bị hại có quyền được thông báo về kết quả điều tra. Tuy
nhiên pháp luật chưa quy định rõ là cơ quan điều tra bắt buộc phải thông báo kết
quả điều tra cho người bị hại hay chỉ khi nào người bị hại yêu cầu thì mới phải
thông báo kết quả điều tra cho họ. Mặt khác, việc thông báo kết quả điều tra bằng
hình thức nào cũng cần phải nói đến.
1.3. Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Nguyễn Thị Thoa- MSSV: 341203 Page 4
Bài tập lớn học kỳ Môn Luật Tố tụng hình sự
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 51 BLTTHS quy định: Người bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của họ có quyền : c, Đề nghị thay đổi người tiến hành tố
tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;”.
Nội dung: Khi có căn cứ cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch không vô tư trong giải quyết vụ án thì người bị hại có
quyền thay đổi họ. Điều 42 BLTTHS quy định về những trường hợp người tiến
hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. Các điều 44,45, 46
và 47 BLTTHS quy định cụ thể những trường hợp thay đổi điều tra viên, Thẩm
phán, Hội thẩm, thư kí tòa án. Điều 60 và Điều 61 BLTTHS đã quy định rõ các
trường hợp người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng.
Ý nghĩa : Việc pháp luật quy định quyền này cho người bị hại, trước hết do
trong vụ án hình sự, quyền lợi của người bị hại luôn đối lập với quyền lợi của
người phạm tội, vì vậy họ rất cần người tiến hành tố tụng phải vô tư, khách quan.
Mặt khác, quyền này chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo vô tư khách
quan của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng được quy định tại
điều 14 BLTTHS.
1.4. Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường.
Cơ sở pháp lý: Điểm d Khoản 2 Điều 51 quy định người bị hại, người đại
diện hợp pháp của người bị hại có quyền “d) Đề nghị mức bồi thường và các biện
pháp bảo đảm bồi thường”.
Nội dung: Theo đó, người bị hại có quyền đề nghị mức bồi thường. Tuy

nhiên việc đưa ra mức bồi thường như thế nào là thỏa đáng và để Tòa án chấp
nhận hiện là một khó khăn cho người bị hại. Bên cạnh quyền được đề nghị mức
bồi thường thiệt hại thì người bị hại còn có quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố
tụng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm bồi thường như: kê biên tài sản,
phong tỏa tài sản, tạm giữ tài sản (Điều 146 BLTTHS).
Ý nghĩa : Người bị hại là người bị thiệt hại về tinh thần, thể chất, tài sản do
hành vi phạm tội gây ra do đó việc bồi thường thiệt hại để bù đắp thiệt hại bị xâm
phạm là rất cần thiết.
1.5. Tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa.
Cơ sở pháp lý: Điểm đ Khoản 2 Điều 51 BLTTHS quy định người bị hại,
người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền : “Tham gia phiên toà; trình
bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình;”.
Nội dung: Phiên tòa chính là nơi kiểm tra công khai các chứng cứ có trong
hồ sơ vụ án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và các phán quyết đối với bị
cáo. Người bị hại có quyền tham gia phiên tòa để thực hiện các quyền của mình.
Nguyễn Thị Thoa- MSSV: 341203 Page 5
Bài tập lớn học kỳ Môn Luật Tố tụng hình sự
Người bị hại có thể đưa ra các yêu cầu, các tài liệu chứng minh cho thiệt hại là cơ
sở để đề nghị mức bồi thường. Đồng thời việc tham gia cũng đảm bảo cho người
bị hại biết được các quyết định của Tòa án để xem xét có nên kháng cáo và thời
hạn kháng cáo. Tại phiên tòa họ có thể đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng,
người giám định, người phiên dịch, đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, được trình
bày ý kiến, tham gia tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Tòa án phải trao giấy triệu tập cho người bị hại để họ có mặt tại phiên
tòa. Trong nhiều trường hợp việc có tham gia phiên tòa của người bị hại hay
không là căn cứ để hoãn phiên tòa.
Ý nghĩa: Là sự cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa
án được quy định tại Điều 19 BLTTHS.
1.6. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền

tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi
thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.
Cơ sở pháp lý: quyền này được ghi nhận tại Điểm e khoản 2 Điều 51
BLTTHS.
Nội dung:
- Thứ nhất, quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Trong quá trình tố tụng nếu người bị hại phát
hiện thấy quyết định hoặc hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng có
những điểm bất hợp lí, vi phạm pháp luật thì họ có quyền khiếu nại những quyết
định, hành vi tố tụng đó theo trình tự, thủ tục quy định tại chương XXXV của
BLTTHS. Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP
hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự về khiếu nại, tố cáo do Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,Bộ
Tư pháp ban hành quy định: “ Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cá nhân,
cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. BLTTHS cũng quy
định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại. Thời
hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng mà người bị hại cho là có vi
phạm là 15 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng đó.
Trong một số trường hợp do trở ngại khách quan mà người bị hại không thực
hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không
được tính vào thời hạn khiếu nại.
- Thứ hai, quyền kháng cáo: Đây là một quyền quan trọng của người bị hại.
Theo hướng dẫn của hội đồng thẩm phán TANDTC trong Nghị quyết số
Nguyễn Thị Thoa- MSSV: 341203 Page 6

×