Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.07 KB, 55 trang )

NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội, đầu tư trực tiếp
nước ngoài đang có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và có vai trò
to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Là tỉnh nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung, trong những năm qua Bình Định đã
nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung
và của Bình Định nói riêng nhưng quy mô FDI vào tỉnh còn hạn chế,
tỉnh cần có những giải pháp thiết thực hơn trong việc thực hiện thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
 Mục đích của đề tài: Tiến hành đánh giá thực trạng thu hút vốn
FDI tại Bình Định năm 2008 -2011 từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn tiếp theo.
 Phạm vi nghiên cứu : Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh
Bình Định từ 2008 -2011.
 Phương pháp nghiên cứu: Đề án áp dụng phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp
tổng hợp thống kê
 Kết cấu đề án: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo. Đề án gồm có 3 phần:
 Phần 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài.
 Phần 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn
tỉnh Bình Định trong thời gian qua (2008-2010).
 Phần 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Với khả năng đánh giá thu thập thông tin còn hạn chế, đề tài của
nhóm 4 còn nhiều thiếu sót,rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy.
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
A. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP


NƯỚC NGOÀI.
1. Giới thiệu khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
a. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá với qui mô và tốc độ ngày
càng lớn đã tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa
các nước, các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ và cách mạng khoa học công nghệ và cách
mạng thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo
nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư
để Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH - HĐH) của các nước phát triển
rất lớn. Mặt khác ở các nước phát triển dồi dào vốn và công nghệ, họ
muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản
phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Chính điều đó đã tạo nên một sự
thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là
hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay
công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh
doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu
hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ
để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ
sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2

gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi
nhánh công
b. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ngoài
• Đây là hình ước ngoài. thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư,
họ tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức
này mạng tính khả thi và hiệu quả cao.
• Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu
là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành
doanh nghiệp hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình.
• Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp
nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản
lý là mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được.
• Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt
động nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc
mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
c. Các hình thức của FDI trong thực tiễn.
Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:
 . Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh
ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân
 Doanh nghiệp liên doanh:
Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên
hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp
định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam và
chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với

nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Theo điều 26 Nghị định 12 CP quy định: Doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách
pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50
năm kể từ ngày cấp giấy phép”
 . Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)
Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp
đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh
doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà
Việt Nam”
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước
ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà
đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn
nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
 Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp
đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu
hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình
đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2

đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hợp lý.
2. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với
tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
a. Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam.
Như đã nêu ở trên vốn đầu tư có vị trí hết sức quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang trong tiến
trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và càng cần thiết hơn khi chúng ta
đang cần một lượng vốn lớn và công nghệ tiên tiến của các nước phát
triển trên thế giới để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá
đất nước, vươn lên cùng các nước trong khu vực cũng như thế giới.
Vốn đầu tư không chỉ quan trọng với chúng ta mà còn hết sức quan
trọng với các nước có vốn đầu tư và các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu
tư. Nó giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ do
đặt dự án đầu tư tại nơi đó và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Cũng chính nhờ vào đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư được tự điều
chỉnh công việc kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế
phong tục tập quán điạ phương để từ đó bằng kinh nghiệm và khả năng
của mình mà có cách tiếp cận tốt nhất, đồng thời giúp các chủ đầu tư có
thể tiết kiệm chi phí nhân công do thuê lao động với giá rẻ ngoài ra còn
giúp tránh khỏi hàng rào thuế quan.
Đối với chúng ta nước tiếp nhận đầu tư thì các dự án đầu tư trực tiếp
có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn
trong việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
b. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chúng ta giải quyết những khó khăn
về vốn cũng như công nghệ và trình độ quản lý, nhờ vào những yếu tố
này sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, giúp
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định

NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
chúng ta khắc phục được những điểm yếu của mình trong quá trình phát
triển và hội nhập.
Đóng góp vào ngân sách
Thu hút lao động
Nâng cao thu nhập
Tăng khoản thu cho ngân sách
.........
Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển
trên thế giới có thể rút rằng tất cả các nước đang tìm mọi cách để thu hút
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, một điều nữa là khối lượng vốn đầu tư
nước ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia
đó.
Mặt khác FDI cũng tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất
những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa
lý ....nó góp phần làm tăng sự phong phú chủng loại sản phẩm trong nước
cũng như làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm
của các quốc gia trên thế giới vì thế tăng khả năng xuất khẩu của nước ta
FDI còn làm tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp
các sản phẩm dịch vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực
tiếp, nói chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội
nhập và phát triển nền kinh tế
FDI còn giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện
đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một nguồn vốn
lớn trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt khoa học
công nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết cho
chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, công

Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
việc này đòi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về
công nghệ.
Hơn nữa yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của
bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu
hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
phần quan trọng trong kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ
tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để
hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên
kết kinh tế giữa các nước trên thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi
cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế
và sự vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với
trình độ phát triển chung của thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính đầu tư nước ngoài sẽ góp phần
làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế.
 Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội hiên nay
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu
tư trực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó. Đối với một nước
còn chậm phát triển như nước ta nguồn vốn tích luỹ được là rất ít vì thế
vốn đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình
phát triển kinh tế.Nước ta có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng
như nguồn lao động dồi dào nhưng do thiếu nguồn vốn và chưa có đủ
trang thiết bị khoa học tiên tiến nên chưa có điều kiện khai thác và sử
dụng.
Với các nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ
đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số
nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của
sự phát triển.

Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một số
những điều kịên hạn chế: đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các
chủ đầu tư. Nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của
thế giới hiện nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguần
vốn hết sức quan trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển
kinh tế để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì
thế mà vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn thiện nay,
chúng ta cần có một cơ chế chính sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút
nguồn vốn này trong tương lai.
B.THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN QUA.
I.ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Định :
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, phía bắc giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai
và đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố
Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu
Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) thông sang Lào 300km.
Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.025km2, dân số khoảng 1,6 triệu
người, về cơ cấu hành chính bao gồm 1 thành phố và 10 huyện, trong đó
có 3 huyện miền núi. Thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn là đô thị loại 2, có
diện tích 284,28 km
2
, dân số trên 260.000 người, được quy hoạch phát
triển thành đô thị loại 1 vào năm 2015 với diện tích 334,73km
2
, dân số
500.000 người. Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung

bình 27
o
C, độ ẩm trung bình 80%, hàng năm có số giờ nắng trung bình
trên 2.000 giờ, lượng mưa trung bình khoảng 2.000mm, rất thích hợp cho
phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Trong những năm qua, Tỉnh Bình Định đã chủ động phát huy nội lực
và tích cực thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển
kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Phương châm của tỉnh trong
mời gọi hợp tác, đầu tư là đi trước một bước trong chuẩn bị hạ tầng kinh
tế - xã hội và cải cách thủ tục hành chính.
2.Lợi thế đầu tư
a.vị trí chiến lược
Bình Định là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Trung - nằm
ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam trên cả 3 tuyến đường bộ,
đường sắt và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi
nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng
cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với vị trí này, Bình Định có
lợi thế vượt trội trong liên kết, giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế.
• Cảng quốc tế Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của Việt
Nam. Cảng có ưu thế là vùng neo đậu kín gió, mức nước sâu, kho
bãi rộng, có thể đón tàu trọng tải 30.000 tấn ra vào an toàn, có độ
sâu 8,50m, thuỷ triều trung bình 1,56m, luồng rộng 80m (luồng sẽ
mở rộng thành 120m, nạo vét sâu 11,5m). Từ cảng Quy Nhơn có
thể đi thẳng các cảng biển lớn trong khu vực Châu Á. Năng lực
hàng thông qua cảng Quy Nhơn đạt khoảng 4 triệu tấn/năm.
• Cảng Thị Nại nằm gần kề cảng Quy Nhơn, có tổng độ dài cầu tàu
là 268m, mực nước sâu từ 4 - 6m, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải
từ 3.000 đến 5.000 tấn. Năng lực hàng thông qua cảng đạt khoảng

0,8 triệu tấn/năm.
• Cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội công suất 12
triệu tấn đang được xây dựng.
Đây là một trong nhưng lợi thế về vị trí chiến lược để thu hút các nhà
đầu tư vào tỉnh.
b. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Bình Định có hơn 134 km đường biển với nhiều vũng vịnh với những
bãi tắm đẹp và thắng cảnh,hài hòa và hấp dẫn nổi tiếng như Tân Thanh,
Vĩnh Hội, Tung Lương, Hải Giang, Đảo yến,bãi tamwsm Hoàng Hậu, bãi
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
bầu, bãi dại, bãi xép, bãi biển Cát Tiến, bãi biễn Tam Quan là nơi có thể
đầu tư cho dịch vụ du lịch nhà hàng phat triển.
Bên cạnh viêc phát triển du lịch thì với đường bờ biển dài đó còn là
nơi tập trung nhiều loại khoáng sản phong phú và quý hiếm như: đá
granite, ilmenite, cát, cao lanh, đất sét, suối khoáng, vàng…
 trong đó có đá granite đỏ và vàng chỉ có ở Bình Định mới có
trữ lượng khoảng 700 triệu m3 tập trung chủ yếu ở gần
đương giao thông.
 Ilmenite: Với trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn, tập trung ở các
huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn.
 Bauxit ở Vĩnh Thạnh, có trữ lượng 150 triệu tấn quặng
nguyên khai.
 Cát và cát trắng: Phân bổ dọc bờ biển và trong các thung
lũng, bãi bồi của lòng sông cạn với khối lượng 14 triệu m3.
 Toàn tỉnh có 5 điểm suối khoáng: Hội vân, Chánh Thắng
(Phù Cát), Định Quang, Vĩnh Thịnh (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ
(Quy Nhơn). Riêng nước khoáng nóng Long Mỹ có chất
lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể khai thác 50 triệu
lít/năm.

 Cao lanh: Tập trung ở huyện Phù Cát và Long Mỹ (Quy
Nhơn), trữ lượng khoảng 25 triệu tấn.
 Đất sét: Với trữ lượng khoảng 13,5 triệu m3, tập trung ở các
huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn...
 Vàng: Tiềm năng vàng gốc của các điểm vàng với trữ lượng
khoảng 22 tấn, tập trung ở các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh,
Tây Sơn.
Sở Tài nguyên và Môi trường
08 Hai Bà Trưng, thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.đánh giá chung
 Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm ước tăng 11,03% (kế
hoạch 10%).
 Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành:
 + Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,4% (kế hoạch 6,3%).
 + Công nghiệp, xây dựng tăng 14,56% (kế hoạch 14,1%).
 + Dịch vụ tăng 11,92% (kế hoạch 10,5%).
 Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ
trong GDP năm 2010 đạt: 34,73% - 29,76% - 35,51% (kế hoạch
35%- 27% - 38%).
 Sản lượng lương thực có hạt đạt 674.900 tấn (kế hoạch 676.000
tấn).
 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,97% (kế hoạch 12,7%).
 Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 429,9 triệu USD (kế hoạch 350 triệu
USD).
 Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước
đạt 10.200 tỷ đồng, chiếm 37,9% GDP (kế hoạch 10.500 tỷ đồng,

chiếm 42% GDP).
 Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2.948,5 tỷ đồng (kế hoạch
2.805tỷ đồng), vượt 5,1% dự toán, tăng 6,4% so với cùng kỳ; trong
đó, thu nội địa 2.115,5 tỷ đồng, vượt 12,2% dự toán, tăng 8,2% so
cùng kỳ.
 Giảm tỷ suất sinh 0,3%o (kế hoạch 0,4%o).
 Tạo chỗ việc làm mới cho 25.200 lao động (kế hoạch 25.000 lao
động).
 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 36% (kế
hoạch 36%).
 Tỷ lệ hộ nghèo còn 8% (kế hoạch dưới 8,3%).
 Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 94,96% (kế hoạch 90%).
 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 18,6% (kế hoạch 20%).
 Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,7% (kế hoạch 44%).
 Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch 48% (kế hoạch 48%).
 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 93% (kế hoạch
93%).
2.tình hình và kết quả thục hiện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
2.1Cơ sở hạ tầng
a. hệ thống giao thông đường bộ
Bình Định có hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm: đường bộ, đường sắt
quốc gia, cảng biển quốc tế, sân bay. Đi lại bằng đường hàng không giữa
Bình Định với Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 1 giờ, với Hà Nội chỉ 2
giờ.
Cấp điện, cấp nước, các dịch vụ bưu chính - viễn thông, tài chính, ngân
hàng, các cơ sở giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của mọi người dân và doanh nghiệp. Hạ tầng phục vụ du lịch, vui
chơi giải trí đã và đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp.

b.hệ thống điện nước
Bình Định có đủ hệ thống lưới điện các loại: Đường dây cao áp, đường
dây hạ áp cùng các trạm biến áp phân phối.
Toàn bộ phường, xã trong tỉnh có điện, trong đó 158 phường, xã có điện
lưới quốc gia và 1 xã đảo Nhơn Châu dùng điện diesel.
Công suất cấp nước của thành phố Quy Nhơn: 45.000 m3/ngày đêm,
sẽ nâng cấp lên 48.000 m3/ngày đêm.
Công suất cấp nước cho Khu công nghiệp Phú Tài: 8.500 m3/ngày đêm.
Công suất cấp nước cho Khu kinh tế Nhơn Hội: 12.000 m3/ngày đêm
(giai đoạn 1, đang xây dựng).
Công suất cấp nước của 9 thị trấn trong tỉnh: 21.300 m3/ngày đêm.
c.Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ có thể
đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc.
Tính đến nay, tổng số thuê bao ĐTDĐ trên toàn tỉnh đã có gần 800 ngàn
máy, đạt mật độ khoảng 50 máy/100 dân, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ
năm 2008. Thuê bao cố định đạt khoảng 10 máy/100 dân.
d.giáo dục đào tạo , công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm:
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Trong năm 2010, đã tổ chức đào tạo nghề, tập huấn nghề cho 27.238
lao động, đạt 107% kế hoạch; đã tạo việc làm mới cho khoảng 25.200
người (trong đó xuất khẩu lao động 505 người), đạt kế hoạch đề ra.
trên địa bàn tỉnh bình định có rất nhiều đào tạo đại học, cao đẳng và
trung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong tỉnh
• trong đó trường đại học quy nhơn là một trong những trường tiêu
biểu. Trường Đại học Quy Nhơn đào tạo đa lĩnh vực với 40 ngành
khác nhau, hiện có trên 15.000 sinh viên theo học và mỗi năm có
hơn 3.000 sinh viên tốt nghiệp
• Trường Đại học Quang Trung có 12 ngành học.

• Trường Cao đẳng Bình Định, Trường Cao đẳng nghề, Trường Cao
đẳng Y tế, Trường Cao đẳng nghề NN & PTNT Trung bộ cùng các
trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề….
• Đang xúc tiến thành lập Học viện võ thuật Tây Sơn Bình Định, 2
trường cao đẳng và 1 trường dạy nghề.
• Các cơ sở đào tạo nói trên hàng năm đào tạo hàng ngàn cán bộ
khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề cho tỉnh và khu vực.
e. Về hoạt động khoa học và công nghệ
Năm 2010 đã tổ chức xét duyệt 19/21 đề tài và tiến hành kiểm tra
tiến độ, nghiệm thu khối lượng hoàn thành 26 đề tài/dự án; tổ chức
nghiệm thu 9 đề tài hoàn thành về lĩnh vực nông nghiệp và tư pháp.
Nhiều đề tài đã hoàn thành, kết quả được nhân rộng và ứng dụng vào sản
xuất đời sống. Nhìn chung, hoạt động khoa học và công nghệ trên một số
lĩnh vực công nghệ sinh học, kiểm định, đo lường chất lượng sản phẩm,
hàng hóa có cố gắng phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
f. y tế
Hệ thống cơ sở y tế của tỉnh gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh (hạng I, 900
giường), 2 bệnh viện đa khoa khu vực cấp tỉnh, 1 bệnh viện đa khoa
thành phố, 1 bệnh viên đa khoa tư nhân, các bệnh viện chuyên khoa và
các trung tâm y tế huyện, nhiều phòng khám đa khoa tư nhân, đủ điều
kiện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
2.2 dân số và cơ cấu hành chính
Dân số hiện nay khoảng 1,5 triệu người, trong đó người trong độ tuổi
lao động chiếm trên 55%.
Bình Định gồm 1 thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn và 10 huyện (An Nhn,
Hoài Nhơn, Tuy Phước Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Ân,
Vĩnh Thạnh, Vân Canh), trong đó có 3 huyện miền núi. Thành phố Quy
Nhơn là đô thị loại 1, diện tích 284,28km2, dân số trên 284.000
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2

người; được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng
kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung
tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung
và Tây Nguyên.
3.đặc điêm phát triển kinh tế
a.công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 (giá cố định năm 1994) đạt
2.368,3 tỷ đồng tăng 41% so với cùng kỳ; trong đó nhóm ngành chế
biến lâm sản tăng 76,95%, chiếm tỷ trọng 48,2% tổng giá trị sản xuất
công nghiệp toàn khu công nghiệp; nhóm sản xuất giấy, bao bì tăng
74,3%; nhóm ngành nghề khác (bia, thức ăn chăn nuôi…) tăng 13,87%;
nhóm sản xuất vật liệu xây dựng tăng 36,15%; nhóm chế biến đá granite
tăng 1,88%.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 174,3 triệu USD tăng 41,2% so với
cùng kỳ; trong đó nhóm ngành chế biến lâm sản xuất khẩu tăng 31,3% so
với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 88,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn khu công nghiệp; nhóm ngành nghề khác tăng 439%; riêng nhóm đá
granite giảm 29,6%
Đến nay Bình Định đã và đang hình thành 37 cụm công nghiệp, có
tổng diện tích 1.519,37 ha với các ngành nghề chủ yếu: chế biến lương
thực thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí nhỏ, sản xuất gạch ngói, hàng tiêu
dùng... Hiện đã có 19 cụm công nghiệp đi vào hoạt động.
 Khu công nghiệp:
 Khu công nghiệp Phú Tài: Diện tích quy hoạch: 348ha.
Nằm ở giao điểm quốc lộ 1A và Quốc lộ 19 thuộc địa bàn phường Trần
Quang Diệu và Bùi Thị Xuân thành phố Quy Nhơn. Cách cảng biển Quy
Nhơn 12 km về phía tây; cách ga đường sắt Diêu Trì 2 km và cách sân
bay Phù Cát 20 km về phía nam.
Các ngành nghề hiện có: Sản xuất chế biến đồ gỗ và nông lâm sản, đá
granite, vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác.

 Khu công nghiệp Long Mỹ: Diện tích quy hoạch: 210ha
Nằm ở địa bàn phường Bùi Thị Xuân, xã Phước Mỹ, thành phố Quy
Nhơn. Cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 18 km và gần kề KCN Phú
Tài. Lĩnh vực thu hút đầu tư: Chế biến nông lâm sản, da, nhựa, cao su, vật
liệu xây dựng và các lĩnh vực khác.
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Các doanh nghiệp khu công nghiệp đóng góp khoảng 25% giá trị sản
xuất công nghiệp và 45% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh, tạo việc làm
cho trên 22.000 lao động.
 Khu công nghiệp Nhơn Hoà (An Nhơn, dọc Quốc lộ 19): Diện
tích quy hoạch: 272ha
Nằm ở địa bàn xã Nhơn Hòa và xã Nhơn Thọ, huyện An Nhơn, nằm
trên tuyến quốc lộ 19; Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 24km; Cách
cảng biển Quy Nhơn 24 km; Cách sân bay Phù Cát 18 km; Cách ga
đường sắt Diêu Trì 11 km;
Lĩnh vực thu hút đầu tư: Kho tàng, sản xuất thiết bị điện, điện tử; chế
biến nông lâm sản; công nghiệp tổng hợp (cơ khí; cán kéo nhôm, thép;
chế biến đá, gỗ); các ngành công nghiệp khác.
 Khu công nghiệp Hoà Hội (Phù Cát): Diện tích quy hoạch:
265ha
Nằm ở địa bàn xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, trên tuyến quốc lộ 1A;
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 40 km; Cách cảng biển Quy Nhơn
40 km; Cách sân bay Phù Cát 8 km; Cách ga đường sắt Diêu Trì 27 km.
Lĩnh vực thu hút đầu tư: Chế biến nông lâm sản; công nghiệp cơ bản
(cơ khí; luyện kim; điện tử, công nghệ thông tin); sản xuất vật liệu xây
dựng; các ngành công nghiệp khác.
 Khu công nghiệp Bình Nghi (Tây Sơn): 210ha
 Khu công nghiệp Bồng Sơn (Hoài Nhơn): 120ha
 Khu Công nghiệp Nhơn Hội thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội (3

phân khu A, B, C: 1.310ha).

 Khu kinh tế Nhơn Hội (KKT Nhơn Hội):
Khu kinh tế Nhơn Hội được thành lập theo Quyết định số
141/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ với mục
tiêu xây dựng và phát triển từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng,
trung tâm đô thị công nghiệp-dịch vụ-du lịch của Vùng kinh tế trọng
điểm Miền Trung; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở
rộng thị trường khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên nh là cầu nối với thị
trường Campuchia, Lào và Thái Lan; là khu du lịch quốc gia với vai trò
một trong những trung tâm du lịch của vùng Duyên hải miền Trung.
Được xây dựng trên bán đảo Phương Mai nằm phía Đông Bắc thành
phố Quy Nhơn và cách trung tâm thành phố 6 km, Khu kinh tế Nhơn Hội
có diện tích đất tự nhiên khoảng 12.000 ha, được quy hoạch phát triển
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm 02 khu chức
năng chính:
Khu phi thuế quan có diện tích 530 ha, được chia ra nhiều phân khu
chức năng, gồm có: Khu cảng và hậu cần cảng, Khu trung tâm điều hành,
giao dịch và hành chính, khu sản xuất cho các xí nghiệp sản xuất hàng
hoá xuất khẩu, khu kho tàng để lưu giữ hàng hoá và trung chuyển.
Khu thuế quan bao gồm Khu công nghiệp 1.324 ha; Khu phong điện
283 ha; Khu đô thị mới 650 ha; Khu cảng tổng hợp 120 ha, Khu hậu cảng
51 ha, còn lại là các khu du lịch sinh thái biển, đầm, lịch sử, tâm linh....
Hiện nay, KKT Nhơn Hội đã thu hút được 29 dự án đầu tư với tổng
vốn đăng ký 21.631,19 tỷ đồng, trong đó có 6 dự án FDI với tổng vốn
đăng ký 370,72 triệu USD.
b.Về sản xuất nông, lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên, môi trường
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục phát triển tương đối toàn diện và

duy trì mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất năm 2010 (giá cố định 1994)
ước đạt 4.912 tỷ đồng, tăng 7,47% so với năm 2009. Trong đó: nông
nghiệp 3.288 tỷ đồng, tăng 7,01% so với cùng kỳ; lâm nghiệp 191,7 tỷ
đồng, tăng 7,18%; thủy sản 1.432 tỷ đồng, tăng 8,59%.
Về trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 167.022
ha,; trong đó: Diện tích cây lương thực có hạt 120.890 ha, giảm 0,7% so
với cùng kỳ, sản lượng đạt 674.856 tấn, tăng 5%; riêng diện tích lúa
113.131 ha, giảm 0,7% (do thiếu nước và chuyển đổi mùa vụ) nhưng
năng suất bình quân ước đạt 56,1 tạ/ha (là năng suất cao nhất từ trước đến
nay), tăng 5,6% và sản lượng ước đạt 634.317 tấn, tăng 4,9%. Giá trị sản
xuất ngành trồng trọt ước đạt 1.880 tỷ đồng,
Về chăn nuôi, giá trị sản xuất ước đạt 1.220 tỷ đồng (giá cố định
1994), tăng 13% so với cùng kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh được
duy trì thực hiện thường xuyên, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn
tỉnh được khống chế. Kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm ngày
01/10/2010, đàn trâu 19.355 con, tăng 2,2%; đàn bò 276.484 con, giảm
4,1%; đàn lợn 659.373 con (không tính lợn sữa), giảm 3,6%; đàn gia cầm
5,6 triệu con.
Về lâm nghiệp, đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các dự án
trồng rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng 37.138ha, đạt 100% kế hoạch;
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 50.412 ha, đạt 100% kế hoạch; trồng
mới 5.992 ha rừng tập trung, vượt 49,8% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo
vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng được tiếp tục tăng cường, góp
phần hạn chế các vụ vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng và cháy rừng.
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Về thủy sản, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản đạt khá. Giá trị
sản xuất thủy sản (giá cố định 1994) ước đạt 1.432 tỷ đồng,.Sản lượng
khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 148.570 tấn.Trong đó, sản lượng
khai thác ước đạt 140.233 tấn, tăng 8,2%. Diện tích nuôi tôm 2.625 ha,

tăng 7% so với cùng kỳ; sản lượng tôm thu hoạch 5.210 tấn.
Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi
trường, sinh thái trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai xử lý các tồn
tại và tăng cường chỉ đạo quản lý. Trong năm, đã giao đất, cho thuê đất
cho 153 tổ chức với diện tích 1.913,8 ha, giới thiệu địa điểm 87 trường
hợp, diện tích 293 ha; giao đất 62 khu dân cư, diện tích 68,7 ha.. Công tác
giám sát tình hình xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, các
cơ sở sản xuất và các mỏ khai thác khoáng sản có nhiều cố gắng. Công
tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng;
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về
đất đai, khoáng sản, môi trường được chú trọng hơn. Công tác xử lý lấn
chiếm đất đai theo Quyết định 15/2008/QĐ-UBND ngày 18/3/2008 của
UBND tỉnh, đang được tiếp tục chỉ đạo giải quyết khó khăn vướng mắc
trong quá trình thực hiện, nhất là việc ghi nợ tiền sử dụng đất và xác định
số tiền đã nộp, các chứng từ liên quan đến tiền sử dụng đất.
c. Về thương mại, dịch vụ, tài chính
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội ước đạt 22.670 tỷ đồng (giá
thực tế) . Công tác bảo đảm lưu thông hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị
trường, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều cố gắng.
Thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”, các đơn vị thương mại thực hiện nhiều đợt bán hàng khuyến mãi
nên bước đầu đã có tác động gia tăng lượng tiêu dùng hàng hóa sản xuất
trong nước, chuyển biến nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng Việt,
đối với doanh nghiệp trong nước. Hàng hóa tiêu dùng từng bước được
đưa về bán lẻ ở vùng nông thôn rộng rãi hơn. Trung tâm METRO đã
khánh thành và đưa vào hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển thương
mại ở Quy Nhơn và vùng lân cận. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
11/2010 tăng 11,28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng thực
phẩm tăng 14,58%, lương thực tăng 18,44%, nhóm nhà ở, điện nước, vật
liệu xây dựng, chất đốt tăng 9,86%, cước giao thông vận tải tăng 5,4%.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 429,9 triệu USD, vượt 22,8% kế hoạch.
Hầu hết các nhóm hàng đều có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng so với
năm 2009 như: Gạo, nếp các loại tăng 58%, dăm gỗ tăng 64%, sản phẩm
bằng gỗ tăng 38,4%; hàng thủy sản tăng 23,1%, hàng thủ công mỹ nghệ
tăng 71,3%, hàng dệt may tăng 15,4%…Nhìn chung, năm 2010 hoạt động
xuất khẩu tương đối thuận lợi, nhiều nhóm, mặt hàng chủ lực được khai
thác tối đa, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng (hiện nay xuất
khẩu trên 70 nước, trong đó thị trường châu Âu chiếm 62,2%), đáng chú
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
ý là giá cả nhiều loại hàng xuất khẩu được cải thiện trên thị trường thế
giới góp phần tích cực vào kết quả xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu ước
đạt 130,8 triệu USD, đạt 87,2% kế hoạch, giảm 16% so với năm 2009.
Năm 2010, du lịch và dịch vụ vận chuyển tăng khá. Lượng khách đến
tỉnh trong năm 2010 ước đạt 970.991 lượt, trong đó, khách quốc tế ước
đạt 79.015 lượt tăng 37%. Số ngày lưu trú trung bình của các khách sạn là
1,9 ngày/lượt khách; tổng doanh thu du lịch ước đạt trên 275 tỷ đồng.
Dịch vụ vận chuyển hành khách năm 2010 ước đạt trên 23,4 triệu hành
khách, tăng 2,7% và luân chuyển 2.031 triệu hành khách-km, tăng 5,1%
so với năm 2009. Vận chuyển hàng hoá ước đạt trên 9 triệu tấn, tăng
11,7%, luân chuyển đạt 1.586 triệu tấn-km. Hàng hóa thông qua cảng
biển ước đạt 5 triệu TTQ, tăng 11,4%; trong đó, cảng Quy Nhơn ước đạt
4,5 triệu TTQ, tăng 17,7%, cảng Thị Nại ước đạt 500 ngàn TTQ, giảm
26,6% so với năm 2009. Quân cảng Quy Nhơn đã nâng cấp và đi vào
hoạt động.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh (chưa kể thu đóng
góp, thu vay và tạm ứng ngân sách trung ương) ước đạt 2.948,5 tỷ đồng,
vượt 5,1% dự toán năm; trong đó thu nội địa 2.115,5 tỷ đồng, vượt 12,2%
dự toán năm và tăng 8,2% so với năm 2009; thu hoạt động xuất nhập
khẩu 614 tỷ đồng, đạt 85,3% so dự toán năm và tăng 1,5% so với năm

2009. Tổng chi ngân sách địa phương (kể cả các khoản chi theo mục tiêu
do ngân sách Trung ương hỗ trợ và tạm ứng cho ngân sách địa phương)
ước thực hiện 4.324,277 tỷ đồng, vượt 12,7% dự toán năm. Trong đó, chi
ngân sách tỉnh 2.573,228 tỷ đồng, vượt 4,1% dự toán năm và ngân sách
huyện, thành phố (kể cả ngân sách xã, phường, thị trấn) 1.751,049 tỷ
đồng, vượt 28,2% dự toán năm.
4. nhận định thuận lợi và khó khăn
a.thuận lợi
 Kinh tế phát triển năng động, an ninh chính trị ổn định
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển mạnh mẽ với tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân 12%. Đồng thời, an ninh chính trị ổn định
và trật tự xã hội được đảm bảo, là những điều kiện căn bản để thu hút đầu
tư và du lịch. Ngành nghề chủ yếu của tỉnh là chế biến đồ gỗ, lâm sản,
nông sản, khoáng sản, thuỷ sản, trong đó đồ gỗ là thế mạnh tạo nên tên
tuổi của Bình Định trên thị trường thế giới.
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
 Hoạch định mang tính đột phá và sự mời gọi nhiệt thành
Bình Định đang tập trung xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nhơn
Hội trên diện tích 12.000 ha ngay sát Thành phố Quy Nhơn với những dự
án quy mô lớn và đang thể hiện thiện chí mời gọi hợp tác, đầu tư từ các
đối tác trong và ngoài nước với quyết tâm biến tiềm năng thành nguồn
lực thực tế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Thành lập tháng 6/2005,
Khu Kinh tế Nhơn Hội được xây dựng và phát triển thành khu kinh tế
tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, có quy chế hoạt động riêng, bao gồm:
khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu cảng biển và dịch vụ cảng biển,
các khu du lịch, dịch vụ và khu đô thị mới, vận hành theo cơ chế ưu đãi
đặc biệt, là trung tâm và động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Định và của khu vực miền Trung. Khu kinh tế Nhơn Hội đang mở ra
nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh cho doanh nghiệp. Đến với Khu kinh

tế này, các doanh nghiệp có thể đầu tư quy mô lớn vào các ngành kinh tế
mũi nhọn và công nghệ cao như xây dựng cảng biển nước sâu, đóng mới
và sửa chữa tàu biển, lọc và hoá dầu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản
xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ tài
chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông... đồng thời có thể lựa chọn đầu
tư trong khu thuế quan, khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan.
 Chính sách thông thoáng và cởi mở
Cùng với tinh thần hợp tác tích cực là những chính sách cởi mở, thông
thoáng, ưu đãi và hỗ trợ thiết thực, coi lợi ích và thành công của nhà đầu
tư là lợi ích và thành công của chính mình. Cộng đồng doanh nghiệp ở
Bình Định phát triển rất năng động, chứng tỏ môi trường kinh doanh tại
tỉnh minh bạch và thuận lợi, là đất lành cho doanh nghiệp.
B.khó khăn
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Đáng lo ngại là đằng sau các con số tăng trưởng này vẫn còn nhiều
“mảng tối” mà trong thời gian đến, phải nỗ lực khắc phục mới có thể đưa
nền kinh tế tỉnh nhà phát triển một cách ổn định và bền vững. Trong đó,
nhức nhối nhất vẫn là lạm phát ở mức khá cao. Tính riêng trong quý I
năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng so với quý IV năm 2010 là 6,88% và
tăng so với cùng kỳ năm 2010 là 14,82%. Trong số này, nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng 12,76%, trong đó, thực phẩm tăng 13,97%, lương
thực tăng 7,88% và các dịch vụ ăn uống tăng 13,28%; nhóm điện, nước,
chất đốt và vật liệu xây tăng 4,84%...
nền kinh tế tỉnh nhà vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vừa có tính trước mắt
vừa có tính lâu dài. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế; sức cạnh
tranh của nền kinh tế nói chung và của nhiều ngành, nhiều loại sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ còn thấp; các yếu tố do tác động từ lạm phát, giá cả thế
giới tăng và việc tăng giá xăng dầu… sẽ tiếp tục gây áp lực lớn đến hoạt
động sản xuất - kinh doanh và đời sống của nhân dân. Trong khi đó, việc

huy động vốn cho đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp (DN) gặp nhiều
khó khăn, nhất là vốn tín dụng lãi suất quá cao sẽ tác động không nhỏ đến
tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
III. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1.tổng quan về đầu tư FDI
Năm 2010, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư đã tích cực chuẩn bị nội dung,
tham gia làm việc với hơn 45 đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm
kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh; đưa thông tin quảng bá hình ảnh của tỉnh đăng
trên hàng loạt ấn phẩm lớn như Danh mục dự án mời gọi đầu tư giai đoạn
2010 - 2012 (do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực
hiện), Toàn cảnh Việt Nam (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện), Thế
giới và Việt Nam (Bộ Ngoại giao), Tạp chí Thương mại, Tạp chí Kinh tế
và dự báo, chương trình Chào Việt Nam trên kênh VTV4… Ngoài ra, còn
thường xuyên đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động XTĐT và hợp
tác bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh trên Trang thông tin Đầu tư và hợp tác
tỉnh Bình Định
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Tính đến nay Bình Định có 40 dự án FDI, tổng vốn đăng ký là
621,475 triệu USD gồm 33 dự án 100% vốn nước ngoài và 7 dự án liên
doanh hoặc có góp vốn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài. Trong đó, trong Khu kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp có 10 dự
án, tổng vốn: 504,910 triệu USD; bên ngoài có 30 dự án, tổng vốn:
116,565 triệu USD.
Trong đó Nông - Lâm – Ngư nghiệp: 5 dự án vốn đăng ký 29,95
triệu USD. Công nghiệp – Xây dựng: 20 dự án vốn đầu tư là 181,4455
triệu USD. Dịch vụ 14 dự án với số vốn đăng ký 409,4795 triệu USD.
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có số dự án đầu tư lớn như: Nhật
Bản, Malaysia, Nga, Hàn Quốc, Úc, Đức, Anh Quốc, New Zealand, Hoa

Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Pháp, Đài Loan…
Mặc dù tổng số dự án FDI chỉ chiếm 23,8% nhưng lượng vốn FDI
đầu tư thông qua các dự án chiếm xấp xỉ ½ tổng lương vốn đầu tư vào
tỉnh Bình Định.
2. Số lượng và quy mô dự án .
Bảng 1.Số lượng và quy mô dự án FDI đầu tư Bình Định 2007 - 2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Số dự án 5 2 6
Số VĐK (đ/vị Tr USD) 48,7 57,12 150,042
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)
Năm 2008, các nhà đầu tư thực sự “ngấm” tác động của khủng hoảng
tài chính và suy giảm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn, phải lo tái cấu trúc
và điều chỉnh chính mình, chưa thể vươn ra địa bàn, lĩnh vực mới. Một số
nhà đầu tư đến Bình Định tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng năng lực hạn
chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư. Bình Định thu hút
được 5 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng
ký 48,7 triệu USD giảm 32,8 % so với năm 2007 từ 72,5 triệu USD
xuông còn 48,7 triệu USD. Tính đến năm 2008, toàn tỉnh có 32 dự án FDI
(trong đó có 23 dự án 100% vốn nước ngoài) với tổng vốn đăng ký hơn
409 triệu USD.
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
Trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại
tỉnh Bình Định trong năm 2008 là dự án đầu tư xây dựng Nhà máy may
xuất khẩu Hwarung của công ty TNHH Hwarung Việt Nam.. Theo dự án,
nhà máy chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu với công
suất 1.500.000 áo và 525.000 quần/năm, với tổng vốn đầu tư là 1,2 triệu
USD, tại Cụm Công nghiệp Quang Trung, TP Quy Nhơn.
Trong năm 2009, mặc dù còn chịu tác động của suy giảm kinh tế
nhưng tỉnh ta đã thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với

tổng vốn đăng ký 57,12 triệu USD. So với năm 2008 thì số dự án thấp
hơn, nhưng vốn đăng ký cao hơn (ĐTNN tăng 17%)...Đến 2009 Bình
Định có 34 dự án ĐTNN (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 470,75 triệu
USD, gồm 28 dự án 100% vốn nước ngoài và 6 dự án liên doanh hoặc có
góp vốn giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN.Trong điều kiện suy giảm kinh tế
như năm 2009, kết quả thu hút đầu tư nói trên là khá tích cực, đặc biệt
cuối năm 2009 KKTNH đã thu hút được một loạt dự án, chứng tỏ hạ tầng
tại đây đã thực sự sẵn sàng để đón nhận nhà đầu tư.
Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 6 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký là
150,042 triệu USD, tăng 96,52% so với năm 2009. Ban qu ản l ý Khu
kinh t ế c ấp 2 d ự án,t ổng v ốn:131 triệu USD ;UBND t ỉnh c ấp 4 d ự án
,t ổng v ốn:19,042 tri ệu USD.
Trong đó, Khu Kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp có 2 dự án, tổng
vốn đăng ký 131 triệu USD; 4 dự án bên ngoài có tổng vốn đăng ký
19,042 triệu USD. Chia theo lĩnh vực, có 2 dự án thuộc lĩnh vực công
nghiệp, 4 dự án thương mại - dịch vụ. Giải ngân vốn FDI cả năm đạt
khoảng 27,31 triệu USD.
3. Cơ cấu đầu tư.
Bình Định trong lĩnh vực công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng)
xuất hiện muộn hơn so với các tỉnh khác trong cả nước.Với mong muốn
thu hút đầu tư nước ngoài nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà,
Bình Định đã có những chính sách, sự ưu tiên đối với phát triển ngành
công nghiệp và các KCN tập trung. Đến năm 2010, Bình Định đã và đang
hình thành 37 cụm công nghiệp, có tổng diện tích 1.519,37 ha với các
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
ngành nghề chủ yếu: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí
nhỏ, sản xuất gạch ngói, hàng tiêu dùng... Hiện đã có 19 cụm công nghiệp
đi vào hoạt động từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển cân đối, lớn mạnh

và tiến tới đạt mục tiêu chung của tỉnh là sẽ trở thành tỉnh công nghiệp .
Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành cho thấy : các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã có mặt ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đang
có sự chuyển dịch cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Bảng 2. Cơ cấu đầu tư FDI vào Bình Định từ 2008- 2010
Đơn vị: %
Lĩnh vực 2008 2009 2010
Công nghiệp nặng 7 15 27
Công nghiệp nhẹ 32 40 45
Công nghiệp chế biến 32 26 10
Du lịch 4 8 10
Xậy dựng 25 11 8
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)
Ta thấy, cơ cấu FDI đã từng bước chuyển dịch vào lĩnh vực công nghiệp
nặng (từ 7% năm 2008 cho đến 27% năm 2010), công nghiệp nhẹ (từ
32% năm 2009 đến 45% năm 2010) trong khi đó công nghiệp chế biến lại
có xu hướng giảm dần qua các năm ( từ 32% năm 2009 còn 10% năm
2010). Các nhà đầu tư trong lĩnh vực này hầu như đều lựa chọn phương
thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chứ hiếm khi liên doanh với phía Việt
Nam.
4.Hình thức đầu tư.
Đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến nhất tại Bình Định.
Hình thức này đang chiếm tới khoảng 78,7% số dự án và chiếm 77% số
vốn đầu tư. Về hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thì dần tăng lên
trong thời gian gần đây. Sở dĩ như vậy là do trong thời kỳ đầu, các thủ tục
triển khai thực hiện còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
khâu và rất phức tạp. Trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về

các điều kiện- xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn
trong việc giao dịch, quan hệ với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt
Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng
như thực hiện các dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà
đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo
các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả
hơn.Và hình thức đầu tư 100% vốn nược ngoài có xu hướng tăng lên qua
các năm, nguồn vốn FDI đăng ký theo hình thức đầu tư được thể hiện qua
biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định.
(Đơn vị : Triệu USD)
Năm 2008 cả tỉnh có 23 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài , sang
năm 2009 tăng lên 28 dự án và đạt 33 dự án năm 2010 tương ứng với tốc
độ tăng trung bình là 21,7% .Trong khi đó dự án liên doanh giảm dần từ 9
dự án năm 2008 xuống còn 7 dự án năm 2010 do số doanh nghiệp liên
doanh xin chuyển sang 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên. Hiện
tượng này cũng cần được hiểu ở nhiều góc độ. Kinh nghiệm cho thấy nếu
như số dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên một phần chứng tỏ môi
trường đầu tư ở địa bàn tỉnh tốt hơn. Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định
NHÓM 4 MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2
đầu tư an tâm tin tưởng sản xuất kinh doanh trong một môi trường có
triển vọng như ở nước ta
5. Một số dự án FDI ở Bình Định:
Công ty Du lịch Bãi Dài Quy Nhơn

Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty Du lịch Bãi Dài Quy Nhơn
Năm cấp phép: 2002
Địa chỉ: 10 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn
Điện thoại: 056.3840132

Fax: 056. 3840138
Email:
Giám đốc: Ông Lodvicus (Louk) Lennaerts
Lĩnh vực kinh doanh: Khu du lịch
Nước: Áo
Vốn (triệu USD): 2,15
Công ty LD Sản xuất Dăm gỗ Bình Định

Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty LD Sản xuất Dăm gỗ Bình Định
Năm cấp phép: 2001
Địa chỉ: Đường Tây Sơn, P. Nhơn Phú, Quy Nhơn
Điện thoại: 056. 3741872
Fax: 056. 3741873
Email:
Giám đốc: Ông Haruo Miyazaki
Lĩnh vực kinh doanh: Dăm gỗ
Nước: Nhật
Vốn (triệu USD): 1,5

Công ty Tư vấn Viet-Euro

Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty Tư vấn Viet-Euro
Bài thuyết trình tình hình đầu tư FDI ở Bình Định

×