Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.64 KB, 73 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại thường xuyên
đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó “nợ xấu” là một trong những rủi ro được bàn
đến nhiều nhất. Vấn đề “nợ xấu” đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của toán hệ
thống ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc
biệt “nợ xấu” trong năm 2012 có những diễn biến rất phức tạp. Trong bối cảnh đó,
vai trò của Chính phủ trong việc hỗ trợ xử lý vấn đề nợ xấu cùng với hệ thống
ngân hàng là rất quan trọng để nhanh chóng đưa hệ thống tài chính thoát ra khỏi
thời kỳ khủng hoảng trở về trạng thái ổn định.
Chính vì vậy, nhận thức được tính cấp bách của vấn đề, nhóm đã chọn đề tài
nghiên cứu về “Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam” để có được cái nhìn tổng quan nhất về nợ xấu trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam và học tập được những kinh nghiệm hữu ích của các
nước về xử lý nợ xấu trên thế giới áp dụng cho Việt Nam một cách hiệu quả nhất
về xử lý nợ xấu; giúp cho Ngân hàng phát triển mạnh mẽ, bền vững, ổn định. Từ
đó nền kinh tế Việt Nam sẽ càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thực sự là bước ngoặt lớn của
nền kinh tế Việt Nam với những cơ hội ngàn vàng và cả những thách thức đan
xen, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Các ngân hàng
thương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính
thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng… Chính vì vậy, việc tham khảo kinh
nghiệm của các nước trong việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật xử lý nợ xấu
và tăng cường quy mô vốn sẽ có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các vấn đề về
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, những giải pháp tối ưu nhất sẽ
được đề xuất và thực hiện có hiệu quả.
3. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích trình bày những vấn đề về nợ xấu trong hoạt
động của các NHTM, nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu. Đánh
giá tình hình nợ xấu và các biện pháp hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam


thời gian qua; để từ đó thấy được những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ
xấu tại các NHTM Việt Nam và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về vấn đề xử lý nợ xấu trong
hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam;
- Phân tích thực trạng xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại
Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả để xử lý triệt để nhất vấn đề
nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những lý luận và thực tiễn về tình hình nợ xấu tại
các Ngân hàng thương mại Việt Nam, thông qua phân tích các nguyên nhân gây
phát sinh nợ xấu và những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạn chế nợ xấu và từ
đó đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu trong tương lại cho các ngân hàng thương
mại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cúu: Việt Nam gia nhập WTO năm
2007 chính điều đó đã tạo nên một dấu mốc mới cho sự phát triển kinh tế của Việt
Nam, đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn
phạm vi nghiên cứu của mình là những vấn đề về nợ xấu tại hệ thống ngân hàng
Việt Nam giai đoạn 2007-2012.
6. Phương pháp nghiên cứu
Bài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích,
tổng hợp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích chuỗi số liệu thời gian để giải
quyết vấn đề.
7. Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học
Bài nghiên cứu gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung bài nghiên cứu được chia thành ba chương:
Chương I: Các cơ sở lý luận về nợ xấu trong các ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam
Chương III: Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam
CHƯƠNG I
CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về nợ xấu
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm đầy đủ, thống nhất về nợ xấu. Vì thế, khi
nói về nợ xấu, người ta mới chỉ nêu lên một vài đặc điểm chung nhất của các
khoản nợ này.
 Theo Ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu (ECB)
Nợ xấu trong các NHTM bao gồm:
* Nợ không thể thu hồi được:
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi
bồi thường từ nợ.
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.
- Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ
hoặc không thể tìm được người mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
* Nợ có thể thu không thanh toán đủ Ngân hàng
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp
không đủ trả nợ. Người trả nợ không liên lạc với Ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có
thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy
đủ như:
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng
phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được
chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ.

- Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ
nhưng không được đền bù trong thời gian thỏa thuận.
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế
chấp ở Ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ
không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ.
- Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần
bồi hoàn ít hơn dư nợ.
 Theo định nghĩa nợ xấu của Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF)
Một khoản nợ xấu được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90
ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn
hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày
nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán
đầy đủ.
Về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày
và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế
toán quốc tế (IAS)
1
đang được phổ biến trên thế giới.
 Theo định nghĩa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 3, Điều 2, Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước, và quyết định số 18/2007 QĐ –
NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493
thì nợ xấu được định nghĩa như sau:
“Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4
(Nợ nghi ngờ) và 5 (Nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7
1
Một định ng hĩa khác về nợ xấu theo IFSR và IAS 39 được Ủy ban chuẩn mực Kế toán
quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005. Theo

đó, IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay mà không quan tâm tới thời gian
quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay. Hệ thống
này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế nhiều khó khăn.
Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín
dụng của tổ chức tín dụng. (Khoản 6, Điều 2)
Và nợ xấu vẫn được hiểu là các khoản nợ hầu như không có khả năng được
thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ.
 Theo quan điểm riêng của bài nghiên cứu.
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị
nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường
xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các
khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả
năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu
hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối
với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là
các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua
lỗ hoặc phá sản, Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những
khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì
trước.
Hay nói tóm lại, nợ xấu tức là khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các
doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ
hoặc phá sản.
1.1.2. Phân loại nợ xấu
1.1.2.1. Quan điểm của quốc tế
Phần lớn các ngân hàng trên thế giới vẫn sử dụng hệ thống phân hạng các
khoản nợ thành năm mức theo tiêu chí của NHTW Liên minh Châu Âu như sau:
Một là, khoản nợ đạt tiêu chuẩn: Các điều khoản của hợp đồng được tuân
thủ, khách hàng có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn và theo đúng

nguyên tắc.
Hai là, khoản nợ được chú ý đặc biệt: Khách hàng vẫn có khả năng chi trả
các khoản nợ nhưng việc thanh toán có thể chịu tác động bởi một vài nhân tố khác.
Rủi ro của những khoản nợ này có thể tương đối nhỏ, nhưng cũng có thể tạo ra
những rủi ro không thể lường trước được do hoàn cảnh xung quanh chúng.
Ba là, khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn: Khả năng thanh toán của khách hàng
trong trường hợp này rõ ràng là cần đặt câu hỏi. Không thể dựa vào tình hình kinh
doanh của khách hàng để biết khách hàng có khả năng chi trả vốn và lãi hay
không. Rủi ro mất vốn là hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí ngay khi khoản nợ có
bảo đảm.
Bốn là, khoản nợ có vấn đề: Khách hàng không thể hoàn trả gốc và lãi đầy
đủ. Rủi ro mất vốn của ngân hàng gần như là chắc chắn, ngay cả khi các khoản
bảo đảm vẫn tồn tại.
Năm là, khoản nợ mất vốn: Ngân hàng có đầy đủ thông tin để khẳng định
tiền gốc và lãi không được hoàn trả hoặc chỉ được thanh toán một phần rất nhỏ sau
khi đã nỗ lực xử lý bằng nhiều cách, thậm chí sử dụng cả các biện pháp pháp lý
cần thiêt.
Theo cách phân loại này, các khoản nợ dưới mức tiêu chuẩn, khoản nợ có
vấn đề và khoản nợ lỗ được xếp vào nợ xấu. NHTW Liên Minh Châu Âu quan
niệm nợ xấu không chỉ bao gồm những khoản vay quá hạn thông thường không có
khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn bao gồm cả những khoản nợ chưa quá hạn
nhưng tiềm ẩn những rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán đầy đủ gốc và lãi
cho ngân hàng.
1.1.1.2 Quan điểm của Việt Nam
 Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban
hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước; và quyết định số 18/2007 QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi,
bổ sung quyết định 493 thì Nợ xấu được xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ
và khả năng thu hồi.

a. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ xấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao
nhất. Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20% dư nợ
của nhóm.
b. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn so
với các khoản nợ của nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào những khoản nợ
mà Ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỷ lệ trích lập DPRR cho nợ
xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm.
c. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vật tỷ lệ trích
lập dự phòng rủi ro tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm.
Còn riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích
lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.
 Ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02 quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Thông tư này sẽ thay thế Quyết định 493 của Ngân hàng
Nhà nước ban hành ngày 22/4/2005 về phân lợi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng và Quyết định 18 ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi, bổ
sung Quyết định 493.

Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại
theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493 và Quyết định 18. Thông tư mới
sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/6/2013. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ thực
hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kể từ ngày 1/1/2014.
Nợ nhóm 1 và Nợ nhóm 2 hầu như vẫn giữ như các quy định trước đây. Tuy
nhiên, với các khoản nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5) đã được Ngân hàng Nhà nước bổ
sung thêm nhiều đối tượng. Tỷ lệ nợ xấu sẽ được tính bằng tỷ lệ giữa nợ xấu so
với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, trước đó, quyết định 493 không quy định cụ
thể cách tính này.
a. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Nợ gia hạn nợ lần đầu;
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
• Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc
đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp
tín dụng theo quy định của pháp luật;
• Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc
công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một
tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm
bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
• Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc
giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy
định của pháp luật;
• Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng
hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ
lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
• Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp

được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
• Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý
ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài;
• Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền
vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
- Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
b.Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Khoản nợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60
ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến
60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
c.Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần thứ hai;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn;
- Khoản nợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ
ngày có quyết định thu hồi;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên
60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình
trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài
sản;
- Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng mỗi quý phải tự
thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối
cùng của quý trước và gửi báo cáo này lên cho Trung tâm xếp hạng tín dụng
(CIC).
Riêng với quy cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu
tiên của tháng cuối cùng, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc
cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/6/2013. Các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR kể từ ngày 1/1/2014
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá xử lý nợ xấu
Tùy theo từng đặc điểm và tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc từng
quốc gia trong từng thời kỳ mà các ngân hàng có thể sử dụng nhiều các chỉ tiêu
đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu khác nhau. Một số chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá xử lý nợ xấu phổ biến trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam như Tỷ
lệ xóa nợ ròng/Tổng nợ xấu, Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ. Nó góp phần giải
thích được các con số xung quanh vấn đề nợ xấu hiện nay.
Trước hết, ta tìm hiểu cách đo tổng nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng:
Tổng nợ xấu được đo bằng tổng dư nợ của tất cả các khoản nợ từ nhóm 3 đến
nhóm 5.
Tổng dư nợ của ngân hàng được đo bằng tổng dư nợ của tất cả các khoản nợ
từ nhóm 1 đến nhóm 5.
1.1.3.1. Tỷ lệ xóa nợ ròng/Tổng nợ xấu

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại
bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi. Nếu chi
tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các
khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi lại được. Và ngược lại, chỉ
tiêu này thấp cho thấy ngân hàng đang đạt những hiệu quả nhất định trong công
tác thu hồi các khoản nợ ngoại bảng. Trong đó, khoản nợ chuyển ra ngoại bảng
được hiểu là khoản nợ quá hạn trên nhóm 5 và được ngân hàng chuyển ra ngoại
bảng trong quá trình hạch toán kế toán.
1.1.3.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ
Ta có công thức để xác định chỉ tiêu này:
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ
Theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, các khoản
nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương đương với mức trích lập dự
phòng cụ thể từ 0% đến 100% của giá trị khoản nợ trừ đi giá trị khấu trừ
của tài sản đảm bảo.
Ngoài ra các ngân hàng phải trích lập một mức dự phòng chung chiếm 0,75%
tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Khoản dự phòng chung này dùng
để bù đắp những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích
lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng
các khoản nợ suy giảm.
Chỉ số tỷ lệ này phản ánh bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự
phòng. Nếu chỉ số này cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng
đang giảm sút cũng như khả năng thu hồi nợ kém. Do đó, ngân hàng sẽ thắt chặt
công tác dự phòng nhằm giảm thiểu tổn thất trong tương lai. Nhờ đó quỹ dự phòng
rủi ro sẽ đủ bù đắp thiệt hại có thể xảy ra và rủi ro nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm
đi. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì có thể cho thấy hiệu quả của hoạt động cải
thiện chất lượng các khoản vay tín dụng cao. Tuy nhiên, dự phòng thấp thì ngân
hàng sẽ đối mặt với nguy cơ rủi ro nợ xấu cao hơn. Chỉ tiêu này thấp có thể là dấu
hiệu phản ánh hoạt động trích lập dự phòng chưa tuân thủ quy định của Ngân hàng
Nhà nước dẫn tới rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng.

1.1.4. Nguyên nhân
1.1.4.1. Nguyên nhân chủ quan
 Về phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp ở đây đóng vai trò là con nợ. Vì vậy, nợ xấu xảy ra không thể
chối bỏ trách nhiệm của doanh nghiệp. Một phần, doanh nghiệp quản lý sản xuất
kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về
không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến
doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ ngân hàng tăng. Mặt khác, bản
thân doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu
trách nhiệm trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng,
mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp có. Tệ hơn, doanh nghiệp sử dụng
nguồn vốn vay được để cho vay lại, số vốn đó bị các doanh nghiệp khác chiếm
dụng quá mức, hoặc không trả dẫn tới khả năng doanh nghiệp không thể trả nợ
cho ngân hàng.
 Về phía Ngân hàng thương mại
Một phần để cho nợ xấu xảy ra là do sự hạn chế trong công tác quản lý:
Công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng
còn bất cập, như: Công tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn
vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng
quy định. Khi quyết định cho vay, NHTM đã ký duyệt các dự án mà thiếu căn cứ
khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của
doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn
đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Bên cạnh đó, công tác phân tích, đánh giá, phân loại
khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường để có biện pháp ứng xử
kịp thời; Việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản đảm
bảo không đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn tới tình trạng khó xử lý, phát
mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp. Cũng có thể việc xét duyệt dự án
bị lạm dụng bởi các cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố tình cho vay vì
mục đích riêng. Chính vì vậy các NHTM luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các
DNNN vay vốn và dòng vốn cho vay ra có độ an toàn hơn so với cho doanh

nghiệp tư nhân vay. Vì khi DNNN phá sản hay khó khăn thì đã có nhà nước hỗ trợ
hoặc cứu khỏi tình trạng phá sản.
- Một số tổ chức tín dụng áp dụng chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh
trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc
biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn
đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng
- Trong những năm gần đây, các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín
dụng cổ phần liên tục tăng vốn điều lệ dẫn đến sức ép tăng trưởng tín dụng để đảm
bảo hiệu quả kinh doanh. Nhiều tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng
hàng năm quá cao (trên 50%), trong khi khả năng về quản trị rủi ro, giám sát vốn
vay còn bất cập.
- Năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian
dài còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín
dụng, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá
mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
1.1.4.2. Nguyên nhân khách quan
 Về phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình
( thiên tai, hỏa hoạn,…) vì vậy, số vốn vay đã tiêu hao một cách vô ích mà không
thể sinh lời, thậm chí doanh nghiệp có thể mất hoàn toàn vốn không có khả năng
thu hồi. Hiện nay, sự biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị
trường, hoặc môi trường kinh doanh, làm cho doanh nghiệp không có khả năng
thích ứng kịp thời. Kinh doanh khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh toán khiến
cho các doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro. Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh
quốc tế hiện nay thì các tác nhân như sự biến động của tỷ giá, giá xăng dầu,
nguyên liệu… là một phần rất quan trọng trong sự hoạt động của các doanh
nghiệp. Do đó, sự thay đổi của các tác nhân bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn
đến hoạt động kinh doanh, đe dọa đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
 Về phía ngân hàng thương mại

Xuất phát từ chính sách tiền tệ nới lỏng của Chính phủ trong thời gian qua để
kích thích tăng trưởng, các NHTM đã áp dụng quá nhanh chính sách chuyển đổi
ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị. Tốc độ chuyển đổi nhanh nhưng
khả năng thích ứng và nguồn lực của các NHTM lại chưa đáp ứng được với nhu
cầu thực tế.
Sự yếu kém của công tác giám sát các quan hệ sở hữu chồng chéo giữa các tổ
chức tín dụng với nhau cũng như giữa khu vực tín dụng và khu vực doanh nghiệp.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có những nguyên nhân khác như:
Thứ nhất : các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành có bao gồm
tiêu chí định lượng như: (thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ,…) và
tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng). Việc bao gồm các tiêu chí định tính và định lượng trong phân loại nợ
là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị
rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong
phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của
TCTD.
Thứ hai : một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi
nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi
ro.
Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên
dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.
Do các nguyên nhân trên, nợ xấu ngày càng có những diễn biến phức tạp,
cần được các cơ quan nhà nước cùng các doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ để tránh
gặp rủi ro khi vay vốn.
1.1.5. Hậu quả của nợ xấu
1.1.5.1. Hậu quả của nợ xấu đối với nền kinh tế
Ủy ban Kinh tế đã nhận định trong năm 2012 vừa qua, tốc độ quy vòng tiền
tại Việt Nam đã giảm xuống, điều nay phản ánh sự trì trệ của nền kinh tế và sự sụt
giảm lòng tin của thị trường. Bản chất của nền kinh tế là một tổng thể mà trong đó
doanh nghiệp là chủ thể đóng vai trò sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh

tế. Để có thể vận hành quá trình sản xuất một cách trơn tru, doanh nghiệp sản xuất
cần phải tiếp cận được với nguồn vốn mà đơn vị cung cấp nguồn vốn chủ yếu
trong nền kinh tế chính là ngân hàng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, nền kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, Nhà nước phải thực hiện các
biện pháp thắt chặt kéo theo tình trạng nợ xấu đồng thời hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng gặp không ít trở ngại. Các doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là những nạn nhân đầu tiên của tình trạng nợ
xấu, do không trả được nợ thì ít mà do không thể vay vốn thì nhiều. Vì vậy, nợ
xấu gia tăng được ví như “cục máu đông” gây tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng
nền kinh tế. Hệ quả đáng tiếc là nền kinh tế sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn khó tháo gỡ
nếu tình trạng tỉ lệ nợ xấu duy trì trong thời gian quá dài.
Đặc biệt, để xử lí nợ xấu, Nhà nước phải sử dụng một lượng vốn rất lớn. Đây
cũng là gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước. Nhà nước sẽ phải tính đến một số
các biện pháp như tận thu thuế, vay nợ từ các quốc gia khác hoặc các tổ chức thế
giới. Một lần nữa, người dân phải chịu áp lực nặng nề từ thuế và bị giảm tỉ lệ tiết
kiệm. Do vậy, giải quyết nợ xấu nhanh chóng và triệt để chính là cách tốt nhất để
khơi thông lại dòng vốn, thúc đẩy nền kinh tế vận hành trở lại, giải quyết các khó
khăn của cả ba chủ thể chính của nền kinh tế.
1.1.5.2. Hậu quả của nợ xấu đối với ngân hàng thương mại
Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, ngân hàng chính là đơn vị
gặp nhiều khó khăn nhất trong bối cạnh nợ xấu gia tăng. Nguồn vốn đầu tư của
các ngân hàng có nguy cơ mất trắng, không những đe dọa làm giảm vốn chủ sở
hữu của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngân hàng đó. Bởi
vì, để bộc lộ tình trạng nợ xấu gia tăng, một phần do các doanh nghiệp không hiệu
quả nhưng cũng không thể phủ nhận sự yếu kém của các ngân hàng trong việc ký
duyệt các khoản vay hay giám sát hoạt động cho vay. Lãi suất giảm cùng với tỉ lệ
nợ xấu cao sẽ khiến cho người dân hoài nghi và dè chừng khi gửi tiền vào ngân
hàng.
Đối với các NHTM nhỏ - thường lại là các đối tượng có mức lãi suất cao và
có nhiều khoản cho vay chứa đựng nhiều rủi ro, hoạt động tái cơ cấu, sáp nhập và

các ngân hàng khác là không thể tránh khỏi. Đối với các ngân hàng thương mại
nhà nước, mặc dù việc xử lí nợ ( mà chủ yếu là các khoản vay từ các doanh nghiệp
nhà nước ) sẽ gặp ít khó khăn hơn do bên vay và bên cho vay đều trực thuộc Nhà
nước thì các ngân hàng này cũng không thể tránh khỏi những khó khăn trong tái
cấu trúc cũng như khơi thông luồng vốn trở lại.
Ngay cả khi các công ty mua bán nợ được hình thành và đi vào hoạt động,
các ngân hàng cũng có nguy cơ cao không thể bán được các khoản nợ có mức rủi
ro lớn, dẫn đễn không thu hồi được vốn. Một trong số những biện pháp mà các
quốc gia hay dùng, đó là yêu cầu các ngân hàng tự động giải quyết tình trạng nợ
xấu bằng cách tăng trích lập dự phòng. Điều này lại khiến cho cách ngân hàng bị
giảm lợi nhuận. Vậy là ngay chính ngân hàng cũng sẽ bị rơi vào bế tắc trong việc
thu hồi vốn và sử dụng vốn.
Có thể thấy, nếu để nợ xấu tiếp diễn trong thời gian quá dài, nó có thể tác
động xấu tới từng chủ thể của nền kinh tế. Do đó, việc tìm ra những giải pháp xử lí
phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh của từng quốc gia là việc làm thực sự cần
thiết và có ý nghĩa với kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia.
1.1.6. Phương pháp xử lý nợ xấu
1.1.6.1. Chuyển nợ xấu thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp
Hoạt động ngân hàng gắn với đặc trưng quan trọng là cho vay (tín dụng).
Trong hoạt động này, dù áp dụng tối đa các biện pháp quản trị, nhưng vì một số lí
do chủ quan, khách quan, rủi ro xảy ra vẫn là điều không thể tránh khỏi. Cho đến
cuối năm 2012, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính lên đến hàng trăm nghìn tỷ
đồng, và còn có thể cao hơn thế. Thông thường, khi nói đến vấn đề xử lý các
khoản nợ, xử lý rủi ro tức là phải xử lý các khoản nợ này (nợ từ nhóm 3 đến nhóm
5 theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN) và một phương án thường xuyên được
nhắc đến hiện nay là chuyển nợ xấu thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp mà
ta biết qua thuật ngữ “tái cấu trúc”.
Chuyển nợ xấu thành vốn góp được hiểu là việc “chủ nợ” thay vì thu hồi tiền
nợ đã cho doanh nghiệp vay, họ sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để mua chính một
phần doanh nghiệp, thường là cổ phần phát hành thêm, trái phiếu với giá tương

đương hoặc theo giá thỏa thuận hai bên. Khi đó, chủ nợ (ở đây là ngân hàng) sẽ trở
thành một chủ sở hữu, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác quản lý, hoạch
định phương hướng sản xuất kinh doanh, vực dậy doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
thoát khỏi tình trạng chìm ngập trong nợ nần.
Điều kiện áp dụng:
Thông thường, việc chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp, cổ phần doanh nghiệp
chỉ áp dụng đối với các khoản nợ ít, có hoặc không có khả năng trả (nợ từ nhóm 3
đến nhóm 5).
Việc chuyển đổi được sự đồng thuận từ hai bên: doanh nghiệp và ngân hàng
chủ nợ. Khi đó, doanh nghiệp và ngân hàng sẽ tiến hành đàm phán, để quyết định
phương án tiến hành: xác định giá chuyển đổi, quyền hạn, trách nhiệm của các bên
sau khi đã chuyển đổi và trở thành cổ đông doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Ngân hàng ngay lập tức có thể giảm bớt tỷ lệ nợ xấu danh nghĩa.
- Ngân hàng có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khi doanh
nghiệp hoạt động tốt, có lãi, ngân hàng có thể thu hồi “khoản cho vay” bằng cách
thoái vốn, hưởng cổ tức (nếu chuyển thành cổ phần), lãi (nếu chuyển sang trái
phiếu). Về kì vọng hoạt động doanh nghiệp được cải thiện là hoàn toàn có cơ sở
bởi khoản nợ khó hoặc không có khả năng thanh toán trước đây của doanh nghiệp
sẽ được xóa bỏ, bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo tài chính sẽ sạch đẹp hơn
(đây là điểm ưu việt hơn so với hình thức xử lý với sự tham gia của công ty mua
bán nợ). Khi đó, với khả năng tài chính tốt hơn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có
đủ điều kiện để cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc vay thêm vốn mới để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Nhược điểm:
- Rủi ro về phần vốn đã cho vay thực tế không giảm đi, mà chỉ là chuyển
hình thức theo dỡi từ “ nợ phải thu” sang “ đầu tư tài chính”
- Khi đã trở thành chủ sở hữu, tham gia công tác quản lý, điều hành doanh
nghiệp, thông thường ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay để doanh nghiệp có thêm điều
kiện phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong một

số trường hợp, tình hình hoạt động không được cải thiện, ngân hàng hoàn toàn có
thể mất cả khoản “đầu tư tài chính” và phần vốn mới rót vào doanh nghiệp, đối với
nợ nhóm 5(nợ rất xấu) thì khả năng này thường rất cao.
- Đối với việc chuyển nợ xấu thành cổ phần, việc xác định giá chuyển đổi là
hết sức quan trọng. Nếu ngân hàng xác định giá và phân tích xu hướng không hợp
lý, thì rất có thể sẽ phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính ngay trong ngắn hạn,
khi cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường giảm giá.
- Trong trường hợp số cổ phần chuyển đổi không giúp ngân hàng có vai trò
quyết định trong việc quản lý điều hành, nếu với bộ máy cũ, hoạt động kém hiệu
quả thì việc phục hồi, phát triển hoạt động là vô cùng khó khăn, khả năng thu hồi
khoản đầu tư của ngân hàng cũng vì thế mà không khả thi.
- Nếu ngân hàng có tỷ lệ sở hữu đủ lớn để quyết định, thì cũng gặp không ít
khó khăn, bởi ngân hàng là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, nhưng
không hẳn có trình độ chuyên môn tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong
điều kiện, “khách hàng xấu” có lĩnh vực hoạt động đa dạng, phức tạp, yêu cầu cao
về hiểu biết, kỹ thuật ngành nghề thì việc chuyển từ quản trị tài chính tiền tệ sang
quản trị sản xuất kinh doanh là điều không hề đơn giản.
- Thông thường, một doanh nghiệp không chỉ có một ngân hàng chủ nợ. Khi
một ngân hàng quyết định chuyển nợ của mình thành vốn góp thì với vai trò chủ
sở hữu, ngân hàng phải đứng ra đàm phán với các chủ nợ khác, đảm bảo rằng
doanh nghiệp không phá sản, đồng thời giúp doanh nghiệp huy động thêm vốn từ
các nguồn, đây cũng là một vấn đề không dễ dàng.
1.1.6.2. Tăng cường đẩy mạnh hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trên thế giới diễn ra từ rất sớm, phát
triển mạnh mẽ vào giai đoạn cuối thế kỉ 20 ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, với
lĩnh vực ngân hàng được coi là sinh sau đẻ muộn cũng không nằm ngoài quy luật
tất yếu đó, hoạt động M&A đầu tiên diễn ra chỉ vài năm sau khi pháp lệnh về
ngân hàng ra đời (5/1990) và tồn tại trong suốt lịch sử hơn 20 năm của ngành. Đặc
biệt, những năm gần đây, khi mà bức tranh “ nợ xấu” đang dần được hé mở, thì
làn sóng M&A, được ủng hộ bởi chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo của Ngân hàng

Nhà nước lại sôi động hơn bao giờ hết. Trong năm 2012 và đầu năm 2013, hàng
loạt thương vụ đã diễn ra dưới nhiều hình thức : Hợp nhất (SCB, TinNghiaBank,
FicomBank), sáp nhập (SHB, HabuBank), thâu tóm (EximBank, SacomBank) hay
trở thành cổ đông chiến lược (Mizuho Corporate Bank – VietcomBank, Tokyo
Mitsubishi UFJ – VietinBank) ,… Đây thực sự là một hướng đi tốt, thể hiện tầm
nhìn, chiến lược lâu dài về vấn đề giải quyết nợ xấu. Việc sáp nhập, mua lại không
đơn thuần là phép cộng giá trị các ngân hàng lại với nhau, mà nếu tận dụng tốt các
lợi thế, giá trị ngân hàng mới sẽ lớn gấp nhiều lần phép cộng số học của ngân hàng
bị sáp nhập. Vậy, M&A có tác dụng thế nào với vấn đề nợ xấu? Nợ xấu một phần
được hình thành từ các nguyên nhân:
- Ngân hàng chạy đua lãi suất để huy động vốn, dẫn đến lãi suất đầu ra cao,
doanh nghiệp vay và không có khả năng chi trả.
- Công tác quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro còn yếu kém, công tác thẩm
định trước khi cho vay thực hiện chưa tốt, dẫn đến các khoản cho doanh nghiệp
không đủ điều kiện vay không thể thu hồi.
Với những ngân hàng có quy mô nhỏ, năng lực tài chính không cao, một
phương án thường được áp dụng để huy động vốn là đẩy lãi suất lên cao, nhằm thu
hút khách hàng. Để bù đắp chi phí đầu vào cao như vậy, lãi suất cho vay tăng cao
là điều tất yếu. Và khách hàng của nguồn vốn cho vay lãi suất cao thường là các
doanh nghiệp khát vốn, nhưng không đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn của
các ngân hàng lớn bởi sự khắt khe, thận trọng trong quá trình thẩm định. Trong
thời kỳ khủng hoảng, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hoạt động có đủ lợi nhuận
để chi trả lãi vay đã khó, trả gốc lại càng khó, nợ xấu cũng vì thế mà lớn dần. Và
M&A với những ưu điểm của mình là cách giải quyết hiệu quả, lâu dài đối với
khoản nợ xấu bắt nguồn từ những nguyên nhân trên. Cụ thể, sau M&A, ngân hàng
mới có nền tảng tài chính tốt hơn nhiều so với trước, hệ thống chi nhánh và khách
hàng được mở rộng. Đây là những điều kiện cơ bản để tăng sức cạnh tranh. Một
ngân hàng có hệ thống quy mô lớn, chỉ số tài chính tốt sẽ là ưu thế vô cùng lớn để
mở rộng khách hàng, tránh bị cuốn vào cuộc đua lãi suất. Thêm vào đó, ngân hàng
có điều kiện để chọn lọc, thu hút những nhân sự giỏi, đáp ứng được yêu cầu vốn

rất cao về trình độ chuyên môn của ngành. Khi có được bộ máy hoạt động hiệu
quả, công tác quản trị được cải thiện, rủi ro tín dụng cũng sẽ được kiểm soát.
1.1.6.3. Thành lập công ty mua bán nợ quốc gia
Đây là phương pháp được nhiều quốc gia lựa chọn để thực hiện, điển hình như
Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia,… Có thể thấy rằng việc thành lập các công ty mua
bán nợ là một giải pháp tình thế đặc biệt quan trọng và mang lại được những hiệu quả
nhất định. Các công ty này giải quyết trực tiếp các khoản nợ xấu, tạo tính thanh khoản
cho các khoản nợ qua nhiều hình thức khác nhau. Các công ty mua bán nợ không
những tạo công ty mua bán nợ có thể là công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân.
Trong đó, các công ty tư nhân đôi khi hoạt động độc lập nhưng cũng có công ty là
công ty con của các ngân hàng.
Công ty mua bán nợ thuộc quyền sở hữu nhà nước phát huy được vai trò rõ
nhất trong trường hợp nợ xấu mang tính hệ thống và khung pháp lý về xử lý nợ
còn yếu kém. Qua việc quản lí, mua lại các khoản nợ xấu, Nhà nước hoàn toàn có
điều kiện thực hiện tái cấu trúc ngân hàng. Mặt khác, qua hoạt động xử lý nợ tập
trung, các thế lực chính trị cũng có thể lợi dụng nhằm can thiệp vào hoạt động
chính trị của quốc gia. Nếu Nhà nước thành lập công ty mua bán nợ, điều đầu tiên
là rủi ro các ngân hàng sẽ bằng mọi cách đẩy nợ xấu về phía công ty mua bán nợ
nhằm thu hồi lại vốn đầu tư, nhất là trong trường hợp các khoản nợ không được
định giá nghiêm túc, đây có thể là gánh nặng lớn đối với ngân sách của Chính phủ.
Khi công ty mua bán nợ đã mua các khoản nợ, công ty này hoàn toàn có
quyền giảm trừ giá trị khoản nợ cho doanh nghiệp vay nợ hoặc yêu cầu doanh
nghiệp trả 100% giá trị khoản nợ. Điều khó tránh khỏi là hình thành nên tình trạng
“xin – cho”, dẫn đến hoạt động xử lí nợ không còn ý nghĩa mà chỉ là một cách để
doanh nghiệp được xóa nợ. Cần phải đề cập đến tính minh bạch trong hoạt động
của các công ty mua bán nợ vì rõ ràng loại hàng hóa mà các công ty kinh doanh
vốn dĩ rất nhạy cảm, đặc biết và mang tính rủi ro cao.
Bên cạnh đó, công ty mua bán nợ tư nhân lại ít chịu sự chi phối từ phía Nhà
nước. Vì vậy, các công ty này có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh có lãi, tức là
có thể định giá đúng các khoản nợ và mua bán các khoản nợ ở mức giá cao. Tuy

nhiên, trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn thiện hoặc có sự ủng hộ cho các
con nợ thì các công ty này sẽ gặp nhiều rủi ro. Khi các công ty quản lý nợ tư nhân
trực thuộc một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, các ngân hàng mẹ có thể lợi
dụng các công ty này để chuyển giao các khoản nợ, làm sạch bảng cân đối kế toán
của mình nhưng thực chất khoản nợ không được giải quyết. Vì vậy, một lần nữa
đòi hỏi một sự giám sát chặt chẽ và minh bạch đối với các công ty mua bán nợ loại
này.
Nhìn chung, để có thể vận hành các công ty mua bán nợ một cách hiệu quả
và đúng mục tiêu, cần thiết tạo một bộ khung pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện
cho các công ty này có thể tiếp cận tốt nhất tới các khoản nợ. Đồng thời, tính minh
bạch trong quản lí các công ty mua bán nợ cũng như trong việc phân loại nợ và
định giá các khoản nợ là không thể thiếu nếu như muốn xử lí triệt để tình trạng nợ
xấu.
1.1.6.4. Ngân hàng điều chỉnh trích lập dự phòng rủi ro
Có nhiều quốc gia áp dụng phương pháp này như một giải pháp tích cực, đặc
biệt là khi tình trạng nợ xấu xuất phát từ chính hoạt động của các ngân hàng
thương mại. Các ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro thông qua việc
cắt giảm lợi nhuận thay vì đem lợi nhuận chia cổ tức cao.
Việc tăng trích lập dự phòng hoàn toàn thuộc vào quyền quyết định của mỗi
ngân hàng, nghĩa là các ngân hàng thương mại hoàn toàn chủ động trong việc trích
lập dự phòng rủi ro để giảm nợ xấu. Đây là điều quan trọng vì các chính sách và
thực hiện chính sách của Nhà nước đều có độ trễ nhất định. Trong lúc chờ đợi
những quyết định cuối cùng từ phía Chính phủ cũng như những khoản cứu trợ từ
phía Nhà nước, ngân hàng hoàn toàn có thể thông qua việc trích lập dự phòng rủi
ro để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ nợ xấu của ngân hàng. Đó cũng là biện pháp tất
yếu vì rõ ràng trong khi nợ xấu đang tăng, các ngân hàng không thể hạch toán lợi
nhuận cao nhằm chia lợi tức cho các cổ đông và thu hút thêm nhà đầu tư được.
Hơn nữa, việc trích lập dự phòng rủi ro là động lực để ngân hàng quyết tâm
và mạnh tay trong việc đòi nợ. Trong bối cảnh như Việt Nam hiện nay, khi 70%
nợ xấu là từ các doanh nghiệp nhà nước, làm ăn yếu kém, không có lãi, thì rõ ràng

đây cũng là đòn bảy buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả hơn mà
không ỷ lại vào ngân sách Nhà nước. Khi ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro thay
vì thanh lí các khoản nợ cho các công ty mua bán nợ, các lợi ích từ khoản cho vay
( ví dụ như các tài sản thế chấp ) vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Do vậy,
ngân hàng có thể thu hồi vốn thông qua việc thanh lí các tài sản thế chấp với mức
giá hợp lý. Khi không còn quá tham lam tìm kiếm những khách hàng mới, ngân
hàng có thể đối thoại lại với các khách hàng cũ, mà cụ thể ở đây là các doanh
nghiệp chưa trả được nợ, tìm ra được tiếng nói chung đồng thuận giải quyết những
khó khăn còn tồn đọng.
Tất nhiên, trích lập dự phòng rủi ro là việc mà hầu hết các ngân hàng không
muốn vì trước mắt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lợi
nhuận giảm xuống, sức hấp dẫn các nhà đầu tư sẽ giảm xuống cũng như giá trị cổ
phiếu có thể giảm.Mặt khác, Nhà nước sẽ bị giảm đi một nguồn thu thuế từ các tổ
chức tín dụng do lợi nhuận giảm hoặc không có lợi nhuận. Trong giai đoạn nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn, ngân sách bị bội chi, nguồn thu thuế Nhà nước lại bị
hạn chế cũng gây ra nhiều bất lợi. Tuy nhiên, nguồn thuế giảm từ tình trạng giảm
lợi nhuận từ phía các ngân hàng cũng sẽ không tạo gánh nặng ngân sách lớn như
trường hợp Nhà nước phải hỗ trợ các ngân hàng bù các khoản nợ xấu. Trong ngắn
hạn, trích lập dự phòng rủi ro có thể mang lại những hệ quả không mấy dễ chịu
cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp các ngân hàng không đủ sức để tự xử lí nợ thông qua trích lập
dự phòng rủi ro hoặc cách thức hành động của các ngân hàng không phù hợp, thiếu
tính đồng bộ trong hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng. Khi nợ
xấu đã có sự phân rã và rối rắm đến mức nghiêm trọng, Nhà nước khó mà thi hành
cách chính sách của mình một cách hiệu quả.
Mặc dù vậy, nhìn về tương lai dài hạn, trích lập dự phòng rủi ro có thể giúp
ngân hàng giải quyết hiệu quả các khoản nợ xấu, mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng trong tương lai. Tùy vào quy mô nợ xấu của mỗi ngân hàng, nợ xấu có thể
được xử lí về mức an toàn trong 3- 5 năm. Khó khăn lớn nhất để thực hiện phương
pháp này là ngân hàng có sẵn sàng công bố tình trạng nợ xấu của mình hay không,

các cổ đông có sẵn sàng hi sinh lợi tức của mình trong một vài năm hay không.
Vậy thì, ngân hàng cần phải có sự đồng thuận trong nội bộ ngân hàng, không trốn
tránh hay ỷ lại vào cứu trợ bên ngoài. Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng rủi ro
có thể không đợi đến khi xuất hiện nợ xấu mới thực hiện mà ngay từ lúc doanh
nghiệp có dấu hiệu gặp khó khăn trong trả nợ, ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi
ro ngay. Như vậy, tình trạng nợ xấu sẽ được ngăn chặn ngay từ đầu.
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về xử lý nợ xấu
1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Khác với các quốc gia châu Á khác, tình trạng nợ xấu của Trung Quốc trong
giai đoạn 1990 – 2004 không phải xuất phát từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997
mà bắt nguồn từ cơ chế kinh tế hóa tập trung, các DNNN làm ăn kém hiệu quả.

×